Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của khoa tại chức đại học hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.69 KB, 28 trang )



Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng
Anh của khoa Tại chức - Đại học Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay


Thân Thị Hoa Chi

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, dạy học, quản lý hoạt
động dạy học; tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống hiện đại. Tìm hiểu tình hình
phát triển Đại học Hà Nội (ĐHHN) cũng như Khoa Tại chức của trường; thực trạng hoạt
động dạy học tiếng Anh tại Khoa Tại chức trên các phương diện: chương trình đào tạo, đội
ngũ giáo viên, số lượng sinh viên, nội dung, chương trình, học liệu, cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học. Phân tích, đánh giá công tác quản lý dạy học tiếng Anh của Khoa Tại chức –
ĐHHN đối với chương trình nội dung, hoạt động dạy học của giáo viên và sinh viên, kiểm
tra đánh giá, phương pháp dạy học. Qua đó nêu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
tiếng Anh ở Khoa Tại chức – ĐHHN, đặc biệt là các nhóm biện pháp về nhận thức, tổ
chức quá trình dạy học và biện pháp bổ trợ như: nâng cao tính trách nhiệm xã hội đối với
cán bộ quản lý hệ vừa học vừa làm; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giảng
viên ; đổi mới việc xây dựng mục tiêu và chương trình/đề cương môn học; quản lý việc đa
dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học; cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học …

Keywords: Giáo dục đại học; Hoạt động dạy học; Quản lý giáo dục; Tiếng Anh



Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được coi là điều kiện tiên quyết, là một công cụ,
phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển. Vấn đề dạy và học ngoại
ngữ trở nên cấp thiết hơn và quyết liệt hơn trong những năm gần đây. Chính vì vậy, mở rộng các


mô hình đào tạo phù hợp cho mọi đối tượng người học ngoại ngữ là nhiệm vụ hàng đầu của
ngành Giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng.
Khoa Tại chức chuyên ngành Tiếng Anh - Đại học Hà Nội được thành lập 45 năm cùng với sự
hình thành và phát triển của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay đổi thành Đại học Hà Nội).
Là giảng viên giảng dạy nhiều năm môn Tiếng Anh thuộc khoa Tại chức, trường Đại học Hà
Nội, tôi nhận thấy vấn đề chất lượng việc dạy và học chưa thực sự đáp ứng mục tiêu nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường. Được nghiên cứu và học tập tại Khoa Sư phạm, Đại học Quốc
Gia Hà Nội, với luận văn tốt nghiệp của mình, tôi chọn đề tài "Các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học Tiếng Anh của khoa Tại chức - Đại học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và kinh nghiệm thực tế, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học Tiếng
Anh của khoa Tại chức - Đại học Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Dạy học Tiếng Anh hệ tại chức của trường Đại học Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Khoa Tại chức, Đại học Hà
Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học Tiếng Anh tại Khoa Tại chức, Đại học Hà Nội.
- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Khoa Tại chức, Đại học
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

5. Giả thuyết khoa học
Nếu có được các biện pháp quản lý đồng bộ, hợp lý và khả thi đối với công tác quản lý hoạt
động dạy học Tiếng Anh thì chất lượng đào tạo tại Khoa Tại chức, Đại học Hà Nội sẽ được nâng
cao.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Khoa Tại
chức ngành Tiếng Anh, Đại học Hà Nội trong 5 năm trở lại đây.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu tham khảo đối với các nhà quản lý hoạt động dạy học
và các cơ ngoại ngữ hệ tại chức ngành Tiếng Anh - Đại học Hà Nội và các cơ sở đào tạo tương
tự.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài


Chương 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Khoa Tại chức, Đại học
Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Khoa Tại chức, Đại học Hà
Nội.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.1.1.1. Quản lý:
Khái niệm về quản lý được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau song có thể hiểu quản lý là
hoạt động có mục đích của con người và quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người

điều phối hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn.
1.1.1.2. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục có thể được hiểu một cách đơn giản là quá trình vận dụng những nguyên lý,
phương pháp, khái niệm…, của khoa học quản lý vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, một ngành
chuyên biệt - ngành giáo dục.
1.1.2. Dạy học, hoạt động dạy học
1.1.2.1. Dạy học:
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm, với một nội dung khoa học, được thực hiện
theo một phương pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, thầy giáo thực hiện nhằm giúp
học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng
cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách. Dạy học là con đường cơ bản để
thực hiện mục đích giáo dục xã hội.
1.1.2.2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường. Hoạt động dạy
học được xem xét với tư cách là một hệ thống, gồm có nhiều thành tố cơ bản, trong đó giảng
viên cùng với hoạt động dạy và học sinh, sinh viên cùng với hoạt động học là hai thành tố cơ bản
nhất. Hoạt động dạy học không thể xảy ra nếu không có hai thành tố này cùng với thành tố thứ
ba là nội dung dạy học.
1.1.3. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật
của chủ thể quản lý, nhằm làm cho quá trình dạy học vận hành theo đường lối của Đảng, Nhà
nước, thực hiện được những yêu cầu của nền giáo dục xã hội trong việc đào tạo con người theo
tiêu chuẩn của thời đại, tập trung vào hoạt động dạy học và giáo dục đưa hệ vận động từ trạng
thái ban đầu đến mục tiêu.
1.1.4. Đào tạo tại chức và những đặc điểm của nó
1.1.4.1. Đặc điểm của sinh viên hệ tại chức (vừa học vừa làm)
Sinh viên hệ tại chức chênh lệch khá nhiều về tuổi tác, bằng cấp nhưng họ có điểm chung là
những người đã bắt đầu định hướng nghề nghiệp và họ có khả năng hoạt động độc lập. Rất nhiều
trong số sinh viên hệ tại chức đã ổn định nghề nghiệp và có thu nhập ổn định. Họ luôn ý thức
mục đích và nội dung hữu hiệu đối với họ hay không. Hơn nữa họ còn biết tận dụng cơ hội và



thời gian học tập, cũng như khả năng thích nghi và tận dụng cơ hội và thời cơ học tập, cũng như
khả năng thích nghi với tự học cao, tư duy sáng tạo cùng với vốn sống mà họ đã được trải
nghiệm.
1.1.4.2. Đặc điểm của đào tạo tại chức (vừa học vừa làm)
- Thời gian học thường là sau giờ hành chính hay học tập ngày Thứ bẩy và Chủ nhật.
- Thời gian một khóa đào tạo cử nhân hệ tại chức thường là 36 tháng.
- Chương trình đào tạo hệ tại chức giảm tải 30% so với hệ chính quy cùng ngành.
- Sinh viên tại chức sẽ được miễn học và thi những môn cơ sở, môn phụ khác nếu như đã tốt
nghiệp một bằng đại học.
- Không có nguồn đào tạo từ ngân sách nhà nước, không có học bổng cho các đối tượng học
sinh.
1.2. Tầm quan trọng của Tiếng Anh trong đời sống hiện đại
1.2.1. Mục đích và vai trò của ngoại ngữ
Là bộ môn văn hoá cơ bản, việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta có những điểm chung giống
các bộ môn văn hoá cơ bản khác. Nó cũng có mục đích là góp phần hình thành những phẩm chất
đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao trình độ văn hoá chung cho
người học.
1.2.2. Vai trò của Tiếng Anh ở Việt Nam
Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được coi là điều kiện tiên quyết, là một công cụ,
phương tiện đắc lực hữu hiệu trong quá trình hội nhập và phát triển.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh bậc đại học theo hình thức vừa học vừa làm
1.3.1. Đặc thù của chương trình đào tạo tại chức (vừa học vừa làm)
Chương trình đào tạo hệ tại chức (vừa học vừa làm) được rút ngắn về thời gian một khóa học
và giảm tải khối lượng kiến thức. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng những kiến thức cơ
bản dựa theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo.
1.3.2. Những nội dung quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh
1.3.2.1. Quản lý mục tiêu và nội dung dạy học ngoại ngữ:
Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của sinh viên cao đẳng, đại học để họ có thể

sử dụng tiếng nước ngoài để làm việc và học tập theo yêu cầu của lĩnh vực chuyên môn được đào
tạo ở bậc cao. Học sinh các trường cao đẳng và đại học không chuyên ngoại ngữ phải học và sử
dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc.
Nội dung dạy học luôn theo sát mục tiêu, là công cụ để thực hiện mục tiêu.
1.2.3.2. Phương pháp dạy học ngoại ngữ ở các trường cao đẳng và đại học:
Phương pháp dạy học ngoại ngữ ở các trường cao đẳng và đại học đều theo đường hướng giao
tiếp và lấy người học làm trung tâm.
1.2.3.3. Kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học ngoại ngữ:
Khâu cuối cùng của quá trình dạy học trong nhà trường là kiểm tra - đánh giá. Thông qua
kiểm tra - đánh giá mới biết được mục tiêu đề ra có đạt được hay không và đạt được bao nhiêu,
từ đó có những điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiêu một cách toàn diện hơn.
1.2.3.4. Tổ chức quá trình dạy học ngoại ngữ


- Kế hoạch phân bố quỹ thời gian:
Hệ đào tạo
Không chuyên
Không chuyên có yêu cầu cao về ngoại ngữ
Cao đẳng
14 đvht
26đvht
Đại học
20đvht
40đvht
- Phân bố nội dung: Việc phân bố nội dung căn cứ vào mục tiêu, vào quĩ thời gian và nội dung
của học liệu.
1.3.2.5. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu cho việc dạy học ngoại ngữ:
- Thực trạng trang thiết bị dạy học ngoại ngữ hiện có.
- Xây dựng danh mục thiết bị và xây dựng phòng học ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức huấn luyện về sử dụng thiết bị và phòng học tiếng.

- Xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học tiếng.
- Phối hợp, phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học tiếng.
1.3.2.3. Quản lý đội ngũ giảng viên:
a. Quản lý các loại hồ sơ của giảng viên:
- Quản lý năng lực của giáo viên, nắm vững được chất lượng đội ngũ.
- Phân công giảng viên đúng khả năng sẽ đem lại kết quả tốt.
- Phõn cụng giảng dạy: cần quan tõm tới khối lượng cụng việc của mỗi người, đặc điểm từng
lớp, chất lượng của học sinh để đảm bảo hài hoà trong dạy học.
b. Quản lý việc thực hiện chương trình:
Giảng viên lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình
hàng tuần, hàng tháng thông qua hệ thống sổ đầu bài, sổ báo giảng và các hệ thống quản lý khác.
c. Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giảng viên:
- Chuẩn bị cho giờ lờn lớp của giảng viờn.
- Bài soạn phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình môn học.
- Thụng qua việc dự giờ để đỏnh gớa kết quả của việc chuẩn bị lờn lớp.
d. Quản lý giờ lên lớp của giảng viên:
- Xây dựng thời khoá biểu khoa học và sử dụng thời khoá biểu để quản lý giờ lên lớp của
giảng viên.
- Tổ chức tốt hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm bài dự giờ.
- Kiểm tra giờ dạy của giảng viên thông qua giảng viên chủ nhiệm, phỏng vấn học sinh, kiểm
tra vở ghi để tìm hiểu việc thực hiện chương trình môn học ở lớp mà giảng viên đã dạy.
e. Quản lý công tác bồi dưỡng giảng viên:
- Điều tra, đánh giá toàn diện giảng viên ngoại ngữ.
- Xõy dựng chuẩn giảng viờn ngoại ngữ theo hướng kết hợp yờu cầu của mục tiờu đào tạo
trong nước và chuẩn trỡnh độ quốc tế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại số giảng viên hiện có.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ.
1.3.3. Đặc thù quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở khoa Tại chức các trường đại học
- Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học và người dạy.



- Cần lựa chọn nội dung thiết thực, hữu dụng đối với người học và quản lý việc dạy học bằng kế
hoạch với việc kiểm tra đánh giá phù hợp, xử lý kịp thời.
- Sinh viên tại chức ít có thời gian thực hành nghe trên lớp chủ yếu nên họ thường được tập
trung 2 kỹ năng đọc và viết để phục vụ cho công việc chuyên môn mà họ đang đảm trách hoặc
để đọc nghiên cứu khoa học.
- Sinh viên hệ tại chức (vừa học vừa làm) không đồng nhất về tuổi đời và chuyên môn cho nên
tâm lý những người học cùng một lớp hệ tại chức là vô cùng phức tạp.
- Với đối tượng vừa học vừa làm cần tạo cơ hội cho họ vận dụng nội dung học ngoại ngữ vào
cuộc sống nghề nghiệp của họ nên cần đổi mới nội dung, phương pháp trên nguyên tắc "hữu
dụng" đối với người học.
1.4. Tiểu kết
Trong chương I, luận văn đã làm rõ một số ví dụ lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Để
có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dạy học hệ tại chức của Khoa Tại chức - Đại học Hà Nội
cần phải làm rõ các đặc trưng hoạt động dạy học Tiếng Anh nói chung và quản lý hoạt động dạy
học Tiếng Anh hệ tại chức nói riêng. Căn cứ vào cơ sở lý luận như đã trình bày ở chương I, tôi
xin đưa ra thực trạng dạy học môn tiếng Anh tại khoa Tại chức Tiếng Anh, trường Đại học Hà
Nội trong chương II.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở
KHOA TẠI CHỨC - ĐẠI HỌC HÀ NỘI
2.1. Tình hình phát triển Đại học Hà Nội và Khoa Tại chức - Đại học Hà Nội
2.1.1. Sự phát triển của Đại học Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội (tiền thân là trường Đại học Ngoại ngữ), là trường đại học công
lập được thành lập từ năm 1959. Trường Đại học Hà Nội là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn
nhân lực trình độ đại học, sau đại học, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong và
ngoài nước.
2.1.2. Sự phát triển của khoa Tại chức Tiếng Anh - Đại học Hà Nội
Khoa tại chức - Đại học Hà Nội được thành lập từ năm 1960. Khoa được tách ra từ Khoa
Tiếng Anh hệ chính quy do những yêu cầu cấp bách đào tạo chuyên ngữ ngành Tiếng Anh do

các đối tượng vừa học vừa làm.
Chức năng và nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cử nhân chuyên ngành Tiếng Anh hệ vừa học vừa làm,
bồi dưỡng Tiếng Anh chuyên ngành cho các cơ quan và tổ chức xã hội.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Anh tại khoa Tại chức
2.2.1. Chương trình đào tạo Tiếng Anh của khoa Tại chức, Đại học Hà Nội
2.2.1.1. Các loại chương trình:
Chương trình đào tạo của khoa tại chức Tiếng Anh - Đại học Hà Nội nằm trong chương trình
khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đào tạo cử nhân Tiếng Anh hệ tại chức với thời
gian là 36 tháng (học liên tục 5 buổi/tuần).
Chương trình đào tạo của Khoa Anh tại chức chia thành 8 học phần. Mỗi học phần sẽ tương
đương với những nội dung, giáo trình, thời lượng bài học cụ thể. Mỗi một học phần đều có kiểm
tra giữa kỳ và kiểm tra hết môn của môn Tiếng Anh và các môn cơ sở. Từ năm 2006 Khoa đã


ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học Tiếng Anh qua chương trình "English Discovery
online" viết tắt là "Edo".
2.2.1.2. Cơ cấu các môn học
Thời gian đào tạo của khoa cho một khoá học tại chức là 36 tháng (học tập trung) được chia
thành 8 học phần.
- Đối với các môn khoa học xã hội thuộc giai đoạn nào bố trí dạy ở giai đoạn đó.
- Các môn cơ sở, văn hoá được dạy từ năm thứ hai trở đi thường học vào Thứ Bảy, Chủ Nhật. Giảng
viên dạy học ở các môn này thường phải mới từ trường, khoa khác vì khoa chưa có giảng viên dạy
môn cơ sở, văn hoá.
2.2.2. Đội ngũ giảng viên của khoa Tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội
2.2.2.1. Số lượng:
Hiện tại khoa tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội có 63 cán bộ giảng viên bao gồm cán bộ quản lý,
giảng viên, nhân viên nghiệp vụ các phòng chức năng. Trong đó có 48 giảng viên đang giảng dạy tại 4 tổ
bộ môn của khoa (tổ ngữ âm, ngữ pháp, thực hành tiếng và dịch). Số còn lại là cán bộ quản lý và nhân
viên nghiệp vụ.
Bảng thống kê số lƣợng giảng viên, cán bộ công nhân viên từ 2003-2008

Năm học
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Giảng viên
32
38
41
44
48
CBQL, CNV
9
12
12
14
15
Tổng số
41
50
53
48
63
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Đại học Hà Nội
2.2.2.2. Về cơ cấu
* Cơ cấu về độ tuổi: Cơ cấu về độ tuổi cũng có liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và
chiến lược phát triển đào tạo của Khoa, của Trường. Thực trạng cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên của
Khoa được thống kê qua bảng dưới đây:
Bảng thống kê tuổi đời giảng viên của Khoa theo tổ bộ môn (2007-2008)

Đổ tuổi
Tổ bộ môn
Tổng số
giảng viên
Tuổi ≤ 30
Tuổi 31-40
Tuổi 41-50
Tuổi 51-60
Ngữ âm
8
0
1
3
4
Ngữ pháp
10
2
3
3
2
Thực hành tiếng
20
8
6
4
2
Dịch
10
0
2

5
3
Tổng cộng:
48
10
12
15
11
Nguồn: Phòng Đào tạo - Quản lý Khoa Tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội
* Cơ cấu về giới: Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên của Khoa được cân đối và giữ ổn định
qua số lượng thống kê 5 năm gần đây:
Bảng thống kê cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên của khoa
Năm học
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Tổng số giảng viên
32
38
41
44
48
Nữ
26
30
32
35
38

Tỷ lệ %
81,2
78,9
78
79,5
79,2


Nguồn: Phòng Đào tạo - Quản lý Khoa Tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội
* Cơ cấu về trình độ:
Bảng thống kê trình độ giảng viên của Khoa từ năm 20032008
Năm
Trình độ
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Tiến sĩ
1
1
2
3
4
Thạc sĩ
4
6
8
12
15

Đại học
27
31
31
29
28
Tổng:
32
38
41
44
48
Nguồn: Phòng Đào tạo - Quản lý Khoa Tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội
2.2.2.3. Về chất lượng giảng viên:
Hiện nay Khoa đã có một lực lượng lớn giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng có chuyên môn
cao (trình độ tiến sĩ, thạc sĩ), có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề. Hầu hết giảng viên trong
khoa đều có từ 2 ngoại ngữ trở lên.
2.2.3. Về số lượng sinh viên
Bảng thống kê số lƣợng sinh viên của khoa Tại chức Tiếng Anh, ĐH Hà Nội
STT
Năm học
Tổng số
SV
ở Hà Nội
ở các tỉnh
Số SV
Tuổi TB
Số SV
Tuổi TB
1.

2003 - 2004
705
380
29
235
31
2.
2004 - 2005
826
426
28
400
34
3.
2005 - 2006
1085
585
30
500
32
4.
2006 - 2007
1387
598
26
789
28
5.
2007 - 2008
1689

650
26,5
1039
27
Nguồn: Phòng Đào tạo - Quản lý Khoa Tại chức Tiếng Anh, Đại học Hà Nội
2.2.4. Về nội dung, chương trình, học liệu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 15 giảng viên về thực hiện chương trình và nội dung dạy học và thu
được kết quả như sau:
TT
Thực trạng việc thực hiện
nội dung dạy học
Số ý kiến và tỉ lệ %
Rất tốt
Tốt
TB
Chƣa tốt
Số ý
kiến
%
Số ý kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
1
Chương trình khung
được cụ thể hoá thành nội

dung từng học phần
8
53
5
33
2
14
0
0
2
Lập kế hoạch thực hiện nội
dung dạy học theo đúng tiến
độ
2
13
7
47
5
33
1
7
3
Đảm bảo giảng toàn bộ nội
dung bài học trên lớp theo
trình tự giáo trình
5
33
7
47
3

20
0
0


4
Ch ging phn ni dung
chớnh v yờu cu SV t tỡm
hiu thờm hon thin
7
47
5
33
3
20
0
0
5
Chỳ trng m rng, phỏt
trin ni dung dy hc
0
0
2
13
7
47
6
40
6
Thanh, kim tra vic thc

hin ni dung dy hc i
vi ging viờn
4
30
6
40
5
30
0
0
Qua điều tra cho thấy Khoa đã thực hiện khá tốt việc cụ thể hoá ch-ơng trình đào tạo
thành các nội dung cụ thể.
2.2.5. V c s vt cht, thit b dy hc:
+ Về phòng học: Phần lớn các lớp học có phòng học ổn định, đảm bảo ánh sáng và thoáng
mát. Tất cả các phòng học đều sử dụng phấn và bảng không bụi.
+ Thiết bị dạy học: Thiết bị chủ yếu của khoa là đài và bằng catset đã cũ.
+ Th- viện, giáo trình, tài liệu: Khoa không có th- viện riêng, tài liệu chỉ là tài liệu giảng
viên phôtô cho sinh viên nên chỉ có tính chất tham khảo.
2.3. Thực trạng quản lý dạy học Tiếng Anh của Khoa Tại chức, Đại học Hà Nội
2.3.1. Quản lý ch-ơng trình, nội dung
- Dự giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên để kiểm tra tiến độ thực hiện ch-ơng trình định kỳ và
đột xuất.
- Lấy báo cáo về từng ch-ơng trình cụ thể của giảng viên sau mỗi học phần để kịp thời sửa đổi
ch-ơng trình cho phù hợp, cập nhật.
- Lấy ý kiến từ sinh viên về ch-ơng trình, nội dung đào tạo qua từng học phần để sớm điều chỉnh
cho phù hợp với trình độ của sinh viên cũng nh- điều chỉnh mục tiêu.
- Thông qua kiểm tra đánh giá, thi hết môn để xem ch-ơng trình có phù hợp với mục tiêu ch-ơng
trình môn học hay không.
- Ngân hàng đề thi đ-ợc khoa luôn điều chỉnh cho phù hợp với ch-ơng trình.
2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên

2.3.2.1. Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giảng viên
- Khoa đã xây dựng thời khoá biểu khoa học và sử dụng thời khoá biểu để quản lý giờ lên
lớp của giảng viên và có thể duy trì biện pháp quản lý lao động của giảng viên tạo sự phối hợp
nhịp nhàng với tổ bộ môn.
- Hàng tháng và hàng quý Khoa tổ chức dự giờ định kỳ và đột xuất để đánh giá việc
chuẩn bị bài, nghịêp vụ s- phạm của giảng viên.
2.3.2.2. Quản lý công tác bồi d-ỡng giảng viên:
- Hàng năm, Khoa đã tổ chức các bài thi kiểm tra về ph-ơng pháp giảng dạy và nghiệp vụ s-
phạm để đánh giá toàn diện cho giảng viên của Khoa.
- Khoa đã xây dựng nhiều ch-ơng trình, kế hoạch cụ thể bồi d-ỡng đào tạo giảng viên theo
chuẩn cho đội ngũ giảng viên với các hình thức phù hợp với bối cảnh hội nhập của n-ớc ta.
- Các giảng viên trong khoa đã đ-ợc học và sử dụng thành thạo ch-ơng trình dạy và học tiếng
Anh qua mạng riêng của tr-ờng (English discoveries on line).


Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 20 cán bộ quản lý và giảng viên nhằm tìm hiểu về thực
trạng dạy của giảng viên trong Khoa, d-ới đây là kết quả chúng tôi thu đ-ợc:

TT
Cỏc ni dung
kho sỏt
S ý kin v t l %
1
Chng trỡnh hc ngoi ng
D
Va phi
Khú
Quỏ khú
S ý
kin

%
S ý
kin
%
S ý
kin
%
S ý
kin
%
0
0
3
15
17
85
0
0
2
Sỏch tham kho cho ging dy
Khỏ nhiu
Nhiu
ớt
S ý
kin
%
S ý
kin
%
S ý kin

%
7
35
5
25
8
40
3
Mc cn thit ca cỏc hot
ng ngoi khoỏ trong quỏ
trỡnh ging dy
Rt cn thit
Cn thit
Bỡnh thng
Khụng cn
thit
S ý
kin
%
S ý
kin
%
S ý
kin
%
S ý
kin
%
7
35

11
55
2
10
0
0
4
Phng tin dy ngoi ng
trong Khoa
Tt
Trung bỡnh
Kộm
S ý
kin
%
S ý
kin
%
S ý kin
%
4
20
13
65
3
0
5
s gi dy cho mt chng
trỡnh
Nhiu

Hp lý
ớt
Nhiu
S ý
kin

%
S ý
kin

%
S ý
kin

%
S ý
kin

%
0
0
2
10
18
90
0
0
6
S gi phõn cụng cho 1 ging
viờn trong mt nm hc

Nhiu
Hp lý
t
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý kiến
%
8
40
12
60
0
0
7
Nội dung kiểm tra đánh giá
trong mỗi học phần
Quá khó
Khó
Bình th-ờng
Dễ
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%

Số ý
kiến
%
Số ý
kiế
n
%
7
35
5
25
8
40
0
0


2.3.3. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Chúng tôi đã khảo sát lấy ý kiến của 50 sinh viên khoa Tại chức Tiếng Anh, đại học Hà Nội,
kết quả thu được như sau:

TT
Các nội dung
khảo sát
Số ý kiến và tỉ lệ %
1
Anh (chị) cho ý kiến về tầm
quan trọng về việc học ngoại
ngữ ở khoa Tại chức Tiếng Anh
Khá phù

hợp
Phù hợp
Không phù
hợp
Không quan
tâm
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
15
30
28
56
6
12
1
2
2
Chương trình học ngoại ngữ ở
Khoa
Khá phù

hợp
Phù hợp
Không phù
hợp
Không quan
tâm
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
26
52
10
20
12
24
2
4
3
Kỹ năng anh (chị) thấy khó
nhất
Nói

Nghe
Đọc
Viết
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
14
28
31
62
2
4
3
6
4
Phương pháp giảng dạy của
giảng viên
Dễ hiểu
Khó hiểu
Bình thường
Không quan

tâm
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
15
30
5
10
27
54
3
6
5
Số giờ học cho chương trình
tiếng anh
Nhiều
Vừa phải
ít
Không quan
tâm
Số ý

kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
0
0
10
20
40
80
0
0
6
Giáo trình tiếng Anh
Khá phù
hợp
Phù hợp
Không phù
hợp
Không quan
tâm
Số ý
kiến

%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
12
24
28
56
5
10
5
10
7
Mức độ cần thiết của các hoạt
động ngoại khóa trong chương
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần
thiết


trình học ngoại ngữ
Số ý

kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
10
20
30
60
6
12
4
8
8
Phương tiện dạy học ngoại ngữ
ở Khoa
Tốt
Trung bình
Kém
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến

%
Số ý kiến
%
5
10
40
80
5
10
9
Nội dung kiểm tra đánh giá sau
mỗi học phần của chương trình
học ngoại ngữ tại Khoa
Quá khó
Khó
Bình thường
Dễ
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
10

20
25
50
10
20
5
10
10
Thời gian anh (chị) dành cho
việc tự học ngoại ngữ ở nhà
Nhiều
Vừa phải
ít
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý kiến
%
7
14
30
60
13
26
2.3.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát 25 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng về công tác kiểm tra
đánh giá môn tiếng Anh tại khoa Tại chức Tiếng Anh- Đại học Hà Nội.

Kết quả Khảo sát thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá
TT
Thực trạng thực hiện Kiểm tra
- đánh giá Công tác tổ chức
thi, kiểm tra
Số ý kiến và tỉ lệ %
Rất tốt
Tốt
TB
Chƣa tốt
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
Số ý
kiến
%
1
Thực hiện nghiêm túc quy chế
kiểm tra, thi học phần
9
36
11
44
4

16
1
4
2
Lập kế hoạch thi, kiểm tra
11
44
7
28
7
28
0
0
3
Xây dựng ngân hàng câu hỏi
2
8
7
28
9
36
7
28
4
Tổ chức giám sát thi hết môn,
học phần
0
0
15
60

5
20
5
20
5
Kiểm tra việc chấm bài thi của
CBGD
6
24
9
36
10
40
0
0
6
Xây dựng kế hoạch đổi mới, cải
tiến công tác kiểm tra- đánh giá
1
4
4
16
10
40
10
40
2.3.5. Quản lý việc sử dụng các phương pháp dạy học


Chúng tôi đã tiến hành khảo sát biện pháp chỉ đạo quản lý đổi mới phương pháp dạy học của

Khoa. Kết quả khảo sát như sau:
TT
Thực trạng các biện pháp quản lý
đổi mới PPGD
Mức độ thực hiện
Rất tốt
Tốt
TB
Chƣa
tốt
Yếu
1.
Nâng cao nhận thức về chủ trương đổi
mới PPGD
21
25
4


2.
Thảo luận khả năng triển khai đổi mới
PPGD ở Khoa và trường

47
3


3.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên

2
30
18


4.
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương
tiện mới trong dạy học
6
30
14


5.
Quy định về cách thức chuẩn bị bài
giảng

7
16
27

6.
Quy định cách tổ chức các hoạt động
nhận thức

30
20


7.

Cam kết, ký hợp đồng đổi mới PPGD
với các giảng viên



50

8.
Tổ chức dự giờ theo tổ bộ môn, đánh
giá rút kinh nghiệm



37
13
9.
Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới
PPGD

30
20


10.
Tổ chức đối thoại với sinh viên về
PPDH
18
21
11



2.3.6. Phân tích, đánh giá công tác quản lý dạy học Tiếng Anh của khoa Tại chức - Đại học
Hà Nội
2.3.6.1. Điểm mạnh
Khoa có một đội ngũ giảng viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có
kinh nghiệm giảng dạy.
Khoa thường xuyên xây dựng kế hoạch giảng dạy ngay từ đầu năm học và thực hiện một cách
nghiêm túc trong quá trình giảng dạy.
Khoa cũng đã xây dựng quy định về cách thức chuẩn bị bài cho giảng viên và thường xuyên tổ
chức các buổi dự giờ giảng viên.
Đội ngũ giảng viên thực hiện tốt qui chế chuyên môn.
Khoa có quan hệ rộng rãi và liên kết đào tạo có chất lượng cao về chuyên ngành Tiếng Anh
cho các cơ quan, tổ chức.
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên trong Khoa được học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
2.3.6.2. Điểm yếu
Khoa còn nhiều hạn chế về đội ngũ giảng viên; Về cơ sở vật chất; Về việc xây dựng mục tiêu;
Về đổi mới kiểm tra đánh giá; Về tổ chức các hoạt động dạy học.


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên như: Thiếu kinh phí trong việc nâng cấp
cơ sở vật chất; Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến chất lượng đội ngũ giảng viên; Sử dụng
kinh phí trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao đội ngũ giảng viên còn chưa hợp lý,
hiệu quả; Nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò cần thiết của mình trong việc nâng cao
chất lượng dạy học ở hệ tại chức còn thấp; Quản lý hoạt động dạy và học còn kém, thiếu tính khoa
học.
2.3.6.3. Cơ hội:
Môi trường chính trị xã hội ổn định; Khoa là một tổ chức đoàn kết, mọi thành viên trong Khoa
đều đồng thuận xây dựng Khoa thành một tổ chức biết học hỏi; Được Ban giám hiệu quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên; Nhu cầu về đào

tạo ngoại ngữ ngày càng tăng do đòi hỏi của thị trường lao động trong bối cảnh của hội nhập quốc
tế; Khoa tại chức là một khoa thành viên của trường Đại học Hà Nội, một trường có thương hiệu
đào tạo chất lượng cao về ngoại ngữ.
2.3.6.4. Thách thức:
Khó khăn trong tìm kiếm các nguồn lực (nhân lực, tài lực); Cơ chế quản lý nguồn nhân lực, tài
lực chưa khoa học, chưa phù hợp; Nhiều cơ sở trong nước đang mở rộng chương trình đào tạo
ngoại ngữ các hệ không chính quy.
2.4. Tiểu kết
Trong chương II, luận văn đó tỡm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học của Khoa Tại
chức Tiếng Anh - Đại học Hà Nội. Đề tài đó trỡnh bày rừ mặt mạnh, yếu, cỏc cơ hội và
thỏch thức của Khoa để làm cơ sở đề xuất cỏc biện phỏp quản lý hoạt động dạy học của
Khoa Tại chức - Đại học Hà Nội trong chương III.
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở KHOA TẠI CHỨC
- ĐẠI HỌC HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc chọn lựa biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.1.3. Nguyên tắc tôn trọng tính đặc thù của quá trình tổ chức đào tạo
3.2. Các nhóm biện pháp
3.2.1. Nhóm nhận thức
3.2.1.1. Biện pháp 1: Nâng cao tính trách nhiệm xã hội đối với cán bộ quản lý hệ vừa học vừa
làm:
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Trong bối cảnh của cuộc vận động nâng cao chất lượng các hệ đào
tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội hệ đào tạo vừa học vừa làm một mặt đáp ứng được nhu cầu đa
dạng và ngày càng tăng về đào tạo nâng cao trình độ cho một lực lượng lao động góp phần thực hiện
thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, biện pháp này có một ý nghĩa rất quan trọng góp
phần thực hiện chủ trương nêu trên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo Khoa phải nghiêm túc nhận thức được vai trò quan trọng của mình
trong việc điều hành tổ chức quản lý. Để làm tốt điều này cần có ý thức tìm hiểu và phân tích



nhu cầu xã hội, nhu cầu của địa phương của người học nhưng mặt khác cũng đề ra những yêu
cầu tối thiểu buộc phải tuân thủ để đảm bảo chất lượng và kỷ cương trong quá trình đào tạo.
- Hàng năm, sau mỗi khoá học sẽ có đánh giá mặt được, chưa được để khen thưởng và kỷ luật rõ
ràng về trách nhiệm của các nhà quản lý và tổ chức các lớp vừa học vừa làm.
- Việc tuyển chọn giảng viên giảng dạy cho mô hình này các nhà quản lý phải hết sức nghiêm
túc, không được xem nhẹ chất lượng giảng viên.
3.2.1.2. Biện pháp 2: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giảng viên tham gia giảng
dạy các lớp tại chức (vừa học vừa làm)
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Với xu thế hội nhập, việc nâng cao tính tự chủ cho giảng viên
bằng trách nhiệm thực sự của người Thầy trong quá trình dạy học sẽ đóng góp rất lớn trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo.Trong điều kiện thực hiện kế hoạch ở các lớp tổ chức ở các địa
phương xa cơ sở đào tạo chính việc thực hiện kế hoạch dạy học và chất lượng các giờ lên lớp
phụ thuộc vào ý thức tự giác và lòng tự trọng của người giảng viên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
- Khuyến khích, động viên giảng viên chủ động học thêm, tìm kiếm các giáo trình mới mang tính
cập nhật nhưng lại phù hợp với trình độ của sinh viên hệ vừa học vừa làm.
- Giao quyền cho giảng viên giảng dạy chuẩn bị câu hỏi kiểm tra, đánh giá hết môn của sinh
viên, phòng Đào tạo quản lý chỉ nghiệm thu.
- Giảng viên giảng dạy phải tuân thủ các quy chế đào tạo và tự chịu trách nhiệm về kết quả
học tập của các sinh viên.
- Thông qua kết quả kiểm tra, giám sát hoặc thu thập thông tin ngược, Khoa sẽ có khen thưởng
hay kỷ luật xứng đáng với từng giảng viên phụ trách môn học; đồng thời tạo điều kiện cho giảng
viên tự đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của mình bằng việc thông báo các ý kiến đánh giá
của những người liên đới cho giảng viên để giảng viên điều chỉnh.
3.2.1.3. Biện pháp 3: Nâng cao ý thức học tập, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của mô
hình đào tạo vừa học vừa làm cho sinh viên
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Chất lượng đào tạo của hình thức đào tạo hệ vừa học vừa làm
chưa cao. Chính vì vậy, nâng cao ý thức học tập, học vì sự nghiệp, vì chính mình và cho xã hội

của sinh viên tham gia hình thức vừa học vừa làm là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng
đào tạo và biện pháp này cũng có nhiều ý nghĩa cho vấn đề bảo đảm chất lượng hệ đào tạo vừa
học vừa làm.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chính chủ thể (người học) về vị trí quan trọng của việc
học cho chính họ và đóng góp cho xã hội, chỉ rõ lợi ích của chính ngành học sẽ mang lại lợi ích
gì cho tương lai.
- Sinh viên thuộc hệ đào tạo tại chức cần được chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh
thần trách nhiệm và được tạo điều kiện thuận lợi để lĩnh hội tri thức, hình thành một kỹ năng chủ
động.
- Bồi dưỡng phương pháp học chủ động, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu sẽ làm
tăng chất lượng đào tạo, phá vỡ sức ì, những mặc cảm không tốt về mô hình đào tạo này.


- Khuyến khích sinh viên tự thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau có liên quan đến môn
học, tăng khả năng tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, độc lập sẽ là cơ sở để sinh viên tự khẳng
định mình.
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích tự học đối với đối tượng sinh
viên vừa học vừa làm.
- Các nhà tổ chức nên có chính sách động viên, khen thưởng các sinh viên có tinh thần học tập
nghiêm túc, tạo điều kiện cho các sinh viên hệ không chính quy được thử sức mình ở nhiều lĩnh
vực như nghiên cứu khoa học, tham gia các dự án phát triển cộng đồng với người nước ngoài để
có dịp trau dồi Tiếng Anh như các sinh viên khác hệ chính quy.
3.2.2. Nhóm tổ chức đổi mới quá trình dạy học
3.2. 2.1. Biện pháp 1: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu và chương trình/đề cương môn học môn
học
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Xác định đúng hệ thống mục tiêu dạy học có ý nghĩa rất lớn
trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Khi đã xác định được mục tiêu xác đáng cần dựa vào đó
để lựa chọn nội dung và cụ thể hoá cách chuyển tải thông qua đề cương môn học. Biện pháp này
là rất cần thiết bởi vì, nếu mục tiêu xác định tốt sẽ có cơ sở để lựa chọn nội dung giảng dạy,

phương pháp giảng dạy và để đánh giá được hiệu quả, giá trị của môn học, một khoá học hay
một chương trình và từ đó thông qua đề cương môn học sẽ cung cấp cho học viên một công cụ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về việc học của minh thông qua thực hiện các yêu cầu của giảng viên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
* Mục tiêu bài học phải cụ thể và tường minh: Cách xác định mục tiêu được thể hiện bằng một
động từ hành động cụ thể, rõ ràng và có thể quan sát được.
*Mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào bậc cao
hơn:
- Giảng viên phải thể hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ môn học của mình
bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải mô tả được những điểm
chính: Ai? Làm gì? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? Tốt đến mức độ nào?
- Trong từng bài soạn giảng, mục tiêu phân theo từng cấp bậc tương ứng với các phương pháp
giảng dạy được lựa chọn.
- Việc xây dựng mục tiêu bài học và các phương pháp dạy học tương ứng trên đây phải được
sự giám sát, quản lý của các tổ bộ môn, của từng chuyên ngành đào tạo để tiện cho việc kiểm tra,
dự giờ.
- Các giảng viên phải dựa vào mục tiêu bài học đã xác định để lập kế hoạch bài học và đo
lường kết quả học tập của của sinh viên hàng kỳ, từ đó có những điều chỉnh về phương pháp sao
cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học cơ sở đào tạo hoặc cơ sở liên kết sẽ tăng cường
quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học thông qua việc thực hiện đúng lịch trình và nội dung đã
được cụ thể hoá trong đề cương môn học.
3.2.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng cường học liệu cho người học


a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Đổi mới mục tiêu dạy học là điều rất quan trọng nhưng nội
dung chương trình không thay đổi phù hợp thì tác dụng không lớn và chưa thể nói chất lượng
dạy học nói chung sẽ được nâng cao. Đổi mới nội dung chương trình và cung cấp học liệu phù
hợp tạo điều kiện cho người học được tiếp nhận nội dung dạy học nói riêng một cách chủ động,
hữu dụng hơn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Nội dung phải theo sát với mục tiêu. Hiện nay Khoa Tại chức Tiếng Anh đang sử
Khoa tổ chức biên soạn giáo trình phù hợp cho mình, xây dựng được cuốn giáo trình phù hợp.
Và các bước làm cụ thể như sau:
- Bám sát mục tiêu môn học trên cơ sở đó kế thừa và chọn lọc nội dung kỹ năng giao tiếp qua
bốn dạng hoạt động: nghe, nói, đọc, viết của các giáo trình chuẩn nước ngoài có sẵn như giáo
trình: Headway, Lifeline
- Bổ sung nội dung tri thức ngôn ngữ học và đất nước học Việt Nam giúp học sinh xây dựng
cho mình từ những thói quen đạo đức và hành vi văn minh cần thiết nhất trong cuộc sống xã hội
dến những quan niệm và những chính kiến khoa học về tự nhiên, về xã hội, về lối sống cao đẹp của
những con người đang xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Từng bài học phải có đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; được biên soạn từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao.
- Nội dung dạy học phải được quản lý về mặt chuyên môn.
3.2.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hoá
hoạt động học tập của sinh viên, tạo hứng thú cho họ để họ lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất là
một là một điều cần được lưu ý để đạt được mục tiêu dạy học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:
- Giảng viên phải phân bố được thời gian lên lớp của mình cho hợp lý, thông thường 50% cho
thuyết trình, giảng lý thuyết; còn lại dành thời gian tổ chức các hoạt động nhận thức khác.
- Đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học; ngoại ngữ có đặc điểm là cần trang bị đủ cả 4 kỹ
năng : nghe, nói, đọc, viết.
- Giảng viên phải làm chủ được các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, nắm rõ được các ưu
điểm, nhược điểm của mỗi hình thức, điều kiện thực hiện để vận dụng có hiệu quả nhất trong
từng giờ lên lớp.
- Tạo hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập, điều kiện cơ sở vật chất, phòng học cũng
đóng một vai trò đáng kể. Các phòng học cho từng chuyên ngành, được trang trí theo từng chủ
đề sẽ tạo ra một không gian thực, sống động tạo cho người học có những cảm thụ mạnh mẽ hơn,
dễ lĩnh hội kiến thức hơn. Việc sắp xếp các dãy bàn học cần quan tâm đến độ linh hoạt.

- Có thể vận dụng các hình thức dạy học đa dạng nhưng kiên định với mục tiêu dạy học đã đề
ra vì mục tiêu là cái định hướng cho hoạt động, hình thức tổ chức dạy học là phương tiện đạt
được mục tiêu.
3.2.2.4. Biện pháp 4: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học


a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm khắc phục kiểu truyền
thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho sinh viên là một biện
pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói riêng; chất lượng đào tạo nói chung.
Muốn thực hiện được mục tiêu đề ra phải có cách thức tương ứng và chá thức đó chính là biện
pháp tổ chức thực hiện quá trình dạy học và phương pháp dạy học thích hợp. Muốn có kỹ năng
không thể thông qua phương pháp thuyết trình áp đặt mà phải thông qua hoạt động, bằng hoạt
động Vì vậy biện pháp này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh
nói riêng và tăng cường năng lực cho người học nói chung.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Mục tiêu đề ra là phải phát triển cân đối 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh, nên việc
tổ chức quá trình dạy - học cũng phải hướng tới 4 mục tiêu này.
*Kỹ năng nghe: Mục tiêu đề ra là “Nghe hiểu các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học;
Nghe hiểu ý chính các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thường”. Vậy, nội dung
các bài nghe phải tập trung vào các đối thoại và các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội
thông thường.
Để giúp học sinh nghe tốt, một số việc sau nên được làm:
- Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe đĩa, nghe thông qua xem video, nghe
thầy/cô, nghe các bạn; nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe theo cặp… Hình thức càng phong phú
càng dễ lôi cuốn học sinh. Bài nghe phải đảm bảo rõ ràng về mặt âm lượng, phát âm.
- Phương pháp dạy học kỹ năng nghe phải gần gũi với người học, xoay quanh các chủ đề
người nghe cần đạt tới, đảm bảo người nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với gần”, nghĩa là phần
có thể hiểu được là 80%, phần “phỏng đoán” chỉ khoảng 20%. Tránh tình trạng bài nghe quá
nhiều từ mới, vấn đề xa lạ với người học hoặc không kích thích được sự quan tâm của người học.

- Khi cho học sinh luyện nghe, giảng viên nên định hướng thông tin chính của bài nghe để học
sinh tập trung vào đó thông qua hình thức ra câu hỏi trước khi nghe; sau khi nghe có kiểm tra kết
quả nghe của học sinh dựa trên phần yêu cầu đề ra trước đó. Câu hỏi định hướng cũng nên phong
phú: nghe tóm tắt từng đoạn, nghe điền từ và chỗ trống, nghe chọn đáp án đúng/sai, nghe ghi…
- Một số học sinh có thể nghe tốt hơn những em khác. Giảng viên nên khích lệ để những em
nghe yếu không nản chí. Thi thoảng có thể ra những bài nghe đơn giản một chút để những em
này cảm thấy tự tin hơn.
- Một điều hết sức quan trọng là sự tương hỗ giữa phát âm và khả năng nghe. Các em phát âm
chuẩn thì thường nghe tốt hơn những em phát âm không chuẩn. Ngược lại, việc nghe cũng giúp
các em hoàn thiện phát âm của mình. Giảng viên nên chú ý rèn phát âm cho học sinh nhằm nâng
cao khả năng nghe cho các em.
*Kỹ năng nói: Mục tiêu đề ra là “Có thể tham gia các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học;
Có thể bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hoá, xã hội”. Muốn đạt được mục tiêu này,
người giảng viên có thể làm một số việc sau:
- Tạo cơ hội “nói” cho học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp học. Ở trong lớp,
học sinh có thể nói thông qua các hoạt động như: vấn đáp giữa giảng viên và học sinh, thảo luận


nhóm, đóng vai, nghiên cứu từng trường hợp, định kỳ trình bày về một chủ đề tự chọn nào đó…
Ngoài lớp học, các em có thể nói tiếng Anh thông qua các hoạt động đoàn thể, như: câu lạc bộ
tiếng Anh, dạ hội, phát động phong trào nói tiếng Anh trong ký túc xá…
- Nếu có thể hãy liên lạc với các chuyên gia dạy tiếng Anh tình nguyện đến từ các nước nói
tiếng Anh để họ giúp luyện nói cho học sinh. Hiện nay phương pháp này được đánh giá là hữu
dụng.
- Các chủ đề luyện nói cho học sinh phải xoay quanh những chủ đề nhằm đạt được mục tiêu đề
ra, không xa lạ, không quá khó đối với học sinh.
- Trong giờ học càng nhiều người có thể nói được càng tốt. Để đạt được điều này nên chia nhỏ
lớp ra, mỗi nhóm sẽ chịu sự quản lý - hướng dẫn của một giảng viên hay một bạn nói tốt trong
lớp (trong trường hợp không thể bố trí nhiều giảng viên đến dạy cùng một buổi). Tuy nhiên, với
mô hình đào tạo vừa học vừa làm chia nhóm theo độ tuổi để phù hợp với nhận thức, tư duy của

người học, các nhóm nên thảo luận các chủ đề lệch nhau sau đó chia sẻ kết quả thảo luận của
nhóm mình với các nhóm còn lại.
- Để nói được tiếng Anh, chỉ nói ở trên lớp thôi là chưa đủ, học sinh cần phải có thói quen nói
tiếng Anh ở ngoài lớp học nữa.
*Kỹ năng đọc: Mục tiêu đối với kỹ năng đọc là “Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ
thông liên quan đến các vấn đề văn hoá, xã hội quen thuộc”.
Trong các mục tiêu về 4 kỹ năng, mục tiêu này có lẽ là dễ thực hiện nhất vì đọc là dễ nhất so
với 3 kỹ năng kia. Tuy vậy, dễ cũng không có nghĩa là không cần phương pháp. Để việc dạy -
học đọc có hiệu quả, hoạt động này nên được tiến hành như sau:
- Đối với những bài đọc mục tiêu là nâng cao vốn từ, nên phát tài liệu đọc cho học sinh để các
em nghiên cứu trước ở nhà, vừa tiết kiệm được thời gian trên lớp, vừa có thời gian cho các em
suy nghĩ, tra từ điển, làm các bài tập kiểm tra xem mình có hiểu đúng nội dung của bài đọc hay
không. Sau đó trên lớp giảng viên cùng học sinh kiểm tra lại một lần nữa kết quả bài đọc học
sinh đã chuẩn bị trước này.
- Chủ đề các bài đọc bổ trợ nên theo sát các chủ đề bài học trên lớp để các em tận dụng vốn từ
vừa học của mình.
- Nên đa dạng hoá hình thức luyện đọc để tránh nhàm chán. Ví dụ: đọc cá nhân, đọc theo cặp,
đọc theo nhóm; đọc trả lời câu hỏi, đọc kể lại, đọc cho bạn chép…
*Kỹ năng viết: Mục tiêu đối với kỹ năng này là: “Có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn giản về
các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của người học”. Để đạt được mục tiêu này có thể
tiến hành một số biện pháp sau:
- Tương tự như đối với kỹ năng đọc, trên lớp giảng viên chỉ hướng dẫn cho các em lý thuyết
cách trình bày một bài viết, sau đó về nhà các em tự viết, đến hạn mang nộp để giảng viên chấm
điểm và góp ý.
- Giới thiệu cho các em các bài văn mẫu để các em tham khảo.
- Nếu có điều kiện thì các chuyên gia dạy tiếng Anh tình nguyện đến từ các nước nói tiếng
Anh có thể hỗ trợ rất tốt loại công việc này.


- Hiện nay trên mạng internet có các trang web dạy viết khá hiệu quả. Các giảng viên có thể giới

thiệu những địa chỉ này cho học sinh để các em tham khảo nếu có điều kiện.
Đó là về từng kỹ năng riêng rẽ. Thông thường, trong một giờ học tiếng Anh trên lớp, các kỹ
năng nghe - nói - đọc - viết đan xen lẫn nhau. Để việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả tối ưu các
nguyên tắc sau đây nên được đảm bảo:
- Học sinh phải là tâm điểm của quá trình dạy học. Giảng viên không dạy cái mình biết, mà
dạy cái học sinh cần biết. Giảng viên và học sinh luôn ý thức biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo, nghĩa là giảng viên không truyền đạt tri thức theo kiểu một chiều khiến học sinh
hình thành thói quen thụ động, cái gì cũng chờ đợi ở thầy, cô mà ngược lại, giảng viên cần phát huy
năng lực tự học, tự khám phá cho học sinh.
3.2.2.5. Biện pháp 5: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá
a.Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Kiểm tra đánh giá để thu được những thông tin ngược để liên tục
điều chỉnh sự vận động của một quá trình dạy học. Việc kiểm tra đánh kiến thức, kỹ năng, phẩm
chất, đạo đức nghề nghiệp của sinh viên rất quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá
đúng qui chế, khách quan, công bằng các đối tượng tham gia quá trình dạy học không chỉ cho
những giá trị kiến thức, kỹ năng của sinh viên, mà còn giúp cho giảng viên điều chỉnh quá trình,
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy cho phù hợp . Đồng thời thôi thúc sinh viên
tích cực học tập.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
*Đánh giá giờ lên lớp của giảng viên: Việc đánh giá chính xác, khách quan kết quả giờ lên
lớp của giảng viên có vai trò quan trọng đối với hoạt động dạy học trong nhà trường. Việc đánh
giá chính xác, khách quan những việc đã làm được; những việc còn chưa làm được và tìm ra
nguyên nhân các tồn tại chắc chắn sẽ có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện tốt chu kỳ chỉ đạo
tiếp theo.
Kết quả đánh giá giờ lên lớp của giảng viên phải dựa vào tối thiểu từ 2 nguồn thông tin:
- Sự đánh giá của đồng nghiệp (tốt nhất là cùng chuyên môn) qua việc dự giờ (bằng phiếu dự
giờ) và phân tích kết quả đánh giá sau khi dự giờ.
- Sự đánh giá của người học (bằng phiếu lấy thông tin ngược về giờ giảng và dư luận của sinh
viên)
*Kiểm tra, đánh giá sinh viên: Việc kiểm tra đánh giá học viên về tinh thần, thái độ học tập
của học viên cũng như về kết quả học tập của họ phải dựa trên các căn cứ sau:

- Các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào tạo
- Các mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục - Đào tạo; nhà trường quy
định
- Các quy chế hiện hành về tổ chức đào tạo của khoa, của nhà trường
- Thời gian học tập (số tiết học) của môn học/học phần, các chương, các bài học/chủ đề.
Việc đánh giá học viên phải:
- Đo lường được mức đạt mục tiêu học tập của từng học viên (tính giá trị).
- Đạt kết quả đánh giá/đo lường đối với mỗi thí sinh ổn định, khách quan và thống nhất (tính
tin cậy).


3.2.3. Nhóm biện pháp bổ trợ
3.2.3.1. Biện pháp 6: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Lao động của giảng viên mang tính đặc thù. Vì vậy quan tâm
đến việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung, kỹ năng sư phạm của giảng viên nhằm tạo ra
một đội ngũ có tay nghề sư phạm tốt, đồng lòng cùng hướng vào mục tiêu là nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường có một ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và đào
tạo. Biện pháp này có “hiệu ứng châm” nhưng rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng dạy
học của một cơ sở đào tạo.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
Giảng viên dạy ngoại ngữ không chỉ giỏi ngoại ngữ và có kỹ năng sư phạm mà còn cần kiến
thức văn hoá, xã hội đủ rộng và đa dạng, cần phải hiểu biết cả lịch sử quá khứ và hiện tại của vấn
đề có sự thay đổi, điều chỉnh những môn mình dạy, về những sự kiện, nguyên lý, khái niệm,
quan điểm và kỹ năng cần thiết cho những bộ môn đó.
Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo ngày càng tăng và để mục tiêu dạy học đạt được kết quả mong
muốn, nhà trường và Bộ môn cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và có thể
thực hiện như sau:
- Lập kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên nhằm cập nhật thông tin về khoa học,
theo từng chuyên ngành giảng dạy và lần lượt cử các giảng viên đi học các lớp nâng cao trình độ
chuyên môn.

- Mời các chuyên gia (trong nước và nước ngoài) nói chuyện chuyên đề để giảng viên có điều
kiện cập nhật kiến thức, mở mang thông tin.
- Nhà trường và các khoa tổ chức định kỳ sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ đề để các giảng viên
có điều kiện trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau.
- Giao đề tài nghiên cứu khoa học cho cá nhân hoặc một nhóm các giảng viên.
- Quản lý tốt chương trình chi tiết môn học của các giảng viên.
- Xây dựng một đội ngũ giảng viên có tay nghề sư phạm.
3.2.3.2. Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp: Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố không thể thiếu
trong quá trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là trang thiết dạy học hiện đại,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nói riêng; đào tạo nói chung vừa
là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều
kiện cho sinh viên phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh
chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
*Nâng cao hiệu suất giảng dạy và học tập:
Nội dung cơ bản của bài học đã được thể hiện trong các Slides. Giảng viên sử dụng máy chiếu
để hiển thị bài giảng của mình lên bảng chiếu cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian ghi bảng, vẽ
hình, sơ đồ minh hoạ Sinh viên được phát tài liệu thích hợp trước giờ học sẽ giảm bớt thời gian ghi
chép và còn tạo được thói quen nghiên cứu chủ động.


Đối với các môn học cơ bản, thuần tuý về lý thuyết: Do tiết kiệm được rất nhiều thời gian ghi
chép bài trên lớp mà thày có thể truyền đạt và trò có thể lĩnh hội một khối lượng kiến thức nhiều hơn,
mở rộng hơn và sinh viên cũng có nhiều thời gian để tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, trình bày ý kiến của
mình.
Đối với các môn học liên quan thực hành, rèn luyện kỹ năng thì việc rút ngắn thời gian học lý
thuyết sẽ làm cho các hoạt động tương tác giữa thầy và trò phong phú và đa dạng hơn. Các hoạt
động chủ yếu sẽ là trao đổi, thảo luận, thắc mắc, thuyết trình, diễn kịch nhằm chiếm lĩnh được
tri thức mới. Qua đó, người giảng viên có thể quán xuyến được lớp học.

*Nội dung bài giảng và kiến thức truyền đạt chính xác hơn:
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy, nội dung cơ bản của bài giảng phải được giảng viên
chuẩn bị trên các Slides theo một trình tự hợp lý. Điều này luôn giúp họ làm chủ được giáo án,
trình bày các vấn đề một cách chính xác và logic. Quan trọng hơn, giảng viên sẽ thực hiện việc
truyền đạt nội dung dạy học theo đúng ý đồ đặt ra: các nội dung phải biết, nên biết và có thể biết.
Ứng dụng CNTT, người giảng viên có thể mô phỏng bài học một cách sinh động hơn với các
từ ngữ, hình ảnh, bảng biểu và thạm chí cả âm thanh. Sự hấp dẫn của bài học sẽ lôi cuốn, hấp
dẫn sinh viên hơn, bởi lẽ họ lĩnh hội kiến thức một cách tường minh, cụ thể hơn mà không trìu
tượng như trước.
Bài soạn giảng phải điều chỉnh, hoàn thiện sau mỗi buổi giảng nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả dạy học là một yêu cầu đặt ra đối với giảng viên.
Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị: Khoa Tại chức Tiếng Anh nói riêng
và Trường Đại học Hà Nội nói chung, phải chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị và đặc
biệt thiết bị CNTT vào việc giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường. Cụ thể là: Cần trang bị cho
Khoa tại chức một phòng học Đa chức năng. Đầu tư phòng học với trang thiết bị dạy học hiện đại
bao gồm: máy tính có thể cài phần mềm hỗ trợ giảng dạy; Một máy chiếu; bảng chiếu. Trang bị thư
viện hiện đại hơn, tạo điều kiện cho việc tra cứu thông tin. Xây dựng các website môn học, giáo trình
điện tử, bài giảng điện tử
Để đáp ứng yêu cầu này, nhà trường cần tiến hành: Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng thiết
bị hiện đại trong giảng dạy. Có các hình thức khuyến khích xứng đáng đối với những giảng viên
ứng dụng CNTT trong dạy học. Tăng cường công tác quản lý giáo án, đánh giá bài giảng của giảng
viên theo hướng có ứng dụng CNTT trong dạy học.
3.3. Kiểm chứng sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của
những người liên đới tới công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm. Kết quả thu được như sau:
3.3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp:

STT
Tên biện pháp
Tính cần thiết

Rất cần thiết
Cần thiết
Không
cần thiết
I. NHÓM NHẬN THỨC





1.
Biện pháp 1: Nâng cao tính trách nhiệm xã hội đối
với những người tổ chức các lớp hệ vừa học vừa
làm
85%
15%
0%
2.
Biện pháp 2: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của giảng viên tham gia giảng dạy các lớp tại
chức (vừa học vừa làm)
78%
22%
0%
3.
Biện pháp 3: Nâng cao ý thức học tập, nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của mô hình đào tạo
vừa học vừa làm cho sinh viên
90%
10%

0%
II. NHÓM TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC



4.
Biện pháp 1: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu môn
học
75%
20%
5%
5.
Biện pháp 2: Đổi mới việc lựa chọn nội dung, tăng
cường học liệu cho người học
65%
25%
10%
6.
Biện pháp 3: Quản lý việc đa dạng hoá các hình
thức tổ chức dạy học
65%
20%
15%
7.
Biện pháp 4: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy
học
85%
15%
0%
8.

Biện pháp 5: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá
70%
15%
5%
III. NHÓM HỖ TRỢ



9.
Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho giảng viên
85%
15%
0%
10.
Biện pháp 2: Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy
90%
10%
0%

Kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Đặc biệt là
Biện pháp 1 trong Nhóm nhận thức, Biện pháp 4 trong Nhóm tổ chức quá trình dạy học và Nhóm
hỗ trợ được đánh giá là rất cần thiết cho hoạt động dạy học Tại chức Tiếng Anh - Đại học Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp:

STT
Tên biện pháp
Tính khả thi

Rất khả thi
Khả thi
Không
khả thi
I. NHÓM NHẬN THỨC



1.
Biện pháp 1: Nâng cao tính trách nhiệm xã hội
đối với những người tổ chức các lớp hệ vừa học
vừa làm
60%
35%
5%
2.
Biện pháp 2: Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của giảng viên tham gia giảng dạy các lớp
tại chức (vừa học vừa làm)
85%
15%
0%


3.
Biện pháp 3: Nâng cao ý thức học tập, nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của mô hình đào tạo
vừa học vừa làm cho sinh viên
75%
15%

10%
II. NHÓM TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC



4.
Biện pháp 1: Đổi mới việc xây dựng mục tiêu
môn học
70%
30%
0%
5.
Biện pháp 2: Đổi mới việc lựa chọn nội dung,
tăng cường học liệu cho người học
75%
25%
0%
6.
Biện pháp 3: Quản lý việc đa dạng hoá các hình
thức tổ chức dạy học
60%
25%
15%
7.
Biện pháp 4: Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy
học
85%
15%
0%
8.

Biện pháp 5: Cải tiến công tác kiểm tra - đánh
giá
75%
25%
0%
III. NHÓM HỖ TRỢ



9.
Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho giảng viên
80%
15%
5%
10.
Biện pháp 2: Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy
60%
30%
10%
Kết quả khảo sát trong bảng trên cho thấy các biện pháp đều có tính khả thi. Trong đó những
biện pháp được đánh giá là khả thi và có khả năng chủ động thực hiện, ít bị chi phối bởi yếu tố
khách quan được các chuyên gia đánh giá là có tính khả thi cao, chẳng hạn Biện pháp 2 trong
Nhóm nhận thức, Biện pháp 4 trong Nhóm tổ chức quá trình dạy học và Biện pháp 1 trong Nhóm
hỗ trợ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn nhằm đề ra được những

biện pháp cần thiết và có tính khả thi trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học tiếng Anh của
trường Đại học Hà Nội nói chung và của Khoa Tại chức Tiếng Anh nói riêng. Ngoài ra luận văn
còn khẳng định đổi mới hoạt động dạy học đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và hiệu
quả của quá trình dạy học.
Luận văn đã cố gắng mô tả đầy đủ về thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh tại Khoa Tại
chức Tiếng Anh- Đại học Hà Nội. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát, tác giả đã mạnh dạn đề
xuất 3 nhóm biện pháp nhằm chỉ đạo triển khai đổi mới hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Khoa
Tại chức - Đại học Hà Nội.
Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hoá lý luận của khoa học quản lý
vào thực trạng của Khoa cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia. Kết quả khảo
nghiệm đã minh chứng được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Như vậy giả thuyết


khoa học của luận văn đã được chứng minh. Tác giả hy vọng rằng trong thời gian tới, các biện
pháp nêu ra được các cán bộ quản lý và giảng viên của Khoa nghiên cứu sử dụng, góp phần đổi
mới hoạt động dạy học Tiếng Anh tại Khoa Tại chức Tiếng Anh - Đại học Hà Nội.
Đề tài này bước đầu làm nghiên cứu và mang tính khám phá cho nên chắc chắn còn nhiều
thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô, các chuyên gia giáo dục để luận
văn được tiếp tục hoàn chỉnh.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục Đào tạo: Nhanh chóng triển khai và chỉ đạo công tác đổi mới hoạt
động dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân sao cho đồng bộ và dứt điểm.
2.2. Đối với Khoa Tại chức Tiếng Anh - Đại học Hà Nội: Thực hiện đổi mới hoạt động dạy
học, cụ thể:
 Đổi mới mục tiêu môn học.
 Đổi mới nội dung, chương trình, học liệu.
 Đổi mới phương pháp dạy học.
 Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá.
 Tạo mọi điều kiện để việc đổi mới thành công và nhanh chóng đi vào nề nếp:
 Có kế hoạch và chính sách đào tạo, đào tạo lại cán bộ giảng dạy một cách hợp lý.

 Nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị thêm thiết bị dạy học.




References
A. Văn kiện
1. Điều lệ Trường Đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày
30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Giáo dục Việt Nam 1945 - 2005, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin
và tư vấn phát triển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “ Đổi mới tư duy Giáo dục”, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục
Việt Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam,
Kỳ 8 - Khoá III - Nha Trang, Khánh Hoà ( 7/ 2005 ).
4. Luật Giáo dục 2005, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

×