Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.68 KB, 19 trang )

1

Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu
kém về môn Hóa học thông qua dạy học phần
phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học
phổ thông
Learning ability training for students weak in chemistry through teach the non-metals year 11
basic programs, high schools
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +
Trần Thị Thu Thủy


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học;
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Thành
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận về bản chất của dạy học, về vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học. Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn hóa học tại trường THPT. Bồi
dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về môn Hóa học thông qua dạy học phần
phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông. Tiến hành khảo sát thực tế tại
một số trường THPT huyện Vũ Thư – Thái Bình. Đề xuất các biện pháp khắc phục tình
trạng học sinh yếu kém trong dạy học Hóa học.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Khả năng học tập; Hóa học

Content
Lí do chọn đề tài
Luật Giáo dục 2005 Điều 28 mục 2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,


từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
từng học sinh".
Trước những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, người giáo viên luôn phải sáng tạo
trong cách triển khai và xây dựng hoạt động học tập của học sinh, vận dụng một cách linh hoạt
các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh.
Thực tế giáo dục trong nhiều năm cho thấy Hóa học cũng như các môn học khác đang góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện của trường phổ thông. Tuy nhiên, thực tế
chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh vẫn chưa cao. Do đó, tình trạng học sinh yếu kém
vẫn còn tồn tại trong từng lớp học, từng cấp học. Các học sinh học trong cùng một lớp được
hưởng một môi trường học tập như nhau: giáo viên giảng dạy, được trang bị những tài liệu học tập
giống nhau (sách giáo khoa, sách bài tập) và điều kiện học tập (bàn ghế, máy chiếu, phấn bảng, đồ
2

dùng học tập,…). Vậy tại sao lại có sự khác biệt về năng lực học tập giữa các học sinh trong lớp.
Nguyên nhân nào? Từ phía giáo viên giảng dạy, điều kiện học tập nhà trường, sự tác động của gia
đình, xã hội hay từ phía bản thân các em học sinh. Đây là vấn đề quan tâm của toàn ngành giáo
dục, là điều trăn trở lớn cho mỗi giáo viên.Làm thế nào để giảm được tình trạng học sinh yếu
kém? Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém về
môn hóa học thông qua dạy học phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản, trung học phổ thông”
1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề được toàn ngành giáo dục quan tâm, đặc biệt là trong
giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trước thực trạng đó,
đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn ở từng cấp học đưa ra để khắc
phục tình trạng học sinh yếu kém.
Và đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Như là:
1. Những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học
tập môn Hóa học ở các trường THPT các tỉnh miền núi phía Bắc. Tác giả Trịnh Văn Thịnh, 2005,
ĐHSPHN.
2. Các biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT. Tác

giả Dừng Thị Y Linh, 2011, ĐHSP t/p HCM.
Các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được những nguyên nhân học sinh yếu kém, từ đó đề xuất các
biện pháp giúp học sinh yếu kém đạt yêu cầu và kết quả cao trong học tập môn Hóa học THPT nói
chung và môn Hóa học lớp 11. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập sâu về vấn đề học sinh yếu
kém phần phi kim lớp 11. Do vậy đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu về phần phi kim hóa học lớp
11, chương trình cơ bản.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nguyên nhân học sinh yếu kém và tìm cách khắc phục tình trạng học sinh yếu kém
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Về bản chất của dạy học
- Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học:
o Phương pháp dạy học & quan niệm đổi mới phương pháp dạy học
o Phương pháp dạy học tích cực: Khái niệm phương pháp dạy học tích cực, đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực,…
 Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn hóa học tại trường THPT
- Tiến hành khảo sát thực tế tại 3 trường THPT huyện Vũ Thư – Thái Bình
o Tìm hiểu ý thức, thái độ học tập của học sinh đối với môn Hóa
o Phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh hiện nay
 Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học
3

- Phương hướng chungg & các biện pháp cụ thể (phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản)
 Thực nghiệm sư phạm: Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học THPT
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém
trong quá trình dạy học.
5.3. Phạm vi nghiên cứu: Phần phi kim Hóa học lớp 11 chương trình cơ bản tại 3 trường THPT

huyện Vũ Thư – Thái Bình.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Giáo viên xác định đúng nguyên nhân học sinh yếu kém, đề xuất và sử dụng các biện pháp tích
cực, phù hợp sẽ kích thích hoạt động học tập của học sinh. Học sinh sẽ tích cực, chủ động trong
học tập, việc dạy và học sẽ thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích đánh giá từng nội dung nghiên
cứu cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra – khảo sát thực trạng học sinh yếu kém hiện nay ở các trường THPT(hình thức phát
phiếu điều tra)
+ Dự giờ giáo viên môn Hóa, phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên tại các
trường THPT
- Thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học, ứng dụng khoa học sư phạm
7. Đóng góp mới của đề tài
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về thực trạng học sinh yếu kém luận văn đã đề xuất ra một
số biện pháp bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong dạy học Hóa học phần phi
kim lớp 11chương trình cơ bản, trung học phổ thông. Đó là:
- Biện pháp 1: Lấp lỗ hỗng kiến thức
- Biện pháp 2: Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập
- Biện pháp 3: Luyện tập vừa sức với học sinh yếu kém
- Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản giúp rèn
luyện khả năng học tập đối với học sinh yếu kém phần phi kim lớp 11.
- Biện pháp 5: Tiến hành phụ đạo theo nhóm học sinh
- Biện pháp 6: Kiểm tra – đánh giá thường xuyên có khen – chê động viên khích lệ kết quả học
tập của học sinh
Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập cơ bàn phần phi kim lớp 11 chương trình cơ bản bồi
dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém.
Xây dựng một số giáo án minh họa

4

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về thực trạng học sinh yếu kém trong quá trình học tập môn
Hóa học.
Chương 2: Bồi dưỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém thông qua dạy học phần phi kim
lớp 11chương trình cơ bản, trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC
1.1. Bản chất của dạy học
1.1.1. Khái niệm dạy học
Dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm ba thành tố cơ bản: tri thức, việc dạy và việc học
tương tác qua lại với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ
của dạy học, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học.
1.1.2. Dạy học là một quá trình
1.1.2.1. Tính quá trình của dạy học
Dạy học được xem xét như là một quá trình bởi dạy học diễn biến theo thời gian với sự xác
định rõ ràng điểm bắt đầu, diễn biến và kết thúc của hiện tượng. Mặt khác, dạy học bao gồm một
loạt các hành động liên tiếp của thầy và trò thâm nhập vào nhau, chính vì vậy xét về mặt logic vận
động, có thể thấy quá trình dạy học vận động theo nhiều chu trình
1.1.2.2. Cấu trúc của quá trình dạy học
Mô hình cấu trúc của quá trình dạy học


Đầu vào Chu trình dạy học Đầu ra

1.1.3. Dạy học với tư cách là hoạt động giáo dục
1.1.3.1. Bản chất hoạt động của dạy học
Dạy học tồn tại dưới dạng hoạt động, nó bao gồm hai hoạt động cơ bản, gắn bó chặt chẽ,
thống nhất biện chứng với nhau, đó là hoạt động dạy và hoạt động học.
Dạy học là hoạt động tổ chức các dạng hoạt động học cho học sinh tham gia, qua đó học sinh
tiếp cận với đối tượng học và lĩnh hội được nội dung theo mục tiêu đặt ra.



5

1.1.3.2. Cấu trúc của hoạt động dạy học
1.1.4. Dạy học là một hệ thống
Dạy học theo cách tiếp cận hệ thống là cách thức nghiên cứu đối tượng như là một hệ thống
toàn vẹn, phát triển động, tự sinh thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại
do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra.
1.2. Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay
1.2.1. Phương pháp dạy học
Theo lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức hoạt động có trình tự, có sự phối hợp
tương tác của giáo viên và học sinh nhằm biến đổi đối tượng và đạt được mục đích dạy học.
1.2.2. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức tiến hành các hoạt động dạy
học, đổi mới phương tiện, hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm
và khắc phục các hạn chế của các phương pháp cũ, vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
1.2.3. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.2.3.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
1.2.3.2. Dạy học theo hướng hoạt động hoá của người học
1.2.4. Dạy học tích cực
1.2.4.1.Khái niệm phương pháp dạy học tích cự

Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của
người học.
1.2.4.2.Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a) Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
b) Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
d) Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
1.2.5. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học ở THPT
1.2.5.1. Sự đổi mới quá trình dạy học theo hướng tích cực
a) Sự đổi mới mục tiêu
b) Sự đổi mới hoạt động của giáo viên
c) Đổi mới hoạt động học tập của học sinh
d) Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học
e) Sử dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc thù của bộ môn Hoá học
f) Cải tiến việc kiểm tra đánh giá
1.2.5.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học
6

a) Phương pháp thí nghiệm hóa học
b) Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
c) Phương pháp đàm thoại ơrixtic
d) Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
e) Dạy học theo dự án
1.3. Phƣơng pháp học tập hóa học của học sinh
1.3.1. Tầm quan trọng của phương pháp học tập
1.3.2. Dạy cho học sinh phương pháp học tập
1.3.2.1. Mục đích
1.3.2.2. Hướng thực hiện
1.4. Thực trạng học sinh yếu kém trong học tập môn Hóa học ở các trƣờng THPT

1.4.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu ý thức, thái độ học tập của học sinh đối với môn Hóa học.
1.4.2. Đối tƣợng điều tra và phƣơng pháp điều tra
- HS: Tìm hiểu thực trạng học tập môn hoá học của học sinh khối 11 bằng hình thức phát
phiếu thăm dò ý kiến.
- GV: Lấy ý kiến của giáo viên qua phiếu hỏi.
1.4.3. Kết quả điều tra
1.4.1.1. Ý kiến của giáo viên
a/ Nguyên nhân học sinh yếu kém.
Bảng 2.1. Nguyên nhân học sinh yếu kém
Nguyên nhân học sinh yếu kém
Số ý kiến
Tỉ lệ %
TT
HS lười học, thái độ thờ ơ trong học tập
23
38.98
1
Hổng kiến thức cơ bản hóa học từ cấp 2
20
33.89
2
Sức khỏe yếu, bệnh tật, nhận thức kém
7
11.86
4
Gia đình khó khăn, không có thời gian dành cho học tập
9
15.25
3

Qua các ý kiến của giáo viên ta thấy nguyên nhân chính dẫn đến học sinh yếu kém là do học
sinh lười học, thái độ thờ ơ trong học tập tiếp đến là hổng kiến thức cơ bản hóa học từ cấp 2.
b/ Biểu hiện của học sinh yếu kém
Bảng 2.2. Biểu hiện của học sinh yếu kém
Các biểu hiện của học sinh yếu kém
Ý kiến
Tỉ lệ %
TT
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm
13
15.11
5
Có nhiều lỗ hổng kiến thức
18
20.93
3
Lúng túng trong cách diễn giải ngôn ngữ HH
16
18.60
4
Thái độ học tập không tích cực, ngại cố gắng, thiếu tự tin
20
23.25
1
Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình
19
22.09
2
7



Qua kết quả thu được ta nhận thấy biểu hiện chính của học sinh yếu kém là thái độ học tập
không tích cực và kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình.
1.4.1.2. Ý kiến của học sinh
a/ Cảm nhận chung của học sinh về môn hóa học
Bảng 2.3. Tỉ lệ % ý kiến của học sinh về môn hóa học
Cảm nhận của học sinh về môn hóa học
Số ý kiến
Tỉ lệ %
TT
Môn học quá khó, em không hiểu
45
35.1
2
Giáo viên giảng bài không hấp dẫn, không liên hệ thực tế
20
15.6
4
Mất kiến thức cơ bản về Hóa học, không có hứng thú học
68
53.1
1
Không nằm trong số môn thi đại học
24
18.7
3

Phần lớn các em cho rằng mất kiến thức căn bản Hóa học là lí do chính khiến không hứng thú
học, dẫn tới lơ là, học kém. Ngoài ra, lí do khác là do nội dung môn học quá khó, học sinh không
hiểu và cuối cùng là lí do giáo viên giảng bài không hấp dẫn không liên hệ thực tế.

b/ Hoạt động học tập của học sinh
Bảng 2.4. Tỉ lệ % phản ánh mức độ hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động HS
Mức độ (%)
TX
BT
Không TX
Trên lớp chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến
14.3
54.5
31.2
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
21.5
62.4
16.1
Tích cực làm bài tập, hoàn thành nhiệm vụ GV
19.4
55.1
29.5
Đọc thêm sách tham khảo hóa học
17.6
40.3
42.1
(TX: Thường xuyên, BT: Bình thường)
1.4.1.3. Biểu hiện của học sinh yếu kém
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng học sinh yếu kém lấy ý kiến của giáo viên, chúng tôi có thể
tổng kết một số biểu hiện chính của học sinh yếu kém như sau:
(1) Thái độ học tập không tích cực, ngại cố gắng. thiếu tự tin
(2) Kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình
(3) Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kỹ năng

(4) Lúng túng trong cách diễn giải ngôn ngữ hóa học
(5) Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm
1.4.1.4. Nguyên nhân của học sinh yếu kém
Tổng hợp các ý kiến của giáo viên và học sinh chúng tôi đưa ra những nguyên nhân chính của
học sinh yếu kém như sau:
(1) Lười học, thái độ thờ ơ với việc học tập
8

(2) Hổng kiến thức từ cấp 2
(3) Sức khỏe yếu, bệnh tật (chiếm số ít)
(4) Gia đình khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến học sinh
không chú tâm vào học tập.
(5) Do kiến thức quá khó với học sinh.
(6) Một số ít giáo viên giảng bài chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

CHƢƠNG 2
BỒI DƢỠNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH YẾU KÉM
THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 11
CHƢƠNG TRÌNH CƠ BẢN, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Cấu trúc phần phi kim Hóa học lớp 11- chƣơng trình cơ bản
2.1.1. Vị trí, nội dung kiến thức phần phi kim Hóa học lớp 11
Trong chương trình hóa học THPT nội dung phần phi kim được nghiên cứu ở học kì II lớp
10 và học kì I lớp 11. Trong đó nội dung phần phi kim lớp 11 được nghiên cứu cụ thể qua 2
chương là:
- Chương Nitơ – Photpho
- Chương Cacbon - Silic
2.1.2. Mục tiêu chung, cấu trúc chương Nitơ - Photpho
2.1.2.1. Mục tiêu chung

2.1.2.2. Cấu trúc chương Nitơ – Photpho
Bài 7: Nitơ
Bài 8: Amoniac và muối amoni
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
Bài 10: Photpho
Bài 11: Axit photphoric và muối photphat
Bài 12: Phân bón hóa học
Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
Bài 14: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất của nitơ, photpho
2.1.3. Mục tiêu, cấu trúc chương Cacbon – Silic
2.1.3.1. Mục tiêu chung chương Cacbon – Silic
2.1.3.2. Cấu trúc chương Cacbon – Silic
Bài 15: Cacbon
Bài 16: Hợp chất của cacbon
Bài 17: Silic và hợp chất của silic
9

Bài 18: Công nghiệp silicat
Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng
2.1.3. Một số điểm cần lưu ý về phương pháp giảng dạy phần phi kim Hóa học 11
2.2. Bồi dƣỡng khả năng học tập cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học
2.2.1. Phương hướng chung
2.2.1.1. Xây dựng thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học tập môn Hóa học
Các nhân tố sau chi phối sự nhận thức tích cực về việc học tập của HS:
- Không khí lớp học
- Sự quan tâm của giáo viên, bạn cùng lớp (tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập)
- Sự thoải mái và trật tự
- Các nhiệm vụ học tập: hữu ích, rõ ràng, có giá trị, phù hợp với khả năng của học sinh.
2.2.1.2. Thu thập và tổng hợp kiến thức của học sinh
Mục đích của biện pháp này là khảo sát xem kiến thức hiện tại của học sinh ở mức độ nào.

Kiến thức nền tảng hay kiến thức cơ sở môn Hóa học học sinh đã tiếp nhận như thế nào? Giáo
viên có thể sử dụng bài test nhanh để kiểm tra kiến thức thực tế của học sinh như. Qua mỗi kì học,
hoặc đầu năm học giáo viên kiểm tra chất lượng đầu vào học sinh. Học sinh đã biết được những
kiến thức hóa học nào, những kiến thức hóa học nào cần bổ sung. Để làm được điều đó đòi hỏi
giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết.
2.2.1.3. Phân loại học sinh yếu kém và tạo tiền đề xuất phát
Trước tiên, giáo viên nên khảo sát để nắm những kiến thức, kỹ năng cần thiết đã có sẵn ở các
học sinh yếu, kém tới mức độ nào (qua bài test nhanh). Sau đó, cho tái hiện những kiến thức, kỹ
năng cần thiết. Việc tái hiện có thể thực hiện theo hai cách:
- Tái hiện tường minh: GV cho HS ôn tập trước khi dạy nội dung mới.
- Tái hiện ẩn tàng: Là những kiến thức, kỹ năng cần thiết được tái hiện ở những lúc thích hợp,
trong mối liên quan với từng nội dung mới chứ không thành một khâu tách biệt.
2.2.2. Một số biện pháp cụ thể
2.2.2.1. Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng kiến thức
Kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh thường gặp của HS yếu kém. Việc tạo tiền đề xuất
phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kỹ năng nhưng chỉ để phục vụ cho một số một
nội dung mới của bài học.Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng ta nên quan tâm, tìm hiểu, phát
hiện những lỗ hổng kiến thức của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình, cơ bản đối với học sinh
yếu kém. Từ đó, chúng ta có kế hoạch cụ thể giải quyết riêng trong nhóm học sinh yếu kém
Ví dụ khi cho học sinh làm một bài toán hóa học đơn giản: kim loại Al tác dụng với axit
HNO
3
sinh ra một chất khí duy nhất NO yêu cầu học sinh viết và cân bằng phương trình phản
ứng. Học sinh khi đó khá lúng túng viết phương trình phản ứng: không biết rõ sản phẩm là gì,
công thức muối nhôm Al(NO
3
)
3
. Sau đó kĩ năng cân bằng phản ứng hóa học rất chậm, không biết
đưa hệ số vào phương trình như thế nào

10

2.2.2.2. Biện pháp 2: Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập
Phương pháp học tập đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập. Đối với học sinh yếu
kém, giáo viên nên hướng dẫn và rèn luyện phương pháp học cụ thể. Cách học lý thuyết, xác định
kiến thức trọng tâm, cách làm bài tập như thế nào? …(Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp các
kiến thức)
- Phương pháp học tập trên lớp: Cách nghe giảng, ghi bài,
- Phương pháp học tập ở nhà: Học sinh tự học ở nhà như thế nào?
Ví dụ khi sau khi học xong nội dung bài học Nitơ trên lớp học sinh về nhà cần phải học những
nội dung nào, cách học ra sao. Khi đó, giáo viên nên có sự hướng dẫn cụ thể (qua các nhiệm vụ
giao cho học sinh về nhà):
+ Tóm tắt lại các ý chính của bài ( trọng tâm là tính chất hóa học): qua sơ đồ.
+ Những vấn đề gì cần lưu ý, các dạng bài tập đơn giản vận dụng kiến thức: Hoàn thành dãy
phản ứng hóa học, bài tập tính toán đơn giản.
+ Đọc nội dung và chuẩn bị cho bài học hôm sau.
2.2.2.3. Biện pháp 3: Luyện tập vừa sức học sinh yếu kém
Đối với học sinh yếu kém, mỗi GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kỹ năng hơn
là chạy theo mục tiêu đề cao mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập nên đặc
biệt chú ý đến các điều sau:
- Đảm bảo học sinh hiểu đề bài & gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ.
Ví dụ: Cho 34 g hỗn hợp Zn và CuO tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO
3
2M thu được 2,24
lít N
2
duy nhất (đktc) và dung dịch A.
a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
b) Thể tích dung dịch HNO
3

cần dùng
Đối với bài tập này giáo viên nên tóm tắt bài toán dưới dạng sơ đồ
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học nhanh và chuẩn
nhất
- Bước 2: Khai thác dữ kiện bài toán: Cho m hỗn hợp, thế tích khí→ quy về đặt ẩn số mol để giải.
Đưa ra công thức cụ thể tính số mol, phương trình biểu thị số gam khối lượng hỗn hợp → giải hệ
- Bước 3: Sau khi tìm ra số mol mỗi chất hướng dẫn học sinh tính % khối lượng, đưa công thức
yêu cầu học sinh nhớ công thức đó.
- Bước 4: Để tính được thể tích axit áp dụng công thức C
M
Sau bài toán ví dụ giáo viên nên tổng kết hệ thống lại và đưa ra các công thức hóa học cơ bản giúp
học sinh làm bài tập
.
2.2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản giúp rèn luyện khả năng
học tập đối với học sinh yếu kém phần phi kim lớp 11 – chương trình cơ bản
a) Cơ sở để xây dựng các bài tập hóa học
+ Dựa trên đối tượng học tập là học sinh yếu kém
11


+ Nội dung môn học, mục tiêu mà người học cần đạt được ở mức độ tư duy thấp.
+ Tùy theo đặc điểm lớp học lựa chọn hình thức phù hợp (trắc nghiệm, tự luận).
b) Nguyên tắc chung để xây dựng các bài tập hóa học
+ Đảm bảo nội dung kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
+ Có tính vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh yếu kém.
+ Có tính hệ thống, logic, liên hệ giữa các kiến thức.
c) Sử dụng bài tập bồi dưỡng cho học sinh yếu kém
+ Sử dụng bài tập khi dạy bài mới
+ Sử dụng trong giờ luyện tập – ôn tập
+ Sử dụng trong giờ học nhóm riêng (phụ đạo)

+ Sử dụng kiểm tra – đánh giá
2.2.2.5. Biện pháp 5: Tiến hành phụ đạo theo nhóm học sinh
Phụ đạo là hình thức tổ chức dạy học, trong đó giáo viên giúp đỡ học sinh yếu kém không theo
kịp trình độ chung của cả lớp. Có thế tiến hành theo cá nhân, nhóm đối tượng học sinh cùng lớp,
theo mức độ học tập tương đồng.
2.2.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra – đánh giá thường xuyên có khen – chê động viên khích lệ kết quả
học tập của học sinh
Kiểm tra đánh giá thường xuyên học sinh sẽ giúp cho học sinh củng cố kiến thức thu được
trong quá trình học tập đồng thời rèn luyện năng lực tự đánh giá bản thân. Qua đó, động lực học
tập của họ được nâng cao hơn.
Đề kiểm tra cũng là khâu quan trọng: đề kiểm tra phải phân hóa được trình độ học sinh và phải
dựa vào chuẩn kiến thức là chủ yếu (đề kiểm tra phải đảm bảo học sinh trung bình yếu kém có thể
làm được 40-50%).
Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài kiểm tra. Hãy dành
một vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng bài tập về nhận biết các chất có vẻ vẫn khó khăn
với em, nhưng cô nhận thấy là em đã có học chúng”. Và hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ
của mình: “Em có thấy là kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng của em tốt hơn nhiều so với
các tuần trước đó không ”.
2.3. Hệ thống bài tập phần phi kim lớp 11- chƣơng trình cơ bản
2.3.1. Các bài tập cơ bản chƣơng Nitơ – Photpho
Dạng 1: Chuỗi phản ứng, phương trình phản ứng hóa học
Ví dụ: N
2
→NO →NO
2
→HNO
3
→Fe(NO
3
)

3
→NO
2
.
Dạng 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Dạng 3: Nhận biết và phân biệt các chất là hợp chất của nitơ và photpho
Ví dụ: Nhận biết các dung dịch đựng trong 5 lọ sau: HNO
3
, Ca(OH)
2
, NaOH, HCl, NH
3

Dạng 4: Dạng bài tập về axit Nitrit (HNO
3
)

12

2.3.2. Các bài tập cơ bản chƣơng Cacbon – Silic
Dạng 1: Viết phương trình hóa học – giải thích và nhận biết
Ví dụ: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO
3
với từng
dung dịch H
2
SO
4
loãng, NaOH, Ba(OH)
2

dư.
Dạng 2: CO
2
tác dụng với kiềm
Ví dụ: Cho 224 ml khí CO
2
(đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Tính khối
lượng muối thu được.
Dạng 3: Bài tập về muối cacbonat
Ví dụ: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm MgCO
3
và CaCO
3
thu được 1,12 lít CO
2
(đktc) và
2,2 gam một chất rắn. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu.

2.4. Một số giáo án minh họa
2.4.1. Giáo án bài 7: Nitơ
2.4.2. Giáo án bài 9: Axit nitric và muối nitrat
2.4.3. Giáo án bài 16: Hợp chất của Cacbon
Tiểu kết chƣơng 2

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích của thực ngiệm sƣ phạm
- Đánh giá hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất, hệ thống các dạng câu hỏi và bài tập đã
đưa ra (qua chất lượng bài kiểm tra).
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

- Kiểm tra và đánh giá những biện pháp đã đề xuất nhằm phát triển khả năng học tập cho học
sinh yếu kém.
- Xử lí, phân tích kết quả TNSP, rút ra kết luận cần thiết.
3.3. Kế hoạch và phạm vi thực nghiệm
a) Tiến hành điều tra: chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm.
Các trường THPT tại huyện Vũ Thư – Thái Bình gồm: Lý Bôn, Hùng Vương, Nguyễn Quang
Thẩm. Cụ thể như sau:
Trường
Thực nghiệm
(TN)
Đối chứng
(ĐC)
GV thực hiện
Lớp
Số HS
Lớp
Số HS
Lý Bôn
11A
5

47
11A
6

46
Nguyễn
Minh Thúy

Hùng Vương

11A
7

47
11A
9

45

Trần Hải Yến
Nguyễn Quang Thẩm
11A
2

47
11A
4

46
Đặng Anh Tú

13

Các lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) do từng GV dạy được chọn đều tương đương
nhau về trình độ và năng lực giảng dạy.
b)Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm
Trước khi TNSP, chúng tôi đã gặp GV dạy thực nghiệm để trao đổi một số vấn đề:
- Nhận xét của GV về các lớp TN - ĐC đã chọn.
- Tìm hiểu tình hình học tập của các HS trong lớp TN.
- Mức độ thông hiểu kiến thức cơ bản của HS.

- Tình hình chuẩn bị bài và làm bài tập của HS trước khi đến lớp.
3.4. Nội dung thực nghiệm
a) Lựa chọn bài dạy
1. Tiết 14&15: Axit Nitric và muối nitrat
2. Tiết 24 : Hợp chất của Cacbon
b) Tiến hành kiểm tra
3. 5. Phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm
3.5.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi kiểm tra,kết quả của các bài kiểm tra được thống kê theo bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng phân phối kết quả các bài kiểm tra
Trường
ĐT
Bài
KT
Số HS đạt điểm X
i

Lý Bôn
0
0
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN

1
0
0
1
2
2
11
12
10
4
2
1
2
0
0
2
2
3
15
12
6
4
3
2
ĐC
1
0
0
2
2

2
14
10
8
4
3
1
2
0
0
3
3
5
12
9
7
3
2
1
Hùng
Vương
TN
1
0
0
1
1
2
10
12

10
5
3
2
2
0
0
1
2
3
13
10
9
4
2
2
ĐC
1
0
0
1
2
3
12
10
9
4
3
1
2

0
0
2
4
6
14
10
9
5
3
1
Nguyễn
Quang
Thẩm
TN
1
0
0
1
1
2
10
14
10
4
3
2
2
0
0

2
2
3
12
14
9
6
3
1
ĐC
1
0
0
1
2
4
12
10
9
4
3
1
2
0
0
1
2
5
14
8

7
3
3
1





14

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
Bài KT
Đối
tượng
Số HS
Số HS đạt điểm X
i
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1

TN
141
0
0
3
4
6
31
39
30
13
9
6
ĐC
137
0
0
3
6
9
38
30
26
12
9
3
2
TN
141
0

0
4
5
9
31
36
30
14
9
3
ĐC
137
0
0
6
8
13
34
31
25
10
7
2

Bảng 3.3: % Số HS đạt điểm X
i
trở xuống (bài kiểm tra số 1&2)
Lớp
% Số HS đạt điểm X
i

trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
1
0
0
2.13
4.97
9.23
31.22
55.30
75.16
85.34
95.76
100
ĐC
1
0
0
2.92

7.30
17.90
41.61
65.51
84.49
93.20
97.82
100
TN
2
0
0
2.84
6.39
12.77
34.76
60.29
81.57
91.50
97.88
100
ĐC
2
0
0
4.38
10.22
20.44
45.26
67.89

86.14
93.44
98.55
100

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập
Bài
KT
Lớp
Phân loại kết quả học tập (%)
Yếu, kém
(<5 điểm)
Trung bình
(5-6)
Khá
(7-8)
Giỏi
(9-10)
1
TN
9.22

49.65
30.50

10.64
ĐC
13.87
47.64
27.74


8.86
2
TN
12.77
47.52
31.21
8.51
ĐC
16.79
45.99
23.36
6.57
Từ bảng 3.3 ta có đồ thị lũy tích như sau:

Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1
15


Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2
Từ bảng 3.4 ta có biểu đồ hình cột biểu diễn tổng hợp phân loại kết quả học tập như sau:


Hình 3.3: Đồ thị tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 1

Hình 3.4: Đồ thị tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 2
Để có kết luận khách quan về tính hiệu quả của việc rèn luyện khả năng học tập cho học
sinh yếu kém, chúng tôi tiến hành xử lý kết quả thu được bằng phương pháp thống kê toán học
theo từng cặp lớn TN và ĐC


16

Bảng 3.6: Bảng thống kê các tham số đặc trưng ( giá trị trung bình cộng, phương sai, độ lệch
chuẩn và hệ số biến thiên) của từng lớp TN và ĐC

3.5.2. Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.6.2. Phân tích định tính
Qua quan sát dự giờ các tiết học thực nghiệm, trao đổi trò chuyện với một số GV giảng
dạy và bản thân học sinh chúng tôi nhận thấy:
- Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm, học sinh sôi nổi hơn, hứng thú, nhiệt tình tham gia vào
các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập
nhanh hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.
- Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định dạy học theo các biện pháp đề ra phù hợp với
đối tượng học sinh.
3.6. 2. Phân tích định lượng
3.6.2.1. Chất lượng học sinh qua bài kiểm tra
Qua kết quả các bài kiểm tra được trình bày ở bảng 3.1ta thấy điểm học tập của học sinh khối
TN cao hơn học sinh khối lớp ĐC, thể hiện ở:
- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn khối ĐC
- Các giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của lớp TN luôn thấp hơn lớp ĐC chứng tỏ
chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC.
- Hệ số biến thiên V khoảng 10-30%, nên kết quả thu được đáng

tin cậy.
3.6.2.2. Đường lũy tích
Đồ thị đường lũy tích của khối TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường tích lũy
của khối ĐC (đồ thị đường lũy tích). Điều này cho thấy chất lượng của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Như vậy đề tài đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận các vấn đề như:
- Bản chất về quá trình dạy học
Trường
ĐT
X
S
2

S
V(%)
Lý Bôn
TN
6.02
2.95
1.72
27.66
ĐC
5.93
3.08
1.76
29.59
Hùng Vương
TN
5.74
2.75
1.65
26.16
ĐC
5.34

2.86
1.69
27.99
Nguyển Quang Thẩm
TN
5.87
2.69
1.64
26.05
ĐC
5.52
2.89
1.70
28.33
17

- Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: Phương pháp dạy học, quan niệm về đổi mới
phương pháp dạy học đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực.
- Điều tra thực trạng vấn đề học sinh yếu kém tại 3 trường THPT: Hùng Vương, Lý Bôn, Nguyễn
Quang Thẩm thuộc huyện Vũ Thư – Thái Bình tìm ra các nguyên nhân và biểu hiện cụ thể của
học sinh yếu kém.
- Đề xuất ra phương hướng chung và xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng khả năng học tập
cho học sinh yếu kém trong quá trình học tập phần phi kim lớp 11 – chương trình cơ bản. Đó là:
+ Biện pháp 1: Lấp lỗ hổng kiến thức.
+ Biện pháp 2: Giúp đỡ học sinh rèn luyện phương pháp học tập.
+ Biện pháp 3: Luyện tập vừa sức với học sinh yếu kém.
+ Biện pháp 4: Xây dựng và sử dụng một số dạng bài tập cơ bản giúp rèn luyện khả năng
học tập đối với học sinh yếu kém phần phi kim lớp 11.
+ Biện pháp 5: Tiến hành phụ đạo theo nhóm học sinh.
+ Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá thường xuyên có khen – chê động viên khích lệ kết quả

học tập của học sinh.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập cơ bản chương Nitơ – Photpho và chương
Cacbon – Silic gồm 35 bài trắc nghiệm và 72 bài tự luận
- Thiết kế 3 giáo án minh họa cho các tiết học và đã thực nghiệm các giáo án đó.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả các biện pháp đề ra, hệ thống câu hỏi bài tập đã lựa chọn và đưa
vào sử dụng trong các tiết học thực nghiệm qua chất lượng 2 bài kiểm tra. Từ đó khẳng định các
biện pháp đề ra có hiệu quả.
2. Khuyến nghị
Để quá trình dạy học thực sự đạt hiệu quả, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém cần phải có sự phối
hợp giữa gia đình, giáo viên, nhà trường. Cụ thể:
+ Người giáo viên ngoài việc có kiến thức chuyên môn vững chắc, phương pháp sư phạm hay còn
phải luôn sát sao tới HS. Thường xuyên quan tâm tới sự tiến bộ cũng như biểu hiện sút kém của
HS để uốn nắn kịp thời.
+ Trong giảng dạy phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đảm bảo tính vừa sức
của HS; tạo cho HS tính tự giác, tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
+ Thường xuyên kiểm tra, khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp.
Cần phải gần gũi, thân thiện động viên học sinh, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập.
+ Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có thông tin phản hồi.
+ Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, nên đưa các đề tài, các kinh nghiệm hay, có giá trị về
việc kèm cặp, phụ đạo HS yếu kém tiến bộ ở tất cả các môn để GV cùng thảo luận, rút kinh
nghiệm và vận dụng trong giảng dạy.
18

+ Về phía nhà trường nên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập giữa thầy và trò hiệu quả:
trang bị các phương tiện đồ dung học tập, có chế độ khen thưởng cho thành tích của thầy và trò
tạo động cơ phấn đấu.
+ Về phía gia đình có sự liên kết với giáo viên, nhà trường để có thể quản lý và nắm bắt và uốn
nắn kịp thời thái độ học tập của con em mình.


References
1. Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Ngô Ngọc An (2008), Giúp chuỗi phản ứng hóa học. NXB Đại học Sư phạm.
3. Đặng Thị Thuận An (2007), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở THPT. Bộ Giáo dục và
đào tạo: Dự án phát triển giáo dục THPT - Trường ĐHSP Huế.
4. Nguyễn
Cƣơng (2007),
Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, một
số vấn đề cơ bản. NXB Giáo dục.
5. Nguyễn
Cƣơng
- Nguyễn Ngọc Quang -
Dƣơng
Xuân Trinh (1995), Lí luận dạy học hóa
học tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Cƣơng - Nguyễn Thị Sửu - Nguyễn Mạnh Dung (2001), Phương pháp dạy học
Hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Đĩnh (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới (Sách kèm đĩa
CD). NXB Giáo dục.
8. Lê Văn Hảo (2005), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề. Tạp chí dạy và học ngày nay số 1 và 2.
9.
Trần Bá Hoành (2003),
Áp dụng dạy và học tích cực môn Hóa học. ĐHSP Hà Nội.
10.
Phạm Thị Lan Hƣơng (2005), Vai trò của người giáo viên trong việc hình thành năng lực tự
học cho học sinh. Tạp chí dạy và học ngày nay số 4.

11. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Tuấn Hùng (Chủ biên)- Nguyễn Khắc Công – Phạm Đình Hiến - Đỗ Mai Luận
(2008), Câu hỏi và đề kiểm tra hóa học 11. NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Trần Duy Hƣng (1999), Quá trình dạy học cho học sinh theo các nhóm nhỏ.Tạp chí
nghiên cứu giáo dục số 9.
14. Cao Cự Giác (2002), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Cao Cự Giác (2006), Bài tập lý thuyết và thực nghiệm Hóa học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
16.
Nguyễn Ngọc Quang (2000), Phương pháp dạy học hoá học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học hóa học. NXB
Khoa học & kĩ thuật.
18. Nguyễn Thị Sửu - Đặng Thị Oanh(2007), Giảng dạy các chương mục quan trọng của
chương trình hóa học phổ thông, ĐH Sư phạm Hà Nội (Chuyên đề cao học - chuyên ngành
LL & PPDH Hóa học).
19

19. Nguyễn Thị S ử u – Trần Trung Ninh – Nguyễn Thị Kim Thành (2009). Trắc nghiệm
chọn lọc Hóa học THPT, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Thị Kim Thành – Vũ Thị Minh Trang – Vũ Phƣơng Liên (2010), Tập bài giảng
phương pháp và công nghệ dạy học Hóa học ở trường THPT. Trường Đại học Giáo dục.
21. Cao Thị Thặng (Chủ biên)-Lê Thị
Phƣơng
Lan – Trần Thị Thu Huệ (2007), Kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập hoá học 11. NXB Giáo dục.
22. Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tập bài giảng lí luận dạy học.Trường Đại học Giáo dục.
23. Trịnh Văn Thịnh (2005), Những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được yêu cầu và
có kết quả cao hơn trong học tập môn Hóa học ở các trường THPT các tỉnh miền núi phía
Bắc. Đại học sư pham Hà Nội.
24. Đinh Kim Trang (2007). Phương pháp tạo hứng thú học tập qua môn Hóa học ở trường THCS.
25. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) –Trần Quốc Đắc – Phạm Tuấn Hùng - Đoàn Việt Nga – Lê
Trọng Tín (2007), Sách GV hoá học 11 cơ bản. NXB Giáo dục.
26. Nguyễn Xuân Trƣờng (1997), Bài tập hóa học ở trườg phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân
Trƣờng
(Tổng chủ biên) - Lê Mậu Quyền (chủ biên) -
Phạm
Văn Hoan -
Lê Chí Kiên (2011), SGK Hóa học 11, NXB Giáo dục.
28. Nguyễn Xuân
Trƣờng
(Chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Lê Mậu Quyền - Lê Chí Kiên
(2011), Sách Bài tập Hóa học 11, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005). Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB
Giáo dục.
30. Nguyễn Xuân
Tr
ƣ
ờng - Nguyễn
Thị Sửu - ĐặngThị Oanh-Trần trung Ninh (2005),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT môn Hóa học chu kỳ III (2004-2007). NXB
Đại học sư phạm Hà Nội.

×