Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM TỪ THIỆN
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN: Phương pháp nghiên cứu
                    MÃ MÔN HỌC: RMET220306
            GVHD: Lê Thị Tuyết Thanh
                            THỰC HIỆN: Nhóm BLACKPINKVN
Hờ Ngọc Dung
Huỳnh Kim ́n     

20132075
20132256

Ngũn Ngọc Như Quỳnh          20132168
Nguyễn Đức Trung      

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2021

20132248


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, nhóm chúng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Tuyết Thanh đã tận tâm hướng dẫn, định


hướng, góp ý và sửa chữa những sai sót để nhóm tác giả có thể hồn thành bài
nghiên cứu và kịp tiến độ. 
Nhóm đã rất cố gắng để hoàn thành bài nghiên cứu này. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu cũng khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong Q Thầy, Cơ và các
bạn thơng cảm! 
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của nhóm. Nhóm
chịu hồn tồn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2021
(Ký và ghi rõ họ tên)

ii


Bảng phân công nhiệm vụ
S
T
T

Họ và tên

MS

SV

1

Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh

201
321
68

Viết và tìm nội
dung

100%

Hờ Ngọc Dung

201
320
75

Viết và tìm nội
dung

100%

Huỳnh Kim ́n

201

322
56

Viết và tìm nội
dung

100%

Ngũn Đức Trung

201
322
48

Viết và tìm nội
dung

100%

2

3

4

iii

Nhiệm vụ

Hồn

thành


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG.....................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
5. Kế cấu đề tài.......................................................................................................4
6. Ý nghĩa...............................................................................................................5
7. Điểm mới của đề tài...........................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................7
1.1.

Lý thuyết nền tảng.......................................................................................7

1.1.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)..............7
1.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The
Theory of Planning Behaviour-TPB)..........................................................................8
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan...........................................................9
1.2.1 Nghiên cứu nước ngồi..............................................................................9
1.2.2. Nghiên cứu trong nước...........................................................................27
1.3. Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan.............................................................28
iv



CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................32
2.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................32
2.2. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ)......................................................32
2.3. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức)...........................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................41
Phụ lục 1: Bảng khảo sát chuyên gia....................................................................43
Phụ lục 2: Bảng khảo sát chính thức....................................................................48

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý

7

Hình 1.2: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch

8

Hình 1.3: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch

10


Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011)

11

Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu của Noor và cộng sự (2015)

13

Hình 1.6: Mơ hình nghiên cứu của Ranganthan và Henley (2008)

14

Hình 1.7: Mơ hình TPB mở rộng

16

Hình 1.8: Mơ hình nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015)

17

Hình 1.9: Mơ hình nghiên cứu của Madiha và Mostafa (2015)

19

Hình 1.10: Mơ hình lý thuyết TPB mở rộng

20

Hình 1.11: Mơ hình nghiên cứu của Linden (2011)


21

Hình 1.12: Mơ hình nghiên cứu của Mittelman và Rojas-Méndez (2018)

23

Hình 1.13: Khung phân tích nghiên cứu của Konranth và Handy (2017)

25

Hình 1.14: Mơ hình nghiên cứu củaWang và cộng sự (2019)

27

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

32

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan

vii


31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong suốt một thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong
hoạt động từ thiện trên toàn thế giới. Riêng đối với Việt Nam, một đất nước với
truyền thống tương thân tương ái thì điều đó cũng khơng ngoại lệ. Thể hiện rõ nhất
vào những đợt thiên tai hằng năm ở miền Trung và gần đây là đại dịch Covid-19 đã
thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng tình dân tộc, nghĩa đồng bào với nhiều
hành động rất đáng quý, đáng trân trọng mà cụ thể là “từ thiện”. Phong trào “người
người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện” đã được
dấy lên từ quyên góp hỗ trợ người dân ở vùng bão lũ hay người bị mất việc làm,
khơng có thu nhập, bị đói ăn, hoàn cảnh bất hạnh, người già neo đơn,.... Hoạt động
từ thiện của người dân không chỉ xuất hiện trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh mà
còn trong đời sống thường ngày. Vậy tinh thần từ thiện đó xuất phát từ đâu và
những yếu tố nào tác động đến ý định của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh để
họ sẵn sàng đóng góp từ thiện?
Đối với việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định từ thiện thì một số
nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều nước từ châu Âu đến Châu Á. Một vài
nghiên cứu đã làm nổi bật sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, học thức, tơn giáo để
giải thích ý định từ thiện nhưng chưa thớng kê được từng yếu tố tác động như thế
nào và bao nhiêu đến quyết định làm từ thiện như nghiên cứu của (Noor và cộng
sự, 2015; Snipes và Oswald, 2010). Các nghiên cứu ở các nước phương Tây tập
trung vào việc sử dụng mơ hình SEM để giải thích đợng cơ cho việc quyên góp từ
thiện (Konrath và Handy, 2017; Mittelman và Rojas, 2018; Ranganathan và
Henkey, 2018) hay nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011) ở Hồng Kong;
Muhammad  và cộng sự (2015) thù nghiên cứu thực nghiệm về cư xử từ thiện bằng
các biến thái độ, định mức chủ quan, chuẩn mực đạo đức cá nhân, hành vi nhận

thức. Lựa chọn mẫu nghiên cứu cụ thể và nhỏ hơn, Madiha và Mostafa (2015) đã
1


nghiên cứu về ý định hành vi của sinh viên đại học đối với ý định quyên góp từ
thiện ở Ai Cập.
Các bài nghiên cứu trước đây là những nghiên cứu tiên phong sử dụng các nền
tảng lý thuyết và các cơng cụ phân tích mới để làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định làm từ thiện. Một điểm chung mà các bài nghiên cứu trước đều có đó là
dữ liệu chỉ được thu thập ở một khu vực địa lý hạn chế, điều này dẫn đến việc kết
quả nghiên cứu khơng mang tính bao qt. Ngồi ra, một số hạn chế vẫn còn tồn
tại như thời gian của nghiên cứu là mặt cắt ngang có thể không thể hiện sự khác
biệt của các ý kiến trong một khoảng thời gian vì vậy một nghiên cứu theo chiều
dọc được khuyến khích trong các nghiên cứu sau này. Các nghiên cứu chưa đa
dạng về mặt nhân khẩu học ngồi giới tính như các biến số: giáo dục, thu nhập và
tuổi tác. Một điểm hạn chế khác của các nghiên cứu là chưa có lý thuyết rõ ràng.
Mợt đợng cơ rất hay nhưng không được đánh giá trực tiếp trong các bài nghiên cứu
mà nhóm tham khảo đó là cho đi để nhận lại tạo nên hạnh phúc. 
Với truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam thì việc làm từ thiện
trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần nhưng các nghiên cứu
xác định các động cơ thúc đẩy ý định đóng góp từ thiện đa phần đều được thực
hiện tại nước ngoài mà chưa phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Các nghiên cứu ở Việt
Nam nếu có thì hầu hết đều nghiên cứu với phạm vi cả nước. Đối với bài nghiên
cứu này, nhóm tập trung vào khu vực thành phớ Hồ Chí Minh, một thành phớ đơng
dân và hiện đại bậc nhất Việt Nam. thành phố tập trung nhiều người dân ở các
vùng miền khác nhau đến làm việc và sinh sống nên nghiên cứu với phạm vi thành
phớ Hồ Chí Minh vẫn đảm bảo được tính bao quát và đa dạng của các mẫu nghiên
cứu. Theo những nghiên cứu mà nhóm tham khảo được thì các biến tác động đến ý
định đóng góp từ thiện ở các quốc gia đều tập trung vào thái độ, chuẩn mực đạo
đức, độ tuổi, giới tính mà chưa tập trung vào các vấn đề như lợi ích tâm lý mang

lại khi người dân giúp đỡ người khác hay tác động của yếu tố hình ảnh và danh
2


tiếng đến ý định làm từ thiện của người dân. Với những lý do trên mà nhóm đã lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân
thành phớ Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định các yếu tố tác động đến quyết định làm từ thiện của người dân
thành phố Hồ Chí Minh.
 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định làm từ
thiện của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy ý định làm từ thiện của người dân thành phố
Hồ Chí Minh dựa trên các yếu tố đã tìm ra.
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Các yếu tố nào tác động đến ý định làm từ thiện của người dân tại thành phớ
Hồ Chí Minh?
 Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định làm từ thiện của người dân tại
thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ nào?
 Các giải pháp nào giúp thúc đẩy ý định làm từ thiện của người dân thành
phớ Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào ý định từ thiện của
người dân thành phớ Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

3


 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện của người dân
thành phố Hồ Chí Minh

 Đối tượng khảo sát: Người dân thành phớ Hồ Chí Minh
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về khơng gian: Địa bàn thành phớ Hồ Chí Minh
+ Về thời gian: Nghiên cứu giới hạn trong thời gian 3 tháng từ tháng 25/8/2021
đến tháng 25/11/2021
+ Thông tin, dữ liệu thứ cấp được lấy từ cái bài báo cáo, các bài nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện
+ Thông tin, dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua khảo sát các chuyên gia,
bảng câu hỏi bằng hình thức tạo link khảo sát và gửi tới các đối tượng khảo sát.
5. Kế cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bài nghiên cứu của nhóm
gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trình bày các lí thuyết nền tảng về các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện
của người dân TP Hồ Chí Minh và các lí thuyết có liên quan đến biến nghiên cứu.
Đồng thời trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra khung phân tích cho đề tài.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, nghiên
cứu định tính, nghiên cứu định lượng. Nêu ra các biến khảo sát từ đó sát định cỡ
4


mẫu cách lấy dữ liệu. Cuối cùng đưa ra bố cục dự kiến cho phần phân tích dữ liệu
để cho ra kết quả nghiên cứu.

5


6. Ý nghĩa

Về lý luận
Đề tài sẽ tổng hợp và làm sáng tỏ những yếu tố tác động như thế nào đến ý
định làm từ thiện, góp phần hồn thiện phương pháp luận.
Về thực tiễn
Đề tài sẽ chỉ ra các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân
thành phớ Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy nhằm tìm ra mối quan hệ giữa
các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân thành phớ Hồ Chí Minh.
Mơ hình cho thấy 6 yếu tố: Hình ảnh và danh tiếng, thu nhập, thái độ, chuẩn mực
đạo đức, lợi ích tâm lý . Qua đó, để kiểm sốt tác động đáng kể các yếu tố về ý
định từ thiện của mọi người và việc xem xét các chiến lược sẽ mang lại cho họ lợi
nhuận lớn nhất từ mỗi hoạt động từ thiện, nhằm cung cấp các đề xuất cho các tổ
chức từ thiện về cách cải thiện và hoàn thiện các chức năng, nó cũng cung cấp
thơng tin chi tiết cho những người quyên góp huy động vốn từ cộng đồng về cách
tăng tỷ lệ thành công.
7. Điểm mới của đề tài
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện của người dân đã
được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các yếu tố theo mơ hình lý
thuyết TPB và TPB mở rộng, một số các nghiên cứu dựa trên các yếu tố nhân khẩu
học. Trong bài nghiên cứu này, nhóm vẫn dựa theo mơ hình nghiên cứu TPB
nhưng nhóm vẫn lựa chọn yếu tố nhân khẩu học mà nhóm nhận thấy phù hợp với
bối cảnh mà nhóm lựa chọn nghiên cứu cũng như nhận được sự đồng tình của các
chuyên gia đó là yếu tố về Thu nhập. Ngồi ra , trong bài nghiên cứu này, nhóm đã
đề xuất thêm hai yếu tố mới mà trong những bài tham khảo nhóm vẫn chưa thấy đề
6


cập đó là yếu tố Hình ảnh và danh tiếng cùng yếu tố Lợi ích tâm lý. Đã có nhiều
nghiên cứu về yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện của người dân nhưng nghiên
cứu ở địa bàn thành phớ Hồ Chí Minh thì vẫn chưa có. Ý định làm từ thiện là yếu
tố vô cùng quan trọng tác động đến hành động làm từ thiện của người dân, nghiên

cứu các yếu tố tác động đến ý định làm từ thiện sẽ giúp các cá nhân, tổ chức có kế
hoạch kêu gọi, thúc đẩy ý định làm từ thiện của người dân thành phớ Hồ Chí Minh,
làm đẹp và giàu thêm văn hóa dân tộc nói chung và xây dựng Hồ Chí minh trở
thành một thành phớ văn minh hơn.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý thuyết nền tảng
Đối với hoạt động nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành
vi đã được thực hiện thì có hai mơ hình nghiên cứu cổ điển đã được sử dụng bao
gồm:

1.1.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Vào năm 1967, nhà tâm lý học Martin Fishbein đã lần đầu tiên phát triển lý
thuyết hành vi hợp lý hay còn gọi là là lý thuyết TRA. Sau này, vào năm 1975 lý
thuyết này tiếp tục được sửa đổi và mở rộng bởi “cha đẻ” của nó là ơng Martin
Fishbein và một nhà tâm lý học khác là ông Icek Ajzen. Theo như lý thuyết TRA
đã sửa đổi, các cá nhân có cơ sở cũng như động lực để thực hiện hành vi của họ và
đưa ra một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp, TRA cho rằng ý định là yếu tố
dự đoán trực tiếp nhất và gần nhất của hành vi thực tế. Có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng
đến ý định thực hiện hành vi đó là thái độ đối với hành vi và tiêu chuẩn chủ quan
hành vi. 

Hình 1.1: Mơ hình lý thuyết hành vi hợp lý
8



Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975
1.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The Theory
of Planning Behaviour-TPB) 
TPB được phát triển bởi Ajzen vào năm 1991, ông cũng là một trong hai nhà
mở rộng lý thuyết TRA trước đó (1975). Nhìn chung, TPB là một lý thuyết được
mở rộng dựa trên lý thuyết TRA. So với TRA thì  TPB khắc phục được các hạn
chế và cung cấp một mơ hình đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực
hiện hành vi của cá nhân. Trong lý thuyết này tác giả cho rằng ý định thực hiện
hành vi sẽ ảnh hưởng bởi ba yếu tố: Thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan
hành vi và nhận thức về kiểm soát hành vi. 

Hình 1.2: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch
Nguồn: Ajzen, 1991
Ý định hành vi là một dấu hiệu của một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành vi
nhất định. Nó được giả định là tiền trước của hành vi (Ajzen, 1991). Nó là nền tảng
về thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan, và kiểm soát hành vi nhận thức,
với mỗi yếu tố dự báo có trọng số vì tầm quan trọng của nó liên quan đến hành vi
và dân số quan tâm. Theo đó, ta có thể hiểu ý định từ thiện là một suy nghĩ mà ở
9


đó các nhân sẵn sàng tham gia các đóng góp từ thiện hoặc các hoạt động thiện
nguyện.
TPB đã được sử dụng để dự đoán ý định của các nhà tài trợ tiềm năng trong
nhiều hoạt động vì xã hội khác nhau, chẳng hạn như tình nguyện, hiến máu, hiến
nội tạng, và hiến tủy xương. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có một số lượng tương đối
nhỏ nghiên cứu đã xem xét TPB trong bối cảnh đóng góp từ thiện. Qua q trình
nghiên cứu nhóm đã nhận thấy được sự hữu ích của mơ hình này trong việc nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện cũng như những hạn chế của mơ hình

trong việc nghiên cứu. Nhóm định dựa vào mơ hình TPB kết hợp với các yếu tố
nhân khẩu học (Thu nhập) và các yếu tố mà nhóm tự đề xuất để thực hiện bài
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định từ thiện của người dân thành phớ Hồ
Chí Minh”.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

1.2.1 Nghiên cứu nước ngồi
Nghiên cứu của Snipes và Oswald (2010)
Theo Snipes và Oswald (2010) nghiên cứu về cơ quan - đặc điểm nhân khẩu
học của người tiêu dùng và dân tộc ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện được thực
hiện ở Mỹ. Áp dụng phương pháp hồi quy đa biến dựa trên 304 cỡ mẫu. Nghiên
cứu này bổ sung thêm vào cơ thể của nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực
đóng góp từ thiện để giúp hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa hai khía cạnh này.
Ưu điểm: Bài nghiên cứu này điều tra sáu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động từ
thiện. Cụ thể, kiểm tra những yếu tố đã được xác định trước đó trong tài liệu để xác
định cái nào có tác động lớn nhất về hoạt động từ thiện. Đồng thời cũng kiểm tra
những gì mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này có liên quan đến nhân khẩu học
10


của nhà tài trợ. Mặc dù tài liệu từ thiện cho thấy rằng nhân khẩu học là quan trọng
những người có ảnh hưởng đến hành vi đóng góp từ thiện, rất ít nghiên cứu thực
nghiệm đã được thực hiện để hiểu rõ hơn mối quan hệ này.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng một số các yếu tố có ảnh
hưởng khác nhau giữa các nhóm nhân khẩu học. Các tác động quản lý được thảo
luận.

Hình 1.3: Mơ hình lý thuyết hành vi có kế hoạch
Nguồn: Nghiên cứu của Snipes và Oswald (2010)
Nghiên cứu của Jennifer và cộng sự (2011)

Theo Jennifer và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
từ thiện của các nhà tài trợ tại Hong Kong. Áp dụng mơ hình SEM, hồi quy đa
biến, nghiên cứu EFA dựa trên  222 cỡ mẫu. Nghiên cứu này nhằm điều tra lý
11


thuyết về hành vi có kế hoạch, một mơ hình phương trình cấu trúc kết hợp thái độ
của cá nhân, chuẩn mực đạo đức cá nhân và chủ quan định mức được đề xuất để đo
lường giá trị trải nghiệm của các nhà tài trợ và ý định hiến tặng.
Ưu điểm: Nghiên cứu này đóng góp vào quỹ từ thiện của cá nhân nghiên cứu.
Đầu tiên, nó làm nổi bật bản chất của lý thuyết về hành vi có kế hoạch, và sau đó
liên hệ nó trình ra quyết định của các nhà tài trợ/tình nguyện viên. Nghiên cứu cịn
cung cấp một mơ hình cấu trúc về hành vi từ thiện của cá nhân và đào sâu mơ hình
với dữ liệu thực nghiệm từ quan điểm của các nhà tài trợ/tình nguyện viên. Cuối
cùng nhưng khơng kém phần quan trọng, nghiên cứu này cũng đưa ra những ý
nghĩa thiết thực đối với người gây quỹ. Ví dụ: kiểm sốt tác động đáng kể các yếu
tố về ý định từ thiện của mọi người và việc xem xét các chiến lược sẽ mang lại cho
họ lợi nhuận lớn nhất từ mỗi hoạt động từ thiện.
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy thái độ cá nhân đối với tổ chức từ thiện,
hoạt động từ thiện và hoạt động từ thiện tác động đến cả giá trị trải nghiệm và ý
định từ thiện một cách tích cực, trong khi chuẩn mực đạo đức của cá nhân chỉ tác
động đến giá trị kinh nghiệm và tác động tiêu chuẩn đối tượng khơng có giá trị
kinh nghiệm hay ý định từ thiện. Giấy cung cấp thông tin chi tiết mới về hành vi từ
thiện của từng cá nhân. Ngồi ra, nó khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị trải
nghiệm của các nhà tài trợ và ý định từ thiện. Hơn nữa, nó cung cấp các hàm ý cho
người gây quỹ.

12



Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu của Jennifer và cợng sự (2011)
Nguồn: Jennifer và cộng sự (2011)
Nghiên cứu của Noor và cộng sự (2015)
Theo Noor và cộng sự (2015) nghiên cứu về các đặc điểm của từng nhà tài trợ
để có thể giúp xác định và mô tả dễ nhận biết các đặc điểm của từng nhà tài trợ. Áp
dụng phương pháp hồi quy đa biến dựa trên khảo sát của 556 cỡ mẫu. Nghiên cứu
này nhằm mục đích điều tra các đặc điểm của các nhà tài trợ từ thiện Malaysia và
nghiên cứu tiếp nối nghiên cứu về đặc điểm của các nhà tài trợ ở Anh, Úc, Brunei
và Pakistan để phát triển sự hiểu biết tốt hơn các yếu tố quyết định bên ngoài của
nhà tài trợ Malaysia (các yếu tố quyết định nhân khẩu học và các yếu tố quyết định
nhân khẩu học xã hội) và nội tại các yếu tố quyết định (các yếu tố quyết định tâm
lý).
Điểm mạnh: Nghiên cứu này điều tra các đặc điểm của các nhà tài trợ từ thiện
Malaysia và nghiên cứu tiếp nối nghiên cứu về đặc điểm của các nhà tài trợ ở Anh,
Úc, Brunei và Pakistan để phát triển tốt hơn các yếu tố quyết định bên ngoài của
nhà tài trợ Malaysia và nội tại các yếu tố quyết định tâm lý. Dữ liệu được thu thập
13


từ các nhà tài trợ riêng lẻ ở khu vực miền Trung của Malaysia bao gồm Selangor,
Lãnh thổ Liên bang Kuala Lumpur, Negeri Sembilan và Melaka. Để đo lường kết
quả, phân tích nhân tố được sử dụng trong việc phát triển và đánh giá bài kiểm tra
và thang đo. Sau đó, hồi quy logistic được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa
biến. Về cơ bản, nó được sử dụng khi các biến phụ thuộc có tính phân loại (nhà tài
trợ / không nhà tài trợ).
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy tuổi, thu nhập, các yếu tố giáo dục và tôn
giáo ảnh hưởng đến hành vi quyên góp từ thiện ở Malaysia. Hơn nữa, nghiên cứu
cũng xác định chính sự khác biệt giữa đặc điểm của các nhà tài trợ từ Malaysia với
Anh, Úc, Brunei và Pakistan. Các phát hiện chỉ ra rằng các đặc điểm của các nhà
tài trợ khác nhau giữa mỗi quốc gia và cần có nhiều thăm dị hơn nữa trong lĩnh

vực này.

Hình 1.5: Mơ hình Nghiên cứu của Noor và cợng sự (2015)
Nguồn: Noor và cộng sự (2015)

14


Nghiên cứu của Ranganathan và Henley (2008)
Nghiên cứu về Yếu tố quyết định việc quyên góp từ thiện: Một phương trình
cấu trúc mẫu của Ranganathan và Henley (2008) được thực hiện ở trung nam Hoa
Kì sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là EFA và CFA với dữ liệu được
lấy từ 214 người. 
Ưu điểm của bài nghiên cứu này là có liên quan cho các nhà nghiên cứu hàn
lâm. Vì ACO là một yếu tố quan trọng quyết định đến ý định quyên góp, mối quan
hệ của nó với các biến khác như Attad và tơn giáo có thể được nghiên cứu chi tiết.
Đặc biệt, chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ giữa
Attad và ACO. Có một Attad tích cực khiến mọi người có thái độ tích cực ACO?
ACO có thể được xây dựng thơng qua Attad khơng? Có phải đây là mối quan hệ
được trung gian hoặc kiểm duyệt bởi bất kỳ biến khác? Nếu mối liên kết quan
trọng này là đã nghiên cứu, các tổ chức từ thiện sẽ được hưởng lợi bằng cách thiết
kế chiến dịch quảng cáo để tăng thái độ hướng tới các tổ chức từ thiện. Bài nghiên
cứu đề nghị - sửa chữa rằng các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể cân nhắc
việc nghiên cứu các biến dự báo của ACO và cách xây dựng ACO giữa những
người không theo tôn giáo. Mọi nghiên cứu đều có giới hạn và bài nghiên cứu của
Ranganathan và Henley (2008) cũng khơng có ngoại lệ. Nghiên cứu đã được thực
hiện trong một khu vực địa lý, với một kích thước u cầu, một loại hình từ thiện
và với một sinh viên mẫu vật. Hầu hết những người được hỏi là Christians. 

15



Hình 1.6: Mơ hình nghiên cứu của Ranganathan và Henley (2008)
Nguồn: Ranganathan và Henley (2008)
Nghiên cứu của Muhammad và cộng sự (2015)
Nghiên cứu về Quyên góp từ thiện: ý định và cư xử của Muhammad và cộng
sự (2015) được thực hiện ở Kuala Lampur sử dụng kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu là SEM và CFA với dữ liệu được lấy từ 221 người. Mặc dù có một số
điểm mạnh như lấy mẫu dân số không phải sinh viên, thống kê mạnh mẽ kỹ thuật
và cơ sở lý thuyết vững chắc, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế. Đầu tiên, dữ liệu
thu thập đã khơng được trình bày thơng qua các niềm tin tôn giáo khác nhau trong
một xã hội chẳng hạn như Malaysia. Người ta cũng ghi nhận rằng mọi người từ tất
cả các tơn giáo qun góp nhưng sự khác biệt giữa các tôn giáo vẫn chưa được
khám phá (Ranganathan và Henley, 2008). Tôn giáo là một con đường tuyệt vời
cho các nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực quyên góp từ thiện. Thứ hai, dữ
liệu được thu thập từ thành phớ Kuala Lumpur có thể không đại diện cho các tầng
lớp nhân dân cả nước. Các nghiên cứu trong tương lai rất được khuyến khích để
chọn một nhóm cá nhân đa dạng hơn. Thứ ba, thời gian của nghiên cứu này là mặt
cắt ngang có thể không thể hiện sự khác biệt của các ý kiến trong một khoảng thời
gian.

16


Có rất nhiều sự kiện cũng như thảm họa có thể thay đổi thái độ và hành vi của
các nhà tài trợ. Các nhà nghiên cứu trong tương lai cũng được khuyến nghị tiến
hành các nghiên cứu dọc để phát hiện ra sự khác biệt về ý định quyên góp trong
một khoảng thời gian.
Mơ hình TBP mở rộng đã được sử dụng để điều tra ý định quyên góp tiền và
hành vi của các nhà tài trợ sống trong một nền văn hóa tập thể của Malaysia. Dựa

theo Nghiên cứu của Hofstede (2003), Malaysia là một xã hội theo chủ nghĩa tập
thể với điểm số thấp về “Chủ nghĩa cá nhân”. Bối cảnh đất nước được chọn dựa
trên sự khác biệt về văn hóa của nó so với các xã hội chủ nghĩa cá nhân ở phương
Tây. Điều này có thể giúp nhóm nghiên cứu trình bày một quan điểm mới và khác
biệt về văn hóa. Tiếp nối truyền thống thực chứng, một cách tiếp cận khảo sát để
nghiên cứu đã được thông qua và được sử dụng rộng rãi để điều tra quyên góp từ
thiện và hành vi có ý định (Smith và McSweeney, 2007). Ở đó 250 người được
nhóm nghiên cứu tiếp cận tại thành phớ Kuala Lampur. Các những người trả lời đã
đủ điều kiện thông qua một câu hỏi sàng lọc (tức là các nhà tài trợ đã qun góp
tiền trong một tháng qua). Tiêu chí lấy mẫu này được sử dụng để hiểu rõ hơn về do
đó, những người cho quan hệ thay vì những người cho không thường xuyên để
tránh bất kỳ sự tiêu hao nào có thể xảy ra.
Sau khi những người tham gia vượt qua câu hỏi sàng lọc ban đầu và đồng ý
tham gia, họ được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi. Trong số 250 bảng câu hỏi được
phân phối, 221 đã được trả lại và có thể sử dụng được. Điều này dẫn đến tỷ lệ phản
hồi là 88% được coi là thích hợp để thực hiện mơ hình hóa phương trình cấu trúc
(SEM) thủ tục (Ahmad và Butt, 2012). Kích thước mẫu cũng được coi là phù hợp
với các nhà nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng một số lượng nhỏ người trả lời
để điều tra ý định và hành vi quyên góp tiền (Knowles và cộng sự, 2012). Sức
mạnh của cuộc khảo sát nằm trong thực tế là một nhóm khơng phải sinh viên đã
được lấy mẫu để điều tra tiền ý định và hành vi hiến tặng. Các nghiên cứu trước
17


×