Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Môn quản lý tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.54 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MƠN HỌC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC

Học viên : Trần Ngọc Quang
Lớp

: Thạc sỹ QLGD

Yên Bái, Năm 2022
ĐỀ 2:


2

Câu 1: Thầy/cô hãy chỉ ra những hoạt động cụ thể của nhà trường thầy cô
liên quan đến nguồn tài chính khi thực hiện Chương trình GDPT 2018/khi đổi mới
giáo dục?
Câu 2: Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tự kiểm tra hoạt động tài
chính trong nhà trường là gì?
Câu 3: Đối với Quy chế chi tiêu nội bộ của trường thầy/cơ cần có những nội
dung cụ thể nào phải điều chỉnh, thay đổi khi thực hiện Chương trình GDPT 2018/
khi đổi mới giáo dục ?
Câu 4: Thầy cô hãy cho biết những sai sót thường gặp trong quản lý tài
chính tại các nhà trường hiện nay? Lấy ví dụ cụ thể (có thể từ thực tiễn trường của
các thầy/cơ).
Trả lời
Câu1. Những hoạt động cụ thể của nhà trường thầy cơ liên quan đến nguồn


tài chính khi thực hiện Chương trình GDPT 2018/khi đổi mới giáo dục?
Quản lý tài chính trong giáo dục là việc sử dụng các thông tin phản ánh
chính xác tình trạng thu, chi tài chính của một cơ sở giáo dục để phân tích điểm
mạnh, điểm yếu của nó và lập các kế hoạch quản lý tài chính nhằm đảm bảo thực
hiện được mục tiêu với chất lượng và hiệu quả mong đợi.
Những hoạt động cụ thể của trường THCS liên quan đến nguồn tài chính
khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 gồm:
-Xây dựng kế hoạch nhà trường triển khai Chương trình GDPT 2018
+Xây dựng KHGD cho từng mơn học; các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
+Xây dựng KHGD tổng thể theo phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch năm học
+Xây dựng KHGD phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
+Thẩm định và phê duyệt


3

-Kinh phí triển khai các chuyên đề bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên triển khai
CTGDPT 2018 như
+Chuyên đề xây dựng KHGD nhà trường
+ Chuyên đề bồi dưỡng các môn học dành cho GV
+ Chuyên đề bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực của GV
+Ứng dụng CNTT trong thực hiện CTGDPT 2018
+Chuyên đề bồi dưỡng về: Giáo dục STEM
+Kỹ năng sống, giá trị sống; định hướng nghề nghiệp….
- Kinh phí bổ sung CSVC, TTB, CNTT thực hiện chương trình GDPT 2018
+Đầu tư CSVC, trang thiết bị, dụng cụ dạy học, CNTT,... như: Mua sắm, tu bổ
CSVC, trang thiết bị các phịng bộ mơn, lớp học…Danh mục thiết bị thể dục thể thao, thẩm
mỹ… phục vụ công tác dạy học.
+Tài khoản học online trên hệ thống dành cho giáo viên toàn trường
+Tài khoản học online dành cho học sinh

+Nâng cấp hệ thống wifi
- Kinh phí chi cho các hoạt động khác để thực hiện chương trình GDPT 2018
+Giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho CBQL, GV : Mỗi năm (ít nhất 2 lần) tổ
chức giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong cơng tác quản lí, dạy học, chủ nhiệm…
trong và ngoài huyện
+Biên tập hệ thống học liệu số
+Kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
+Khen thưởng GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện CTGDPT 2018

-Chi tiền lương và thu nhập tăng thêm;
- Trích lập các quỹ;
- Tự chủ trong giao dịch tài chính;
- Vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.
- Việc phân cấp thúc đẩy sự tham gia của những bên liên quan đến hoạt động tài
chính trong trường, của các cấp, các ngành, của chính quyền, phụ huynh học sinh
và cộng đồng;
- Tác động tích cực đến việc thực hiện minh bạch, cơng khai trong cơng tác tài
chính của nhà trường;


4

- Phân cấp nói chung, phân cấp trong quản trị tài chính nói riêng đặt vai trị trách
nhiệm, nhấn giải trình của cấp dưới với cấp trên, của cấp trên với cấp dưới và với
các bên liên quan theo quy định;
- Phân cấp quản trị tài chính tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với giáo dục
trung học cơ sở được tốt hơn, đặc biệt là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục được và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục;
- Tăng thêm các nguồn tài chính cho nhà trường, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn của nhà trường đầu tư cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch

bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, kế hoạch phát
triển CSVC, TB-CN, kế hoạch cải thiện, nâng cao thu nhập cho giáo viên để thực
hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018;
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay;
- Tăng cường tính linh hoạt, tinh thần chủ động của các trường trung học cơ sở,
đáp ứng việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa hiện nay.
Câu 2: Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tự kiểm tra hoạt động tài
chính trong nhà trường là gì?
Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính là một trong 4 chức năng quan trọng của
quản lý, đặc biệt là của quản lý tài chính. Kiểm tra diễn ra ở bất cứ nơi nào, khi có
sự hình thành các nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính đó cho mục đích
đã xác định. Kiểm tra tài chính nội bộ là hoạt động đánh giá việc thực hiện các
hoạt động thu, chi của trường so với các nguyên tắc, quy định của nhà nước, quy
chế tài chính nội bộ theo phân cấp quản lý tài chính được giao.
* Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc tự kiểm tra hoạt động tài chính trong
nhà trường
-Hiệu trưởng cần chỉ đạo, kết hợp với Thanh tra nhân dân của nhà trường cùng
tiến hành công tác tự kiểm tra tài chính, kế tốn định kì, thường xun trong đơn vị
mình và báo cáo kết quả tự kiểm tra lên cơ quan chủ quản.
-Theo Quy chế về việc tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại các cơ quan, đơn vị có
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (Ban hành theo Quyết định số 67/2004/QĐBTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hiệu trưởng cần chỉ đạo, kết


5

hợp với Thanh tra nhân dân của nhà trường cùng tiến hành cơng tác tự kiểm tra tài
chính, kế tốn định kì, thường xuyên trong đơn vị mình và báo cáo kết quả tự kiểm
tra lên cơ quan chủ quản.
- Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại nhà trường. Tổ

chức tuyên truyền về sự cần thiết của cơng tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính,
kế tốn trong nhà trường mình theo các nội dung kiểm tra các khoản thu ngân sách,
thu hoạt động của nhà trường; các khoản chi ngân sách, chi khác của nhà trường;
việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; việc
quản lý và sử dụng tài sản cố định; việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; việc
quản lý sử dụng quỹ lương; các quan hệ thanh toán; việc quản lý và sử dụng các
khoản vốn bằng tiền; việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; cơng tác đầu tư
xây dựng cơ bản; kiểm tra kế toán; kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo cơng tác tài
chính, kế tốn và quy định cụ thể của đơn vị. Chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ
đạo các bộ phận, phòng ban về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời
hạn kiểm tra.
- Thành lập tổ kiểm tra với các thành phần đủ năng lực và phẩm chất để thực
hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc trong những trường hợp đột xuất tại nhà
trường.
- Chỉ đạo công tác tự kiểm tra đối với các đơn vị cấp dưới thuộc sự quản lý
điều hành của mình.
- Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra của bộ phận thực hiện kiểm tra,
phê duyệt và đôn đốc thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại được phát
hiện trong quá trình kiểm tra. Xử lý các hành vi vi phạm của các bộ phận, cá nhân
thuộc thẩm quyền của mình. Trường hợp phát hiện có những biểu hiện vi phạm
pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các ngun tắc tài chính, kế tốn
cần báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra để làm
rõ sự việc.
*Nguyên tắc kiểm tra tài chính của hiệu trưởng
- Phải bảo đảm đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, hiệu trưởng cần
phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài
chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao nhất.



6

- Trong cơng tác quản lý tài chính, hiệu trưởng phải tuân thu các chế độ, các
quy định tài chính, phải liêm khiết trong cơng tác quản lý tài chính trong nhà
trường.
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch
giáo dục, kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp của CBQL, giáo viên; kế hoạch
phát triển CSVC, TB-CN và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
- Điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ, nhất là những hoạt động phát
sinh khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và những vấn đề liên quan
đến thu giá dịch vụ đối với học sinh học bán trú;
- Quản lý thu – chi các nguồn trong và ngoài ngân sách theo đúng Luật ngân
sách Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả hướng đến nâng cao chất
lượng giáo dục nhà trường;
-Thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo
cáo quyết toán theo những quy định hiện hành;
- Định kỳ tổ chức cơng tác kiểm tra tài chính nội bộ; làm tốt cơng tác kiểm
tốn theo quy định của pháp luật để khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong hoạt
động quản trị tài chính hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường;
- Thực hiện công khai, minh bạch tài chính cơng khai, dân chủ, đúng quy
định.
Câu 3: Đối với Quy chế chi tiêu nội bộ của trường cần có những nội dung
cụ thể phải điều chỉnh, thay đổi khi thực hiện đổi mới giáo dục
*Mục đích ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong nhà trường, đảm bảo các trường THCS hồn
thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với
hoạt động đặc thù của nhà trường; sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả và tăng
cường cơng tác quản lý.



7

Để thực hiện Chương trình GDPT 2018, Quy chế chi tiêu nội bộ cần ưu tiên
nguồn tài chính để thực hiện các chế độ có liên quan đến con người; các khoản chi
nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo số lượng, chất lượng hoạt động giảng dạy, học
tập, nghiên cứu khoa học của nhà trường, tạo điều kiện từng bước tăng thu nhập
cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức trong tồn trường. Theo đó, mục đích
ban hành quy chế chi tiêu nội bộ gồm:
- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn
vị;
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm
vụ được giao;
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán, quyết toán các khoản chi tiêu trong đơn
vị; thực hiện kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và
các cơ quan thanh tra, kiểm tốn theo quy định;
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Cơng bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và
giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
*Điều chỉnh Quy chế chi tiêu nội bộ khi thực hiện chương trình giáo dục

phổ thơng 2018
Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, các hoạt động giáo dục trong trường
trung học cơ sở có những thay đổi đặc trưng dẫn tới yêu cầu điều chỉnh Quy chế chi
tiêu nội bộ(QCCTNB). Trong QCCTNB cần tập trung vào các nội dung thu, chi, định
mức chi liên quan tới triển khai thực hiện CTGDPT 2018.
Nội dung chỉnh điều chỉnh QCCTNB ở trường THCS bao gồm:
a. Quy định các nguồn thu được dùng để khoán chi:
- Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên;

- Các khoản thu phí và lệ phí dịch vụ;
- Các khoản thu từ hoạt động giáo dục đào tạo...
b. Quy định các nội dung chi:
- Tiền công, đặc biệt chú ý tiền công chi trả cho hợp đồng GV khi nhà trường


8

THCSiếu GV để dạy các môn học và hoạt động giáo dục mới trong CT GDPT
2018;
- Tiền lương và các khoản phụ cấp;
+ Phụ cấp đặc thù phục vụ ngành;
+ Phụ cấp thêm giờ;
- Dịch vụ công cộng;
- Vật tư văn phịng (văn phịng phẩm; cơng cụ, dụng cụ văn phịng,...);
- Thơng tin liên lạc;
- Chi hội nghị (tài liệu, hội trường);
- Cơng tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ,...);
- Chi nghiệp vụ thường xuyên:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường THCSực hiện CTGDPT 2018;
+ Tổ chức thực hiện dạy học 02 buổi/ ngày;
+ Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục tăng cường;
+ Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm;
+ Tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng STEM;
+ Bồi dưỡng học sinh năng khiếu;
+ Chi tham quan, thực tế;
+ Chi cho giáo viên mời.
- Chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng xây nâng cao năng lực đội ngũ CBQL,
GV theo yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018:
+ Hỗ trợ GV đi dự các lớp bồi dưỡng ngắn ngày;

+ Hỗ trợ GV dự các lớp đào tạo dài ngày.
- Chi mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất, sữa chữa, bổ sung trang thiết bị dạy
học và các điều kiện khác theo kế hoạch giáo dục nhà trường;
- Trích lập và sử dụng các quỹ:
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập;
+ Quỹ khen thưởng;
+ Quỹ phúc lợi;


9

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
c. Các nội dung khác (tùy theo đặc thù của từng trường).
+Chi thăm hỏi hiếu, hỉ
+Chi sửa chữa cơ sở vật chất như phòng học, phòng chức năng, bàn ghế…
+Chi nâng cấp hệ thống internet, wifi…
+Chi bồi dưỡng báo cáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT
2018…
Câu 4: Những sai sót thường gặp trong quản lý tài chính tại các nhà trường
hiện nay? Lấy ví dụ cụ thể (có thể từ thực tiễn trường của các thầy/cơ).
a-Những sai sót thường gặp trong quản lý tài chính tại các nhà trường hiện
nay?
Cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường cơng lập là một trong những nội
dung chính, quan trọng trong Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP, những vấn đề về tự chủ tài chính đã quy định chi tiết nhằm đổi
mới tồn diện các đơn vị sự nghiệp cơng lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của cơ chế tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài
chính thì cơng tác quản lý tài chính tại các nhà trường hiện nay cũng gặp nhiều sai

sót, cả những sai sót nhỏ và những sai sót đặc biệt nghiêm trọng do cả nguyên nhân
chủ quan và khách quan. Những sai sót thường gặp trong quản lý tài chính tại các
nhà trường hiện nay là:
+Không công khai minh bạch thu-chi, đặc biệt các nguồn xã hội hóa.
+Thu – chi các nguồn tài chính khơng đúng quy trình, đặc biệt trong đấu
thầu, xây dựng cơ bản…


10

+Huy động và sử dụng các nguồn tài trợ không đúng quy định, đặc biệt là
các khoảng thu từ phụ huynh học sinh, một số trường vi phạm nguyên tắc “Việc
tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc,
không quy định mức tài trợ ……….., không quy định mức tài trợ tối thiểu, không
lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và khơng coi huy động tài
trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo”.
b-Ví dụ cụ thể việc thu-chi sai các khoản thu từ cha mẹ học sinh.
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường thu-chi sai quy định, sai quy trình
các khoản từ cha mẹ học sinh. Nếu gõ từ khóa “ sai sót trong quản lý tài chính ở
trưởng phổ thơng” trên google thì có hàng triệu kết quả trong 0,85 giây, ở bài này
không bàn đến vấn đề ngun nhân thì cũng chúng ta cũng thấy có nhiều sai sót
trong quản lý tài chính của các trường phổ thông công lập trên cả nước, đặc biệt là
thu-chi sai các khoản huy động từ cha mẹ học sinh.
Ví dụ 1: Theo báo Quảng Bình ( />Bài báo: Phát hiện nhiều sai phạm trong cơng tác quản lý tài chính tại trường
THCS XTrường THCS X được thành lập từ năm học 1990-1991, trong 2 năm
2016, 2017, nhà trường đã được các cấp có thẩm quyền cấp ngân sách gần 9 tỷ
đồng. Trong đó, đơn vị đã chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp là hơn 6,7 tỷ
đồng; chi thường xuyên và chi khác là hơn 2 tỷ đồng. Trường cũng đã thu các
khoản đóng góp, thỏa thuận của phụ huynh học sinh với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong q trình quản lý tài chính tại đơn vị đã xảy ra nhiều sai

phạm.Theo đó, đối với việc quản lý thu, chi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước
cấp, đơn vị chưa thực hiện duyệt quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, 2017
theo quy định; có 38 chứng từ, hóa đơn đơn vị thực hiện sai, thiếu thơng tin và
khơng bảo đảm ngun tắc tài chính với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng (trong đó, có 25
chứng từ, hóa đơn thực hiện sai, thiếu thơng tin; 13 chứng từ, hóa đơn chưa bảo
đảm ngun tắc tài chính); đơn vị chưa thực hiện chi trả kinh phí thực hiện chính
sách giáo dục đối với người khuyết tật với tổng số tiền hơn 23 triệu đồng; chi tiếp
khách vượt quá quy định hơn 17 triệu đồng…Đối với việc quản lý, sử dụng kinh
phí khác ngồi ngân sách nhà nước cấp, Trường THCS X đã thực hiện 58 hóa đơn,


11

chứng từ chi sai quy định, thiếu thông tin, vi phạm nguyên tắc tài chính với số tiền
hơn 576 triệu đồng (trong đó có 9 hóa đơn, chứng từ chi trùng nguồn, khơng đúng
mục đích; 49 hóa đơn, chứng từ sai, thiếu thông tin). Đặc biệt, quy chế chi tiêu nội
bộ của năm 2016, 2017, nhà trường đã không thông qua hội nghị cán bộ, công
chức, viên chức để bổ sung, góp ý, hồn thiện trước khi ban hành, tổ chức thực
hiện. Ngoài ra, việc sử dụng, quản lý tiền học phí tại Trường THCS X cũng có
nhiều sai sót, hạn chế như: biên lai thu không thể hiện đầy đủ các nội dung thu;
không lập bảng kê biên lai khi thanh tốn dẫn đến khó theo dõi, quản lý số tiền mặt
của đơn vị; thực hiện trích từ nguồn học phí để chi cải cách tiền lương và chi hoạt
động thường xuyên của đơn vị chưa đúng quy định. Bên cạnh đó, đơn vị đã sử
dụng nguồn thu dạy thêm, học thêm năm học 2017-2018 để chi những công việc
thường xun có nội dung khơng liên quan đến dạy thêm, học thêm; ký hợp đồng
và tiến hành mua sắm chưa chặt chẽ; cuối năm không công khai việc thực hiện
mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất tài sản của đơn vị cho phụ huynh học sinh…
Ví dụ 2: Báo Nông Nghiệp ( />Bài: Hàng trăm trường học sai phạm việc thu, chi các khoản đóng góp
của phụ huynh
Ngày 16/12, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã có báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra

của UBND các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý, sử dụng các
khoản đóng góp của cha mẹ học sinh trong 2 năm học 2019-2020 và 2020-2021.
Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 19 đoàn thanh tra
tại 468 đơn vị trường học (UBND TP. Pleiku triển khai 2 đoàn thanh tra; UBND
huyện Chư Pưh triển khai 2 đoàn thanh tra). Trong đó, có 16/17 địa phương đã
hồn thành 18/19 cuộc thanh tra, ban hành 17 kết luận thanh tra tại 448 đơn
vị trường học. Qua thanh tra đã phát hiện 112 đơn vị có sai phạm và kiến nghị hoàn
trả cho cha mẹ học sinh với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Cụ thể, tại TP.Pleiku, qua 2 cuộc thanh tra tại 66 đơn vị trường học trên địa
bàn đã phát hiện 26 đơn vị chi sai từ các khoản thu theo thỏa thuận. Đoàn thanh tra
yêu cầu, Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường hoàn trả cho cha mẹ học sinh số
tiền hơn 474 triệu đồng.


12

Huyện Chư Prông là địa phương thu, chi sai nhiều nhất với 33/ 57 trường
học có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cha mẹ học
sinh, với số tiền hơn 618 triệu đồng. Trong đó, có những khoản chi như: Chi cho
dọn vệ sinh trường trong thời gian nghỉ học dịch Covid-19; chi tiền dạy chiều thứ 5
và thứ 6, trong khi cha mẹ nộp học phí học 2 buổi theo quy định.
Đồn thanh tra yêu các trường hoàn trả lại cho cha mẹ học sinh số tiền gần
150 triệu đồng. Trong quá trình thanh tra, các trường đã trả lại cho cha mẹ học sinh
số tiền hơn 78 triệu đồng.
Trong khi đó, UBND huyện Đức Cơ đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT tổ chức kiểm
tra tại 33 đơn vị trường học. Qua kiểm tra khơng có đơn vị trường học nào có sai
phạm trong việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đóng góp của cha mẹ học
sịnh.
Điều đáng nói, trước đó UBND huyện đã tiến hành thanh tra tại 6 đơn vị
trường học thì phát hiện cả 6 đơn vị đơn vị này thu, chi sai quy định từ nguồn đóng

góp của cha mẹ học sinh và đề nghị hoàn trả cho cha mẹ học sinh với số tiền hơn
614 triệu đồng.
Tại huyện Kơng Chro, qua thanh tra tại 11 trường thì có 6 trường học sai
phạm trong việc thu chi khoản đóng góp của cha mẹ học sinh và đề nghị các
trường trả lại cha mẹ học sinh số tiền hơn 361 triệu đồng. UBND huyện này đã yêu
cầu kiểm điểm khiển trách đối với hiệu trưởng các trường học để xảy ra sai phạm.
Qua công tác thanh tra cho thấy, các nội dung chi sai từ nguồn đóng góp của
cha mẹ học sinh chủ yếu là chi thù lao duy trì vệ sinh trường; thù lao giảng dạy; chi
khơng đúng thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh; hết nhiệm vụ chi
nhưng Ban đại diện cha mẹ học sinh khơng trả lại cho cha mẹ học sinh.
Ví dụ 3: Năm học 2020-2021, tại một trường THCS X trên địa bàn tỉnh Yên
Bái chi sai nguồn, kế toán tham mưu chi phun thuốc muỗi từ nguồn kinh phí bên
Bảo hiểm trích để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, hiệu trưởng nhà
trường đã phê duyệt chi, tuy nhiên sau khi Phịng tài chính kiểm tra phát hiện chi
sai nguồn và đã yêu cầu nhà trường nộp trả lại ngân sách khoản chi đó.
-----------------------


13

Nhận xét của giảng viên chấm bài.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm: ...............................


Giảng viên (kí tên): ........................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×