Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên phố nối, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.89 KB, 19 trang )

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên
Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
Measure management of educational activities career for students at
the Center for continuing education Pho Noi, Hung Yen province
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 104 tr. +


Nguyễn Thị Thương

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 601405
Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S Vũ Đình Chuẩn
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên các vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động giáo dục hương nghiệp (GDHN) cho
học sinh (HS) tại Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Khảo sát và đánh giá hiện trạng tổ
chức hoạt động GDHN tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất biện pháp quản lý
hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.

Keywords: Quản lý giáo dục; Giáo dục thường xuyên; Hưng Yên; Giáo dục hướng nghiệp

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về mọi mặt. Giáo dục thế giới đang xuất hiện những xu thế lớn
và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục Việt Nam: (1) Giáo dục mang tính đại chúng mạnh mẽ; (2) tăng
cường tính nhân văn trong giáo dục; (3) giáo dục thế kỷ 21 là một nền “giáo dục suốt đời”; (4) Giáo dục
được coi là sự nghiệp quốc gia hàng đầu, phát triển mạnh mẽ xã hội hóa giáo dục, thu hẹp bất bình đẳng
trong giáo dục; (5) Chất lượng giáo dục hướng vào “phát triển người”, phát triển nguồn nhân lực, hình


thành những năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi phải có; (6) Sứ mạng mới của người thầy thay đổi căn bản,
quan hệ mới giữa dạy và học đang xuất hiện. Quá trình dạy học được coi là quá trình dạy – tự học; (7) Yêu
cầu đổi mới mạnh mẽ QLGD đòi hỏi một văn hóa điều hành, văn hóa tự quản, tự chịu trách nhiệm, văn hóa
đánh giá; (8) Xu hướng áp dụng rộng rãi và sáng tạo CNTT tạo ra sự đổi mới giáo dục hiệu quả.
GDHN cho HS là một hoạt động được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Khi vấn đề GDTX, học
tập suốt đời đã trở thành xu thế nên GDHN cho HS cần thiết phải được gắn với quan điểm xây dựng xã hội
học tập, tạo điều kiện để tất cả mọi người ở các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau đều “được học” và có thể “
học được”, thì rất cần định hướng HS bổ túc văn hóa vào ngành nghề theo các nhu cầu xã hội và đặc điểm
tâm sinh lý HS.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hưng Yên phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành
một tỉnh công nghiệp. Vì vậy, để định hướng nghề nghiệp cho HS tại các Trung tâm GDTX trong đó có
Trung tâm GDTX Phố Nối phù hợp với nhu cầu lao động với nhu cầu lao động của toàn xã hội và của tỉnh
Hưng Yên là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Thực tế Trung tâm GDTX Phố Nối thực hiện công tác GDHN đã đạt được những kết quả bước đầu
đáng được ghi nhận, song số lượng HS được hướng nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được vai trò
trong việc phân luồng HS để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh. Chất lượng, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác HN còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên” làm Luận văn với hy vọng đóng góp
một phần rất nhỏ vào việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hưng Yên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực
của tỉnh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDHN cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX Phố
Nối, tỉnh Hưng Yên.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Học sinh ở Trung tâm GDTX có những đặc điểm khác với HS THPT, có nhu cầu lớn về tƣ
vấn và chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp để có thể tạo đƣợc việc làm phù hợp hoặc tiếp tục học tập sau
khi ra trƣờng. Hiện nay, GDHN cho đối tƣợng này vẫn chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức của ngành
GTĐT.
Nếu đề xuất được các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN phù hợp cho đối tượng HS này ở Trung
tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên thì nhận thức về nghề nghiệp của HS sẽ được nâng lên, các em lựa
chọn được nghề phù hợp với bản thân, phù hợp với nhu cầu của địa phương và của xã hội; đồng thời có thể
góp phần tích cực vào việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên các vấn đề lý luận về tổ chức hoạt động GDHN cho HS tại Trung tâm GDTX.
5.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng tổ chức hoạt động GDHN tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh
Hưng Yên.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối,
tỉnh Hưng Yên. Thử nghiệm các giải pháp đã đề xuất.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu công tác quản lý dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước về công tác GDHN cho HS
tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên từ năm 2009 đến nay và đề ra các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục hướng nghiệp giai đoạn 2012 - 2020.
7. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Cơ sở phƣơng pháp luận cơ bản
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
7.1.2. Tiếp cận phức hợp
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu
7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lý thông tin.

7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN cho HS.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho HS tại Trung tâm GDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDTX PHỐ NỐI, TỈNH HƢNG YÊN
Trong chương này đề cập đến các vấn đề sau:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Ở nước ngoài
Vấn đề GDHN đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ những năm giữa thế kỷ XIX.
1.1.1.1. Ở các nước phương Tây:
- Năm 1848, cuốn sách “Hướng nghiệp chọn nghề” xuất hiện ở Pháp đã đề cập tới xu thế phát triển
đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển của công nghiệp tạo nên và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh
niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp.
- Ở Mỹ chương trình “giáo dục nghề nghiệp” đã được đưa vào các cấp học phổ thông. Chương trình
này đã tạo điều kiện cho HS được tham gia vào các quá trình công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế của
đất nước.
- Allan Walker trong công trình khoa học "Một số vấn đề về quản lý GD ở Australia" đã
chỉ ra rằng, nhà trƣờng hiện nay không chỉ là nơi dạy lý thuyết, mà phải cung cấp cho HS một
khả năng chuyển đổi thật nhanh và có sự bình đẳng trong tất cả các HS, làm cho HS vừa có kỹ
năng lao động, vừa có tri thức.
1.1.1.2. Các nước Đông Nam Á
- Giáo dục Trung Quốc rất chú trọng đến giáo dục lao động kỹ thuật nghề nghiệp cho HS phổ
thông. HS cấp THCS và THPT đƣợc học môn kỹ thuật lao động và đƣợc thực hành ngay trong

trƣờng học một số nội dung nhƣ chế biến, gia công đồ gỗ, kim loại, lắp ráp điện, điện tử, các nghề
thủ công truyền thống. Việc đƣa giáo dục nghề nghiệp vào trƣờng phổ thông vừa đáp ứng nhu cầu
đào tạo nguồn nhân lực của xã hội, vừa góp phần quan trọng vào việc phân luồng HS cấp THCS và
THPT.
1.1.1.3. Nghiên cứu của UNESCO
- Với quan điểm coi học tập là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, Tổ chức quốc
tế UNESCO khuyến cáo phải nhìn nhận lại cả nội dung và cách tổ chức giáo dục trung học.
Sự phát triển vũ bão của KHKT và công nghệ đòi hỏi một thị trƣờng lao động lớn, cần phải
có những giải pháp tiên quyết và đồng bộ nhằm huy động các lực lƣợng xã hội tham gia vào
công tác giáo dục, mà đặc biệt là GDHN để phân luồng HS từ đầu cấp THCS.
1.1.2. Ở trong nước
- Ở khía cạnh giáo dục nghề nghiệp, tác giả Phạm Minh Hạc phân tích tình hình GDĐT nước ta và
xây dựng phương hướng đổi mới giáo dục từ việc xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật, đó là nền giáo dục
được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ. Tóm lại, qua nghiên cứu, có thể rút ra một số
nhận xét sau:
Một là, tuy nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, cách khai thác, xây dựng khác nhau nhưng các
công trình khoa học đều có một mục tiêu chung nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và hướng nghiệp, tạo
nền tảng cho việc đào tạo nhân lực.
Hai là, các kết quả nghiên cứu đã khẳng định: vấn đề GDHN cho HS thông qua các hoạt động lao
động nghề nghiệp là có cơ sở khoa học và rất cần thiết trong việc giúp cho các em làm quen với lao động, có
hứng thú nghề nghiệp và những kỹ năng ban đầu đối với nghề mà các em được học.
Ba là, đối tượng GDHN được các tác giả quan tâm chủ yếu tập trung vào lực lượng HS trong các
nhà trường chính quy, được giáo dục khá toàn diện với sự kết hợp hài hòa của một tổng thể các môn học.
Bốn là, vấn đề GDTX, học tập suốt đời đã trở thành xu thế, GDHN cho HS cần thiết phải được gắn
với quan điểm xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để tất cả mọi người ở các điều kiện, hoàn cảnh khác
nhau đều “được học” và có thể “học được”, tri thức và kỹ năng của mỗi cá nhân thường xuyên được bổ
sung, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Năm là, đối tượng HS bổ túc trung học phổ thông có đặc điểm riêng về phẩm chất, năng lực, được
đào tạo trong môi trường học tập có nhiều hạn chế và chương trình học tập rút gọn hơn so với HS hệ chính
quy, rất cần đến việc định hướng và dẫn dắt các em vào nghề.

1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Khái niệm: Theo Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khách
quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần nhạc
trưởng” [4,tr1].
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến
tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [
23, tr24].
Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý
bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ
chức để đạt được mục tiêu đề ra
- Chức năng quản lý:
- Chức năng kế hoạch hoá:
- Chức năng tổ chức:
- Chức năng chỉ đạo:
- Chức năng kiểm tra:
Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lý. Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản
lý đều thực hiện chu trình này.
Sơ đồ các chức năng trong chu trình quản lý
Sơ đồ 1-1







1.2.2. Quản lý giáo dục

Ở Việt Nam, quản lý‎ giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần
Thông tin
Chỉ đạo

Kiểm tra

Tổ chức
Tổ chức

Kế hoạch

thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả
mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [30, tr50]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản l‎ý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho
nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng,
quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”[18, tr32]
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp
giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan
trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như
về chất lượng” [25, tr29]
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp
1.2.3.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998) thì hướng nghiệp được hiểu là “thi
hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực)
nhân dân theo ngành và loại lao đồng” hoặc được hiểu với nghĩa “giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành
nghề”. Đây có thể xem như là một khái niệm chung nhất về HN.
1.2.3.2. Các thành phần của hoạt động GDHN
Theo K.K. Platônôp các thành phần của hoạt động GDHN được sơ đồ hóa thành tam giác HN thể

hiện trên sơ đồ sau:

Tuyên truyền
định hƣớng
nghề nghiệp
Đặc điểm yêu cầu của
các ngành nghề ở địa
phương mà xã hội đang
cần
phát triển
Tình hình phân công lao
động, cơ cấu lao động, nhu
cầu nhân lực ở địa phương
và xã hội
Tƣ vấn
nghề
nghiệp
Tuyển chọn
nghề
Đặc điểm về phẩm chất,
nhân cách, tâm sinh lý của
từng HS
1
2
3
1
2
3




1.2.3.3.
Các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong trường phổ thông
- Một là, hình thành ở HS những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển, giúp cho các
em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế
quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ngay ở địa phương mình.
- Hai là, phát hiện, hướng dẫn và phát triển hứng thú nghề nghiệp của các em.
- Ba là, tạo điều kiện để HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có thông
qua hoạt động LĐSX kết hợp với dạy nghề.
1.2.3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh bao gồm:
a) Giáo dục hướng nghiệp qua việc dạy và học các môn văn hoá
b) Giáo dục hướng nghiệp qua dạy và học môn công nghệ, dạy nghề phổ thông và hoạt động lao
động sản xuất
c) Hướng nghiệp qua việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp
d) Giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Như vậy, GDHN vừa là một hoạt động cụ thể, riêng rẽ vừa là một nội dung được tích hợp trong tất cả
các hoạt động giáo dục của nhà trường phổ thông, vì thế có nhiều con đường (hình thức) khác nhau để triển
khai hoạt động GDHN. Hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông là một hoạt động trong tổng thể các
hoạt động của quá trình giáo dục, có sự tác động của cả ba môi trường (gia đình - nhà trường - xã hội).
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động GDHN cho HS tại TT GDTX
1.3.1. Trung tâm giáo dục thường xuyên và yêu cầu GDHN cho học viên
1.3.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm GDTX
1.3.1.2. Đặc điểm học viên BTTHPT
* Người lớn tuổi đã tham gia lao động, công tác: tham gia học tập để hoàn thiện học vấn phổ
thông, giúp cho công việc đang làm đạt hiệu quả cao hơn hoặc tiếp tục học nghề, trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học.
* Thanh thiếu nhiên trong độ tuổi PT (15-18 tuổi, chưa tham gia thị trường lao động) có cùng độ tuổi
với học sinh THPT (hệ chính quy) vì vậy, có những đặc điểm tâm lý và nhân cách đặc trưng của lứa tuổi.
1.3.1.3. Yêu cầu về GDHN cho học viên BTTHPT
* Yêu cầu về GDHN cho học viên BTTHPT

- Đối với người lớn tuổi đã tham gia lao động, công tác:
Ở nhóm này, các học viên đang tham gia hoặc chuẩn bị tham gia thị trƣờng lao động, quá
trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở TTGDTX sẽ giúp họ từng bƣớc đối chiếu năng lực của
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tam giác hướng nghiệp của K.K. Platônôp
bản thân với các yêu cầu của nghề, tìm thấy sự phù hợp nghề để có thể chuyển đổi nghề nghiệp
lên mức độ cao hơn hoặc chuyển đổi sang nghề mới phù hợp hơn.
- Đối với học viên độ tuổi HS phổ thông: nội dung và hình thức GDHN phải giúp định hướng nghề
nghiệp cho các em ngay khi còn học trong trrung tâm cũng như sau khi tốt nghiệp.
1.3.2. Trung tâm GDTX với công tác GDHN cho HS BTTHPT
TT GDTX có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy chương trình BTTHPT và các chương trình giáo dục mở
rộng, tạo điều kiện để người học được học tập thường xuyên, suốt đời, bổ sung những tri thức, kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp. Trung tâm có nhiệm vụ phối hợp với các trường THPT để tổ chức giáo
dục nghề phổ thông cho HS THPT (chính quy), đồng thời, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động GDHN
cho chính đối tượng HS BTTHPT đang theo học tại đơn vị.
- Hoạt động GDHN phải đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện
- Bảo đảm tốt mối quan hệ tương hỗ giữa giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp, HN và dạy nghề phổ
thông
- Tăng cường quản lý hoạt động GDHN cho học viên

Kết luận chƣơng I
Quản lý hoạt động GDHN trong các TT GDTX nói chung và TTGDTX Phố Nối nói riêng gồm hai
nội dung: quản lý hoạt động của giáo viên và quản lý hoạt động của học sinh, dựa trên nền tảng quản lý
mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường. Hoạt động GDHN là một trong những hoạt động quan trọng của
nhà trường, người quản lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóng vai trò
chủ đạo, học sinh đóng vai trò chủ động trong quá trình giáo dục. Đối với các TT GDTX, do đặc thù của
loại hình nhà trường và đặc điểm riêng của học viên trong các TT GDTX nên cần có những biện pháp quản
lý hoạt động GDHN phù hợp. Những biện pháp đó sẽ được đề xuất ở Chương 3, dựa trên cơ sở lý luận của
Chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động GDHN hiện nay ở Chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDTX PHỐ NỐI, TỈNH HƢNG YÊN.
Trong chương này, học viên đề cập tới các vấn đề sau:
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa của huyện
Yên Mỹ.
Huyện Yên Mỹ trước đây có tên gọi là Mỹ Văn (bao gồm các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm). Mỹ Văn
từ xưa tới nay có truyền thống yêu nước, hiếu học, cần cù lao động sản xuất, là nơi sản sinh ra những
danh nhân nổi tiếng như Trạng Nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà Chính trị Nguyễn Văn Linh. Trong những
năm chống Mỹ cứu nước, với truyền thống của một huyện anh hùng, Mỹ Văn đã được nhà nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng.
Huyện Yên Mỹ gồm 17 xã nằm ở phía đông nam Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 30km; 1/5 diện tích
của huyện (các xã Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, TT Yên Mỹ) nằm trong khu công nghiệp Phố Nối B của tỉnh
Hưng Yên. Dân số toàn huyện 121.927 nhân khẩu với diện tích là 9.004,7 ha mật độ dân số phân bố tương
đối đồng đều.
Yên Mỹ là một huyện có đầy đủ mô hình kinh tế từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại
dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ. Hàng năm thu hút khoảng 2000 công nhân
lao động, cán bộ quản lý.
- Thuận lợi: Yên Mỹ là một huyện có đầy đủ mô hình kinh tế từ nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ. Hàng năm thu hút
khoảng 2000 công nhân lao động, cán bộ quản lý.
- Khó khăn: Phần lớn kinh tế thu nhập của nhân dân toàn huyện là từ nông nghiệp. Nguồn thu
ngân sách của huyện nay phần chính vẫn là từ thuế nông nghiệp.
2.2. Quá trình phát triển của TTGDTX Phố Nối tỉnh Hƣng Yên
2.2.1. Sự hình thành và phát triển trung tâm qua các thời kỳ
TTGDTX Phố Nối hiện nay tiền thân là TTGDTX Yên Mỹ được UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết
định số 2290/QĐ- UBND ngày 14/11/2006 thành lập trên cơ sở nâng cấp TTGDTX huyện Yên Mỹ.
TTGDTX huyện Yên Mỹ lại được hình thành trên cơ sở của trường BTVH của huyện Mỹ Văn (1967-
1997). Đây là trung tâm được thành lập sau cùng trong số 3 trung tâm của huyện Mỹ Văn thành lập tháng 1
năm 1998.

Hằng năm, TT GDTX Phố Nối đã tổ chức tốt cho các lớp học chương trình GDTX cấp THPT với
trên 500 HV, hằng năm có khoảng 250 HV tốt nghiệp lớp 12 ra trường.
Trong những năm 2009-2012 trung tâm đã liên kết được 40 lớp trung cấp, cao đẳng, đại học gồm
các chuyên ngành: Sư phạm tiểu học, sư phạm mầm non, sư phạm âm nhạc; sư phạm cấp 2 thuộc các
chuyên ngành như: văn, toán, hóa học, sinh học; các lớp cho cán bộ các xã như đại học Luật, đại học công
tác xã hội, cao đẳng kế toán, thư viện; trung cấp luật, kế toán, hành chính văn thư với gần 4000 HV.
Ngoài ra trung tâm còn mở và đào tạo cấp chứng chỉ: Ngoại ngữ, tin học, nghề điện dân dụng, may
công nghiệp cho hơn 1000 HV của TTGDTX Phố Nối và các TTGDTX huyện Khoái Châu, TTGDTX
huyện Ân Thi, TTGDTX huyện Văn Lâm, TTGDTX huyện Mĩ Hào.
2.2.2. Các kết quả giáo dục của trung tâm GDTX phố Nối
2.2.2.1. Quy mô phát triển HV BT THPT, tin học, ngoại ngữ, nghề PT




Bảng số 2.1: Quy mô phát triển HV của trung tâm

Năm học
HS BTTHPT
Lớp Tin Học, Ngoại Ngữ,
Nghề
Nghề
Tin học
Ngoại ngữ
Số
lớp
Số
HS
Số
lớp

Số
HS
Số Lớp
Số
HS
Số Lớp
Số HS
2009- 2010
12
578
02
70
03
120
03
125
2010-2011
10
464
02
76
03
112
05
167
2011-2012
07
314
01
32

04
167
06
253

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trung tâm)

2.2.2.2. Chất lượng giáo dục của HV

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của HV BT THPT

Năm học
Số
HS
Hạnh kiểm(%)
Học lực(%)
T
K
TB
Y
G
K
TB
Y
Kém
2009-2010
578
56
37
7

0
0
11
63
26
0










2010-2011

464

51

39

10

0

0


16

63

21

0










2011-2012

314

37

51

12

0

0


7

62

31

0

Bảng 2.3. Kết quả thi tốt nghiệp THPT của HV trong 3 năm gần đây
Năm học
Số HV dự thi
Số HV đỗ TN
Số HV hỏng TN
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
2009-2010
283
265
93,6
18
6,4
2010-2011
211
204
97
07
3,0

2011-2012
146
143
98
03
2,0


2.3. Giới thiệu chung về việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho HV tại TT
GDTX Phố Nối
2.3.1. Mục đích, nội dung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN tại TT GDTX Phố Nối
2.3.1.1. Mục đích:
2.3.1.2. Chọn mẫu khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát thực trạng
2.3.1.3. Nội dung khảo sát
2.4. Kết quả khảo sát cho HV tại TTGDTX Phố Nối
2.4.1. Thực trạng phân luồng HV tại TT GDTX Phố Nối
Bảng 2.4: Thống kê giáo dục PT huyện Yên Mỹ (năm học 2009-2012)

TT
Số trường THCS,THPT
Tổng số
Đạt
chuẩn
Công lập
Ngoài
công lập
1
Số trường THCS
17
15

17

2
Số lớp THCS
51

51

3
Số HS THCS
2295

2295

4
Số GV THCS
289



5
Số trường THPT
4
1
3
1
6
Số lớp THPT
108


100
18
7
Số học sinh THPT
4860

4050
810
8
Số GV THPT
255


20
9
Số HV bổ túc THPT
810




2.4.2. Nhận thức về GDHN tại TTGDTX Phố Nối
Do các em vừa tốt nghiệp THCS và do chất lượng đầu vào thấp nên nhận thức về hướng nghiệp
còn rất nhiều hạn chế. Các em tham gia hoạt động GDHN với hình thức bắt buộc nên tham gia hoạt động
chưa tích cực và chưa có tinh thần trong học tập dẫn đến kết quả hoạt động hướng nghiệp chưa cao.
2.4.3. Nhận thức về nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HV
Bảng 2.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của HV
STT
Các yếu tố ảnh hƣởng
Mức độ

1
Chưa biết đánh giá đúng về năng lực của bản thân
95,7%
2
Thiếu tri thức về nghề(chưa hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu của
nghề định chọn)
93,4%
3
Thiếu thông tin về nhu cầu thị trường lao động của Hưng Yên.
92,5%
4
Sự định hướng giá trị nghề trong xã hội hiện nay chưa ổn định
84.8%
5
Thiếu thời gian tìm hiểu nghề
82,3%
6
Nhà trường, GV chưa quan tâm đến công tác TVHN cho HS
87,6%
7
Chưa biết rõ sở thích, hứng thú nghề của bản thân
72,7%
8
Bị bố mẹ áp đặt trong việc chọn nghề
32,3%
9
Ảnh hưởng của bạn bè đến việc chọn nghề
67.7%

Đa số HV BTHP trước khi chọn nghề chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề

có cơ sở khoa học. Các em chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc xu hướng phát triển của các ngành nghề
trong xã hội để có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các em
đang rất cần được tham gia các hoạt động GDHN để việc lựa chọn các hướng đi sau tốt nghiệp trung học.
2.4.4. Thực trạng triển khai GDHN tại TTGDTX Phố Nối
2.4.4.1. Những qui định về hoạt động GDHN
2.4.4.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDHN
a) Cơ cấu tổ chức của trung tâm
Bảng 2.6: Số lƣợng CBQL và GV của TT GDTX Phố Nối
Đơn vị: Người
TT
Phòng /Ban
Lãnh đạo
Viên
chức
GV
Cộng
Trưởng
Phó
1
Ban giám đốc
1
2


3
2
P.Tổchức-HC-Kế toán


2


2
3
P.Giáo vụ

1
4

5
4
P.GDBTVH- PT

1
0
5
6
5
P.N.Ngữ-Tinhọc-Nghề

1

2
3
6
Tổng số




19

( Số liệu của P. Tổ chức - Hành chính- Kế toán )
b) Đội ngũ cán bộ quản lí
Bảng 2.7: Tình hình Đội ngũ cán bộ quản lý

Năm
học


TS



Nữ


Đ
V
Trình độ
Ch.môn
Thâm niên
quản lí
Tham
gia
BD
CBQL
Trình độ lý
luận chính trị
Độ tuổi
Đ
H

Th
S
> 5
năm
< 5
năm
SC
TC
CC
<
40
>
40
2009 - 2010
3
1
3
1
2
3
0
3
3
0
0
0
3
2010 - 2011
3
1

3
1
2
3
0
3
3
1
0
0
3
2011 - 2012
3
1
3
1
2
3
0
3
2
0
1
0
3




c) Đội ngũ giáo viên

Bảng số 2.8: Số giáo viên từng môn của trung tâm
Năm học
Phân theo các môn
T
Tin
VL
HH
SH
KTCN
V
LS
ĐL
AV
Tổng số
giáo viên
2009-2010
0
02
01
01
01
2
01
01
01
02
12
2010-2011
02
02

02
01
01
4
01
01
01
01
16
2011-2012
03
02
02
01
01
4
01
01
01
02
18

2.4.5. Quản lý hoạt động GDHN tại Trung tâm GDTX
2.4.6. Các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động GDHN

Bảng 2.9: Tình hình cơ sở vật chất của TT GDTX Phố Nối

Năm học
Phòng
kiên cố

Phòng
cấp 4
Thƣ viện
Phòng
Vi tính -
Số máy
Phòng
máy
chiếu
Phòng
Thiết bị
May, Điện
2009-2010
21
6
1
01- 15
0
1
2010-2011
21
6
1
01-25
1
1
2011-2012
21
6
1

01-30
1
1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trung tâm)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng HN còn rất nghèo nàn, không đồng bộ chất lượng tổ chức
GDHN chưa được đảm bảo.
2.4.7. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.7.1. Đánh giá những mặt mạnh và thuận lợi
2.4.7.2. Những mặt hạn chế, tồn tại
2.4.7.3. Nguyên nhân của các hạn chế và bất cập:

Kết luận chƣơng 2
Nhìn chung, đội ngũ CBQL TTGDTX Phố Nối đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà trường
và tổ chức, quản lý HĐGDHN theo yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường và của ngành GDĐT đề ra. Từ cơ sở
lý luận và thực trạng trên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh tại trung tâm GDTX Phố Nối, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGGIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDTX PHỐ NỐI, TỈNH HƢNG YÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Để đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn, các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN phải được xác
định trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước về hoạt động GDHN; đồng thời,
phải tính đến những điều kiện hoàn cảnh thực tế về KT-XH và khả năng tiếp nhận tri thức của người được
giáo dục.
3.1.1. Tính kế thừa
- Kế thừa những tư tưởng chỉ đạo về GDHN cho HS THPT trong các nhà trường chính quy: về nội
dung tổ chức các hình thức GDHN, các chương trình, tài liệu về GDHN, giáo dục nghề phổ thông đã được
Bộ GDĐT triển khai.

- Kế thừa các chương trình, tài liệu về dạy nghề ngắn hạn, dài hạn, các nguyên tắc về đào tạo liên
thông để vận dụng trong việc xây dựng chương trình GDHN cho HV BTTHPT.
- Kế thừa các nội dung kiến thức mà HV được trang bị trong quá trình học tập chương trình các môn
văn hoá khi xây dựng nội dung GDHN, giáo dục nghề phổ thông.
3.1.2. Tính thực tiễn
- Mục tiêu GDHN cho HV BTTHPT cần phải gắn với những yêu cầu nhân lực của địa phương.
- Nội dung GDHN cho HV BTTHPT cần phải được xây dựng trên cơ sở tiến độ trang bị những kiến
thức văn hoá cơ bản trong chương trình BTTHPT.
- Các hình thức GDHN phải được đề xuất căn cứ trên cơ sở tình hình thực tiễn và xu thế phát triển
của các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động này.
3.1.3. Phát triển và ổn định
- Các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động GDHN cho HV BTTHPT phải
đảm bảo đáp ứng yêu cầu về phát triển toàn diện của HV.
- Để đảm bảo nguyên tắc phát triển, các biện pháp đề xuất phải nhằm làm đa dạng hoá hoạt động của
các trung tâm, hướng cho người học được phát triển theo quan điểm giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời,
hướng tới xây dựng một xã hội học tập.
- Việc tổ chức hoạt động GDHN cho HV BTTHPT, về cơ bản, phải được lồng ghép trong các hoạt
động giáo dục hiện có của các trung tâm.
- Tổ chức các hoạt động GDHN là một hướng hoạt động mới, vì vậy sẽ đòi hỏi có những đầu tư về điều
kiện cơ cở vật chất, kinh phí, nhân lực.
3.1.4. Tính đồng bộ
- Tính đồng bộ của các biện pháp thể hiện ở mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.
- Tính đồng bộ thể hiện trong bản thân nội dung các hoạt động GDHN và đồng bộ với kiến thức các
môn khoa học cơ bản mà HV được tiếp cận.
3.1.5. Phù hợp đối tượng
- Mục tiêu của các biện pháp phải hướng tới việc định hướng cho các em HV BTTHPT tìm được
một hướng đi sau khi hoàn thành chương trình BTTHPT phù hợp với khả năng học lực của bản thân và
điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình.
- Các biện pháp đề xuất phải tính đến các điều kiện cụ thể của TTGDTX về cơ sở vật chất, đội ngũ
GV, khả năng huy động các nguồn nhân lực, vật lực để tham gia tổ chức hoạt động GDHN.

3.1.6. Hiệu quả và khả thi
- Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của giám đốc
các TTGDTX một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao.
- Kết quả thực hiện các biện pháp chính là những chuyển biến nhận thức về định hướng nghề nghiệp
của HV, tăng tỉ lệ học sinh có được cơ hội việc làm và tham gia vào thị trường lao động của địa phương.
3.2. Những vấn đề quan tâm khi đề xuất các biện pháp
3.2.1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
3.2.2. Chỉ đạo của Bộ GDĐT về giáo dục hướng nghiệp
3.2.3. Định hướng phát triển GDĐT và phát triển nhân lực của địa phương.
3.2.4. Xu hướng kết hợp nội dung giáo dục phổ thông với nội dung giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp.
3.2.5. Chương trình giáo dục cho HV tại TT GDTX Phố Nối
3.2.6. Xu hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT
3.3. Một số biện pháp tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh tại Trung tâm GDTX Phố
Nối tỉnh Hƣng Yên theo định hƣớng phát triển nhân lực.
3.3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HV tại TT GDTX Phố Nối.
3.3.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các lực lượng
giáo dục trong và ngoài Trung tâm.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
của giám đốc TT GDTX
3.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV, nhân viên với hoạt động GDHN.
3.3.5. Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của HV và môi trường
GDTX.
3.3.6. Tăng cường nguồn tài chính, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động
GDHN
3.3.7. Tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN cho HV tại TTGDTX Phố Nối
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp







3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.1: Kết quả trƣng cầu ý kiến các biện pháp

TT
Các biện pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất cần
Cần
Khả thi
Ít khả thi
1
Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động GDHN cho
HV tại TTGDTX.
95.6%
4,4%
66,7%
33,3%
2
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động
GDHN cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài
TTGDTX.
73,4%
26,6%
80%
20%
3
Nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý,

hoạt động GDHN của giám đốc TTGDTX Phố
Nối
100%
0%
73,3%
26.7%
4
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV tại TTGDTX
Phố Nối
100%
8%
77,7%
22,3%
5
Đổi mới nội dung, phương pháp GDHN phù hợp với
đặc điểm của HV và môi trường GDHN.
93,4%
6,6%
100%
0%
6
Tăng cường nguồn tài chính, các điều kiện về cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động GDHN.
100%
0%
80%
20%
7
Tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN cho HV
75%

25%
78%
22%

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động GDHN dưới giác độ quản lý, chúng tôi nhận thấy
rằng để hoạt động GDHN cho HV tại TTGDTX Phố Nối cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lí sau:
- Đẩy mạnh công tác lập quy tạo môi trường có tính pháp lý cho công tác HN tại TTGDTX Phố
Nối làm cơ sở để trung tâm tổ chức thực hiện hoạt động GDHN.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động GDHN.
- Tăng cường công tác kiểm tra trong hoạt động GDHN.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Chính phủ và Bộ GDĐT
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GDĐT và các bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
về hoạt động GDHN.
- Để nghị Bộ GDĐT tham mưu cho Chính phủ và trong phạm vi quyền hạn của mình sớm ban
hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, chế độ, biên chế, tổ chức, công cụ triển khai;
kinh phí vv cho hoạt động GDHN.
2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở GDĐT Hưng Yên
- Đề nghị sớm ban hành hoặc trình HĐND ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật (dù là tạm
thời) để kịp thời tháo gỡ các khó khăn thực tế trong việc thực hiện hoạt động HN tại TTGDTX các huyện.
2.3. Đối với TTGDTX Phố Nối, tỉnh Hưng Yên
Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở GDĐT đầu tư trang thiết
bị dạy học theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tạo điều kiện cho giáo viên được đi giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với GV ở các trung tâm khác.
2.4. Đối với đội ngũ GV của TTGDTX
Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh thực hiện nội dung và chương trình bồi
dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT, tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,

phát huy tinh thần học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, vận dụng có hiệu
quả những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào công tác dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung của trung tâm.
Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học hiện có của trung tâm, không ngừng tìm tòi các nguồn
tài liệu từ bên ngoài, từ mạng Internet, cập nhật các nguồn thông tin mới vào dạy học, tích cực sáng tạo làm
đồ dùng dạy học cho từng tiết dạy cho phù hợp./.

References.
1. Bộ GDĐT (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX, Ban hành kém theo quyết định số
01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
2. Bộ GDĐT (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ
thông, Ban hành kèm theo thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
3. Bộ GDĐT (2010), Quy định Chuẩn Giám đốc TTGDTX, Ban hành kèm theo thông tư số: 42/2010/TT-
BGDĐT ngày 30/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
4. Bộ GDĐT, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.
5. Bộ GDĐT, 2003, Chỉ thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về tăng cường công tác hướng nghiệp cho
học sinh phổ thông.
6. Bộ GDĐT, Quyết định số 58/2003/QĐ-BGD ĐT ngày 18/12/2003 về việc phê duyệt đề án dạy học tin
học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong trường PT giai đoạn 2004-2006.
7. Bộ GDĐT, 2004, Văn bản số 6715/VP ngày 2/8/2004 hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ giáo dục hướng
nghiệp năm học 2004-2005.
8. Bộ GDĐT, 2005, Văn bản số 7078/BGD&ĐT-VP ngày 12/8/2005, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDHN năm học 2005-2006.
9. Bộ GDĐT, 2006, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên ( thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT về hoạt động
GDHN).
10. Bộ GDĐT, 2006, Văn bản số 6903/BGD&ĐT-VP ngày 7/8/2006 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDHN
năm học 2006-2007.
11. Bộ GDĐT, 2006, Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 ban hành Chương trình giáo dục
phổ thông.

12. Bộ GDĐT, Hà Nội 1992, Tài liệu tập huấn tư vấn nghề tập 1.
13. Bộ GDĐT, Hà Nội 1994, Tài liệu tập huấn tư vấn nghề tập 2.
14. Bộ GDĐT - Bộ Nội vụ, 2006, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-
BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006.
15. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000" Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá"
16. Bộ GDĐT, Hà Nội 7/2000, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị
quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997, Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương khoá 8, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997, Văn kiện Hội nghị lần 3 Ban chấp hành trung ương khoá 8, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, Văn kiện Hội nghị lần 4 Ban chấp hành trung ương khoá 8, NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , NXB chính trị quốc
gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004, Chỉ thị số 40CT/TW.
23. Ban Tƣ tƣởng văn hoá TƢ, 2006, Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhà xuất
bản chính trị QG, năn 2006.
24. Chính phủ, 1981, Quyết định số 126/CP "Về công tác HN trong trường PT và việc sử dụng hợp lí HS
các cấp PT cở và PT trung học tốt nghiệp ra trường".
25. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 -2020
26. Chính phủ, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 về tổ chức các cơ quan chuyện môn thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh .
27. Quốc hội, 2005, Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Quốc hội, Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002, NXB Chính trị
quốc gia
29. Viện nghiên cứu sƣ phạm, ĐHSP Hà Nội, 2002, Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo
dục đào tạo (biên soạn theo chương trình chương trình của Bộ GD ĐT, Quyết định

33/2002/QĐ/BGD&ĐT).
30. Đặng Danh Ánh - Hướng nghiệp trong trường phổ thông - Tạp chí Giáo dục, số 42, tháng 10/2002.
31. Đặng Quốc Bảo - Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý GDĐT TW, Hà Nội 1998.
32. Nguyễn Trọng Bảo – Nhà trường phổ thông với việc giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng
nghiệp và dạy nghề, NXB giáo dục, Hà Nội, 1987.
33.Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi, 1989, Một số vấn đề về giáo dục KTTH và HN, NXB Giáo dục.
34. Phạm Tất Dong-Nguyễn Như Ất, Sự lựa chọn tương lai ( TVHN), NXB Thanh niên 2000.
35. Nguyễn Văn Hộ, Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, NXBGD 1998.
36. Trần Kiểm, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002, Khoa học quản lý nhà trường PT.
37. Trần Kiểm, Quản lí giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà nội - 1997.
38. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo
dục trung ương 1-1989.
39. Nguyễn Bá Sơn, Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia 2000.
40. Nguyễn Viết Sự, Một số vấn đề về đo lường và trắc nghiệm trong giáo dục nghề nghiệp, Tạp chí giáo
dục số 61/2003.
41. Huỳnh Thị Tam Thanh, Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bổ túc trung học phổ
thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên theo định hướng phát triển nhân lực, 2010./.
42. Nguyễn Quang Uẩn- Phát triển con người-Phát triển nguồn nhân lực và giáo dục-Kỷ yếu hội thảo
khoa học giáo dục phổ thông và hướng nghiệp-nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-05-Hà Nội 2002.


×