Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh
viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp trƣờng
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Thị Thanh Vân
Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hậu
Năm bảo vệ: 2007
Abstract. Giới thiệu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học (HĐTH)
của học viên: những khái niệm cơ bản, quan niệm chung về HĐTH, những yêu cầu
về tự học của sinh viên trong xu hƣớng đào tạo theo tín chỉ ở trƣờng đại học. Khái
quát về trƣờng trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội: quá trình hình
thành và phát triển, đặc điểm, đối tƣợng đào tạo của trƣờng. Đánh giá thực trạng
công tác quản lý của Trƣờng, Khoa về HĐTH của sinh viên tại khoa ngôn ngữ và
văn hóa Pháp. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH của sinh viên khoa Ngôn
ngữ và văn hóa Pháp, trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay nhƣ: nâng cao ý thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng
đắn cho sinh viên đối với HĐTH, tổ chức các hoạt động nhằm bồi dƣỡng và rèn
luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của
giảng viên nhằm tăng cƣờng tính tích cực tự học của sinh viên, đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của sinh viên nhằm kích thích HĐTH, đảm bảo
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐTH của sinh viên
Keywords. Hoạt động tự học; Ngoại ngữ; Quản lý giáo dục; Trƣờng Đại học Ngoại
ngữ
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự học là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi công dân nói chung, thế hệ trẻ,
sinh viên nói riêng. Tự học là một thuộc tính vốn có của con ngƣời, là con đƣờng phát triển
nội lực của mỗi cá nhân, của dân tộc, động lực chính của quá trình giáo dục - đào tạo. Sinh
thời, Hồ Chủ tịch đã từng nói: “ Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Đảng và Nhà nƣớc ta
luôn coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, coi đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội lần VIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Tập
trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học
sinh”. Đại hội lần thứ IX của Đảng lại tiếp tục chỉ đạo ngành GD - ĐT : “ Phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh – sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện
học vấn và tay nghề…”. Khi bàn về vấn đề tự học, giáo sƣ Tạ Quang Bửu cũng đã viết: “ Tự
học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng sự sáng tạo. Ai
giỏi tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến xa.”
Tự học đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với giáo dục và đào tạo nƣớc ta. Hoạt động tự
học có ý nghĩa quyết định biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Đặc biệt đối với trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội là một trong ba
trƣờng thành viên của Đại học Quốc gia Hà nội đang chuẩn bị chuyển đổi từ học chế niên chỉ
sang học chế tín chỉ thì vấn đề tự học càng trở nên là vấn đề đặc biệt quan tâm, để đào tạo ra
đƣợc những “ sản phẩm” hoàn hảo, những con ngƣời sẽ làm chủ tƣơng lai đất nƣớc. Để hoàn
thành sứ mệnh vinh quang ấy thì trong quá trình học tập, những sinh viên này, cần phải có
khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tự cập nhật tri thức, biết cách biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Nhƣng qua thực tiễn công tác cùng với những quan sát và kết quả điều tra, đánh giá
chúng tôi nhận thấy sinh viên chƣa thực sự tự giác trong học tập, rất thờ ơ với việc trang bị
kiến thức, học tập còn mang tính chiếu lệ, chỉ cốt để trải qua thi cử. Nguyên nhân một phần
cũng do sinh viên chƣa có đƣợc những phƣơng pháp và kỹ năng học tập ở bậc đại học do vậy
kết quả tự học của sinh viên còn thấp.
Chính vì vậy tôi đã chọn hƣớng nghiên cứu với tên đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt
động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trường Đại học Ngoại ngữ -
Đaị học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ở khoa Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý quá trình dạy học ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp
trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn
ngữ và Văn hoá Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn
hoá Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội.
- Đề xuất các biện pháp tăng cƣờng hoạt động tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo ở khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
nội trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên một cách khoa
học, hệ thống và phù hợp thì chất lƣợng hoạt động học tập của sinh viên sẽ đƣợc nâng cao và
đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Khoa Ngôn ngữ
và Văn hoá Pháp Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2002-
2003 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Thu thập, nghiên cứu, phân tích xử lý tài liệu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp điều tra bảng hỏi, phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm,
phƣơng pháp chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
Sử dụng toán học thống kê để xử lý số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn dự
kiến trình bày trong 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của sinh viên
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá
Pháp trƣờng Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội trong giai đoạn hiện nay
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm về sinh viên
Theo X.L. Rubinsen quan niệm: “ sinh viên” là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt
đƣợc đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng để chuẩn bị cho hoạt động lao động và sản
xuất vật chất cho xã hội. Nhóm sinh viên rất cơ động đƣợc tổ chức thoe một mục đích xã hội
nhất định nhằm chuẩn bị thực hiện vai trò xã hội với trình độ nghề nghiệp cao trong các lĩnh
vực xã hội, sinh viên là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ tri thức đƣợc đào tạo thành ngƣời lao
động có tay nghề cao tham gia hoạt động tích cực.
1.2.2. Khái niệm về tự học
Tự học là học khi có thầy và cả khi không có thầy, ngƣời học biết tự xác định mục tiêu, tự
lập kế hoạch, tự đánh giá việc học tập của bản thân. Tự học là học mà không cần có sự giám
sát bên ngoài. Tự học là “ tự động học tập”, nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao
trong quá trình lĩnh hội khái niệm khoa học của ngƣời học.
Tự học – là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ ( quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp ( khi phải sự dụng công cụ) cùng các phẩm chất
của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan ( tính trung thực, khách
quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, chiếm lĩnh một lĩnh vực
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.[ 32,59]
1.2.3. Khái niệm về quản lý
Hoạt động quản lý là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (
ngƣời quản lý) đến khách thể quản lý ( ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ
chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức. [ 9 ,1 ]
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của cá nhân
nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành
một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời
gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tƣ cách thực hành thì cách quản lý
là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học. [ 21,33]
1.2.4. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với
quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục
của Đảng. Thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng XHCN, mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái
mới về chất. [ 30,35]
1.2.5. Khái niệm về quản lý nhà trường
Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu
giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh. [ 18, 61]
1.3. Quan niệm chung về hoạt động tự học
1.3.1. Vị trí, vai trò của sinh viên trong tự học
Hoạt động tự học luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của
mỗi ngƣời. Bàn về vai trò của tự học nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã phát biểu: “ Tự học tự
đào tạo là con đƣờng phát triển suốt đời mỗi con ngƣời trong điều kiện kinh tế xã hội nƣớc ta
hiện nay và mai sau, đó cũng là truyền thống quý báu của ngƣời Việt nam và dân tộc Việt
nam. Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục đƣợc nâng cao khi tạo ra đƣợc năng lực sáng tạo của
ngƣời học, khi biến đƣợc quá trình giáo dục thành tự giáo dục,” [29]
1.3.2. Đặc điểm của sinh viên trong tự học
Nét đặc trƣng cơ bản về hoạt động học tập của sinh viên là sự tập trung căng thẳng về trí tuệ,
sự hứng thú, say mê về cảm xúc và thái độ đúng đắn trong học tập. Hoạt động tự học của sinh
viên có vai trò quan trọng quyết định tới quá trình nhận thức, nó mang đủ những đặc trƣng cơ
bản của hoạt động tự học nói chung, đó là quá trình sinh viên tự giác, tự lực, tích cực dƣới sự
hƣớng dẫn của giáo viên để sinh viên có thể chiếm lĩnh những tri thức khoa học ở một lĩnh
vực chuyên môn nào đó bằng hành động của chính mình nhằm đạt đƣợc mục tiêu đào tạo.
1.3.3. Hoạt động dạy – học ở đại học
Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất của hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động
lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực sáng tạo của trò, nhằm làm cho trò đạt đƣợc mục đích dạy
học. [34, 91]
Quá trình dạy – học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản: thầy ( dạy), trò ( tự
học), tri thức. Ba thành tố này luôn tƣơng tác với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn
nhau rheo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình tự
học của trò làm cho dạy học công hƣởng với tự học tạo ra chất lƣợng và hiệu quả trong giáo
dục.
1.4. Quản lý hoạt động tự học tự học của sinh viên
1.4.1. Đặc điểm của công tác quản lý hoạt động tự học
Theo lý luận về quản lý thì bất kỳ một hoạt động quản lý nào cũng bao gồm: chủ thể quản lý
và đối tƣợng bị quản lý.
Quản lý hoạt động tự học có liên quan đến việc trao đổi thông tin và có mối liên hệ
ngƣợc.Thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý. Trong quản lý hoạt
động tự học, thông tin là các tín hiệu mới đƣợc thu nhận, đƣợc hiểu, đƣợc cho là có ích trong
quản lý hoạt động tự học. Trên cơ sở những thông tin, chủ thể quản lý tính toán, xử lý kịp
thời đƣa ra những quyết định quản lý là những nội quy, quy định của nhà trƣờng về học tập
nói chung và tự học nói riêng.
Trong hoạt động tự học thì chủ thể trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên là
những bộ phận chịu trách nhiệm tác động vào quy trình tự học của sinh viên theo quy định
của Bộ Giáo dục và đào tạo.
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động tự học
Mọi hoạt động quản lý đều xuất phát từ mục tiêu quản lý. Mục tiêu quản lý hoạt động tự học
của sinh viên là làm cho quá trình tự học đƣợc vận hành đồng bộ, có hiệu quả nhằm nâng cao
chất lƣợng học tập
- Về nhận thức
- Về thái độ
- Về hành vi
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tự học
- Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên
- Quản lý kế hoạch tự học của sinh viên
- Quản lý nội dung, phƣơng pháp tự học của sinh viên
- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên
- Kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên
1.4.4. Biện pháp quản lý hoạt động tự học
- Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự học cho sinh viên và giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch tự học cho sinh viên.
- Xây dựng quy định, nội quy về hoạt động tự học của sinh viên.
- Tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.
1.4.5. Các nhân tố tham gia quản lý quá trình tự học của sinh viên.
- Các lực lƣợng quản lý bên trong nhà trƣờng:
- Các lực lƣợng quản lý bên ngoài nhà trƣờng
1.5. Những yêu cầu về tự học của sinh viên trong xu hướng đào tạo theo học chế tín chỉ
ở trường đại học.
1.5.1. Tín chỉ
1.5.2. Phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ.
1.5.3. Quản lý dạy và học theo học chế tín chỉ
1.5.4. Những yêu cầu về tự học trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ PHÁP, TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
2.1. Khái quát về trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
2.1.1. Quá trình thành lập trường
Năm 1955, Trƣờng Ngoại ngữ đặt tại khu Việt nam Học xá ( Bạch mai – Hà nội )
đƣợc thành lập theo đề nghị của Bộ Giáo dục và đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý. Ngày 5
tháng 9 năm 1955, Trƣờng khai giảng khoá học đầu tiên. Năm 1958, Trƣờng Đại học Ngoại
ngữ đƣợc sát nhập vào Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội và trở thành khoa Ngoại ngữ, đến
năm 1963 phát triển thành 4 khoa ngoại ngữ: Khoa Nga văn, Khoa Anh văn, Khoa Trung
văn, Khoa Pháp văn.
Ngày 14 tháng 8 năm 1967, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 128/CP thành lập
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ Hà nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ đƣợc tách ra từ
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội.
Ngày 10 tháng 12 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học
Quốc gia Hà nội trên cơ sở sát nhập 3 trƣờng đại học: Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà nội,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội và Trƣờng Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ Hà nội. Là thành
viên của Đại học Quốc gia Hà nội, năm 1995 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ Hà nội
đƣợc đổi tên thành Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ
2.1.3. Đặc điểm, đối tượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
nội.
- Đào tạo cử nhân ngoại ngữ hệ chất lƣợng cao, hệ chính quy: 04 năm
- Đào tạo Thạc sỹ: 02 năm
- Đào tạo tiến sĩ: 04 năm
- Đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm: 04 năm
- Đào tạo chuyên ngành 2: 4 năm
Ngoài ra, trƣờng còn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo viên phổ thông
trong cả nƣớc.
2.2. Thực trạng công tác quản lý của Trường, Khoa về hoạt động tự học của sinh viên
khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp
2.2.1. Tình hình chung
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp là đơn vị lớn của Trƣờng, là trung tâm đào tạo giáo
viên và cán bộ biên phiên dịch tiếng Pháp trình độ cử nhân, thạc sỹ lớn nhất Việt nam và
trong khu vực Đông nam á - Châu á Thái Bình Dƣơng. Đây cũng là nơi thƣờng xuyên tổ chức
đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên các trƣờng đại học và giáo viên phổ thông trong cả nƣớc.
Về cơ sở vật chất, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp cũng là khoa duy nhất có khu
học riêng biệt với 32 phòng học cho sinh viên, 6 phòng chuyên môn cho tổ bộ môn, khu
Trung tâm thƣ viện đƣợc Pháp trang bị với rất nhiều tài liệu và trang thiết bị hiện đại, cùng
với 6 phòng cho Ban chủ nhiệm cùng các cán bộ quản lý. Phải nói rằng khoa Pháp là đơn vị
duy nhất có đƣợc cơ sở vật chất nhƣ vậy và đây cũng là một trong những điều kiện để dạy và
học đƣợc đạt kết quả tốt.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Pháp
2.2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tác dụng và vai trò cần thiết của hoạt động tự học
Ở Khoa Pháp Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGH, đa số sinh viên đều có nhận thức
đúng về tác dụng của hoạt động tự học ở Trƣờng Đại học, sinh viên cũng thấy đƣợc sự cần
thiết của các hoạt động chủ yếu trong quá trình học tập của sinh viên: học trên lớp, học ở nhà/
ký túc xá, học trên thƣ viện hay các hoạt động bổ trợ cũng rất quan trọng và có tác dụng và
đem lại hiệu quả khá cao trong học tập đối với sinh viên nhƣ: làm gia sƣ, biên phiên dịch,
giao lƣu tại các câu lạc bộ tiếng…. Tuy nhiên cũng còn không ít sinh viên chƣa nhận thức rõ
và động cơ tự học đúng đắn, họ vẫn chỉ học mang tính chất đối phó để thi cử.
2.2.2.2. Thực trạng về cách thức và hiệu quả tự học
+ Hoạt động tự học trong giờ lên lớp
Hoạt động học tập trong giờ lên lớp đƣợc sinh viên thực hiện khá nghiêm túc. Trong
quá trình học tập các em lên tƣơng đối đầy đủ, đúng giờ, rất ít sinh viên chốn tiết, bỏ giờ. Tuy
nhiên trong quá trình học tập trên lớp, cách lĩnh hội tri thức chủ yếu vẫn là thụ động theo lối
dạy truyền thống một chiều “ thầy cung cấp, trò ghi nhớ” , sinh viên chủ yếu thu nhận kiến
thức theo kết luận của giáo viên trong bài giảng. Sinh viên ít chủ động nêu vấn đề, ít vận
dụng tƣ duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến
thức trong phạm vi bài giảng cũng nhƣ trong cả chƣơng trình môn học.
+ Hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp
* Thực trạng việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
Đa số sinh viên có lập kế hoạch học tập, nhƣng chủ yếu theo tuần 60 %, chỉ có 20 %
lập kế hoạch theo tháng, có 12 % lập kế hoạch theo kỳ và chỉ có 7 % lập kế hoạch theo năm,
3% lập kế hoạch theo toàn khoá học.
Mặc dù sinh viên có đƣa ra kế hoạch học tập nhƣng phần lớn các em cho rằng mình
không thực hiện đƣợc kế hoạch học tập đã đề ra là và tự đánh giá mình thực hiện tốt kế
hoạch học tập cho chính mình, còn không ít sinh viên tự nhận là mình không thực hiện kế
hoạch học tập đã đề ra.
* Thực trạng về hình thức và địa điểm học tập
Trong quá trình học tập thì hoạt động tự học của sinh viên còn đƣợc thực hiện thông
qua các hoạt động tập thể. Các hoạt động tập thể của sinh viên đƣợc tổ chức theo nhiều hình
thức nhƣ: các buổi hội thảo, báo cáo, trao đổi kinh nghiệm học tập, các cuộc thi do khoa, chi
đoàn giáo viên tổ chức. Nhƣng trên thực tế, trong các hoạt động chƣa phải tất cả sinh viên
tham gia, phát huy, tận dụng để tự học có hiệu quả.
Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng sinh viên về nhận thức còn tách rời, đối lập môi
trƣờng xã hội với môi trƣờng nhà trƣờng, về hoạt động tự học sinh viên còn lúng túng, thụ
động, mang tính chủ quan chứ chƣa biết tận dụng, chủ động để tự học hỏi, tự chiếm lĩnh tri
thức.
+ Tự học ở thƣ viện
Trên thực tế mới chỉ có 20% sinh viên khoa Pháp lên thƣ viện đọc sách. Điều đó
chứng tỏ rằng phần lớn sinh viên chƣa thấy tác dụng của nguồn tài liệu quý giá này.
+ Về cách thức và nội dung tự học:
Về động cơ tự học, về hình thức tự học, nội dung tự học, cách thức, phƣơng pháp tự
học, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập
2.2.3. Thực trạng quản lý của Trường, khoa đối với hoạt động tự học của sinh viên khoa
Pháp
2.2.3.1. Thực trạng về giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự học, tự thúc đẩy hoạt động
tự học của sinh viên
Các hình thức, biện pháp giáo dục thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên nhƣ: giáo
dục truyền thông, nâng cao nhận thức và mục tiêu yêu cầu đào tạo, kích thích hứng thu học
tập và xây dựng bầu không khí tự học tích cực trong tập thể sẽ giúp học hình thành động cơ,
thái độ tự học đúng đắn và từ đó sinh viên sẽ ham muốn và say mê nghiên cứu nhằm thoả
mãn nhu cầu hiểu biết của mình.
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục nâng cao nhận thức về tự học, thúc đẩy
hoạt động tự học của sinh viên đƣợc trƣờng, Khoa quan tâm tổ chức thực hiện
- Giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức
- Xây dựng bầu không khí học tập
2.2.3.2. Thực trạng quản lý phương pháp tự học
Quản lý phƣơng pháp tự học của sinh viên là hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên
giúp sinh viên đạt hiệu quả cao trong tự học. Việc quản lý phƣơng pháp tự học cuả sinh viên
thông qua: Việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phƣơng pháp dạy học tích cực, phƣơng pháp
hƣớng dẫn tự học, hƣớng dẫn sinh viên các kỹ năng tự học cơ bản nhƣ nghe, viết, phân tích,
tổng hợp, khái quát…
Nhà trƣờng, Khoa đã tích cực tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tập
huấn về đổi mới phƣơng pháp dạy học cho sinh viên. Bên cạnh đó còn trang bị rất nhiều tài
liệu, phƣơng tiện dạy học hiện đại để giáo viên có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của tự học của
sinh viên trong bối cảnh hội nhập.
2.2.3.3. Thực trạng Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả tự học
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong công tác quản lý, đặc
biệt là quản lý học tập của sinh viên. Tuy nhiên trong thực tế công tác kiểm tra đánh giá đạt
kết quả không cao và còn nhiều bất cập. Nhìn chung sinh viên chƣa kết hợp tự kiểm tra với
kiểm tra kết quả tự học, chƣa có khả năng tự kiểm tra hoạt động học tập nói chung và hoạt
động tự học nói riêng của chính bản thân sinh viên. Hơn nữa, các đề thi giữa kỳ, hết học phần
chƣa liên quan nhiều đến nội dung tự học, tự nghiên cứu mà vẫn chủ yếu kiểm tra học thuộc
trong giáo trình nên chƣa đánh giá đúng đƣợc kết quar tự học của sinh viên. Bên cạnh đó,
công tác coi, chấm thi chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa nghiêm túc và khách quan. Chính những bất
cập này đã có tác động xấu đến quá trình và kết quả tự học của sinh viên.
2.2.3.4. Quản lý cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là điều kiện thƣờng xuyên, tất yếu của quá trình giảng dạy và học tập,
là yếu tố tiền đề cho việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học. Khoa Pháp là một khoa lớn
của Trƣờng với khu học tập riêng biệt, khu thƣ viện và phòng học máy hiện đại với hàng
ngàn đầu sách, tài liệu, giáo trình phcụ vụ cho quá trình đào tạo. Tuy nhiên các phòng học
tiếng chƣa đƣợc cập nhật những giáo trình, tài liệu mới, băng, đĩa nên đã làm hạn chế chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên và sinh viên.
2.2.4. Nhận xét chung
Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế, những nguyên nhân của thực trạng trên là:
- Do sinh viên chƣa có nhận thức và động cơ đúng đắn về tự học
- Do sinh viên chƣa đƣợc rèn kỹ năng tự học
- Do hình thức và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá
- Do tác động của ngoại cảnh
- Do giảng viên không yêu cầu cao về tự học.
- Do công tác quản lý về tự học chƣa đƣợc quan tâm đúng mức
- Phƣơng thức học theo tín chỉ còn mới mẻ với sinh viên
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HOÁ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ & Văn hoá
Pháp – Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn cho
sinh viên đối với hoạt động tự học.
a. Mục đích- ý nghĩa
Hoạt động của cá nhân đạt hiệu quả cao chỉ khi cá nhân tự giác phát huy hết khả năng,
năng lực của bản thân. Muốn vậy, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn về tự học bởi vì nhận
thức của mỗi ngƣời đó chính là kim chỉ nam định hƣớng cho mọi hoạt động của cá nhân
trong quá trình đào tạo. Để nâng cao nhận thức, động cơ, thái độ học tập cho sinh viên nhà
Trƣờng, Khoa cần tổ chức các nội dung dƣới đây.
b. Nội dung biện pháp
+ Tổ chức tốt việc giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên
+ Biểu dƣơng thành tích – xây dựng gƣơng điển hình
+ Rèn luyện ý thức tự giác, tăng cƣờng nề nếp – kỷ cƣơng trong học tập
Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự
học cho sinh viên.
a. Mục đích – ý nghĩa
Kỹ năng tự học là yếu tố nền tảng giúp sinh viên tự học đạt kết quả. Chất lƣợng và
hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên sẽ đƣợc nâng lên nếu sinh viên đƣợc trang bị một hệ
thống kỹ năng tự học. Nếu để sinh viên tự phát, tự tích luỹ dần các kỹ năng tự học trong quá
trình học tập thì sinh viên phải mất nhiều thời gian tự tìm hiểu, nghiên cứu về phƣơng pháp
và kỹ năng tự học trong khi đó thời gian học tập tại trƣờng là có hạn. Chính vì vậy, việc tổ
chức, hƣớng dẫn và bồi dƣỡng chọn sinh viên hệ thống các phƣơng pháp, kỹ năng tự học, tự
đào tạo để sinh viên có khả năng tiến hành tự học đạt hiệu quả là biện pháp tốt nhất để nâng
cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, của khoa.
b. Nội dung biện pháp
+ Công tác xây dựng kế hoạch
Kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng kỹ năng tự học cho sinh viên phải đƣợc
lập và thông qua Hội đồng nhà trƣờng ngày từ đầu năm học. Cần xác định rõ nội dung, hình
thức tổ chức, thời điểm tổ chức, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị chức năng trong việc
tổ chức các hoạt động cho sinh viên.
+ Công tác chỉ đạo
Chỉ đạo các khoa đào tạo, các phòng ban chức năng liên quan, giáo viên chủ nhiệm
các lớp tổ chức các hoạt động chuyên môn hƣớng tới mục tiêu bồi dƣỡng năng lực và phƣơng
pháp tự học cho sinh viên, khơi dậy tính tích cực, tự giác học tập tạo ra phong trào tự học
trong toàn trƣờng.
+ Bồi dưỡng các kỹ năng
* Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học
Tự học là hoạt động có tính mục đích đòi hỏi ý thức tự giác cao, thể hiện tính kế
hoạch cao độ của ngƣời học. Để tự học đạt đƣợc hiệu quả mỗi sinh viên phải xây dựng cho
mình kế hoạch học tập. Một bản kế hoạch tự học tốt phải đảm bảo hai yếu tố: tính khoa học
và tính khả thi đƣợc thể hiện qua sự bố trí, sắp xếp công việc, phân phối thời gian, xác định
phƣơng pháp thực hiện, mức độ hoàn thành.
+ Các loại kế hoạch tự học: dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
+ Một số yêu cầu khi lập kế hoạch tự học
+ Quy trình lập kế hoạch
+ Giáo viên tổ chức cho sinh viên lập kế hoạch
* Kỹ năng đọc sách, ghi chép tài liệu
+ Trong quá trình đọc sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Đọc sách phải có mục đích rõ ràng
- Phải biết cách chọn sách và tài liệu thích hợp
- Khi đọc sách phải tích cực tƣ duy
- Phải có kỹ năng và tốc độ đọc hợp lý
+ Trong quá trình ghi chép sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Đọc và ghi chép những điều đã đọc luôn đi liền với nhau giúp cho giúp cho ngƣời đọc nâng
cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian đọc sách.
- Có nhiều cách ghi chép : ghi chép theo kiểu đề cƣơng, kiểu trích dẫn, theo luận đề…tuỳ
thuộc vào mục đích đọc sách mà sinh viên chọn phƣơng pháp ghi chép phù hợp.
* Kỹ năng khái quát hoá - hệ thống hoá
+ Kỹ năng khái quát hoá: Kỹ năng khái quát hoá diễn ra theo 2 con đƣờng
- Con đƣờng quy nạp: Từ những yếu tố sự vật lẻ tẻ, riêng lẻ đi đến cái chung khái quát lên cả
nhóm.
- Con đƣờng diễn dịch: Từ những cái chung đại diện cho nhóm tiến hành xem xét, áp dụng
cho từng cá thể riêng lẻ.
Trong quá trình tự học sinh viên phải sử dụng cả 2 con đƣờng. Bằng con đƣờng quy
nạp giúp sinh viên tìm hiểu và lĩnh hội đƣợc những khái niệm, định luật, quy tắc trong những
sự vật hiện tƣợng riêng lẻ. Băng con đƣờng diễn dịch sinh viên sẽ cụ thể hoá những tri thức
đã đƣợc khái quát để áp dụng làm bài tập thực hành ứng dụng trong từng trƣờng hợp cụ thể.
+ Kỹ năng hệ thống hoá: Hệ thống hoá là thao tác trí tuệ nhằm sắp xếp các đối tƣợng riêng
lẻ theo một trật tự logic nhất định.
Để hình thành kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức trong quá trình tự học
sinh viên phải thực hiện theo các quy trình dƣới đây:
- Đọc toàn bộ tài liệu, giáo trình có định hƣớng cụ thể với những tri thức trong tài liệu cần
nghiên cứu.
- Sử dụng các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát để tách những dấu hiệu chung
bản chất đƣa vào một nhóm.
- Xác định mối liên hệ giữa chúng.
- Chọn sơ đồ, bảng biểu để diễn tả những mối qua hệ đã đƣợc xác định.
* Kỹ năng nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là nhằm tìm ra một lời giải cho một tình huống có vấn đề, lời
giải đó có thể là một thông tin hay phƣơng pháp mới. Đối với sinh viên nghiên cứu khoa học
sinh viên chủ yếu dƣới dạng “ Tập dƣợt nghiên cứu khoa học” để giúp sinh viên tiếp cận với
quá trình nhận thức của các nhà khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học là nhiệm
vụ cần thiết không thể thiếu đƣợc đối với sinh viên nhất là sinh viên ngoại ngữ.
Các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên: Bài tập nghiên cứu,tiểu luận, khóa luận.
* Kỹ năng thực hành luyện tập
Nhóm kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên có khả năng vận dụng thành thạo tri thức đã
học để giải quyết các bài tập ứng dụng, thực hành hoặc giải quyết các tình huống trong quá
trình hoạt động thực tiễn. Trong quá trình học tập tại trƣờng sinh viên luôn đƣợc trƣờng, khoa
quan tâm bồi dƣỡng kỹ năng này. Nhóm kỹ năng thực hành luyện tập bao gồm:
- Kỹ năng vận dụng lý thuyết đã học vào giải các bài tập thực hành.
- Kỹ năng thực hành tại các phòng học tiếng.
* Kỹ năng nghe giảng – ghi chép bài
Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tự học của
sinh viên nhất là sinh viên ngoại ngữ bởi vì sinh viên có hiểu đƣợc bài trên lớp, ghi chép
đƣợc đầy đủ nội dung chính của bài thì sinh viên mới có tƣ liệu để thực hiện hoạt động tự học
* Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học
Tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học có vai trò hết sức quan trọng giúp cho
ngƣòi học nắm đƣợc mối liên hệ ngƣợc trong quá trình tự học, giúp cho ngƣời học luôn đi
đúng hƣớng, đạt đƣợc mục đích đề ra, kích thích tính tích cực tự học của sinh viên. Thông
qua tự kiểm tra, tự đánh giá giúp cho sinh viên nhận ra những yếu kém để tự điều chỉnh hoạt
động tự học của mình.
+ Các hình thức tự kiển tra, tự đánh giá hoạt động tự học của sinh viên
+ Quy trình thực hiện tự kiểm tra, tự đánh giá
+ Giáo viên giúp đỡ sinh viên tổ chức tự kiểm tra, tự đánh giá
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên nhằm tăng cường tính tích
cực tự học của sinh viên.
a. . Mục đích - ý nghĩa
Cải tiến phƣơng pháp dạy học chính là biến từ lối dạy thụ động truyền thụ một chiều (
thầy dạy – trò ghi nhớ) sang phƣơng pháp dạy học tích cực lấy ngƣời học làm trung tâm. Đặc
biệt trong thời đại đang bùng nổ thông tin và hội nhập, sinh viên có thể tiếp nhận và sàng lọc
thông tin. Thầy phải rèn cho sinh viên thói quen, phƣơng pháp tự học, cách lựa chọn vấn đề
tự học, cách giải quyết những vấn đề thực tiễn có nghĩa là thầy phải dạy cho sinh viên cách tự
bồi dƣỡng, tự học tập tiến tới học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu của thời đại.
b. Nội dung biện pháp
* Đối với cán bộ lãnh đạo cấp Trường, Khoa, bộ môn
+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc cải tiến phƣơng pháp dạy học cho cán bộ,
giảng viên thông qua các hình thức:
- Sinh hoạt chính trị về nhiệm vụ năm học.
- Tổ chức các buổi chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp dạy học.
- Phong trào “ Phát huy sáng kiến, cải tiến phƣơng pháp dạy học.
+ Bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cho cán bộ đơn vị mình quản lý:
- Bố trí thời gian và tạo điều kiện về vật chất và tinh thầm đẻ giảng viên tự rèn luyện và bồi
dƣỡng chuyên môn.
- Mời chuyên gia giỏi về phƣơng pháp dạy học phổ biến giúp đỡ giảng viên tổ chức thực
hiện.
- Tổ chức cho giảng viên đi học nƣớc ngoài để tiếp thu lĩnh hội những phƣơng pháp dạy học
hiện đại của các nƣớc trên thế giới.
- Trang bị cơ sở vật chất nhƣ trang thiết bị hiện đại, tài liệu tham khảo mới, cập nhật về nội
dung để giảng viên nghiên cứu.
+ Tăng cường các biện pháp quản lý hành chính:
- Tăng cƣờng kiểm tra chuyên môn, dự giờ, đánh giá xếp loại giờ giảng.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đều đặn theo đúng kế hoạch.
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất trong công tác giảng dạy.
- Cần tổ chức hội nghị tổng kết về công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để rút ra bài học
kinh nghiệm.
* Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giảng dạy
- Lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp dạy học thích hợp
- Cải tiến biên soạn bài giảng
- Thay đổi phƣơng pháp truyền đạt kiến thức
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa thầy và trò trong quá trình lên lớp.
- Giảng viên hƣớng dẫn sinh viên làm bài tập ở nhà
Biện pháp 4: Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động tự học của sinh
viên.
a. Mục đích - ý nghĩa:
Cơ sở vật chất trang thiết bị học trƣờng học là một thành tố quan trọng của qúa trình
dạy học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đổi mới
phƣơng pháp dạy học. Để nhà trƣờng phát triển và đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo ra
những giảng viên ngoại ngữ cho cả nƣớc thì càng đòi hỏi phải đầu tƣ và sử dụng hiệu quả cơ
sở vật chất –trang thiết bị cho hoạt động dạy học
b. Nội dung và biện pháp thực hiện
+ Xây dựng đề án phát triển trƣờng từ nay đến năm 2020
+ Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học
+ Củng cố và nâng cấp thƣ viện
Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên nhằm
kích thích hoạt động tự học.
a. Mục đích – ý nghĩa
Kiểm tra đánh giá là 1 trong 4 chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong quá trình
quản lý chuyên môn nói riêng và quản lý trƣờng học nói chung. Lý luận dạy học cũng nhƣ
thực tiễn cho thấy kiểm tra, đánh giá giúp giảng viên có thể phát hiện thực trạng và kết quả
học tập của sinh viên, làm cơ sở thực tế để giảng viên điều chỉnh và hoạt động dạy cũng nhƣ
hoạt động học của sinh viên giúp sinh viên tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của
mình.
b. Nội dung biện pháp
- Nâng cao nhận thức cho mọi lực lƣợng trong toàn trƣờng về vai trò và tầm quan trọng của
việc kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của sinh viên.
- Đổi mới hiình thức và phƣơng thức kiểm tra
- Đổi mới công tác ra đề thi, chấm thi
Biện pháp 6: Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm
a. Mục đích – ý nghhĩa
Thi đua, khen thƣởng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý nói chung,
hoạt động quản lý của nhà trƣờng nói riêng, là đòn bẩy có khả năng khơi dậy tiềm năng của
các nguồn lực, thu hút mọi lực lƣợng tham gia, tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu đào
tạo. thông qua thi đua, khen thƣởng kích thích mọi ngƣời cùng hăng hái cố gắng vƣơn lên
trong giảng dạy và học tập, phấn đấu vƣơn lên đạt thành tích cao nhất qua đó sẽ tạo ra một
lực cộng hƣởng mạnh hơn nhiều so với lực của các thành phần. Làm tốt công tác thi đua khen
thƣởng sẽ xây dựng đƣợc niềm tin, thúc đẩy đƣợc hành động làm cho mọi ngƣời đều cố gắng
phấn đấu vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
b. Nội dung và biện pháp thực hiện
+ Chỉ đạo việc chuẩn bị phát động phong trào thi đua
- Phát động phong trào thi đua
- Phong trào thi đua của khối cán bộ giảng viên:
- Phong trào thi đua khối sinh viên:
+ Chỉ đạo, theo dõi và duy trì các phong trào thi đua
Để đƣa các phong trào thi đua đi vào nề nếp, tránh tình trạng thi đua kiểu hình thức “ đầu voi
- đuôi chuột” thì công tác tổ chức, theo dõi, kiểm tra và uốn nắn trong quá trình phát động
phong trào hết sức quan trọng.
+ Tổng kết các phong trào thi đua
- Tổng kết phong trào thi đua phải đƣợc tiến hành kịp thời đúng kế hoạch. Trong tổng kết
phong trào thi đua không chỉ đánh giá những mặt mạnh đã đạt đƣợc mà còn phải chỉ ra những
mặt yếu của phong trào để tìm ra nguyên nhân khắc phục. Kết quả thi đua là cơ sở cộng điểm
rèn luyện để xét học bổng, các quỹ học bổng khuyến học do quỹ tài trợ, gƣơng mặt trẻ tiêu
biểu các cấp.
- Tổ chức khen thƣởng phải đƣợc tổ chức trong các buổi lễ long trọng, có ý nghĩa, trang
nghiêm nhằm khơi dậy tinh thần thi đua sôi nổi, nghiêm túc trong Khoa.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động tự học
6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự học mà tác giả đã nêu ở chƣơng 3 có vai trò
hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên toàn
trƣờng nói chung hay sinh viên Khoa Pháp nói riêng. Các biện pháp quản lý mà tác giả nêu ra
chính là các yếu tố khách quan có tác dụng rất lớn để thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự học
của sinh viên. Mỗi biện pháp có 1 vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình
vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc
đẩy nhau cùng phát triển do vậy các biện pháp quản lý không tách rời, độc lập mà chúng có
mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau ràng buộc lẫn nhau.
3. 4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động
tự học của sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp – Trƣờng Đại học Ngoại ngữ -
ĐHQGHN, chúng tôi đƣa ra 6 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả
hoạt động tự học của sinh viên nhà trƣờng. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chƣa có điều kiện
thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng
tôi đã lấy ý kiến trƣng cầu của cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trƣờng.
Thu nhận ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên từ phiếu trả lời và qua trao đổi
thêm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã trình bày. Tất cả các ý kiến đều thống
nhất trong nhận định là cả 6 biện pháp mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi
cao ( từ 86.6% trở lên), tuy con số tỷ lệ cao cũng có thay đổi ở từng biện pháp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu ở các chƣơng trên, luận văn đã hoàn thành mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:
1. Kết luận
1.1. Sinh viên khoa Pháp Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN có khả năng và thói quen
tự học, phần lớn các em có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của tự học. Tuy nhiên
khả năng tự học chƣa cao và chƣa đồng đều là do nguyên nhân các em chƣa tích cực, chủ
động tham gia vào cac hoạt động tự học, chƣa có phƣơng pháp và chƣa có ký năng tự học.
Giáo viên trong qúa trình giảng dạy chƣa quan tâm, chú ý bồi dƣỡng và nâng cao năng lực tự
học cho sinh viên.
1.2. Từ những thực trạng về hoạt động tự học và quản lý của hoạt động tự học của sinh viên
khoa Pháp Trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý
nhƣ đã trình bày ở chƣơng III và tóm tắt có 6 nhóm biện pháp nhƣ sau:
* Nhóm biện pháp thứ 1: Nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng
đắn cho sinh viên đối với hoạt động tự học.
* Nhóm biện pháp thứ 2: Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dƣỡng và rèn luyện hệ thống kỹ
năng tự học cho sinh viên.
* Nhóm biện pháp thứ 3: Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên nhằm tăng cƣờng
tính tích cực tự học của sinh viên.
* Nhóm biện pháp thứ 4: Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động tự học
của sinh viên.
* Nhóm biện pháp thứ 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng học tập của sinh
viên nhằm kích thích hoạt động tự học.
* Nhóm biện pháp thứ 6: Tổ chức tốt công tác thi đua khen thƣởng nhằm thúc đẩy hoạt
động tự học của sinh viên.
Từ những kết luận trên cho phép khẳng định: Đề tài nghiên cứu đúng hƣớng, mục
đích nghiên cứu đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy
xung quanh đề tài còn nhiều vấn đề đặt ra do thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể đi
sâu nghiên cứu hết mọi vấn đề. Những vấn đề liên quan sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp
theo để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn về mặt lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà
trƣờng.
2. Khuyến nghị
Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn của đề tài, chúng tôi xin đƣa ra một số khuyễn nghị
sau:
2.1. Đối với nhà trường:
- Cần tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đảng, chính quyền, các lực lƣợng
giáo dục trong nhà trƣờng đối với công tác quản lý hoạt động tự học nhằm đẩy mạnh phong
trào tự học – tự đào tạo phát triển trong toàn trƣờng.
- Chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thƣởng đƣợc đồng bộ
trong toàn trƣờng.
- Cần liên kết với các trƣờng đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới để giao lƣu trao đổi
cán bộ và sinh viên để học hỏi kinh nghiệm.
- Cần huy động mọi nguồn lực ủng hộ và tập trùn chi phí để cải tiến và nâng cấp cơ sở vật
chất của nhà trƣờng để xây dụng thêm những phòng học tiếng đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao.
2.2. Đối với khoa đào tạo
- Từ những nội quy của Trƣờng đề ra, Khoa thay mặt Ban giám hiệu chỉ đạo tới cán bộ giảng
viên trong công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học để nâng cao
trình độ chuyên môn nhằm tác động tâm lý đối với việc tự học – tự nghiên cứu của sinh viên.
- Khoa cần tổ chức hƣớng dẫn và quản lý hoạt động tự học của sinh viên phù hợp theo yêu
cầu của khoa.
- Thƣờng xuyên tổ chức thi, kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập công bằng, nghiêm túc, đổi
mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá theo hƣớng sử dụng các đề thi trắc nghiệm khách quan.
2.3. Các phòng ban chức năng
- Cần có kế hoạch thực hiện công việc chức năng và chú trọng nhiều hơn đến việc phục vụ
hoạt động tự học cho sinh viên.
- Thƣờng xuyên ghi nhận các đóng góp của sinh viên qua hộp thƣ , những phản hồi của sinh
viên để kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung.
References
1. Đặng Quốc Bảo . Tổng quan về tổ chức và quản lý dành cho lớp cao học QLGD. Hà nội,
2004.
2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai – Vấn đề
và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004.
3. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài học Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
dành cho lớp cao học QLGD.Hà nội, 2004.
4. Bộ Giáo dục Đào tạo. Quy chế 04 về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra và cộng nhận tốt
nghiệp ĐH và CĐ hệ chính quy. 1999.
5. Bộ Giáo dục Đào tạo. Quy chế về học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.2007.
6. Bộ Giáo dục Đào tạo. Quy chế về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hẹ thống
tín chỉ.2007.
7. Bộ Giáo dục Đào tạo. Quy chế 25 về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra và cộng nhận tốt
nghiệp ĐH và CĐ hệ chính quy. 2006.
8. Bộ Giáo dục Đào tạo. Tài liệu sử dụng nội bộ của Vụ Đại học về Hệ thống tín chỉ học
tập.1994.
9. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng Những Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, 2004.
10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục.
Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục, 1997.
11. Nguyễn Đức Chính – Lâm Quang Thiệp. Bài giảng đo lường - đánh giá kết quả học
tập của học sinh, sinh viên, Hà nội, 2005
12. Phạm Khắc Chương. Ông tổ của nền sư phạm cận đại. Nxb Giáo dục, Hà nôi. 1997.
13. Phạm Chí Cường - Luận văn Thạc sĩ - Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh
viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên.
14. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
nội, 2005.
15. Đại học Quốc gia Hà nội. Quyết định 10/ĐT ngày 04/02/2007 của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà nội về ban hành Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà nội.
16. Đại học Quốc gia Hà nội. Quyết định 3413/ĐT ngày 10/09/2007 của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà nội về ban hành Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà nội ( áp dụng
đối với những khoá đào tạo theo chương trình đã chuyển đổi sang tín chỉ).
17. Đại học Quốc gia Hà nội. Tài liệu nội bộ của Ban đào tạo về Đào tạo theo học chế tín
chỉ. 2006
18. Đảng Cộng sản Việt nam. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, Nxb Chính
trị Quốc gia.
19. Nguyễn Minh Đạo. Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà nội, 1997.
20. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb Giáo dục. Hà nội,
1986.
21. Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng quản lý nhà nước về giáo dục dành cho lớp cao học
QLGD. Hà nội, 2004.
22. Đặng Xuân Hải. Tập bài giảng quản lý sự thay đổi trong giáo dục dành cho lớp cao học
QLGD. Hà nội, 2004.
23. Harold Koontz. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb Khoa học Kỹ thuật. Hà nôi,
1992.
24. Kỷ yếu Hội nghị khoa học ngành Tâm lý - Đại học Sƣ phạm.
25. Nguyễn Bá Học - Luận văn Thạc sĩ - Các biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoại ngữ
của sinh viên Trường Đại học Y tế Cộng đồng.
26. Đỗ Thị Lan Hương - Luận văn Thạc sĩ - Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của
sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.
27. Đặng Bà Lãm. Quản lý nhà nước về giáo dục lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc
gia, 2005.
28. Phan Trọng Luận. Tự học – một chìa khoá vàng về giáo dục. Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 2, 1998.
29. Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2005.
30. Hồ Chí Minh. Bàn về giáo dục. Nxb Sự thật, Hà nội, 1971.
31. Hồ Chí Minh. Vấn đề học tập. Nxb Sự thật, Hà nội, 1971.
32. Đỗ Mười. Thư gửi hội thảo khoa học nghiên cứu và phát triển tự học, tự đào tạo. Hà nội,
1971.
33. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trƣờng Cán
bộ QLGD - ĐT Trung ƣơng, 1999.
34. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học đại cương. Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục,
1986.
35. Đặng Quang Rinh - Luận văn Thạc sĩ - Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt
động tự học cho học sinh, sinh viên khoa Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Quản Ninh.
36. Nguyễn Cảnh Toàn. Luận bàn và kinh nghiệm tự học. Nxb Giáo dục, 1999.
37. Nguyễn Cảnh Toàn – Nguyễn Kỳ – Vũ Văn Tảo- Bùi Thường. Quá trình dạy – tự học.
Hà nội, 2001.
38. Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Một số văn bản về Tổ chức đào tạo và công
tác HSSV, 2003.
39. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học đại cương. Nxb ĐHQGHN, 1996.