Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường cao đẳng xây dựng nam định nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.85 KB, 8 trang )

1

Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực
hành tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho
học sinh sinh viên

Ninh Duy Dự

Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt
Năm bảo vệ: 2007

Abstract. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý hoạt động dạy học
thực hành tại trường cao đẳng Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tay nghề cho học sinh, sinh viên. Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học thực
hành tại trường cao đẳng Xây dựng Nam Định, từ đó tìm ra những nguyên nhân. Đề xuất
các giải pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường cao đẳng
Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh
viên.

Keywords. Dạy học thực hành; Quản lý giáo dục; Đào tạo nghề

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước, trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới đang phát
triển với qui mô rộng lớn chưa từng thấy. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc
tế đang là một xu thế khách quan và tất yếu, đây là nhu cầu cấp bách đối với mỗi dân tộc


và mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong xu
thế đó sẽ tạo ra rất nhiều những cơ hội, những thuận lợi, và cũng gây không ít những khó
khăn và thách thức cho một số quốc gia. Đó là một cuộc cạnh tranh ngày càng gay go và
quyết liệt, lợi thế sẽ thuộc về các nước và các quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng
2

cao. Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là chìa khóa để phát
triển kinh tế, phát triển đất nước một cách bền vững. Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kỳ công nghiệp
hoá - hiện đại hoá là: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao
ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng,
với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu
cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi
nhọn và xuất khẩu lao động. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành dáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn
và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao. (Một
số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển hệ thống dạy nghề đến năm 2010, Tạp chí khoa
học và đào tạo nghề, Số 2 tháng 6 năm 2005- Trung tâm nghiên cứu khoa học dạy
nghề,Tổng cục Dạy nghề).
Để phát triển đất nước, trước mắt là đáp ứng kịp nhu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa, Đảng ta đã nhấn mạnh: phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo
Đảng ta đã chỉ rõ: phải đặc bịêt coi trọng việc dạy nghề trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của nước ta. Nghị quyết lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng
cũng đã nhấn mạnh :"Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ có
nhiều trình độ Coi trọng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ sư thực hành".Tại Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn nhiều
yếu kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng
lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp giảng dạy
còn lạc hậu, nặng nề, chưa phù hợp. Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

chưa cân đối với giáo dục phổ thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng”. Do vậy nguồn nhân lực nói chung, công nhân có chất lượng cao nói riêng đang
trở thành yếu tố cơ bản, một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước. Lực lượng sẽ này góp phần cho sự đảm bảo việc tăng trưởng kinh tế
3

đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, trong khu vực cũng
như trên trường quốc tế.
Trước những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và công cuộc công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 và qui
hoạch mạng lưới các trường nghề giai đoạn 2002- 2010, Thủ tướng chính phủ đã chỉ
rõ:"Hình thành một hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, thực hiện các chương trình dạy
nghề ngắn hạn dưới 1 năm và dài hạn từ 1 năm đến 3 năm. Từng bước xây dựng và thực
hiện xây dựng những trường nghề theo hướng chuẩn hóa- hiện đại hóa để tăng năng lực
chất lượng và hiệu quả đào tạo, tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy
nghề chất lượng cao, trình độ phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội”.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy; công tác đào tạo tay nghề cho đội ngũ công
nhân kỹ thuật ở nước ta còn nhiều hạn chế, kể cả số lượng lẫn chất lượng. Phần lớn học
sinh học nghề tại các trường nghề và các cơ sở đào tạo nghề, khi ra trường có kiến thức
về lý thuyết, nhưng về kỹ năng thực hành còn rất yếu. Nói chung về tay nghề và kỹ năng
thực hành của đội ngũ công nhân kỹ thuật ở nước ta chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường lao động trong nước, dẫn tới nguồn nhân lực lao động thiếu sức cạnh tranh trong
khu vực cũng như quốc tế. Hiện nay nước ta đang nằm trong tình trạng thiếu nguồn nhân
lực có chất lượng cao, thiếu thày giỏi, chuyên gia giỏi, thợ kỹ thuật giỏi, trong đó thợ kỹ
thuật giỏi thì thiếu nhiều hơn. Phải nói rằng; có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên. Song muốn khắc phục được tình trạng đó, và để có được nguồn nhân lực, lao động
kỹ thuật có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời đại hiện
nay, ngoài việc quan tâm đầu tư tạo mọi điều kiện của các cơ quan quản lý nhà nước về
công tác giáo dục và dạy nghề, phải thực sự coi việc dạy nghề là sự nghiệp của toàn xã
hội, các cơ sở đào tạo dạy nghề, các trường nghề, cần phải tìm ra các giải pháp quản lý

trong hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh,
sinh viên trong các nhà trường. Vì đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng trên.
Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định là một trường mới được thành lập trên cơ
sở hợp nhất 2 trường, đó là: Trường Trung học Xây dựng số 2 và Trường Đào tạo nghề
4

Xây dựng và Thủ công mỹ nghệ Nam Định. Để bước vào hội nhập trong giai đoạn hiện
nay và để khẳng định thương hiệu của nhà trường, việc nâng cao chất lượng đào tạo tay
nghề cho học sinh trong đó vấn đề cốt lõi là nâng cao chất lượng dạy học thực hành là
một việc làm hết sức cần thiết. Đây là việc làm không những góp phần củng cố nâng cao
thương hiệu của nhà trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao
động kỹ thuật ở nước ta hiện nay, tạo sức cạnh tranh đối với các nguồn nhân lực lao
động trong nước cũng như khu vực và quốc tế.
Từ những lý do trên, việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu: "Các giải pháp quản lý
hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên”, là việc làm rất cần thiết để góp
phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng kịp cho sự nghiệp công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Và đó cũng là đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ lớp
Quản lý Giáo dục khoá 5 của bản thân tác giả.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng
Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực
hành tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
tay nghề cho học sinh, sinh viên
3.2. Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng
Xây dựng Nam Định, từ đó tìm ra những nguyên nhân
3.3. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại

trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề
cho học sinh, sinh viên.
4. Phạm vi nghiên cứu
5

4.1. Tìm hiểu công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng Xây
dựng Nam Định
4.2. Thời gian nghiên cứu trong năm 2007
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp lý luận
Tìm hiểu nghiên cứu Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, các tài liệu sách của một số
tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Các chỉ thị nghị quyết của Đảng, các tài
liệu, văn bản pháp qui của nhà nước liên quan đến công tác đào tạo và dạy nghề, nội qui,
qui chế của các cơ sở dạy nghề và các trường có đào tạo nghề.
Các tài liệu sách, tập bài giảng của các giảng viên Khoa Sư phạm Đại học Quốc
gia Hà Nội dùng cho đối tượng học thạc sỹ quản lý giáo dục.
5.2. Nhóm phương pháp thực tiễn
Thu thập các dữ liệu, số liệu thông qua điều tra khảo sát và phỏng vấn hoặc làm
thí nghiệm tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy thực hành tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu việc quản lý dạy học thực hành tại trường Cao đẳng Xây
dựng Nam Định.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo nội dung
luận văn được cấu trúc thành 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên.

6

Chương 2: Thực trạng của vấn đề quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao
đẳng Xây dựng Nam Định.
Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường Cao đẳng Xây
dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Các văn bản qui định về đào tạo trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội- Tổng cục Dạy nghề, Tài liệu bồi dưỡng kiến
thức hội nhập kinh tế quốc tế và dạy nghề, Lưu hành nội bộ, 2006
3. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, Các
báo báo của các tác giả, NXB Chính trị Quốc gia Hà nội, 2002.
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị
quốc gia Hà nội, 2006.
5. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và Phát triển, Giáo dục Việt
nam 1945- 2005, NXB chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005.
6. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà nội, Các tài liệu bài giảng của các giảng viên
lớp thạc sỹ Quản lý Giáo dục khóa 5.
7. Luật Giáo dục, NXB Lao động- Xã hội, 2005.
8. Luật Dạy nghề, NXB Lao động- Xã hội, 2007.
9. Tổng cục dạy nghề, Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển hệ thống dạy nghề
đến năm 2010, Tạp chí khoa học và đào tạo nghề, Số 2 tháng 6 năm 2005- Trung tâm
nghiên cứu khoa học dạy nghề,Tổng cục dạy nghề, Hà nội, 2005.
7

10. Tổng cục dạy nghề, Vụ Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Giáo trình Tâm lý học, NXB
Công nhân kỹ thuật, Hà Nội,1986.

11. Đặng Danh Ánh, Cần đặc biệt ưu tiên phát triển dạy nghề và xã hội hoá đào tạo
nghề, Tạp chí Khoa học và Đào tạo nghề, số 1 tháng 3 năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học và Đào tạo nghề, Tổng cục dạy nghề.
12. Đặng Quốc Bảo , Quản lý nhà trường, Năm 2006.
13. Nguyến Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tài liệu bài giảng, Đại cương lý luận quản
lý, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996- 2004.
14. Đỗ Minh Cương, Phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đáp ứng nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế, kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam và việc gia nhập WTO, Viện Chiến
lược và Chương trình Giáo dục, Hà Nội 2005.
15. Đỗ Minh Cương, Phát triển giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đáp ứng nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí khoa học và đào tạo nghề, Số 1 tháng 3 năm 2006 - Trung tâm
nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề. Hà nội, 2006.
16. Nguyễn Đức Chính, Quản lý chất lượng trong giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
17. Nguyễn Tiến Đạt, Hướng dẫn tư vấn Trường – Ngành hiệu quả, Bộ LĐTB&XH,
TCDN, Hà nội ,2005
18. Nguyễn Tiến Đạt, Kinh nghiệm của Nhật Bản với phát triển dạy nghề cuả Việt
Nam,TCDN, Hà nội, 2004.
19. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 2002.
20.Trần Khánh Đức, Một số vấn đề nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, Viện
nghiên cứu phát triển giáo dục. Hà Nội, 1994.
8

21. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội, 2006.
22. Hà Mạnh Hợp, Đề cương bài giảng môn học tâm lý học sơ phạm kỹ thuật nghề
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, 2002.
23. Nguyễn Văn Khôi, Một số vấn đề cơ bản về lý luận dạy học thực hành kỹ thuật, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2001.

24. Trần Hùng Lượng, Đào tạo- bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ giáo
viên dạy nghề, NXB Giáo dục, 2005.
25. Bùi Sĩ, Một số vấn đề về quản lý giáo dục nghề nghiệp, Chuyên đề bồi dưỡng sư
phạm bậc 2 cho giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Bộ Giáo dục
và Đào tạo,Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội 1995.
26 Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heiz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý,
NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, 2004.
27. G Rex Meyer, Modules From Design to implementation.Second edition., Colombo
Planstaffcollege For technician Education, Manila Phillppines, 1988.
28. Nguyễn Duy Quý, Dạy nghề gắn với sản xuất, việc làm đáp ứng nhu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Tạp chí Khoa học và Đào tạo nghề, Số 1 tháng 3
năm 2004, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Dạy nghề,Tổng cục Dạy nghề
29. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động
Hà Nội, 2002.

×