Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Vật lý THPT_Vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 30 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học là một công việc quan trọng
bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chun mơn; việc phát huy tính tích cực của học
sinh có ý nghĩa quyết định đối với kết quả dạy học. Bởi vì, xét cho cùng, cơng việc
giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Việc khơi dậy và
phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát
triển tối ưu của giáo dục.
Cũng như trong học tập các bộ mơn khác, dạy học Vật lí lại càng cần phát triển
năng lực tích cực, năng lực tư duy để HS không phải chỉ biết kiến thức mà cịn phải
hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như vận dụng kiến thức và kỹ năng vào các
hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Để đạt được mục tiêu đó, việc dạy
học phải được đổi mới thường xuyên và hiệu quả. Dạy học là phải biến quá trình dạy
học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức cho người học theo sự
dẫn dắt khéo léo của người giáo viên.
Trước yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học ở trường
phổ thông, việc xây dựng và vận dụng những hình thức dạy học lấy HS làm trung tâm
trong dạy học Vật lí đóng vai trị cấp thiết. Có một phương pháp dạy học hiện đại đã
và đang được áp dụng ở Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới, đó là phương
pháp dạy học Peer Instruction do giáo sư Mazur khởi xướng năm 1991, ông khởi
xướng phương pháp dạy học Peer Instruction nhằm thay thế cho phương pháp dạy học
truyền thống - truyền thụ kiến thức một chiều - vốn chỉ tạo ra những HS rất giỏi giải
các bài tập Vật lí mà khơng hề hiểu sâu các khái niệm Vật lí và thụ động trong việc
xây dựng tri thức cho mình. Hiện nay, phương pháp dạy học Peer Instruction được giới
nghiên cứu giảng dạy Vật lí tại Mỹ đánh giá là một trong những phương pháp dạy học
tiên tiến, giúp phát huy tính tích cực của HS, đồng thời vẫn cung cấp cho các em sự trợ
giúp cần thiết từ giáo viên (GV) trong việc xác định các đơn vị kiến thức cơ bản của
bài học để tiếp thu kiến thức mới.
Tôi thấy rằng, việc nghiên cứu lí luận và triển khai thực nghiệm phương pháp
dạy học Peer Instruction ở trường trung học phổ thông là một vấn đề cần thiết nên tôi
đã chọn đề tài: Vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một số kiến


thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” - Vật lí 11.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction.
- Nghiên cứu chương trình giáo khoa Vật lí 11, chương “Mắt. Các dụng cụ
quang” và phân tích những khó khăn hiện tại, sai lầm mà HS cịn mắc phải khi học
chương này.
- Điều tra thực trạng dạy và học Vật lí ở trường THPT.
- Vận dụng phương pháp dạy học Peer Instruction để tổ chức dạy học một số kiến
thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích cực,
năng lực tư duy phê phán, tư duy phản biện của HS.
1


- Xây dựng một số giáo án để thực nghiệm sư phạm.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài, qua đó sửa
đổi, bổ sung, hồn thiện để có thể vận dụng linh hoạt phương pháp Peer Instruction
vào dạy học một số kiến thức khác thuộc chương trình Vật lí trung học phổ thông.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang”
Vật lý 11 ở trường THPT Trường Chinh.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Dạy học nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang” lớp 11A1; 11A7 trường
THPT Trường Chinh năm học 2017 - 2018
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài
liệu liên quan, xác định nội dung các kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững để học
sinh có thể tự tìm hiểu và ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục: Tiến hành giảng dạy ở trường
THPT theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ,

trao đổi với giáo viên và học sinh ở trường THPT. Lập phiếu điều tra khảo sát, phân
tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình dạy và học.
- So sánh, phân tích kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, từ đó
rút ra kết luận của đề tài.

2


II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Phương pháp dạy học Peer Instruction
1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học Peer Instruction
Peer Instruction là phương pháp dạy học hiện đại với mục tiêu cơ bản là khai
thác sự tương tác giữa các HS trong bài giảng. Phương pháp dạy học Peer Instruction
còn gọi là phương pháp hướng dẫn đồng đẳng.
Trong phương pháp này, các câu hỏi kiểm tra chiếm gần một phần ba thời lượng
của tiết học, do đó giảm bớt thời lượng dành cho việc giảng bài suông. Đây là điểm cốt
lõi của phương pháp, chính vì thế mà phương pháp dạy học này có tên Peer
Instruction, tạm dịch là phương pháp hướng dẫn đồng đẳng. Phương pháp dạy học
Peer Instruction phát huy tính tích cực của HS trong giờ học đồng thời rèn luyện kĩ
năng tư duy để tìm câu trả lời, bảo vệ câu trả lời của mình bằng những lập luận logic,
nhưng ln sẵn sàng chấp nhận những lập luận hợp lí hơn của bạn để thay đổi ý kiến
của mình.
1.2. Quy trình tổ chức dạy học
Mục tiêu của Peer Instruction là biến đổi môi trường giảng dạy để giúp các HS
tích cực tham gia và tập trung sự chú ý của họ về các khái niệm cơ bản. Thay vì trình
bày mức độ chi tiết được nêu trong SGK hoặc các ghi chú bài giảng, bài giảng loại này
bao gồm một số bài thuyết trình ngắn về những điểm chính, tiếp theo là một câu hỏi
ngắn khái niệm - Concept Test, thường đặt ra trong một định dạng nhiều lựa chọn, về
một chủ đề thảo luận. Do đó, kiến thức trọng tâm trong một bài giảng phải mất khoảng

15 phút bao gồm: 7-10 phút giảng dạy, 5-8 phút cho Concept Test. Một giờ giảng dạy
có thể giải quyết khoảng bốn vấn đề chính.
Q trình kiểm tra khái niệm được thực hiện như sau:
Trình chiếu câu hỏi
Học sinh có thời gian từ 1 đến 2 phút để suy nghĩ
Biểu quyết đáp án của câu hỏi
HS thảo luận về câu trả lời của họ từ 2 đến 4 phút
Biểu quyết đáp án của câu hỏi lần thứ hai (nếu có)
GV Giải thích về câu trả lời đúng trong khoảng 2 phút
Các HS lần đầu tiên xem xét các câu hỏi của riêng mình và được 1 hoặc 2 phút để
xây dựng câu trả lời cá nhân và báo cáo các câu trả lời với GV. GV kiểm đếm số HS trả
lời đúng. Nếu tỉ lệ HS trả lời đúng dưới 30% thì GV giảng lại khái niệm một lần nữa rồi
kiểm tra lại với chính câu hỏi đó hoặc một câu hỏi khác. Nếu tỉ lệ HS trả lời đúng trên
70% thì GV giải thích về câu trả lời, khẳng định kiến thức đúng rồi chuyển sang câu hỏi
hoặc nội dung bài giảng tiếp theo. Nếu tỉ lệ HS trả lời đúng từ 30% đến 70%, GV cho
HS thảo luận câu trả lời của họ với các bạn khác ngồi xung quanh họ, GV thúc giục các
HS cố gắng thuyết phục nhau về câu trả lời của mình bằng cách giải thích lí do cơ bản.

3


HS được khuyến khích trao đổi với những người khơng có cùng đáp án với mình. Tốt
nhất là cho 2 HS có câu trả lời khác nhau tạo thành một nhóm để thảo luận.
Trong các cuộc thảo luận, GV phải di chuyển quanh phòng để nghe, và khi cần thiết,
đặt câu hỏi để định hướng cho HS suy nghĩ. Cuối cùng, GV yêu cầu dừng cuộc thảo luận,
thăm dò câu trả lời của học sinh, chuẩn hóa kirns thức, và sau đó chuyển tiếp đến câu hỏi
hoặc chủ đề tiếp theo. HS không được chấm điểm câu trả lời của họ ở các Concept Test
hoặc sẽ nhận được một điểm cộng vào kết quả cuối cuối cùng.
Sau quá trình này, nếu hầu hết học sinh chọn câu trả lời chính xác, bài giảng tiến
tới câu hỏi hoặc chủ đề tiếp theo. Nếu tỉ lệ phần trăm câu trả lời chính xác sau khi thảo

luận là quá thấp (ít hơn 70%), giáo viên giảng chậm lại và đi vào chi tiết hơn trên cùng
một chủ đề, và sự hiểu biết của học sinh được đánh giá lại với Concept Test khác.
Cách làm này ngăn chặn sự gia tăng hiểu biết của học sinh về một vấn đề theo hướng
chưa chính xác, nó chỉ dừng lại khi tồn bộ lớp học đều hiểu đúng.
Một số điểm cần lưu ý:
- Việc phân chia thời gian dành cho giảng dạy và đặt câu hỏi tùy thuộc vào nội
dung kiến thức và tình hình thực tế của lớp học. Thông thường dành khoảng một phần
ba tới một nửa thời gian để Concept Test và thời gian còn lại dành cho giảng dạy.
- Việc sử dụng Concept Test là rất linh hoạt, có thể chỉ cần sử dụng một Concept
Test cho một tiết học (một đơn vị kiến thức) hoặc nhiều hơn.
- Lựa chọn và xác định các nội dung kiến thức cho HS tự đọc ở nhà là rất cần
thiết vì nó sẽ tiết kiệm được thời gian trên lớp.
- Bài giảng hướng dẫn đồng đẳng ít cứng nhắc so với những phương pháp thơng
thường, so với dạy học truyền thống, cần có khả năng linh hoạt để thích ứng với những
kết quả khơng mong đợi từ Concept Test.
- Trong các cuộc thảo luận thuyết phục bạn bè của HS, GV có thể tham gia vào
các cuộc thảo luận. Việc tham gia thảo luận cùng với HS sẽ có hai lợi ích. Thứ nhất,
GV được nghe HS giải thích câu trả lời bằng ngơn từ của HS, điều này có thể giúp GV
giải thích các khái niệm tốt hơn. Trong thực tế, HS có thể giúp cho GV thấy được làm
thế nào để dạy cho tốt. Thứ hai, sự tương tác cá nhân trong các cuộc thảo luận có thể
giúp cho GV giữ liên lạc với cả lớp.
- Sử dụng Concept Test gợi ra câu hỏi nhiều hơn so với giảng dạy truyền thống.
Nhiều câu hỏi giúp HS nhận ra nhiều điều thú vị và giúp đào sâu kiến thức hơn.
1.3. Công tác chuẩn bị của giáo viên
- Xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng HS cần đạt được.
- Xác định các nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy.
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS đọc trước
ở nhà, biên soạn tài liệu bổ sung kiến thức nếu thấy cần thiết.
- Biên soạn hệ thống Concept Test.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ dạy học như: thẻ trả lời cho phương pháp đưa

ra đáp án, các phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm biểu diễn,…
4


- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà.
1.4. Cơng tác chuẩn bị của học sinh
- Ơn tập kiến thức cũ có liên quan đến bài học.
- Đọc bài mới trong SGK, tài liệu liên quan do GV cung cấp.
- Trả lời hệ thống câu hỏi định hướng của GV.
1.5. Các bước tiến hành trên lớp
Bước 1: GV giảng bài trong khoảng 7 đến 10 phút về các khái niệm quan trọng
và các lập luận chính dẫn tới các kết quả quan trọng mà khơng dùng đến các phương
trình hay biến đổi toán học.
Bước 2: GV kiểm tra hiểu biết của HS bằng cách ra một câu hỏi về khái niệm
vừa được học và giải thích câu hỏi thật rõ ràng để đảm bảo khơng có học sinh nào hiểu
sai ý của câu hỏi.
Bước 3: GV cho HS khoảng thời gian 1 phút để suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 4: HS ghi lại câu trả lời của họ. GV có thể thu thập câu trả lời của học sinh
bằng cách yêu cầu học HS giơ tay biểu quyết cho phương án mà họ chọn (có thể sử
dụng thẻ flash để HS biểu quyết). Phương pháp đơn giản mà hiệu quả là chuẩn bị cho
mỗi HS một hệ thống các thẻ trả lời, mỗi thẻ có một trong bốn chữ cái A, B, C hoặc D
tương ứng với bốn phương án trả lời của câu hỏi trắc nghiệm để học HS biểu quyết
đáp án.
Bước 5: GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị
kết quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng thì GV giải thích ngắn gọn
đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời đúng
thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả lời của họ.
Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS. Nếu có
dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm đó và cho kiểm tra lại chính
câu hỏi đó hoặc một câu hỏi tương tự. Tốt nhất là cho từng cặp hai học sinh có đáp án

khác nhau thảo luận với nhau để thuyết phục bạn mình về đáp án của câu hỏi mà mình
đã chọn.
Bước 6: Sau khi HS thảo luận, GV cho học sinh có quyền thay đổi câu trả lời
đưa ra trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai và GV công bố kết quả trả lời của HS
trước và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề bằng việc giải thích đáp án của câu hỏi trong khoảng 2
phút. GV có thể sử dụng các thí nghiệm biểu diễn để phân xử sự khác biệt giữa các đáp
án và khẳng định kiến thức. Sau đó GV chuyển sang chủ đề tiếp theo và lặp lại q trình
này. Thơng thường có thể dạy 2 đến 3 khái niệm trong một tiết học 45 phút.

5


Bảng 1.1: Sơ đồ các bước tổ chức dạy học theo phương pháp Peer
Instruction
Giới thiệu
tóm tắt nội dung khái niệm

Hiển thị câu hỏi.
HS có 1 đến 2 phút để suy nghĩ
về câu trả lời.

Thu thập câu trả lời
HS giơ tay hoặc sử dụng thẻ
flash

Tỉ lệ HS trả lời
đúng <30%

Đúng


Tỉ lệ HS trả lời
đúng từ 30 đến
70%

Đúng

Giải thích các khái niệm một lần nữa
và / hoặc cung cấp cho HS một số gợi ý
về câu hỏi

HS thảo luận 2-3 phút. HS cố gắng
thuyết phục lẫn nhau về câu trả lời.

HS bỏ phiếu lần thứ 2
cho câu hỏi
GV xác nhận câu trả lời chính xác, giải
thích các quan niệm sai lầm và chuyển
sang câu hỏi hoặc chủ đề tiếp theo

Tỉ lệ HS trả lời
đúng >70%

6


2. Xây dựng các Concept Test
2.1. Concept Test là gì?
Concept Test là câu hỏi kiểm tra về một khái niệm hay một nội dung kiến thức nào đó.
Concept Test có thể là một câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, hoặc câu hỏi định tính.

2.2. Vai trị của Concept Test đối với phương pháp Peer Instruction
Câu hỏi Concep Test là nền tảng của việc dạy học bằng phương pháp Peer
Instruction, viết các câu hỏi khái niệm tốt là rất cần thiết cho sự thành cơng của bài
giảng. Nó cần được thiết kế để làm bộc lộ những khó khăn của học sinh với các chủ đề
và cung cấp cho học sinh một cơ hội để khám phá các khái niệm quan trọng, Concept
Test không nên chủ yếu là kiểm tra sự thơng minh hoặc bộ nhớ. Vì vậy, lựa chọn câu
trả lời khơng chính xác phải là chính đáng và có thể dựa trên các quan niệm sai lầm
phổ biến của học sinh để biên soạn Concept Test.
2.3. Yêu cầu đối với Concept Test
Câu hỏi cần phải đáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau đây:
 Nội dung câu hỏi tập trung vào một khái niệm quan trọng nhất, cần đề cập
đến sai lầm mà HS hay mắc phải.
 HS sẽ không trả lời được nếu chỉ áp dụng các công thức thuần túy.
 Nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì phải có những phương án trả lời nhiễu tốt.
 Câu hỏi phải rõ ràng, mạch lạc.
 Câu hỏi khơng q khó cũng khơng q dễ.
2.4. Các bước xây dựng
Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra.
Bước 2: Thu thập thông tin những sai lầm HS hay mắc phải, có thể dựa vào các
bài kiểm tra trước đó, phát phiếu điều tra HS hoặc dựa vào kinh nghiệm dạy học của
GV.
Bước 3: Xác định hình thức của câu hỏi.
Bước 4: Viết nội dung câu hỏi.
Bước 5: Kiểm tra câu hỏi có thỏa mãn các yêu cầu của một Concept Test khơng.
Bước 6: Kiểm tra tính khả thi của Concept Test bằng cách cho kiểm tra thử với
một nhóm HS.
II.2. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi – khó khăn
 Thuận lợi : Được sự quan tâm đầu tư của nhà trường nhìn chung cơ sở vật chất
khá đầy đủ và hiện đại, đa số các em HS đều ngoan, hợp tác. Hiện nay nhà trường thực

hiện dạy học 2 buổi/ngày nên giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân mơn,
từng bài học. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp Peer Instruction trong dạy học một
số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn.
 Khó khăn : Qua việc tổng hợp kết quả từ việc trao đổi trực tiếp với các giáo
viên, tham khảo giáo án của các GV Vật lý và tham gia dự giờ một số tiết trên lớp của
các GV trường THPT Trường Chinh chúng tôi nhận thấy:
7


Tình hình giảng dạy Vật lí của giáo viên
- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Hầu như các GV sử
dụng phần mềm PowerPoint, các video thực tế, các phần mềm mơ phỏng hiện tượng
Vật lí nhưng có vẻ hơi lạm dụng để trình chiếu thay cho viết bảng chứ chưa phát huy
hết hiệu quả của ứng dụng và chỉ dùng khi dạy thao giảng hoặc thi giáo viên dạy giỏi.
- Về việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học: Đa số GV sử dụng các thí
nghiệm trong dạy học nhưng cịn rập khn theo mẫu hướng dẫn thiết bị có sẵn mà
khơng chịu tự thiết kế đồ dùng cho phù hợp với tiết dạy để nâng cao hiệu quả. Giáo
viên ngại làm đồ dùng tự chế. Việc dạy học thực nghiệm Vật lí của GV vẫn còn mờ
nhạt mà chủ yếu hàn lâm lý thuyết.
- Về việc sử dụng các phương pháp dạy học: Hầu như các GV sử dụng phương
pháp dạy học thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, gợi mở. Có rất ít GV sử dụng các
phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học theo nhóm, và chỉ sử dụng các
phương pháp dạy học hướng đến phát huy năng lực tự học của học sinh khi thao giảng
hoặc thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Tình hình học Vật lí của học sinh
- Nhiều HS có quan niệm ai chọn thi thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại
học thì học, khơng thì thơi.
- Rất ít HS rất có hứng thú học Vật lí vì nó khó mà lại rắc rối vì liên quan đến
nhiều mơn học khác như tốn, hóa, sinh, địa,...thì càng khổ hơn.
- Đa số HS cũng rất u thích mơn Vật lí mỗi khi được học những tiết giảng hay

có sử dụng thí nghiệm thành công và liên hệ thực tế hiệu quả cũng như tích hợp kiến
thức sinh động.
- Thực trạng trên dẫn đến việc HS khơng có hứng thú học mơn Vật lí. Vì vậy,
chất lượng dạy học cịn rất hạn chế, đa số HS khơng nắm vững lí thuyết, khái niệm Vật
lí; các em HS giỏi có thể giải được các bài tập khó nhưng khơng nêu được các định
nghĩa, các định luật Vật lí; khơng phân tích được một hiện tượng Vật lí bình thường;
khơng thực hiện được một thí nghiệm đơn giản; và đặc biệt là không biến được những
hiểu biết của mình thành kỹ năng sống.
Kết quả là HS chưa nắm được vững các quy luật chi phối các hiện tượng Vật lí
nên chưa vận dụng được những kiến thức Vật lí đã học vào thực tế cuộc sống và chưa
biến những kinh học tập của mình thành những kỹ năng sống cho bản thân như mục
tiêu dạy học Vật lí đã đề ra. Vì vậy, dạy học Vật lí vẫn chưa đạt được hiệu quả cao tại
trường THPT Trường Chinh.
2. Thành công – hạn chế
 Thành công
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Peer Instruction.
- Vận dụng phương pháp dạy học Peer Instruction để dạy học một số kiến thức
của chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Vật lí 11.
- Xây dựng được một số giáo án thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Bổ sung
vào nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên Vật lí THPT.
8


- Góp phần đổi mới giờ dạy Vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, năng lực tư
duy phê phán, tư duy phản biện của HS.
 Hạn chế
- Để có các giờ học lơi cuốn được HS tích cực học tập, tự lực tìm tịi trả lời câu hỏi
hoặc tham gia thảo luận giải quyết vấn đề học tập địi hỏi GV phải có sự đầu tư thời
gian, sự chuẩn bị công phu, với sự khéo léo đặt câu hỏi và điều khiển lớp học.
- Phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học phù hợp (địa điểm học thuận lợi cho việc

trao đổi, thảo luận theo nhóm, máy chiếu, máy tính, mạng internet...), sự địi hỏi cao
đối với người học (cách khai thác tài liệu, hoạt động nhóm, tranh luận, bảo vệ ý tưởng,
kĩ năng sống...) nên cũng tạo ra thách thức cho các trường học và cả người học.
- Thực nghiệm cũng chỉ tiến hành trong phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng,
vùng miền, nên cũng chưa thể khẳng định tính hiệu quả đối với tồn bộ đối tượng HS
THPT.
II.3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP
1.1. Mục tiêu của giải pháp
Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học Peer
Instruction để tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng quang” - Vật
lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy phê phán, tư duy phản biện của HS.
1.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Bài: Mắt
Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt. Sự điều tiết. Điểm cực cận. Điểm cực
viễn.
a) GV chuẩn bị mơ hình biểu diễn

9


CƠ VÒNG

b) Biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS nghiên cứu ở nhà
1, Nêu những hiểu biết của em về cấu tạo quang học của mắt, sự điều tiết của
mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn ?
2, Sử dụng công thức liên hệ giữa tiêu cự, độ tụ với bán kính cong của thấu kính
mắt để biết được sự điều tiết của mắt là gì và tác hại của việc điều tiết tối đa.
c) Biên soạn hệ thống câu hỏi khái niệm (Concept Test)
Câu 1: Ảnh của vật qua thấu kính mắt là ảnh gì ?
A. Ảnh thật, cùng chiều vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều vật.
C. Ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều vật.
Đáp án: B
Câu 2: Con ngươi của mắt có tác dụng gì ?
A. Điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt.
B. Giúp mắt nhìn vật ở những khoảng cách xa gần khác nhau.
C. Giúp mắt điều tiết.
D. Giúp mắt nhìn rõ vật.
Đáp án: A
10


Câu 3. Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho
A. độ tụ của mắt luôn giảm xuống.
B. ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
C. độ tụ của mắt luôn tăng lên.
D. ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc.
Đáp án: B
Câu 4. Điểm cực viễn ( Cv) của mắt là điểm
A. gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt không điều tiết.
B. xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt điều tiết tối đa.
C. gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt điều tiết tối đa.
D. xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt không điều tiết.
Đáp án: D
d) Chuẩn bị thẻ trả lời các phương án A, B, C, D
e) Tiến trình dạy học
 Tìm hiểu kiến thức cấu tạo quang học của mắt
Bước 1: Giáo viên cho HS làm việc nhóm tìm hiểu các bộ phận quang học
của mắt và đặc điểm từng bộ phận trong SGK rồi sau đó giảng bổ sung các kiến

thức về con ngươi, cơ vòng và hoạt động tương đương giữa mắt và máy ảnh.
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số Concept Test 1
Câu 1: Ảnh của vật qua thấu kính mắt là ảnh gì ?
A. Ảnh thật, cùng chiều vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều vật.
C. Ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều vật.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng thì GV giải thích ngắn gọn
đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời
đúng thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả
lời của họ.
11


- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận.
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu điểm
chính của thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 1.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề

GV sử dụng hình ảnh mơ phỏng sự tạo ảnh
70

60

30

T.Bình

 Tìm hiểu thêm kiến thức về cấu tạo quang học của mắt
Bước 1: Giáo viên chiếu cho học sinh xem video về sự thay đổi kích thước
con ngươi và cơ vòng của mắt và yêu cầu học sinh liên hệ với mắt của bản thân
mình để hiểu hơn về thực tế.
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số Concept Test 2
Câu 2: Con ngươi của mắt có tác dụng gì ?
A. Điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt.
B. Giúp mắt nhìn vật ở những khoảng cách xa gần khác nhau.
C. Giúp mắt điều tiết.
D.Giúp mắt nhìn rõ vật.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng thì GV giải thích ngắn gọn
đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời
đúng thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả
lời của họ.

- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu điểm
chính của thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 1.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
12


trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
GV sử dụng SLIDE VIDEO thay đổi kích thước con ngươi để điều chỉnh
cường độ sáng vào mắt.
 Tìm hiểu kiến thức về sự điều tiết của mắt
Bước 1: Giáo viên giảng kiến thức về sự điều tiết của mắt bằng cách cho
HS thảo luận nhóm và trình bày những nội dung theo yêu cầu của các câu hỏi
định hướng rồi chuẩn hóa kiến thức cho HS.
Tại sao phải điều tiết ? Hãy lí giải dựa vào cơng thức thấu kính. Viết biểu
thức liên hệ giữa độ tụ (tiêu cự) với bán kính các mặt cầu của thể thủy tinh. Điều
tiết tối đa và không điều tiết, trường hợp nào tốt cho mắt hơn ?
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số Concept Test 3
Câu 3. Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho
A. độ tụ của mắt luôn giảm xuống.
B. ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.
C. độ tụ của mắt luôn tăng lên.
D. ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
Bước 4: HS biểu quyết

HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng thì GV giải thích ngắn gọn
đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời
đúng thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả
lời của họ.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu điểm
chính của thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 1.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV cơng bố kết quả trả lời của HS trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
13


GV sử dụng VIDEO mô phỏng sự điều tiết của mắt là hoạt động của cơ vòng
làm thay đổi bán kính cong của thể thủy tinh dẫn đến làm thay đổi tiêu cự cũng
như độ tụ của mắt. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe thị giác cho học sinh.
 Tìm hiểu kiến thức về điểm cực cận, điểm cực viễn.
Bước 1: Giáo viên giảng kiến thức về điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng
cực cận, khoảng cực viễn và khoảng nhìn rõ của mắt.
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số Concept Test 4
Câu 4. Điểm cực viễn ( Cv) của mắt là điểm
A. gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt không điều tiết.
B. xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt điều tiết tối đa.

C. gần nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt điều tiết tối đa.
D. xa nhất trên trục của mắt cho ảnh trên võng mạc khi mắt khơng điều tiết.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng thì GV giải thích ngắn gọn
đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời
đúng thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả
lời của họ.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận.
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu điểm
chính của thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 1.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
GV sử dụng hình ảnh mơ tả điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng cực cận,
khoảng cực viễn và khoảng nhìn rõ của mắt và lưu ý một số loại mắt khác nhau thì
các giá trị trên sẽ khác nhau. Những kiến thức đó sẽ được tìm hiểu trong phần các
tật của mắt.
Bài: Thấu kính mỏng
Khảo sát thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:
14



Tiến hành khảo sát đồng thời thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn định tính

-

GV biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS nghiên
cứu ở nhà:
1, Nêu những hiểu biết của em về quang tâm, trục chính, tiêu điểm, tiêu diện của
thấu kính?
2, Nêu định nghĩa tiêu cự và độ tụ của thấu kính?
3, Khi sử dụng cơng thức tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân kì, ta cần lưu ý
điều gì?
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi khái niệm (Concept Test)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính?
A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước thấu kính.
B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính.
C. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
Câu 2: Đặt một điểm sáng nằm trên trục chính, cách thấu kính 0,2m thì chùm tia
ló ra khỏi thấu kính là chùm song song. Đây là
A. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
B. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
C. thấu kính hội tụ có độ tụ 0,05dp.
D. thấu kính phân kì có độ tụ -0,05dp.
d) Chuẩn bị thẻ trả lời các phương án A, B, C, D
e) Tiến trình dạy học
 Khảo sát các khái niệm: Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện
Bước 1: Giáo viên giảng các khái niệm:

Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số Concept Test 1
Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính?
15


A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước thấu kính.
B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính.
C. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
- Câu hỏi số 1 đề cập đến khái niệm tiêu điểm chính của thấu kính, đây là khái
niệm mà HS hay mắc sai lầm về tên gọi và vị trí của tiêu điểm (nằm trước hay sau
thấu kính) đối với thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C hoặc D tương ứng với đáp án của mình
lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem. Nếu trên 70% học sinh trả lời đúng (đáp án C) thì GV giải thích
ngắn gọn đáp án và chuyển sang chủ đề tiếp theo. Nếu có từ 30% đến 70% học sinh
trả lời đúng thì GV cho HS thêm 2 phút để thảo luận với các bạn xung quanh về câu
trả lời của họ.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Căn cứ vào yếu tố nào để xác định phía trước, phía sau của thấu kính?
+ Định nghĩa tiêu điểm chính của thấu kính hội tụ ? Tiêu điểm chính của thấu
kính phân kì ?
+ Hãy vẽ hình đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính để xác định

tiêu điểm chính của từng loại thấu kính nằm ở đâu ? Trước hay sau thấu kính ?
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu điểm
chính của thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 1.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời đưa ra trước đó
bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước và sau thảo
luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng bộ thí nghiệm quang hình để khẳng định đáp án đúng của câu hỏi
số 1

16


Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
Thí nghiệm biểu diễn đã chứng minh: Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính
phân kì nằm trước thấu kính.
- Với thấu kính hội tụ: Tiêu điểm ảnh chính nằm trên trục chính và ở phía sau
thấu kính; tiêu điểm vật chính nằm trên trục chính và ở phía trước thấu kính.
- Với thấu kính phân kì: Tiêu điểm ảnh chính nằm trên trục chính và ở phía
trước thấu kính; tiêu điểm vật chính nằm trên trục chính và ở phía sau thấu kính.
Tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính của thấu kính nằm đối xứng với
nhau qua quang tâm O. Các tiêu điểm của thấu kính phân kì đều là tiêu điểm ảo,
chúng là điểm hội tụ của đường kéo dài của các tia sáng đi qua thấu kính phân kì.

Khảo sát các khái niệm: Tiêu cự, độ tụ
Bước 1: Giáo viên giảng và yêu cầu HS trình bày các khái niệm:
- Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm ảnh chính là tiêu cự của thấu kính:
f OF '


- Đại lượng nghịch đảo của tiêu cự gọi là độ tụ của thấu kính: D 

1
f

Đơn vị đo của độ tụ là điôp (dp), với f đo bằng mét (m).
- Các công thức f và D vẫn áp dụng được với thấu kính phân kì, lưu ý là tiêu
cự và độ tụ của thấu kính phân kì có giá trị âm.
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 2
Đặt một điểm sáng nằm trên trục chính, cách thấu kính 0,2m thì chùm tia ló ra
khỏi thấu kính là chùm song song. Đây là
A. thấu kính phân kì có tiêu cự 20 cm.
B. thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm.
C. thấu kính hội tụ có độ tụ 0,05 dp.
D. thấu kính phân kì có độ tụ -0,05dp.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
- Câu hỏi số 2 đề cập đến việc xác định loại thấu kính bằng phương pháp
thực nghiệm thơng qua khái niệm tiêu cự và độ tụ của thấu kính. HS hay nhầm lẫn
giữa tiêu cự và độ tụ của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Các phương án C
và D HS hay chọn vì khi tính độ tụ các em quên đổi đơn vị của tiêu cự.
Bước 4: HS biểu quyết
17


HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.

- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Căn cứ vào nguyên lí thuận nghịch về chiều truyền của tia sáng, các em
hãy xác định loại thấu kính nào đã sử dụng trong thí nghiệm này?
+ Cơng thức tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính? Chú ý quy ước dấu của f và
D.
+ Áp dụng cơng thức để tính tiêu cự và độ tụ của thấu kính vừa xác định
được, (Lưu ý đơn vị của tiêu cự là mét).
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm tiêu cự,
độ tụ một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 2.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước
và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn để khẳng định đáp án đúng
của câu hỏi số 2.
+ Chiếu chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu
cự 20cm, cho HS quan sát điểm hội tụ của chùm tia ló, đo khoảng cách từ điểm hội
tụ của chùm tia ló đến quang tâm của thấu kính. Đối chiếu kết quả đo được để khẳng
định đáp án đúng là B.

Hình 2.3: Thí nghiệm biểu diễn đã chứng minh: Thấu kính cần xác định là
thấu kính hội tụ và có tiêu cự 20cm.
- Cơng thức tính tiêu cự và độ tụ của thấu: f OF ' và D 

1
f

- Thấu kính hội tụ: f > 0, D > 0. Thấu kính phân kì: f < 0, D < 0

- Khi áp dụng cơng thức tính D thì f phải tính bằng đơn vị mét (m).
18


Khảo sát sự tạo ảnh bởi thấu kính:
Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị thí nghiệm biểu diễn và các phần mềm hỗ trợ dạy học
- GV chuẩn bị bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn để dạy trên lớp.
Bộ thí nghiệm gồm có: Vật sáng là đèn LED tự lắp ráp; thấu kính hội tụ có f =
+100mm; thấu kính phân kì có f = -70mm; màn ảnh; giá quan g học; một số thấu kính
hội tụ và phân kì cho HS quan sát.

Bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS nghiên cứu
ở nhà
1, Em hãy nêu khái niệm ảnh và vật trong quang học?
2, Em hãy kể tên các tia sáng thường dùng để dựng ảnh tạo bởi thấu kính?
3, Cách dựng ảnh của vật thật tạo bởi thấu kính? Vận dụng: lần lượt dựng ảnh
của một vật thật AB vng góc với trục chính (A nằm trên trục chính) đặt trước thấu
kính hội tụ và thấu kính phân kì. Nhận xét đặc điểm của các ảnh vừa vẽ được.
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi khái niệm (Concept Test)
Câu 3: Đặt mắt tại vị trí nào thì có thể quan sát được ảnh của S
A. 1
S
1
B. 3
4
C. 2
2
D. 4

3
Câu 4: Cho một thấu kính hội tụ và một vật sáng đặt trước thấu kính ta thu được
ảnh thật. Nếu che một nửa thấu kính thì ảnh sẽ
A. bị che một nửa và cường độ sáng giữ nguyên.
B. giữ nguyên kích thước và cường độ sáng giảm.
C. vẫn giữ nguyên nhưng có dạng chấm chấm
D. vẫn giữ nguyên kích thước và độ sáng
Câu 5: Cho một vật đặt trước thấu kính thì có ảnh A’B’ rõ nét trên màn. Giữ nguyên
vật và màn, bỏ thấu kính thì
A. vẫn có ảnh A’B’ như cũ.
B. có ảnh cùng chiều cao bằng vật trên màn rõ nét như ảnh A’B’.
19


C. có ảnh cùng chiều cao bằng vật nhưng mờ hơn ảnh A’B’.
D. khơng có ảnh trên màn.
d) Tiến trình dạy học
Câu hỏi Concept Test số 3
Bước 1: Giáo viên giảng khái niệm: Sự tạo ảnh bởi thấu kính
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 3
Đặt mắt tại vị trí nào thì có thể quan sát được ảnh của S
A. 1
S
1
B. 3
4
2
C. 2
3
D. 4

Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình.
- Câu hỏi số 3 đề cập đến khái niệm ảnh và vật trong quang học, nhiều HS
cho rằng mắt phải đặt ở vị trí số 4 thì mới quan sát được ảnh của S.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm
HS. GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Khi nào mắt chúng ta quan sát được một vật sáng?
+ Ở hình vẽ này, để có chùm tia sáng phát ra từ S’(là ảnh điểm thật) lọt vào
mắt thì mắt phải đặt ở vị trí nào?
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại khái niệm ảnh
điểm, vật điểm, đường truyền tia sáng một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu
hỏi số 3.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS
trước và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn để khẳng định đáp án
đúng của câu hỏi số 1
+ Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và thấu kính để có ảnh thật rõ nét trên màn
ảnh.
+ Tháo màn ảnh ra, cho HS lần lượt đặt mắt ở các vị trí khác nhau để quan
20



sát và kết luận vị trí đặt mắt đúng.

S

Thí nghiệm biểu diễn đã chứng minh: Đặt mắt tại vị trí số 2 sẽ quan sát
được ảnh của nguồn sáng S.
Câu hỏi Concept Test số 4
Bước 1: Giáo viên giảng khái niệm: Sự tạo ảnh bởi thấu kính
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 4
Cho một thấu kính hội tụ và một vật sáng đặt trước thấu kính ta thu được
ảnh thật. Nếu che một nửa thấu kính thì ảnh sẽ
A. bị che một nửa và cường độ sáng giữ nguyên.
B. giữ nguyên kích thước và cường độ sáng giảm.
C. vẫn giữ nguyên nhưng có dạng chấm chấm
D. vẫn giữ nguyên kích thước và độ sáng
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình (bằng cách giơ 1
trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D).
- Câu hỏi số 4 là một câu hỏi tương đối khó, địi hỏi HS phải có tư duy và
khơng thể trả lời ngay bằng cách vận dụng lí thuyết đã học. Các phương án A, C,
D là những phương án nhiễu rất tốt, đa số HS cho rằng ảnh bị che một nửa và
cường độ sáng vẫn giữ nguyên.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm

HS. GV gợi ý cho HS thảo luận:
+ Bằng cách vẽ hình, chúng ta hãy xác định xem khi thấu kính bị che một
nửa thì chùm tia ló sẽ như thế nào?
+ Với chùm tia ló như vậy thì ảnh có thay đổi khơng? Thay đổi như thế
nào?
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại cách dựng ảnh tạo
bởi thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 4.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
21


trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS
trước và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn để khẳng định đáp án
đúng của câu hỏi số 4.
Câu hỏi Concept Test số 5
Bước 1: Giáo viên giảng khái niệm: Sự tạo ảnh bởi thấu kính
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 5
Cho một vật đặt trước thấu kính thì có ảnh A’B’ rõ nét trên màn. Giữ ngun
vật và màn, bỏ thấu kính thì
A. vẫn có ảnh A’B’ như cũ.
B. có ảnh cùng chiều cao bằng vật trên màn rõ nét như ảnh A’B’.
C. có ảnh cùng chiều cao bằng vật nhưng mờ hơn ảnh A’B’.
D. khơng có ảnh trên màn.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình (bằng cách giơ 1
trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D).
- Câu hỏi số 5 đề cập đến vai trò của thấu kính trong việc tạo ảnh, các

phương án B và C có độ nhiễu tương đối cao.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của
mình lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.
- Nếu có từ 30% đến 70% học sinh trả lời đúng thì GV cho HS thêm 2 phút
để thảo luận với các bạn xung quanh về câu trả lời của họ.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm
HS. GV gợi ý cho HS thảo luận:
Bằng cách vẽ hình, chúng ta hãy xác định xem có ảnh của vật trên màn khi
bỏ thấu kính ra hay khơng ?
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại cách dựng ảnh tạo
bởi thấu kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 5.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra
trước đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS
trước và sau thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn để khẳng định đáp án
22


đúng của câu hỏi số 5.
+ Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và thấu kính để có ảnh thật rõ nét trên màn
ảnh.
+ Tháo thấu kính ra, cho HS quan sát màn ảnh lúc này và có nhận xét.
- Thấu kính có vai trị quan trọng trong việc tạo ảnh của một vật sáng, nếu
thấu kính bị che một nửa thì ảnh vẫn giữa ngun hình dạng, kích thước nhưng

mờ hơn; nếu khơng có thấu kính thì ảnh của vật sáng qua thấu kính cũng sẽ mất
đi.
Khảo sát các cơng thức của thấu kính
Chuẩn bị:
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi định hướng kiến thức cơ bản cho HS nghiên
cứu ở nhà
1, Viết các công thức xác định vị trí ảnh, số phóng đại và nêu quy ước dấu của
các đại lượng trong các cơng thức đó.
- GV biên soạn hệ thống câu hỏi khái niệm (Concept Test)
Câu 6: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính
một khoảng
A. từ 0 đến f.
B. bằng 2f.
C. lớn hơn 2f.
D. từ f đến 2f.
Câu 7: Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật
thì vật phải đặt cách kính một khoảng
A. lớn hơn 2f.
B. bằng 2f.
C. từ f đến 2f.
D. từ 0 đến f.
Câu 8: Qua thấu kính phân kì, vật thật thì ảnh khơng có đặc điểm
A. nằm sau kính.
B. nhỏ hơn vật.
C. cùng chiều với vật. D. ảnh ảo.
c) Tiến trình dạy học

Bước 1: Giáo viên dẫn dắt xây dựng các công thức:
- Công thức xác định vị trí ảnh và cơng thức xác định số phóng đại của ảnh.
1 1 1

  ;
d d' f

k

A' B' d '

AB d

- Quy ước về dấu của các đại lượng trong các công thức trên
+ Vật thật: d OA  0
+ Vật ảo: d OA  0 (không xét)
+ Ảnh thật: d ' OA'  0
+ Ảnh ảo: d ' OA'  0
+ Thấu kính hội tụ: f OF '  0

23


+ Thấu kính phân kì: f OF '  0
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 6
Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trước kính một
khoảng
A. từ O đến f.
B. bằng 2f.
C. lớn hơn 2f.
D. từ f đến 2f.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình
- Câu hỏi 6 đề cập đến trường hợp ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ. Đây là kiến

thức tổng hợp mà HS phải biết cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, nắm chắc
các cơng thức về thấu kính thì mới trả lời đúng đáp án. Các phương án nhiễu là
những sai lầm phổ biến mà HS hay mắc phải.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của mình
lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận:
Vận dụng cơng thức thấu kính cho trường hợp này là thấu kính hội tụ (f>0), vật
thật (d>0) và ảnh ảo (d’<0). Tìm điều kiện của d để có d’<0.
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại các cơng thức về thấu
kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 6.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra trước
đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước và sau
thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính hội tụ để khẳng
định đáp án đúng của câu hỏi số 6.
+ Dùng chuột kéo vật dịch chuyển trong khoảng từ O đến f, từ f đến 2f, đặt vật
tại vị trí 2f, đưa vật ra ngoài đoạn 2f.
+ Ứng với mỗi vị trí, yêu cầu HS quan sát ảnh tạo bởi thấu kính
- Phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính hội tụ đã chứng minh: Khi vật nằm
trước thấu kính hội tụ trong khoảng từ O đến f thì sẽ cho ảnh ảo.
Câu hỏi Concept Test số 7
Bước 1: Giáo viên thơng báo các cơng thức
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 7

24


Qua thấu kính hội tụ nếu vật thật muốn cho ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì vật
phải đặt cách kính một khoảng
A. lớn hơn 2f.
B. bằng 2f.
C. từ f đến 2f.
D. từ 0 đến f.
Bước 3: HS suy nghĩ tìm đáp án
- HS có 1 phút để suy nghĩ và đưa ra đáp án của mình
- Câu hỏi 7 đề cập đến trường hợp ảnh thật tạo bởi thấu kính hội tụ. Đây là kiến
thức tổng hợp mà HS phải biết cách vẽ ảnh của vật qua thấu kính hội tụ, nắm chắc
các cơng thức về thấu kính thì mới trả lời đúng đáp án. Các phương án nhiễu là
những sai lầm phổ biến của HS.
Bước 4: HS biểu quyết
HS giơ 1 trong 4 thẻ có chữ cái A, B, C, hoặc D tương ứng với đáp án của mình
lựa chọn.
Bước 5: Giáo viên quan sát và đếm số thẻ
- GV xem kết quả biểu quyết của các em HS trong lớp mà không hiển thị kết
quả cho cả lớp xem.
- Trong lúc đó, GV có thể tham gia vào cuộc thảo luận của một vài nhóm HS.
GV gợi ý cho HS thảo luận:
Vận dụng cơng thức thấu kính cho trường hợp này là thấu kính hội tụ (f>0), vật
thật (d>0) và ảnh thật (d’>0). Tìm điều kiện của d để có d’>0 và k>1.
- Nếu có dưới 30% học sinh trả lời đúng thì GV giảng lại các cơng thức về thấu
kính một lần nữa và cho kiểm tra lại chính câu hỏi số 7.
Bước 6: Biểu quyết lần thứ hai (nếu có)
Sau khi HS thảo luận, GV cho HS có quyền thay đổi câu trả lời họ đưa ra trước
đó bằng cách biểu quyết lần thứ hai, GV công bố kết quả trả lời của HS trước và sau

thảo luận cho cả lớp xem.
Bước 7: GV chốt lại chủ đề
- GV sử dụng phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính hội để khẳng định đáp
án đúng của câu hỏi số 7.
+ Dùng chuột kéo vật dịch chuyển trong khoảng từ O đến f, từ f đến 2f, đặt vật
tại vị trí 2f, đưa vật ra ngồi đoạn 2f.
+ Ứng với mỗi vị trí, u cầu HS quan sát ảnh tạo bởi thấu kính
- Phần mềm flash ảnh của vật qua thấu kính hội đã chứng minh: Khi vật nằm
trước thấu kính hội tụ trong khoảng từ f đến 2f thì sẽ cho ảnh thật, ngược chiều, lớn
hơn vật.
Câu hỏi Concept Test số 8
Bước 1: Giáo viên thơng báo các cơng thức
Bước 2: Trình chiếu câu hỏi số 8
25


×