Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô
Thì Nhậm thành phố Hà Nội
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(GDNGLL) ở trường trung học phổ thông (THPT). Đánh giá thực trạng công tác
quản lý hoạt động GDNGLL của trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội
năm học 2009 - 2010. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội.
Đánh giá tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp đã thực hiện.
Keywords. Quản lý giáo dục; Giáo dục trung học; Biện pháp quản lý
Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là sự nối tiếp hoạt động văn hoá
bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát
triển tính đoàn kết của học sinh. HĐGDNGLL phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học
sinh THPT nói riêng, phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn
nghệ, thể dục thể thao.
Trường THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội đã và đang phát
triển về chất lượng giáo dục, bởi nhà trường đã mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, bước
đầu áp dụng thành công HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường. Tuy nhiên đứng trước thách
thức phát triển của xã hội, trường cần phải làm cho HĐGDNGLL hiệu quả hơn nữa nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan như đã trình bày ở trên, tôi chọn đề tài: "
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Thì Nhậm-
Thành phố Hà Nội ” làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để áp
dụng vào thực tiễn.
- Đề ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp tại trường THPT Ngô Thì Nhậm- Thành phố Hà nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT. Đánh giá thực trạng công
tác quản lý HĐGDNGLL của trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội năm học 2009-
2010. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
của trường THPT Ngô Thì Nhậm. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HĐGDNGLL tại
trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại
trường THPT Ngô Thì Nhậm, Thành phố Hà nội.
4.3. Người được nghiên cứu:
Các thành viên Ban giám hiệu trường THPT Ngô Thì Nhậm. Đội ngũ giáo viên, cán bộ
Đoàn trường, 240 học sinh của trường và 80 cha mẹ học sinh.
5. Giả thuyết khoa học
Người thực hiện đề tài xuất phát từ tình hình thực tiễn và lý luận, đề xuất một số biện pháp
trong công tác quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội, nếu
được áp dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
6. Phạm vi đề tài
Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của trường năm học 2009- 2010 và đề xuất
biện pháp quản lý HĐGDNGLL trong những năm tiếp theo.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích các tài liệu, văn bản để tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ và vấn đề lý luận
liên quan đến HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL, đặc điểm tâm lý, phương pháp giáo
dục học sinh THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát học sinh khi tổ chức hoặc tham gia các HĐGDNGLL. Điều tra, tìm hiểu thực
trạng quản lý HĐGDNGLL của trường THPT Ngô Thì Nhậm, đánh giá tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề ra.
Tọa đàm, trao đổi với học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, đánh giá nhận thức,
hành vi, thái độ của học sinh.
Tổng kết các hoạt động và rút kinh nghiệm.
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng thuật toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được, phân tích, so sánh, tổng
hợp và rút ra những nhận xét.
8. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc chính luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Từ thời trung cổ đến thế kỷ 20 đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới HĐGDNGLL nhằm
phát triển toàn diện cho học sinh, và hình thành nhân cách của học sinh. Đến thế kỷ 21, các
nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định lại mặt tích cực của HĐGDNGLL trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo, phát triển toàn diện cho học sinh. Có rất nhiều nghiên cứu về vai trò,
nội dung, hình thức các HĐGDNGLL như: W. Braga (2002), E. Graaff (2006), P. Neto
(2008), EP. Hobin (2010)…Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định vai trò của
HĐGDNGLL trong việc phát triển toàn diện học sinh THPT.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Từ khi đất nước thống nhất, giáo dục phổ thông đã coi HĐGDNGLL là một loại hình
giáo dục không thể thiếu trong mục tiêu phát triển nhân cách và giáo dục toàn diện học sinh
THPT.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
HĐGDNGLL như: Bùi Đức Thảo (2007), Khuất Cao Bắc (2008), Đào Xuân Thái (2008),
Phạm Thị Khanh (2008)….Các nghiên cứu trong nước đều nhấn mạnh vai trò của
HĐGDNGLL trong việc phát triển toàn diện cho học sinh THPT. Việc quản lý các
HĐGDNGLL cần phải làm thường xuyên, với phương châm luôn đổi mới về hình thức, nội
dung để HĐGDNGLL thực sự có vai trò trong công cuộc đổi mới giáo dục, lấy học sinh làm
trung tâm, phát huy tính tự chủ của học sinh, đào tạo một lớp học sinh phát triển toàn diện về
mọi mặt, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một loại lao động điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục…Các loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý
ngày càng có vai trò quan trọng.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục (QLGD) là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt
các mục tiêu giáo dục với hiệu quả mong muốn. Bản chất của QLGD là quá trình tác động có
ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các thành tố tham gia vào hoạt động giáo
dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Trong quá trình QLGD cũng thể hiện đầy
đủ các chức năng quản lý chung, nhưng nó có những đặc trưng riêng theo ngành và theo mỗi
quốc gia.
1.2.3. Khái niệm về quản lý trường học
Quản lý nhà trường là một loại đặc thù quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo dục vi
mô. Các biện pháp quản lý nhà trường có thể phân làm bốn nhóm: nhóm biện pháp tổ chức
hành chính, nhóm biện pháp kinh tế, nhóm biện pháp giáo dục và nhóm biện pháp tâm lý xã
hội.
1.2.4. Khái niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL mang bản chất của hoạt động chung, nhưng nó có những nét đặc
trưng riêng. HĐGDNGLL là một hình thức giáo dục ở trường giữ vai trò quan trọng trong
quá trình giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện các kỹ năng,
tính tự chủ, năng động sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, tri thức khoa
học thì việc rèn luyện kỹ năng sống, các kiến thức xã hội, các năng lực hoạt động khác cho
học sinh là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục.
1.2.5. Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý HĐGDNGLL là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và
học sinh được tiến hành ngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục
tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện. Quản lý HĐGDNGLL thực chất là quản lý về mục
tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, công tác kiểm tra, đánh giá,
công tác phối hợp các lực lượng giáo dục thực hiện HĐGDNGLL.
1.2.6. Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Biện pháp quản lý HĐGDNGLL là những cách thức quản lý nội dung chương trình,
các biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL nhằm đạt mục tiêu chương trình đề ra.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trƣờng trung học phổ thông
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi THPT như: kỹ năng giao tiếp
ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng tham gia các hoạt động, kỹ năng tự
kiểm tra, đánh giá kết quả.
1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Vị trí: HĐGDNGLL có vị trí trong giáo dục tình cảm, hành vi và thái độ.
- Vai trò: Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp. Là cơ hội để học sinh
bộc lộ nhân cách, từ đó khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Là môi trường nuôi dưỡng
và phát triển tính chủ thể cho học sinh. Là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng
tham gia giáo dục, đạt tính hiệu quả cao.
1.3.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL có một số nhiệm vụ sau: Củng cố tăng cường nhận thức
tri thức. Bồi dưỡng thái độ tình cảm. Hình thành hệ thống kỹ năng hành vi.
1.3.4. Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nội dung HĐGDNGLL bao gồm tám vấn đề chủ yếu sau:
- Lý tưởng sống của thanh niên.
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng.
- Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.
- Thanh niên với các vấn đề có tính toàn cầu.
- Thanh niên với các vấn đề thế giới.
1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Có thể sử dụng tất cả các hình thức tổ chức, tuy nhiên các hình thức hoạt động cần đảm
bảo lôi cuốn học sinh tham gia, kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh. Tăng cường
vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng trung học phổ thông.
Việc quản lý HĐGDNGLL cần được Hiệu trưởng lên kế hoạch để thực hiện một cách toàn
diện bao gồm:
1.4.1. Quản lý về chương trình và kế hoạch thực hiện.
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng định hướng cho
HĐGDNGLL tại trường trong từng thời điểm của năm học.
1.4.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch
Quản lý các lực lượng tham gia HĐGDNGLL như: GV, cán bộ Đoàn, học sinh, phụ huynh
và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung:
quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các
lực lượng ngoài nhà trường, và cuối cùng quản lý việc bồi dưỡng học sinh và kiểm tra đánh giá.
1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bao gồm quản lý sổ sách và các văn bản hướng dẫn, quản lý các trang thiết bị phục vụ cho
các HĐGDNGLL như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mô hình học cụ. Các thiết bị làm
tăng hiệu quả của HĐGDNGLL cần được bảo quản và quản lý tránh thất thoát và hư hỏng.
1.4.4. Quản lý việc phối hợp thực hiện các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
Để học sinh phát triển toàn diện, việc giáo dục học sinh phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba
môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng này cần được quản lý trong
quá trình thực hiện kế hoạch để tăng hiệu quả các HĐGDNGLL.
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả.
Không kiểm tra coi như không quản lý. Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra. Kiểm tra
để cải tiến, thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch bên cạnh đó kiểm tra để thấy những
ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo.
1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.5.1 Nhận thức của các lực lượng giáo dục
HĐGDNGLL diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có
ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các giáo viên, học sinh, phụ huynh và các đoàn thể, tổ chức xã
hội ngoài nhà trường. Nhận thức của các lực lượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
HĐGDNGLL.
1.5.2 Năng lực của người tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Năng lực người tổ chức ảnh hưởng nhiều đến chất lượng HĐGDNGLL, do vậy người tổ
chức phải có những khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động đó là: năng lực tổ chức, năng lực
nhận thức trên nhiều lĩnh vực, năng lực thu thập thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động
sáng tạo, luôn có ý thức tìm tòi cái mới biết huy động các thành viên tham gia hoạt động, có
năng khiếu trên một số lĩnh vực nhất định.
1.5.3 Nội dung chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nội dung HĐGDNGLL cần phong phú, cập nhật. Ngoài việc cập nhật nội dung phải đảm
bảo liên quan đến thực tiễn học tập, rèn luyện hằng ngày của học sinh từng khối, lớp và nhà
trường, phải đảm bảo cân đối kiến thức chuyên môn, kiếm thức văn hóa phù hợp với lứa tuổi,
bám sát từng chủ đề trên các mặt của thực tiễn xã hội, có như vậy HĐGDNGLL mới đáp ứng
mục tiêu chung của giáo dục.
1.5.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả HĐGDNGLL, nó mang lại sự hấp
dẫn của hoạt động, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và có kết quả. Nếu hình
thức tổ chức đơn điệu hoặc lập lại nhàm chán sẽ không gây hứng thú cho học sinh, hoạt động
khó có hiệu quả.
1.5.5 Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đánh giá HĐGDNGLL sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động. Cần đánh giá mức độ đạt được
của học sinh về khối lượng công việc, số lượng học sinh tham gia các hoạt động, các sản
phẩm hoạt động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt
đông, ý thức thái độ tham gia hoạt động, hứng thú của học sinh đối với hoạt động…Đánh giá
cần so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
1.5.6 Các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có
hiệu quả
Điều kiện tổ chức sẽ làm tăng tính hấp dẫn để hoạt động có hiệu quả. Nếu không huy
động được kinh phí thì hoạt động khó đạt được kết quả theo ý muốn. Thực tiễn các trường
THPT nói chung và các trường nông thôn nói riêng, kinh phí cho hoạt động này quá ít nên
ảnh hưởng đến kết quả HĐGDNGLL.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ THÌ NHẬM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Một số đặc điểm về trƣờng trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh
trì, thành phố Hà nội
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Thanh trì
Thanh trì là một huyện nằm phía Đông Nam Hà nội, có vị trí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế nông nghiệp và nghề thủ công của thành phố. Nền kinh tế của huyện còn
gặp không ít những khó khăn. Những năm gần đây tốc độ đô thị hóa nhanh chóng phần lớn
dân chưa thích nghi với điều kiện mới, vì vậy chưa kịp chuyển đổi nghề nghiệp rơi vào tình
trạng thất nghiệp, thất học nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.
2.1.2. Phát triển giáo dục huyện Thanh trì
Huyện có qui mô giáo dục ổn định và có xu thế phát triển vững chắc, đội ngũ cán bộ giáo
viên đủ số lượng, đồng bộ về loại hình và có chất lượng cao. Cơ sở vật chất ngày càng được
tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại.
Tuy nhiên chất lượng học sinh không đồng đều, một số giáo viên chưa xác định gắn bó lâu
dài với trường, nhận thức của phụ huynh và học sinh về HĐGDNGLL còn hạn chế ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện cho học sinh.
2.1.3. Đặc điểm trường THPT Ngô Thì Nhậm
Trường THPT Ngô Thì Nhậm là một trong 2 trường THPT đóng trên
địa bàn huyện Thanh Trì, Hà nội. Trường có 1600 học sinh bao gồm13 lớp 10, 13 lớp 11 và
12 lớp 12 với 94 giáo viên và cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực của học sinh
Xếp loại đạo đức
Số
HS
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1592
1065
66,90
384
24,12
87
5,46
56
3,52
0
0
Xếp loại học lực
Số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1592
78
4,90
677
42,53
694
43,59
138
8,67
5
0,31
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 của trường)
Qua bảng số liệu xếp loại học lực và đạo đức của trường THPT Ngô Thì Nhậm, chúng
tôi nhận thấy nhà trường cần phải nâng cao chất lượng các giờ học chính khóa và các
HĐGDNGLL để đạt được kết quả cao hơn trong các năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
tại trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà nội.
2.2.1 Thực trạng nhận thức về tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với
học sinh
Nhận thức của học sinh: 46,7% cho rằng HĐGDNGLL có tác dụng tốt đến phát triển
nhân cách của học sinh, 36,7% số học sinh cho rằng ít có tác dụng, và đặc biệt có tới 16,7 %
số em cho rằng HĐGDNGLL không có tác dụng. Trong số 53,4% số học sinh cho rằng
HĐGDNGLL ít, hoặc không tác dụng lên việc hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh có tới 10% học sinh 12, 30% học sinh 11 và 60% học sinh khối 10.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn: 100% cho rằng
HĐGDNGLL ảnh hưởng tốt đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh THPT.
Vẫn còn 15% giáo viên bộ môn cho rằng HĐGDNGLL ít ảnh hưởng. Kết quả này cho thấy
cần nâng cao hiểu biết về vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL cho học sinh và giáo viên bộ
môn.
2.2.2. Thực trạng về hiểu biết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô
Thì Nhậm
Hiểu biết về bản chất của HĐGDNGLL ở các đối tượng là khác nhau: 100% cán bộ quản
lý, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn cho rằng HĐGDNGLL là một hoạt động xã hội, có
tính chất ngoại khóa, mang tính giáo dục và định hướng cao, sử dụng các hình thức của hoạt
động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, 5% số giáo viên bộ môn cho rằng HĐGDNGLL chỉ đơn
thuần là hoạt động xã hội, 7,5% cho là hoạt động ngoại khóa hoặc là hoạt động giáo dục, 10%
hiểu chỉ là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần.
Chỉ có 28,33% học sinh cho rằng HĐGDNGLL là tổng hợp của hoạt động xã hội, hoạt
động ngoại khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động vui chơi giải trí. Có 6,25 % học sinh cho
rằng HĐGDNGLL chỉ đơn thuần là hoạt động xã hội, 23,3% coi là hoạt động ngoại khóa,
8,7% cho là hoạt động giáo dục và 33,3% coi HĐGDNGLL là hoạt động vui chơi giải trí. Kết
quả trên cho thấy nhiều học sinh và một số giáo viên bộ môn vẫn chưa nhận thức được bản
chất của HĐGDNGLL. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức cho học sinh và giáo viên bộ
môn về HĐGDNGLL.
2.2.3. Thực trạng về các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được thực
hiện ở trường THPT Ngô Thì Nhậm
Trong 12 hình thức HĐGDNGLL trường THPT Ngô Thì Nhậm tổ chức, chỉ có 4 hình
thức có tỷ lệ học sinh tham gia là 100% là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm
hiểu và hoạt động thể thao. 80,8% học sinh tham gia tham quan dã ngoại, 83,3% tham gia
làm báo tường nội san, tham gia cắm trại là 96,7%, liên hoan văn nghệ là 93,8%. Còn lại các
hoạt động khác như: câu lạc bộ bộ môn, trò chơi trí tuệ, hoạt động tình nguyện, hoạt động
truyền thông phòng chống tệ nạn xã hội chỉ có khoảng 20% số học sinh tham gia. Kết quả
trên cho thấy những hoạt động gắn liền với qui định bắt buộc của nhà trường có số học sinh
tham gia là 100%. Các hoạt động phù hợp với tính cách của học sinh thu hút được một tỷ lệ
lớn các em tham gia. Các hoạt động khác như câu lạc bộ bộ môn, hoạt động tình nguyện, hoạt
động xã hội tỷ lệ các em tham gia thấp. Điều này đòi hỏi Nhà trường phải tăng cường giáo
dục nhận thức, đổi mới phương pháp và biện pháp quản lí HĐGDNGLL để thu hút được đại
bộ phận học sinh tham gia.
Đánh giá tác dụng của từng HĐGDNGLL đối với học sinh: các hoạt động mang tính bắt
buộc như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và các cuộc thi tìm hiểu vẫn còn khoảng 10 -16%
cho rằng chưa có tác dụng tốt, chỉ có 50-70% có hứng thú với các hoạt động này vì cách tổ
chức, hình thức và nội dung các hoạt động nghèo nàn, nhàm chán. Ngược lại, hoạt động tình
nguyện, hoạt động truyền thông phòng chống các tệ nạn xã hội thì 100% các em cho rằng nó
có tác dụng tốt và các em đều hứng thú tham gia.
Đánh giá hiệu quả các hình thức HĐGDNGLL các giáo viên cho rằng trong 12 hình thức
trường đã thực hiện có 4 hình thức chưa thực sự hiệu quả: 17,5% cho rằng tham quan dã
ngoại, 11,25% cho rằng các cuộc thi tìm hiểu, 15% cho rằng làm báo tường nội san, và
18,75% cho rằng cắm trại là những hình thức không có hiệu quả giáo dục tốt cho học sinh.
Các Thầy Cô cho rằng các hoạt động này cần phải đổi mới cả nội dung và hình thức tổ chức
2.2.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố tới hiệu quả hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh THPT
Đưa ra 10 yếu tố và khảo sát mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGDNGLL: 70% học
sinh cho rằng năng lực người tổ chức, 71,7% thấy hình thức và nội dung, 78,8% cho rằng xây
dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch, 80,8% nghĩ áp lực thi cử, và 73,7% cho rằng điều kiện
và các yếu tố đảm bảo rất ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGDNGLL. Ngược lại, chỉ có 31,7%
học sinh cho rằng thời gian học văn hóa, 27,1% nghĩ kinh phí và phương tiện, 29,6% thấy
đánh giá kết quả hoạt động, 31,7% cho rằng nhận thức các lực lượng, và 8,3% học sinh cho
rằng sự ủng hộ của gia đình rất ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô
Thì Nhậm.
Cũng với 10 yếu tố trên, có 3 yếu tố đánh giá của giáo viên ngược với học sinh, còn lại 7
yếu tố học sinh có cùng quan điểm với giáo viên. Nếu như chỉ có 27,1% học sinh cho rằng
kinh phí và phương tiện, 31,7% nghĩ nhận thức các lực lượng tham gia rất ảnh hưởng đến
hiệu quả HĐGDNGLL thì tỷ lệ này ở giáo viên là 90% và 82,5%. Tỷ lệ học sinh nghĩ áp lực
thi cử rất ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGDNGLL là 80,8%, tỷ lệ này ở giáo viên chỉ là 35%.
Sở dĩ có tỷ lệ khác nhau bởi trình độ nhận thức của học sinh khác với giáo viên, điều này đòi
hỏi nhà trường cần nâng cao nhận thức HĐGDNGLL hơn nữa cho các em học sinh.
2.2.5. Thực trạng kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THPT Ngô Thì Nhậm trong thời gian qua
Kết quả thực hiện các HĐGDNGLL được đánh giá như sau: 82,9% học sinh, 82,5% giáo
viên bộ môn, 72,5% ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn đánh giá kết quả tốt.
Trong khi đó 2,5% học sinh, 5% giáo viên bộ môn và 20% ban giám hiệu, giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ Đoàn đánh giá kết quả của trường chưa tốt. Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy
các em học sinh và giáo viên bộ môn đánh giá kết quả thực hiện các HĐGDNGLL không
khắt khe bằng ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn.
2.2.6. Thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
Kết quả điều tra 80 phụ huynh có 15% cho rằng HĐGDNGLL không có vai trò giáo dục
học sinh phát triển toàn diện và 16,25% cho là HĐGDNGLL không có tác dụng tốt tới học
tập và rèn luyện của học sinh. Phụ huynh thường coi trọng giờ học trên lớp, chưa hiểu hết bản
chất, vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL nên có những đánh giá chưa đầy đủ. Điều này đặt ra
sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về HĐGDNGLL đối với các phụ huynh.
2.2.7. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường THPT Ngô Thì Nhậm
Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý của trường như sau: việc quản lý xây
dựng kế hoạch có 6 nội dung trong đó nội dung xây dựng kế hoạch theo học kỳ và hàng năm,
xây dựng kế hoạch theo nội dung chủ đề, và xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết
bị cần thiết được đánh giá 100% đạt mức khá tốt. Tuy nhiên, 13,9% người được phỏng vấn
cho rằng quản lý việc xây dựng kế hoạch tập huấn bồi dưỡng, 8,4% nghĩ quản lý việc xây
dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, 5,6% thấy quản lý
việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chỉ đạt mức trung bình.
Vấn đề quản lý CSVC, kinh phí, điều kiện phục vụ bị cho các HĐGDNGLL có 5 nội
dung trong 2 nội dung là công tác mua sắm, bổ sung các trang thiết bị phục vụ và kinh phí chi
cho việc tổ chức các HĐGDNGLL theo chủ đề mức độ quản lý đạt tốt và khá. Nội dung quản
lý các trang thiết bị và chế độ bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm có 8,3% đánh giá mức độ
quản lý mức trung bình. Nội dung huy động các nguồn kinh phí 2,8% số người được phỏng
vấn cho là yếu.
Việc phối hợp các lực lượng tham gia HĐGDNGLL được đánh giá trên 6 nội dung. Các
nội dung phối hợp giữa giáo viên và cán lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đều
được đánh giá mức khá, tốt. Tuy nhiên, mức độ quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng
trong nhà trường với phụ huynh và với ngoài nhà trường 8 -15% số người được phỏng vấn
cho rằng chỉ đạt mức trung bình và yếu.
Trong 6 nội dung của việc kiểm tra đánh giá kết quả các HĐGDNGLL có 4 nội dung
100% số người được phỏng vấn cho rằng, mức độ quản lý đạt kết quả khá và tốt. Ở nội dung
quản lý đánh giá kiểm tra tình hình phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường có 8,4% số người được phỏng vấn cho rằng chỉ đạt mức trung bình và 5,6% cho rằng
đạt mức yếu. Thực tế cho thấy quản lý các lực lượng giáo dục trong nhà trường dễ dàng hơn
các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Từ kết quả này cho thấy nhà trường cần đẩy mạnh
công tác quản lý trên tất cả các mặt, toàn diện cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp tại trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố Hà
nội
2.3.1. Đánh giá thực trạng
Thực trạng về nhận thức các HĐGDNGLL ở các đối tượng được phỏng
vấn, điều tra có khác nhau. Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn nhận thức rất
tốt về vai trò, vị trí, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL. Còn một tỷ lệ nhỏ giáo viên bộ
môn và nhiều học sinh, phụ huynh học sinh chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn về hoạt động
này.
Các hình thức HĐGDNGLL mà trường THPT Ngô Thì Nhậm đã thực hiện cơ bản phù
hợp với tình hình của trường, tuy nhiên cần đa dạng hóa hơn nữa nội dung, phong phú hơn
hình thức thể hiện
Thực trạng mức độ quản lý các mặt nhà trường chưa tốt ở việc phối hợp giữa các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trong việc đánh giá kết quả các HĐGDNGLL.
2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng
- Nhận thức về vai trò HĐGDNGLL của một số giáo viên bộ môn chưa tốt, do chưa
thường xuyên được tập huấn, tham gia vào các HĐGDNGLL.
- Cán em học sinh chưa hiểu rõ về vai trò, tác dụng, bản chất của các HĐGDNGLL
trong việc phát triển toàn diện. Điều này do chưa được đầu tư đúng mức giáo dục nhận thức,
sự phát triển tâm sinh lý chưa đầy đủ, gia đình chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các em được
tham gia và HĐGDNGLL.
- Phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL trong quá
trình học tập và rèn luyện của con em họ bởi chưa được tuyên truyền về HĐGDNGLL.
- Kinh phí và điều kiện vật chất đảm bảo còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng HĐGDNGLL.
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ THÌ NHẬM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp.
Chúng tôi dựa vào 6 nguyên tắc sau để đề xuất ra các biện pháp quản lý HĐGDNGLL tại
trường THPT Ngô Thì Nhậm.
- Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh
trung học phổ thông
- Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm, Thanh trì, thành phố Hà nội.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích kết quả khảo sát thực tế, dựa
vào các nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng
HĐGDNGLL.
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của
HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Giáo viên, học sinh và phụ huynh cần hiểu rõ bản chất, vai trò, tác dụng, nội
dung và các hình thức HĐGDNGLL.
- Nội dung và cách thực hiện: Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng về những vấn đề cơ bản
của công tác quản lý HĐGDNGLL, các chuyên đề lý luận quản lý cho toàn thể các lực lượng
tham gia vào HĐGDNGLL.
Đối với giáo viên, đội ngũ cán bộ Đoàn cần tổ chức học tập đầy đủ điều lệ trường
THPT, nhiệm vụ năm học, chương trình HĐGDNGLL, để giáo viên và đội ngũ cán bộ Đoàn
hiểu rõ trách nhiệm, chức trách, vai trò và vị trí của mình trong tổng thể chương trình
HĐGDNGLL.
Tuyên truyền cho học sinh hiểu vai trò của HĐGDNGLL đối với sự trưởng thành và
phát triển nhân cách. Tổ chức tập huấn chương trình HĐGDNGLL cho cán sự lớp thông qua
các hoạt động mẫu.
Phụ huynh học sinh cần có các buổi gặp mặt riêng, tăng cường lồng ghép trong những
buổi họp PHHS định kỳ để nói về các phương pháp, nội dung, mục tiêu HĐGDNGLL cần đạt
được, khuyến khích họ ủng hộ con em mình tham gia đầy đủ nhiệt tình, có trách nhiệm các
HĐGDNGLL.
3.2.2 Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của tiểu ban
HĐGDNGLL và của giáo viên chủ nhiệm
- Mục tiêu: Quản lý kế hoạch HĐGDNGLL khoa học, cụ thể, tránh chồng chéo, đảm
bảo xây dựng kế hoạch đầy đủ, hoàn chỉnh, thông suốt tới người thực hiện.
- Nội dung và cách thực hiện: Xây dựng toàn bộ chương trình của trường phải căn cứ
vào chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra và sách giáo viên về HĐGDNGLL.
Chương trình cả năm và từng quí phải được quản lý chặt chẽ sẽ giúp cho người quản lý có cái
nhìn bao quát về HĐGDNGLL diễn ra trong một năm, trong từng quí. Quản lý việc xây dựng
kế hoạch theo tháng, phù hợp với chủ đề trong chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT.
Tiểu ban cần định ra kế hoạch cả năm sau đó kế hoạch quí, tháng theo từng chủ đề đã
được hiệu trưởng phê duyệt. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của tiểu ban và tình
hình lớp mình để xây dựng kế hoạch.
3.2.3 Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện kế hoạch chương trình
HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Quản lý tốt tiểu ban, giáo viên, cán bộ Đoàn sẽ giúp xây dựng kế hoạch,
triển khai, giúp đỡ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện các HĐGDNGLL được hiệu quả.
- Nội dung và cách thực hiện: Cần lựa chọn các giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi,
khả năng quản lý tốt, nhiệt tình, tâm huyết tham gia vào chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm
cần nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động
cho lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ đề xuất và sử dụng kinh phí cơ sở vật chất
đảm bảo, tránh lãng phí. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các hoạt động cần thể hiện rõ
sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Cán bộ tiểu ban và cán bộ Đoàn
cần lĩnh hội được tất cả những ý kiến chỉ đạo từ ban giám hiệu. Khi đã có kế hoạch, cán bộ
tiểu ban phải trực tiếp điều hành việc thực hiện, triển khai kế hoạch trên cơ sở liên kết chặt
chẽ với cán bộ Đoàn và giáo viên chủ nhiệm.
3.2.4 Quản lý nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Nội dung cần có tính thẩm mỹ, giáo dục cao. Hình thức đa dạng hấp dẫn, để
phát huy tính tích cực của các đối tượng tham gia.
- Nội dung và cách thực hiện: Luôn đổi mới nội dung và hình thức các chủ đề, đây là
yếu tố thu hút các lực lượng tham gia đặc biệt là các em học sinh. Nội dung bao gồm: các
hoạt động xã hội, hoạt động học tập, hoạt động thể thao văn hóa và hoạt động vui chơi giải
trí. Các dạng hoạt động này có thể tổ chức thành những hoạt động lớn như: hội diễn văn
nghệ, hội khỏe phù đổng, câu lạc bộ hay sân chơi trí tuệ, song cũng có thể lồng ghép trong
một hoạt động chủ đạo nào đó.
3.2.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chương trình HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, để hoạt động đạt kết quả
cao. Tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho các HĐGDNGLL.
- Nội dung và cách thực hiện: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tuy nhiên cần phải biết
sử dụng quản lý cơ sở vật chất để tránh lãng phí. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu phải
xây dựng một kế hoạch dài hạn trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo các
HĐGDNGLL. Kinh phí hoạt động có thể sử dụng từ ngân sách nhà trường hoặc kinh phí từ
quỹ phúc lợi.
3.2.6 Quản lý việc phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào
chương trình HĐGDNGLL.
- Mục tiêu: Phối hợp với phụ huynh, các đoàn thể xã hội tham gia vào các HĐGDNGLL
để hoạt động đạt kết quả cao.
- Nội dung và cách thực hiện: Mỗi một lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đều
có thế mạnh riêng. Nhà trường cần biết tuyên truyền để các lực lượng giáo dục hiểu được vai
trò của các HĐGDNGLL ảnh hưởng đến phát triển nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó,
giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần thống nhất nội dung chương trình, yêu cầu của các
hoạt động đối với học sinh để các lực lượng giáo dục biết, phối hợp hành động, phát huy tiềm
năng, trí tuệ.
3.2.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL
- Mục tiêu: Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL. Khen
thưởng, phê bình, tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra lần sau đạt kết quả tốt
hơn.
- Nội dung và cách thực hiện: Cần xây dựng một tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả công
bằng và mang tính khách quan dựa trên ý thức tham gia và kết quả các hoạt động. Mỗi một
hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù. Tiểu ban chịu trách nhiệm
về những nội dung và hình thức đánh giá, kiểm tra. Khi xây dựng chương trình tiểu ban phải
có ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của hiệu trưởng nhà trường.
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
- Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của HĐGDNGLL.
3.3.2 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
- Số lượng người tham gia khảo nghiệm: 50 người bao gồm ban giám
hiệu, giáo viên, cán bộ Đoàn và tiểu ban.
- Tất cả được phát phiếu in sẵn bao gồm 2 phần tính khả thi và mức độ
cần thiết của các biện pháp. Mức độ cần thiết được chia làm 3 mức được lượng hóa: rất cần
thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm) và ít cần thiết (1 điểm). Tính khả thi được chia làm 3 mức
và cũng được lượng hóa: rất khả thi (3 điểm), khả thi (2 điểm), ít khả thi (1 điểm). Phiếu thu
sẽ được tổng hợp, tính toán và xếp bậc thứ tự để đánh giá.
3.3.3 Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của
HĐGDNGLL
- Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của tiểu ban và của giáo viên
chủ nhiệm
- Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện kế hoạch chương trình HĐGDNGLL
- Quản lý nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
- Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện chương trình HĐGDNGLL
- Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào chương trình HĐGDNGLL
- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm
Có tới 74% đến 88% các giáo viên cho rằng 7 biện pháp chúng tôi đưa ra là rất cần thiết,
không có một giáo viên nào cho rằng 7 biện pháp này không cần thiết. Biện pháp quản lý nội
dung và hình thức HĐGDNGLL được đánh về mức độ cần thiết số 1, biện pháp nâng cao
nhận thức về vai trò của các HĐGDNGLL với sự phát triển toàn diện của học sinh là thứ 2,
còn biện pháp quản lý cơ sở vật chất là biện pháp cần thiết cuối cùng. Tất cả các biện pháp
đưa ra đều được đánh giá rất khả thi và khả thi với tỷ lệ từ 70% đến 92%.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ cần thiết và tính
khả thi của 7 biện pháp chúng tôi đã đề ra. Như vậy hầu hết các ý kiến trưng cầu đều nhất trí
với chúng tôi để các HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao, chúng tôi cần phải thực hiện triệt để 7
biện pháp trên, và các biện pháp này cần phải thực hiện đồng đều, liên tục trong quá trình tổ
chức thực hiện các HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố
Hà nội.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình
giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để hình thành và phát
triển nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng với việc
xây dựng con người mới phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT là một công việc
khó khăn và vất vả. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng các HĐGDNGLL
người cán bộ quản lý cần phải sử dụng rất nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất
trong công tác quản lý. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL góp một phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng HĐGDNGLL, và nhận được sự đồng tình của hầu hết các cán bộ giáo viên chủ
chốt trong trường về đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đã nêu ra. Các
biện pháp đều có những vị trí riêng song cùng phát triển trong mối tổng hòa nhằm nâng cao
chất lượng HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố Hà nội.
Các biện pháp đó là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh
và phụ huynh về vai trò của HĐGDNGLL
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL
của tiểu ban và của GVCN
Biện pháp 3: Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện kế
hoạch chương trình HĐGDNGLL
Biện pháp 4: Quản lý nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL
Biện pháp 5: Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện chương
trình HĐGDNGLL
Biện pháp 6: Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào
chương trình HĐGDNGLL
Biện pháp 7: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình
HĐGDNGLL
2. Khuyến nghị:
2.1 Đối với Sở giáo dục và Đào tạo
Cần chủ động thống nhất chỉ đạo chương trình HĐGDNGLL ở tất cả
các trường THPT. Cung cấp các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về hình thức, nội dung
các HĐGDNGLL. Nên tổ chức các hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về
HĐGDNGLL hàng năm. Thành lập một quĩ riêng cho các hoạt động GDNGLL để giúp đỡ
các trường THPT có khó khăn về mặt cơ sở vật chất.
2.2 Đối với trường THPT Ngô Thì Nhậm
Giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực quản lý, và các kỹ năng tổ chức các hoạt động GDNGLL.
Học sinh cần xác định đúng đắn động cơ học tập, tích cực chủ động học tập, rèn luyện
tính tự giác, tính kỷ luật.
Phụ huynh học sinh nâng cao hiểu biết về vai trò của HĐGDNGLL để tạo điều kiện thời
gian và vật chất cho con em mình tham gia đầy đủ các HĐGDNGLL.
Phối hợp tốt giữa lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả
HĐGDNGLL.
References
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung quản lý giáo dục, 2005, tr.1-9.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 10, 11, 12 trung học phổ thông, HĐGDNGLL, 2008, tr. 12-15.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ năm học 2008-2009, tr.25-30.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ nhà trường phổ thông, 2000, tr. 54-58.
5. Trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ năm học 2009-2010 và kế
hoạch phát triển trường THPT Ngô Thì Nhậm, tr.4.
6. Đặng Quốc Bảo. Ý tưởng của tiền nhân và thông điệp thời đại về phát triển quản lý
giáo dục, 2002, tr.7-10.
7. Khuất Cao Bắc. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường trung học phổ thông huyện Phúc Thọ, Hà Tây trong giai đoạn hiện nay. Luận
văn cao học, 2008, tr. 82-84.
8. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng những cơ sơ lý luận quản lý giáo dục, 2004, tr. 1-5.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng sự phát triển các quan điểm giáo
dục hiện đại, 2005, tr. 4-8.
10. Phạm Minh Hạc. Khoa học quản lý giáo dục, 1999, tr.1-2.
11. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại các
trường trung học phổ thông huyện An Dương, thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Luận văn
cao học, 2008, tr.96-98.
12. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ. Giáo dục học tập 1-2, 1998, tr. 32-36.
13. Phạm Thị Khanh. Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường trung học phổ
thông nội trú Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Luận văn cao học, 2008, tr.81-85.
14. Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữa Tài. Chuyên đề quản lý trường học, 1996, tr.1.
15. Đào Xuân Thái. Biện pháp quản lý tăng cường hoạt động tự học của học sinh trung
học phổ thông tại thành phố Nam Định. Luận văn cao học, 2008, tr. 1-3.
16. Bùi Đức Thảo. Biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội
trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Mỹ Đức, Hà
Tây hiện nay. Luận văn cao học, 2007, tr. 58-64.
17. Tô Trung Tuyền. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường
trung học phổ thông Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Luận văn cao học, 2008, tr.
1-3.
18. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học. Đại học quốc gia Hà nội, 2000, tr.16-19.
Tiếng Anh
19. Bonwell C. and Eison. Active cearning: Creating excitement in the classroom.
Washington University, 1991, pp: 2.
20. Braga W. Evaluating students on internet enhanced engineering course. Boston,
USA, 2002, pp:2-9.
21. Chickering A. and Z. Gamson: Seven principles of good practice. AAHE Bulletin,
March 1987, pp:3-7.
22. Comenxki J.A. Ông tổ của nền sư phạm cận đại. Bản dịch, 1998, pp:4.
23. Felder R. and Brent R. Learning by doing, 2003, pp: 282-283.
24. Graaff E. and Andernach JA. Methods of active learning, 2006, pp:12.
25. Hobin EP et al. A multilevel examination of school and student characteristics
associated with physical education class enrollment among high school students,
2010, pp:43-47.
26. Konđacốp M.I. Cơ sở lý luận của quản lý khoa học giáo dục. Bản dịch, 1984, pp: 1-
4.
27. Neto P., B. Williams, I.S. Carvalho. Cultivating active learning during and outside
class, 2008, pp:1-8.
28. Paulson D.R. and Faust J.L. Active learning for the college classroom, 2007, pp:2-
5.