Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bài thảo luận marketing căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.08 KB, 20 trang )

Bài thảo luận: Marketing căn bản
Câu 1: Trình bày phương pháp nghiên cứu thị trường và kết quả nghiên
cứu( khảo sát nhỏ về một loại sản phẩm của một nhà cung cấp nào đó) thông
qua ví dụ thực tế. Giải thích rõ các nội dung sau:
_ Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
_ Lý do lựa chọn mẫu nghiên cứu.
_ Nội dung bảng câu hỏi điều tra.
_ Quá trình tiến hành khảo sát.
_ Kết quả khảo sát thị trường.
_ Ý nghĩa của kết quả khảo sát thị trường.
Bài làm:
Nghiên cứu Marketing là xác định một cách có hệ thống những tư liệu cần
thiết do tình huống Marketing đặt ra cho công ty, thu thập, phân tích chúng và
báo cáo kết quả.
Nghiên cứu Marketing gồm 4 phương pháp nhiên cứu như sau:
_ Nghiên cứu quan sát: thu thập các số liệu mới bằng cách quan sát các nhân
vật và khung cảnh tương ứng.
_ Nghiên cứu nhóm tập trung: là cuộc họp mặt từ 6-10 người trong khoảng thời
gian vài giờ để cùng với người chủ trì để trao đổi về sản phẩm, dịch vụ,
_ Nghiên cứu thực nghiệm: đòi hỏi phải tuyển chọn các nhóm đối tượng tương
xứng , xử lý các nhóm đó theo những cách khác nhau, khống chế các biến
ngoại lai và kiểm tra xem những sai lệch trong các kết quả quan sát được có ý
nghĩa thống kê hay không.
_ Nghiên cứu điều tra:một bên gồm nghiên cứu quan sát và nhóm tập trung,
một bên là nghiên cứu thực nghiệm. Các công ty tiến hành điều tra để nắm
được trình độ hiểu biết, niềm tin, sở thích, mức độ thỏa mãn,… của công chúng
và lượng định được các đai lượng này trong nhân dân.
Trích dẫn ví dụ: bảng câu hỏi điều tra thị trường về sản phẩm kem đánh
răng P/S.
1. Anh(chị) cho rằng việc đánh răng hàng ngày là:
Rất quan trọng


Khá quan trọng
Chưa quan trọng
2. Khi nói đến sản phẩm kem đánh răng những nhãn hiệu nào sau đây anh
(chị) nghĩ đến? ( Có thể chọn nhiều phương án và nếu có lựa chọn “P/S” anh
(chị) tiếp tục với câu hỏi tiếp theo. Nếu không thì xin anh (chị) vui long điền đầy
đủ thông tin từ câu thứ 19 ?
Loại sản phẩm Nghĩ đến Đã từng sử dụng Đang dùng
Aquafresh
P/S
Colgate
Reagadont
Perlodent
Close-up
Fresh white
3. Đánh giá theo mức độ hài lòng của anh (chị) vế sản phẩm kem đánh răng P/S
đang sử dụng theo những tiêu chí sau:
Đặc tính sản
phẩm
Rất hài
long
Hài lòng Bình
thường
Không hài
lòng
Hoàn toàn
không hài
lòng
Ngừa sâu răng
Bảo vệ nướu
Ngăn mảng bám

suốt 18h
Hơi thở thơm
tho
Làm răng trắng
bóng
Làm chắc men
răng
Ngừa cao răng
Ngăn vi khuẩn
4. Anh (chị) hãy cho biết tiêu chí nào sau đây ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn sản phẩm kem đánh răng P/S của anh(chị)
(không quan tâm 1 2 3 4 rất quan tâm)
Các tiêu chí
1 2 3 4
Giá cả
Chất lượng
Thương hiệu
Mẫu mã
Thuận tiện nơi
Quảng cáo
Khuyến mãi
5. Anh (chị) biết đến sản phẩm kem đánh răng P/S mà anh (chị) đang sử dụng
qua phương tiện thông tin nào?
Quảng cáo trên tivi Bạn bè, người thân
Báo, tạp chí Khác:………………
6. Khi mua sản phẩm P/S anh(chị) thích hình thức khuyến mãi nào?
Giảm giá Bốc thăm trúng thưởng
Quà tặng kèm theo Khác:…………………
7. Theo anh(chị) mức giá nào hợp lý cho một tuýp kem đánh răng P/S (loại
120-200 gram)?

Dưới 5.000đ 10.000đ- dưới 20.0000đ
5.000đ- dưới 10.000đ Trên 20.000đ
8. Anh (chị) thường mua kem đánh răng P/S ở đâu?
Siêu thị Chợ
Tạp hóa Khác:………………
9. Anh (chị) thích kem đánh răng có mùi vị gì?
Mùi trái cây
Mùi bạc hà
Mùi vị khác
10. Anh (chị) có phàn nàn gì về độ cay của kem đánh răng P/S không?

Không
11. Anh (chị) đánh gía như thế nào về tác dụng giúp phòng chống sâu răng và
“Bảo vệ 2 lần” của kem đánh răng P/S?
Rất tốt Tốt
Tương đối tốt Kém Rất kém
12. Kem đánh răng P/S có thực cự đem lại cho anh(chị) hàm răng chắc khỏe và
sáng bóng ?

Không
13. Anh (chị) có nhận xét gì về bao bì sản phẩm?
Đẹp
Khá đẹp
Chưa đẹp và chưa bắt mắt
14. Anh (chị) nghĩ có nên thay đổi bao bì sản phẩm mới không?

Không Khác:
15. Anh (chị) thấy việc quảng cáo kem đánh răng trên tivi có tốt không?
Tốt Bình thường
Không tốt Khác:………

16. Anh (chị) có hay xem các chương trình quảng cáo trên ti vi ?

Không
17. Anh (chị) đánh giá thế nào về nội dung quảng cáo kem đánh răng P/S trên tivi?
Hay,có sức thuyết phục Khá hay, khá thuyết phục
Bình thường Không hay, không thuyết phục
Hoàn toàn không thuyết phục Khác: ………………
18. Anh ( chị) có thích quảng cáo của kem đánh răng P/S không?

Không ( Nếu không thì trả lời vì sao ?)
19. Anh ( chị) nghĩ rằng việc quảng cáo kem đánh răng P/S trên tivi là có cần
thiết ?
Có Không

Khác:………
20. Anh( chị) thấy trọng lượng đóng gói của P/S
(loại 120gram và 200 gram ) đã phù hợp chưa?
Phù hợp, không cần thay đổi
Chưa phù hợp, cần thêm loại có trọng lượng lớn hơn
Khác
21. Với mức giá (từ 6.500đ-13.000đ)/tuýp P/S 120gram-200gram đã phù hợp
chưa?
Đắt Tương đối đắt
Phải chăng, chấp nhận được Rẻ
22. Anh (chị) đã từng sử dụng những sản phẩm kem đánh răng nào của P/S và
thích sử dụng loại kem nào?
Sản phẩm
Đã từng
dùng
Thích Không

thích
P/S Bảo vệ 2 lần
P/S Muối
P/S Trà xanh-hoa cúc
P/S Hương chanh
P/S Bạc hà
P/S 8 tác động- Complete 8
Action
P/S 3 lần trắng
P/S Ngừa sâu răng vượt trội
P/S Lõi xanh
P/S Chắc khỏe-thơm mát
P/S Làm trắng răng-White
Now
P/S Răng nhạy cảm, ê buốt-
Sensitive Expert
P/S Bé ngoan, hương dâu
KĐR KID cao cấp
Nước súc miệng P/S
23. Nếu có sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của anh(chị), anh (chị) có
sẵn sang chuyển qua sản phẩm mới đó không?
Chắc chắn mua Chưa biết
Có thể mua Có thể không mua
Chắc chắn không mua
24. Anh (chị) có ý định tiếp tục sử dụng kem đánh răng P/S nữa hay
không?

Đang cân nhắc
Không
25. Anh (chị) có thể vui lòng cho biết một số ý kiến để cải thiện sản phẩm

của kem đánh răng P/S?
Trả lời:…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
……………………………….
26. Anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào?
18-25 tuổi 25-35 tuổi
35-45 tuổi Trên 45 tuổi
27. Nghề nghiệp của anh (chị) là:
Sinh viên Nội trợ
CBCNV Khác:………………….
28. Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của anh(chị) là:
Dưới 1 triệu Từ 1-2 triệu
Từ 2-3 triệu Trên 3 triệu
29. Thông tin cá nhân:
Họ và tên:……………………… Giới tính:………………………
Điện thoại:…………………… Địa chỉ:………………………….
• Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu điều tra kết hợp được các phương pháp nghiên
cứu khác lại với nhau. Vừa nghiên cứu thực nghiệm, vừa quan sát và vừa
nghiên cứu nhóm tập trung. Công ty sử dụng những thông tin mà mình đã điều
tra được khi thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm của mình trên các
bảng câu hỏi điều tra thị trường. Qua đó phân tích số liệu, xử lí thông tin, lập
báo cáo và đưa ra những chiến lược, phương thức thực hiện để phát triển sản
phẩm của mình để phù hợp với thị trường, tăng tính cạnh tranh.
Nghiên cứu thực nghiệm: xem xét xem trên thị trường có khoảng bao nhiêu
người sử dụng sản phẩm của công ty, mức độ hài lòng và niềm tin của họ đối
với công ty,
Nghiên cứu quan sát: xem xét xem trên thị trường hiện nay có những sản

phẩm thay thế, cạnh tranh nào, người tiêu cùng có nhu cầu như thế nào về sả
phẩm của công ty mình như chất lượng, mẫu mã, gía thành,……
Nghiên cứu nhóm tập trung: từ các thông tin trên các nhà quản lý, điều hành
cần thảo luận để đưa ra những kế hoạch phát triển trong tương lai, hướng đến
việc phục vụ nhu càu của khách hàng như thế nào, chú trọng vào điều gì, xác
định đối thủ cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh,chiến lược bán hàng, ……
• Lý do lựa chọn mẫu nghiên cứu.
Unilever là một công ty đa quốc gia, được Anh quốc và Hà Lan thành lập.
Unilever chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dung như mỹ phẩm, hóa chất giặt
tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm…
Kem đánh răng P/S là một nhãn hiệu sản phẩm chăm sóc răng miệng nổi
tiếng của Việt Nam hiện nay và là sản phẩm của Unilever Việt Nam. Ngày nay
nhu cầu của con người ngày càng cao, yêu cầu và đòi hỏi của họ ngày càng
lớn và khắt khe hơn.” Khách hàng là thượng đế”. Và để biết thêm về những
nhu cầu, thị hiếu, sở thích cũng như mong muôn của người tiêu dung về sản
phẩm kem đánh răng nên P/S đã thực hiện việc điều tra thị trường để xem xét
đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng, mức hài lòng của khách hàng,…. đối với
công ty để công ty có thể đưa ra những sản phẩm thích hợp đáp ứng được số
đông nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
• Quá trình tiến hành khảo sát.
Nghiên cứu điều tra ở quy mô nhỏ, lựa chọn xác suất 200 người để điều
tra về sản phẩm kem đánh răng P/S trong một quận nội thành của Hà Nội thu
được các kết quả như sau.
• Kết quả khảo sát thị trường:
Đánh giá chung: hiện nay số người sử dụng kem dánh răng P/S chiếm
đến 75,5% trong tổng số những người được khảo sát.
Bạn có đang
dung sản phẩm
P/S hay không?
Frequence Valid Percent Cumulative

Percent

Không
Total
151
49
200
75.5
24.5
100
75.5
100
 Điều này cho thấy P/S vẫn chiếm một vị thế khá cao trong lòng nguwoif
tiêu dung.

Bạn có hài lòng
với sản phẩm P/S
đang dung?
Frequence Valid Percent Cumulative
Percent
Không hài lòng
Ít hài lòng
Hài lòng
Rất hài lòng
Total
5
13
160
22
200

2.5
6.5
80.0
11.0
100.0
2.5
9.0
89.0
100.0
Vì địa vị của P/S vẫn đứng đầu bảng nên hầu như mọi người đều hài lòng với
P/S (mức độ hài lòng chiếm 80%), trong khi chỉ có 2.5% là không hài lòng và rất
hài lòng chiếm 11%.
Không chỉ những người đang sử dụng yêu thích P/S mà cả những người chưa
từng dùng cũng tỏ ra thích thú khi có tới 25% người chưa từng dùng P/S trong quá
khứ cũng muốn chuyển sang dùng P/S trong tương lai. Đây là một thị trường rất
tiềm năng cho P/S.
Bạn có đang dùng
P/S hay không?
Bạn có muốn dùng P/S trong tương lai
không?
Total
Có Không

Không
Total
100
50,0%
30
15%
130

55.0%
51
25.5%
19
24%
70
45.5%
151
100%
49
100%
200
100%

Mức độ quan tâm đến các thông tin sản phẩm P/S:
Bạn có tìm hiểu
thông tin sản phẩm
trước khi mua P/S
Frequence Valid Percent Cumulative Percent
hay không?

Không
Total
109
42
151
72.2%
27.8%
100%
72.2%

100.0%
Như ta đã thấy, có 72,2% khách hàng tìm hiểu thông tin trước khi mua và có
27,2% khách hàng không tìm hiểu thông tin mà vẫn mua sản phẩm P/S. Đây là một
điểm đáng chú ý về địa vị của P/S trong lòng người tiêu dung khi họ không cần biết
P/S như thế nào mà đã quyết định mua.
Vậy P/S được đánh giá như thế nào trong quyết định chọn mua kem đánh răng
của người tiêu dùng?
Tiêu chí
Mức độ ảnh hưởng
Mức thứ
nhất
Mức thứ 2 Mức thứ 3 Mức thứ 4
Giá cả
Mẫu mã
Công dụng
Uy tín thương hiệu
23.3%
2.7%
35.6%
38.4%
27.4%
15.1%
31.5%
24.7%
32.9%
20.5%
23.3%
23.3%
16.4%
61.6%

9.6%
13.7%
Qua bảng số liệu trên ta thấy, uy tín của thương hiệu kem đánh răng P/S trong
lòng người tiêu dung là rất cao, nó hầu như là yếu tố duy nhất làm người tiêu
dùng quyết định chọn mua sản phẩm P/S mà không cần biết gì thêm. Ảnh hưởng
thứ hai là công dụng, điều này có thể hiểu rằng công dụng của P/S rất tốt trong
lòng người tiêu dùng. Giá cả của P/S cũng có thể gọi là hợp lý ikhi nó được đánh
giá là ảnh hưởng thứ ba. Và cuối cùng đa số người tiêu dùng(61,6%) đều không
quan tâm đến mẫu mã, hình dáng bên ngoài khi mua sản phẩm P/S.
Công dụng của sản phẩm được đánh giá như sau:
Mức độ quan tâm
Tiêu chí
Quan tâm
nhất
Quan tâm
thứ 2
Quan tâm
thứ 3
Quan tâm
thứ 4
Răng sạch, khỏe
Thơm miệng
Ngăn ngừa các vấn đề về
nướu và nhiệt miệng
Công dụng khác
72.6%
15.1%
9.6%
2.7%
21.9%

35.6%
32.9%
0%
4.1%
49.3%
56.2%
0%
1.4%
0%
1.4%
97.3%
Căn cứ vào bảng trên ta thấy hầu hết mọi người (72,6%) đều hài lòng với công
dụng làm sạch và khỏe răng của P/S. Tuy đây là điều tất yếu của bất kì sản phẩm
kem đánh răng nào nhưng cũng đã chứng tỏ rằng P/S đang đi đúng hướng. Tiếp
đến công dụng làm thơm miệng và ngăn ngừa các vấn đề về nướu và nhiệt miệng
cũng được đánh giá rất cao.
P/S đã đi đúng hướng trong việc phát triển các công dụng của một sản phẩm
bảo vệ và chăm sóc răng miệng. Điều này nên được duy trì và phát huy hơn nữa
trong tương lai.
Về sự yêu thích loại hình khuyến mại:

Từ biểu đồ ta thấy được người tiêu dùng cũng rất quan tâm đến các khuyến mại
của P/S. Vậy họ thích những hình thức khuyến mãi nào?
Tiêu chí
Mức độ ưa thích
Quan tâm
nhất
Quan tâm
thứ 2
Quan tâm

thứ 3
Quan tâm
thứ 4
Giảm giá
Tặng thêm kem đảnh răng
Tặng kèm sản phảm khác
Khuyến mại khác
37.0%
23.3%
34.2%
6.8%
32.9%
41.1%
21.9%
5.5%
27.4%
30.1%
38.4%
2.7%
2.7%
5.5%
5.5%
84.9%

Ta có thể thấy là người tiêu dùng thích nhất là giảm giá, bởi nó rất thiết thực khi
mà số tiền họ bỏ ra sẽ giảm một cách tuyệt đối. Được yêu thích thứ hai là hình
thức tặng thêm kem đánh răng. Đây là điều rất thuận lợi cho P/S khí cần mở rộng
hình thức khuyến mại này, vừa có thể tang lượng tiêu thụ, vừa có thể nâng cao
được uy tín thương hiệu. Người tiêu dùng cũng rất thích hình thức khuyến ại tạng
kèm các sản phẩm khác như bàn chải đánh răng, ly, đĩa,… Áp dụng tốt các hình

thức khuyến mại , chắc chắn lượng tiêu thu của P/S sẽ tăng.
• Ý nghĩa của kết quả khảo sát và những khuyến nghị.
Qua kết quả điều tra ở trên ta có thể thấy rõ rằng kem đánh răng chiếm một thị
phần rất lớn trên thị trường và được người tiêu dùng thích và lựa chọn rất nhiều.
Minh chứng là số người sử dụng theo khảo sát chiếm tới 75,7%m mốt con số hết
sức đáng mừng của P/S. Nhưng bên cạnh đó 24,5% còn lại cũng là thách thức đối
với P/S để thu hút thêm người tiêu dùng trong 24,5 % đó và để giữ lại những
khách hàng đang sử dụng sản phẩm của P/S sẽ luôn tin tưởng, ủng hộ và tiêp tục
sử dụng sản phẩm của P/S. Bằng vieecjcho ra những sản phẩm kem đánh răng
mới có công dụng tốt hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng về mon muốn của họ đối với những sản phẩm mới, giá cả phù hợp với mức
sống, thu nhập của người dân, thay đổi mẫu mã sản phẩm bắt mắt hơn, quảng cáo
có tính thuyết phục hơn. Đồng thời cũng nên tận dụng hợp lý việc khuyến mại để
thu hút khách hàng.
Câu 2: Phân tích môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay và cho biết:
nếu bạn được giao nhiệm vụ xây dựng một phương án kinh doanh với số vón
chủ sở hữu là 50 triệu đồng thì bạn sẽ quan tâm tới lĩnh vực đầu từ nào? Vì
sao?
Bài làm:
• Phân tích môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay.
Môi trường kinh daonh của Việt Nam hiện nay bão gồm hai nhóm nhân tố chính
là nhóm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
1. Các yếu tố vĩ mô.
a) Yếu tố nhân khầu học.
• Quy mô và tố độ tăng dân số:
_ Tổng dân số là 86,9 triệu người (số liệu 2011).
_ Tỷ số giới tính 98,1 nam trên 100 nữ
_ Tốc độ tăng dân số 1,2 %
• Cơ cấu dân số (2009):
_ Từ 0-14 tuổi chiếm 29,4%

_ Từ 15-64 tuổi chiếm 65%
_ Trên 65 chiếm 5,6%
Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào giúp cho
các doah nghiệp tiếp cận dễ dàng nguồn nhân công với giá rẻ, dồi dào góp
phần giảm chi phí sản xuất, giá thành.
Tuy nhiên chỉ có trê 25% lực lượng lao động được đào tạo bài bản, lượng lao
động chất lượng cao vẫn thiếu hụt, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của
doanh nghiệp.
• Sự thay đổi quy mô hộ gia đình.
Các gia đình quy mô lớn dần dần thay đổi thành các gia đình nhỏ “gia đình hạt
nhân”, từ đó cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu của nhiều loại
hàng hóa, qua đó ảnh hưởng đến quy mô của thị trường.
• Phân bố dân cư:
Dân số nước ta phân bố dân cư không đồng đều, tập trung ở các vùng đồng
bằng, tại các thành phố, đô thị lớn, khu công nghiệp và dân cư có xu hướng
dịch chuyển từ nông thôn ra thành phố. Do tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ,
mở rộng, thu hút một lượng dân số ở nông thôn rất đông kéo lên các thành phố
lớn.
Việc tập trung đông dân cư ở các thành phố lớn giúp tạo thuận lợi cho việc
nghiên cứu của các doanh nghiệp, khảo sát thị trường, …Nhưng việc cạnh
tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, đồi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một
chiến lược Marketing vững mạnh.
b) Yếu tố kinh tế.
_ Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 lđạt 6,78%.
_ Tỷ lệ lạm phát 11,75%. Lạm phát cao ảnh hưởng trực tiêp đến việc tiêu dùng
của người dân qua đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
_ Tỷ lệ thất nghiệp 2,88%. Mặc dù nước ta có nguồn lao động dồi dào những tỷ lệ
thất nghiệp vẫn còn cao phản ánh một nghịch lý, doanh nghiệp thì thiếurất nhiều
nguồn nhân lực nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn không ngừng tăng lên. Nguyên do

đào tạo lao động chưa được tốt, chưa có chất lượng cao.
_ Thu nhập bình quân đầu người trên 1.100USD/năm (2010)
_ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%.
_ Lượng kiều hối đạt 3,6 tỷ USD trong năm 2010, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đạt 5,4 tỷ USD.
_ Chính sách kinh tế: chính sách nền kinh tế mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tự do kinh doanh và phát triển,…chính sách về thuế, giá, xuất
nhập khẩu, bào vệ môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến các
DN.
c)Yếu tố chính trị-pháp luật.
Môi trường chính trị và pháp luật ảnh hướng lớn tới hoạt động kinh daonh của
các DN theo hai hướng kìm hãm và phát triển.
• Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.
Tình hình chính trị ở VN tương đối ổn định. Chí có một Đảng lãnh đạo duy nhất.
Các cơ chế điều hành của chính phủ tương đối rõ rang và ổ định.
• Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật, các chính sách kinh tế nhằm điều
chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng và quan hệ trao đổi thương mại.
_ Hệ thống pháp luật
_ Các thủ tục hành chính thương mại ở VN rườm rà, bất cập faay nhiều cản trở
cho các DN.
_ Về việc đóng thuế: ảnh hưởng tới thời gian hoạt động sản xuất cuả DN.
_ VN chưa có cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Người tiêu dùng
chưa được bảo vệ quyền lời của mình một cách chính đáng, một số doanh
nghiệp độc quyền cũng gây ảnh hưởng đến việc kinh daonh của một số các DN
khác.
_ Cơ chế điều hành theo đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam.
_ Tham gia các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế như ASEAN, APECT,
WTO, ASEM,
d) Yếu tố văn hóa-xã hội
Vản hóa VN mang đạm nét đặc trưng của văn hóa phương Đông.

_ Luôn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc.
_ Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao.
_ Các DN cần phải xây dựng cho mình một nát văn hóa riêng, tiêu chuẩn văn hóa
cho DN của mình.
Chúng ta cần tìm hiểu ký nét văn hóa của người VN để phát triển, xây dựng DN,
sản phẩm phù hợp với nhu cầu lợi ích của người VN.
e)Yếu tố khoa học-công nghệ
_ Hệ thống nghiên cứu công nghệ-kỹ thuật đang ngày càng được chú ý và cải
thiện cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
_ Nhà nước ngày càng chú trọng vào việc đầu tư khoa học-kỹ thuật công nghệ
cao như công nghệ biển, vũ trụ,…
_ Công nghệ thông tin cũng ngày cảng chứng tỏ những bước phát triển trên thị
trường.
_ Hơn 50% dân số đang dùng điện thoại di động, dịch vụ Internet ngày càng mở
rộng với quy mô toàn quốc.
f) Yếu tố tự nhiên.
_ Thuận lợi: nguồn tài nguyên phong phú, nhiều khoáng sản, thủy hải sản, lâm
sản,…khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Đường bờ biển dài rộng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển.
+Vị trí tiếp giáp giữa các nước trong khu vực ĐNA, thuận lợi cho việc giao lưu,
hợp tác phát triển kinh tế khu vực cũng như quốc tế.
_ Khó khăn: thiên tai, bão lũ, hạn hán thường xuyên.
+ Đường biển dài, việc bảo vệ chủ quyền là vô cùng quan trọng.
+ Nguồn nhiên liệu, tài nguyên đang dần cạn kiệt.
+ Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng: ô nhiễm môi trường nước, đất,
không khí, môi trường sống,….
2. Các yếu tố vi mô.
a)Yếu tố khách hàng.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong nhân tố vi mô. Vì khách hàng là người mà
DN hướng đến, là người nua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của DN, là nguồn thu

của DN, là người đánh giá chất lượng,quyết định việc tồn tại và phát triển của
DN.
Khách hàng gồm có: người tiêu dùng, người trung gian, người sản xuất, các cơ
quan Đảng và Chính phủ.
• Người tiêu dùng.
Thi trường này gồm các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm người tiềm ẩn và hiện có
mua sắm hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân.
_ Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Hàng hóa trở nên đa dạng và phong
phú hơn về chủng loại, mẫu mã, giá cả, chất lượng,…
_ Người tiêu dùng quan tâm đến thương hiệu và hành vi xã hội của các DN hơn.
DN cần hiểu hơn những nhu cầu cũng như tình cảm mà khách hàng đã dành cho
mình để hoàn thành tốt hơn, được xã hội công nhận và đa dạng hóa sản phẩm.
_ Coi trọng yếu tố tiêu dùng an toàn.
Người tiêu dùng có phản ánh gay gắt đối với hàng hóa kém chất ượng, không rõ
nguồn gốc. Vì vậy để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng thì các
DN nên can nhắc, lựa chọn sản phẩm kinh doanh của mình cũng như nguồn
gốc, xuất xứ của sản phẩm sap cho phù hợp với nhu cầu, sức khỏe của người
tiêu dùng.
_ Thế hệ người tiêu dùng mới ở VN.
“Thu nhập tăng-chi tiêu nhiều-am hiểu sản phẩm và luôn nâng cao mức sống của
mình” là 3 yếu tố quyết định nên một thế hệ tiêu dùng mới tại VN. Các DN nên
lợi dụng đặc điểm này để khai thác thêm thị trường mới.
• Người trung gian.
Là các tổ chức thương mại, những cá nhân và tổ chức mua hàng để bán hay cho
thuê nhằm kiếm lời. Cụ thể là những người bán buôn, bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Ở VN các trung gian này ngày càng lớn mạnh, tạo điều kiện cho việc phân phối
sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Vì vậy các DN cần phải thiêt lập chiến lược về kênh phân phối chuẩn cho
DN mình.
• Người sản xuất.

VN ngày càng đẩy mạnh việc tự sản xuất để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Vì thế nên các DN sản xuất ngày càng nhiều và đa dạng, đáp ứng
được phần lớn nhu càu tiêu dùng trên thị trường.
• Cơ quan Đảng, Chính phủ
Thị trường các tổ chức Nhà nước gồm các tổ chức của chinh phủ và các cơ quan
địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện những chức
năng cơ bản theo sự phân công của chính quyền.
b) Yếu tố đối thủ cạnh tranh.
Trong thời buổi hội nhập nền kinh tế hiện nay, các DN không chỉ cạnh tranh trong
nước mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Thị trường rộng lớn,
khách hàng đa dạng, phong phú, nhiều đối thủ cạnh tranh,… làm cho việc cạnh
tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Đây là sức ép cũng như thách thức
đối với tát cả các DN hoạt động trên thị trường, đòi hỏi DN phải có những chiến
lược Marketing hợp lý, vững mạnh, khéo léo, linh hoạt để thích ứng thật tốt trông
môi trường cạnh tranh này.
c)Yếu tố các lực lượng bên trong công ty.
• Năng lực tài chính.
Ở VN hiện nay hầu hết là các DN vừa và nhỏ với nguồn vốn ít, khó tiếp cận được
với nguồn vốn (vốn tự có, vốn điều lệ rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, năng
lực tự huy động vốn hạn chế, ) Chính vì thế các nhà Marketing của DN cần
đánh giá đúng năng lực tài chính của mình để từ đó định ra chiến lược cho DN
của mình
• Kỹ thuật-công nghệ
Các DN đang cố gắng ứng dụng các thành tựu khoa học-kỹ thuật vào sản xuất .
Nhập khẩu các trang thiết bị tiên tiến để nang cao năng suất lao động, giảm giá
thành cho sản phẩm cũng như nang cao chất lượng sản phẩm.
• Nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng cao về trình độ chuyên môn, tuy
nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại không có kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn.
Điều này các DN cũng cần đặ biệt quan tâm vì nhân lực là một phần quan trọng

không thể thiếu trong bộ máy tổ chức của DN, là người sản xuất, phục vụ cho
DN.
d) Yếu tố những người cung ứng.
Để sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ cho thị trường thì DN cần được cung cấp
các yếu tố đàu vào như nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, …Vì vậy
người cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với DN, bất kỳ một sự biến đổi nào
từ phía cung ứng cũng có thể trực tiêp hay gián tiếp gây ảnh hưởng tới hoạt
động Marketing, sản xuất của DN. Các DN cần phải quan tâm đén việc cung ứng
của họ cũng như thái độ để biết làm gì để có lợi ích tốt nhất cho DN.
e)Yếu tố các trung gian Marketing
Đó là các tổ chức dịch vụ, các DN khác và các cá nhân giúp cho DN tổ chức tốt
việc tiêu thụ sản phẩm,… Họ gồm:
_ Những trung gian thương mại: hỗ trợ DN tìm kiếm hay trực tiếp bán sản phẩm
tới tay khách hàng. Nó gòm các đại lý bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối độc
quyền,
_ Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa: giúp DN tạo ra lượng dự trữ
sản phẩm và vận chuyển đến nơi cần tiêu thụ.
_ Các tổ chức cung cấp dịch vụ Marketing: nghiên cứu thị trường, cung cấp các
dịch vụ quảng cáo, giúp định hướng sản xuất cho DN, đưa hàng hóa đến thị
trường thích hợp.
_ Các tổ chức tài chính tín dụng trung gian: gồm các ngân hàng,c ác công ty bảo
hiểm, công ty tài chính hỗ trợ cho các thương vụ, bảo vệ, chống rủi ro cho việc
bán hàng của DN.
Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh daonh tại VN. Những
nhân tố này có những ảnh hưởng nhất định, tích cực cũng như tiêu cực đến hoạt
động kinh daonh của các DN. Câc DN cần phải nắm rõ được những nhân tố này
để có thể đưa ra được phương án kinh doanh thích hợp, tối ưu nhất cho mình
để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất đem lại lợi ích cho DN, người tiêu dùng và xã
hội
• Xây dựng phướn án kinh doanh.

Nếu được giao xây dựng một phương án kinh doanh với số vốn chủ sở hữu là
50 triệu đồng thì em sẽ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư là thực phẩm, cụ thể là mặt
hàng kinh doanh các loại hoa quả sạch có sắn trong nước.Em sẽ mở một cửa
hàng bán hoa quả. Các loại hoa quả này đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, toàn
bộ là hoa quả trong nước, chất lượng tốt, có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng, giá cả hợp lý, thuận tiện
cho việc sử dụng,…
Lý do: vì thực phẩm là nhu cầu hết sức thiết yếu của con người nhât là đối
với hoa quả, nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, khoáng chất, mà các loại
thịt không có. Chúng thường được sử dụng như món tráng miệng sau mỗi bữa
ăn, vì chúng dễ dàng được cơ thể tiêu hóa. Trái cây nói chung là những nguồn
chất chống oxy hóa tuyệt vời của tự nhiên bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương
tế bào, và rất hiệu quả trong chiến đấu chống lại các bệnh khác nhau.
Vì vậy việc mua và sử dụng trái cây, hoa quả lànhu cầu, thói quen tiêu dùng, sử
dụng của chúng ta, biết được điều đó ta có thể xây dựng một phướng án kinh
doanh tốt cho lĩnh vực này. Cửa hàng bán hoa quả này chủ yếu tập trung vào các
loại hoa quả có sẵn trong nước như hoa quả miền Bắc, miền Nam, hoa quả Đà
Lạt, Hoa quả miền Bắc có: vải thiều Hải Dương, nhãn lồng Hưng Yên, ổi Bo Thái
Bình, chuối,… Miên Nam có: Thanh Long, xoài, dừa sáp, bưởi, dưa hấu, đu đủ, vú
sữa, măng cụt, sầu riêng, dưa vàng, dứa,… Đà Lạt có: bơ, dâu tây,nho,…
Những trái cây này đều tươi, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, có giấy chứng
nhận của sở y tế, nguồn gốc xuất xứ ở VN, không có chất bảo quản, dễ vận
chuyển, trái cây thơm ngon gần gũi với người dân, giá cả hợp lý không quá cao
so với thu nhập của người. Với một dịch vụ bán hàng tốt, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, mang lại lợi ích sức
khỏecho con người từ các loại vitamin có trong trái cây, chắc chắn sẽ thu hút
được sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Vì họ luôn luôn quan tâm đến
những sản phẩm mà mình định mua, chất lượng sản phẩm, nguồn gốc của những
loại sản phẩm đó và cuối cùng là giá cả. Nêu như mặt hàng đó có chất lượng tốt,
có nguồn gốc đàng hoàng, giá cả chỉ có cao hơn trên thị trường thì họ cũng sẵn

sàng bỏ tiền ra mua. Vì sức khỏe là điều quan trọng nhất, và ai cũng quan tâm
đến điều này. Trong khi đó trên thị trường hoa quả miền Bắc hiện nay thi hoa quả
Trung Quốc đang dần lấn át trái cây trong nước, chất lượng chưa được kiểm định,
khả năng an toàn thực phẩm không được cao vì vậy mặt hàng kinh doanh này rất
có ý nghĩa và thiết thực trên thị trường hiện nay. Với một số vốn không nhiều
nhưng cũng không ít, ta có thể mở được một cửa hàng bán hoa quả như trên. 50
triệu đồng: thuê cửa hàng( 3,5tr/tháng), điện (1,5/ tháng), nhân viên(2,5tr/ tháng),
tiền vận chuyển hoa quả (8tr/tháng), 28 tr dùng để thu mua các loại hoa quả về
để bán, dự trữ 6,5 tr. Mô hình kinh doanh nhỏ nhưng chắc chắn sẽ có nguồn thu
trong tương lai.

×