Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.02 KB, 15 trang )

1

Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang thị trường Hòa Kỳ
Handicraft export of Vietnam to the United States market
NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 98 tr. +


Trần Xuân Khá


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số:60 31 07
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Bích Thủy
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Làm rõ và phân tích vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với
nền kinh tế quốc dân. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động
xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. Đề xuất
giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời
khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới.

Keywords: Kinh tế đối ngoại; Xuất khẩu; Thủ công mỹ nghệ; Thị trường Hoa Kỳ

Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất
khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh


tế xã hội. Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) đã mang lại lợi ích to lớn
không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hóa, xã hội góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn
Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần, nó được tạo nên
bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công với những giá trị văn hóa dân tộc có trong các
sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa với
tính nghệ thuật cao, một số được coi là biểu tượng của truyền thống văn hóa dân tộc. Xuất khẩu hàng
TCMN vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tận dụng được các nguồn lực sẵn có, tạo việc làm và thu nhập
ổn định cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa xã
hội, bảo tồn các làng nghề truyền thống. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được một số kết quả
2

đáng khích lệ trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từng bước tạo dựng được uy tín và
thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Hoa Kỳ là đối tác kinh tế rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Hội nhập kinh tế Đông Á và đàm phán
Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ không ngừng tăng lên trong những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một
trong số những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ được coi là một
thị trường đầy tiềm năng với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lớn nhất thế giới, khoảng 13 tỷ USD. Tuy
nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN hiện nay của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn cò nhỏ
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.
Do tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn Đề tài Luận văn: "Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ".
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và Hiệp hội làng nghề Việt
Nam nghiên cứu về hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đáng chú ý, có
những nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Thương mại, năm 2001: Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ
và những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều
kiện thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu những

Chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ kể từ sau Hiệp định
Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đề tài có phân tích về ngành hàng TCMN tuy nhiên chưa đi
sâu vào nghiên cứu các chính sách ảnh hưởng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam, năm 2005:
" Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và việc xây dựng các làng nghề Việt Nam ". Đề
tài này nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển các làng nghề và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng thủ công mỹ nghệ nhưng chưa tìm hiểu và nghiên cứu sâu về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Hoa Kỳ, mặt khác nghiên cứu này đã cũ không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
Đề tài nghiên cứu của Cục xúc tiến thương mại và Trung tâm thương mai quốc tế (ITC), năm
2006: "Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam". Nghiên cứu này nhằm mục
đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam một
nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ và tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm
3

quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trưởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai
thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo.
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với các đề tài và bài
viết nghiên cứu về làng nghề, phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, thực trạng, các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Chưa có đề tài,
bài viết, nghiên cứu nào chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang
thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì luận văn đặt ra những
câu hỏi nghiên cứu sau:
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? Những nhân tố nào
ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ?

- Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hiện
nay? Các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang làm gì để đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ?
- Nhà nước, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 tới nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phương pháp duy vật biện chứng với các phương pháp tổng hợp thông tin, đánh
giá, dự báo.
- Sử dụng số liệu thống kê vĩ mô đã được công bố để đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu mặt
hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.
- Khảo sát thực tiễn tại các làng nghề và một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tại một số tỉnh thành phố phía Bắc để đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguyên nhân
và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian tới.

4

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn làm rõ và phân tích vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền
kinh tế quốc dân.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời
khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường

Hoa Kỳ trong những năm tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đàu và kết luận, luận văn có kết cấu thành ba chương như sau:
Chƣơng 1: Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chƣơng 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.1 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.1.1 Đặc điểm chung
Các đặc điểm chính của hàng thủ công mỹ nghệ:
- Tính đa dạng
- Tính đơn chiếc
- Tính văn hóa
- Tính mỹ thuật
- Tính chất thủ công
1.1.1.2 Đặc điểm riêng của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Hàng gốm sứ
- Hàng mây tre đan
- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
- Hàng thêu ren
- Hàng thổ cẩm
- Kim khí mỹ nghệ
5

- Sản phẩm Dệt
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1.1.2.1 Phƣơng thức xuất khẩu trực tiếp
1.1.2.2 Phƣơng thức xuất khẩu gián tiếp
1.1.3 Quy trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Nguyên liệu thô được khai thác từ nguồn trong nước hoặc là được sản xuất trong nước hoặc nhập
khẩu  Những nhà thu gom nguyên liệu thu thập nguyên liệu thô từ những nhà sản xuất nguyên liệu,
tiến hành phân loại cơ bản xong rồi họ vận chuyển nguyên liệu tới các nhà bán buôn ở các tỉnh  Nhà
kinh doanh nguyên liệu đã được xử lý, sơ chế  Các nhà sản xuất (hộ gia đình, cơ sở sản xuất, hợp tác
xã)  Nhà thu gom hàng thủ công  Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tại các làng nghề  Các
công ty xuất khẩu  Nước nhập khẩu.
1.2 Vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân
1.2.1 Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân
1.2.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển
1.2.3 Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc
1.2.4 Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, duy trì các ngành nghề truyền thống,
tăng cƣờng giao lƣu văn hoá giữa các dân tộc
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan
Hiện nay, các mặt hàng TCMN của Trung Quốc và Thái Lan đang có lợi thế so sánh hơn mặt
hàng TCMN của Việt Nam. Các yếu tố như hoạt động tổ chức tiêu thụ đến dịch vụ hỗ trợ của họ đều tốt
hơn Việt Nam. Mặt hàng TCMN của họ có chất lượng tốt và đồng đều, cơ cấu mặt hàng đa dạng, mẫu
mã phong phú, độc đáo, số lượng và thời gian giao hàng đảm bảo, có điều kiện lao động và môi trường
đảm bảo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế. Câu hỏi đặt ra là các nước đó có điều kiện tự nhiên để phát
triển TCMN tương đồng vởi Việt Nam, tại sao ngành TCMN của họ lại phát triển hơn. Đó chính là kinh
nghiệm sản xuất và xuất khẩu chúng ta cần học tập.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ
2.1.1 Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu

Năm 2001 là năm bản lề của quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khi hiệp định thương mại
song phương giữa hai nước chính thức có hiệu lực. Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước đã
6

phát triển mạnh mẽ sau đó. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng và
kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng đều qua các năm.
BẢNG 2.1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005
Đơn vị: triệu USD
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng kim ngạch XK
182,6
211,6
256,3
515,8
568,5
Kim ngạch XK sang Hoa Kỳ
3,2
10,7
28,0
53,2
60,0
(Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới - Tổng cục thống kê)
7

BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011

Đơn vị: triệu USD

Gỗ & sản phẩm từ gỗ
Hàng mây tre cói lá
Hàng gốm sứ
Hàng thêu
Hàng sơn mài
Tổng
Năm
Việt
Nam xk
sang
Hoa Kỳ
Tổng
KNXK
của Việt
Nam
Tỷ
trọn
g thị
trườ
ng
Hoa
Kỳ
(%)
Việt
Nam
xk
sang
Hoa

Kỳ
Tổng
KNXK
của
Việt
Nam
Tỷ
trọng
thị
trườ
ng
Hoa
Kỳ
(%)
Việt
Nam
xk
sang
Hoa
Kỳ
Tổng
KNXK
của Việt
Nam
Tỷ
trọng
thị
trườ
ng
Hoa

Kỳ
(%)
Việt
Nam
xk
sang
Hoa
Kỳ
Tổng
KNXK
của Việt
Nam
Tỷ
trọng
thị
trườ
ng
Hoa
Kỳ
(%)
Việt
Nam
xk
sang
Hoa
Kỳ
Tổng
KNXK
của Việt
Nam

Tỷ
trọng
thị
trườ
ng
Hoa
Kỳ
(%)
Việt
Nam xk
sang
Hoa Kỳ
Tổng
KNXK
của Việt
Nam
Tỷ
trọng
thị
trườ
ng
Hoa
Kỳ
(%)
2006
745,268
1699,05
7
43,8
6

32,49
3
203,69
2
15,9
5
36,80
2
274,430
13,4
1
29,80
1
98,107
30,3
8
12,864
119,540
10,7
6
857,228
2394,82
6
35,8
0
2007
877,300
2032,39
6
43,1

7
34,46
9
233,51
5
14,7
6
39,54
0
330,816
11,9
5
27,99
1
111,841
25,0
3
13,126
217,842
6,03
992,426
2926,41
0
33,9
1
2008
1070,57
8
2360,62
4

45,3
5
32,33
2
199,58
3
16,2
0
40,63
8
344,323
11,8
0
19,35
3
110,576
17,5
0
16,443
385,477
4,27
1179,34
4
3400,58
3
34,6
8
2009
1100,18
4

2597,64
9
42,3
5
24,46
0
178,71
2
13,6
9
29,32
2
266,912
10,9
9
21,84
5
129,281
16,9
0
21,489
1296,28
6
1,66
1197,30
0
3172,55
4
26,7
9

2010
1392,55
7
3435,57
3
40,5
3
33,82
1
203,10
9
16,6
5
33,03
6
316,933
10,4
2
20,76
9
156,359
13,2
8
20,568
1145,83
2
1,80
1500,75
1
4111,97

4
28,5
4
2011
1435,09
9
3955,25
9
38,2
6
31,78
6
201,21
0
15,8
0
36,27
9
358,625
10,1
2
21,86
9
-
-
9,890
-
-
1534,92
3

4515,09
4
34,0
0
(Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Tổng cục thống kê & Trung tâm thương mại quốc tế ITC)
8

Năm 2006 là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam khi trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh Nhật Bản và EU thì Hoa Kỳ
đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính của Việt Nam. Kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính như: gỗ & các sản phẩm gỗ, hàng mây tre lá, gốm sứ, thêu, sơn
mài luôn chiếm từ 5 – 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2.1.2 Thực trạng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Nhìn vào bảng 2.3 và 2.4 thì Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các nhóm
hàng thủ công mỹ nghệ chính bao gồm: Các sản phẩm từ gỗ, các sản phẩm mây tre cói, sản phẩm
gốm sứ, sản phẩm thêu và sản phẩm sơn mài. Ngoài gỗ và các sản phẩm từ gỗ có kim ngạch xuất
khẩu rất lớn và tăng đều qua các năm thì các mặt hàng còn lại từ năm 2006 đến năm 2011 đang có xu
hướng không tăng thậm chí giảm tại thị trường Hoa Kỳ mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sang các
thị trường khác vẫn tăng đều.
2.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trƣờng Hoa Kỳ
2.2.1 Các nhân tố từ thị trƣờng Hoa Kỳ
2.2.1.1 Tổng quan về thị trƣờng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ
- Xu hướng tiêu dùng thị trường Hoa Kỳ
- Yêu cầu tiếp cận thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ
- Sơ lược về rào cản kỹ thuật:
+ Không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế
+ Các quy định khác nhau ở cấp tiểu bang
+ Phụ thuộc quá nhiều vào chứng chỉ bắt buộc
- Các kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

- Xu hướng cấu trúc thương mại
2.2.1.2 Các đối thủ cạnh tranh
Hiện nay những nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ, có thị phần xuất
khẩu lớn là: Trung Quốc (78%), Philippines (7%), Indonesia (6%), Việt Nam (2%), Mexico (2%),
Canada (1%). Như vậy Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.
2.2.1.3 Các nhân tố khác
- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) năm 2001
- Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 và chính thức trở thành thành viên của tổ chức
này từ tháng 1/2007.
- Hiệp định thương mại tự do khu vực quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
2.2.2 Các nhân tố nội tại ngành hàng thủ công mỹ nghệ
9

2.2.2.1 Nguồn nguyên liệu
Một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
phải kể đến chính là nguồn nguyên liệu. Có thể nói, nguyên liệu chính là một trong những bộ phận
mấu chốt cấu thành nên giá trị của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.
2.2.2.2 Chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng loạt các chính sách, nghị định, quyết định và thông tư ở trên đây thể hiện Nhà nước sẽ
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và thông qua những chính sách bảo vệ lợi ích hợp pháp cho
hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh
truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, thu hút nguồn lao động và góp
phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và thúc đẩy các giá trị văn hoá
của dân tộc.
2.2.2.3 Các nhân tố khác
Các nhân tố khác bao gồm: Sự phát triển của khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, cơ sở hạ
tầng và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.2.3 Các nhân tố thuộc nội tại các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
2.2.3.1 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất

2.2.3.2 Trình độ tay nghề công nhân
2.2.3.3 Khả năng tài chính
2.2.3.4 Trình độ marketing
2.2.3.5 Trình độ tổ chức quản lý
2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trƣờng Hoa
Kỳ
Để thấy rõ thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường Hoa Kỳ, học viên đã tiến hành thực hiện khảo sát, tìm hiểu thực tế tại một số làng nghề, các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội và Thái Bình bao gồm: 28
doanh nghiệp và 20 cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp được điều tra sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng: mây tre lá, cói, gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài. Kết quả của cuộc khảo sát
được trình bày ở phần Phụ lục phản ánh được một phần thực tế những khó khăn, hạn chế mà các cơ
sở sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa
Kỳ.
2.3.1 Những khó khăn
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang vấp phải sự cạnh tranh đến từ các doanh
nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia.
- Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
10

- Hiện nay chưa có nhiều chính sách hỗ trợ vốn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng TCMN.
- Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề yếu kém.
- Hệ thống chính sách của nhà nước ban hành chưa đồng bộ; còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ
giữa một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
- Thiếu lao động, các nghệ nhân tại các làng nghề.
- Thực tế hiện nay chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trường lớp
đào tạo lao động các nghề TCMN.
2.3.2 Những hạn chế
Thứ nhất: Khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế,

thiếu thông tin hỗ trợ thị trường.
Thứ hai: Mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng phong phú, kiểu
sáng các sản phẩm chậm đổi mới và đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của hàng TCMN Việt
Nam.
Thứ ba: Các sản phẩm hàng TCMN của Việt Nam chưa tạo lên các thương hiệu riêng, nổi
tiếng trên thị trường hàng TCMN thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Thứ tư: Các doanh nghiệp hiện tại đang ít đầu tư cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, thị
trường nên hàng thủ công mỹ nghệ gặp sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất
bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực.
Thứ năm: Chiến lược về giá sản phẩm chưa được hiểu đúng và chưa hợp lý.
Thứ sáu: Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất
hàng TCMN, trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và tay nghề của người
lao động trong các làng nghề còn hạn chế.

CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG
THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
3.1 Triển vọng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ
3.2 Một số giải pháp vĩ mô
3.2.1 Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại tại thị trƣờng Hoa Kỳ
Cục xúc tiến thương mại cũng cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hiệp hội xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ, hiệp hội làng nghề và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hỗ trợ kinh phí và
tổ chức các doanh nghiệp TCMN tham gia nhiều hơn nữa vào các các trung tâm lớn về giao dịch hàng
quà tặng, đồ gia dụng là New York, Los Angeles, Las Vegas, Atlanta, Chicago, Dallas, Miami, Boston, v.v.
trong đó quan trọng nhất là New York, Los Angeles và gần đây là Las Vegas.
3.2.2 Chính sách quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu
11

Nhà nước các bộ ban ngành liên quan cần khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất
hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế,

đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất từ đó đưa ra chiến lược phát triển, quy
hoạch vùng nguyên liệu sản xuất hàng TCMN.
3.2.3 Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Chỉ trên cơ sở quy hoạch các làng nghề ổn định sản xuất mới tạo ra khối lượng sản phẩm lớn
tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu. Mặt khác việc quy hoạch tập trung làng nghề sẽ tạo tính liên kết
các công ty TNHH nhỏ, hợp tác xã và chủ yếu là hộ gia đình, sẽ dễ dàng trong việc đáp ứng các đơn
hàng có số lượng tương đối lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh từ các đối tác nhập khẩu từ thị
trường Hoa Kỳ.
3.2.4 Chính sách về hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Khuyến khích Nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề; các lớp đào tạo thợ lành nghề, giáo
viên dạy nghề và người thiết kế mẫu trong các làng nghề và hoạt động tư vấn phát triển sản phẩm.
3.2.5 Chính sách xử lý ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
Để phát triển bền vững nhà nước cần có các quy định, quản lý chặt chẽ và chính sách hỗ trợ
giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề.
3.3 Một số giải pháp vi mô
3.3.1 Chủ động tìm hiểu nghiên cứu thị trường, mở rộng mạng lưới tiếp thị tại Hoa Kỳ
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải tạo được ấn tượng
của sản phẩm với người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần nắm bắt thị hiếu, văn hóa của người dân địa
phương, nơi doanh nghiệp sẽ đưa hàng đến. Từ đó sẽ có chiến lược tiếp thị phù hợp. Đặc biệt, doanh
nghiệp trong nước cần mở rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ, kết hợp nhiều
doanh nghiệp nhỏ và vừa để thành lập các tập đoàn có tiềm lực để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường.
3.3.2 Nâng cao năng lực thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với thị trƣờng Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên nghiên cứu những giá trị nghệ
thuật và đặc tính văn hoá của các dân tộc sống ở Hoa Kỳ để lồng ghép vào sản phẩm xuất khẩu.
3.3.3 Chủ động phát triển kênh phân phối thích hợp tại thị trường Hoa Kỳ
Hàng thủ công, mỹ nghệ, quà tặng và đồ gia dụng của Việt Nam bán được vào Hoa Kỳ đa
dạng, phong phú hơn về chủng loại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu hệ thống phân phối và
tìm cách tiếp cận hệ thống bán lẻ ở Hoa Kỳ để nắm bắt nhu cầu mặt hàng mới, mẫu mã mới, mức giá
bán và xu hướng tiêu thụ của thị trường, nhằm chủ động sản xuất các mặt hàng mới phù hợp thị hiếu
tiêu dùng.

3.3.4 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản
phẩm xuất khẩu
12

Chất lượng giá cả là những vấn đề có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa
quyết định sức cạnh tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường. Trong thời gian tới để
nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
3.3.5 Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt
3.3.6 Tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ ở các doanh nghiệp
3.3.7 Tạo thƣơng hiệu và không ngừng nâng cao uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng Hoa Kỳ
3.3.8 Giải pháp về chính sách nhân sự

KẾT LUẬN
Mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là phát triển kinh tế
hướng mạnh vào xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Với những tiềm năng sẵn
có xuất khẩu TCMN đã và đang đóng góp không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt
Nam. Sự phát triển không ngừng của quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ là nền
tảng vững chắc cho xuất khẩu TCMN Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới.
Trên cơ sở những kiến thức đã học và điều tra khảo sát thực tiễn thực trạng sản xuất và xuất
khẩu một số mặt hàng TCMN tại một số làng nghề, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất, HTX và các
doanh nghiệp ở Hà Nội, Thái Bình. Sau một thời nghiên cứu đề tài: “ Xuất khẩu mặt hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
- Tổng quan lý luận về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị
trường Hoa Kỳ và vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng TCMN đối với nền kinh tế.
- Dựa trên các số liệu thống kê và khảo sát điều tra thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng TCMN sang thị trường Hoa Kỳ tại một số làng nghề, doanh nghiệp xuất khẩu từ đó phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng TCMN hiện nay.
- Tổng hợp và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam

sang thị trường Hoa Kỳ trong các năm tới.
Để hoàn thành được bài luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn: TS. Đào Thị Bích Thủy là
người đã hướng dẫn, định hướng và luôn theo sát quá trình nghiên cứu của tác giả; Anh Lê Hoàng
Lân là cán bộ Tổng cục thống kê, người đã giúp đỡ tác giả trong việc tìm kiếm và thống kê số liệu;
Anh Lê Khắc Quý là cán bộ Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là người đã giúp
đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình điều tra khảo sát; cùng rất nhiều các cán bộ, chủ hộ kinh doanh,
các cơ sở tại các làng nghề: Đồng Kỵ, Bát Tràng, Phúc Túc, Ninh Sở, Thượng Hiền, Phú Lãm… tại
Hà Nội và Thái Bình đã tận tình giúp đỡ tác giả trong việc điều tra, khảo sát thực tế. Mặc dù đã cố
gắng rất nhiều nhưng vì trình độ, kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
13

thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc quan tâm để cho
đề tài được hoàn thiện hơn.

References.
2 Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác -Lênin, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội.
3 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và
phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb chính trị quốc gia.
4 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên nông nghiệp
Việt Nam, Nxb thống kê.
5 Bộ Thương Mại (2000), Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ.
6 Bộ Thương mại (2000), Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 -
2010.
7 Bộ thương mại Việt Nam (2004), Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ.
8 Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
(2004), Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa
nông thôn ở nước CHXHCN Việt Nam.
9 Văn Vượng Bùi (2000), Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Nxb thanh niên.

10 Cục xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại (2002), Sản phẩm và làng nghề Việt Nam;
11 Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm thương mại quốc tế, Bộ Công thương (2006), Chiến lược
xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
12 Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam, United States Agency for International Development (2005),
Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb chính trị quốc gia.
13 Vũ Anh Dũng, Khu Thị Tuyết Mai (2009), Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
14 Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc(2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia.
15 Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Mơ, Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Thương mại, (2001) Chính sách xuất nhập khẩu
của Hoa Kỳ và những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường
Hoa Kỳ trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
17 Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc.
18 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam - Hoa Kỳ quan hệ thương mại đầu tư, Nxb khoa học xã hội.
19 Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb thống kê, Hà Nội.
14

20 Hoàng Kim Trần, Tổng quan quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Hội khoa học kinh tế
Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển (2002),
21 Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam (2005), Đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và việc xây dựng các làng nghề Việt Nam.
22 Vũ Hùng Kiên Trung, Trường ĐH Ngoại Thương (2004), Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam, luận văn tốt nghiệp.
23 Vũ Thị Bích Vân, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2005), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 2006-2015, luận văn tốt nghiệp.
24 Viện kinh tế học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2008), Nghiên cứu kinh tế,
tập 48, Số phát hành 1-6.
Website
25 , Bùi Văn Hùng (2007), “Thủ công mỹ nghệ Việt Nam - một tiềm

năng cần phát triển “
26 , H.A (2010), “ Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam : Khơi rộng đường
sang Mỹ”
27 , Lê Hiền (2009), “ Làm thế nào để xuất khẩu 1,5 tỷ USD hàng thủ công
mỹ nghệ”
28 , Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh (2010), “Mây tre lá - Mỹ - Yêu cầu tiếp cận thị trường”
29 , Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh (2010), “Hàng mây, liễu gai hs 460210 – thị trường Hoa Kỳ, người mua hàng”
30 , Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh (2010), “Hàng mây, liễu gai hs 460210 – thị trường Hoa Kỳ, thống kê thương mại và
đối thủ cạnh tranh”
31 , Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ công thương
(2012), “Tình hình thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Mỹ 6 tháng đầu năm 2012”
32 , Hiền Hòa (2012), “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống”
33 , Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các Làng nghề thủ công
truyền thống Việt Nam (2009), “Tư vấn quy hoạch làng nghề gắn với vùng nguyên liệu cả nước”
34 , Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại – Bộ công thương
(2009), “Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những giải pháp quan trọng để mở rộng
thị trường”
35 Báo Thông tin
thương mại (2009)
15

36 , Báo An Giang (2009),
“Thủ công mỹ nghệ và làng nghề”
37 , Tổng cục thống kê
38 , Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
39 , Cục xúc tiến thương mại
40 , Thương vụ Việt Nam - Hoa Kỳ

41 , International trade centre
42 , Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
43 , Tổng cục Hải quan

×