Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện công tác giao hàng xuất khẩu bằng đường biển” tại công ty TNHH DUY đại đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.06 KB, 62 trang )

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thế kỷ XXI kỷ nguyên của hội nhập và phát triển. Sự
phồn thịnh của một quốc gia phải gắn liền với sự phát triển chung của nền kinh tế thế
giới, không một quốc gia nào tự khép mình độc lập với nền kinh tế thế giới mà lại có thể
phát sinh mạnh mẽ được, đó là quy luật chung của nền kinh tế hiện nay. Để làm cho quốc
gia giàu mạnh hơn nữa, thì kinh doanh mua bán trao đổi hang hóa, đầu tư phát triển
giữa các quốc gia là hoạt động kinh doanh quan trọng bậc nhất.
Trong lịch sử cũng như trong thực tiễn các quốc gia giàu mạnh như Mỹ, Nhật, Anh trở
nên giàu có nhờ biết kinh nghiệm xuất nhập khẩu co hiệu quả.Nhiều quốc gia đã xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế trên cơ sở thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, xuất nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, xuất
nhập khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu,phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Nền kinh
tế nước ta cũng không nằm ngoài xu thế đó.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong
những năm gần đây không ngừng tăng lên. Từ khi hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy
mạnh thì quá trình vận tải giao nhận cũng phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên quan
trọn . Bởi vì hoạt động mua bán ngoại thương chỉ có thể được thực hiện khi hang hóa
được vận chuyển từ nước này sang nước khác và thực hiện công tác giao nhận hàng hóa
đã vận chuyển đó. Làm tốt công tác này góp phần nâng cao của hoạt động mua bán
ngoại thương.
Nhận thức được tầm quan trọng của giao nhận hàng hóa trong buôn bán quốc tế cùng
với kiến thức đã được học ở trường kết hợp với sự tiếp xúc tìm hiểu, nghiên cứu tại công
ty TNHH DUY ĐẠI , được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các Thầy cô cũng như các
Anh Chị Em ở phòng kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, và em đã chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác giao hàng xuất khẩu bằng đường biển” tại công ty TNHH DUY ĐẠI ĐÀ
NẴNG.

SVTH: Lê Thị Lương Trang 1
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình hoàn thành
bài báo cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được


sự đóng góp ý kiến của các Thầy/cô giáo cũng như các Anh/chị em ở Công ty TNHH
DUY ĐẠI ĐÀ NẴNG.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban Lãnh đạo cũng như Cô, Chú,
Anh chị em ở công ty những người đã giúp đỡ em về số liệu và kiến thức thực tế, đặc biệt
cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Tiến Đà , người đã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ
tận tình chu đáo trong suốt thời gian em thực hiện chuyên đề này.
Đà nẵng, tháng 3 năm 2010
SVTH: Lê Thị Lương Trang 2
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động ngoại thương
1.1.1.1 Khái niệm
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện
việc di chuyển hàng hóa từ nơi gởi tới nơi nhận hàng. Giao nhận bao gồm việc thực hiện
hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như: bao bì đóng gói, lưu kho,
đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc
đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận…Như vậy giao nhận thực chất
là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên
chở đó.
Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì: “giao
nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao nhận cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải
hay người giao nhận khác”.
1.1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ giao nhận
• Điểm đầu và điểm cuối quá trình giao nhận nằm ở những quốc gia khác nhau.Hàng
hoá thông qua quá trình giao nhận sẽ được chuyển từ tay người bán sang tay người mua
bằng các phương tiện vận tải.

• Hoạt động giao nhận luôn đi đôi với hoạt động vận tải. Chính vì người bán ở
những quốc gia khác nhau, do đó phương tiện vận tải là công cụ không thể thiếu trong
quá trình di chuyển hàng hoá từ nơi gởi đến nơi nhận hàng.
• Hoạt động giao nhận chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, khách quan cũng
như chủ quan.
1.1.2 Phân loại hoạt động giao nhận
1.1.2.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động
SVTH: Lê Thị Lương Trang 3
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà

a) Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở hàng
hoá quốc tế.
b) Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá
trong phạm vi quốc gia
1.1.2.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
a) Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc gởi
hàng đi hoặc nhận hàng đến.
b) Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn
bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho tàng
1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức vận tải
a) Giao nhận chuyên chở bằng đường biển
b) Giao nhận chuyên chở bằng đường sông
c) Giao nhận chuyên chở bằng đường sắt
d) Giao nhận chuyên chở bằng đường hàng không
e) Giao nhận chuyên chở bằng ô tô
f) Giao nhận chuyên chở kết hợp
1.1.2.4: căn cứ vào tính chất giao hàng
a) Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ
chức không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
b) Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công

ty chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.
1.1.3: Các cơ quan kiên quan đến giao nhận hàng xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển
- Các công ty xuất nhập khẩu thường là người thực hiện nay uỷ thác cho người khác
thực hiện công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Các ga, cảng chịu trách nhiệm giao nhận hàng hoá, lưu kho, lưu bãi, xếp dỡ, cấp giấy
ra vào…
- Các công ty vận tải vận chuyển hàng và sắp xếp thực hiện giao nhận cùng với chủ
hàng hay người giao nhận.
- Công ty đại lý tàu biển là người thay mặt cho người vận chuyển thực hiện các thủ tục
chứng từ liên quan đến giao nhận và vận tải hàng hoá.
SVTH: Lê Thị Lương Trang 4
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
- Công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường cho
hàng hoá nếu rủi ro xảy ra.
- Công ty giám định khi được uỷ thác và cấp giấy biên bản giám định.
- Ngân hàng là trung gian thanh toán tiền và thực hiện bảo lãnh.
1.1.4 Nhiệm vụ các bên tham gia trong quá trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu
1.1.4.1 Nhiệm vụ của cảng
- Kí kết hợp đồng bốc dỡ, giao nhận,bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu.
- Kết toán với tàu việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng ngoại thương.
- Tiến hành bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hoá trong khu vực cảng.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận,
vận chuyển, bốc dỡ…
- Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có
biên bản hợp lệ, và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện hoặc dấu Seal
còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu sai hoặc không rõ.

1.1.4.2 Nhiệm vụ của chủ hàng ngọai thương
- Kí kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Tiến hành việc giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng không qua cảng.
- Kí hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển lưu kho, bảo quản với cảng.
- Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hoá và tàu, và các chứng từ cần thiết cho
cảng để cảng giao nhận hàng hoá.
Đối với hàng xuất khẩu chủ hàng phải cung cấp chứng từ như bản lược khai hàng
hóa 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, sơ đồ xếp hàng 8h trước khi bốc hàng xuống
tàu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên
liên quan.
- Thanh toán các loại phí cho cảng.
1.2 CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

SVTH: Lê Thị Lương Trang 5
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
1.2.1 Cơ chế, chính sách của Chính Phủ
- Thủy sản là mặt hàng có quy mô xuất khẩu lớn thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ
lực.
- Chính phủ đả có những chính sách hổ trở xuất khẩu như chính sách thưởng kim
nghạch,thưởng thành tích xuất khẩu.
- Chính phủ đã chỉ đạo hải quan cửa khẩu tăng tỷ lệ miễn kiểm (lên khoảng 80%
hàng hóa xuất khẩu) giảm tỉ lệ hàng hóa kiểm tra xác xuất và kiểm tra toàn bộ.
- Chính sách nới rộng biên độ tỉ giá giao dịch 5% so với tỉ giá liên ngân hàng
nhằm giảm tiền đồng so với đô la Mỹ tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu( tăng sự cạnh tranh
về giá cho hàng hóa xuất khẩu).
1.2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà Nước
- Thực hiện đề án 30 của Thủ Tướng Chính Phủ về cải cách thủ tục hành chính
(CCTTHC) trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2015 và thực hiện kế

hoạch công tác của “Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính” hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản việt nam (VASEP) đả triển khai kế hoạch tham gia rà soát các thủ tục
hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản. Nhóm chuyên trách công
tác CCTTHC của hiệp hội đã trực tiếp tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp đang hoạt
động xuất nhập khẩu thủy sản tại các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
- Theo quyết định của Bộ Công Thương về việc phê duyệt chiến lược phát triển
Nông Nghiệp thủy sản Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến 2025.
- Căn cứ vào Nghị Định số 55/03/ND-CP ngày 27/5/2003 của Chính Phủ quy
định chức năng nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp.
- Căn cứ công văn số 4384/VPCP-NN ngày 12/8/2006 của văn phòng Chính Phủ
về việc giao Bộ Trưởng Nông Nghiệp xem xét phê duyệt chiến lược phát triển Nông
Nghiệp Thủy Sản Việt Nam đến 2015 tầm nhìn đến 2025.
1.2.3 Chủ trương của địa phương
- Xây dựng và phát triển hạ tầng và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
khu công nghiệp chế biến Thọ Quang, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư sản xuất
SVTH: Lê Thị Lương Trang 6
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
hàng thủy sản xuất khẩu như địa điểm sản xuất ,ưu đãi tiền thuê đất,vốn vay tín dụng
nhằm khai thác,thu mua,tập trung chế biến nguyên liệu thủy sản của các tàu đánh bắt thủy
sản của khu vực niền Trung và cả nước.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế có chương trinh liên doanh ,liên kết các tỉnh
duyên hải miền trung để đầu tư vùng nguyên liệu ,phối hợp cung ứng nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất xuất khẩu.
- Có chính sách hỗ trở và phát huy nội lực của các doanh nghiệp thủy sản nhằm đổi
mới,mở rộng và gia tăng đầu tư máy móc thiết bị ,công nghệ hiện đại để sản xuất thủy sản
chế biến đông lạnh và thủy sản tinh chế tại các doanh nghiệp như: Công Ty Thủy Sản TM
Thuận Phước, công ty Xuất Khẩu Thủy Sản Miền Trung
- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của các thị trường có sức nhập khẩu thủy sản lớn như:
Nhật, EU, Mỹ, Trung Quốc để đa dạng hóa mặt hàng ,nâng cao chất lượng,bảo vệ uy
tín sản phẩm, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa để thâm nhập sâu và ổn định.

- Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đi và đến của xuất khẩu hàng hóa, là đầu mối giao
lưu trung chuyển hàng thủy sản, nông.lâm sản xuất khẩu của khu vực. Xây dựng trung
tâm sàn giao dịch hàng thủy sản Thọ Quang, chú trọng phát triển các doanh nghiệp
thương mại làm chức năng thu gom xuất khẩu, xây dựng chợ đầu mối, buôn bán hàng
nông, lâm sản thu hút hàng hóa của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

1.3 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi của cảng
Đối với loại hàng này việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương giao
hàng cho cảng sau đó cảng mới tiến hành giao cho tàu.
1.3.1.1 Giao hàng xuất khẩu cho cảng
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác kí kết hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng
hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng phải giao cho cảng các giấy tờ như:
+ Danh mục hàng hóa
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
SVTH: Lê Thị Lương Trang 7
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
+ Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp
+ Chỉ dẫn xếp hàng
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
1.3.1.2 Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tàu thì chủ hàng phải:
+ Làm các kiểm nghiệm kiểm dịch (nếu có), hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến, chấp nhận NOR
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Tổ chức xếp và giao hàng lên tàu như sau:
+ Trước khi xếp hàng lên tàu, chủ hàng phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra
cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số màng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải
nếu cần.

+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng
làm. Hàng sẽ được giao dịch cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá
trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm hàng của càng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally
Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu thì ghi vào Final
Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm hàng và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc
kiểm đếm hàng cũng có thuê nhân viên kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu thì cảng phải lấy biên lai thuyền phó để
trên cơ sở đó lập vận đơn đường biển.
- Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các
chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ để xuất trình cho ngân hàng thanh toán tiền
hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy
móc với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo
quản, lưu kho.
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
1.3.2 Đối với hàng xuất khẩu không phải lưu kho bãi
Đây là các hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong
nước để xuất khẩu, họ có thể để hàng tại kho riêng của mình chứ không cần qua kho của
SVTH: Lê Thị Lương Trang 8
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
cảng. Từ kho riêng của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực
tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng được diễn ra tương tự như đối với hàng lưu kho bãi
của cảng.
1.3.3 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong Container
1.3.3.1 Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL)
- Chủ hàng hoặc người gửi được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và đưa cho
đại diện của hãng tàu để xin kí cùng với bảng danh mục hàng hóa xuất khẩu.
- Sau khi kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao container rỗng cho chủ hàng

mượn.
- Chủ hàng lấy container rỗng về kho riêng của mình , đóng hàng vào .kiểm
nghiệm ,.kiểm dịch , làm thủ tục hải quan ,và niêm phong cặp chì.
- Giao cho tàu tại CY qui định, trước khi hết thời hạn qui định của từng chuyến tàu và
lấy Mate’ Receipt.
- Sau khi hàng đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.
1.3.3.2 Nếu gửi hàng lẻ(LCL/LCL)
Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thac mang hàng đến giao cho người chuyên
chở tại ICD qui định và lấy vận đơn.
- Người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào container sau
khi đã kiểm tra hải quan và niêm phong cặp chì.
- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
1.4 CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO HÀNG XUẤT KHẨU CHUYÊN
CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.4.1 Chứng từ hàng hoá
Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán, nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi
người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn .Hóa đơn ghi rõ đặc đểm của hàng hóa,
đơn giá và tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán
và phương thức chuyên chở hàng hóa.
1.4.1.1 Phiếu đóng gói
Là chứng từ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng khác nhau được vận chuyển trong
một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc kiểm đếm trong mỗi kiện và có ích
đặc biêt khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau và cung cấp nhiều dữ kiện hơn hóa đơn
SVTH: Lê Thị Lương Trang 9
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
trong kiểm tra để biết qui cách ,đặc điểm của đơn hàng có được tôn trọng hay không.
Phiếu đóng gói do người sản xuất hàng lập khi đóng hàng.
1.4.1.2 Giấy chứng nhận phẩm chất
Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng hóa thực giao và chứng minh phẩm cấp
hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng .Nếu hợp đồng không có qui định gì

khác,Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiêp sản xuất hàng hóa cấp
hoặc cũng có thể do cơ quan kiểm nghiểm, giám định hàng xuất khẩu cấp.
1.4.1.3 Giấy chứng nhận số lượng
Là giấy chứng nhận số lượng mà người bán giao cho người mua ,có thể do công ty
giám định cấp ,hoặc do xí nghiệp sản xuất hàng lập và được công ty giám định hay hải
quan xác nhận ,được dùng trong mua bán bách hóa ,hoặc loại hàng cần biết số lượng hơn
trọng lượng như : bút máy ,thuốc lá điếu , bàn ghế …Nếu hàng gồm nhiều chi tiết phức
tạp như phụ tùng máy móc ,dụng cụ cắt gọt ,thường dùng bảng kê chi tiết trong bộ chứng
từ thanh toán ,nhưng khi hàng thanh toán là loại động nhất ,sẽ dụng Giấy chứng nhận số
lượng
1.4.1.4 Giấy chứng nhận trọng lượng
Là chứng từ xác nhận trọng lượng hàng ,do hải quan hoặc công ty giám định hàng cấp
,tùy theo qui định của hợp đồng
1.4.2 Chứng từ hải quan
Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo chế độ hải quan người chủ hàng phải
xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa qua biên giới quốc gia.
1.4.2.1 Tờ khai hải quan
Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.Theo điều lệ hải quan Việt Nam, tờ khai hải quan phải
được nộp cho cơ quan hải quan ngay khi hàng hóa đến cửa khẩu,tờ khai hải quan phải
được đính kèm Giấy phép xuất nhập khẩu ,bảng kê chi tiết và vận đơn.
1.4.2.2 Giấy phép xuất khẩu
Là chứng từ do Bộ thương mại cấp, cho phép chủ hàng được phép xuất hay nhập khẩu
một hoặc một số lô hàng nhất định có cùng tên hàng, từ một nước nhất định, qua một cửa
khẩu nhất định, trong một thời gian nhất định.
1.4.2.3 Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh
SVTH: Lê Thị Lương Trang
10
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận

hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc…
1.4.2.4 Giấy chứng nhận xuất xứ
Là chứng từ do phòng thượng mại của nước xuất khẩu cấp cho chủ hàng ,theo yêu
cầu và lời khai của chủ hàng để chứng nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng.
Công dụng:
- Giúp hải quan nước nhâp khẩu căn cứ tính thuế dựa trên áp dụng biểu thuế quan ưu
đãi của các nước với nhau.
- Giúp hải quan thực hiện chích sách khu vực ,chính sách phân biệt đối xử trong mua
bán khi tiến hành việc giám sát và quản lí.
- Xác nhận một phần chats lượng hàng ,nhất là hàng thuộc thổ sản địa phương.
1.4.2.5 Hoá đơn lãnh sự
Là hóa đơn trên đó lãnh sự của các nước nhập khẩu đang công tác tại nước xuất
khẩu chứng thực về giá cả và tổng giá trị lô hàng.
1.4.3 Chứng từ vận tải
Là chứng từ do người vận tải cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng đã chở.
1.4.3.1 vận đơn đường biển
Là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh toán.Vận đơn đường biển có
3 chức năng:
- Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng đã chở.
- Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng biển.
- Là bằng chứng chuyên chở hợp đồng hàng hóa.
Trong thương mại hàng hóa quốc tế thường gặp nhiều loại vận đơn đường biển với tên
gọi khác nhau và có tác dụng khác nhau.
1.4.3.2: biên lai thuyền phó
Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hóa trên tàu về việc nhận hàng
để chuyên chở, trong đó người ta ghi kết quả của việc kiểm nhận hàng hóa mà các nhân
viên kiểm điện của tàu đã tiến hành khi hàng hoá được bốc lên tàu.
Biên lai thuyền phó không phải là bằng chứng cho việc sở hữu hàng hóa mà chỉ là
chứng từ để đổi lấy vận đơn đường biển.
1.4.3.3 Sơ đồ xếp hàng

SVTH: Lê Thị Lương Trang
11
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Sơ đồ xếp hàng do thuyền trưởng hay nhân viên chuyên trách dưới tàu hoặc có khi do
đại lí vận tải biển lập để sử dụng một cách khoa học các khoang, các hầm chứa trên tàu,
giữ thăng bằng tàu khi tàu di chuyển, giữ độ chênh dọc hợp lí.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ
CÔNG TÁC GIAO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH
DUY ĐẠI
2.1 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DUY ĐẠI
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Vốn là Công ty thương mại ,chuyên cung cấp thủy sản cho các thị trường quốc
tế,năm 2001 nắm bắt được sự phát triển của mặt hàng nông ngư ,kết hợp với ý thức buôn
bán cho thị trường quốc tế trước đây và trong giai đoạn nền kinh tế đang mở cửa theo
hướng kinh tế thị trường ,và những chủ trương chính sách của đảng về ưu tiên cho phát
triển nông ngư nghiệp .Duy Đại đã vững bước tấn công thị trường quốc tế với sản phẩm
của mình.
Name : Cty TNHH Duy Đại
English Name: DUY DAI CO.,LTD
Trade name: DD.CO
C.E.O : Trần Từ Liêm
Address : 10
th
Flr, Cienco 5 Building, 77 Nguyễn Du Str, Hải Châu Dist
City/Province: Da Nang
Company type: Co.,ltd
Telephone: 511-3898777, 3898778
Fax : 511-3887555
Email : “if @ duydai.com.vn this is e-mail address is being protected from

spambots. You need JavaScipt enabled to view it, tuliem@đuyai.com.vn.this e-mail
address is being protected from spambots.You need JavaScript enabled to view it.
Wedsite : www.duydai.com.vn

SVTH: Lê Thị Lương Trang
12
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Main activity: trading,processing and exporting sea foods
Trụ sở chính của công ty nằm ở TP.HCM ,ngay trung tâm thành phố nên rất thuận lợi cho
hoạt động king doanh .Hơn nữa chi nhánh còn có đội ngủ cán bộ nhanh nhẹn ,có trình độ
chuyên môn khá cao ,có đội ngủ nhân viên bán hàng vui vẻ ,nhanh nhẹn ,lịch sự và nắm
bắt được nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng.Tuy chi nhánh gặp phải một số khó
khăn về vốn ,song trải qua một thời gian hoạt động nhờ sự quản lý linh hoạt của ban lãnh
đạo cũng như chủ trương chính sách đúng dắn của nhà nước.Chi nhánh đã từng bước khắc
phục khó khăn phát huy thuận lợi để đứng vững trên thị trường trong nước và nhanh
chóng mở rộng thị trường với các nước ngoài như: Mỹ ,Nga,EU,Hàn Quốc
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Nhìn chung từ khi thành lập đến nay, chi nhánh đã từng bước đi vào nề nếp
,không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các phòng ban ,cửa hàng không những đóng góp cho ngân sách nhà nước chấp hành
tốt công tác xã hội mà còn đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Là sự phát triển kết hợp giữa tiềm năng tiểu tư của tập đoàn Thực Châu và Duy
Đại là một thành viên.
Công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhờ các sản phẩm phong phú và chất
lượng cao ,trong đó các mặt hàng như Fillet,cá tra,basa sạch đã mang lại uy tín và hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Công ty đã không ngừng chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, vì chất lượng
sản phẩm như là một cái đích để công ty phát triển,công ty đang phối hợp với công ty
SGS và Viện tiếp thị thực phẩm Hoa Kỳ( food marketing instutite of USA) thực hiện các
tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong nuôi và chế biến để có thể được cấp chứng chỉ SQF

1000 cho vùng nuôi cá sạch và SQF 2000 cho nhà máy chế biến.
Hiện nay công ty đã chiếm lỉnh thị phần của hơn 10 quốc gia khắp châu lục.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty
2.1.2.1 Chức năng

SVTH: Lê Thị Lương Trang
13
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Công ty TNHH DUY DẠI với chức năng là nuôi ,chế biến và xuất khẩu thủy sản
dủ loại như cá fillet đông lạnh ,tôm đủ loại ,cá tra,basa ngoài ra còn có các loại sản
phẩm khác như cá kiếm,mực ống nguyên con,mực ống cắt khoanh, bạch tuộc cung cấp
đa dạng các sản phẩm thủy sản khác nhau ,phong phú về chủng loại và đảm bảo phẩm cấp
hàng hóa.
Công ty đang triển khai kế hoạch khai thác mặt hàng tôm chì, vốn nổi tiếng với
hương vị ngon ngọt của vùng Thừa Thiên Huế, đây là một thế mạnh của khu vực đã có uy
tín nhiếu năm trên thị trường quốc tế, nhất là thị trường Nhật Bản.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng nghành nghề đả đăng ký
- Bảo tồn và phát triển vốn vay của nhà nước đảm bảo kinh doanh phát triển
mạnh .
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ thực hiện phân phối theo lao động
,chăm lo đời sống vật chất ,tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ kiến
thức tay nghề,chuyên môn đào tạo cán bộ trẻ năng động.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trượng nước ngoài .xây dựng các kế hoạch sản xuất
kinh doanh trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường quốc tế.
2.1.2.3 Phạm vi hoạt động
Hoạt động nuôi trồng và sản xuất
Các điều kiện thuận lợi cùng với chính sách quản lý hiệu quả đã giúp Duy Đại xây
dựng cho mình một quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động nuôi trồng

Khu vực nuôi trồng của Duy Đại tại miền trung Việt Nam là những khu vực hoàn
toàn riêng biệt và do chính tập đoàn Á Châu kiểm soát toàn bộ khu vực nuôi trồng. Qua
đó có thể kiểm soát được tất cả các nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh cho cá, kiểm sóat được
tất cả các nguồn nước nguồn thức ăn cho cá do công ty sản xuất. Hiện nay công ty đang
phối hợp cùng Công ty SGS và Viện Tiếp thị thực phẩm Hoa Kỳ (Food Marketing
Institude of USA) để cấp giấy chứng nhận SQF 1000 và SQF 2000 cho vùng nuôi cá sạch
SVTH: Lê Thị Lương Trang
14
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
và nhà máy chế biến của chúng tôi. Hiện nay Duy Đại đang liên kết hợp tác với các công
ty, lâm trường tại việt nam để có thể đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất và xuất khẩu các
sản phẩm nhiên liệu sinh học.
Hoạt động sản xuất chế biến
Nhà máy của công ty với diện tích sản xuất 4.500 m2 bao gồm ba dây chuyền sản
xuất, một cho cá fillet, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và một cho các sản phẩm
khác. Vấn đề chất lượng và vệ sinh được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của EU và hệ
thống HACCP.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

HÌNH 1
2.1.3.2: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

SVTH: Lê Thị Lương Trang
15
Giám đốc
PGĐ:Tài ChínhPGĐ: Kỹ Thuật
Phòng kỹ
thuật và
cung cấp

hang hoá
phòng
xuất khẩu

marketing
Phòng tài
chính kế
toán
Chi nhánh
tại
TP.HCM
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
1) Giám đốc
- Chức năng: Giam đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch
- Nhiệm vụ: Điều hành chung mọi hoạt động của Công ty,điều hành trực tiếp hoạt
động của phòng xuất khẩu và marketing,chi nhánh TP HCM
2) Phó giám đốc
- Chức năng: Tham mưu và thay mặt Công ty điều hành Công ty khi được giám
đốc ủy quyền
- Nhiệm vụ: Điều hánh mọi hoạt động của Công ty khi giám đốc đi vắng,trực tiếp
chỉ đạo mọi công việc trong lĩnh vực mình phụ trách.
3) Phòng Kỹ thuật và cung cấp hàng hóa
- Chức năng : tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý điều hành công tác kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm.
- Nhiệm vụ: Theo dõi và cập nhật thường xuyên tình hình giá nguyên liệu, giá thành
phẩm của các nhà cung cấp trong nước, phối hợp với phòng xuất khẩu để chào hàng.
Quản lý và điều hành trực tiếp tổ gia công.Theo dõi ,kiểm tra giám sát kỹ thuật, chất
lượng, tiến độ sản xuất của tất cả các hợp đồng đặt hàng tại nhà cung cấp, tất cả các lô
hàng của Tổ gia công thực hiện và báo cáo khối lượng giá trị thực hiện về cho BGĐ Công
ty .

4) Phòng xuất khẩu và marketing:
- Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý điều hanh công tác kinh
doanh, thị trường.Phối hợp với phòng kỹ thuật và cung cấp hàng hóa báo cáo giám đốc
các phương án kinh doanh,việc thực hiện hợp đồng của các nhà cung cấp ,tổ gia công và
khách hàng của công ty.
- Nhiệm vụ: là trung tâm phối hợp với các phòng ban và các bộ phận khác trong công
ty để tiến hành xây dựng kế hoạch xuất khẩu thánh, quý, năm của công ty, tìm kiếm thị
trường khách hàng mới, giữ vững và phát triển các khách hàng cũ và thị trường cũ. Phối
hợp với phòng kỹ thuật và cung cấp hàng hoa bao cáo giám đốc các phương án kinh
doanh, việc thực hiện hợp đồng các nhà cung cấp, tổ gia công và khách hàng của công ty.
5) Phòng tài chính kế toán

SVTH: Lê Thị Lương Trang
16
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
- Chức năng: tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính và hoạch
toán kinh doanh của công ty theo luật kế toán thông kê của nhà nước. Tham mưu cho
giám đốc xây dụng kế hoạch tài chinh hang năm, thực hiện kinh doanh có hiệu quả cao,
đúng pháp luật.
- Nhiệm vụ: lập kế hoạch tài chính quí năm đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh và các hoạch động khác của công ty. Hướng dẫn kiểm tra các bộ
phận lập kế hoạch tài chính để phục vụ hoạt động xuất khẩu của các bộ phận trình giám
đốc duyệt. Hoạt động tài chính của công ty chịu trách nhiệm chính theo dõi công nợ và
đánh giá tình hình công nợ.
6) Chi nhánh TP.HCM
- Chức năng: tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý điều hành công tác kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm, cung cấp hàng hóa tại khu vực TP HCM, đồng bằng Sông
Cửu Long và miền Đông Nam bộ.
- Nhiệm vụ: công tác kinh doanh, thi trường xuất khẩu. Phối hợp với phòng kỹ
thuật và cung cấp hàng hóa, phòng xuất khẩu báo cáo giám đốc các phương án kinh

doanh ,thực hiện theo dõi tiến độ sản xuất các hợp đồng của các nhà cung cấp cho công ty
tại khu vực TP HCM và lân cận.Thực hiện việc giao nhận hàng hóa, xuất trình chứng từ
giao nhận quốc tế của công ty tại TP HCM.Thực hiện môi giới tàu biển và môi giớ khai
thuế hải quan.
SVTH: Lê Thị Lương Trang
17
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của công ty(DVT:
USD; %)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 năm 2008
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)
Doanh thu BH&CCDV
1,881,65
2
1,647,883 1,496,305
Các khoản giảm trừ
5,571 5,924 7,444
1. Doanh thu thuần BH&CCDV
1,876,08
0
100.00 1,641,958 100.00 1,488,861 100.00
2. Giá vốn hàng bán
1,802,428 96.07 1,568,356 95.52 1,416,177 95.12
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng (1- 2)
72,652 3.87 73,601 4.48 72,684 4.88
4. Doanh thu từ hoạt động tài chính
20,008 1.07 13,082 0.80 10,905 0.73
5. Chi phí tài chính
24,662 1.31 26,488 1.61 27,583 1.85

6. Chi phí bán hàng
25,560 1.36 27,248 1.66 34,325 2.31
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
44,850 2.39 30,991 1.89 19,741 1.33
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
1,411 0.08 1,955 0.12 1,940 0.13
9. Thu nhập khác
5,821 0.31 1,843 0.11 37,513 2.52
10. Chi phí khác
1,328 0.07 509 0.03 38,604 2.59
11. Lợi nhuận khác
4,492 0.24 1,334 0.08 -1,090 -0.07
12.Lợi nhuận trước thuế
3,081 0.16 3,290 0.20 850 0.06
13. Thuế thu nhập (28%)
863 0.05 921 0.06 238 0.02
14. Lợi nhuận sau thuế
2,218 0.12 2,369 0.14 612 0.04
Bảng1
Một số nhận xét chung:
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm có xu hướng giảm.
- Năm 2008 so với năm 2007 giá trị giảm 153,097. Qua 3 năm hoạt động của xuất khẩu
của công ty ra nước ngoài, và chủ yếu là các hoạt động xuất khẩu tăng,chính vì sự đẩy
mạnh các chính sách ,chương trình nên làm tăng các các khoản giảm trừ qua 3 năm làm
cho giá trị doanh thu qua 3 năm giảm.
- Cụ thể: năm 2007 so với năm 2006 tăng 353 và năm 2008 so với 2007 tăng 1.520 đây
cũng chính là lo ngại lớn của công ty.

SVTH: Lê Thị Lương Trang
18

Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Tuy nhiên do kim nghạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm,và công ty đả có những
chính sách thúc đẩy mạnh để xuất khẩu nên làm cho lợi nhuận tăng qua 3 năm: 2007 tăng
so với 2006 là 584,năm 2008 giảm so với 2007 là 55 mức độ giảm không đáng kể.Do hoạt
động chính là chế biến và sản xuất nên công ty đả tiết kiệm tối đa chi phí nhất vì vậy làm
cho lợi nhuận tăng kể từ năm 2006 tới 2007.
2.2.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty
2.2.2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Hiện nay mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là cá tra basa,fillet,và các loại cá
đông lạnh. Đây là mặt hàng kinh doanh có tính thời vụ cao.Vì vậy việc kinh doanh các
loại sản phẩm này cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tính thời vụ, việc kinh doanh các sản
phẩm của công ty ngày càng tăng do các sản phẩm của công ty được thị trường nước
ngoài tín nhiệm, mặc khác là do việc bảo quản hàng hoá của công ty rất tốt và đảm bảo
chất lượng
SVTH: Lê Thị Lương Trang
19
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
TÊN MẶT HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009
SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TT(%)
Cá tra nguyên con đông lạnh1 8.740.473.204 7,21 9.718.248.215 11,08
Cá fillet đông lạnh hồng 2 4.895.050.188 0,04 5.218.738.112 5,95
Cá fillet đông lạnh hồng3 12.102.114.590 9,98 12.789.487.536 14,5
Cá fillet đông lạnh hồng4 1.190.358.934 0,98 1.981.459.193 2,26
Cá fillet đông lạnh tráng1 31.707.105.209 26,16 37.718.759.942 43,03
Cá tra cắt khúc 153.544.320 0,13 153.567.791 0,17
Cá fillet đông lạnh hồng5 389.340.358 0,32 325.725.548 0,37
Cá fillet đông lạnh trắng2 60.167.976 0,05 48.271.186 0,05
Cá cơm khô 1 442.740.000 0,37 400.337.200 0,45
Cá hố đông lạnh 120.527.088 0,10 236.274.777 0,26
Cá ngân khô 464.922.000 0,38 300.482.000 0,34

Cá mối khô 125.952.000 0,10 100.546.718 0,11
Gẹ 3 chấm cắt đôi 275.937.981 0,23 328.348.917 0,37
Mực ống tube làm sạch 133.253.632 0,11 200.918.757 0,22
Mực nang fillet 330.552.810 0,27 237.134.560 0,27
Tôm sú nguyên con 2/4 36.720.993.125 30,29 32.576.482.00 3,71
Tôm sú nguyên con 26/30 11.309.677.730 9,33 9.748.937 0,01
Tôm sú nguyên con 13/15 2.150.394.987 1,77 1.500.727.121 1,71
Tôm sú hấp 349.680.100 0,29 300.719.500 0,34
Tôm sú nobashi dông lạnh 57.146.418 0,05 49.523.719 0,05
Tôm sú thịt còn đuôi 2/4 292.750.080 0,24 292.750.080 0,33
Tôm sú vỏ đông lạnh 1.716.820.064 1,41 3.718.266.064 4,24
Tôm thẻ nguyên con 911.085.600 0,75 911.085.600 1,03
Tôm thẻ thịt(PD) 4.944.071.904 4,07 4.944.467.072 5,64
Cá tra fillet đông lạnh hồng1 445.781.952 0,37 548.760.259 0,62
Bạch tuộc đông lạnh 1.144.628.160 0,94 2.327.546.160 2,65
Cá tra fillet đông lạnh vàng3 38.931.200 0,03 40.208.485 0,04
TỔNG KNXK 121.214.001.600 100 87.656.751.640 100
Bảng2
CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU(2008-2009) ĐVT(USD.%)
Duy Đại xuất khẩu chủ yếu là các loại thủy sản đông lạnh,cá tra,basa,và cá fillet
Trong năm 2008 kim nghạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh chiếm 51,68% trong tổng tỉ
trọng xuất khẩu.Đặc biệt là xuất khẩu các loại cá đông lạnh fillet vào các thị trường
Nhật ,và Nhật là một trong những thị trường tiêu thụ lượng thủy sản lớn nhất của Duy Đại

SVTH: Lê Thị Lương Trang
20
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Qua năm 2009 nhu cầu sử dụng thủy sản đông lạnh tăng chiếm 81,83% kim nghạch xuất
khẩu,kim nghạch xuất khẩu giữa 2 năm chênh lệch rất lớn tăng 30,15% đây là một điều
đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu cá đông lạnh của Duy Đại không ngừng được tăng

lên một cách đáng kể.
Ngoài ra công ty còn xuất khẩu các sản phẩm khô như tôm thẻ,tôm chân trắng tôm và
cá đủ loại.

2.2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu ( Bảng 3) (DVT: USD;%)
THỊ TRƯỜNG NĂM 2008 NĂM 2009
SỐ TIỀN TT(%) SỐ TIỀN TT{%)
EU 3.336.046,5 13,42 9.246.503,2 20,07
Trung Đông 4.622.00 0,01 5.617.,71 0,01
Nga 5.348.957,5 21,52 6.785.419,3 14,72
Nhật Bản 8.406.768,3 33,83 10.100.505.71 21,92
MeHiCo 274.880,61 1,10 238.741,5 0,52
CaNaDa 27.778,59 0,11 73.819 0,16
Mỹ 4.599.061,78 18,51 7.618.721,76 16,53
Australia 476.501,37 1,92 492.727,5 1,06
New Zealand 787.502,4 3,17 893.748,57 1,93
Hàn Quốc 2.519.462,7 10,14 4.718.236,5 10,23
Châu Phi 600.348,71 2,41 785.517,23 1,70
Trung Quốc 2.600.328,35 10,47 5.127.418,7 11,12
Tổng kim nghạch
xuất khẩu
24.842.258,81 100 46.086.976,68 100
EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga là những thị trường xuất khẩu chủ lực của
Duy Đại. Là những thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản đông lạnh và thủy sản đủ loại
của công ty, nhất là trong năm 2008 thì giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản rất lớn
chiếm tỉ trọng là 33,83% trong tổng tỉ trọng với giá trị là 8.406.768.3, qua năm 2009 kim
nghạch xuất khẩu vào thị trường Nhật chiếm 21,92% với giá trị là 10.100.505,71.
Tuy tỉ trọng xuất khẩu qua 2 năm giảm nhưng giá trị xuất khẩu qua 2 năm lại tăng điều
đó chứng tỏ rằng Duy Đại không chỉ chú trọng xuất qua các thị trường truyền thống của
mình mà còn mở rộng xuất khẩu qua nhiều thị trường khác như NuiZealan, Mehico,

Trung Đông, Châu Phi đây là những thị trường tiềm năng của Duy Đại trong tương lai.

SVTH: Lê Thị Lương Trang
21
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Tương tự ở các thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, thì giá trị xuất
khẩu qua 2 năm là tăng rất nhanh chứng tỏ Duy Đại đang có những chính sách thúc đẩy
xuất khẩu rất là tốt.Tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu qua các thị trường qua 2 năm là giảm
đó là do Duy Đại không những chú trọng xuất khẩu vào thị trường truyền thống mà còn
có những chính sách khai thác,tìm hiểu và đã xuất qua những thị trường xa và nhỏ như.
Nui Zealan, Trung Đông, Mehico đây là những thị trường xuất khẩu không ổn định,
không thường xuyên và phụ thuộc vào từng thời điểm.
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
2.3.1 Những điều khoản liên quan đến giao hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty
2.3.1.1 Đóng gói bao bì
Bao bì là một trong những điều kiện quan trọng nhất để giữ cho hàng hóa được an
toàn.
Bao bì quyết định về sự cạnh tranh của hàng hóa cũng như chất lượng của sản
phẩm .
Mỗi loại hàng hóa khác nhau thì lựa chọn những loại bao bì khác nhau cho phù
hợp.
Duy Đại đã rất chú trọng đến vấn đề bao bì và thực hiện việc đóng gói bao bì cẩn
thận theo từng loại sản phẩm.Cụ thể dưới đây:
Giao hàng bao 50 kg hay giao hàng (bulk) trong container theo quy định trong hợp
đồng.
+ Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm to,nhỏ ví dụ như cá thịt trắng thì
220gram/bao( 20,5T) trong một container 20’, hoặc 400-800gram/bao(lớn)
(37,3T-74,5T) trong một container 40’. Và các loại cá khác thì tùy thuộc vào yêu cầu
trong hợp đồng.

+ Trong container lót giấy kraft
SVTH: Lê Thị Lương Trang
22
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
+ Thủy sản đã được kiểm dịch và kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng được xếp hoặc
thổi vào container. 24 giờ sau khi phun thuốc khử trùng vào trong container, các giấy dán
lỗ thông hơi phải được gỡ bỏ, việc này phải được thực hiện trước khi xếp cont lên tàu.
2.3.1.2 Điều kiện cơ sở giao hàng
Điều kiện cơ sở giao hàng là một điều khoản quan trọng trong hợp đồng ngoại thương,
điều kiện cơ sở giao hàng quyết định trách nhiệm của các bên.Tùy thuộc vào từng điều
kiện giao hàng khác nhau mà trách nhiệm của các bên nhiều ít khác nhau.
Và việc lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng
doanh nghiệp.
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận
hàng hóa giữa bên bán và bên mua, là sự phân chia trách nhiệm giữa các bên với các cơ
sở giao hàng khác nhau thì nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau trong thực hiện hợp đồng.
Các bên lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng phù hợp với mình tuỳ theo những điều kiện
nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi buôn bán với người nước
ngoài thường áp dụng điều kiện FOB khi xuất khẩu và điều kiện CIF khi nhập khẩu.Và
TNHH Duy Đại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ trong hợp đồng xuất khẩu thủy
sản cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác chi nhánh thường sử dụng điều kiện cơ sở
giao hàng là FOB.
+ Điều kiện cơ sở giao hàng FOB: Giao hàng bao hoặc thổi vào container tại bãi cảng
hoặc tại kho riêng rồi đưa Container ra cảng để xếp lên tàu. Người mua là khách ngoại có
trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa sau khi người bán giao hàng qua lan can tàu
(người bán miễn trách nhiệm khi hàng đã trên boong tàu).
Sở dĩ Chi nhánh nói riêng cũng như hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung
đều sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng là FOB bởi vì quyền thuê tàu thuộc về phía khách
hàng. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hàng xong khi qua khỏi lan can tàu tại cảng gởi hàng,

sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng hàng kể từ lúc đó. Mặt khác,
đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn mà khả năng
của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải kí hợp đồng với nhiều công
ty
khác cho nên của công ty phải đi ghép với nhiều đơn vị khác, trong trường hợp này
công ty phải ký theo điều kiện FOB.
SVTH: Lê Thị Lương Trang
23
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
+ Điều kiện cơ sở giao hàng CFR: Trong thời gian gần đây công ty đã chuyển hướng sang
xuất khẩu theo điều kiện CFR. Điều thuận lợi khi kí được điều kiện này là công ty sẽ
giành được quyền thuê tàu từ đó tạo điều kiện cho các đại lí hãng tàu trong nước có cơ
hội phát triển đội tàu, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tiết kiệm được ngoại tệ.
Bên cạnh đó, công ty sẽ chủ động trong việc thuê tàu, giao hàng ở cảng và chọn những
thời điểm có lợi cho mình để đưa hàng lên tàu. Còn đối với điều kiện FOB, quyền thuê
tàu thuộc về phía khách hàng. Công ty chỉ có nghĩa vụ giao hàng xong khi qua khỏi lan
can tàu tại cảng gởi hàng, sau đó khách hàng phải chịu mọi rủi ro về mất mát hư hỏng
hàng kể từ lúc đó, tuy nhiên cũng còn phải có nghĩa vụ khai hải quan để xuất khẩu hàng.
Thông thường điều kiện này được kí bán hàng cho thị trường Canada vì khách hàng
Canada khi mua hàng xong thì tiến hành nhập bằng tàu rời chứ không bằng Container như
các thị trường khác. Tuy nhiên đối với các thị trường khác, có một số công ty có văn
phòng đại diện tại Việt Nam (công ty môi giới), những công ty môi giới này rất mạnh và
muốn lấy tiền hoa hồng nên một mặt kí hợp đồng với nhiều hãng tàu, mặt khác đặt mua
hàng của rất nhiều đơn vị. Vì vậy khi kí kết hợp đồng với các công ty này thì họ muốn
mua theo điều kiện FOB để giành được quyền thuê tàu và hưởng hoa hồng từ các hãng
tàu. Mặt khác, đối với những khách hàng thường có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn
mà khả năng của công ty không đáp ứng được buộc lòng khách hàng phải kí hợp đồng ty
khác cho nên hàng của công ty
phải đi ghép với nhiều đơn vị khác, trong trường hợp này công ty phải kí theo điều
kiện FOB. Hoặc là các khách hàng có đại lí vận tải uy tín tại Việt Nam nên họ cũng kí

theo điều kiện FOB.
2.3.1.3 địa điểm giao hang
Công ty lựa chọn địa điểm giao hàng ở đâu để giao hàng nhanh nhất,thuận lợi nhất,giảm
bớt được chi phí một cách tối ưu nhất, hàng hóa lưu thông một cách nhanh nhất đây là
vấn đề cần quan tâm của mỗi doanh nghiệp, cần phải tính toán thận trọng trong vấn đề
này.
SVTH: Lê Thị Lương Trang
24
Báo Cáo Tốt Nghiệp GVHD: Nguyên Tiến Đà
Thông thường địa điểm giao hàng có thể tại kho riêng, kho nội địa, kho ngoại quan
hay tại bãi cảng theo yêu cầu của đơn vị với tư cách là người mua. Chi phí vận chuyển
bên bán chịu, bốc xếp mỗi bên chịu một đầu. Tại địa điểm giao hàng, hàng được cơ quan
giám định kiểm định hàng 100% về trọng lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Công ty TNHH DUY ĐẠI có các địa điểm giao hàng TPHCM, Đà Nẵng, Nha
Trang, Hải Phòng. Trong đó TPHCM vẫn là địa điểm giao hàng chính của công ty. Mỗi
cảng đều có những thuận lợi và khó khăn, vì vậy cần phân tích một cách kĩ lưỡng để lựa
chọn địa điểm giao hàng đúng đắn. Việc lựa chọn địa điểm giao hàng hợp lí sẽ góp phần
quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo được uy tín của công ty trên thương
trường.
* Đối với cảng TPHCM
Cảng TPHCM có những thuận lợi là cảng Sài Gòn là cảng lớn nên lịch trình tàu
chạy trên tuyến đường thường xuyên hơn, mặt khác, cảng có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện
đại, chuyên dụng phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty. Chính vì là cảng lớn, tàu
chạy thường xuyên nên cước phí thuê tàu là thấp nhất so với các cảng khác. Bên cạnh đó,
nếu việc giao hàng được tiến hành tại cảng TPHCM thì công ty sẽ gặp một số khó khăn vì
khi giao hàng tại TPHCM, công ty phải tiến hành vận chuyển hàng hoá từ Đà Nẵng vào
TPHCM bằng đường bộ, điều này rất dễ gây nên rủi ro trong quá trình vận chuyển do rất
dễ hư hỏng , ngoài ra việc vận chuyển bằng đường bộ có thể gây nên tổn thất do các sự cố
xảy ra trên đường đi. Mặt khác khi vận chuyển từ Đà Nẵng vào TPHCM nếu có sự cố xảy
ra trên tuyến đường vận tải thì sẽ làm cho hàng hoá không tập kết đúng thời gian giao

hàng qui định, vi vậy sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc nhận tiền hàng.
* Cảng Đà Nẵng
Những thuận lợi khi giao hàng tại cảng Đà Nẵng là việc giao hàng tại Đà Nẵng sẽ
giúp bảo quản hàng cả phí được tốt hơn, ít xảy ra tổn thất. Từ đó duy trì được chất lượng
sản phẩm cho đến khi hàng giao tới tay khách hàng.
Công ty hiện nay vẫn xuất theo địa điểm giao hàng này tuy nhiên rất ít và chỉ xuất
trong trường hợp ngày giao hàng cận kề nên xuất ở Đà Nẵng để không bị sai sót trong
L/C. Tuy nhiên giao hàng tại cảng Đà Nẵng công ty sẽ gặp những bất lợi đó là do tàu
chạy không thường xuyên do ít có tàu ghé vào cảng Đà Nẵng dẫn đến cước phí thuê tàu
cao.
SVTH: Lê Thị Lương Trang
25

×