Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học TIỂU LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ở HUYỆN BA vì THÀNH PHỐ hà nội TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.71 KB, 30 trang )

A. MỞ ĐẦU.
1, Lý do chọn đề tài.
Tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất
của công tác tư tưởng. Trong thực tiễn lịch sử, công tác tun truyền miệng
ln khẳng định được vai trị có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt góp phần quan trọng dẫn tới sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 ), thực hiện chức năng chính là tuyên
truyền, giáo dục, truyền bá những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà
nước, đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng nhân dân. Góp phần làm
nên chiến thắng lịch sử vĩ đại của dân tộc chống lại sự đô hộ, xâm lược của
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đất nước thống nhất, công tác tác tư tưởng lại tiếp tục nhiệm vụ vẻ vang
của mình là cánh tay đắc lực, đưa tiếng nói, đường lối chính trị của Đảng đến
với quần chúng nhân dân. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam hội nhập
ngày càng sâu rộng với quốc tế. Đồng thời đứng trước nguy cơ bùng nổ
thông tin và các thế lực thù địch lợi dụng trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa để
nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, cơng tác tun truyền miệng
càng có vị trí, vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong việc định hướng dư
luận, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, giữ
vững lập trường, chủ trương, đường lối quan điểm của Đảng, luôn kiên định
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy cơng tác tun truyền miệng ngày càng nhận được sự quan tâm của
Đảng và nhà nước, của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương để
tuyên truyền miệng nâng cao chất lượng .
Hịa với xu thế chung phát triển đất nước, cơng tác tư tưởng ở huyện Ba
Vì đặc biệt là cơng tác tuyên truyền miệng đạt được những thành tích đáng
kể. Công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền
viên góp phần giáo dục, phổ biến, quán triệt nhiệm vụ chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự thống nhất của nhân dân Ba Vì đối

1




với Đảng và Nhà nước và cổ vũ phong trào xây dựng sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Cán bộ tuyên truyền miệng giúp định hướng thông tin trong quần chúng,
thực hiện thông tin hai chiều để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân Ba Vì đối với Huyện ủy Ba Vì, từ đó xây dựng q hương vững mạnh,
có sự đồng lịng của nhân dân và Đảng bộ Ba Vì.
Tuy nhiên, cơng tác tun truyền miệng ở Ba Vì vẫn cịn một số hạn chế
như cấp ủy chưa quan tâm thực sự, chưa tạo điều kiện báo cáo viên, tuyên
truyền viên hoạt động, chất lượng đội ngũ cơng tác tun truyền cịn thiếu và
yếu, thiếu kinh nghiệm, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa
thường xuyên.
Với lý do trên, em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cơng tác tun
truyền miệng ở huyện Ba Vì thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”
để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm qua có nhiều các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, bài viết
bài nói của các đồng chí lãnh đạo của đảng và nhà nước, cán bộ khoa học đề
cập đến vấn đề công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền miệng như:
- Đề tài cấp bộ, năm 2006 “Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh và một số
suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay.”, do TS.Lương Khắc Hiếu làm
chủ nhiệm.
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng và báo
cáo viên của Ban tư tưởng –Văn hóa Trung ương (năm 2002).
- Bài viết “Đổi mới công tác tuyên truyền miệng” của Lưu Minh Trị, Tạp
chí Cộng sản (7-1998).
- Bài viết “Tăng cường đối thoại trong công tác tư tưởng” của PGS.TS
Nguyễn Chí Mỳ, Tạp chí Cộng sản (11-2001).
- Hội thảo khoa học về đổi mới tăng cao chất lượng hoạt động thông tin

công tác tư tưởng của Ban tư tưởng –Văn hóa Trung ương (năm 2003), nội
dung đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo cáo
viên, công tác tuyên truyền miệng.
2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích .
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng cơng tác tun truyền miệng ở
huyện Ba Vì trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để
nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng ở huyện ba vì trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ.
- Khái quát vấn đề chung về công tác tun truyền miệng, làm rõ vị trí, vai
trị của cơng tác tuyên truyền miệng trong sự nghiệp cách mạng.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cơng tác tun
truyền miệng ở huyện Ba Vì trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền miệng ở huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng.
Nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba
Vì.
4.2. Phạm vi .
Nghiên cứu nâng cao chất lượng cơng tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba
Vì từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở nghiên cứu của đề tài là hệ thống quan điểm của chủ nghía MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng về công tác tư tưởng.
- Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, so sánh,

tổng hợp và tổng kết thực tiễn.
6. Điểm mới của đề tài.
Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba Vì trong thời
gian qua. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng cơng tác
tun truyền miệng ở huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác tuyên truyền miệng.
Chương 2:Thực trạng công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba Vì.
3


Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng cơng tác tun
truyền miệng ở huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay

B. NỘI DUNG.
Chương 1: Lý luận chung về công tác tuyên
truyền miệng.
1.1. Một số khái niệm.


Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một

chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần
chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng. Cịn cơng tác tư tưởng
dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng Cộng sản và Nhà
nước nhằm phát triển truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư
tưởng đó chi phối, thống trị trong đời sống xã hội, động viên cổ vũ tích cực
tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã

hội chủ nghĩa.



Tuyên truyền:

Tuyên truyền theo tiếng La tinh la truyền bá, truyền đạt một quan điểm
nào đó. Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” , Hồ Chí
Minh cho rằng “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ,
dân tin, dân làm”.
4


Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng
về chính trị,triết học, khoa học, nghệ thuật….nhằm biến những quan điểm, tư
tưởng đó thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng.
Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận
nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích,
thế giới quan ấy.


Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền mà

phương thức chủ yếu được tiến hành thông qua giao tiếp bằng lời nói trực
tiếp giữa người nói và người nghe mà khơng có sự ngăn cách nào nhằm nâng
cao nhận thức, củng cố và xây dựng niềm tin, cổ vũ mọi người suy nghĩ và
hành động theo những yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra.


Báo cáo viên là lực lượng làm công tác tuyên truyền miệng có tổ chức


của đảng ta, hệ thống báo cáo viên được tổ chức ở tất cả các cấp từ Trung
ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã phường, thị trấn, Đảng bộ cơ sở,
được tổ chức dọc theo hệ thống dọc, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
và sự quản lý của cơ quan tuyên huấn, cơ quan tư tưởng – văn hóa. Phương
thức hoạt động chủ yếu của báo cáo viên là giảng bài, báo cáo chuyên đề,
giới thiệu nghị quyết, nói chuyện thời sự, diễn thuyết…..


Tuyên truyền viên là những người làm công tác tuyên truyền cổ động ở

cấp cơ sở, là lực lượng chỉ tổ chức ở cơ sở, khơng có hệ thống dọc từ Trung
ương. Trong quy định, mọi cán bộ, đảng viên đều có nhiệm vụ tuyên truyền,
vận động, thuyết phục quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước, đều là một tuyên truyền viên tích cực.Phương thức hoạt
động chủ yếu là tuyên truyền, vận động trực tiếp từng người, từng nhóm người
hay trong sinh hoạt lao động công tác hằng ngày của họ.
1.2. Vị trí và vai trị của cơng tác tun truyền miệng trong sự nghiệp
cách mạng.
1.2.1. Vị trí.
5


Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền
viên là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư
tưởng.
Để tiến hành công tác tư tưởng đảng ta sử dụng nhiều kênh, công cụ và
phương tiện như hệ thống trương học, lớp học, các phương tiện thông tin đại
chúng, các thiết chế văn hóa và hoạt động của chúng, sinh hoạt hội họp của
các tổ chức, tuyên truyền miệng và hoạt động của báo cáo viên và tuyên

truyền viên….trong các số kênh trên, tuyên truyền miệng và hoạt động của
báo cáo viên, tuyên truyền viên được đảng ta xác định là công cụ quan trọng
hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đương lối, chính sách, truyền bá
những quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng
nhân dân.
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, q trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa càng khẳng định vị trí quan trọng của cơng tác tun
truyền miệng. Do tác động của cơ chế thị trường các thế lực thù địch ln
tìm cách chống phá và xun tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt
nam. Vì vậy cơng tác tun truyền miệng, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng –
văn hóa để bảo vệ hệ tư tưởng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ổn định tư tưởng tạo
lòng tin của nhân dân đối với con đường kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
1.2.2. Vai trị của cơng tác tun truyền miệng.
Hoạt động tuyên truyền miệng qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
là lĩnh vực quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, trong điều
kiện bùng nổ thông tin, hoạt động Tuyên truyền miệng càng hết sức cần thiết
nhằm tun truyền thơng tin chính thống, định hướng thơng tin, góp phần
nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và đạo đức, lối sống lành mạnh, tiến
bộ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.
6


Kết hợp với các công cụ, phương tiện công tác tư tưởng khác, tuyên truyền
miệng góp phần truyền bá sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân về hệ tư tưởng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những tinh
hoa văn hóa nhân loại. Trên cơ sở đó hình thành thượng tầng kiến trúc xã hội
chủ nghĩa về mặt hình thái ý thức, giáo dục sự kiên định về mục tiêu, lý
tưởng của Đảng.

Tuyên truyền miệng là một trong những kênh thông tin chủ yếu và chính
thống nhằm giáo dục, phổ biến, quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chủ
trương, đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh
đó cơng tác tun truyền miệng có vai trị thơng báo kịp thời và có định
hướng các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng
bỏng mà dư luận quan tâm. Nhờ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng
và hành động trong Đảng và toàn xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ các phong
trào hành động cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện thắng lợi đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thông qua tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên
tuyên truyền viên mà thông tin được tác động hai chiều. Qua tuyên truyền
miệng thông tin đến với quần chúng nhân dân. Mặt khác, tuyên truyền
miệng bằng hình thức giao tiếp trực tiếp, thơng tin được phản hồi, chúng ta
có thể nắm bắt được nhận thức và thái độ của quần chúng nhân dân đối với
chủ trương đương lối, chính sách, nắm được tâm tư, nguyện vọng ,nhu cầu
và lợi ích của quần chúng. Dựa trên cơ sở thông tin phản hồi này, Đảng và
Nhà nước kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật sao cho phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn
cách mạng, phù hợp với lịng dân. Vì vậy, hoạt động tun truyền miệng và
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đóng vai trò như sợi dây bền chặt nối
liền Đảng với quần chúng , Nhà nước với công dân; Trung ương, địa phương
với cơ sở, góp phần tăng cường liên minh cơng nhân, nơng dân và tri thức
trong tiến trình cách mạng, khắc phục tệ quan lieu, xa rời quần chúng.
7


Tuyên truyền miệng góp phần to lớn vào việc xây dựng nền văn hóa mới
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vào việc xây dựng và phát huy nhân tố con
người, nâng cao bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên. Tuyên truyền miệng có khả năng to lớn trong việc tạo lập các

phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, đấu tranh
phê phán những hiện tượng tiêu cực, bài trừ tệ nạn xã hội.
Tuyên truyền miệng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình”của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là phương thức hữu hiệu để chống phao tin
đồn nhảm, kích động chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, đấu tranh phê phán
những quan điểm sai trái,lệch lạc nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ, giữ vững ổn định chính trị và tăng cường đoàn kết xã
hội, tạo tiền đề, điều kiện cho công cuộc đổi mới và sự nghiệp cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Tun truyền miệng có khả năng đưa được những thông tin nội bộ, nhứng
thông tin mà lý do nào đó khơng thể truyền tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng được. Trong xã hội bùng nổ thơng tin hiện nay, tun truyền miệng
góp phần định hướng thơng tin, giải thích, phân tích cho quần chúng hiểu rõ
đâu là thơng tin chính thức, chính thống trên cơ sở đó định hướng dư luận xã
hội, góp phần tạo ra sự thống nhất về chính trị - tư tưởng trong xã hội tạo sự
đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân.
1.3. Đặc điểm của công tác tuyên truyền miệng.



Ưu thế của ngôn ngữ nói:

So với các phương tiện truyền tải thơng tin khác, ngơn ngữ nói có ưu thế
là nó mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Trong xã hội hiện nay phần
lớn thông tin con người thu nhận được hằng ngày là qua giao tiếp bằng lời
nói trực tiếp. Bằng cơng cụ lời nói, tun truyền miệng có thể truyền đạt
thông tin đến mọi đối tượng kể cả những đối tượng không biết chữ, nhất là
đối tượng ỏ vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
8



Theo C.Mác, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của
tư tưởn. bằng ngôn ngữ nói, cán bộ tun truyền có thể trình bày vấn đề một
cách có hệ thống; diễn đạt các khái niệm , phạm trù, quy luật các quan điểm
tư tưởng một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể và sát với từng đối tượng.
Lời nói có ưu thê là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thơng tin cao. Lời nói có
thể sử dụng trong mọi hồn cảnh, mọi điều kiện như nhà ở, nơi làm việc,
giảng đường, câu lạc bộ, trong giờ giải lao hay trong cuộc hop, lúc trao đổi
tọa đàm, với một người hoặc nhiều người. Do vây tun truyền miệng ít tốn
kém kinh phí, khơng cần đến nhiều phương tiện ký thuật phức tạp. Trong
tuyên truyền miệng, cán bộ tuyên truyền có thể sử dụng các thuật ngữ, thành
ngữ quen thuộc với đối tượng để biểu đạt một cách ngắn gọn chính xác, dễ
hiểu, trình bày tóm tắt cơ đọng vấn đề, khơng cần phải nói dài dòng.
Tuyên truyền miệng là nghê thuật vận dụng tổng hợp ý nghĩa của từ, với
cách đặt câu, yếu tố ngữ điệu, trường độ, cao độ, giọng nói, yếu tố thanh,
sắc….để tạo sự diễn cảm của lời nói. Nhờ khai thác, vận dụng sức mạnh
truyền cảm của lời nói, đây cúng chính là một ưu thế riêng mà khơng một
phương tiện truyền thơng nào có được. tun truyền miệng tác động mạnh
mẽ vào cả lý trí và tình cảm của con người, khơi dậy tích tích cực nhận thức
của đối tượng thúc đẩy quá trình hình thành niềm tin và cổ vũ hành động tự
giác của công chúng.



Ưu thế trong việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ:

Trong tuyên truyền miệng, ngồi sử dụng lời nói để truyền tải thơng tin,
cán bộ tun truyền cịn sử dụng yếu tố phi ngơn ngữ như tư thế, cử chỉ, điệu
bộ, diện mạo làm phương tiện biểu đạt thơng tin và sắc thái tình cảm. Yếu tố

phi ngơn ngữ tác động vào tình cảm, thị giác của người nghe, tăng cường sự
chú ý của họ. Kết hợp với lời nói, chúng có tác dụng nâng cao ý nghĩa cảm
xúc lượng thông tin, do vậy thúc đẩy q trình tiếp thu thơng tin một cách tốt
nhất. Người nói trong tư thế đàng hồng, đĩnh đạc, tự nhiên linh hoạt sẽ tạo
9


tâm thế mến phục tin cậy, phấn khởi tiếp nhận thông tin. Ngược lại tư thế
khúm núm, ngạo mạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng tuyên truyền.
Cử chỉ, điệu bộ bổ sung cho lời nói làm cho đối tượng hiểu rõ hơn ý nghĩa
sắc thái của lời nói, hiểu rõ tình cảm của người nói, thái độ của cán bộ tuyên
truyền với vấn đề mà mình đang tuyên truyền, tạo ấn tượng mạnh ở đối
tượng và tập trung sự chú ý của họ vào nội dung nào đó. Nét mặt, ánh mắt,
nụ cười truyền đạt cảm xúc như: niềm vui, nỗi buồn, phấn khởi, tức giận,
kiên quyết hay nhân nhượng, khẳng định hay nghi vấn….nhờ đó cán bộ
tuyên truyền thể hiện thái độ, tình cảm của mình và hình thành ở thái độ
người nghe đối với vấn đề tuyên truyền.



Ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếp:

Khi được trực tiếp nghe và nhìn cán bộ tuyên truyền sẽ cảm thấy dễ hiểu
hơn và tập trung sự chú ý hơn khi nghe chính người cán bộ ấy nói. Trực tiếp
diễn giải, trình bày, người nghe sẽ có cảm giác vấn đề nêu ra thật hơn, hay
hơn, chính xác hơn. Vì vậy, hiện nay có nhiều sách báo, kênh thơng tin đa
dạng nhưng vẫn có hàng triệu học sinh đến trường nghe thầy giảng bài, đến
các câu lạc bộ nói chuyện.
Qua giao tiếp trực tiếp và sinh động của kênh truyền miệng dễ tạo cho
người nghe cảm giác gần gũi, thân mật. giao tiếp trực tiếp người cán bộ

tuyên truyền nói chuyện cởi mở, xây dựng mối quan hệ thân mật sinh động
với người nghe.
Một ưu thế không kém phần quan trọng của giao tiếp trực tiếp là nói đúng
đối tượng. Nhờ nghiên cứu trước về đối tượng và nắm bắt them đặc điểm đối
tượng thông qua giao tiếp trực tiếp, cán bộ tuyên truyền hiểu rõ nhu cầu, tâm
trạng của người nghe, trên cơ sở đó xác định nội dung phải nói gì và phải nói
như thế nào để lời nói của mình đi vào tâm hồn người nghe nhanh hơn.

10


Giao tiếp trực tiếp tạo cho can bộ tuyên truyền linh hoạt vận dụng cách
nói, trong tình huống khác nhau, sử dụng cử chỉ điệu bộ, điều chỉnh âm thanh
phù hợp với đối tượng và hồn cảnh. Thơng qua quan sát người nghe, cán bộ
tuyên truyền đánh giá thực trạng người nghe để điều chỉnh cách nói, thay đổi
nội dung thơng tin, sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp nhằm đạt tới mục đích
tun truyền.
Giao tiếp trực tiếp có thể chuyển từ độc thoại sang đối thoại. người nghe
có thể bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mìn; được hỏi và trả lời những vấn đề
mà mìn quan tâm nhưng chưa được giải thích; được trao đổi, tranh luận với
nhau để hiểu rõ vấn đề.
1.4. sự cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền miệng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Thứ nhất, cơng tác tuyên truyền góp phần truyền bá, phổ biến, giáo dục về
hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
đường lối của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm xây dựng
và hình thành nhận thức tư tưởng đúng đắn, kiên định mục tiêu lý tưởng con
đương đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tiếp tục đổi mới và xây dựng sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, tun truyền miệng là một kênh chính thống, trực tiếp thơng báo

kịp thời các quan điểm, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng và Nhà nước, các vấn đề chính trị thời sự trong nước và quốc tế đến
với quần chúng nhân dân. Tun truyền miệng cịn góp phần định hướng dư
luận, từ đó tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng với quần
chúng nhân dân.
Thứ ba, thông qua tuyên truyền miệng giúp giáo dục và xây dựng những
chuẩn mực đạo đức, gái trị đạo đức tốt đẹp ở con người, xây dựng con người
mới, nền văn hóa mới. giáo dục con người về nhận thức, nâng cao bản lĩnh
11


chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống đúng đắn, tham gia đấu tranh cái cũ,
cái lạc hậu, cái xấu.
Thứ tư, cổ vũ động viên nhân dân tham gia các phong trào và hành động
cách mạng, thực hiên thắng lợi nghị quyết của đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Góp phần xây dựng văn hóa mới, xây dựng quê hương giàu
đẹp, văn minh và phát triển.
Thứ năm, hiện nay đất nước ta hôi nhập quốc tế tạo cho chúng ta những
thuận lợi, thời cơ song cũng có thách thức lớn. Các thế lực thù địch trong và
ngoài nước đã và đang tăng cường chống phá cách mạng nước ta, nhất là trên
mặt trận tư tưởng- văn hóa, thơng tin.
Vì vậy, tuyên truyền miệng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư
tưởng, đấu tranh chính trị của Đảng, chống luận điệu sai trái, âm mưu thủ
đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch với nước ta, nhằm bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, phát triển
kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại và cải thiện đời sống nhân dân.

12



Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền miệng



huyện Ba vì.
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì ảnh hưởng đến cơng
tác tun truyền miệng.
-Về tự nhiên:
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc Thủ đơ Hà
Nội. với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người, có ba anh em
dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Mường, Dao. Tồn huyện có 30 xã, 1
thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi. Phía đơng giáp với Sơn Tây, phía nam
giáp với tỉnh Hịa Bình, phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ và phía bắc giáp với
tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng nên chịu ảnh hưởng khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung
quanh gần như được bao bọc bởi hai dịng sơng lớn là sơng Hồng và sơng
Đà. Ngồi ra cịn có nhiều dòng suối bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, tạo ra
13


thác nước đẹp như thác ao vua, thác ngà, thác khoang xanh…ngồi ra cịn có
khu du lịch như Hồ Suối Hai, Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị, Hồ cẩm quỳ và
63 di tích lịch sự được xếp hạng.
-Về kinh tế- xã hội:
Trong năm qua được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của đảng bộ,
nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết
đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX. Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt nghị
quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 9,116 tỷ đồng , giá trị tăng thêm đạt
4,311 tỷ đồng , tăng trưởng kinh tế đạt 16%.

- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ
đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng
Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt
9.750 tấn/năm.
- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng
34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng
Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.
- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so với
cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách đến
với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.
Về trình độ đội ngũ cán bộ:
Cán bộ, đảng viên là 1258 cán bộ từ huyện đến cơ sở, có 214 cán bộ đồn
thể, với 33 đảng bộ. Cán bộ có trình độ Đại học 28,6%, Cao đẳng 62,1%, lý
luận chính trị cao cấp 21,5%, trung cấp lý luận 45,65%. Cán bộ có năng lực
làm việc, có trình độ chun mơn và có phẩm chất đạo đức tốt, sống trong
sạch, lành mạnh, gương mẫu thực hiện đường lối chính sách của đảng.

14


Trong thời gian qua Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ba Vì đã hướng dẫn Đảng
ủy các xã, các tổ chức chính trị - xã hội lựa chọn những cán bộ có phẩm chất
chính trị, có kinh nghiệm thực tiễn và năng lực tuyên truyền để xây dựng đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của huyện nhà. Do đó, trong những năm
qua, huyện Ba Vì ln chú trọng phát triển và kiện toàn đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở. Tồn huyện hiện có 45 đồng chí
Báo cáo viên cấp huyện; trong đó 10 đồng chí là Báo cáo viên chuyên trách
Huyện ủy, 100 đồng chí là Tuyên truyền viên cơ sở và các đồng chí ở các
ban, ngành huyện. Đội ngũ Báo cáo viên đều có trình độ chun mơn từ cao
đẳng, đại học trở lên, thường xuyên được bổ sung, kiện toàn, trang bị những

kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ
2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba Vì.
2.2.1. Những ưu điểm chính của cơng tác tun truyền miệng và
nguyên nhân.
Về tổ chức, quản lý công tác tuyên truyền miệng ở huyện BaVì.
Trong thời gian qua đa số Đảng ủy huyện Ba Vì có sự nhận thức đúng đắn
về vị trí vai trị và ưu thế của cơng tác tuyên truyền miệng, đã quan tâm lãnh
đạo thường xuyên như củng cố về tổ chức và lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
báo cáo viên ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. thực hiện chỉ thị17 của
Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ba Vì chăm lo xây dựng đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên. Hàng tháng tổ chức các đợt học Nghị quyết, xây
dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền; kiểm tra
giám sát hoạt động của đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng; cung cấp
tài liệu tuyên truyền, thông tin và chế độ, điều kiện cho đội ngũ báo cáo viên;
phát hiện và uấn nắn, xử lý những hoạt động vi phạm trong hoạt động tuyên
truyền miệng.

15


Hằng năm, Ban Tun giáo Huyện ủy Ba Vì có tổ chức rút kinh nghiệm
trong tổ chức, hoạt động của Ban Tuyên giáo nói chung, hoạt động của báo
cáo viên, tuyên truyền viên nói riêng. Qua đó đề xuất cấp ủy khen thưởng kịp
thời đối với những cán bộ làm cơng tác tun truyền miệng có thành tích
xuất sắc,cũng như thay đổi một số cán bộ hoạt động yếu kém hoặc chuyển
công tác khác để phù hợp với năng lực.
Hàng tháng, trung tâm thông tin công tác tư tưởng của Thành ủy tổ chức
hội nghị cung cấp thông tin và định hướng thông tin cho báo cáo viên, tuyên
truyền viên cấp huyện và cấp cơ sở.Ban Tuyên giáo Huyện ủy kết hợp với
Đảng ủy cơ sở, thông qua công tác tuyên truyền miệng tổ chức hội nghị sinh

hoạt chính trị, trực tiếp tuyên truyền nội dung thông tin được hướng dẫn cho
cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt Đảng ở chi bộ và quần chúng nhân dân.
Qua đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; mối
quan hệ giữa Trung ương, địa phương với cơ sở. Cũng chính nơi đây, đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên được trực tiếp lắng nghe, tập hợp thông tin
phản hồi từ những ý kiến, nguyện vọng yêu cầu của người dân đối với chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để báo cáo lên cấp ủy, cơ quan
chuyên môn để kịp thời giải đáp những thắc mắc, yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân.
Chất lượng đội ngũ làm công tác tuyên truyền ngày càng được nâng lên.
Đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng thương xuyên được củng cố
nâng cao chất lượng, tác chiến chủ yếu tại các đảng bộ, chi bộ, các đoàn thể
tổ chức chính trị-xã hội giúp cho thơng tin thơng suốt từ Trung ương xuống
tới cơ sở, đến từng người dân.
Đa số đội ngũ làm cơng tác tun truyền miệng đều có phẩm chất đạo đức,
lối sống, có trình độ nghiệp vụ, có kỹ năng nói, kỹ năng viết, kỹ năng thuyết

16


phục và xử lý tình huống, nói chuyện trước đám đơng. Có kinh nghiệm qua
thực tiễn cơng tác, tơi luyện qua các phong trào cách mạng ở địa phương.
Lực lượng tuyên truyền miệng ngày càng phát triển về cả số lượng và chất
lượng, được tổ chức thành một mạng lưới chân rết rộng khắp trong hệ thống
chính trị và trong nhân dân. Đây là điều kiện quan trọng để tạo sự thống nhất
về nội dung tuyên truyền của Đảng.
Đặc biệt, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên được cấp ủy quan tâm
xây dựng, có quyết định thành lập với nhiều mơ hình phong phú, đa dạng. Về
trình độ lý luận chính trị, có 10 đồng chí có trình độ cao cấp, 110 đồng chí có
trình độ trung cấp, 90 đồng chí có trinh độ sơ cấp.

Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị thi báo cáo viên giỏi hằng năm là điều kiện
tốt để báo cáo viên, tuyên truyền viên trau dồi kiến thức, năng lực tuyên
truyền miệng của bản thân. Thành ủy yêu cầu các cấp ủy phải có kế hoạch
chu đáo theo hướng dẫn của cấp trên trong tổ chức hội thi, như quyết định
thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo, thư ký; hướng dẫn chuyên đề, các
chuyên đề báo cáo viên, tuyên truyền viên đăng ký dự thi. Để đạt yêu cầu của
hội thi, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải thực hiện tốt 3 khâu, thứ nhất là
phải chuẩn bị tốt các nội dung tư liệu để biên soạn đề cương thuyết trình,nội
dung phải đủ 3 phần, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. thứ hai là
thuyết trình phải kết hợp giọng nói và cử chỉ thích hợp, nói có logic vấn đề
và tốt lên được đề cương thuyết trình thì sức hấp dẫn người nghe sẽ đạt hiệu
quả hơn. Thứ ba là khả năng ứng xử trả lời thêm câu hỏi của Ban giám khảo
hội thi, đòi hỏi báo cáo viên, tuyên truyên viên phải đọc và có kiến thức xung
quanh chủ đề đăng ký dự thi. Vì vậy báo cáo viên, tun truyền viên phải có
khả năng rèn luyện trí nhớ tốt, bình tĩnh, tự tin có kiến thức sâu rộng.
Về hoạt động công tác tuyên truyền miệng của huyên Ba Vì trong thời gian
qua có sự tiến bộ đáng kể. đó là thơng tin đảm bảo nhanh, kịp thời về sự kiên
17


quan trọng của địa phương, thông tin trong nước và ngoài nước, các vấn đề
dư luận xã hội quan tâm, định hướng nhận thức đứng đắn tình hình, nhiệm
vụ các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân; giúp cấp ủy quán triệt tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là triển khai thực hiên tốt các
chuyên đề Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các Nghị quyết trung ương 2, 3,
3, 4, 5, 6 (khóa X) của Đảng. Góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị
và thực hiện đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng ở từng địa phương trong địa
bàn huyện.

Về chất lượng nội dung thơng tin, tun truyền miệng có bước nâng lên
đáng kể, giữ vững và không ngừng phát huy là một kênh thông tin quan
trọng , cần thiết cảu đảng. trước yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho công tác tuyên
truyền miệng ngày càng nặng nề nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ
tuyên truyền huyên Ba Vì vẫn thông suốt. Dưới sự hướng dẫn nỗ lực của Ban
Tuyên giáo Huyện ủy Ba Vì, cán bộ tuyên truyền miệng đã kịp thời đưa
thơng tin chính thống, những quan điểm, đương lối, chủ trương mới của
Đảng, Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Về phương thức hoạt động có sự đổi mới, hiệu quả hơn, hình thức phong
phú, phù hợp với các đối tượng. ngồi hình thức tổ chức định kỳ theo hàng
tháng cung cấp thơng tin, tun truyền cịn có các hội nghị thơng tin chuyên
đề, tập huấn, cung cấp đề cương, tài liệu hướng dẫn nội dung triển khai các
sở để tổ chức phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, nâng cao nhận
thức chính trị, tạo sự đơng thuận giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
 Nguyên nhân của ưu điểm.
Cấp ủy đảng ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trị hiệu quả
của cơng tác tun truyền miệng, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng
18


tổ chức đội ngũ tuyên truyền miệng trong huyện. Trong điều kiện kinh phí,
cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác tun truyền miệng cịn khó khăn nhưng
cấp ủy có sự quan tâm và đầu tư kinh phí để hoạt động tốt nhất.
Vai trị tham mưu, đề xuất tích cực của Ban Tuyên giáo các cấp là yếu tố
rất quan trọng quyết định kết quả hoạt động của tuyên truyền miệng, đặc biệt
vai trò tổ chức, quản lý hoạt động của Ban Tuyên giáo xã đối với báo cáo
viên.
Có sự hướng dẫn và cung cấp nội dung thông tin thường xuyên của các cơ
quan chuyên môn cấp trên như Ban Tuyên giáo, trường chính trị, trung tâm
giáo dục chính trị huyện, trong tham mưu và duy trì tốt định kỳ sinh hoạt

hàng tháng của đội ngũ tuyên truyền miệng. Đồng thời, Đảng ủy đã chú
trọng xây dựng quy chế phù hợp và thực hiện việc quản lý điều hành tổ chức
hoạt động chặt chẽ.
2.2.2. Hạn chế của công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba Vì và
nguyên nhân.
Một số cấp ủy huyện và nhất là cấp cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo
cáo viên tuyên truyền viên. Vì vậy, chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh
đạo thường xuyên củng cố có tổ chức, chăm lo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ
báo viênhoatj động có hiệu quả, Ban Tuyên giáo huyện ủy Ba Vì chưa làm
tốt cơng tác tham mưu cho cấp ủy xây dựng và quản lý hiệu quả, chặt chẽ
báo cáo viên.
Chưa đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất kỹ thuật cho trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện và tạo điều kiện giúp cho báo cáo viên hoạt động tốt. Trung
tâm huyện chủ yếu nặng về hoạt động bồi dưỡng, chưa chú trọng đến mảng
báo cáo viên cho rằng đây là trách nhiệm của Ban Tuyên giáo.
19


Lực lượng tuyên truyền miệng khá đông nhưng chưa đủ mạnh, chất lượng
nội dung hoạt động chưa đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người nghe
và tình hình thực tế đặt ra. Một số báo cáo viên kiêm chức, ít có thời gian
dành cho nghiên cứu nội dung, xây dựng đề tài báo cáo và cịn lung túng,
khó khăn trong việc giải thích cho cán bộ, đảng viên trước những vấn đề đặt
ra.
Trình độ, năng lực, nhất là kiến thức, kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác
tuyên truyền miệng cịn hạn chế, trong khi đó cán bộ, đảng viên và nhân dân
có trình độ học vấn ngày càng cao, nhu cầu thông tin rất đa dạng và được
tiếp nhận về nhiều nguồn khác nhau, họ muốn nghe những thơng tin mới,
sâu, và có hệ thống, có cơ sở khoa học, họ muốn trao đổi tranh luận, giải đáp

thỏa đáng những vấn đề còn vướng mắc trong nhận thức, tư tưởng và trong
thực tế cuộc sống.
Kỹ năng nói của đội ngũ tun truyền miệng cịn hạn chế, nói chưa hấp
dẫn người nghe, chưa thuyết phục, thông tin chưa cập nhật được những vấn
đề mà người nghe quan tâm .
Trình độ lý luận chính trị vận dụng chủ nghĩa mác –lênin vào bài nói cịn
hạn chế, chưa sâu sắc. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ chưa sáng tạo, ngôn từ
trong văn bản khi nói chưa giải thích phong phú và hấp dẫn người nghe.
Bên cạnh đó chế độ chính sách ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ như viết
văn bản tuyên truyền, lĩnh hội, truyền đạt nghị quyết, khả năng xử lý tình
huống tuyên truyền chưa linh hoạt, hạn chế về nghiệp vụ.
Hình thức, phương pháp tun truyền miệng cịn hạn chế, một số nơi sử
dụng phương pháp dập khuôn máy móc, ít đổi mới, chưa chú trọng phương
pháp có tính dân chủ, đối thoại, hội họp.

20


Nội dung tuyên truyền miệng còn chưa thiết thực, chưa cụ thể,chưa chủ
động tập trung tuyên truyền nghị quyết, chính sách, quan điểm đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước. Cịn ít thơng tin chun đề về lý luận,
khoa học, cơng nghệ, văn hóa, văn nghệ. Nội dung chất lượng cơng tác tun
truyền cịn nặng về khai thác đề tài có sẵn được cung cấp chưa đi sâu vào nội
dung từ thực tế xã hội của địa phương.
 Nguyên nhân của hạn chế:
-Về khách quan:
Tình hình thế giới những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, tác động
mạnh mẽ đến đời sống xã hội của đất nước ta, huyện Ba Vì cũng khơng
ngồi sự tác động đó.
Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, làm cho con người suy thối

đạo đức, sống và làm việc vì lợi nhuận trên hết. Một số cán bộ tuyên truyền
miệng nếu được trả tiền nhiều thì nói hay, hấp dẫn, cịn trả tiền ít thì nói cho
song, cho hết thời gian không đạt hiệu quả.
Do sự bùng nổ thông tin, có nhiều thơng tin trái chiều tác động khơng nhỏ
tới tư tưởng tình cảm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm suy
giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng.
Sự chống phá của các thế lực thù địch trên nhiều mặt, nhất là trên lĩnh vực
tư tưởng- văn hóa ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi, hiểm độc.
-Về chủ quan:
Một số cấp ủy đảng huyện Ba Vì chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cơng
tác tuyên truyền miệng là một trong những phương thức chủ yếu, quan trọng
của cơng tác tư tưởng, có những ưu thế đặc biệt mà phương tiên khác khơng
có được, đó là đưa trực tiếp tiếng nói của đảng đến với cán bộ, đảng viên và
21


tầng lớp nhân dân mà khơng có sự cản trở nào. Cho nên trong lãnh đạo và chỉ
đạo về công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên chưa đạt chuẩn, thiếu quan tâm đến việc bồi dưỡng và chỉ
đạo hoạt động này.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Ba Vì chưa thực sự quan tâm, chủ động trong
việc xây dựng kế hoạch, đề tài, phân công điều hành đội ngũ tuyên truyền
miêng. Nội dung thông tin chủ yếu là do cấp trên cung cấp, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu nội dung phong phú, đa dạng của các đối tượng khác nhau về những
vấn đề đặt ra trên địa bàn huyện.
Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của đội ngũ
tun trun truyền có bước đã nâng lên nhưng cịn nhiều hạn chế, nhất là
kiến thức, kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý
các tình huống còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tác động cơ chế thị trường đến lý tưởng, nhận thức chính trị, tư tưởng của

cán bộ, đảng viên có nhiều diến biến phức tạp, gây khó khăn, trở ngại cho
công tác tuyên truyền miệng hiện nay.

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền ở huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng.
Để công tác tuyên truyền miệng ở huyện Ba Vì đạt hiệu quả cần tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, đây là yếu tố quan trọng, quyết
định nhất đến hiệu quả tuyên truyền, thể hiện ở những vấn đề sau:

22


Một là, cấp ủy cần nhận thức đầy đủ về vai trị, tầm quan trọng của cơng
tác tun truyền miệng, từ đó cần có sự quan tâm lãnh đạo cơng tác này. Xác
định đây là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng.
Hai là, cấp ủy đảng định hướng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động
của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Xác định rõ phương hướng,
nhiệm vụ và phương thức hoạt động, quy định rõ nguyên tắc, yêu cầu và hoạt
động tuyên truyền miệng của báo cáo viên.
Ba là, đánh giá từng chất lượng của từng đồng chí về mặt mạnh, mặt hạn
chế, yếu kém để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao hoặc bổ sung thay thế kịp
thời những cán bộ khơng có hứng thú với cơng tác tun truyền miệng, nhất
là đối tượng suy giảm niềm tin vói đảng và công cuộc đổi mới.
Bốn là, cấp ủy xây dựng và củng cố đội ngũ hoạt động tuyên truyền miệng
có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực hoạt động. Bản lĩnh chính trị là
điều kiện cần đối với người làm cơng tác tun truyền miệng vì nó dễ dẫn
đến phát ngôn tùy tiện nếu không đứng trên lập trường, quan điểm của đảng.
trình độ, năng lực là điều kiện đủ để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền.

3.2. Đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tuyên truyền miệng.
Đổi mới về nội dung:
Chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài hằng năm, hàng tháng
để tuyên truyền, dựa trên văn kiện nghị quyết của đảng các chủ trương chính
sách lớn của Nhà nước, bám sát sự kiện chính trị quan trọng trong nước và
quốc tế.
Nâng cao chất lượng nội dung thông tin vừa chú trọng tăng cường những
thơng tin thời sự quan trọng vừa có những báo cáo chuyên đề đi sâu vào
những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề mới đang đặt ra trong xã hội

23


Coi trọng hàng đầu việc định hướng và kịp thời những thông tin quan
trọng, tăng cường mở rộng đa dạng hóa các nội dung thơng tin, đáp ứng u
cầu phong phú của đối tượng.
Đổi mới về hình thức:
Mác nói “bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, trong
xã hội ta mọi người đều tham gia hoạt động của tổ chức này hay tổ chức kia
và sinh hoạt tổ chức ấy. Do đó cấp ủy đảng cần chú trọng đổi mới hình thức
cho phù hợp với nọi dung tuyên truyền miệng nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất.
Hiện nay, đảng bộ huyện Ba Vì và cơ sở vẫn duy trì tốt cuộc sinh hoạt của
tổ chức cơ sở đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và sinh hoạt chính trị đem
lại kết quả thiết thực.
Đổi mới phương thức tuyên truyền:
Củng cố và duy trì điều kiện chế độ thông tin định kỳ cho các chủ thể
tuyên truyền miệng, kết hợp tổ chức các hội nghị của cấp ủy, các phòng ban,
các cơ sở để đảm bảo thông tin thông suốt từ huyện đến các cơ sở. Bên cạnh
đó đẩy mạnh thơng tin theo chiều hướng dân chủ hóa và tăng cường đối

thoại, trao đổi, thảo luận.
3.3. Nâng cao trình độ lý luận chính trị.
Nâng cao trình độ lý luận chính trị là địi hỏi và tiêu chuẩn hàng đầu của
người làm công tác tuyên truyền miệng. Như Lênin chỉ rõ “khơng có lý luận
cách mạng thì khơng có phong trào cách mạng”.
Về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở
huyện Ba Vì hiện nay có tiến bộ so với trước, có đến 23% có trình độ sơ cấp,
số có trình độ trung cấp cũng chủ yếu được đào tạo qua các lớp tại chức nên
trình độ nhận thức của về lý luận chính trị cịn hạn chế. Vì vậy, mỗi báo cáo
24


viên khơng ngừng phấn đấu vươn lên, tích cực tham gia lớp bồi dưỡng lý
luận chính trị do trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức, mặt khác tự
nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa về lý luận chính trị, tiếp thu thơng kịp
thời chính sác và nhạy bén.
3.4. Nâng cao năng lực tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên, tuyên
truyền viên.
Năng lực tuyên truyền miệng là tiêu chuẩn quan trọng quan trọng của đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nó thể hiện ở năng lực lĩnh hội và truyền
đạt nghị quyết, chính sách pháp luật của nhà nước; năng lực đối thoại thuyết
trình trước cơng chúng; năng lực giải quyết tình huống trong đối thoại trao
đổi, khả năng định hướng thông tin cho dân chúng.
Hiệu quả tuyên truyền phụ thuộc trực tiếp vào trình độ nghiệp vụ, nghệ
thuât tuyên truyền miệng của báo cáo viên. Cho nên để nâng cao chất lượng
và hiệu quả tuyên truyền địi hỏi người báo cáo viên phải nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ.
Thứ nhất, nâng cao khả năng tìm hiểu tâm lý và đặc điểm của đối tượng
tuyên truyền trong các xã, thị trấn, mỗi loại đối tượng có đặc điểm tâm lý,
nghề nghiệp và điều kiện sống khác nhau. Họ có nhu cầu và quan tâm đến

các vấn đề khác nhau. Cho nên am hiểu về tâm lý và đặc điểm của đối tượng
tuyên truyền là yêu cầu đầu tiên để tiến hành tuyên truyền đạt hiệu quả.
Thứ hai, biết lựa chọn nội dung tuyên truyền và chú trọng đến chất lượng
thông tin. Nhu cầu nhận thức của con người rất phong phú đạng. Để đáp ứng
nhu cầu, thỏa mãn những mong đợi của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân chỉ khi nội dung thông tin có tính lý luận sâu sắc, thực tiễn phong
phú sinh động, có tính chất mới, thiết thực và đối tượng quan tâm mới được
họ tiếp thu tích cực, tự giác.
25


×