TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
____________________________
NHĨM 5
TÊN ĐỀ TÀI: ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC Ở
NƯỚC TA (1954-1975)
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
____________________________
TÊN ĐỀ TÀI: ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC Ở
NƯỚC TA (1954-1975)
Nhóm:
Giảng viên hướng dẫn:
Trưởng nhóm: Nguyễn Thành Nam
Nguyễn Thị Lợi
Thành viên:
1. Phan Thị Tuyết Nhi
2. Ngô Trường An
3. Vi Giao Kỷ Nguyên
4. Huỳnh Dũng Huy
5. Ngô Thị Ngọc Hồn
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2020
Lời cảm ơn
Tập thể nhóm 5 xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cơ
khoa chính trị - luật của trường Đại học công nghiệp thực phẩm đã hướng dẫn
tận tình chúng em thực hiện bài tiểu luận này. Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em làm
bài tiểu luận, cô Nguyễn Thị Lợi.
Tuy nhóm đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn rằng sẽ có nhiều những
thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ q thầy cơ.
Xin chân thành cám ơn!
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1965).............................................2
1.1. Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng (1954-1965)....2
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: Sau
ngày Hiệp định Giơnevo (7/1954) được ký kết, cách mạng Việt Nam có
những đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới...................................................2
1.1.2. Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, và chuyển cách mạng:....................................................2
1.1.3. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối....................4
1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của
cách mạng miền Nam (1961 – 1965)................................................................6
1.2.1. Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam:.....................................6
1.2.2. Về mục tiêu chiến lược chung:..............................................................6
1.2.3. Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả
nước:...............................................................................................................6
1.2.4. Triển vọng của cách mạng Việt Nam:...................................................7
1.2.5. Ý nghĩa của đường lối:..........................................................................7
1.2.6. Kết quả thực hiện chủ trương Đại hội III:............................................8
CHƯƠNG 2: TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1975...............................................9
2.1. Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng
chiến của Đảng..................................................................................................9
2.1.1. Quá trình hình thành và nội dung đường lối:.....................................10
2.1.2. Ý nghĩa đường lối:..............................................................................12
2.2. Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mĩ, chi viện miền Nam (1965-1968)..........................................13
2.3. Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975)......................................15
CHƯƠNG 3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1954-1975...................................................................18
3.1. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng bảo vệ miền
Bắc...................................................................................................................18
3.1.1. Thành tựu:...........................................................................................18
3.1.2. Hạn chế:..............................................................................................19
3.2. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước................................20
3.2.1. Ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam........................................................20
3.2.2. Về mặt quốc tế.....................................................................................20
3.2.3. Nguyên nhân thắng lợi........................................................................21
3.2.4. Bài học kinh nghiệm...........................................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
1
LỜI MỞ ĐẦU
Dường như khái niệm chiến tranh chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của
mỗi chúng ta khi học lịch sử hay qua các tác phẩm văn học, một bộ phim tài liệu
trên truyền hình, chỉ thế thơi. Phải chăng khi con người ta được sống trong cuộc
sống hòa bình nên người ta vơ tình qn đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc
sống hay một phần lịch sử đã qua.
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã đi qua, để lại con số thiệt hại
về người và của hết sức nặng nề. Nhưng chúng ta đã chiến đấu anh dũng, chúng
ta có những người lãnh đạo giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có
tinh thần đồn kết của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng. Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến
tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945.
Đã hơn 45 năm trôi qua, nhưng chiến thắng vẻ vang vào mùa xn năm
1975 vẫn cịn in đậm trong trí nhớ và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt
Nam. Chiến thắng đó đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ
nguyên mới đối với dân tộc ta, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên thắng lời vẻ vang trong các cuộc kháng chiến,
nhưng yếu tố quan trọng nhất đó là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng. Người ta hay
nói vui: “ Lãnh đạo là một nghệ thuật và mỗi nhà lãnh đạo là một nghệ sĩ”. Đảng
lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu anh dũng, biến cuộc chiến tưởng chừng không
cân sức thành chiến thắng vang dội cả thế giới, làm chấn động địa cầu. Biến một
nước như Việt Nam tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã chiến thắng tên đế quốc
sừng sỏ nhất thế giới. Chúng ta cùng quay ngược lại quá khứ, vào những năm
1954-1975 để phân tích về nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ.
2
Từ những lý do trên , nhóm em chọn đề tài: “ Đường lối của Đảng trong
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở nước ta (1954-1975).
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1965)
1.1. Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, chuyển cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (1954-1965)
1.1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954: Sau
ngày Hiệp định Giơnevo (7/1954) được ký kết, cách mạng Việt Nam có những
đặc điểm và thuận lợi, khó khăn mới.
1.1.1.1. Trên trường quốc tế:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa
học kỹ thuật, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô. Phong trào giải phóng dân tộc
tiếp tục phát triển. Phong trào đấu tranh vì hịa binh, dân chủ lên cao ở các nước
tư bản.
Bất lợi: là đế quốc Mỹ có âm mưu làm bá chủ thế giới. Thế giới đi vào
thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang. Xuất hiện sự bất đồng, chia rẽ trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.
1.1.1.2. Ở trong nước:
Thuận lợi: thuận lợi là miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ
địa hậu phương cho cả nước
Bất lợi: là đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau,
miền Nam do đế quốc, tay sai kiểm sốt. Kinh tế miền Bắc cịn nghèo nàn, lạc
hậu.
1.1.2. Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh, và chuyển cách mạng:
Về chủ trường đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội: sau khi miền
Bắc được giải phóng, Trung ương Đảng đã chủ trương chuyển miền Bắc sang
giai đoạn mới với nhận thức. Sự kết thúc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
4
cũng là sự mở đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa như các cương lĩnh của
Đảng đã xác định.
Hội nghị lần thứ bảy (3/1955) và lần thứ tám (8/1955) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa II) đã nhận định: Mỹ và tay sai đang chống phá Hiệp
định Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng.
Ngày 10/10/1954, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội, ngày
16/5/1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp và tay sai đã phải rút khỏi miền
Bắc.
→ Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục và phát triển sản xuất nghiệp làm trọng
tâm. Đến năm 1957, cơ bản sản xuất nông nghiệp miền Bắc ổn định, đã đạt được
năng suất, nạn đói bị đẩy lùi, tạo điều kiện giải quyết những vấn đề cơ bản trong
nền kinh tế quốc dân.
7/1956, cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành, chế độ chiếm hữu
ruộng đất phong kiến ở miền Bắc đến đây bị xóa bỏ hồn tồn
Bên cạnh những kết quả đạt được, ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm
trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm là chủ quan duy ý chi, giáo điều,
rập khn máy móc khơng xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhất là những thay
đổi quan trọng về quan hệ giai cấp, xã hội ở nông thôn miền Bắc sau ngày được
hồn tồn giải phóng. Sai lầm này đã gây ra một số tổn thất lớn đối với Đảng và
quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), tháng
9/1956, đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, trong cải cách ruộng đất và
chỉnh đốn tổ chức, công khai tự phê bình trước nhân dân, thi hành kỷ luật đối
với một số Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương Đảng.
Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối
cách mạng trong giai đoạn mới.
5
Tháng 11/1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ
14 đề ra kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958- 1960).
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
thông qua Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp, xác định hình thức và
bước đi của hợp tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóa
phải đi đơi với thủy lợi hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và
sức mạnh của tập thể.
→ Kết quả của ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ
nghĩa (1958-1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng tích cực trong nền
kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố, từng bước đi lên
chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng.
1.1.3. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối.
Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra được
đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa
phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hình
cách mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt
Nam.
Ngày 22/7/1954, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cản bộ chiến sĩ
cả nước: "Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất,
đồng bào cả nước nhất định được giải phóng.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ
mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu
của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ
6
chiến tranh chuyển sang hịa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông
thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.
Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách
mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là
bạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng khơng có một con đường
khác".
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hịa bình".
Từ năm 1958, kẻ địch ngày càng đấy mạnh khùng bố, bất bở, đàn áp dã
man, liên tiếp mở các cuộc hành c cản quét, dồn dân quy mô lớn vào các trại tập
trung.
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng
miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra
nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: "hiện nay,
cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan
hệ hữu cơ với nhau... nhằm phương hướng chung là giữ vững hịa bình, thực
hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến
lên chủ nghĩa xã hội".
Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập
(Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập,
do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi
7
là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, chuyên miền
Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang cách mạng thô tiến công.
1.2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phát triển thế tiến công của cách
mạng miền Nam (1961 – 1965)
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày
10-9-1960. Đại hội đã thảo luận và thơng qua báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của
Đảng trong giai đoạn mới.
1.2.1. Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam:
Đại hội khẳng định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới là phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền:
+ Một là: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
+ Hai là: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
1.2.2. Về mục tiêu chiến lược chung:
Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam
thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể
của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại
nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ
và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hịa bình thống
nhất Tổ quốc.
1.2.3. Vai trị, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả
nước:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm
lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam,
8
chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp
thống nhất nước nhà.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế
quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.
1.2.4. Triển vọng của cách mạng Việt Nam:
Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu
tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè
lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân
dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.5. Ý nghĩa của đường lối:
Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách
mạng ở hai miền: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở
miền Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt cảu cả nước là giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng là giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợp
với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam, vừa phù hợp với tình hình
quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền
tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới,
tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xơ và Trung Quốc. Do đó đã
tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
9
Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của
cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng
ta trong việc giải quyết những vấn đề khơng có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực
tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại.
Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi
miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành
tựu to lớn trong xây đựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi
chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.
1.2.6. Kết quả thực hiện chủ trương Đại hội III:
Ở miền Bắc, trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1961 –
1965), nhiều cuộc vận động và PT thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành,
các giới và các địa phương.
Ở miền Nam, từ năm 1961 đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”. Tháng 1/1961 và tháng 2/1962, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị
về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”.
Bộ Chính trị nhấn mạnh do đặc điểm phát triển không đều, tương quan lực
lượng cùng với địa hình hoạt động và tác chiến khác nhau ở mỗi vùng nên
phương châm đấu tranh của ta phải linh hoạt thích hợp từng nơi, từng lúc cụ thể:
-
Vùng rừng núi: lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
-
Vùng đồng bằng: kết hợp hai hình thức đấu tranh vũ trang và chính
-
Vùng đơ thị: lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu.
trị.
Ngày 15/2/1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam thống nhất với tên
gọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Vượt qua khó khăn, cách mạng miền
10
Nam có những bước phát triển mới. Tiêu biểu là chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc
(Mỹ Tho) ngày 2/1/1963.
Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng cùng với sự chi viện tích
cực của miền Bắc, quân và dân miền Nam đã mở nhiều chiến dịch với hàng trăm
trận đánh lớn nhỏ và giành thắng lợi trên khắp các chiến trường. Tiêu biểu là
chiến thắng Bình Giã (12/1964), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (7/1965).
Với tinh thần chủ động sáng tạo, sau hơn bốn năm (1961 – 1965), lực
lượng cách mạng ở miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Đế quốc Mỹ ở miền Nam.
CHƯƠNG 2: TRONG GIAI ĐOẠN 1965-1975
2.1. Phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đường lối kháng
chiến của Đảng
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá
sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ và
quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với
quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát
động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.
Thuận lợi của ta là khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nuớc,
cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện về sức người,
sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường
bộ và đường biển.
Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ
năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba “chỗ
dựa” của “Chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô
11
thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị
phá sản.
Tuy nhiên sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và
điều đó khơng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc
“Chiến tranh cục bộ” ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào
trực liếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi
cho ta.
Tình hình đó đặt ra u cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm
và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
2.1.1. Quá trình hình thành và nội dung đường lối:
Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam,
các hội nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương
giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc “đồng khởi”
năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành
chiến tranh cách mạng trên quy mơ tồn miền.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (tháng 11-1963), ngoài việc xác định
đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh thắng Mỹ, còn quyết định nhiều
vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Đối với miền Bắc, Hội nghị tiếp tục
xác định trách nhiệm là căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam,
đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu
đánh phá của địch.
Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến
tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11
12
(tháng 3-1965) và lần thứ 12 (tháng 12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và
đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước. Gồm các nội
dung lớn:
2.1.1.1. Quyết tâm và mục tiêu chiến lược:
Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên
quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình
huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hịa bình thống nhất
nước nhà”.
2.1.1.2. Phương châm chỉ đạo chiến lược:
Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ
của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân đân chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức
mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực
lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn. tranh thủ thời cơ giành
thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
2.1.1.3. Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam:
Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến ông và liên tục tiến
công: “Tiếp tục kiên trì phương châm đẩu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh
chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả ba vùng chiến
lược. Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực
tiếp và giữ một vị tri ngày càng quan trọng.
2.1.1.4. Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc:
Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc
vững mạnh về kinh tế và quốc phịng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành
13
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ
vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao
nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực
chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều mình mở rộng
“Chiến tranh cục bộ” ra cả nước.
2.1.1.5. Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền:
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là
tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của
cả nước, vì miền Bắc “Xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc
chién tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm bảo đảm
chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây
không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân đân
cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
2.1.2. Ý nghĩa đường lối:
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:
+ Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công,
tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của tồn Đảng, tồn
qn, tồn dân ta.
+ Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược
cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù
hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.
14
+ Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào
sức mình là chính được phát triển trong hoàn cành mới, tạo nên sức mạnh mới
để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
2.2. Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mĩ, chi viện miền Nam (1965-1968)
Sau một loạt hành động chống phá và khiêu khích (nã pháo vào các đảo
và một số vùng bờ biển miền Bắc, bắt ngư dân, tung biệt kích, dựng lên sự kiện
Vịnh Bắc Bộ lấy cớ cho việc tăng cường và mở rộng chiến tranh...), từ đầu năm
1965, Mỹ sử dụng không quân, hải quân mở cuộc chiến tranh phá hoại miền
bắc. Ðây là một bộ phận khăng khít của chiến lược chiến tranh cục bộ, hỗ trợ
cho hoạt động của lục quân Mỹ trên chiến trường miền nam.
Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và Hội nghị lần thứ 12 (12-1965) của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và tồn diện tình
hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, đã quyết
định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện
pháp cách mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, hồn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong
cả nước, tiến tới hồ bình, thống nhất nước nhà”.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương, Quân ủy
Trung ương đã triển khai tồn diện các mặt cơng tác quân sự trên cả hai miền và
đề ra 6 phương thức tác chiến cho các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam:
1.
Đẩy mạnh hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực tập trung trong
những chiến dịch vừa và lớn, dưới hình thức tiến cơng hoặc chủ động phản công
địch.
15
2.
Đẩy mạnh chiến tranh du kích đến trình độ cao.
3.
Đánh phá các căn cứ hậu cần, kho tàng, sân bay, hải cảng, cơ quan
đầu não.
4.
Triệt phá các đường giao thông thuỷ bộ quan trọng, tạo thế bao vây,
chia cắt địch.
5.
Đẩy mạnh hoạt động ở các đô thị.
6.
Tác chiến kết hợp với binh biến; triển khai công tác binh vận, ngụy
vận trên quy mô chiến lược.
Sau các chiến thắng Núi Thành và Vạn Tường, trên chiến trường miền
Nam dấy lên phong trào “tìm Mỹ mà đánh”, “tìm ngụy mà diệt”; những “vành
đai diệt Mỹ” kiên cường xuất hiện ở Hoà Vang, Chu Lai (Quảng Nam), Củ Chi
(Sài Gòn)... Hàng vạn dũng sĩ diệt Mỹ đã lập những chiến công vang dội.
Mùa khô 1966-1967, đế quốc Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2
với một lực lượng lớn gồm 20 sư đồn và 10 lữ đồn chủ lực (trong đó có 7 sư
đồn và 4 lữ đồn qn Mỹ), 4.000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, hàng
chục vạn tấn bom đạn, hàng vạn tấn hoá chất độc, 2.540 khẩu pháo, 500 tàu
xuồng chiến đấu. Địch tập trung đánh vào miền Đông Nam Bộ, trọng điểm là
Tây Ninh, nhằm mục tiêu “tìm diệt” cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Trung ương Cục,
Bộ Chỉ huy Miền, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đơn vị chủ lực Quân giải
phóng.
Trong cuộc phản công mùa khô này, quân và dân miền Nam đã mở hàng
loạt trận phản công, đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ-ngụy. Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã cùng toàn dân bám sát địch, tiêu diệt và
tiêu hao chúng trên khắp các chiến trường. Những trận đánh địch ngay trên địa
16
bàn hành quân của chúng, ở trong vùng sau lưng địch, ở hậu cứ và cơ quan đầu
não của chúng, những hoạt động mạnh ở các vùng đồng bằng, ở Tây Nguyên.
Kết quả trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967), quân và dân miền
Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 290.000 tên địch, trong đó có 128.000 quân
Mỹ và chư hầu, làm thất bại một bước quan trọng cuộc “chiến tranh cục bộ” của
đế quốc Mỹ, làm cho thế trận của chúng nao núng, tinh thần quân địch sút kém,
hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn.
Thắng lợi đó chứng tỏ trên thực tế sức mạnh và tính bền vững của một
hậu phương được tổ chức chặt chẽ do chế độ ưu việt được thiết lập và củng cố
vững chắc, dựa trên khối đại đồn kết tồn dân khơng ngừng được chăm lo, mở
rộng, tăng cường, nhằm mục tiêu chung là giải phóng miền nam, thống nhất đất
nước. Trong khi đó, chính nước Mỹ bên kia bờ đại dương lại bị rung động, nội
bộ chia rẽ bởi những thất bại ngày càng nặng trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Ðiều đó chứng tỏ, một dân tộc chiến đấu vì sự nghiệp chính nghĩa,
dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản chân chính, tồn dân đồn kết, xây dựng
hậu phương chiến lược vững mạnh, tiền tuyến kiên cường, bền lịng kháng
chiến, thì nhất định chiến thắng kẻ thù xâm lược.
2.3. Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1969-1975).
Tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại
miền Bắc từ tháng 11/1968 Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các
kế hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh nhằm khắc phục hậu
quả chiến tranh và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, người đã để lại Di chúc
lịch sử đó là những lời căn dặn cuối cùng. Cũng trong buổi lễ truy điệu trọng thể
17
tại Quảng trường Ba Đình, đồng chí Lê Duẩn đã đọc lời thề son sắt, bày tỏ quyết
tâm thực hiện đầy đủ những điều căn dặn trong Di chúc của Người.
Tháng 4/1972, để ngăn chặn cuộc tập kích chiến lược của quân dân ta, đế
quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác
liệt, nhất là cuộc rải thảm bom 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B52 tại Hà Nội,
Hải Phòng và một số địa phương khác.
Trước hành động chiến tranh điên cuồng của địch, quân dân miền Bắc đã
bình tĩnh, sáng tạo vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhất là trong 12 ngày đêm cuối
năm 1972, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên khơng”, đánh bại hồn tồn cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Ở miền Nam, sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” , Ních xơn
chủ trương thay chiến lược đó bằng chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
Hội nghị thứ 18 Ban chấp hành trung ương Đảng (1/1970) và hội nghị Bộ Chính
trị (6/1970) đã đề ra chủ trương lấy nông thôn làm hướng tiến cơng chính, tập
trung ngăn chặn và đẩy lùi chương trình “bình định” của địch.
Tháng 3/1970, các lực lượng vũ trang của ta đã phối hợp với quân và dân
Campuchia đánh bại cuộc hành quân của đế quốc Mỹ, giải phóng vùng ĐơngBắc và buộc đế quốc Mỹ phải tun bố rút quân ra khỏi Campuchia (6/1970).
Năm 1971, quân và dân Việt Nam phối hợp với quân và dân Lào đánh bại
cuộc hành quân quy mô lớn “Lam Sơn 719” của Mỹ - ngụy. Những thắng lợi
quân sự trên cùng với những thắng lợi của nhân dân miền Nam đã mở ra khả
năng thực tế, chúng ta có thể đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh “
của đế quốc Mỹ.
Sau gần 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng
cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn đã kết thúc vào ngày
18
27/1/1973 với việc ký kết “ Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình
ở Việt Nam” .
Mặc dù phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam, nhưng đế quốc
Mỹ vẫn ngoan cố, không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Một trong
những mục tiêu chiến tranh mà Mỹ -ngụy đề ra trong kế hoạch 3 năm (19731976) là chiếm lại toàn bộ vùng giải phóng của ta.
Theo âm mưu đó, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu đã ngang ngược, công khai phá hoại hiệp định. Riêng năm
1973, chúng đã chiếm lại hầu hết các vùng giải phóng mới của ta, trong đó có
cảng Cửa Việt ( Quảng Trị) chiếm ngay đêm 27/1/1973.
Trước những diễn biến nghiêm trọng trên, tháng 7/1973, Hội nghị lần thứ
21 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng ( khóa III) nêu rõ con đường cách mạng
của nhân dân miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Theo Nghị quyết của
Đảng , từ cuối năm 1973 và năm 1974, quân và dân ở miền Nam đã liên tiếp
giành được thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường từ Trị- Thiên đến Tây
Nam Bộ và vùng ven Sài Gòn, từng mảng lớn kế hoạch “bình định” của địch bị
phá vỡ. Đặc biệt, cuối năm 1974 đầu năm 1975, quân ta đánh chiếm thị xã
Phước Long (6/1/1975), giải phóng hồn tồn thị xã Phước Long.
Hội nghị Bộ Chính trị đợt 1 và đợt 2 đã bàn về chủ trương giải phóng
hồn tồn miền Nam. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa như một địn thăm dò
chiến lược, tạo thêm cơ sở để Hội nghị Bộ Chính trị đi tới nhận định: “Chưa bao
giờ ta có điều kiện đầy đủ về qn sự, chính trị, có thời cơ chiến lược to lớn như
hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến
tới hịa bình thống nhất Tổ quốc.
Từ nhận định đó, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch hai năm 1975 - 1976 theo
tinh thần là: năm 1975 tranh thủ bất ngờ tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều
19
kiện để năm 1976 tiến hành tổng cơng kích - tổng khởi nghĩa, giải phóng hồn
tồn miền Nam.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã diễn ra trên tồn
miền Nam. Ngày 26/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gịn - Gia
Định bắt đầu. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra trong 55 ngày đêm từ
ngày 10/3 đến 30/4/1975. Vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, lá cờ cách
mạng phấp phới tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Tồn bộ chính quyền địch và
các đảng phái phản động bị đập tan, toàn bộ lực lượng vũ trang bị tiêu diệt và
tan rã. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân ta đã toàn thắng.
CHƯƠNG 3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG THỜI KỲ 1954-1975
3.1. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng bảo vệ miền Bắc
3.1.1. Thành tựu:
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng,
nhân dân ta bắt tay vào xây dựng, khơi phục kinh tế - văn hóa, xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trong khi đó ở miền Nam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, hất chân thực dân Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và
căn cứ quân sự của chúng. Nhiệm vụ của Đảng ta trong giai đoạn này hết sức
nặng nề, đó là phải lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến hành đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược gồm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Đảng đã đề ra chủ trương và sự chỉ đạo năng động, sáng suốt, đáp ứng kịp
thời yêu cầu của miền Bắc. Đưa công cuộc xây dựng xã hội giành những thắng
lợi quan trọng. Qua hai lần chống chiến tranh phá hoại, quân dân miền Bắc đã
bắn rơi 4.181 máy bay trong đó có B52, bắt hàng trăm giặc lái Mỹ.
20
Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi
phục kinh tế - xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và đưa miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Sau 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã giành
được những thành tựu quan trọng, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho
chủ nghĩa xã hội; vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của,
hồn thành vai trị hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
3.1.2. Hạn chế:
Đảng đã tổ chức thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa có nhiều
vấn đề chưa cụ thể hóa và vân dụng tốt vào các kế hoạch phát triển kinh tế, văn
hóa,…
Mối quan hệ giữa xây dựng quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản
xuất Đảng chưa giải quyết được
Chủ quan trong chỉ đạo cải cách ruộng đất,cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến
hành cơng nghiệp hóa.
Từ thực tiễn, lãnh đạo cách mạng của Đảng ở miền Bắc giai đoạn 19541975 thơng qua ưu và nhược điểm, có thể rút ra một số bài học sau:
Thứ nhất, Đảng đã nắm chắc về đặc điểm của miền Bắc trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đường lối chung của cách mạng cả nước nói
chung và ở miền Bắc nói riêng phát huy được tư duy độc lập.
Thứ hai, sau khi nắm được đặc điểm, Đảng đã xác định đúng nhiệm vụ,
mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa của miền Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Nhờ đó Đảng đã chỉ huy chuyển hướng xây dựng miền
Bắc chính xác, kịp thời.