Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.72 KB, 55 trang )

 
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa các
quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, là
ngoại thương - một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển
kinh tế, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các
quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức
vận tải hàng hóa, điển hình là phương thức giao nhận hàng hóa bằng container đường
biển. Riêng đối với Việt Nam, khi đã là thành viên của Hiệp Hội Thương mại Quốc Tế
(WTO), chúng ta lại càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thương, buôn bán
quốc tế, về các phương thức vận tải đặc biệt là phương thức giao nhận hàng hóa bằng
container đường biển, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong
tương lai. Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài 3.260 km với nhiều sông lớn
như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như
Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển
lớn. Mặt khác, nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương, từ biển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là
rất lớn. Tất cả những yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về
thương mại, đó cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc biệt bằng
container. Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình, xu thế
chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container của thế giới, ở nước ta, trong
những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty giao nhận cũng như đại lý hãng tàu.
Công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Quốc Tế cũng là một trong những công ty được
hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ cung cấp những dịch vụ giao nhận hàng xuất -
nhập khẩu bằng container đường biển là chủ yếu. Bên cạnh đó, trong những năm qua,
công ty đã đạt được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Tuy nhiên nhận
thức được tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu nói chung và công tác giao hàng xuất khẩu nói riêng, Công ty TNHH Dịch Vụ


Quốc Tế thấy rằng có nhiều vấn đề công ty cần phải làm để không ngừng hoàn thiện
  !"#$%
1
 
quy trình giao hàng hóa xuất khẩu để ngang hàng quốc tế, đặc biệt là mảng giao hàng
xuất khẩu bằng container vận tải đường biển. Hơn nữa trong một số khâu của quy trình
giao nhận thể hiện một số bất cập chưa hợp lý, thể hiện ở những rủi ro đáng tiếc gặp
phải. Vì vậy em nhận thấy là việc nghiên cứu đề tài hoàn thiện quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng container vận tải đường biển ở công ty là hết sức cần thiết.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài nghiên cứu về việc: “ Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container
vận tải đường biển tại công ty TNH Dịch Vụ Vận Tải Quốc Tế ”, giao hàng hóa xuất
khẩu bằng container là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong ngành giao nhận nói
riêng và trong hoạt động của ngoại thương nói chung
Luận văn đề cập tới những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới quy trình giao hàng xuất
khẩu bằng container và các bước hoàn thiện quy trình đó. Từ lý thuyết áp dụng vào
nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng
container tại công ty TNHH Dịch vụ Vận Tải Quốc Tế giai đoạn 2008 – 2010.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đển nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể cho hoạt động giao hàng xuất khẩu
bằng container vận tải đường biển của công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải Quốc Tế em
nhận thấy cần phải tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề sau:
- Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình
giao hàng xuất khẩu bằng container đường biển của các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu, tập hợp, so sánh, đối chiếu các khái niệm, định nghĩa, các lý thuyết, các
quan điểm từ đó tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
kiến nghị sau này.
- Mục tiêu thứ hai của luận văn là khẩu khảo sát tình hình thực tế giao hàng xuất trong
hoạt động xuất khẩu của công ty, đặc biệt là hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu
bằng conatiner vận tải đường biển.

- Mục tiêu cuối cùng của Luận văn là đưa ra những đánh giá sát thực với tình hình
thực tế, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng container vận tải đường biển của Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải
Quốc Tế.
  !"#$%
2
 
1.4. Phạm vi nghiên cứu
&'"'&' ()*+,-
Phạm vi nghiên cứu về không gian được thực hiện nghiên cứu tại công ty TNHH Dịch
Vụ Vận Tải Quốc Tế. Trong đó tập trung vào công tác hoàn thiện quy trình giao hàng
xuất khẩu bằng container vận tải đường biển. Vì khuôn khổ của luận văn là có hạn,
không thể trình bày hết những vấn đề liên quan nên em xin phép được giới hạn các nội
dung nghiên cứu về lý thuyết cũng như thực tế tập trung vào các bước trong quy trình
thực hiện giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển nhằm tiếp cận vấn đề
một cách trọng tâm và khoa học hơn.
&'"'.' ()*+/
Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.
&'"'#' 01)*
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải
đường biển gắn liền với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị thực tập.
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng
container vận tải đường biển.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng của quy trình
giao hàng hóa xuất khẩu bằng conatiner vận tải đường biển của Công Ty TNHH Dịch
Vụ Vận Tải Quốc Tế.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng

hóa xuất khẩu bằng conatiner vận tải đường biển của Công Ty TNHH Dịch Vụ Vận
Tải Quốc Tế.
  !"#$%
3
 
CHƯƠNG II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH GIAO HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Khái quát chung về nghiệp vụ giao hàng hóa xuất khẩu bằng container vận
tải đường biển
.'&'&'+234,5
Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều nước khác
nhau, từ nước người vận chuyển đến nước người mua. Trong trường hợp đó người
giao nhận là người tổ chức việc vận chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên hệ tới
việc vận chuyển. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
FIATA về dịch vụ giao nhận, thì dịch vụ giao nhận, thì dịch vụ giao nhận được định
nghĩa như là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan
đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán,
thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Như vậy, giao nhận là một ngành mang tính
chất đặc thù nằm trong khâu lưu thông và phân phối hàng hóa.
Theo điều 163 của luật Thương mại Việt Nam banh hành ngày 23 tháng 5 năm 1997
thì “ Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển lưu kho, lưu bãi
làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác
”.
.'&'.'678967
 Khái niệm container
Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của tổ chức ISO ( International Standarzing

Organizatino ) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước
trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo ISO – Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
+ Có hình dáng cố định, bề chắc, để được sử dụng nhiều lần.
  !"#$%
4
 
+ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều
phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
+ Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này
sang công cụ vận tải khác.
+ Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
+ Có dung tích không ít hơn 1m3.
 Phân loại container
Thực tế container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụ
thể:
+ Phân loại theo kích thước.
- Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3
- Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3 .
- Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m3.
+ Phân loại theo vật liệu đóng container
Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó cho container:
container thép, container nhôm, container gỗ dán, container nhựa tổng hợp …
+ Phân loại theo cấu trúc container.
- Container kín (Closed Container)
- Container mở (Open Container)
- Container khung (France Container)
- Container gấp (Tilt Container)
- Container phẳng (Flat Container)
- Container có bánh lăn (Rolling Container)

+ Phân loại theo công dụng của container
Theo CODE R688 – 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng, container được
chia thành 5 nhóm chủ yếu sau:
Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa.
Nhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một
đầu và các bên, có cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc – mở bên cạnh, mở trên nóc –
mở bên cạnh – mở ở đầu; những container có hai nửa (half-heigh container), những
container có lỗ thông hơi…
Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)
Là loại container dùng để chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt
nhỏ….). Đôi khi loại container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có
miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu
  !"#$%
5
 
container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng
có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc
giữ an toàn và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó
khăn trong việc xếp hàng có thứ tự.
Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng ( Thermal inssulated/ Heated/ Refrigerated/ Reefer
container )
Loại container này có sườn, sàn mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự di chuyển
nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container, nhiều container loại này có thiết bị làm
lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh
dựa vào những chiếc máy kẹp được gắn phía trước container hoặc bởi hệ thống làm
lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn
hợp (khống chế nhiệt độ). Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng (hàng
rau quả ….) và các loại container hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy
nhiên, vì chỉ có lớp cách điện và nếu có thể tăng thêm đồng thời lớp cách điện và máy
làm lạnh này cũng giảm dung tích chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc

cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị máy được đặt ở trong container.
Nhóm 4: Container thùng chứa (Tank container)
Dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng đóng rời (thực phẩm lỏng như dầu ăn, hóa
chất, chở hoá chất… )
Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích
là 20ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon (15410 lít)
tuỳ theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng,
đây là loại container được chế tạo cho những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là sức
lao động yêu cầu để đổ đầy và hút hết (rỗng) là nhỏ nhất và có thể được sử dụng như
là kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật, chẳng hạn:
- Giá thành ban đầu cao.
- Giá thành bảo dưỡng cao.
- Các hàng hóa khi cho vào đòi hỏi phải làm sạch thùng chứa(mỗi lần cho hàng vào là
một lần làm sạch thùng chứa)
- Khó khăn cho vận chuyển nên hàng bị rơi nhiều (hao phí do bay hơi, rò rỉ….)
- Trọng lượng vỏ cao.
Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special container), container chở súc vật sống
(Cattle Container).
Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống
và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên
chở hàng hóa bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống do vậy
  !"#$%
6
 
nhược điểm chính của nó là vấn đề làm sạch giữa các loại hàng hóa. Trong nhiều quốc
gia đó chính là vấn đề kiểm dịch khi các container rỗng dùng để chở súc vật sống quay
trở lại dùng để tiếp tục bốc hàng.
.'&'#':*;<=67>?/<@
Trong gửi hàng bằng container vận tải đường biển có 3 cách gửi :


Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container load)
Các hãng tàu chợ định nghĩa thuật ngữ FCL như sau:
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách
nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng
hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một
hoặc nhiều container để gửi hàng.

Gửi hàng lẻ (Less than container load)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người
chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào –
ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ
hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp
những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải
quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa
cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ.

Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL)
Phương pháp gửi hàng này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người chuyên chở để áp dụng phương pháp
gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
2.2. Một số lý thuyết về phương thức giao hàng hóa xuất khẩu bằng container vận
tải đường biển.
.'.'&AB+7C/
  !"#$%
7
 

Điều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao hàng có những quyền và nghĩa vụ sau
đây:
- Nguời giao hàng được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực
hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách
hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không
thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
* Trách nhiệm của người giao hàng
- Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao hàng, người giao hàng phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy
nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao hàng không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi
lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta
chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
(Standard Trading Conditions) của mình.
- Khi là người chuyên chở (principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao hàng đóng vai trò là một nhà thầu độc lập,

nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh
  !"#$%
8
 
ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người
giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và
thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do
luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng
khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa
hồng.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường
không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương
mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao hàng không chịu trách nhiệm về những
mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
- Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá
- Do chiến tranh, đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
Ngoài ra, người giao hàng không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ
khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình.
.'.'.7C<)7234,5<=67
>?/<@
 Đối với gửi hàng nguyên container

Trách nhiệm của người gửi hàng (Shipper)
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng
hàng.

- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
- Vận chuyển và giaocontainer cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời
nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
  !"#$%
9
 
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi
container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình
ra bãi container và đóng hàng vào container

Trách nhiệm của người chuyên chở ( Carrier).
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại
bãi container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi
container cảng đích.
- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp
container lên tàu.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

Trách nhiệm của người nhận chở hàng
Người nhận chở hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi
container.

- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả
container rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi
về bãi chứa container.

Đối với gửi hàng lẻ (Less than container load)

Trách nhiệm của người gửi hàng.
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người
nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station) của người gom
hàng và chịu chi phí này.
- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận
tải và quy chế thủ tục hải quan.
- Nhận vận đơn của người gom hàng (Bill of Lading) và trả cước hàng lẻ.
  !"#$%
10
 

Trách nhiệm người chuyên chở
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực- tức là các hãng tàu và
cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom hàng. Họ có
trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở trên, ký phát vận
đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến
cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho
người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao nhận đứng
ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh nghĩa, họ chính là

người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent).
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên
chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn cho người gom hàng
(Vận đơn chủ – Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ container, vận
chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của người gom hàng ở cảng
đích.

Trách nhệm của người nhận hàng lẻ
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để
nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
 Đối với gửi hàng kết hợp
Trách nhiệm của các bên liên quan trong phương thức gửi hàng kết hợp sẽ thay đổi
tùy theo điều kiện cụ thể. Ví dụ: Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của
chủ gửi và người chuyên chở khi gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận,
trách nhiệm của chủ nhận và người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ.
  !"#$%
11
 
.'.'#:DE9F
Việc giao hàng hóa xuất khẩu phải dựa trên các cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp
luật quốc tế, Việt Nam.
- Các công ước quốc tế về vận đơn, vận tải
Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về
buôn bán quốc tế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao hàng vận tải
Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất khẩu.
Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư

+ Bộ luật hàng hải 2005
+ Luật thương mại 2005
+ Quyết định của bộ trưởng bô giao thông vận tải: quyết định số 2106 ( 23/8/1997)
liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.
Nguyên tắc :
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao hàng hóa xuất khẩu tại
các cảng biển Việt Nam như sau :
- Việc giao hàng hóa xuất khẩu tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở
hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng.
- Đối với những hàng hóa không qua cảng ( không lưu kho tại cảng ) thì có thể
do các chủ hàng hoặc nguwoif được chủ hàng ủy thác faio hàng trực tiếp với người
vận tải ( Tàu) (quy định mới từ 1991)
Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác phải kết toán
trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán
các chi phí có liên quan.
- Việc xếp hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa
thuận với cảng và trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được ủy thác giao hàng hóa xuất khẩu với tầu, cảng nhận hàng
bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi,cảng .
  !"#$%
12
 
- Việc giao hàng có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu về giao hàng hóa xuất khẩu bằng
container vận tải đường biển của những công trình năm trước
Trong những năm gần đây, trong số các luận văn tốt nghiệp của khoa Thương Mại
Quốc Tế đã có một số đề tài nghiên cứu về mảng hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng

đường biển. Cụ thể là:
- Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu chyên chở bằng đường biển tại
công ty cổ phần Thái Minh – Tác giả Phạm Thu Huyền năm 2005.
- Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty phần thương mại
và vận tải quốc tế Châu Giang – Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thanh năm 2009.
- Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container cảu công ty
TNHH Royal Cargo – Tác giả Hoàng Thị Phương Biên năm 2010.
Nhìn chung các nghiên cứu đều đã đề cập đến hoạt động giao hàng hóa xuât khẩu,
mỗi một đề tài tập trung chuyên sâu vào một vấn đề khác nhau. Tuy nhiên em thấy
những nghiên cứu chuyên sâu về quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng container
vận tải đường biển trong thời gian gần đây chưa được thực hiện. Vì thế bằng nghiên
cứu trong bài luận văn của mình, em hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện đầy đủ những
kiến thức về giao nhận hàng hóa nói chung và giao hàng xuất khẩu bằng container vận
tải đường biển nói riêng.
2.4. Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng container vận tải đường biển
Giao hàng hóa đường biển bằng Container vậ tải đường biển có nhiều điểm khác
biệt so với giao hàng hóa truyền thống, xuất phát từ sự khác biệt về phương pháp gửi
hàng. Theo đó, các bước của quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải
đường biển như sau:
.'"'&' GB)HC,
Khi người giao nhận muốn thông qua dịch vụ giao nhận để xuất khẩu
hàng hóa, đầu tiên họ phải liên hệ với công ty làm dịch vụ giao nhận, sau đó người
giao nhận sẽ thu thập những thông tin về hàng hóa, địa điểm giao nhận, thỏa thuận
mức phí, thời gian. Khi hai bên có một sự thống nhất nhất định, người giao nhận sẽ
nhận hồ sơ từ khách hàng bao gồm: chứng từ hàng hóa, thông tin về số lượng, chất
lượng, quy cách hàng từ bên người xuất khẩu.
  !"#$%
13
 
.'"'.':5<6IJKLB@?MNI2

@*+
Bộ phận giao hàng xuất khẩu của công ty cần căn cứ vào kích cỡ hợp đồng
của hàng hóa xuất khẩu để có thể chuẩn bị chủng loại, số lượng container sao cho phù
hợp với số lượng hàng hóa cần vận chuyển, đồng thời phải tiến hành kiểm kê hàng hóa
lần cuối cùng để cho tạo điều kiện cho việc bốc hàng lên container một cách nhanh
chóng.
Công ty liên hệ với hãng tàu để làm thủ tục lưu khoang ( đặt chỗ trước ).
Đối với hàng đóng container thì thường thì được vận chuyển bằng tàu chợ
.'"'#':5<4B/H9CO>
Chủ hàng, người giao nhận mời đại diện hải quan kiểm nghiệm, kiểm dịch,
giám định ( nếu có ) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi
đóng xong nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chìcontainer. Người giao nhận điều
chỉnh lại Packing List và Gootrans List.
Giai đoạn chuẩn bị các lọai giấy tờ hải quan được diễn ra trước khi hàng
được vận chuyển tới cảng. Các loại giấy tờ cần phải chuẩn bị:
- Tờ khai hải quan đường biển
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn đường biển
- Bảng kê chi tiết hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy kiểm dịch (nếu có )
Các loại giấy tờ này được lập thành 01 bản tiếng việt và 01 bản tiếng anh.
Đến khi hoàn thành công ty cần phải thực hiện công đoạn gửi thư điện tử cho cơ quan
thông quan trước khi mang tờ khai ra làm việc trực tiếp với cơ quan để có cơ sở đối
chiếu và phát hiện sai sót. Trước khi tàu rời cảng 08 tiếng đòi hỏi công tác làm thủ tục
thông quan phải được hoàn tất. Khi các thủ tục được hoàn tất, cơ quan hải quan cho
phép hàng hóa được thông quan.
  !"#$%
14
 

.'"'"'P*
Đối với hàng đóng container thì gồm có: hàng gửi nguyên container và hàngó gửi lẻ.
đối với mỗi loại hàng thì có một tquy trình khác nhau, cụ thể là:
• Hàng gửi nguyên Container ( FCL - Full Container Load )
FCL là xếp hàng nguyên Container, người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng . Khi
người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ chứa một hoặc nhiều Container,
người ta sẽ thuê một hoặc nhiều Container để gửi hàng.
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác (sau đây gọi là chủ hàng) điền vào
Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản
Danh mục hàng xuất khẩu (Cargo List).
- Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ Container để chủ hàng
mượn và giao Packing List và Seal.
- Chủ hàng vận chuyển Container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để
đóng hàng.
- Làm thủ tục hải quan.
- Tiến hành kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định và giám sát việc đóng hàng vào
Container.
- Hải quan niêm phong kẹp chì vào Container.
- Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List , nếu cần.
- Chủ hàng vận chuyển và giao Container cho tàu tại CY (Container Yard) quy định
hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định (Closing Time) của từng chuyến
tàu (thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate
/
s Receipt.
- Khi Container đã xếp lên tàu thì mang Mate
/
s Receipt để đổi lấy vận đơn.
Lưu ý:
Việc đóng hàng vào Container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc tại
bãi Container của người chuyên chở. Khi đó, chủ hàng phải vận chuyển hàng hóa của

mình ra bãi Container và đóng hàng vào Container.
• Hàng gửi lẻ (LCL - Less Container Load)
  !"#$%
15
 
LCL là những lô hàng đóng chung trong một Container mà người gom hàng ( người
chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào - ra
Container.
- Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho
họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp
nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
- Chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao
cho người giao hàng tại trạm đóng Container (CFS - Container Freight Station) của
người gom hàng và chịu chi phí này.
- Làm thủ tục hải quan.
- Kiểm tra, kiểm hóa, giám định và giám sát việc đóng hàng vào Container của
người chuyên chở hoặc người gom hàng.
- Hải quan niêm phong, kẹp chì Container.
- Chủ hàng chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến
hàng hóa, vận tải và quy chế thủ tục xuất khẩu.
- Chủ hàng nhận vận đơn gom hàng (House Bill of Lading) từ người gom hàng và
trả cước hàng lẻ.
- Người chuyên chở xếp Container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.
Lưu ý:
Người gom hàng có thể đảm nhận vai trò là người chuyên chở thực, và cũng có thể
là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không có tàu.
+ Nếu là người chuyên chở thực:
Người gom hàng có trách nhiệm tiến hành chuyên chở hàng lẻ, ký phát vận đơn
thực LCL/LCL cho người gửi hàng, bốc Container xuống tàu, vận chuyển đến cảng
đích, dỡ Container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng, dỡ hàng và giao hàng lẻ

cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.
+ Nếu là người tổ chức chuyên chở:
Người gom hàng chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận
hàng ở cảng đi cho đến khi giao xong ở cảng đích. Vận đơn ký phát là vận đơn gom
hàng, vận đơn thực hay vận đơn chủ (Master Ocean Bill of Lading) do người chuyên
chở thực sự cấp. Đây mới là người vận chuyển hàng tới đích, dỡ Container ra khỏi tàu
  !"#$%
16
 
và đưa tới bãi Container. Song, anh ta không giao cho chủ hàng lẻ mà giao nguyên
Container cho đại lý hoặc người đại diện của người gom hàng ở cảng đích. Trên cơ sở
HB/L, người gom hàng sẽ tiến hành giao hàng cho chủ hàng lẻ.
Như vậy, người gom hàng không trực tiếp chuyên chở hàng hóa mà thông qua một
bên thứ ba. Lúc này nảy sinh một quan hệ mới : quan hệ giữa người thuê tàu (người
gom hàng) và người chuyên chở.
Sau khi tổ chức giao hàng cho hãng tàu, bên phia người xuất khẩu hết trách nhiệm
về lô hàng xuất khẩu. Tàu sẽ lập biên lai thuyền phó, số lượng, tình trạng hàng hóa xếp
lên tàu. Đó là cơ sở để cấp vận đơn, biên lai sạch, lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo
một số chứng từ khác có liên quan tới lô hàng và gửi cho phía đối tác để làm thủ tục
thanh toán theo như quy định trong hợp đồng hoặc L/C.
Cụ thể giai đoạn sau khi tổ chức giao hàng cho hãng tàu thì có những công việc sau:
.'"'%'<Q*R
- Gửi chứng từ và thông tin cho đại lý của Goodtrans ở nước ngoài, giao
nhận vận đơn và tờ khai cho khách hàng.
- Mua bảo hiểm: Liên hệ với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho
hàng hóa theo đúng quy định hợp đồng.
.'"'S'ABI<I9TD
Sau khi có vận đơn nhanh chóng lập hóa đơn, hối phiếu, phiếu đóng gói, giấy
chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng để xuất trình cho ngân hàng hoặc
người mua. Ngân hàng kiểm tra chứng từ sẽ thanh toán cho người bán.

- Khiếu nại hàng hóa ( nếu có )
Tóm lại quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển bao gồm một
loạt các hoạt động như chuẩn bị container, bốc xếp hàng lên container, chuyên chở lô
hàng xuất khẩu ra cảng, chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, làm thủ tục thông quan cho
hàng xuất khẩu, tổ chức thực hiện việc giao hàng qua lan can tàu cho hãng tàu, sau đó
đổi lấy giấy tờ cần thiết về để làm thủ tục thanh toán với bên phía đối tác.
  !"#$%
17
 
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG CỦA QUY TRÌNH GIAO HÀNG HÓA XUÂT KHẨU BẰNG
CONTAINER VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN
TẢI QUỐC TẾ
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
#'&'&'(UV9
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Thông qua phiếu điều tra
Trong quá thực tập tại công ty em đã tiến hành phát phiếu điều tra trắc nghiệm theo
thiết kế bảng câu hỏi của nhà trường. Dựa trên bảng báo cáo thực tập tổng hợp, em đã
tổng hợp 5 phiếu điều tra làm rõ những nội dung kiến thức chung cũng như những nét
đặc thù chung của công ty. Thêm nữa trong quá trình tiến hành làm luận văn để làm rõ
thêm một số vấn đề chuyên sâu của quy trình giao hàng xuất khẩu tai công ty TNHH
Dịch Vụ Vận Tải Quốc Tế em cũng tiến hành điều tra một số câu hỏi nhằm thu tập
thông tin về cơ chế hoạt động, tình hình kinh doanh, sự phát triển hiện nay cũng như
trực trạng thực hiện quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng container vận tải đường
biển trong thời gian gần đây.
• Thông qua phỏng vấn các chuyên gia
Là phương pháp đưa ra nhũng câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn
trực tiếp các cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm thu thập những ý kiến đánh
giá của họ về tình hình đang nghiên cứu. Câu hỏi chú trọng vào những ưu điểm, nhược

điểm và những vấn đề còn tồn tại trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container
vận tải đường biển tại công ty. Từ đó tổng hợp nhận xét của từng cá nhân và thông qua
hướng điều chỉnh.
 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trước hết quan trọng nhất chính là các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp. Để hiểu và
nắm rõ tình hình, có cái nhìn nhận định lượng cụ thể hơn, thì các dữ liệu nội bộ có vai
trò hết sức quan trọng. Tùy cơ cấu bộ máy tổ chức của từng doanh nghiệp mà số liệu
này có thể nằm ở phòng kế toán hoặc phòng tài chính. Riêng công ty TNHH Dịch Vụ
Vận Tải Quốc tế, phòng kế toán – tài chính quản lý toàn bộ số liệu này.
  !"#$%
18
 
Các dữ liệu này trước hết là các báo cáo tài chính của các năm gần đây, cụ thể là từ
năm 2008 đến năm 2010 bao gồm:
- Các bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm.
- Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo kết quả hoạt động giao
nhận.
- Bản phương hướng hoạt động trong giai đoạn tới.
Ngoài ra còn có các dữ liệu ngoài công ty nhằm bổ sung à là công cụ để so sánh,
đối chiếu, qua đó làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Có thể thu thập qua sách báo tham
khảo, qua các phương tiện truyền thông, qua hệ thống internet, qua các thông báo, văn
bản của Bộ Công Thương về tình hình giao hàng xuất khẩu hiện nay.
#'&'.'(8WUV9
 Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu có liên quan để xem xét sự biến động của chúng qua các thời
kỳ. Qua đó tính các chỉ tiêu đặc trưng nhằm xem xét nguyên nhân sự biến động cũng
như dự báo trong tương lai. Phương pháp này giúp tìm ra nguyên nhân cũng như
phương hướng tìm ra giải pháp và phương pháp tổng hợp, khái quát các đặc điểm,
tổng kết quá trình phân tích nhằm rút ra các kết luận.
 Phương pháp phân tích

Xem xét các thông tin sơ cấp cũng như thứ cấp thu được có sự so sánh, đối chiếu giữa
các chủ thể, trong các khoảng thời gian khác nhau nhằm tìm hiểu bản chất vấn đề. Từ
đó tìm ra nguyên nhân cũng như đề xuất các phương pháp giải quyết vấn đề.
 Phương pháp tổng hợp
Khái quát các nội dung nghiên cứu, tổng kết quá trình phân tích để đưa ra các kết luận.
Sử dụng các công cụ phân tích, tính toán toán học.
 Phương pháp suy luận logic
Sử dụng phương pháp này kết hợp với các phương pháp trên nhằm đưa ra được những
nguyên nhân sâu xa của những tồn tại cũng như đề xuất được các giải pháp phù hợp
cho vấn đề theo khoa học logic.
  !"#$%
19
 
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ giao
hàng hóa xuất khẩu bằng container vận tải đường biển của Công ty TNHH Dịch
Vụ Quốc Tế
3.2.1. Đánh gía tổng quan về công ty TNHH dịch vụ vận tải quốc tế
#'.'&'&'X +:-BGYO>A
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt Nam : Công Ty TNHH Dịch Vụ
Vận Tải Quốc Tế.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : Goodtrans Overseas Services
Company Limited.
- Tên công ty viết tắt : Goodtrans., Ltd
- Email: con
- Website: www.goodtrans.vn
- Loại hình doanh nghiệp : Công Ty TNHH
Địa chỉ:
- Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 806, Khu A, Toà nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
#'.'&'.':4P*9ZJ,UC:-B

 Cơ cấu tổ chức của công ty
• Các chi nhánh/ văn phòng đại diện của Công ty:
- Chi nhánh Hải Phòng
- Chi nhánh Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Quảng Ninh
- Chi nhánh Đà Nẵng
• Chi nhánh Hà Nội:
- Địa chỉ: : Số 6/115, Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại/ Fax: + 84-4-6266 2888 Fax: + 84-4- 6266 2999
• Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Goodtrans có 5 chi nhánh/ văn phòng đại diện tại các đầu mối kinh doanh chiến
lược khắp Việt Nam với một số bộ phận chủ chốt như:
- Phòng hành chính/ nhân sự
- Phòng tài chính, kế toán
  !"#$%
20
 
- Phòng Customer and services
- Phòng kinh doanh, Marketing
- Phòng logictics
• Sơ đồ tổ chức của công ty (Xem phần phụ lục )
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ và
thể hiện cấu trúc chức năng. Với cấu trúc này, công ty đã phân tách chuỗi giá trị của
mình theo chiều ngang với các đơn vị chức năng theo chuyên môn hóa khác nhau trên
cơ sở các kỹ năng đặc biệt của từng đơn vị, được hoàn chỉnh bằng các bộ phận hỗ trợ.
Bằng cách tổ chức theo chiều ngang đó Goodtrans có thể giảm bớt các chi phí
liên quan đến khâu tổ chức do cấu trúc này khá gon nhẹ. Kéo theo nó có sự phân tách
hoạt động kinh doanh theo các chức năng, công ty còn có thể kiểm soát dễ dàng hơn
các hoạt động, vì vậy mà các chức năng có thể cố gắng hết sức hoàn thành các công
việc theo các chức năng của mình, nhờ đó sự chuyên môn hóa trong các doanh nghiệp

là rất cao
 Những dịch vụ Công ty cung cấp
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa.
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ
- Dịch vụ môi giới hàng hải và cho thuê tàu biển.
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Đại lý tàu biển, đại lý hàng không, đại lý phân phối hàng hóa.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa quá cảnh, kinh doanh vận tải đa
phương thức
- Buôn bán ôtô, phụ tùng của các loại xe có động cơ khác ( ôtô loại
dưới 12 chỗ ).
- Dịch vụ lưu kho, lưu bãi và xếp dỡ bao gồm cả kho ngoại quan,
kho thu gom, phát hàng, trạm thông quan nội địa.
#'.'&'#'>?Q,UC-B[.\\]^.\&\_
 Kết quả hoạt động kinh doanh chung
  !"#$%
21
 
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Tấn
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng hàng vận chuyển 110.000 120.000 350.000
- Vận chuyển trong nước 20.000 35.500 130.000
- Vận chuyển ngoài nước 90.000 84.500 220.000
( Theo nguồn “ Báo cáo kết quả hoạt động các năm của công ty )

Đơn vị: Triệu VND
( Theo nguồn “ Báo cáo kết quả hoạt động các năm của công ty )
Dựa vào kết quả tổng hợp từ bảng trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh

của công ty diễn ra có hiệu quả. Doanh thu tăng đều qua các năm, doanh thu đạt được
năm 2009 tăng 14.081 triệu đồng so với năm 2008. Cho đến năm 2010 doanh thu đạt
được 2.384.842 triệu đồng. Tăng 243.167 triệu đồng so với năm 2009. Có được kết
quả như vậy là sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể các nhân viên trong công ty.
Công ty đã không ngừng tìm kiếm các đối tác mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và
chuyên môn.
 Kết quả hoạt động giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển
Bảng 3.2:Kết quả hoạt động giao hàng XK bằng container vận tải đường biển của
công ty
Đơn vị: 1000TUE
  !"#$%
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Giá trị tổng sản lượng 71.699 87.787 110.036
2 Doanh thu 70.964 85.045 100.764
3 Vận tải continer
đường biển
30.544 37.763 47.431
4 Vận tải hàng rời nội
địa và quốc tế
22.897 26.623 30.476
5 Vận tải hàng nặng 7.500 9.075 12.512
6 Dịch vụ vận tải 4.521 6.912 8.902
7 Nguồn thu khác 6.237 7 414 10.715
22
 
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
SL % SL % SL %
Số lượng hàng vận
chuyển gồm:
9875 100% 10254 100% 10432 100%

Hàng khô tổng hợp 2094 21,20 2123 20,72 2009 19,25
Hàng đông lạnh 1967 19,91 1811 17,66 1900 18,21
Thép 1998 20,23 1972 19,23 2089 20,02
Cao su 1641 16,64 1784 17,39 1834 17,60
Hàng bách hóa 2175 22,02 2564 25,00 2600 24,92
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh SVKD của phòng kinh doanh bộ phận vận tải
container )
Chú thích: TEU ( Twenty Fett Equivalent Unit ) là đơn vị chuyển đổi các container kíc
cỡ khác nhau thành container 20’ đã được tiêu chuẩn hóa. Thông thường 1 container
có trọng tải là 20 tấn tương đương với 1 TUE.
Qua bảng báo cáo của phòng kinh doanh ta có thể thấy được kết quả của hoạt động của
giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển của công ty không ngừng tăng
lên trước những biến động của thị trường hàng hóa. Riêng đối với mặt hàng thép thì
do cũng chịu tác động của việc Mỹ áp dụng thuế cho thép của Châu Âu nên doanh thu
của nó tăng không đáng kể.
Bên cạnh đó việc giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải đường biển được các chủ
hàng đánh giá cao trong khâu chuẩn bị từ kho của chủ hàng cho đến khi giao hàng tại
cảng đi. Năm 2010 cũng đánh dấu sự đi đầu của công ty trong giao hàng xuất khẩu
bằng container vận tải đường biển với đội ngũ nhân viên am hiểu và nhiệt tình, tuy vậy
nhưng vẫn phải tìm cách hoàn thiện quy trình giao hàng XK sao cho đạt hiệu quả cao
hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nữa.
3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động đến hoạt động giao hàng hóa
xuất khẩu bằng container vận tải đường biển tại công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải
Quốc Tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với
nhau rất gay gắt để có thể tồn tại và đứng vững. Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh nói chung và trong việc giao hàng hóa xuất khẩu nói riêng cũng chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố vì vậy việc tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng đó rất cần thiết để
từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu
tố môi trường bên ngoài và các yếu tố môi trường bên trong

  !"#$%
23
 
#'.'.'&'`EC8-7/<) JB
7a2b<=67>?/<@C:-BG
YO>A
 Khách hàng
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì nhu
cầu xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài của các doanh nghiệp là tất yếu và
ngày càng trở nên phổ biến, vì vậy khách hàng chính của công ty là các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu và dịch vụ . Ngoài ra khách hàng của công ty còn là những công ty
nước ngoài thuê công ty làm đại lý hay môi giới và vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam
đi nước ngoài và ngược lại.
Sự suy thoái kinh tế năm 2009 đã có tác động không nhỏ tới các khách hàng của
công ty và trực tiếp tác động tới hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó sự ra đời
của các công ty kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và các đối thủ cũ cũng khiến cho
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Do đó mà xuất hiện hiện tượng số lượng khách
hàng mới không gia tăng mà công ty còn bị mất đi một số khách hàng trung thành.
Ngoài ra lượng khách hàng cá nhân cũng đóng một phần tương đối cho công ty.
Theo như thống kê của phòng kinh doanh lượng khách hàng này đã giảm đi đáng kể và
lên tới 10% trong những tháng cuối năm 2010 . Hơn nữa do đặc thù của ngành hàng
hải, hoạt động kinh doanh của các công ty chuyên giao nhận vận tải biển như
Goodtrans có thể chịu ảnh hưởng của một số những rủi ro như rủi ro về lãi suất, rủi ro
về giá, rủi ro về lạm phát, hỏa hoạn hay chiến tranh, hoặc những rủi ro trong môi
trường kinh tế như sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào , rủi ro trong khâu thực hiện
hợp đồng như trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng Những rủi ro
này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.
 Đối thủ cạnh tranh
Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, số lượng người làm giao
nhận tăng cao, tuy chưa thống kê chính thức, hiện nay ước có tới gần 1000 doanh

nghiệp trong cả nước bao gồm cả DNNN, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh với nước
ngoài khiến cho môi trường cạnh tranh trong ngành này trở nên quyết liệt hơn bao giờ
hết.
  !"#$%
24
 
Một phần cũng bởi ngành giao nhận của ta không mạnh và dường như phát triển
một cách tự phát. Số lượng doanh nghiệp tăng lên ồ ạt, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra
ít vốn, liên hệ nhận làm thuê cho một vài chủ hàng, kiếm hàng cho một vài chủ vận tải
là thành người giao nhận. Một số chạy việc cho công ty nước ngoài kiếm hoa hồng,
trách nhiệm đối với hàng hóa đã có công ty chịu. Một số từ trường học ra tạm trú chân
ít năm trong doanh nghiệp Nhà nước, học hỏi cách làm ăn giao dịch, nắm một số mối
hàng rồi nhảy ra lập công ty riêng, không ít người làm ăn kiểu chụp giật, tranh thủ lợi
ích trước mắt.
Một số công ty nước ngoài lợi dụng văn phòng đại diện của họ ở Việt Nam hoặc
các công ty đại lý giao nhận vận tải yếu năng lực của ta để làm cho họ, qua đó nhà
nước thất thu về thuế, trong đó đáng chú ý là thuế cước. Ngoài ra họ còn lợi dụng kẽ
hở của ta để bỏ tiền mua tên một số công ty đại lý giao nhận vận tải Việt Nam để kinh
doanh, làm cho ta khó khăn trong khâu quản lý. Do trốn được thuế, họ lại thường chào
được giá rất cạnh tranh, mà khách hàng lại thường chọn giá thấp khiến các DNNN khó
có thể cạnh tranh được với họ. Không chỉ cạnh tranh về quy mô chất lượng và dịch vụ
hay số lượng tàu vận chuyển mà phải cạnh tranh về cả thời gian thuê tàu chuyến vận
tải hàng trong nước tại các tuyến Hải Phòng – Hồ Chí Minh, ngược lại và đến các cảng
khác. Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp ví dụ như:
-Công ty TNHH Royal Cargo
- Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và XNK Nam Phương
- Công ty Cổ phần Hàng Hải MACS

Như vậy, Công ty Goodtrans không chỉ phải đối mặt với những công ty mạnh về
vốn, công nghệ mà còn rất thủ đoạn trong cạnh tranh khiến thị phần của công ty vẫn

còn khiêm tốn.
 Mối quan hệ của Công ty với các bên liên quan
Quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vân tải đường biển của
Công ty cũng chịu tác động của các bên liên quan như: Nhà nhập khẩu, cơ quan hải
quan Có được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác này giúp Công ty có rất nhiều điều
kiện thuận lợi để thực hiện tốt quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container vận tải
đường biển.
  !"#$%
25

×