Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường học phổ thông tại trường trung học phổ thông quất lâm, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.61 KB, 14 trang )

Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường học phổ thông tại trường Trung học
phổ thông Quất Lâm, tỉnh Nam Định


Lê Thanh Giang


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Chính
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng theo
chuẩn. Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn
tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm: giới thiệu về trường (trung học phổ
thông) THPT Quất Lâm - tỉnh Nam Định; thực trạng công tác quản lý của Trường
THPT Quất Lâm khi chưa thực hiện theo chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực trạng công tác quản lý đảm bảo chất lượng
theo chuẩn tại trường THPT Quất Lâm. Tìm hiểu một số biện pháp quản lý nhằm
đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại trường Trung học phổ thông Quất Lâm.

Keywords. Quản lý giáo dục; Chất lượng giáo dục; Trường trung học phổ thông;
Nam Định


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất lượng trong giáo dục nói riêng là một nội
dung vô cùng quan trọng trong công tác quản lý. Bởi việc quản lý chất lượng sẽ chi phối toàn
bộ công tác quản lý từ việc xác định tầm nhìn, chiến lược phát triển việc xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá đến việc phải quan tâm đến chất lượng đặc
biệt là trong giáo dục bởi sản phẩm của giáo dục là con người với sự phát triển toàn diện, là
nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Xác định được tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong giáo dục, ngày
30/12/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT về Ban
hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông và từ
đó đến nay Bộ GD&ĐT còn ban hành nhiều quyết định, nhiều thông tư hướng dẫn các cơ sở
giáo dục thực hiện tốt quyết định trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học THPT.
Trong thời gian vừa quan tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định đã thực hiện
việc quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung
học phô thông do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành và bước
đầu đã nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện, đặc biệt là công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề phải bàn
luận, nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Biện pháp quản lý đảm bảo
chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại
trường trung học phổ thông Quất Lâm - Tỉnh Nam Định làm luận văn tốt nghiệp. Chọn đề
tài này, tôi mong muốn tìm ra và đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng giáo dục
theo Bộ tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh
Nam Định.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những quyết định, những nghị định, những thông tư hướng dẫn, từ cơ sở lý luận và
thực tế công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định, người làm
luận văn đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường để tiếp cận và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường trung học phổ thông của Bộ giáo dục Đào tạo.
3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
4. Mẫu khảo sát
Các quyết định, thông tư, nghị định, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác
đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực trạng việc quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông của trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định
trong thời gian vừa qua diễn ra như thế nào?
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông của trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam
Định trong giai đoạn hiện tại ra sao?
6. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thông.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Việc thực hiện quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho nhà trường là thực sự cần thiết đối với các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường trung học phổ thông của trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định trong thời
gian vừa qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự khoa học, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam
Định.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê
Phương pháp điều tra
Phương pháp tổng hợp
9. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự
kiến được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn
Chƣơng 2: Thực trạng của công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại trường
Trung học phổ thông Quất Lâm
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại trường
Trung học phổ thông Quất Lâm

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lƣợng theo bộ chuẩn
Bên cạnh các văn bản hướng dẫn đối với cơ sở giáo dục của Bộ GD – ĐT về công tác
quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về các biện
pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trường THPT như:
Nguyễn Văn Chất. Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường
THPT của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục. Hà Nội 2009; Trần Trọng
Hà: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuản đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT tại trường THPT Yên Hoà. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Hà Nội 2010.
Tuy nhiên việc tìm ra và đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại Nam Định nói chung và tại trường
THPT Quất Lâm – Tỉnh Nam Định nói riêng chưa có một đề tài hay một công trình nghiên
cứu nào, do vậy tác giả đã chọn đề tài này với mục đích đề xuất một số biện pháp quản lý
đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm
- Tỉnh Nam Định.

1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả đã đưa ra những
khái niệm khác nhau về quản lý. Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản
lý.Từ những cách diễn đạt khác nhau, song các khái niệm về quản lý trên đều gặp nhau ở các
nội dung cơ bản và bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ
quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục đã được nhiều học giả
đưa ra với những cách diễn đạt khác nhau.
Dù khái nhiệm quản lý giáo dục được học giả đưa ra các định nghĩa khác nhau nhau
vậy, song các khái niệm trên đều đề cập tới các yếu tố cơ bản sau: chủ thể quản lý giáo dục,
khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo, cách thức quản lý giáo dục, công cụ quản
lý giáo dục.
1.2.3. Chất lượng
“Chất lượng” là một khái niệm khó định danh chính xác, bởi tuỳ theo góc độ tiếp cận
khác nhau “chất lượng” lại được hiểu khác nhau: Chất lượng có thể được diễn tả dưới dạng
tuyệt đối và dạng tương đối.
1.2.4. Chất lượng giáo dục
Giáo dục là hoạt động hướng đích, do vậy, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào
mục tiêu của giáo dục. Liệu có thể xác định được chúng ta cần loại sản phẩm nào? Nếu chúng
ta cần 1 kĩ sư, chúng ta sẽ xác định một loạt những kiến thức, kĩ năng, năng lực mà một kĩ sư
giỏi có thể có. Nhưng người kĩ sư đó còn có thể là người chồng/vợ, cha/mẹ, là thành viên của
một hệ thống chính trị - xã hội nhất định. Một nền giáo dục có chất lượng phải bao quát cả
những mục tiêu cá nhân trong bối cảnh rộng lớn của cả xã hội.
1.2.5. Quản lý chất lượng
Có hàng loạt định nghĩa khác nhau về quản lí chất lượng. Song, cho dù đề cập đến khái
niệm “quản lí chất lượng” từ góc độ nào, các nhà nghiên cứu cũng thống nhất ở một điểm
chung, đó là:
- Thiết lập chuẩn

- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
- Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn [14, tr.16]
1.3. Các đặc điểm cơ bản của quản lý chất lƣợng
Nếu quản lý theo kiểu truyền thống là quản lý theo chức năng bao gồm 4 chức năng
cơ bản: Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra. Quản lý theo chức năng là tác động trực
tiếp của người qản lý đến các hoạt động, quản lý trực tiếp đối tượng quản lý. Thì ở quản lý
chất lượng, các chức năng trên không tác động trực tiếp đến đối tượng quản lý mà chỉ tác
động gián tiếp thông qua chuẩn. Do vậy quản chất lượng có những chức năng cơ bản sau:
Chức năng quy định chất lượng
Chức năng quản lý chất lượng
Chức năng đánh giá chất lượng.
1.4. Các cấp độ trong quản lý chất lƣợng
Quản lý chất lượng thể hiện ở 3 cấp độ sau:
Kiểm soát chất lượng.
Đảm bảo chất lượng.
Quản lý chất lượng tổng thể.
Ở cả 3 cấp độ trên của quản lý chất lượng đều giống nhau là quản lý bằng chuẩn. Tuy
nhiên ở 3 cấp độ đó có sự khác nhau cơ bản về mục đích: ở cấp độ kiểm soát chất lượng là để
loại bỏ sản phẩm; ở cấp độ đảm bảo chất lượng là để ngăn ngừa và duy trì; ở cấp độ quản lý
là chất lượng tổng thể là để tạo ra sự mong muốn, hài lòng của khách hàng tạo ra chất lượng
toàn diện, tạo ra văn hoá chất lượng.
1.5 Các mô hình quản lý chất lƣợng
1.5.1. Mô hình kiểm soát chất lượng
1.5.2. Mô hình đảm bảo chất lượng
1.5.3. Mô hình quản lý chất lương tổng thể
Như vậy quản lý chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng là quá trình quản lý theo
cách phải thiết kế có hệ thống để duy trì và có các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất
lượng, hệ thống đó phải liên kết các bộ phận với nhau [14, tr. 23-24]
1.6. Quy trình quản lý chất lƣợng
1.6.1. Nghiên cứu chuẩn

1.6.1.1. Nghiên cứu chuẩn.
1.6.1.2. Nội dung ý nghĩa của tiêu chuẩn và các tiêu chí
Trong quá trình nghiên cứu và tập huấn, cán bộ tập huấn phải chỉ rõ nội dung, ý nghĩa
của 7 tiêu chuẩn, 45 tiêu chí, 138 chỉ số.
Ở từng tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số có nhiều cách hiểu, cần phải thống nhất một cách
hiểu đúng nhất để thực hiện trong nhà trường.
1.6.1.3. Xác định (tên gọi) các việc làm để đạt từng tiêu chí trong tiêu chuẩn
Với từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, buổi tập huấn cần chỉ rõ các việc làm cụ thể (làm
cái gì); ai làm (đối tượng cụ thể); làm như thế nào (cách làm); làm ở thời gian nào… để đạt
được kết quả theo bộ chuẩn.
1.6.1.4. Gọi tên sản phẩm đầu ra của từng công việc
Trong quá trình thực hiện công việc, người thực hiện phải gọi tên chính xác sản phẩm đầu
ra của công việc mà mình phụ trách. Từ đó mới có thể đối chiếu xem công việc của mình làm đã
đạt được yêu cầu hay chưa.
1.6.1.5. Xác lập trình tự thực hiện từng công việc để đạt sản phẩm đầu ra.
Người thực hiện công việc của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn phải đưa ra được quy
trình thực hiện từng công việc để có được sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu. Quy trình này phải
gắn với từng nội dung công việc cụ thể để có thể áp dụng cho nhiều người khi thực hiện công
việc.
1.6.1.6. Gọi tên minh chứng sau mỗi bước của quy trình để chứng tỏ bước đó đã hoàn thành
Đây là nội dung vô cùng quan trọng vì nó chỉ rõ các công việc cần làm, cách làm và
chỉ có làm thật mới để lại nguồn minh chứng và từ các minh chứng đó sẽ chứng minh cho
công việc mà người phụ trách đã hoàn thành hay chưa.
1.6.2. Đối chiếu thực trạng với chuẩn (báo cáo tự đánh giá)
Báo cáo tự đánh giá là việc đánh giá lại những công việc đã làm gắn với trình tự thực
hiện, với kết quả và các nguồn minh chứng. Từ báo cáo tự đánh giá sẽ đối chiếu thực trạng
kết quả đã làm với bộ chuẩn xem công tác quản lý đã đảm bảo chất lượng đạt chuẩn chưa.
Đối chiếu thực trạng so với chuẩn cần phải làm được các công việc sau
1.6.2.1. Đã thực hiện hết các công việc chưa
Trong báo cáo tự đánh giá cần chỉ rõ nội dung các công việc đã làm so với công việc

phải làm để đảm bảo chất lượng.
Nếu làm thì đã làm hết chưa, nếu chưa làm phải đưa ra để khắc phục trong thời gian
tiếp theo.
1.6.2.2. Có đúng trình tự chưa
Trong báo cáo tự đánh giá cũng cầp phải đánh giá được mức độ thực hiện các nội
dung theo trình tự đã được nêu ra để thực hiện để đạt được các chỉ số tiêu chí, tiêu chuẩn. Nội
dung làm đúng trình tự, nội dung nào chưa đúng, nội dung nào cần chỉnh sửa trình tự cho phù
hợp với yêu cầu và thực tế của nhà trường…
1.6.2.3. Nguồn minh chứng
Nguồn minh chứng để lại trong quá trình thực hiện các nội dung đảm bảo chất lượng
và vô cùng quan trọng, do vậy ở phần này cũng cần phải làm rõ hệ thống nguồn minh chứng
gắn với từng chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn. Nguồn minh chứng đó phải là những chứng cứ rõ
ràng, rành mạch, tường minh và phải được gọi tên một cách cụ thể, thiếu đủ như thế nào phải
được thể hiện rõ trong báo cáo tự đánh giá.
1.6.2.4. Sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu
Đây là căn cứ quan trọng nhất để chứng minh cho các biện pháp quản lý đã đảm bảo
chất lượng hay chưa.
1.6.3. Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu
Trong quá trình thực hiện để đưa các nhà trường tiến dần và đảm bảo chất lượng theo bộ
chuẩn của Bộ GD&ĐT, chắc chắn cả chủ quan và khách quan công tác quản lý sẽ còn những hạn
chế nhất định. Do vậy xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu là một trong những nội dung quan
trọng của công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn. Công tác quản lý lập kế hoạch
khắc phục điểu yếu cần loàm được các nội dung sau:
1.6.3.1 Chỉ rõ điểm yếu, nguyên nhân, giải pháp khắc phục
1.6.3.2. Tổ chức tập huấn khắc phục điểm yếu
1.6.3.3 Kế hoạch khắc phục điểm yếu
1.6.4. Phối hợp với đoàn đánh giá ngoài
1.6.4.1. Tổ chức tập huấn
1.6.4.2. Thành lập tổ công tác phối hợp với đoàn đánh giá ngoài.



Kết luận chƣơng 1
Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng nói chung, biện pháp quản lý giáo dục đảm
bảo chất lượng nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nói đến ở rất nhiều
công tình khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam thế nào là một cơ sở tiáo dục có chất lượng mới
chỉ được Bộ giáo dục Đào tạo đưa ra vào nào 2008 (Khi Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT ). Từ đó đến nay Bộ
giáo dục và đào tạo đã đưa ra nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện giúp các nhà quản
lý đưa ra các biện pháp quản lý đưa cơ sở giáo dục của mình đảm bảo chất lượng theo bộ
chuẩn. Công tác quản lý của các nhà quản lý giáo dục nói chung và các nhà quản lý các cơ sở
giáo dục nói riêng về cả chủ quan và khách quan còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các nhà
quản lý đều đưa ra các biện pháp quản lý khoa học, thiết thực để nâng cao chất lượng cơ sở
giáo dục của mình đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn từ bộ chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục trường THPT của Bộ GD&ĐT.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁCQUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG THEO
CHUẨNTẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẤT LÂM
2.1. Giới thiệu vài nét về trƣờng THPT Quất Lâm - tỉnh Nam Định
2.1.1. Khái quát về quá trình thành lập, quy mô phát triển cơ cấu tổ chức của nhà trường.
2.1.1.1. Lịch sử phát triển, quy mô phát triển
Trường THPT Quất Lâm được thành lập từ tháng 8 năm 2007 theo Quyết định số
1775/QĐ-UBND ngày 07 tháng 08 năm 2007 của UBND tỉnh Nam Định. Trường được thành
lập trên cơ sở tách ra từ phân iệu 2 của trường THPT Giao Thuỷ B. Trường đặt tại xóm Lâm
Sơn – Thị trấn Quất Lâm - Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định. Năm học 2007 – 2008 là
năm học đầu tiên, nhà trường có 11 lớp (6 lớp 10, 5 lớp 11) với 541 học sinh. Trong tương lai
quy mô nhà trường sẽ hoạt động với 24 lớp khoảng 1100 học sinh.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.2. Một số thành tích đã đạt được

2.1.3. Mối quan hệ của trường THPT Quất Lâm với các cơ quan chức năng, các tổ chức
2.2. Thực trạng công tác quản lý của TrƣờngTHPT Quất Lâm khi chƣa thực hiện theo
chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cũng giống như nhiều cơ sở giáo dục khác trên toàn quốc, trước khi Bộ GD& ĐT ban
hành bộ chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT. Công tác quản lý của trường
THPT Quất Lâm được thực hiện theo kiểu truyền thống.
VD: Biện pháp quản lý của Ban trí dục năm học 2008 – 2009
Thứ nhất: Trưởng ban (Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) xây dựng kế hoạch
sau đó tổ chức cuộc họp với các thành viên (Tổ trưởng chuyên môn) lấy ý kiến đóng góp để
hoàn thiện bộ kế hoạch để thông qua trước HĐGD.
Thứ hai: tổ chức chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch
Thứ ba: trong quá trình thực hiện kết hợp với công tác kiểm tra để có điều chỉnh kịp
thời.
Từ cách quản lý trên, ta thấy các biện pháp của người quản lý tác động trực tiếp đến
hoạt động và đối tượng quản lý. Việc này cứ được làm thường xuyên theo thời gian hàng
tuần, hàng tháng, hàng năm. Công tác quản lý cứ như thế tiếp tục mặc dù hiệu quả có thể
chưa cao miễn là không có sai sót, nhưng nếu như có sai sót thì không thể tìm ra được trong
quá trình quản lý lỗi tại đâu mà xử lý, nên công việc phải bắt đầu lại từ đầu cho nên chất
lượng chưa được quan tâm đúng mức.
2.3. Thực trạng công tác quản lý đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn tại trƣờng THPT Quất
Lâm
2.3.1. Tuyên truyền rộng rãi bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tại
các hội nghị công nhân việc chức, hội nghị Ban đại diện phụ huynh học sinh, Đại hội
Đoàn trường
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 80/2008-BGDĐT, Chi
bộ Đảng đã tổ chức hội nghị bàn đến công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp quản
lý để nhà trường đưa ra các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn. Trong đó
xác định trong thời gian trước mắt, công tác tuyên truyển phải đặt lên đầu, bởi để nâng cao
chất lượng nhà trường, đảm bảo theo bộ chuẩn thì việc thực hiện không chỉ ở cán bộ, giáo
viên, công nhân viên, học sinh của nhà trường mà còn phải có sự hiểu biết của các bậc phụ

huynh. Trên thực tế, công tác tuyên truyền đã được nhà trường thực hiện.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra sự hiểu biết của giáo viên về bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu
hỏi
Trả lời
đúng
Trả lời
sai
Tiêu chuẩn tâm đắc
SL
%
SL
%
1
2
3
4
5
6
7
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
1
17

24

6

7

5

4

3

7

9

2
23

18
















3
28

13
















4
19

22















5
25

16
















6
28

13
















7
27

14















8
26

15

















Từ kết quả tổng hợp của phiếu điều tra cho thấy cần phải tuyên truyền rộng rãi sâu sắc
hơn nữa bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, từ đó công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ
chuẩn của Bộ GD-ĐT mới có thể thành công như mong muốn.
Với các biện pháp tuyên truyền trên, 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên và hầu
hết các em học sinh của nhà trường đã biết và hiểu được cơ bản về bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng giáo dục trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.3.2. Tổ chức các hội nghị nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Từ công tác tuyên truyền và thực tế cho thấy một cơ sở giáo dục muốn đảm bảo chất
lượng theo bộ chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các nhà quản lý phải tổ chức các hội
nghị nghiên cứu sâu sắc về bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các nhà quản lý
phải tổ chức các hôi nghị nghiên cứu sâu sắc về bộ chuẩn. Tại trường THPT Quất Lâm, Chi
bộ Đảng đã chỉ đạo BGH, BCH Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị
nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thành phần: các thành viên
BGH, BCH Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn.
Tại hội nghị lần thứ nhất (tháng 9/2009) Chi bộ đã giao cho 7 đồng chí nghiên cứu 7 tiêu
chuẩn trong bộ chuẩn về các mặt trong trường tiêu chí cụ thể như sau: tên công việc, trình tự
tiến hành, tên sản phẩm và nguồn minh chứng. Tại hội nghị lần thứ 2 (cuối tháng 9 năm 2009
– 2 buổi chiều), các đồng chí được giao nhiệm vụ ở hội nghị thứ nhất báo cáo kết quả nghiên
cứu của mình, sao đó các thành viên khác góp ý và đồng chí Hiệu trưởng thống nhất ở từng
tiêu chuẩn.
2.3.3. Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn
Sau quá trình tổ chức nghiên cứu thống nhất về phương pháp và các biện pháp quản
lý đảm bảo châtứ lượng theo bộ chuẩn, nhà trường đã tổ chức thực hiện bằng các hoạt động
cụ thể như sau:
Xây dựng quy trình thực hiện 1 công việc.
Thực hiện theo quy trình.
Sản phẩm đầu ra của quy trình.
Nguồn minh chứng để lại.
So sánh kết quả với tiêu chí của tiêu chuẩn đó.
Chỉ rõ các hạn chế và đưa ra kế hoạch khắc phục điểm yếu.
2.3.4. Cuối các năm học tổ chức cho các ban ngành đoàn thể viết báo cáo tự đánh giá chỉ
rõ những việc đã làm được gắn với kết quả, những việc chưa làm được để tìm nguyên
nhân và giải pháp khắc phục
Xác định đúng mục đích của báo cáo tự đánh giá là công việc hết sức quan trọng
trong quá trình quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn. Bởi qua kết quả tự đánh giá sẽ
thấy được thực trạng chất lượng của nhà trường đang ở mức nào so với bộ chuẩn đánh giá
của Bộ Giáo dục và Đào tạo để từ đó có các biện pháp quản lý khoa học và thực tiễn hơn nữa
đưa chất lượng của nhà trường đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn. Cuối năm học 2009 –
2010 nhà trường đã tổ chức viết báo cáo tự đánh giá với 2 bước.
Bước 1: Đánh giá từng tiêu chí trên các mặt: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu,
kế hoạch cải tiến chất lượng.
Bước 2: Đánh giá tổng hợp cả 7 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 138 chỉ số.
2.3.5. Sau khi viết báo cáo tự đánh giá, nhà trường gửi kết quả báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Nam Định để Sở giáo dục có kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện công tác đánh giá ngoài
đối với nhà trường
2.3.6. Tổ chức lập kế hoạch khắc phục điểm yếu
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Điểm mạnh
2.4.1.1. Những điểm mạnh
2.4.1.2. Bài học rút ra

2.4.2. Điểm yếu
2.4.2.1 Những điểm yếu
2.4.2.2. Nguyên nhân
Kết luận chƣơng 2
Trên đây là thực trạng về các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của BộGD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh
Nam Định. Từ thực trạng công tác quản lý (đã được chỉ ra bằng các biện pháp quản lý cụ thể, mặt
mạnh, mặt yếu) là cơ sở thực tế để tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của BộGD&ĐT tại trường THPT
Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝNHẰM ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG THEO CHUẨN
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẤT LÂM
3.1. Các nguyên tắc đề xuất
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc tính toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc tính khả thi
3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2.1. Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng
3.2.1.1. Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng
Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng của nhà trường
Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng đảm bảo chất
lượng. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận đi đến thống nhất;
mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong hội đồng nhất trí.
3.2.1.2 Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng phaâ công công việc cho từng thành viên
Sau khi ra quyết định thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng, Chủ tịch Hội đồng
phân công công việc cho các thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào các mảng công việc được
phụ trách, Chủ tịch Hội đồng có thể phân cong công việc cho các thành viên theo nhóm
3.2.2. Xây dựng văn hoá chất lượng

Một trong những công việc quan trọng trong quản lý đảm bảo chất lượng là phải xây
dựng được tiêu chuẩn văn hoá chất lượng. Việc xây dựng tiêu chuẩn văn hoá chất lượng
trước hết cần phải bám vào các tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, song cần
phải xây dựng được chất lượng theo quy trình. Muốn làm được điều đó công tác quản lý phải
gắn với các hoạt động sau
Xây dựng quy trình chuẩn, quy trình này không chỉ quan tâm đến chất lượng một cách
đơn thuần mà chất lượng đó phải được đặt trong mối quan hệ chung của toàn xã hội.
Tập huấn việc thực hiện công việc một cách cụ thể để cán bộ, giáo viên, công nhân
viên sẽ thực hiện các công việc đó theo những chuẩn mực đã định sẵn gắn với quy trình cụ
thể.
Khi các công việc đã được thực hiện đúng quy trình, chất lượng sản phẩm đã được đặt
trong mối quan hệ của cả xã hội lúc đó việc xây dựng tiêu chuẩn văn hoá chất lượng sẽ thành
công.
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các tiêu chuẩn
Trong phần thực trạng, tác giả đã nói đến các biện pháp quản lý trong công tác tuyên
truyền. Các biện pháp này bước đầu đã phát huy tác dụng, tuy nhiên công tác tuyên truyền
của nhà trường thực hiện chưa đầy đủ đối với mọi đối tượng, chưa sâu sắc về nọi dung, chưa
đa dạng về hình thức. Do vậy việc tuyên truyền cần phải được coi trọng hơn nữa.
3.2.4. Xây dựng quy trình quản lý các hoạt động gắn với từng tiêu chuẩn, tiêu chí, từng
hoạt động
Muốn xây dựng được quy trình hoạt động của một chỉ số ở một tiêu chí trong một tiêu
chuẩn, trước hết phải xây dựng được quy trình để xây dựng một quy trình gắn với một chỉ số.
Quy trình đó được thực hiện theo các bước sau?
Bước 1: Tổ chức cho các thành viên của hội đồng đảm bảo chất lượng nghiên cứu văn
bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt nghiên cứu kĩ hướng dẫn số
141/KTKĐCLGD về việc hướng dẫn xác định nội hàm tìm thông tin và minh chứng để đánh
giá chất lượng giáo dục trường THPT ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo để tìm nội hàm, thông tin, minh chứng
cho từng chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Nghiên cứu hướng dẫn chung

Sau khi nghiên cứu phần hướng dẫn chung sẽ giao cho từng nhóm nghiên cứu đối với
các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể….
Bước 2: Khi đã xác định được nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể
phải xác định được nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể phải gọi được các
công việc sẽ làm gắn với trình tự thực hiện các công việc đó.
Bước 3: Gọi tiên chính xác sản phẩm đầu ra và nguồn minh chứng để lại khi thực hiện
các công việc.
Sau khi xây dựng được quy trình của quy định hoạt động gắn với 1 chỉ số, Hội đồng
đảm bảo chất lượng giao cho các thành viên (nên là một nhóm các thành viên) nghiên cứu,
thảo luận để xây dựng quy định cụ thể cho các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn mà nhóm mình phụ
trách.
3.2.4.2. Tập huấn việc thực hiện quy trình
Có thể nói, đây là biện pháp quan trọng nhất trong công tác quản lý đảm bảo chất
lượng. Bởi việc Hội đồng đảm bảo chất lượng đã xây dựng được 1 quy trình chuẩn như việc
thực hiện của cán bộ giáo viên, công nhân viên có đúng theo quy đình đó hay không phụ
thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của họ về quy trình mà các bộ phận đã xây dựng nên. Do đó,
việc tổ chức các hội nghị tập huấn phải được tổ chức một cách khoa học, chuyển tải nội dung
sâu sắc để cán bộ giáo viên, công nhân viên hiểu và thực hiện theo đúng những yêu cầu của
quy trình.
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện quy trình đã được xây dựng
Khi đã xây dựng và tổ chức tập huấn việc thực hiện quy trình, Hội đồng đảm bảo chất
lượng sẽ tổ chức các hoạt động cụ thể gắn với từng chỉ số trong tiêu chí của tiêu chuẩn cụ thể ở
từng bộ phận của Hội đồng đảm bảo chất lượng từng cán bộ giáo viên, công nhân viên đã được
phân công.
Trong quá trình quản lý các bộ phận, cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện các
quy trình, Hội đồng đảm bảo chất lượng phải luôn sâu sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình
để uốn nắm những hành động có thể dẫn đến kết quả không đảm bảo chất lượng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng, Hội đồng đảm
bảo chất lượng thường xuyên lấy ý kiến đóng góp và lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên,
công nhân viên về công tác quản lý của mình để phát huy được trí tuệ tập thể và tổ chức các

quy trình hoạt động sát với thực tế hơn.
3.2.5. Tổ chức viết báo cáo tự đánh giá
3.2.5.1. Tổ chức tập huấn báo cáo tự đánh giá: tập huấn theo tài liệu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo: quy định về quy trình và chu kì kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (ban
hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chương II
3.2.5.2. Viết báo cáo tự đánh giá
Trong báo cáo tự đánh giá cần phải làm rõ được: thực trạng các bước đã làm, làm
đúng quy trình chưa, kết quả cụ thể đối chiếu so với chuẩn, nguồn minh chứng để lại từ đó
chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch khắc phục điểm yếu (kế hoạch cải tiến chất lượng)
3.2.6. Tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan ban ngành ngoài nhà trường
3.2.6.1. Với đoàn đánh giá ngoài (Sở Giáo dục Đào tạo Nam Định)
3.2.6.2. Với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội của huyện Giao Thuỷ, Đảng
uỷ, HĐND, UBND các xã và thị trấn có học sinh theo học tại trường
3.2.6.3. Với các trường THPT trong tỉnh
3.2.7. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng
theo bộ chuẩn
3.2.8. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề xuất
Như trong phần 3.1 đã đề xuất 4 nguyên tắc đề xuất là tính kế thừa, tính toàn diện,
tính khả thi và tính hiệu quả. Để phát huy được trí tuệ của tập thể và xem xét tính cấp thiết và
tình khả thi của 7 biện pháp đề xuất, tác giả đã tổ chức thăm dò bằng việc phát phiếu đều tra.
Dưới đây là kết quả tổng hợp piếu điều tra với đối tượng là cán bộ, giáo viên, công nhân viên
(52 người), ban đại diện cha mẹ học sinh (7 người) và các em học sinh là lớp trưởng và bí thư
chi đoàn (40 người) tổng số 99 người.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp
Các
biện
pháp
Tính cấp thiết

Tính khả thi
Rất tán
thành
Tán thành
Không tán
thành
Rất tán
thành
Tán thành
Không tán
thành
SL
%
SL
SL
%
SL
SL
%
SL
%
SL
%
BP1
99
100
0
0
0
0

99
100
0
0
0
0
BP2
99
100
0
0
0
0
87
87,9
12
12,1
0
0
BP3
97
97,9
2
2,1
0
0
92
92,9
7
7,1

0
0
BP4
87
87,9
12
12,1
0
0
84
84,9
15
15,1
0
0
BP5
81
81,9
18
18,1
0
0
85
85,9
14
14,1
0
0
BP6
93

83,9
6
6,1
0
0
89
98,9
10
10,1
0
0
BP7
72
72,9
27
27,1
0
0
96
96,9
3
3,1
0
0
Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy từ mỗi biện pháp mức độ tán thành về tính cấp thiết
và tính khả thi có thể chênh lệch nhau thậm chí có những thành viên không tán thành, nhưng
về cơ bản các thành viên đều thấy sự tán thành hoặc hoàn toàn tán thành về tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp ở mức độ rất cao. Qua đó có thể kết luận: hoàn toàn có thể tận
dụng các biện pháp này vào công tác quản lý để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá
giáo dục trường THPT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.

Kết luận chƣơng 3
Từ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đảm bảo chất lượng theo chuẩn ở chương 1. Từ
thực trạng của công tác quản lý chất lượng theo chuẩn tại trưòng THPT Quất Lâm trong thời
gian vừa qua ở chương 2. Tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ
tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu đề xuất 7 biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo
chuẩn tại trường THPT Quất Lâm. Để phát huy trí tuệ tập thể và thăm dò tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp, với kết quả như đã trình bày (mục 3.2.8) có thể đi đến kết luận sơ bộ: các biện
pháp quản lý này rất cần thiết và hoàn toàn khả thi khi được Hội đồng ĐBCL vận dụng vào công tác
quản lý ĐBCL theo bộ chuẩn của Bộ GD-ĐT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kiến thức đã được tiếp nhận sau khoá học đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại
trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN. Từ thực tế công tác tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh
Nam Định. Qua một quá trình tìm tòi nghiên cứu. Bằng những luận cứ khoa học tác giả đã
phân tích làm sáng tỏ, thực hiện được mục đích nghiên cứu và khẳng định được giả thuyết
khoa học của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại chương 1, chương 2, chương
3 có thể rút ra một số kết luận.
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận khoa học quản lý, khoa học
quản lý giáo dục. Việc nghiên cứu trên đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để khảo sát cũng
như đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường THPT của Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định.
1.2. Về thực tiễn
Luận văn đã khảo sát và nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng các biện pháp
quản lý tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định từ khi chưa có bộ tiêu chuẩn đánh giá
của Bộ GD&ĐT đến các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT. Từ quá trình khảo sát trên thông qua việc so sánh, phân tích, đánh giá tác giả đã chỉ
ra những việc đã làm được, những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý đảm bảo chất

lượng theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở lý luận và thực tế, tác giả đã đề xuất 7
biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT của
Bộ GD&ĐT tại trường THPT Quất Lâm tỉnh Nam Định.
1.3. Ý nghĩa của luận văn
CLGD nói chung, CLGD trường THPT nói riêng từ trước khi Bộ GD&ĐT ban hành
quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT về Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường THPT chưa có chuẩn. Từ đó việc đánh giá chất lượng giáo dục của các nhà
trường chưa có sự thống nhất chưa thuyết phục. Do vậy bộ tiêu chuẩn đánh giá theo quyết định số
80 của Bộ GD&ĐT có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi quyết định đó không chỉ đưa ra một bộ tiêu
chuẩn đánh giá một cách toàn diện mà còn bởi bộ tiêu chuẩn đó đã giúp cho các nhà trường có
các biện pháp quản lý phù hợp để hướng chất lượng nhà trường theo bộ chuẩn.
Từ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT của
Bộ GD&ĐT đến công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn đòi hỏi các cấp các
ngành, các cơ sở giáo dục đặc biệt là cán bộ quản lý phải đổi mới về nhận thức từ đó đổi mới
công tác quản lý để đưa ra các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp mới có thể giúp cho các
nhà trường đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn các biện pháp quản lý đảm bảo chất
lượng tại trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định. Tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý
và đã được kiểm chứng về tính cấp thiết và tính khả thi. Hy vọng rằng các biện pháp quản lý
này sẽ giúp cho chất lượng giáo dục của trường THPT Quất Lâm - Tỉnh Nam Định đảm bảo
theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
Xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu, tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của
giáo dục Việt Nam.
Ban hành các văn bản bắt buộc các cơ sở giáo dục phải đánh giá chất lượng nhà
trường theo bộ chuẩn.
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đánh giá kiểm định của các Sở GD&ĐT về công tác
đánh giá chất lượng giáo dục các nhà trường theo bộ chuẩn.
Chỉ đạo các Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về công

tác kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ chuẩn.
Tham mưu cho Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư cho giáo dục hơn nữa để các
cơ sở giáo dục có đủ nguồn nhân lực và vật lực đưa cơ sở giáo dục của mình tiếp cận và đảm
bảo chất lượng theo bộ chuẩn.
2.2. Đối với UBND tỉnh Nam Định
Tăng cường nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục, đảm bảo các cơ sở giáo dục có đầy
đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Chỉ đạo các Sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động
giáo dục phù hợp với tình hình địa phương.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT Nam Định
Chỉ đạo các trường đổi mới công tác quản lý đảm bảo chất lượng theo bộ chuẩn của
Bộ GD&ĐT.
Đề nghị UBND tỉnh Nam Định tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để các trường có đẩy
đủ trang thiết bị theo bộ chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Có kế hoạch cụ thể tập huấn cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên cốt cán về hoạt
động đảm bảo chất lượng theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Tổ chức các đoàn đánh giá ngoài theo chu kì đối với các trường công bố công khai,
rộng rãi các trường đảm bảo chất lượng theo bộ cuẩn của Bộ GD&ĐT làm động lực thúc đẩy
các trường chưa đảm bảo chất lượng phấn đấu đảm bảo chất lượng.
2.4. Đối với trường THPT Quất Lâm
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho CB, GV, CNV,
PHHS và học sinh về bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
BGH cần phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đưa ra các
biện pháp quản lý phù hợp hướng chất lượng nhà trường tới bộ chuẩn.
Thành lập Hội đồng ĐBCL và chỉ đạo Hội đồng hoạt động có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để thu hút được các nguồn lực cho các hoạt
động ĐBCL của nhà trường.
Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho các thành viên của Hội đồng ĐBCL.
References
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường

THPT
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn sử dụng quy trình và chu kì kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục phổ thông tháng 12 năm
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo
dục phổ thông tháng 12 năm 2009
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn xác định nội hàm, tìm thông tin và minh
chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT tháng 3 năm 2010.
5. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí trong giáo
dục. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học. Hà Nội, 2009.
6. Đặng Quốc Bảo/Nguyễn Đắc Hƣng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai (Vấn
đề và giải pháp). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
7. Nguyễn Hữu Châu. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá
chất lượng giáo dục.
8. Nguyễn Văn Chất. Biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng trường THPT của Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục. Hà Nội
2009
9. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2003
10. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý
11. Nguyễn Quốc Chí/Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2009.
12. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2002.
13. Nguyễn Đức Chính. Thiết kế và đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng dùng cho
học viên cao học. Hà Nội, 2008.
14. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và Quản lý chất lượng trong giáo dục. Tập bài
giảng dành cho học viên cao học. Hà Nội 2011
15. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kĩ
thuật Hà Nội, 1996.
16. Trần Trọng Hà: Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuản đánh

giá chất lượng giáo dục trường THPT tại trường THPT Yên Hoà. Luận văn Thạc sĩ Quản lý
giáo dục. Hà Nội 2010.
17. Đặng Xuân Hải. Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2008.
18. Đặng Xuân Hải. Quản sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi
trong quản lý giáo dục/ quản lý nhà trường. Tập bài giảng dùng cho học viên cao học, Hà
Nội, 2007.
19. Luật giáo dục (của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2007.
20. Lê Đức Ngọc. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Tài liệu tập huấn cán
bộ đánh giá ngoài. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
21. Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định. Tài liệu tập huấn tự đánh giá của trường
THPT. Nam Định 2009.
22. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chất lượng và kiểm định
chất lượng giáo dục. Hà Nội năm 2009
23. Trƣờng Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lý luận quản lý và quản lý
giáo dục. Hà Nội 2009
24. Trƣờng THPT Quất Lâm- Tỉnh Nam Định. Báo cáo tự đánh giá năm hoc
2008-2009
25. Trƣờng THPT Quất Lâm- Tỉnh Nam Định. Kế hoạch hoạt động các ban.






×