i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT GHÉP VÀ TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
ĐH – CĐ Đại học – Cao đẳng
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GD – ĐT Giáo dục – đào tạo
ILO Tổ chức lao động quốc tế
USD Dollar Mỹ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
ii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
Bảng 2: Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
phân theo giới tính và thành thị, nông thôn (*)ngành kinh tế
Bảng 3: Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực Nhà nước
phân theo
Bảng 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi
Bảng 5:Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo vùng
Bảng 6: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo khu
vực kinh tế
Bảng 7: Tổng thu nhập quốc gia theo giá thực tế
iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi
Biểu đồ 1.2: Số người thất nghiệp
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ việc làm phân theo ngành từ năm 2000-2007 (%)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu giới tính (%)
Biểu đồ 1.5: Phân bố việc làm theo khu vực thành thị và nông thôn (%)
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết quả dự kiến 4
7. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA 6
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 6
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
6
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
9
1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 10
1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH và hội
nhập ở nước ta
13
1.2.2. Những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế về
nguồn lực con người
15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở
VIỆT NAMTHỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 22
2.1.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 22
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
22
2.1.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 23
2.2. Sự biến động nguồn nhân lực Việt Nam 24
2.2.1. Sự biến động về lực lượng nguồn nhân lực Việt Nam
24
2.2.2. Sự biến động về cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam
27
v
2.2.3. Sự biến động của các yếu tố khác
31
2.3. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 33
2.3.1. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
33
2.3.2. Bảo trợ xã hội và vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động
38
2.3.2.1. Bảo trợ xã hội 38
2.3.2.2. Vấn đề đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động 40
2.3.3. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
41
2.3.4. Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam
43
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 45
3.1. Quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực của nước ta trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 45
3.2. Những đề xuất về vấn đề nguồn nhân lực ở Việt Nam 50
3.2.1. Về phía Chính phủ
51
3.2.1.1. Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực 51
3.2.1.2. Giáo dục và đào tạo 58
3.2.1.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe 64
3.2.1.4. Toàn cầu hóa và hội nhập 66
3.2.2. Về phía Doanh nghiệp
67
3.2.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực 67
3.2.2.2.Chế độ tiền lương và các đãi ngộ khác 70
3.2.2.3. Môi trường làm việc 72
3.2.2.4. Tâm lý cho người lao động 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, do sự tác động, chi phối bởi những đặc điểm mới của thời
đại và do những nhu cầu mới của sự phát triển đất nước, cùng với những
bài học rút ra từ thực tiễn phát triển của Việt Nam và qua kinh nghiệm của
nhiều nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thực tiễn cũng
như trong lý luận, đã có những thay đổi đáng kể về nội dung và giải pháp.
Cùng với đó, vị trí, đặc điểm các nguồn lực của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa cũng được nhìn nhận lại một cách rõ ràng hơn. Trong đó con người
vừa được coi là nguồn lực nội tại, cơ bản quyết định sự thành công của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vừa là đối tượng
mà chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế phải
hướng vào phục vụ.
Với tư cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, việc phát triển nguồn nhân lực thể hiện vai trò
này ở cả phương diện chủ thể lẫn khách thể của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay rất hạn
chế; việc khai thác và phát triển nguồn nhân lực lại đang là vấn đề gây
bức xúc, nếu được giải quyết tốt sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho
sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Vậy làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu
cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế?Giải đáp được câu hỏi này thực sự là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn trực tiếp.
Vì lẽ đó mà chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” làm
đề tài để nghiên cứu.
2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở
nước ta trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Về không gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu về vấn đề phát triển
nguồn nhân lực thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam.
Về thời gian, giai đoạn nghiên cứu trọng tâm từ 2000 – 2020, bên cạnh
đó các giai đoạn khác cũng được đề cập đến để hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề
trong đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ sự cần thiết phải phát triển
nguồn nhân lực và thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay;
trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhất để phát triển nguồn
nhân lực có hiệu quả đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguồn nhân lực vốn là một đề tài quen thuộc được nhiều nghiên cứu
khoa học ở trong nước cũng như ngoài nước đề cập đến. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập có tính cạnh tranh cao như hiện nay cùng với sự
chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở nước ta thì việc nghiên cứu nguồn nhân
lực là thực sự cần thiết.
Phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ với chuyển đổi mô hình
tăng trưởng là đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu, như triết học, kinh tế,
giáo dục,… Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau của các ngành này,
3
những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong mối quan hệ với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam ngày càng rõ nét.
Cuốn “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, là thành quả
nghiên cứu trong hơn 10 năm (1991 – 2000) của tác giả Phạm Minh Hạc.
Trong cuốn sách này, tác giả Phạm Minh Hạc tập trung trình bày khái quát
lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học xã hội nghiên cứu con
người trên thế giới và ở Việt Nam; một số kết quả trong chương trình nghiên
cứu con người và nguồn nhân lực; từ đó,đưa ra một số đề xuất và kiến nghị về
chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn nhân
lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nói tới những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, chúng ta còn có
thể kể đến những công trình sau: Bài viết “Những vấn đề văn hóa và phát
triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của
Phạm Thành Nghị trên Tạp chí Phát triển giáo dục, số 8, 2004; Luận án tiến
sĩ kinh tế “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam” (2005) của Lê Thị Ngân… Các công trình nghiên cứu này đã đưa
ra những khái quát lý luận về nguồn nhân lực.
Cuốn sách“Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới: Những vấn
đề lý luận” do Nguyễn Ngọc Phú chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2010,… trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nhân
tài của đất nước cho phát triển xã hội và xây dựng, quản lý phát triển xã hội
ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
Bên cạnh đó, còn có những nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn
nhân lực ở nước ngoài, để từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học quý giá. Bài
viết có tiêu đề “Bài học phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc” trên
Tạp chí Cộng sản, số 3, 2004 là một ví dụ điển hình.
4
Ngoài ra trong cuốn “Cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực” do Vũ
Thanh Sơn chủ biên, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011, trên cơ sở
trình bày khái niệm nguồn nhân lực theo quan điểm của ILO, UNDP, các
tác giả đã đưa ra quan điểm chung nhất về nguồn nhân lực là tổng hòa
trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí
lực, năng lực và kỹ năng) với tính năng động xã hội của con người (nhân
cách, văn hóa, giá trị); đồng thời, chỉ ra những đặc điểm của nguồn nhân
lực và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài về
phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do đề tài thuộc lĩnh vực khoa học, xã hội nền phương pháp được sử
dụng chủ yếu là phương pháp phân tích, đồng thời kết hợp thu thập dữ liệu,
nghiên cứu, đánh giá, so sánh.
6. Kết quả dự kiến
Với mục đích nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu mong muốn đạt
được những kết quả nghiên cứu sau:
Làm rõ các khái niệm “nguồn nhân lực”, “phát triển nguồn nhân
lực”; “sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực” thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay;
Nêu lên thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay;
Đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp
ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, công
trình nghiên cứu gồm 3 chương:
5
Chương 1: Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhâp quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.
6
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự
phát triển như: nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, khoa học - công
nghệ, con người … Dù ở thời đại nào, nguồn nhân lực luôn được coi là
quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội cũng như tạo dựng vị thế trên trường quốc tế của một quốc
gia. Một quốc gia, cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
được trang bị máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng không có
những con người có đủ trình độ, đủ khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực đó thì khócó thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Trước khi xem xét đến khái niệm nguồn nhân lực, ta cần phải làm
rõ sự khác nhau giữa nguồn nhân lực, nguồn lực con người và tài nguyên
con người. Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn cung cấp sức
lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát
triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển
bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã
hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân
cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã
hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động; là
tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực được huy động vào quá trình lao
động. Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với hàm ý nhấn
mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một
nguồn tài nguyên, của cải quý giá cần phải được khai thác và sử dụng một
7
cách hợp lý và hiệu quả. Có thể nói, nguồn “tài nguyên con người” là
nguồn tài nguyên đặc biệt, là cơ sở cho sự phát triển của một đất nước.
Tóm lại, nguồn nhân lực chính là sự tổng quan bao hàm của nguồn tài
nguyên con người và nguồn lực con người.
Về khái niệm nguồn nhân lực, trên thực tế, là một phạm trù tương
đối rộng và đa dạng. Xung quanh khái niệm này, hiện vẫn còn nhiều quan
niệm khác nhau, cả theo nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Các quan niệm đó tuy có
sự khác nhau về ngôn từ, cách thể hiện, nhưng nhìn chung, đều đề cập đến
yếu tố thể chất và tinh thần của con người, phản ánh thể lực, trí lực, tâm
lực,… ở con người, nhờ đó tạo ra được sức mạnh với tư cách một nguồn
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, theo định nghĩa của Liên Hợp
Quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,
năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của
mỗi cá nhân và của đất nước”. Khái niệm này dựa trên lý luận về lực lượng
sản xuất, con người được coi là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan
trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất,
quyết định quá trình sản xuất, do đó quyết định năng suất lao động và tiến
bộ xã hội. Trong khi đó, ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là
toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của
mỗi cá nhân. Ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên
cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên
nhiên. Như vậy, khái niệm nguồn nhân lực theo ngân hàng thế giới được
đặt trong lý luận về vốn, con người được đề cập đến như một loại vốn (“tư
bản người”) – yếu tố đóng vai trò quyết định của quá trình sản xuất và kinh
doanh. Khái niệm nguồn nhân lực, theo tổ chức lao động quốc tế, là toàn bộ
những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Kinh tế phát
triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy
định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên
8
hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm
việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động
được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến
thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số
những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc
đang tích cực tìm kiếm việc làm, được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất
lượng. Như vậy theo kinh tế phát triển thì nguồn nhân lực và nguồn lao
động là hai khái niệm không đồng nhất. Cụ thể, một số trường hợp được
coi là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là:
những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm,
tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ
tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…
Như vậy, nghiên cứu khái niệm nguồn nhân lực, ta xét trên những
phương diện:
Thứ nhất, khái niệm nguồn lực con người phản ánh khía cạnh cơ cấu
dân số và cơ cấu lao động trong các ngành ; cơ cấu trình độ lao động, cơ
cấu độ tuổi lao động, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các ngành kinh
tế và khu vực kinh tế…
Thứ hai, khái niệm nguồn lực con người phản ánh phương diện chất
lượng dân số trong hiện tại và tương lai, thể hiện qua: sức khỏe (cả về thể
chất lẫn tinh thần), mức sống, tuổi thọ, trình độ giáo dục, trình độ học vấn,
trình độ phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo, chuyên môn nghề nghiệp, khả
năng thích nghi, kỹ năng lao động, văn hóa, lối sống, đạo đức, trong đó, 3
yếu tố: trí lực, thể lực, đạo đức được coi là quan trọng nhất, quyết định sức
mạnh của nguồn lực con người. Điều đó cũng có nghĩa là khi nói đến
nguồn nhân lực, ta phải xem xét đến sức lao động của con người trên cả hai
phương diện là thể lực và trí lực và chất lượng con người, bao gồm sức
khỏe, tinh thần, trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Việc xem xét nguồn nhân
9
lực trên phương diện chất lượng dân số góp phần định hướng cho việc sử
dụng nguồn tài nguyên con người đúng đắn và hiệu quả.
Tổng hợp lại, ta có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và
trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,
trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một
dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh
thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, con người được coi là một nguồn tài
nguyên đặc biệt. Nói cách khác, chăm lo đầy đủ đến yếu tố con người là
yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh của một quốc gia. Bởi
vậy, phát triển nguồn nhân lực hay phát triển nguồn lực con người ngày
nay được coi là quốc sách hàng đầu của nước ta. Đại hội Đảng XI khẳng
định tiếp tục ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế 2011-2020 được
thong qua tại đại hội Đảng lần thứ XI” ghi rõ: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột
phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và là lợi thế cạnh
tranh quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững”. Đầu tư cho con người là sự đầu tư mang tính chiến lược, là tiền đề
cho sự phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực cũng giống như khái niệm
nguồn nhân lực, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Phát triền nguồn
nhân lực có thể hiểu là nâng cao trình độ con người về mọi mặt: thể lực, trí
lực và tâm lực, đồng thời phân bố, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả
nhất nguồn nhân lực thong qua hệ thống phân công lao động và giải quyết
việc làm để phát triển kinh tế - xã hội. Theo Liên Hợp quốc, phát triển
nguồn nhân lực chính là việc sử dụng tiềm năng của con người nhằm thúc
10
đẩy kinh tế - xã hội phát triển và nâng cao chất lượng sống của con người.
Với một số học giả khác, phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị của
con người trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn
làm cho con người có được những phẩm chất mới, tốt đẹp hơn, năng lưc
được nâng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của nền kinh
tế - xã hội hiện tại.
Tóm lại, dù được hiểu trên phương diện nào thì tổng quát nhất phát
triển nguồn nhân lực chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng của
nguồn nhân lực trên tổng thể các mặt trí lực, thể lực, kỹ năng, kiến thức,
tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn
nhân lực. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo lập và
sử dụng năng lượng toàn diện của con người vì sự phát triển kinh tế - xã
hội và vì sự hoàn thiện bản thân của mỗi con người.
1.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Con
người luôn được coi là mục tiêu, là “trung tâm của chiến lược phát triển và
là chủ thể của phát triển”. Nguồn nhân lực luôn được coi là nguồn lực quan
trọng nhất khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Đây
là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế của nước ta.
Tuy nhiên, trước hết cần phải hiểu công nghiệp hóa là gì, hiện đại
hóa là gì? Từ xưa, con người đã ý thức được rằng không có công nghiệp thì
kinh tế không thể phát triển được. Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn
lực được phân bổ đồng đều hơn: cụ thể nguồn lực sẽ phân bổ là nhiều hơn
cho khu vực công nghiệp và ít hơn cho các khu vực khác. Cho đến nay, có
11
tới hàng chục định nghĩa về công nghiệp hóa được đưa ra tại những thời
điểm khác nhau. Có thể nói công nghiệp hóa là khái niệm mang tính lịch
sử, luôn có sự thay đổi cùng sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Công
nghiệp hóa trước được hiểu đơn giản chính là quá trình nâng cao giá trị
tuyệt đối sản lượng nông nghiệp. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế - xã
hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ
bé sang nền kinh tế công nghiệp. Sự chuyển biến xã hội này đi đôi với việc
phát triển công nghệ, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp nặng:
luyện kim, năng lượng,… Tại hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung
ương khóa VII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động
xã hội cao”. Nói một cách đơn giản thì công nghiệp hóa chính là sự phát
triển của các lực lượng sản xuất từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện. Từ định nghĩa về công nghiệp hóa tại hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương khóa VII, cốt lõi của công nghiệp hóa chính là cải
biến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến,
hiện đại để đạt được năng suất lao động cao. Định nghĩa này đồng thời xác
định được công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa và
hiện đại hóa là hai khái niệm không tách rời nhau nhưng cũng không hoàn
toàn đồng nhất với nhau. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa hiện đại hóa là làm
cho cái gì đó mang tính chất của thời đại ngày nay. Hiện đại hóa hiểu theo
nghĩa rộng chính là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội. Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là
12
làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế đạt được
trình độ tiên tiến của thời đại. Nói cách khác, đây chính là khía cạnh kinh tế
- kỹ thuật của hiện đại hóa. Thực chất, hiện đại hóa chính là quá trình phản
ánh sự vận động và phát triển của con người thông qua những tiến bộ về
khoa học – kỹ thuật cũng như những công nghệ mới được áp dụng vào
trong sản xuất. CNH, HĐH là hai quá trình nối tiếp nhau, đan xen nhau,
lồng ghép nhau. Hiện đại hóa chính là một phương thức để loài người
chống lại sự tụt hậu trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ
hiện đại diễn ra trên toàn thế giới. Xét trên khía cạnh lịch sử thì quá trình
hiện đại hóa chính là bước chuyển tiếp của quá trình công nghiệp hóa; công
nghiệp hóa có trước, hiện đại hóa có sau; công nghiệp hóa mang tính lịch
sử và hiện đại hóa mang tính thời sự.
Song song với quá trình CNH, HĐH là quá trình hội nhập quốc tế.
Hội nhập, theo quan điểm đơn giản nhất chính là gắn kết các quốc gia lại
với nhau trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng, văn
hóa – xã hội,… Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu ra đời
bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nước ta đang tích cực, chủ
động trong hội nhập quốc tế theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI. Xét từ cá nhân, muốn tồn tại và phát triển phải liên kết
với nhau thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau thành xã hội
và các quốc gia dân tộc. Các quốc gia liên kết với nhau tạo thành thực thể
quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Có thể nói, chúng ta đang
sống trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập toàn cầu. Hội nhập trở thành xu
thế và là điều tất yếu của xã hội ngày nay. Các nước không còn con đường
nào khác là tham gia hội nhập quốc tế. Hội nhập chi phối toàn bộ quan hệ
quốc tế và có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới nói chung và các chủ thể
tham gia nói riêng, cụ thể ở đây là từng quốc gia và vùng lãnh thổ.
13
1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH và
hội nhập ở nước ta
Chúng ta đang sở hữu một loạt các loại nguồn lực thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Sự thành công của quá trình CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế đòi hỏi không chỉ một môi trường chính trị ổn định mà cần
phải có nguồn lực con người, nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật,… Các nguồn lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
cùng tham gia vào quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế tuy nhiên mức
độ ảnh hưởng và vai trò của chúng thì không giống nhau, trong đó nguồn
nhân lực giữ vai trò quyết định. Tuy vậy, cần phải lưu ý rằng mặc dù nguồn
lực con người giữ vai trò quyết định không có nghĩa là tách rời nguồn lực
con người ra khỏi các nguồn lực khác. Trái lại, phải đặt nguồn lực con người
trong mối tương quan với các nguồn lực hiện có. Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa,
vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là
kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân
tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương
diện chính trị, kinh tế, luật pháp, kỷ cương, biến thành nguồn lực nội sinh
quan trọng nhất của sự phát triển”. Có thể nói, trong quá trình kinh tế - xã
hội nguồn nhân lực vừa là chủ thể nhưng đồng thời cũng là khách thể. Như
mọi quốc gia khác trên thế giới, sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
đều phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực và do nguồn lực này quyết định.
Những nguồn lực khác như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
lý,… tồn tại dưới dạng tiềm năng là chủ yếu. Chúng chỉ phát huy tác dụng
khi được khai thác đúng cách, thông qua sự chỉ đạo của con người. Nói
cách khác, nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý sẽ trở
nên vô nghĩa nếu không được kết hợp với nguồn nhân lực. Con người là
nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và có khả năng kết hợp các
14
nguồn lực lại với nhau. Vì thế, trong các yếu tố cấu thành nên lực lượng
sản xuất thì người lao động được coi là lực lượng sản xuất quan trọng
nhất, “là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại”. Con người không
chỉ đóng vai trò quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn
lực tự nhiên và các nguồn lực hiện có mà còn góp phần tạo ra các nguồn
lực mới trong xã hội. Trước xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa vai trò của
con người trong việc khai thác, sử dụng những nguồn lực tiềm năng kể
trên là không thể phủ nhận. Xét đến cùng, khái niệm “nguồn lực” có thể
sẽ không còn tồn tại nếu thiếu đi “con người”, thiếu đi trí tuệ và lao động
con người, đặc trưng cho nguồn nhân lực. Các nguồn lực: nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,… là những nguồn lực hữu hạn, do thiên
nhiên ban tặng và không thể tái tạo được, có khả năng bị khai thác cạn
kiệt. Trong khi đó, nguồn nhân lực lại là nguồn lực vô tận, có thể tái tạo
được. Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn khi nó được vật thể
hóa, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chất lượng của nguồn nhân
lực được đại diện bằng kết tinh hàm lượng trí tuệ trong đó. Nhắc đến tính
vô tận, tính không bị cạn kiệt, tính khai thác không bao giờ hết của nguồn
nhân lực chính là nhắc đến trí tuệ con người. Nhà tương lai học người Mỹ
- Alvin Toffler khẳng định rằng, mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị
khai thác cạn kiệt, chỉ có trí tuệ con người là không bao giờ cạn kiệt và
“tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết”. Nhận thấy rõ tầm quan trọng
của tri thức, ngày nay các quốc gia đều tìm cách nâng cao hàm lượng trí
tuệ của nguồn nhân lực cụ thể là đội ngũ lao động. Kinh nghiệm của nhiều
nước đi trước cho thấy sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định chính sách, đường lối, hay chính
là phụ thuộc vào năng lực nhận thức, tầm nhìn xa và khả năng hoạt động
của con người đề ra chủ trương, đường lối đó.
15
Tóm lại, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình
CNH, HĐH và tiến trình hội nhập quốc tế, là nguồn lực có thể nói là vô
tận, có khả năng tái tạo và không bị cạn kiệt. Trên hết, nguồn nhân lực
chính là chất keo kết dính các nguồn lực khác với nhau. Các nguồn lực
khác sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí khái niệm nguồn lực không còn tồn tại
nếu thiếu đi “con người”.
1.2.2. Những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc
tế về nguồn lực con người
Quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế bản thân nó đặt ra những
đòi hỏi khách quan về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực. Trong
thời kỳ hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa; thời kỳ
hội nhập quốc tế trở thành ưu tiên hàng đầu; thời kỳ phát triển con người
xu thế trí tuệ hóa lao động, đi đôi với dân chủ hóa và nhân văn hóa đời
sống xã hội, đặc biệt là kết hợp khai thác giá trị truyền thống và yếu tố hiện
đại phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Trong điều kiện đó, để đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực nước ta cần phải có
những thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhất định, khác với thời
kỳ trước.
Đầu tiên, người lao động Việt Nam nói chung phải có phẩm chất đạo
đức tốt và trên hết là phải có một lòng “nồng nàn yêu nước”, có tinh thần tự
cường dân tộc như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói. Không chỉ vậy, trong
bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là người lao động phải có lòng tự tôn dân
tộc quyết đưa nước ta ra khỏi đói nghèo, lạc hậu để hoàn thành sự nghiệp
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, để “sánh vai cùng các cường quốc năm
châu” khác. Lòng yêu nước tuy là một tình cảm rất tự nhiên, nhưng mặt
khác, quan trọng hơn, chính là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi lịch
sử. Yêu nước, thương nòi trở thành một giá trị cơ bản trong hệ giá trị
16
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó phải thấm sâu vào
con tim, khối óc, và phải được thể hiện bằng việc làm, hành vi cụ thể,
không phải một tình yêu trừu tượng chỉ được thể hiện bằng lời nói suông.
Không có lòng yêu nước, sự nghiệp CNH, HĐH khó có thể thành công và
dĩ nhiên tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ta sẽ gặp nhiều trở ngại.
Lòng yêu nước là phẩm chất hết sức quý báu, “bắt nguồn từ tình yêu nhà,
yêu quê hương; những tình yêu cụ thể hợp thành tình yêu lớn, tình yêu Tổ
quốc,…” Nói cách khác, lòng yêu nước chính là phẩm chất quý báu của
dân tộc Việt Nam nói chung và lao động Việt Nam nói riêng. Bài học về
lòng yêu nước ta đã thấy ở một cường quốc châu Á đó chính là Nhật Bản.
Đứng dậy từ đống hoang tàn đổ nát – hậu quả mà hai quả bom nguyên tử
để lại, sau 60 năm, Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 2 trên
thế giới. Đạt được thành tựu này là do họ luôn coi trọng việc giáo dục nhân
dân nói chung và người dân lao động nói riêng về đạo lý, văn hóa và trách
nhiệm công dân, giúp công dân hiểu và thấm nhuần truyền thống dân tộc.
Có thể nói, đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự
thành công và làm nên điều gọi là “thần kỳ Nhật Bản”. Tuy nhiên, cần phải
nói thêm, ở các quốc gia khác nhau thì tình yêu nước và tinh thần dân tộc
được biểu hiện khác nhau. Thậm chí trong cùng một quốc gia, mỗi dân tộc
lại biểu hiện lòng yêu quê hương Tổ quốc theo những cách hết sức khác
nhau. Và mỗi một thời kỳ lịch sử thì tình yêu ấy lại có sự đổi khác. Thời kỳ
chống giặc ngoại xâm, tình yêu nước được thể hiện qua lòng dũng cảm,
dám hy sinh thân mình để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, “quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính nhờ tinh thần đó mà trong suốt chiều dài
lịch sử, nước ta đánh đuổi được giặc Nam Hán tấn công, 3 lần đánh thắng
quân Nguyên Mông, đánh thắng thực dân Pháp, “đánh cho Mỹ cút, đánh
cho Ngụy nhào” để rồi có đại thắng mùa xuân 1975. Những trang vàng lịch
sử chói lọi đại diện cho lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam
17
trong thời chiến. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước được
giải phóng, hòa bình được lập lại thì tinh thần yêu nước là chiến đấu là hy
sinh không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những giá trị truyền thống, cần phải
bổ sung thêm những giá trị mới để phù hợp với xu thế của thế giới. Lòng
yêu nước hiện nay không thể hiện của việc dũng cảm đánh giặc mà được thể
hiện qua sự dũng cảm vượt qua chính mình, vượt qua những tính toán,
những mưu mô toan tính, đầu óc hẹp hỏi, bảo thủ, trì trệ, yếu kém về trí tuệ,
không chịu đào sâu suy nghĩ, không chịu đổi mới tư duy. Không chỉ thế,
người Việt Nam ta nói chung và người lao động nói riêng cần phải đoàn kết
hợp tác, trên tinh thần “một cây làm chẳng nên non – ba cây chụm lại nên
hòn núi cao” cố kết cộng đồng chặt chẽ bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa như
hiện nay hợp tác để cùng phát triển là điều tất yếu. Một người lao động dù có
giỏi chuyên môn đến mấy nhưng nếu thiếu sự hợp tác với cộng đồng thì
cũng không thể thành công. Đi từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam ta
trở thành nước đang phát triển, thành công bước đầu này là kết quả của thái
độ không cam chịu đói nghèo, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, để có thể
“sánh vai với các cường quốc năm châu” thì người lao động nước ta còn cần
nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn – điều này phần lớn lao
động nước ta chưa đáp ứng được, nỗ lực tiến quân vào khoa học – công
nghệ, lao động chăm chỉ, hăng say, đặc biệt, người Việt Nam nói chung và
người lao động nói riêng cần phải có phẩm chất cần – kiệm – liêm – chính
như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn. Trước sự cám dỗ đời thường và
những tư tưởng không phù hợp với thể chế xã hội của nước ta, người lao
động ngày nay còn phải thể hiện một bản lĩnh vững vàng, chắc chắn.
Khái quát hóa, tinh thần yêu nước, theo chiều dài lịch sử đã được
nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn và tự hào dân tộc đi
từ thời loạn đến thời bình có những sự khác biệt. Bên cạnh những giá trị
truyền thống, cần phải tiếp thu những cái mới để kịp thời đổi mới tư duy
18
bắt kịp với xu thế của xã hội, phục vụ cho quá trình CNH, HĐH và tiến
trình hội nhập quốc tế của nước ta. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phẩm chất
đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng thôi là chưa đủ, vẫn còn cần
những yếu tố khác của người lao động phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực phải theo hướng tiếp thu
và phát huy giá trị truyền thống đồng thời đổi mới tư duy để bắt kịp với
thế giới.
Quá trình CNH, HĐH đang diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa. Do đó,
đòi hỏi người lao động Việt Nam phải chủ động tham gia hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh với bên ngoài trong điều
kiện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặt ra những đòi hỏi về chất
lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Một vấn đề nữa được đặt ra là thế nào để
hòa nhập mà không hòa tan, cùng lúc bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc mình
nhất là bảo vệ nền độc lập dân tộc, đồng thời cũng tiếp thu được những tri
thức, kinh nghiệm, sức mạnh của thế giới bên ngoài. Đó là vấn đề đặt ra cho
việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay.
Như đã nói ở trên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ tinh thần yêu nước thôi
chưa đủ để đưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH. Nếu chỉ phát triển
nguồn nhân lực theo tinh thần tự tôn dân tộc thôi thì nền kinh tế của nước ta
chưa thể có những chuyển biến rõ rệt. Trong điều kiện kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế sâu rộng, điều cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực theo
hướng chú trọng đến chất lượng, tay nghề, khả năng thích ứng và kỹ năng
lao động của người lao động. Tuy nhiên, với mỗi thành phần lao động khác
nhau thì mức độ yêu cầu chuyên sâu của mỗi loại năng lực cũng khác nhau.
Điều này dẫn tới đòi hỏi của việc cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng
chuyên sâu. Nòng cốt của đội ngũ lao động chính là đội ngũ tri thức trên các
lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa – nghệ thuật, kinh tế - xã hội. Điều
cần thiết là phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
19
Đây là lực lượng xung kích trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên
tiến, thực hiện việc ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện nước ta, là bộ phận
mang tính hướng đạo cho những bộ phận có năng lực, trình độ thấp hơn đi
lên, bắt kịp dòng chảy chung của thời đại.
Một yếu tố không thể thiếu của việc phát triển nguồn nhân lực trong
quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế chính là phát triển nguồn nhân lực
đi đôi với đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Sức khỏe nói chung được
hiểu không phải chỉ đơn thuần là tình trạng không có bệnh tật mà còn là sự
thoải mái, hoàn thiện về thể chất, tâm thần. Mọi người lao động, dù là lao
động cơ bắp đơn thuần hay thiên về trí óc đều phải được đáp ứng nhu cầu về
sức khỏe như trên. Sức khỏe chính là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát
triển trí tuệ, là phương tiện để biến sức mạnh thành vật chất. Người lao động
cần phải có sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Phát triền nguồn nhân
lực phải chú trọng đến sức khỏe người lao động là yêu cầu đầu tiên trong
quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐHvà hội nhập quốc
tế không có nghĩa là đặt nguồn nhân lực độc lập với thiên nhiên. Phát triển
nguồn nhân lực phải chú trọng đến bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ, cải thiện
môi trường sống vì mục tiêu phát triển bền vững. Nói cách khác, phát triển
nguồn nhân lực phải gắn với văn hóa sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách,
sống còn không chỉ của một quốc gia mà của toàn nhân loại. Con người, dù
là hình thức tiến hóa nhất của động vật nhưng cũng không thể tách rời được
với thiên nhiên, mà tồn tại như một bộ phận của tự nhiên, gắn bó chặt chẽ
với thiên nhiên, không thể tách rời thiên nhiên trong quá trình tồn tại và
phát triển của mình. Quá trình CNH, HĐH có những tác động tiêu cực đến
môi trường và hệ sinh thái. Hay nói cách khác “chúng ta đang giết dần giết
mòn bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta”. Không thể phát triển nguồn nhân lực độc
lập với thiên nhiên, phải đặt công cuộc bảo vệ thiên nhiên, môi trường song
20
song với công cuộc phát triển nguồn nhân lực. Phát triền nguồn nhân lực –
bảo vệ thiên nhiên là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Sự nghiệp CNH, HĐH và tiến trình hội nhập quốc tế khó có thể diễn
ra thuận lợi và thành công nếu thiếu giá trị nhân văn. Giá trị nhân văn là
thành quả người lao động tạo ra, vun đắp và gìn giữ. Điều đáng buồn là
một phần đông lao động Việt Nam chưa coi trọng giá trị nhân văn này. Do
vậy, phát triển nguồn nhân lực đồng thời cũng phải phát triển nhận thức, ý
thức và cả tâm thức cho người lao động. Sự nghiệp CNH, HĐH và tiến
trình hội nhập quốc tế ở nước ta đòi hỏi người lao động vừa phải biết kế
thừa, vừa phải phát huy truyền thống dân tộc, vừa phải nâng được giá trị
truyền thống đó lên một tầm cao hơn. Nói một cách khác, chủ nhân của đất
nước thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là những con người hội tụ đủ
những yêu cầu về trí lực cũng như thể lực, có khản năng lao động và có lập
trường chính trị vững vàng.
Tóm lại, đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa – hiên đại hóa và hội
nhập quốc tế với phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
Thứ nhất, phát triền nguồn nhân lực đi kèm với phát triền nguồn lực
khác trong đó con người làm chất keo kết dính các nguồn lực lại với nhau.
Các nguồn lực khác (nguồn vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
lý,…) chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triền khi và chỉ khi được kết hợp với
nguồn lực con người thông qua sự khai thác, tác động hợp lý của con người.
Thứ hai, ưu tiên phát triền nguồn nhân lực được coi là quốc sách
hàng đầu bởi nguồn lực con người (cốt lõi chính là trí tuệ) có tiềm năng vô
tận. Do đó, phát triển nguồn nhân lực bản chất chính là phát triển trí tuệ và
năng lực sáng tạo của con người. Trong quá trình CNH, HĐH, việc phát
triển nguồn nhân lực đòi hỏi trước hết phải kích thích sự sáng tạo của con
người, khai thác tốt nguồn tiềm năng trí tuệ to lớn của cộng đồng.