A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong tám Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ của Liên Hiệp Quốc,
những vấn đề liên quan tới lĩnh vực dân số được đề cập tới rất nhiều. Thật
vậy, ngày nay dân số đang nổi lên trở thành một trong những nhân tố quyết
định đến sự phát triển bền vững của một đất nước, có tác động sâu sắc và
trực tiếp lên tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ
được vấn đề quan trọng này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo
nghiêm túc công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Trong đó cơng tác tun
truyền dân số được các cấp ủy Đảng, Chính quyền coi là vũ khí chiến lược,
có tác động mạnh mẽ, đem lại hiệu quả cao khi thực hiện công tác này
Huyện Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình. Những
năm gần đây, tình hình dân số và cơng tác tun truyền dân số trong huyện
đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên với đặc thù của huyện, công
tác này vẫn cịn gặp nhiều trở ngại, khó khăn, nhất là đối với đồng bào công
giáo và bà con ngư dân làm nghề biển. Do đó, vấn đề bức thiết đang đặt ra
đối với huyện hiện nay là không ngừng tăng cường hiệu quả công tác tuyên
truyền dân số trên địa bàn huyện.
Từ những vấn đề đặt ra ở trên, với tư cách là sinh viên của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, được học trong chuyên ngành Chính trị học - Công
tác tư tưởng đào tạo ra những cán bộ tuyên truyền trong tương lai; lại là một
người con của Tiền Hải, nên em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. Những thơng tin trong đề tài hi
vọng sẽ trở thành nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho hoạt động lí luận và thực
tiễn của cơng tác này ở trong và ngoài huyện.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc làm rõ những vấn đề lý luận của công tác tuyên truyền
dân số ở nước ta hiện nay nói chung và huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình nói
riêng, từ đó đề tài đánh giá chân thực tình hình thực tế hiệu quả của công tác
này trên địa bàn huyện và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Căn cứ vào mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đề tài làm rõ cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền dân số
và vai trị quan trọng của cơng tác này
Thứ hai, đề tài tập trung phân tích thực trạng cơng tác tun truyền
dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất
lượng tuyên truyền về dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề: “Nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay”
4. Thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3 năm
2012
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
2
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng
thời kế thừa các cơng trình nghiên cứu khoa học trong và ngồi nước có liên
quan tới vấn đề dân số
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các tổng hợp các phương pháp như: quan sát, nghiên
cứu tài liệu, phân tích - tổng hợp, so sánh…
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận của công tác tuyên
truyền dân số, đồng thời trở thành nguồn tài liệu giúp ích cho các nghiên cứu
về sau liên quan tới nội dung đề tài. Qua đây đề tài đã làm sang tỏ thực trạng
của công tác tuyên truyền về dân số trên địa bàn huyện Tiền Hải, cung cấp
thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
7. Kết cấu đề tài
Với … trang giấy khổ A4, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về công tác tuyên truyền dân số
Chương 2. Thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền dân số ở
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay
3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN DÂN SỐ
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Chất lượng
Chất lượng (quality) là một khái niệm gây nhiều tranh cãi trên thế
giới. Tùy theo đối tượng sử dụng mà từ “chất lượng” có nhiều ý nghĩa khác
nhau. Người sản xuất thì coi nó là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định
và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Nhà quản
lí nhân lực thì lại đề cao tới năng lực và hiệu suất công việc khi đề cập tới
chất lượng với ý nghĩa là chất lượng con người. Tuy nhiên, chỉ có một khái
niệm được cơng nhận trên văn bản ở phạm vi tồn thế giới, đó là khái niệm
do Tổ chức Quốc tế và Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000:2000 đã
đưa ra: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có
liên quan”.
Đó là những khái niệm đề cập tới chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ
thống, còn trong phạm vi đề tài, ta chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng
của công tác tuyên truyền, mà cụ thể ở đây là chất lượng tuyên truyền dân
số. Do đó đẻ phục vụ cho đè tài nghiên cứu, ta công nhận khái niệm của Từ
điển điện tử Lạc Việt: “Chất lượng là giá trị về mặt lợi ích của con người,
đời sống” Như vậy chất lượng cũng là một hệ giá trị, mà hệ giá trị này được
đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của một loại đối tượng. Đôi khi người ta không
đề cập tới chất lượng tốt hay xấu mà lại sử dụng từ “Chất lượng phù hợp” ,
vì bản thân chất lượng của một con người hay một đội ngũ chỉ phù hợp với
các yêu cầu đối với một môi trường bên ngồi và bên trong nhất định chứ
khơng phải với mọi mơi trường (ví dụ như người kĩ sư được đánh giá có chất
4
lượng làm việc tốt, nhưng lại cho là tồi nếu anh ta tham gia vào lĩnh vực
điện ảnh). Mà nhu cầu thì ln ln biến động nên chất lượng cũng luôn
luôn biến động theo, tùy thuộc vào không gian, thời gian..
Tóm lại, khái niệm chất lượng là một khái niệm quan trọng đối với
một tổ chức hay một công việc. Có thể khẳng định như Emile Zola: “If I
cannot overwhelm with my quality, I will overwhelm with my quantity” –
“Nếu tơi khơng thể vượt trội nhờ số lượng thì tơi sẽ vượt trội nhờ chất lượng
của mình”
1.1.2. Tuyên truyền
Tuyên truyền theo tiếng La tinh (Prapaganda) là truyền bá, truyền đạt
một quan điểm nào đó. Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên
truyền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Tun truyền là đem một việc gì
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm”
Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô, tuyên truyền được hiểu theo
hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những
quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật…nhằm biến
những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể
của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan
điểm lí luận, nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quân nhất định phù
hợp với lợi ích, thế giới quan ấy. Theo quan điểm này, tuyên truyền theo
nghĩa hẹp chính là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng, hay nói
cách khác đây là cơng tác tun truyền – một trong ba bộ phận cùng với
công tác lí luận và cơng tác cổ động cấu thành nên công tác tư tưởng, là khái
niệm cần sử dụng trong đề tài.
1.1.3. Dân số và công tác tuyên tryền dân số
5
Theo Pháp lệnh dân số năm 2003
thì: “Dân số là tập hợp người sinh sống
trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý
kinh tế hoặc đơn vị hành chính”. Dân số
bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
- Quy mô dân số: Là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng
địa lý kinh tế, hoặc đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
- Cơ cấu dân số: Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi,
dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng
khác
- Phân bố dân cư: Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa
lý kinh tế hoặc đơn vị hành chính
- Chất lượng dân số: Là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ,
và tinh thần của tồn bộ dân số
Trước hết, để làm rõ khái niệm về công tác tun truyền dân số, ta cần
tìm hiểu về cơng tác dân số, công tác này “là việc quản lý và tổ chức thực
hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân
cư và nâng cao chất lượng dân số” (Pháp lệnh dân số năm 2003). Như vậy,
công tác tuyên truyền dân số là hoạt động có chủ đích của chủ thể tuyên
truyền tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng tuyên truyền
nhằm phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước,
trang bị cho quần chúng nhân dân những tri thức về lĩnh vực dân số nhằm
động viên thuyết phục, chuyển đổi nhận thức, thái độ và hành vi của họ để
thực hiện mục tiêu dân số.
1.1.4. Sự cần thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền dân số trong giai đoạn hiện nay
6
Thứ nhất, tuyên truyền dân số là con đường, phương pháp, cách thức
vô cùng hiệu quả đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước về vấn đề dân số đến với quần chúng nhân dân. Công tác dân
số luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm và coi đó là nhiệm vụ
quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Bước vào những năm đầu tiên
của thế kỷ 21 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam
2001 – 2010 và chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001 –
2010; tiêu biểu nhất là vào năm 2003, Pháp lệnh dân số đã được Quốc hội
thông qua. Cơng tác tun truyền dân số đã góp phần cụ thể hóa những quan
điểm, mục tiêu của chiến lược dân số thành những chính sách, chủ trương cụ
thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, giúp nhân dân dễ
biết, dễ hiểu và dễ làm theo.
Thứ hai, cơng tác tun truyền dân số góp phần to lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội. Dân số là một trong những lực lượng vật chất quyết định
đến sự tồn tại của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương
Đảng khóa VII đã nhận định "gia tăng dân số quá nhanh là một trong những
nguyên nhân quan trọng cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn
lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ,
văn hóa và thể lực của giống nịi. Nếu xu hướng này cứ diễn ra thì trong
tương lai khơng xa đất nước sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí
những nguy cơ về nhiều mặt". Tình hình chất lượng dân số tốt hay xấu sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế,văn hóa, vấn đề việc làm, giáo
dục và y tế,tài nguyên và môi trường, tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề xã hội
khác. Chính vì vậy để kinh tế phát triển, xã hội ổn định cần phải đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về dân số, giảm dần tỷ lệ gia tăng dân số và nâng cao
chất lượng dân số.
7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
TUYÊN TRUYỀN DÂN SỐ Ở HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
HIỆN NAY.
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác tuyên truyền dân số ở
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành và điều kiện địa lí - tự nhiên
Tiền Hải là vùng đất trẻ, mới
được bồi đắp. Lịch sử hình thành
huyện chỉ thực sự rõ nét từ thời nhà
Nguyễn, khi Doanh điền sứ Nguyễn
Công Trứ vào năm 1828 đưa dân đến
khai hoang lấn biển thuộc vùng Tiền
Châu lập nên các làng xã tại đây. Lúc đầu, Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương,
tỉnh Nam Định (cũ), gồm 7 tổng, huyện lị đặt tại ấp Phong Lai. Tới năm
1891, nhập thêm hai tổng: Đại Hoàng (chuyển từ huyện Trực Định, tức
huyện Kiến Xương ngày nay) và Đông Thành (từ huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định ngày nay) sang thành 9 tổng và thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình. Năm 1893, phủ Kiến Xương được cắt về tỉnh Thái Bình và từ đó Tiền
Hải trở thành một huyện của tỉnh Thái Bình.
8
Nguyễn Công Trứ coi vùng đất mới Tiền Hải cùng với Kim Sơn (Ninh
Bình) là những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Ngay ở tên gọi của 2 huyện này
đã nói lên điều đó (Tiền Hải là biển bạc, Kim Sơn là rừng vàng). Huyện Tiền
Hải có diện tích tự nhiên khoảng 225,9 km² (có tăng lên hàng năm nhờ quai
đê lấn biển) và dân số khoảng 204.200 người. Trong địa bàn huyện có con
sơng Lân, lấy nước từ sơng Hồng và sông Trà Lý, đổ ra biển Đông qua cửa
Lân. Tiền Hải nằm ở phía tây nam của tỉnh Thái Bình, giáp biển Đơng,
huyện Kiến Xương và huyện Thái Thụy.
Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, cách Thành phố Thái Bình
30 km đi theo quốc lộ 39B. Là bãi tắm dài 5 km, mang nhiều nét hoang sơ.
Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy
ra thăm và tắm biển ở Cồn Vành cách đất liền 7 km. Đây là bãi phù sa bồi
rộng gần 2 nghìn ha, có địa hình tương đối bằng phẳng. Cồn Vành thuộc khu
vực dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, nằm trong hệ thống liên hoàn
các khu rừng ngập mặn ven biển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế – văn hóa - xã hội
Huyện Tiền Hải gồm 1 Thị trấn Tiền Hải và 34 xã. Trong những năm
qua, Tiền Hải tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, xã
hội. Với những giải pháp đột phá, diện mạo nền kinh tế của Tiền Hải ngày
càng phát triển toàn diện. Từ những mơ hình chuyển đổi trong nơng nghiệp
đến những khu, cụm công nghiệp, làng nghề từng ngày sôi động. Kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, đó cũng là “Tiếng trống năm
30 vẫn vang vọng” trong hội nhập và phát triển ở Tiền Hải.
Tiền Hải là một trong những huyện thuộc vùng Nam sông Hồng đạt
năng suất lúa 6.5tấn/ha đầu tiên của Việt Nam. Trong công cuộc giải phóng,
xây dựng và bảo vệ đất nước, Tiền Hải đã được Đảng, Nhà nước trao tặng
9
danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Thực hiện đường
lối Đổi mới và tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố của Đảng, Tiền Hải
đã có bước đột phá phát triển kinh tế tương đối đồng bộ.
Trên mặt trận nơng nghiệp, Tiền Hải có gần 13.000 ha canh tác. Là
vùng đất trẻ ven biển, cách đây chưa lâu, đất canh tác của Tiền Hải chiếm
35-40% là chua mặn, năng suất cây trồng thấp. Phát huy truyền thống cha
ông, những năm qua Tiền Hải đã đầu tư mỗi năm hàng chục tỷ đồng để cải
tạo đồng ruộng bằng biện pháp thuỷ lợi. Đi liền với cải tạo đất, Tiền Hải đã
lãnh đạo nơng dân tích cực đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Nhờ
vậy, năng suất lúa từ một huyện đứng dưới trung bình của tỉnh, vươn lên
hàng khá, giỏi, 5 năm (2005 - 2010) đạt 125 tạ/ha.
Từ năm 2000 đến nay, Tiền Hải đã coi
"Kinh tế biển là mũi nhọn". Bằng nhiều cách
làm hợp lý và khoa học, Tiền Hải đã quy
hoạch vùng nuôi thả; chuyển đổi hàng trăm ha
đất cấy lúa năng suất thấp thành vùng nuôi
tôm cá, đã đưa diện tích ni trồng lên gần
4.000 ha. Ngồi bãi triều ven bờ, Tiền Hải tạo ra vùng nuôi ngao xuất khẩu,
với diện tích 1.000 ha. Từ làng chài Đơng Long, Đơng Hải đến Nam Thịnh,
Nam Phú, bà con ngư dân cũng đầu tư phát triển tàu thuyền đánh bắt, khai
thác. Đến nay, các xã ven biển Tiền Hải đã phát triển gần 1.000 tàu thuyền,
trong đó có 5 - 6 đội đánh bắt xa bờ. Huyện đã hoàn thành đầu tư một "bến
cá" tạo điều kiện cho tàu thuyền của huyện và tàu thuyền các tỉnh vào neo
đậu. Từ hướng đi đúng, mà kinh tế biển Tiền Hải liên tục phát triển. Năm
2007 tổng sản lượng thuỷ hải sản đạt 18.750 tấn, thì năm 2010 đạt 32.780
10
tấn. Trong đó sản lượng ni trồng tăng từ 13.000 tấn (2007) lên 23.400 tấn
(2010).
Trong thập kỷ 70, khi cả nước đang dồn sức cho kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Liên đồn địa chất 36 (tiền thân của Tổng cơng ty Dầu khí
Việt Nam ngày nay) đã cùng với Chuyên gia Liên Xơ về Tiền Hải dựng giàn
khoan thăm dị dầu khí. Sau nhiều năm, kỹ sư và chuyên gia đã tìm ra mỏ
khí đốt với trữ lượng hàng tỉ mét khối tại các xã Đông Lâm, Đông Cơ, biến
đây trở thành khu cơng nghiệp khí đốt lớn trong tỉnh. Tại đây đã thu hút 43
doanh nghiệp vào đầu tư, với số vốn là 1.502 tỷ đồng. Nhiều sản phẩm đã
đạt thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế, như Gạch ốp lát Long Hầu,
gạch ốp lát Mikado, Thuỷ tinh mỹ nghệ pha lê Việt Tiệp, nước khoáng Vital,
sứ Hảo Cảnh… Tiền Hải còn qui hoạch và xây dựng 2 cụm công nghiệp Trà
Lý và Cửa Lân. Đến nay cả khu cơng nghiệp khí đốt và 2 cụm cơng nghiệp
đã có 128 doanh nghiệp đầu tư. Song song với việc phát triển công nghiệp
tập trung, Tiền Hải vẫn chú trọng phát triển nghề, làng nghề. Tồn huyện đã
có 27 làng nghề đạt các tiêu chí được UBND tỉnh cơng nhận, thu hút gần
15.000 lao động nông thôn.
Lĩnh vực thương mại - dịch vụ tuy còn khiêm tốn, nhưng cũng đạt hơn
1.100 tỷ đồng giá trị sản xuất mỗi năm (theo giá cố định 1999). Để tạo đà
cho thương mại – dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn, Tiền Hải đã quy
hoạch và đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt, đưa Thị trấn Tiền Hải thành
đô thị loại 4 (thị xã), thành lập thêm 2 thị trấn mới. Ngay sau khi đường bộ
dài 10 km nối bờ biển với đảo Cồn Vành hoàn thành, Tiền Hải đã tổ chức
"Tuần lễ du lịch sinh thái đảo Cồn Vành" thu hút hàng chục ngàn khách từ
các nơi về dự. Nhiều nhà đầu tư đã về đây tìm cơ hội làm ăn lâu dài. Tiền
11
Hải cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu phố biển Đồng Châu để nối
với Cồn Vành thành một cụm du lịch - nghỉ dưỡng hoàn thiện.
Sau thời gian xây dựng và phát triển, Tiền Hải đã làm nên trang sử
truyền thống cách mạng hào hùng từ làng Trình Phố gắn với phong trào Cần
Vương chống Pháp cho tới cuộc biểu tình “tiếng trống năm 30”
ngày14/10/1930 của người làng Đông Cao, Nho Lâm, Thanh Giám đã gây
tiếng vang lớn. Ngày lịch sử ấy, nay được lấy làm ngày truyền thống của
Thái Bình, cũng là ngày truyền thống của Hội Nơng dân Việt Nam.
Ngồi ra, Tiền Hải cịn là vùng đất có số dân theo Cơng giáo khá
đơng, khoảng 18% số dân toàn huyện, chiếm gần 1/3 giáo dân toàn tỉnh Thái
Bình. Ở đây, người theo đạo và khơng theo đạo sống hồ thuận, chung lịng
xây dựng q hương. Người theo đạo cũng bắt đầu trở về với truyền thống
cội nguồn với việc lập lại bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân cũng có nhiều tiến bộ. Tiền Hải là huyện đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn
quốc gia về y tế cơ sở. Sự nghiệp giáo dục đang có những chuyển biến tích
cực. Tồn huyện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phổ cập giáo dục
phổ thơng cơ sở được duy trì. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ngày một
cao. Hoạt động thông tin tuyên truyền có bước phát triển đáng kể cả nội
dung và hình thức. Các chủ trương đường lối chính sách và pháp luật được
tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân. Các hoạt động văn hóa thể
thao được duy trì và có xu hướng phát triển đi lên.
2.2. Những thành tựu và nguyên nhân trong công tác tuyên truyền
dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.2.1. Những thành tựu đạt được
12
Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền và chủ thể tuyên truyền đã có
những cố gắng, nỗ lực để nâng cao chất lượng tuyên truyền về dân số.
Trong thời gian qua, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình cuả huyện đã
có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là hoạt động
tích cực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên phụ trách dân số.
Nhờ vậy mà công tác tuyên truyền dân số ở Tiền Hải đã đạt được những
thành tích nổi bật. Nhận thức được vai trị của dân số đối với sụ phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương, Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xây dựng các Nghị
quyết, quyết định về dân số cụ thể tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các
phường, xã. Đó là việc thực hiện Nghị quyết 26 – NQ/TU của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy và quán triệt Kết luận số 44 của Bộ chính trị về cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới. Ngày 15 tháng 11 năm 2008, Uỷ
ban nhân dân huyện đã ra quyết định số 3984 – UBND về việc thành lập Đội
lưu động y tế - dân số- kế hoạch hóa gia đình cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe bà mẹ trẻ em/ kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao cơng tác tun
truyền dân số trên địa bàn. Công tác dân số là một lĩnh vực địi hỏi sự tham
gia khơng chỉ của bộ máy làm công tác dân số mà là trách nhiệm của toàn xã
hội, với sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp chính quyền, sự tham gia của tồn
thể bộ máy cầm quyền cũng như các tổ chức đoàn thể chính trịu như Đồn
thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, đặc biệt
là vai trò quan trọng của Hội phụ nữ các cấp trong cơng tác tun truyền dân
số.
Thứ hai, các hình thức, phương pháp tuyên truyền dân số trong huyện
không ngừng được đổi mới, đa dạng về hình phức, phong phú về nội dung.
Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền dân số, Trung tâm dân số - kế
13
hoạch hóa gia đình của huyện đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền
phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tôn giáo khác nhau như:
Sử dụng hệ thống phát thanh tới các xã, thị trấn,cụm dân cư. Tuyên truyền
trực tiếp, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các phương
tiện trực quan, tuyên truyền bằng việc sử dụng các hình thức văn hóa – văn
nghệ quần chúng nhỏ nhẹ, tuyên truyền thông qua các điển hình tiên tiến…
Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tiền Hải hiện nay, tuyên truyền miệng là hình
thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến và phát huy được hiệu quả cao nhất
trong công tác tuyên truyền dân số. Cán bộ phụ trách dân số thơng qua các
buổi mít tinh, hội nghị, hội họp, tư vấn….đã giải thích, phổ biến pháp lệnh
dân số, những Nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của tỉnh
và thị xã đến đông đảo quần chúng nhân dân, giúp quần chúng nhân dân
hiểu rõ những nội dung cơ bản về những chính sách dân số đó để thực hiện
có hiệu quả. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền dân số bằng hình thức cổ
động trực quan cũng đem lại nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2010, các
sản phẩm truyền thông bao gồm panơ, khẩu hiệu có 183 chiếc, số tờ bướm,
tranh ảnh có 1783 tờ, số sách, tập san tạp chí có 136 cuốn, số băng Audio,
Video là 53 băng. Tổ chức tuyên truyền lưu động được 74 lần. Các hình thức
tuyên truyền lưu động được sử dụng phong phú bằng các loại hình như
tuyên truyền như xe loa, tổ chức các buổi triển lãm nhỏ tại các xã, thị trấn,
cụm dân cư, tiến hành lễ ra quân trong chiến dịch nhân ngày dân số thế giới
11/7 đã thu hút được sự chú ý của đơng đảo quần chúng nhân dân, góp phần
to lớn tạo nên những thành tựu trong công tác này. Hoạt động lồng ghép giữa
tuyên truyền dân số với hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện cũng được đẩy
mạnh. Việc tuyên truyền dân số được kết hợp vào những môn học như đạo
đức, sinh học, giáo dục công dân, các hoạt động ngoại khóa của học sinh,
các cuộc thi tìm hiểu kiến thức…tạo điều kiện cho các em học sinh cơ hội
14
tiếp cận những thơng tin chính xác, đầy đủ, đặc biệt là nhưng kiến thức về
chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Thứ ba, ý thức về việc thực hiện,
chấp hành pháp lệnh, chính sách, mục tiêu dân số của mọi tầng lớp nhân dân
trong huyện đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết các đối tượng của công tác
tuyên truyền dân số đã hiểu, chấp nhận và thấy rõ được hiệu quả của mơ
hình gia đình ít con - mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy con
cho tốt. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô “
dần dần bị đẩy lùi, đặc biệt trong bộ phận những người trẻ tuổi, thay vào đó
là quan điểm tích cực về bình đẳng giới. Hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe
sinh sản, giáo dục giới tính trẻ vị thành niên, đặt vòng và các biện pháp tránh
thai an tồn…của người dân cũng được cải thiện hơn. Nhìn chung, công tác
tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải đã thực sự tác động sâu sắc vào nhận
thức, thái độ hành vi của nhân dân trong huyện với những kết quả đáng ghi
nhận.
2.2.2. Nguyên nhân của thành tựu
Sở dĩ công tác tuyên truyền dân số ở Tiền Hải đạt được những thành
tựu đó, trước hết là nhờ các cấp ủy Đảng và chính quyền đã quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát đối với công tác này, tập trung đầu tư hợp
15
lí từ nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực cho Trung tâm dân số - kế hoạch hóa
gia đình cuả huyện và các đơn vị phối hợp làm công tác dân số khác của
huyện. Công tác đã từng bước được xã hội hóa với sự tham gia tích cực của
Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, các hội, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội
tạo thành một phong trào rộng khắp, có tính lơi cuốn cao
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác tuyên
truyền dân số không chỉ giỏi về chuyên môn, sáng tạo, linh hoạt trong cơng
việc mà cịn ln mang nhiệt huyết, tình u nghề và đi đầu tích cực làm
gương trong thực hiện các chính sách, chương trình dân số. Họ thực sự là
những chiến sĩ dũng cảm trên mặt trận tuyên truyền dân số - một mặt trận vô
cùng khó khăn, vất vả.
Ngồi ra, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao,
ý thức và hiểu biết về các vấn đề dân số của mọi tầng lớp trong xã hội được
cải thiện cũng là một nguyên nhân chủ đạo đem lại thành công cho công tác
tuyên truyền dân số trên địa bàn huyện. Có thể nói, đi tun truyền dân số
mà khơng lấy được lịng dân thì cơng tác đó cầm chắc thất bại. Với sự hưởng
ứng, ủng hộ tích cực của tồn thể cán bộ, Đảng viên, nhân dân trong huyện,
trong giai đoạn hiên nay và thời gian tới, nhất định chất lượng của cơng tác
tun truyền dân số ở Tiền Hải sẽ cịn đạt được nhiều thành tựu đáng ngạc
nhiên hơn nữa
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyên truyền
dân số ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
2.3.1. Những hạn chế cịn tồn tại
Hạn chế đầu tiên là cơng tác tuyển truyền dân số chưa được thực hiện
điều khắp, chưa được tập trung mạnh ở một số địa bàn quan trọng, nhất là
16
các cụm dân cư tập trung đông đồng bào công giáo như ở xã Vân Trường,
Nam Hồng, Nam Chính. Vì vậy ở những địa bàn này tỷ lệ gia tăng dân số
vẫn còn cao hơn so với các cụm dân cư khác. Cụ thể là số lượng phụ nữ sinh
con thứ ba nhiều hơn, trong 60 người sinh con thứ 3 trong năm 2010, xã Vân
Trường có 21 người chiếm 35%, xã Nam Hồng có 8 người chiếm 13,33%,
xã Nam Chính có 7 người chiếm 11,66%.
Thứ hai, tuy cơng tác này có sự đổi mới về nội dung, hình thức,
phương pháp tun truyền nhưng cịn nặng tính độc thoại một chiều, chưa có
sự trao đổi thảo luận dân chủ, cơng khai, quá thiên về giáo dục. Tính truyền
đạt chưa phù hợp với đặc thù của từng cơ sở, vì vậy chưa thể chuyển đổi
hành vi của đối tượng tuyên truyền. Tài liệu phục vụ cơng tác tun truyền
cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của đông đảo quần chúng nhân
dân. Mặt khác ở dưới cấp xã, cơ sở cịn phải trơng chờ, thụ động nguồn tài
liệu từ tuyến trên.
Hạn chế thứ ba được nhìn nhận là cơng tác tun truyền dân số cịn
mang tính chất “mùa vụ”, các hoạt động tuyên truyền mới chỉ được tập trung
mạnh mẽ vào các dịp như ngày dân số thế giới, ngày gia đình Việt Nam,
hoặc giai đoạn triển khai một Nghị quyết, quyết định, chỉ thị nào đó về cơng
tác dân số. Trong giai đoạn này các hoạt động tuyên truyền diễn ra rầm rộ,
được đầu tư kinh phí lớn. Tuy nhiên trong những thời điểm khác công tác
tuyên truyền dân số diễn ra khá cầm chừng mà không đem lại hiệu quả lớn.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân đầu tiên do một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở
chưa nhận thức đầy đủ vai trị của cơng tác tuyên truyền dân số hoặc buông
17
lỏng quản lý lãnh đạo cơng tác này. Có xã cịn khốn cho cơ quan, bộ phận
chun mơn hoạt động trong công tác dân số. Hạn chế đầu tư kinh phí, thậm
chí khơng cần đầu tư.
Ngun nhân tiếp theo cũng bởi điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng
phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, một bộ phận khơng
nhỏ người dân có thu nhập khả giả, nhất là những gia đình có lao động đi
xuất khẩu nước ngồi có điều kiện thuận lợi để ni thêm con vì vậy họ có
nhu cầu sinh thêm con thứ 3, sinh con dự phòng tai nạn rủi ro. Điều này đã
làm gia tăng dân số nhất là tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên.
Thứ ba, do yếu tố đặc thù của huyện Tiền Hải vừa là địa phương sản
xuất nông nghiệp, vừa đánh bắt ngư nghiệp, lại có đơng đồng bào cơng giáo
nên tư tưởng muốn có nhiều con để phục vụ sản xuất, hay quan niệm sinh
nhiều con thì nhà có phúc vẫn cịn tồn tại và bám rễ khá sâu trong một bộ
phận quần chúng nhân dân
Trước những kết quả đạt được và những nhức nhối cịn tồn tại trong
chất lượng cơng tác tuyên truyền dân số ở huyện hiện nay, trong thời gian
sắp tới các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các cơ quan, đơn vị thực hiện công
tác cùng mọi tầng lớp nhân dân cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, vượt qua khó khăn, để hồn thành tốt những mục tiêu, chính sách
dân số đã đề ra
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN DÂN SỐ Ở HUYỆN TIỀN
HẢI, TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
18
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền đối với cơng tác tun truyền dân số
Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của công tác tuyên truyền dân số. Đây chính là cầu nối để đưa
các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực
dân số đến đồng đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời phản ánh lại những
tâm tư nguyện vọng, những ý kiến đóng góp, kiến nghị của nhân dân về lĩnh
vực dân số lên các cấp có thẩm quyền.
Cần chủ động tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ, động viên, chia sẻ
những khó khăn trong cơng tác tuyên truyên dân số mà mỗi cán bộ phụ trách
dân số gặp phải. Nhất là những cán bộ chuyên trách ở những khu vực có
điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp. Cụ thể hóa những chủ
trương, chính sách của Đảng, Pháp lệnh dân số của Nhà nước thành những
Nghị quyết, kế hoạch cụ thể phù hợp với từng cơ sở trong những giai đoạn
nhất định. Phải có kế hoạch lồng ghép các mục tiều về dân số vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành, địa phương.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác tuyên truyên
dân số nhằm kịp thời phát hiện những khuyết điểm để sửa chữa, bổ sung.
Đông thời phát hiện những nhân tố điển hình tiên tiến trong việc thực hiện
các chính sách về dân số. Công tác kiểm tra dân số phải được tổ chức
thường xuyên, theo định kỳ, tuần, tháng, quý, năm, 5 năm.
3.2. Phát triển công tác bồi dưỡng, đào tạo về năng lực chun
mơn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức cho đội ngũ cán bộ
tuyên truyền dân số ở huyện Tiền Hải
19
“ Cán bộ là gốc của mọi cơng việc” vì vậy để nâng cao hiệu quả của
công tác tuyên truyên dân số trên địa bàn huyện hiện nay cần không ngừng
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tuyên truyền dân
số các cấp về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận, phẩm chất
chính trị và đạo đức.
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quan
điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân số. Phải am hiểu
sâu sắc về những yếu tố kinh tế - xã hội địa phương có tác động tới cơng tác
dân số trên địa bàn huyện.
Người cán bộ tuyên truyền dân số muốn tuyên truyền được cho quần
chúng nhân dân thực hiện đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước trước hết phải là một cá nhân gương mẫu trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách đó. Vì vậy, người cán bộ tuyên truyền dân số phải là
người thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh dân số, thực hiện đầy
đủ những nhiệm vụ chính trị do địa phương đề ra mới có thể thuyết phục
được nhiều người nghe, tin và làm theo.
Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đối cán bộ tuyên truyền dân số,
đặc biệt là đội ngũ chuyên trách ở xã, thị trấn, cộng tác viên ở khối dân cư.
Bởi vì xuất phát điểm của đội ngũ này từ nhiều công việc khác nhau, chưa
được đào tạo bài bản nên các kỹ năng, kinh nghiệm tuyên truyền dân số cịn
hạn chế. Điều này có thể trở thành một điểm yếu của công tác này, cần khắc
phục ngay
20
3.3. Khơng ngừng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
tuyên truyền dân số
Đối tượng công tác tuyên truyền dân số là đông đảo quần chúng nhân
dân, thuộc mọi tầng lớp có trình độ văn hóa khác nhau, có tín ngưỡng, tơn
giáo khác nhau. Vì vậy, cơng tác tun truyền dân số phải chú ý đến đặc
điểm của từng đối tượng cụ thể để nội dung, hình thức và phương pháp
tuyên truyền phù hợp.
Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự bùng nổ thông tin
qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền dân số. Tuy nhiên công tác
tuyên truyên dân số thời gian qua trên địa bàn huyện vẫn đi vào một lối mịn
- đơn điệu, một chiều và khơng thiết thực. Vì vậy, hiệu quả tun truyền
khơng cao. u cầu mới đặt ra đối với công tác tuyên truyên dân số trên địa
bàn huyện hiện nay là cần đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền.
Đẩy mạnh việc kết hợp tuyên truyền bề rộng với giáo dục chiều sâu, làm
chuyển biến nhận thức, tâm tư tình cảm, thái độ hành vi cụ thể của mỗi
người tự giác thực hiện các chính sách về dân số.
Cần mở rộng đối tượng tuyên truyền dân số, không chỉ tập trung vào
nữ giới mà còn phải tác động mạnh vào nam giới, tầng lớp người cao tuổi,
những người có uy tín tại địa phương… nhằm tăng tính thuyết phục cho
cơng tác tun trun dân số
3.4. Nâng cao dân trí, chú trọng vai trị của gia đình trong cơng
tác dân số
21
Công tác dân số là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống xã
hội, nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, nhưng cũng có thể làm cản trở đến sự phát triển của địa phương. Tuy
nhiên không phải cá nhân, tổ chức, cơ quan nào cũng nhận thức được vị trí,
vai trị đặc biệt quan trọng này của cơng tác dân số. Vì vậy, muốn nâng cao
hiệu quả của công tác tuyên truyên dân số ở huyện Tiền Hải hiện nay cần
phải tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của
quần chúng nhân dân. Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông
đại chúng, các phương tiện trực quan, các thiết chế văn hóa… nhằm cung
cấp thơng tin kịp thời đầy đủ và chính xác liên quan đến lĩnh vực dân số.
Đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò của mỗi hộ gia đình trong cơng tác
tun trun dân số. Gia đình là tế bào của xã hội, xây dựng mơ hình gia
đình nhỏ, ít con để tạo điệu kiện chăm lo kinh tế, giáo dục, y tế cho các
thành viên trong gia đình, nhất là thế hệ trẻ. Đồng thời đây cũng là những
tấm gương điển hình cho các hộ gia đình khác học tập và làm theo. Thực
hiện tốt bình đẳng giới là nền tảng để thực hiện cơng tác tun trun dân số
có hiệu quả. Vì những tàn dư phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ
còn ăn sâu bám rễ trong một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Điều
này gây ra hệ lụy là việc lựa chọn giới tính thai nhi làm mất cân bằng về giới
tính, tăng số trường hợp sinh con thứ ba. Do đó, hơn lúc nào hết, mỗi gia
đình, mỗi cá thể trong xã hội cần phải trở thành một nhân tố tích cự trong
cơng tác tun truyền dân số.
3.5. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện
đại nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công tác tuyên
truyên dân số.
22
Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện Tiền Hải cần đầu tư
nguồn kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị âm thanh, tranh ảnh, pano, áp
phích… để tổ chức các buổi truyền thơng dân số. Đồng thời tăng cường việc
cung cấp các phương tiện tránh thai vào cộng đồng với mục tiêu “ thực hiện
gia đình ít con khỏe mạnh để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tạo điều kiện
nâng cao chất lượng dân số”. Muốn vậy cần phổ biến các biện pháp tránh
thai mới giúp mỗi người có thể tự lựa chọn biện phù hợp, đồng thời tạo điều
kiện để mỗi người có thể dễ dàng tiếp cận với các biện pháp này. Hệ thống
mạng internet cũng nên được sử dụng triệt để trong việc tìm hiểu thơng tin,
chính sách về dân số. Tập trung phát triển hình thức tuyên truyền, vận động
trực quan có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại trong các buổi công tác ở địa
phương của cán bộ dân số. Tất cả những biện pháp tổng hợp đó sẽ mang lại
sức mạnh to lớn giúp cho công tác tuyên truyền dân số hoàn thành được
nhiệm vụ và mục tiêu của mình.
KẾT LUẬN
23
Sau khi làm rõ những khái niệm liên quan tới đề tài, khái quát về đặc
điểm huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đề tài tập trung làm rõ tình hình cụ thể
của công tác tuyên truyền dân số của huyện, với đầy đủ những mặt mạnh và
mặt yếu; để từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp, khả thi để nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác này.
Trong thời đại ngày nay, vấn đề dân số đang không ngừng khẳng định
được vai trị to lớn của mình với xã hội, vừa là nguồn lực to lớn, vừa là khó
khăn thách thức khơng nhỏ với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Do đó, hơn lúc
nào hết, tất cả các cấp ủy Đảng, Chính quyền, nhân dân trong huyện Tiền
Hải nói riêng, cả nước nói chung cần khơng ngừng nâng cao ý thức, trách
nhiệm và thực sự có hành động tích cực trong việc thực hiện cơng tác này
Để khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của công tác dân số và
tuyên truyền dân số, đề tài xin được kết thúc bằng nhận định của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về chiến lược dân số kế hoạch hóa gia
đình: “ Cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng
của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã
hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
1. Nghiêm Chưởng Châu (chủ biên): Hỏi đáp về dân số và giáo dục dân số,
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1988
2. PGS. TS Trần Thị Anh Đào: Giáo trình quản lý chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
3. Một số vấn đề cơ bản về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
của Đảng và Nhà nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994
4. Lâm Bá Nam (chủ biên): Lịch sử Đảng bộ huyện Tiền Hải (1926 –
2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
5. Nguyên lí tuyên truyền, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo Chí và
Tuyên truyền, Hà Nội, 2006
6. Pháp lệnh dân số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003
7. GS. TS Tô Huy Rứa (chủ biên): Giáo trình dân số học và truyền
thơng dân số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
8.Từ điển Bách khoa toàn thư mở: vi.wikipedia.org
9. Từ điển điện tử Lạc Việt
10.Uỷ ban nhân dân huyện Tiền Hải: www.thaibinh.gov.vn
1.
2.
3.
1.
2.
25