Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo của việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.63 KB, 39 trang )

Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo
của Việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Chu Trí Thắng

Trường Đại học Giáo dục
Luận án TS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Bá Lãm
Năm bảo vệ: 2011


Abstract: Tổng quan các chính sách về đào tạo nhân lực sau đại học (SĐH) của
Việt Nam, trình bày chính sách hợp tác quốc tế (HTQT) về đào tạo nhân lực SĐH
của Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ đổi mới cho đến thời điểm hiện nay. Kinh nghiệm
về HTQT trong đào tạo nhân lực SĐH của bốn nước điển hình là Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc. Phân tích, đánh giá các chính sách HTQT về đào tạo
nhân lực SĐH của Việt Nam theo quan điểm hội nhập, phát triển nhân lực, phát
triển kinh tế - xã hội (kết quả, tồn tại, nguyên nhân). Đề xuất các giải pháp để hoàn
thiện chính sách đào tạo nhân lực SĐH có hiệu quả, chất lượng, tiên tiến, phục vụ
cho các mục tiêu hội nhập của đất nước.

Keywords: Quản lý giáo dục; Đào tạo sau đại học; Chính sách; Hội nhập quốc tế;
Việt Nam

Content
1.Lý do chọn đề tài
- Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng vững ở vị trí tiên
tiến mà thiếu sự học tập tích cực và thiếu nhân lực trình độ cao. Sự phồn thịnh của mỗi
quốc gia trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc nhiều vào nền giáo dục đại học và SĐH.
- Tác động của đào tạo SĐH đối với sự phát triển KT-XH ngày càng trở nên mạnh
mẽ. Đối với nước ta, kể từ khi đổi mới đội ngũ cán bộ có trình độ SĐH đã thực sự phát


triển và có nhiều đóng góp cho đất nước.Tuy nhiên, đào tạo SĐH của nước ta chưa đáp
ứng được nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy cần phải hợp tác với
nước ngoài để phát triển đào tạo SĐH.
- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thế giới ngày nay.
Toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển của KH – CN. Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu cho
mỗi quốc gia yêu về hội nhập quốc tế. Để tận dụng những cơ hội của toàn cầu hóa, nếu
không quốc gia đó sẽ bị tụt hậu.
- GD-ĐT là một trong những ngành kinh tế của Việt Nam đã tham gia cam kết
GATS. Tuy nhiên hiện nay sự tham gia của Việt Nam trong lĩnh vực GD-ĐT, trong đó có
đào tạo SĐH còn bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân về
chính sách đào tạo.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách hợp
tác với nước ngoài về đào tạo SĐH của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” nhằm
bổ sung và hoàn thiện cho những chính sách về đào tạo SĐH phục vụ cho sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần hoàn thiện chính sách HTQT về đào
tạo nhân lực SĐH nhằm mục đích xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ cao của nước ta
3. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động hợp tác với nước ngoài về đào tạo
SĐH.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài là các chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo
SĐH của nước ta.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH của nước ta bao gồm một phạm vi rất
rộng lớn từ chính sách cấp cơ sở đến chính sách cấp quốc gia và quốc tế, được thể hiện
trong rất nhiều quyết định cụ thể. Vì vậy, trong khi nghiên cứu chúng tôi định hướng theo
một loại chính sách cụ thể để xác định phạm vi các chính sách này, đó là nội dung trao
đổi dịch vụ giáo dục của WTO.

Phạm vi thời gian nghiên cứu là hoạt động HTQT về đào tạo SĐH kể từ khi Chính
phủ Việt Nam gửi người đi học ở các nước XHCN trước đây, nhưng trọng tâm là đánh
giá chính sách những năm gần đây.

6. Giả thuyết khoa học của đề tài

Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO và đã cam kết ở mức độ nhất định
với các quy định của Hiệp định Chung về Thương mại trong Dịch vụ (GATS). Tuy nhiên,
trong bối cảnh hội nhập quốc tế đó, các chính sách HTQT về đào tạo SĐH hiện hành ở
nước ta còn nhiều bất cập về nội dung và phương thức tổ chức thực hiện, chưa đáp ứng
được yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Nếu thực hiện đồng bộ các đề xuất về hoàn
thiện các nhóm chính sách phù hợp với các phương thức và các quy định của GATS thì
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực chất lượng cao của nước ta đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tổng quan các chính sách về đào tạo nhân lực SĐH của Việt Nam, trong đó có
các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH bắt đầu từ thời kỳ đổi mới cho đến thời
điểm hiện nay. Khái quát các chính sách về đào tạo nhân lực SĐH và HTQT về đào tạo
nhân lực SĐH. Xuất xứ của việc ban hành các chính sách và tác động của các chính sách
đó đến đào tạo nhân lực SĐH của nước ta. Tổng quan về HTQT đào tạo nhân lực SĐH,
thực thi các chính sách đã ban hành. Những kết quả đã đạt được và những tồn tại. Tổng
quan kinh nghiệm về HTQT trong đào tạo nhân lực SĐH của bốn nước điển hình. Mỹ và
Nhật Bản có nền giáo dục tiên tiến, Hàn Quốc và Trung Quốccó điều kiện lịch sử và xã
hội gần giống Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH của Việt
Nam theo quan điểm hội nhập, phát triển nhân lực, phát triển KT-XH (kết quả, tồn tại,
nguyên nhân).
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách đào tạo nhân lực SĐH có hiệu
quả, chất lượng, tiên tiến, phục vụ cho các mục tiêu hội nhập của đất nước.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia trong cả nước về tình hình thực hiện các chính

sách HTQT về đào tạo SĐH của nước ta. Thử nghiệm tại 8 đơn vị các đề xuất về chính
sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận án được xây dựng theo phương pháp luận biện chứng duy vật tức là xem xét
các chính sách liên quan tại một thời điểm lịch sử cụ thể của nó, Các chính sách cũng
thay đổi và phát triển trong 10 tương tác trong hệ thống cũng như theo sự vận động nội
tại.
- Luận án được viết có kế thừa và phát triển có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến luận án.
Các cách tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống. Xem xét chính sách HTQT về đào tạo SĐH trong hệ thống lớn
là chính sách KT-XH của cả nước. Bản thân các chính sách này cũng lập thành hệ tương
tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra tính trội của hệ thống.
- Tiếp cận lịch sử - logic. Tiếp cận này cho phép xem xét các chính sách liên quan
trong sự phát triển lịch sử cụ thể của nó, cũng như các mối liên hệ và phát triển theo
logich biện chứng của sự vật và hiện tượng.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Thu thập dữ liệu: Các văn bản về đào tạo đại học và SĐH và các công trình nghiên
cứu khoa học về HTQT trong đào tạo nói chung và SĐH nói riêng.
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Lấy ý kiến của các chuyên gia về tính khả thi, khó khăn
và thuận lợi trong việc thực hiện chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH. Kết quả hỏi
ý kiến các chuyên gia sẽ được xử lý bằng SPSS (version 15.0)
- Phỏng vấn sâu (chuyên gia): Chọn một số chuyên gia để phỏng vấn bao gồm
những người phụ trách đào tạo SĐH, phụ trách HTQT ở các cơ sở đào tạo SĐH của Việt
Nam.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các thông tin từ các
nguồn dữ liệu, tài liệu điều tra khảo sát, phỏng vấn.
- Thực nghiệm: Thực nghiệm trong phạm vi hẹp một số chính sách đề xuất.
9. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1.Chính sách HTQT trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bộc lộ

nhiều hạn chế, không thích hợp với giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế hiện nay.
- Luận điểm 2. Chính sách đào tạo nhân lực SĐH là điều kiện quyết định cho sự
phát triển KT-XH của nước ta trong điều kiện hội nhập.
- Luận điểm 3. Hội nhập quốc tế tạo ra khả năng to lớn cho Việt Nam trong đào
tạo nhân lực SĐH. Các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH của nước ta phải phát
huy được lợi thế của hợp tác và hạn chế bất lợi.
10. Điểm mới của đề tài
Về mặt lý luận. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập một cách toàn
diện và có hệ thống vấn đề hoàn thiện các chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH
trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của nước ta. Vì vậy về mặt lý luận, luận
án ó những đóng góp mới sau đây :
a). Các chính sách HTQT đào tạo nhân lực SĐH của nước ta phải đáp ứng các cam
kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO.
b). Đề xuất việc hoàn thiện hệ thống chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH
trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của nước ta
c). Các chính sách về đào tạo nhân lực SĐH phải hướng tới việc xuất khẩu chuyên
gia có trình độ cao của Việt Nam phục vụ cho chuỗi giá trị toàn cầu
d). Đề xuất đặt chính sách đào tạo nhân lực SĐH trong hệ thống chính sách đổi mới
của quốc gia, các chính sách về GD-ĐT, KH-CN, tài chính… phải kết hợp với nhau
thành một thể thống nhất như là các phần tử của một hệ thống mở và động.
Từ quan điểm trên luận án làm nổi bật chính sách HTQT về đào tạo nhân lực SĐH
trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Việt Nam phải hướng tới việc
hoàn thiện đồng bộ các chính sách đào tạo SĐH theo bốn phương thức của GATS, đồng
thời đào tạo cũng phải hướng đến nhu cầu của thị trường quôc tế.
Về mặt thực tiễn. Luận án có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu, học tập, phục
vụ công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực SĐH, đồng thời có những kiến giải, đề
xuất và kết luận có thể được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện các chính sách HTQT đào tạo
nhân lực SĐH từ các nguồn lực của đất nước và các cơ hội của toàn cầu hóa.
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH HỢP TÁC VỚI NƢỚC NGOÀI
VỀ ĐÀO TẠO SĐH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về chính sách có công trình của Keely Brian. Nghiên cứu về chính sách
giáo dục có các công trình của Zuber-Skerritt, Ortun Ed, Ryan Yoni Ed; Dale F. Bloom,
Jonathan D. Karp và Nicolas Cohen; Albatch Philip. Về chính sách hợp tác quốc tế trong
giáo dục SĐH có các công trình của A.H. Zakri, Heather Eggins, M.L.Kearney, U.
Teicher, Quá trình Bologna và Jane Knigt…
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu những cơ sở lý luận về chính sách có các công trình của các tác giả
Đặng Bá Lãm và Phạm Thành Nghị và Học viện hành chính quốc gia…
Về các chính sách trong giáo dục có các công trình của Đặng Bá Lãm và Phạm
Thành Nghị, Trần Khánh Đức, Trần Xuân Định, Nguyễn Minh Đường…
Về chính sách hợp tác quốc tế trong giáo dục có công trình nghiên cứu của Trần
Văn Nhung Đặng Bá Lãm, Phạm Phụ, Lâm Quang Thiệp, Phạm Đỗ Nhật Tiến….
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản
Để đặt cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong Luận án, tác giả đã giải thích
những khái niệm và thuật ngữ cơ bản được sử dụng như Đào tạo SĐH (postgraduate
education), Bằng cấp (Degree), Nguồn nhân lực (Human resources), Nhân lực KH-CN ,
Hợp tác quốc tế, Toàn cầu hóa, Hội nhập kinh tế, Chính sách, Chính sách công.

1.3. Cơ sở lý luận về chính sách
Có ba đặc trưng cơ bản của lý luận về chính sách là phân loại chính sách, mô hình
chính sách và quá trình chính sách.
1.3.1. Phân loại chính sách
Phân loại chính sách theo cấp ra chính sách, theo thời gian ban hành và theo các
lĩnh vực liên quan đến chính sách.
1.3.2. Các mô hình chính sách
Các mô hình chính sách được phân loại như sau: Mô hình duy lý, mô hình tiệm

tiến, mô hình nhóm lợi ích, mô hình thương lượng, mô hình nhóm tinh hoa, mô hình hệ
thống chính trị, mô hình hành vi đầu phiếu, mô hình tổ chức, mô hình quá trình và mô
hình bất định
Sử dụng các mô hình trong xây dựng chính sách
Theo tác giả, sự kết hợp giữa hai mô hình qúa trình và mô hình tiệm tiến là cơ sở
tối ưu để Nhà nước ra các quyết định lớn về giáo dục. Đối với các cấp, các cơ sở giáo
dục, tùy từng nơi, từng lúc, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình mà áp dụng các
mô hình một cách phù hợp.
1.3.3. Quá trình chính sách
1.3.3.1. Đặc điểm của quá trình chính sách
Khi xem xét chính sách như một quá trình thì cũng như mọi quá trình khác, chính
sách bao hàm một số đặc điểm là một quá trình có tính năng động cao, có sự tác động qua
lại và có tính mềm
1.3.3.2.Các thành tố của quá trình chính sách







Căn cứ vào nội dung của vấn đề nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án,
trong các phần nghiên cứu của luận án, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu hai giai đoạn
của quá trình chính sách đó là giai đoạn ba – Thực thi chính sách và giai đoạn bốn –
Đánh giá và tổng kết chính sách.
1.3.3.3. Các lực lượng tham gia vào quá trình chính sách
- Những người nghiên cứu và đề xuất chính sách;
- Những người quyết định chính sách các cấp
1.3.4. Chính sách trong quản lý
- Chính sách là công cụ chủ yếu của Nhà nước để quản lý XH.

- Chính sách biểu hiện trong tất cả các chức năng của quản lý là lập kế hoạch, chỉ
đạo tổ chức thực hiện, phối hợp và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.
1.4.Chính sách trong giáo dục
Chính sách giáo dục đại học, chính sách phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo
nhân lực SĐH và chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo nhân lực SĐH là ba thành
tố cơ bản của chính sách giáo dục.
1.4.1.Đặc điểm của chính sách trong giáo dục
Tính thiếu tường minh, ảnh hưởng của môi trường đến chính sách giáo dục và ảnh
hưởng của giáo viên, giảng viên đến chính sách giáo dục
Những khó khăn, trở ngại trong xây dựng chính sách giáo dục là thiếu thông tin
ngược, thiếu cứ liệu đầy đủ để phân tích chính sách giáo dục, độ tự do và độc lập lớn của
cá nhân, sự thay đổi tiệm tiến.
1.4.2. Chính sách giáo dục đại học
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia ký kết các
hiệp định của WTO và GATS đồng nghĩa với việc chấp nhận một thị trường giáo dục mở
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó các quốc gia đang phải đối mặt với
vấn đề là tiếp tục duy trì chính sách quản lý theo kiểu truyền thống hay là áp dụng chính
sách quản lý mới.
1.4.3. Chính sách phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo SĐH
1.4.3.1 Phát triển nhân lực
a). Khái niệm chung
Phát triển NNL là quá trình tạo ra sự biến đổi, chuyển biến số lượng, cơ cấu và
chất lượng NNL phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT-XH ở các cấp độ khác nhau
(quốc gia, vùng miền, địa phương) đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực
hoạt động lao động và đời sống xã hội.
b). Chất lượng nhân lực
Chất lượng NNL thể hiện trạng thái nhất định của NNL với tư cách vừa là một
khách thể vật chất đặc biệt vừa là chủ thể của mọi hoạt động KT-XH
1.4.3.2. Phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo SĐH
Nhân lực trình độ cao là những người đạt trình độ đào tạo thuộc thế hệ GDĐH (từ

cao đẳng trở lên), nắm vững chuyên môn nghề nghiệp cả lý thuyết và thực hành, có khả
năng làm việc độc lập, tổ chức triển khai những công trình quan trọng với phương thức
khoa học, công nghệ tiên tiến.Cũng có quan niệm rằng nhân lực trình độ cao không đồng
nghĩa với học hàm, học vị cao. Theo tác giả việc sử dụng thuật ngữ này tùy thuộc vào
ngữ cảnh sử dụng. Trong phạm vi luận văn này, tác giả hiểu nhân lực trình độ cao theo
cách hiểu đầu tiên.
Ở bất kỳ quốc gia nào, những người có học vị tiến sĩ là lực lượng quan trọng của
nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực trình độ cao. Các quốc gia đặc biệt coi trọng
việc xây dựng chính sách phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo SĐH, coi đó là công
cụ quan trọng để phát triển nhân lực đặc biệt này.
1.5. Chính sách hợp tác với nƣớc ngoài về đào tạo sau đại học của nƣớc ta.
1.5.1. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Thị trường là sản phẩm mang tính toàn cầu (Global value chain - chuỗi giá trị toàn
cầu) ;
Xu thế toàn cầu hóa tất yếu làm nảy sinh sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia
vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời các tổ chức kinh tế quốc tế.


1.5.2. Phát triển kinh tế tri thức
Theo từ điển triết học, tri thức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư
duy của con người, làm tái hiện trong tư tưởng dưới hình thức ngôn ngữ, những mối liên
hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan đang được cải biến trong thực tế.
KTTT là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, đó là đặc trưng rất tiêu biểu của nền
văn minh thông tin - sản phẩm của cách mạng thông tin, cách mạng tri thức. Nói đến tri
thức, học tập và lĩnh hội tri thức không thể không nói đến KH-CN.
Tiểu kết Chƣơng I
- Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu qua các công trình nghiên cứu ở trong và
ngoài nước. (tiếp cận lịch sử, logic)
- Phân tích các khái niệm công cụ để làm cơ sở cho những nghiên cứu và phân tích
ở Chương II và Chương III. Nghiên cứu về lý thuyết chính sách, chính sách GDĐH,

chính sách phát triển nhân lực trình độ cao và đào tạo SĐH, chính sách hợp tác với nước
ngoài về đào tạo SĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và KTTT (tiếp cận hệ thống).



CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VÀ
CHÍNH SÁCH HỢP TÁC ĐÀO TẠO SĐH CỦA NƢỚC TA
2.1. Kinh nghiệm các nƣớc về hợp tác đào tạo SĐH
Luận án giới thiệu khái quát bốn nền giáo dục điển hình trên thế giới là giáo dục
SĐH ở Mỹ và Nhật Bản là hai nước nước công nghiệp phát triển và hai nước đang phát
triển là Trung Quốc và Hàn Quốc để Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm.
2.1.1. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Mỹ
Đào tạo sau đại học trở thành trung tâm của giáo dục đại học. Mỹ chú trọng tới
đào tạo nhân lực trình độ cao.Theo số liệu của NSF của Mỹ số lượng tiến sĩ khoa học và
công nghệ được cấp bằng ở Mỹ bình quân hàng năm là khoảng 26.000 người trong giai
đoạn 1991-2000, trong đó 59% là công dân Mỹ.
Từ năm 1962 đến 1969 số lượng tiến sĩ được đào tạo đã tăng lên hai lần để cung
cấp cho nhu cầu giáo dục và nghiên cứu KH-CN.; Thực hiện chính sách thu hút người
giỏi, người tài trong xây dựng giới trí thức Mỹ.
2.1.2. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Nhật Bản
Cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã cử nhiều
học sinh và sinh viên được cử đi học ở các nước khác nhau, hỗ trợ cho sinh viên đi du
học. Vì vậy Nhật Bản đã xây dựng được lực lượng trí thức cần thiết để thực hiện CNH
nhanh chóng.
Việc sử dụng người nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học, kỹ nghệ và việc
tiếp thu có chọn lọc tri thức khoa học từ các quốc gia có thế mạnh trên từng lĩnh vực đã
giúp Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt được các kiến thức hàng đầu thế giới, nhanh chóng
thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.
2.1.3. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Hàn Quốc
Về quy mô giáo dục đại học năm 2005-2006, Hàn Quốc có tổng số học viên cao

học và nghiên cứu sinh là 290.029. Hàn Quốc coi trọng thu hút và sử dụng có hiệu quả
các chuyên gia KH-CN là Hàn kiều và người nước ngoài.Tình hình nhập khẩu giáo dục ở
Hàn Quốc được thể hiện chủ yếu thông qua số lượng sinh viên Hàn Quốc du học nước
ngoài. Hàn Quốc cũng có chủ trương thu hút sinh viên nước ngoài về học, nhưng với số
lượng hạn chế (năm 2001, số sinh viên nước ngoài học ở Hàn Quốc là 3.850, trong khi số
sinh viên Hàn Quốc du học nước ngoài là 70.523). Việc cho phép tổ chức cá nhân nước
ngoài mở trường ở Hàn Quốc cũng không thuận lợi bởi yêu cầu không vụ lợi.
2.1.4. Hợp tác phát triển GD-ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức ở Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện các chính sách tuyển mộ giảng viên và cán bộ nghiên cứu
trên phạm vi toàn cầu, trước hết là các nhà khoa học Trung Quốc ở nước ngoài ; chính
sách thu hút sinh viên nước ngoài; chính sách khuyến khích sinh viên tài năng theo học
trong nước thay vì du học nước ngoài.
Giáo dục SĐH cũng có bước tiến đáng kể. Sau 10 năm nỗ lực, đến năm 1991, cả
nước có 248 cơ sở có quyền cấp bằng tiến sĩ, 586 cơ sở có quyền cấp bằng thạc sĩ. Một số
cơ sở chuyên ngành đã dào tạo được tiến sĩ có trình độ tương đương trình độ quốc tế.
2.1.5. Bài học kinh nghiệm về chính sách hợp tác với nƣớc ngoài của các nƣớc nói
trên.
- Có chính sách thu hút người giỏi, người tài, bao gồm cả người nước ngoài và
người gốc bản địa về nước làm việc
- Giao quyền tự chủ tuyệt đối cho các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu
trong việc thu hút người tài và sử dụng họ.
- Tạo điều kiện sống bình ổn và điều kiện làm việc thuận lợi
- Tạo mối quan hệ nhà nước – xã hội – người trí thức – thị trường trong và ngoài
nước theo hướng cạnh tranh dân chủ, công khai và bình dẳng.
- Xây dựng và phát triển mạnh các trường đại học nghiên cứu.
- Xây dựng các chương trình KH-CN lớn để thu hút trí thức nước ngoài.
- Không đòi hỏi LHS sau khi tốt nghiệp phải về nước ngay
2.2. Hệ thống đào tạo đại học Việt Nam
2.2.1. Về phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng
Tính đến năm học 2009-2010 cả nước có 277 trường cao đẳng; 149 trường đại học,

học viện, tăng 1% so với năm trước. Có 154 cơ sở đào tạo sau đại học (kể cả các viện
nghiên cứu không nằm trong khối các trường đại học), tăng 4,8% so với năm trước, trong
đó có 122 cơ sở đào tạo tiến sĩ (54 trường đại học và 68 viện nghiên cứu)
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007.
Tuy nhiên, phân bổ mạng lưới còn mất cân đối về cơ cấu vùng miền và trình độ,
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP củ Chính phủ ngày 2/5/2005 về việc triển khai đề
án “Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2010-2020” nhằm “Nâng
cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động KH-CN trong các cơ sở GDĐH…”,
Trong giai đoạn 2001-2010 quy mô GDĐH tăng nhanh, đạt chỉ tiêu về phát triển
quy mô đào tạo đại học, song vẫn chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của nhân
dân. Bên cạnh đó, việc quy hoạch còn chưa chủ động, thiếu tầm nhìn chiến lược, đặc biệt
vẫn còn tình trạng bất hợp lý về phân bổ các trường đại học, cao đẳng theo vùng, miền,
theo dân số, theo cơ cấu ngành nghề đào tạo.

2.2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trong hệ thống GDĐH đại học hiện nay
2.2.2.1. Về số lượng
Sau hơn 20 năm đổi mới, số lượng giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng đã
được bổ sung một cách đáng kể. Năm 1987 cả nước mới có 20.212 giảng viên. Đến năm
1997 con số này cũng chỉ mới đạt 25.774 người. Đến năm 2009, tổng số giảng viên cả
nước là 61.190 người (tăng 27% so với năm 1997 và 303% so với năm 1987).
Mặc dù số lượng giảng viên tăng nhanh như vậy nhưng vẫn chưa tương xứng với sự
phát triển quy mô đào tạo đại học hiện nay.
Do chính sách xã hội hóa GDĐH, số lượng các trường đại học trong những năm gần
đây tăng nhanh đáng kể. Nếu như năm 1987 cả nước mới có 101 cơ sở đào tạo công lập
với 63 trường đại học và 38 trường cao đẳng thì đến tháng 9/2009 con số này đã tăng lên
426 trường tăng gấp 4,2 lần, (149 trường đại học và 277 trường cao đẳng). Số lượng các
trường tăng mạnh đồng thời với việc gia tăng số sinh viên.
Có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa quy mô đào tạo với số lượng đội ngũ giảng viên.
2.2.1.2. Về cơ cấu trình độ

GDĐH nước ta hiện nay cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu giảng viên có
trình độ cao. Đa số vẫn trong tình trạng giáo viên trình độ đại học dạy đại học.
Hiện nay, trong tổng số giảng viên đại học, cao đẳng (61.190 người) mới có 6217
tiến sĩ (10,16%), 22.831 thạc sĩ (37,31%) và 2286 GS,PGS (3,74%). Con số này còn quá
thấp so với mục tiêu của Bộ GD-ĐT đến năm 2020 phải đạt ít nhất 35% giảng viên có
trình độ tiến sĩ.
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng về số lượng nhưng so với tổng số giảng viên
nói chung, tỷ lệ này không tăng, thậm chí có xu hướng giảm đi từ 15,16% năm 1997 và
đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn là 10,16%.
Trong vòng 5 năm qua, số lượng GS,PGS được phong tặng tăng đáng kể. So với
năm 2005, số GS được xét phong tăng nhanh trong 2 năm 2007 (tăng 32%) và 2008-2009
(tăng 58%). Số PGS được xét phong vào năm 2008-2009 cũng tăng vọt và nhanh hơn tỉ lệ
trong nhóm GS.
- Chưa tương xứng so với quy mô sinh viên. Ngoài ra, phần lớn các GS, PGS đều
tập trung ở các trường đại học lớn tại Hà Nội, TP HCM, thậm chí một số lượng không
nhỏ các cán bộ có trình độ cao này lại tập trung ở các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc
làm cán bộ quản lý của các bộ, ngành.
Bên cạnh đó, lực lượng GS,PGS hiện nay đang có nguy cơ bị già hóa. Tuổi trung
bình của GS trong đợt phong tặng cuối cùng vào cuối tháng 11/2009 là 57 (thấp nhất là
45 và cao nhất là 69; độ tuổi của các PGS tương đối trẻ hơn, trung bình là 50 (thấp nhất là
32 và cao nhất là 71).
2.3. Qúa trình hợp tác quốc tế về đào tạo đại học và SĐH của nƣớc ta
Quá trình hợp tác quốc tế của nước ta được chia thành hai giai đoạn : Giai đoạn
1951-1990 được đặc trưng bằng sự giúp đỡ chủ yếu là của các nước XHCN cũ.Giai đoạn
từ năm 1991 đến nay ngoài các chương trình hợp tác chính phủ giữa Việt Nam và các
nước, còn xuất hiện các đề án và các chương trình hợp tác lớn.
2.3.4.Đánh giá chung về quá trình HTQT của Việt Nam trong đào tạo nhân lực sau đại
học.
- Duy trì quan hệ hợp tác với các đối tác cũ, mở rộng thêm địa bàn hợp tác
- Từ chỗ thụ động, chủ yếu dựa vào viện trợ của bên ngoài đã chuyển sang chủ

động
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác đào tạo.
2.4. Chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH của nƣớc ta
2.4.1. Chính sách đào tạo sau đại học
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực SĐH, trong giai đoạn từ
năm 1975 cho đến 2010, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, trong đó
có một số chính sách quan trọng như : Luật Giáo dục 1998, Luật Giáo dục 2005 và Luật
Giáo dục sửa đổi 2009. Quyết định 224 –TTg ngày 24/5/1976 của Thủ tướng CP về đào
tạo cán bộ có trình độ cao; Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các
trường đại học,cao đẳng giai đoạn 2010-2020” : Đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít
nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó đào tạo khoảng 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường
đại học có uy tín trên thế giới; Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; Đề án đổi mới
giáo dục đại học Việt Nam 2006-2010
2.4.2. Chính sách phát triển nhân lực
Việt Nam có 50% dân số trong tuổi lao động, tuy nhiên lực lượng lao động chủ
yếu nằm ở các vùng nông thông, không được đào tạo hoặc nếu được đào tạo thì có trình
độ chuyên môn và tay nghề thấp. Vì vậy để có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, ngành giáo dục phải chú trọng nhiều đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ cao cho đất nước.
2.4.3. Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH để tăng cường nhân lực trình
độ cao của nước ta
Các chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo SĐH bao gồm cả hai giai đoạn,
giai đoạn thứ nhất được đặc trưng bởi sự giúp đỡ của phe XHCN, giai đoạn thứ hai bắt
đầu từ công cuộc đổi mới được đặc trưng bởi tính đa phương hoá, đa dạng hoá các mối
quan hệ quốc tế. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi các chính sách của Nhà
nước về giáo dục cũng phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới.
Phân loại các chính sách gồm ba tầng : i). Do quốc hội ban hành;ii). Do Chính phủ
ban hành;iii). Do các bộ, ngành ban hành.
2.4.4. Chính sách HTQT về đào tạo SĐH của Việt Nam như là thành viên của WTO

2.4.4.1. Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO
2.4.4.2. Quy định của WTO về trao đổi dịch vụ đào tạo
- Khái quát về dịch vụ; Dịch vụ mang tính thương mại;Dịch vụ công.
- Các yếu tố cấu thành dịch vụ giáo dục : con người (human-ware); cơ sở vật chất-
phần cứng (hard-ware) và nội dung chương trình-phần mềm (soft-ware).
- Bốn phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học.
- Xuất-nhập khẩu giáo dục đại học
2.4.4.3. Các chính sách trao đổi quốc tế về giáo dục đại học của Việt Nam sau khi gia
nhập WTO
a). Mức độ cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục
Đặc trưng : Giáo dục tư thục sẽ phát triển (cơ sở nước ngoài), chủ yếu là các
chương trình liên kết
b).Các ưu đãi và trợ cấp nhà nước tiếp tục duy trì.
- Cam kết chung : chưa cam kết quy tắc đối xử QG đối với hiện diện thương mại
nhằm ưu đãi, trợ cấp các CSGD trong nước
- Giáo dục công lập không thuộc phạm vi điều chỉnh của GATS . Chỉ mở của cho
tư thục. GDĐH Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình quốc tế hoá theo cả hai kịch bản phi lợi
nhuận và vì lợi nhuận.
c).Chính sách quản lý nhập khẩu GDDH Việt Nam với mục đích phi lợi nhuận.
Các Quy định điều chỉnh các cơ sở liên kết/chương trình liên kết trong lĩnh vực
GDĐT không nhằm mục đích thu lợi nhuận (Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng
05 năm 2001.
d). Các chính sách về nhập khẩu GDĐH với mục đích lợi nhuận.
Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 6/3/2000 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện đầu tư vào giáo dục dưới 3 hình thức : 1). Đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp
tác kinh doanh; 2). Thành lập doanh nghiệp liên doanh và 3). Thành lập doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài.
Thực trạng triển khai các chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH thông qua phương
thức hiện diện thể nhân và hiện diện thương mại.
- Các chương trình liên kết đào tạo đại học với nước ngoài xuất hiện nhiều hơn, cả

hình thức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Nhiều chương trình liên kết đã cho phép
sinh viên Việt Nam được theo học chương trình quốc tế và được cấp bằng của đại học
nước ngoài, trong khi vẫn ở tại Việt Nam
- Thành lập Cục Đào tạo với Nước ngoài; Chuyển đổi chức năng và cơ cấu tổ chức
của một số trường đại học thông qua các cơ sở liên kết về đào tạo.



2.4.5.Kết quả của chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo SĐH của nước ta
2.4.5.1 Tiếp tục duy trì và mở rộng địa bàn hợp tác
Bộ GD-ĐT đã có quan hệ hợp tác với 80 nước, 19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức
phi chính phủ,
2.4.5.2 Đa dạng hoá các đối tượng người đi học tập ở nước ngoài.
3 nhóm chính là các đối tượng được cử đi bằng ngân sách nhà nước, các đối
tượng bằng học bổng từ các tổ chức nước ngoài và các đối tượng du học tự túc kinh phí.
“Du học tại chỗ “ đang trở nên khá phổ biến.
2.4.5.3. Các kết quả thực hiện các đề án lớn của Việt Nam về đào tạo SĐH
- Đề án 322 được triển khai từ năm 2000 và cho đến nay đã cử được 2019 thí sinh
đi đào tạo ở nước ngoài
- Đề án Xử lý nợ với LB Nga được Chính phủ bổ sung khoản kinh phí 33 triệu
USD.
2.4.5.4. Tiếp nhận người nước ngoài đến học tập, NCKH và giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo đại học và SĐH.
2.4.5.5. Mở rộng các cơ sở liên kết đào tạo giữa Việt Nam và các tổ chức nước ngoài
thông qua phương thức hiện diện thương mại (comercial presence).
Nghị định 18/2001/NĐ-CP đã tạo một hành lang pháp lý cho các nước, các tổ chức
giáo dục nước ngoài được mở các văn phòng đại diện, các cơ sở đào tạo tại Việt nam.
Ngày càng có nhiều cơ sở nước ngoài mở văn phòng đại diện hoặc liên kết đào tạo với
Việt Nam.
2.5. Đánh giá chính sách HTQT về đào tạo SĐH qua khảo sát của đề tài.

2.5.1. Giới thiệu chung về cuộc khảo sát.
- Nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ, Bộ GD-ĐT và một số trường đại học
- Phỏng vấn một số chuyên gia, CBQL, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học
- Điều tra, khảo sát thực trạng về hợp tác quốc tế SĐH dưới hình thức phiếu hỏi.
2.5.1.1. Khảo sát vòng 1
Phát ra 300 phiếu. Thu vào 250 phiếu thường; 40 phiếu chuyên gia (trọng số 2).
Tổng số phiếu thu lại là 290.
Nội dung : Đào tạo SĐH của nước ta theo bốn phương thức GATS
2.5.1.2. Kết quả điều tra. – Bảng 2-11
2.5.1.3. Khảo sát vòng 2 tại Bộ GD-ĐT
2.6. Đánh giá chung về chính sách hợp tác với nƣớc ngoài về đào tạo SĐH của nƣớc
ta trong bối cảnh hội nhập
Tiếp cận theo SWOT
2.6.1. Điểm mạnh
2.6.1.1. Các chủ trương chính sách và các văn bản pháp lý cần thiết đã được Đảng và
Nhà nước ban hành.
Nghị quyết TW 2 khóa VIII năm 1996 về GDĐT; Luật Giáo dục 1998, 2005 và
Luật Giáo dục sử đổi 2009; Các Luật Đầu tư năm 1996 và 2009; Các nghị định
18/2001/NĐ-CP và Nghị định 06/2000/NĐ-CP của Chính phủ .
2.6.1.2.Phát huy các chương trình liên kết quốc tế : Đến 2010 đã có 220 CTLKQT
2.6.1.3. Chủ trương xây dựng mô hình trường đại học đẳng cấp quốc tế.
- Đại học Việt – Đức ra đời năm 2008
- Đại học KHCN Hà Nội ra đời cuối 2009 với nguồn vốn ODA của Pháp
2.6.1.4. Chủ trương tăng cường đưa người đi đào tạo ở nước ngoài
- Từ 2000 - 12/2009 LHS theo diện học bổng là 8.371 người. Riêng 2009 : 1.229
người
- Bộ GD – ĐT đang xây dựng Dự thảo “ Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang
đào tạo ở nước ngoài “.
2.6.1.5. Thu hút các nhà khoa học nước ngoài và lưu học sinh nước ngoài đến Việt Nam
nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

2.6.2 Điểm yếu
2.6.2.1. Các quy định còn tạo ra nhiều rào cản đối với hoạt động hợp tác, thu hút đầu tư
vào lĩnh vực giáo dục Việt nam
- Các quy định điều chỉnh việc thành lập cơ sở đào tạo liên kết theo Thông tư 15
về thành lập chương trình liên kết rất phức tạp.
- Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, trong Thông tư liên tịch 14 làm hạn chế sự phát triển của các cơ sở này.
2.6.2.2.Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực GDĐT
vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Hoạt động quản lý nhà nước sau khi cấp phép cho các hoạt động về giáo dục, đào
tạo là khá lỏng lẻo. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các cơ
sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài giữa các cơ quan nhà nước chưa rõ ràng.
2.6.2.3.Hệ thống văn bản pháp luật không được ban hành kịp thời, gây nhiều trở ngại
cho hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2.6.2.4.Các chính sách đối với trí thức Việt kiều chưa thực sự khuyến khích Việt kiều về
nước làm việc.
2.6.3. Thời cơ
- HTQT về giáo dục tạo ra cơ hội cho nước ta tiếp cận với những xu thế mới, tri
thức mới, các mô hình GD hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế.
- Tăng đầu tư từ các nước, các TCQT và các doanh nghiệp nước ngoài cho GD,
tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo tạo thời cơ cho phát triển GD, người VN ở
nước ngoài có cơ hội trở về giúp đỡ Tổ quốc.
- KHCN tạo ra những phương tiện để đổi mới nội dung, phương pháp GD, tạo ra
một nền GD mở, thu hẹp khoảng cách giữa người dạy và người học
- Nhu cầu đất nước trong giai đoạn mới là tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng đòi hỏi nhân lực chất lượng cao. GD phải đáp ứng nhu cầu này.
2.6.4. Nguy cơ
- Nguy cơ tụt hậu của nước ta ngày càng rõ; Nguy cơ xâm nhập của những giá trị
văn hóa xa lạ với bản sắc dân tộc; Khả năng xuất khẩu dịch vụ kém chất lượng từ một số
nước vào nước ta gây rủi ro lớn vì ta quản lý xuyên QG kém.

- Phân hóa XH tăng, khoảng cách giàu nghèo giữa các giai tầng, vùng miền ngày
càng rõ rệt gây nên bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ GD giữa các nhóm dân cư.
- Trình độ lao động của nhân lực nước ta còn thấp không đáp ứng được đòi hỏi của
tái cấu trúc nền kinh tế cần nhân lực chất lượng cao.
2.6.5. Ma trận SWOT
Kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu với thời cơ và nguy cơ.


Tiểu kết chƣơng II
- Mô tả khái quát chính sách đào tạo SĐH của một số nước phát triển, cận phát
triển và đang phát triển để chắt lọc, đúc rút những bài học kinh nghiệm
- Phân tích khái quát chính sách đào tạo SĐH của nước ta
- Mô tả khái quát quá trình HTQT về đào tạo SĐH của nước ta
- Trên cơ sở khung lý thuyết là WTO, GATS và các cam kết của Việt Nam hội
nhập về giáo dục, luận án đã phân tích tình hình thực hiện chính sách trao đổi quốc tế của
Việt nam về giáo dục qua bốn phương thức của dịch vụ giáo dục.
- Từ đó đi sâu phân tích, đánh giá chính sách trao đổi quốc tế về giáo dục của nước
ta từ khi ra nhập WTO qua con đường hợp tác chính thức giữa Chính phủ Việt Nam với
các nước theo các hiệp định về giáo dục, thông qua các đề án và chương trình viện trợ,
đặc biệt là phân tích, đánh giá chính sách trao đổi giáo dục của Việt Nam qua bốn
phương thức dịch vụ giáo dục xuyên biên giới.
- Giới thiệu cuộc điều tra, khảo sát để lấy ý kiến của các chuyên gia về tình hình
thực hiện các chính sách HTQT về đào tạo SĐH của nước ta. Sử dụng SWOT đánh giá
về điểm mạnh, điểm yếu của các chính sách HTQT về đào tạo SĐH của nước ta và những
thời cơ và nguy cơ mà GD nước ta phải đối mặt khi tham gia hội nhập.
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO
SAU ĐẠI HỌC CỦA NƢỚC TA
3.1. Các nguyên tắc lựa chọn chính sách
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Đề xuất hoàn thiện một số chính sách hợp tác với nƣớc ngoài về đào tạo nhân
lực SĐH
3.2.1. Nhóm giải pháp về các chính sách về hợp tác cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài
3.2.1.1.Tăng cường năng lực khai thác các nguồn lực cho đào tạo.
a). Mục tiêu. Nâng cao năng lực cho cán bộ, sinh viên khả năng tự khai thác cho mình
các nguồn lực ở trong và ngoài nước để đi đào tạo
b). Nội dung. Xây dựng các giải pháp giúp đỡ cán bộ, sinh viên chủ động khai thác các
nguồn lực HTQT
3.2.1.2 Quản lý LHS trước và trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
a).Mục tiêu. Nhằm bảo vệ, hướng dẫn, định hướng LHS trong thời gian ở nước ngoài.
b).Nội dung.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đại sứ quán trong quản lý LHS
3.2.1.3.Chính sách sử dụng LHS khi trở về nước:
a). Mục tiêu.Sử dụng có hiệu quả những kiến thức LHS đã tiếp nhận ở nước ngoài để
phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
b). Nội dung. Xây dựng câc giải pháp động viên về tinh thần và vật chất cho LHS
3.2.1.4. Chính sách tiếp tục đào tạo và đào tạo lại
a). Mục tiêu.Nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cho LHS thông qua các hình thức đào tạo
khác nhau
b). Nội dung. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại LHS ở mức độ cao hơn nhằm nâng cao trình
độ và năng lực nghiên cứu, giảng dạy của LHS.
3.2.1.5. Chính sách du học nước ngoài và du học tại chỗ
a). Mục tiêu. Hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo điều kiên tăng cường mở rộng, hỗ trợ
và giám sát một cách có hiệu quả số lượng học sinh du học nước ngoài và du học tại chỗ.
b). Nội dung. Lập trang web tư vấn du học nước ngoài và du học tại chỗ; Hoàn thiện
chính sách về hoạt động tư vấn du học; Xây dựng CSDL về nhân lực được đào tạo ở
nước ngoài qua con đường du học tự túc.
3.2.2. Chính sách đối với các cơ sở đại học nước ngoài tại Việt Nam
3.2.2.1. Mục tiêu. Tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH nước ngoài thành lập các cơ sở

đào tạo độc lập hoặc liên doanh với các cơ sở GDĐH Việt Nam để liên kết đào tạo quốc
tế. Tăng cường và mở rộng hệ thống kiểm định chất lượng giảng dạy để phục vụ người
học.
3.2.2.2.Nội dung. Cải tiến quá trình xét duyệt cấp phép cho các cơ sở GDĐH nước ngoài
thành lập các chi nhánh tại Việt Nam; Tăng cường và mở rộng hoạt động kiểm định chất
lượng; Xây dựng Quy chế tư vấn nước ngoài để thẩm định các đối tác nước ngoài cung
ứng dịch vụ giáo dục; Thành lập các tổ chức độc lập trong nước về kiểm định chất lượng
đào tạo; tăng cường vận dụng những văn bản quan trọng của quốc tế để xây dựng các văn
bản pháp quy về thẩm định và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ giáo dục.
3.2.3.Chính sách mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam
3.2.3.1. Mục tiêu. Giúp các cơ sở giáo dục, đào tạo có cơ sở pháp lý để tuyển dụng các
giảng viên nước ngoài có chất lượng, phòng ngừa các cơ sở giáo dục, đào tạo thuê giảng
viên nước ngoài không đúng thực chất.
3.2.3.2.Nội dung. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xúc tiến ngay xây dựng Quy chế tuyển
dụng giảng viên nước ngoài đến giảng dạy tại Việt nam nhằm tận dụng mọi khả năng thu
hút chuyên gia giỏi từ nước ngoài hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu.
3.2.4. Các chính sách thu hút trí thức Việt kiều
3.2.4.1. Mục tiêu.Nhằm tận dụng kiến thức của trí thức Việt kiều và các nguồn tài chính
từ cộng đồng trí thức Việt kiều
3.2.4.2. Nội dung.Xây dựng cơ sở dữ liệu về trí thức Việt kiều ở các nước; Nghiên cứu
xây dựng hai chương trình thí điểm quốc gia trong đó lấy trí thức Việt kiều làm trung
tâm; Nghiên cứu và xây dựng một Diễn đàn có tính chất thường niên về tư vấn chính
sách cho Chính phủ đối với trí thức Việt kiều
3.2.5. Chính sách thu hút người nước ngoài đến học tập ở Việt Nam
3.2.5.1. Mục tiêu.Thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu ở Việt Nam (tiêu
dùng nước ngoài) để tăng nguồn thu ngoại tệ cho các cơ sở đào tạo trong nước.
3.2.5.2. Nội dung. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về cơ sở đào tạo
Việt Nam; Xây dựng và phát triển một số trường đại học có uy tín trong nước nhằm thu
hút sinh viên nước ngoài; Cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy; Đẩy
mạnh hợp tác đã có với các trường đại học nước ngoài và các trường mới có đẳng cấp;

Thực hiện giảng dạy chương trình bằng tiếng Anh (chương trình nước ngoài) để sinh viên
nước ngoài tiết kiệm được khoảng thời gian học tiếng Việt; Cung cấp điều kiện học tập
tốt cho sinh viên nước ngoài; Đảm bảo môi trường nơi sinh viên nước ngoài sống và học
tập được tốt:


3.3. Thử nghiệm một số chính sách
Quy trình thử nghiệm :
Bước 1. Chọn mẫu :
- Mẫu 1. Nhóm chính sách cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài.
- Mẫu 2. Nhóm chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học ở Việt Nam
- Mẫu 3. Nhóm chính sách mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại Việt
Nam
Bước 2. Thống nhất với lãnh đạo các cơ sở về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương
pháp tiến hành thử nghiệm ba đề xuất hoàn thiện nói trên.
- Đối tượng tham gia
- Mục đích : Đưa một số đề xuất hoàn thiện chính sách qua kiểm nghiệm mức độ
hợp lý và tính khả thi của các đề xuất đó nhằm bổ sung, hoàn thiện các chính sách.
- Yêu cầu : Kiểm nghiệm trên ½ số đề xuất. Thời gian thử nghiệm : tối thiểu 1
năm.
Bước 3. Nội dung thử nghiệm các nhóm đề xuất : Các chính sách cử cán bộ đi đào tạo
SĐH ở nước ngoài; Thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập ở Việt Nam; Mời chuyên
gia nước ngoài đến giảng dạy ở Việt Nam.
Bước 4. Tổ chức triển khai thử nghiệm các đề xuất tại các cơ sở.
Bước 5.Tổ chức đánh giá kết quả thử nghiệm.
3.3.1.Thử nghiệm nhóm chính sách cử cán bộ đi nước ngoài
3.3.1.1.Mục tiêu thử nghiệm : Các đối tượng nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đào tạo SĐH ở nước ngoài.
3.3.1.2.Đối tượng và phạm vi thử nghiệm : bốn viện nghiên cứu của VKHCNVN và ba
trường đại học ở Hà Nội.

3.3.1.3. Nội dung thử nghiệm :
- Tăng cường cho cán bộ nghiên cứu và sinh viên khả năng tận dụng, khai thác
các nguồn lực quốc tế để đi học sau SĐH tại nước ngoài.
- Tăng cường cho cán bộ lãnh đạo các viện nghiên cứu, các giảng viên đại học
khả năng vận dụng các tiêu chí tuyển chọn cán bộ nghiên cứu và sinh viên đi đào tạo
SĐH ở nước ngoài.
3.3.1.4. Phương pháp thử nghiệm :
- Thử nghiệm đề xuất chính sách tăng cường khả năng của cán bộ, sinh viên khai
thác các nguồn lực HTQT ở trong và ngoài nước
- Thử nghiệm đề xuất chính sách áp dụng các tiêu chí tuyển chọn cán bộ đi đào
tạo.
- Thử nghiệm đề xuất chính sách quản lý lưu học sinh trong thời gian học tập ở
nước ngoài và thu nhận họ vào làm việc sau khi kết thúc học tập.
3.3.1.5. Quá trình thử nghiệm.
Được thực hiện qua hai giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Giai đoạn thực nghiệm hình thành (Đo quá trình).
Giai đoạn 2. Tổng hợp kết quả thử nghiệm.
- Về chủ động khai thác các nguồn lực quốc tế
- Về tổ chức bộ máy và hoạt động của bộ máy tuyển chọn cán bộ
- Về tiêu chí tuyển chọn cán bộ, sinh viên
- Về quản lý cán bộ, sinh viên trong thời gian ở nước ngoài
- Về chính sách thu nhận cán bộ từ nước ngoài trở về nước làm việ.
8/8 đơn vị sau khi áp dụng các chính sách đề xuất đối với cán bộ đã học xong sau
đại học trở về nước làm việc. Cụ thể như sau :
Trong tổng số 123 LHS được cử đi nước ngoài thì đã có 116 người trở về nước
làm việc, chỉ có 7 người ở lại nước ngoài vì lý do cá nhân.
3.3.1.6. Kết quả
Sau ba năm thử nghiệm đã cử được 89 cán bộ đi học cao học và 34 cán bộ đi học
tiến sĩ từ các nguồn kinh phí khác nhau



3.3.2. Thử nghiệm chính sách mời chuyên gia nước ngoài đến VN giảng dạy.
3.3.2.1 Mục tiêu. Trên cơ sở thực hiện các cam kết của Việt Nam với GATS, thực hiện
các chính sách thu hút chuyên gia giỏi nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại Việt
nam
3.3.2.2. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm. Như nhóm thứ nhất.
3.3.2.3 Nội dung thử nghiệm. Các chính sách thu hút, tuyển chọn, khai thác chất xám
chuyên gia
3.3.2.4. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp thử nghiệm thứ hai tương tự như quy trình thử nghiệm thứ nhất.
3.3.2.5 Kết quả thử nghiệm
Về vận dụng các chính sách thu hút chuyên gia nước ngoài.Kết quả sau ba năm
đã có 33 chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại bốn đơn vị.
Về vận dụng các tiêu chí tuyển chọn chuyên gia giỏi. Tham khảo lý lịch khoa
học của chuyên gia; Số lượng các công trình đã công bố…
Về khai thác chất xám chuyên gia.
3.3.3.Thử nghiệm chính sách thu hút người nước ngoài đến học tại Việt Nam.
3.3.3.1. Mục tiêu. Tăng cường khả năng các trường thu hút sinh viên nước ngoài
3.3.3.2.Đối tượng và phạm vi thử nghiệm. Như trên
3.3.3.3. Nội dung thử nghiệm. Các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài; xây dựng,
cải tiến nội dung giảng dạy các môn học.; Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho học tập
và sinh hoạt của sinh viên nước ngoài.
3.3.3.4. Kết quả thử nghiệm
Sau ba năm thực hiện đề xuất chính sách đã thu được kết quả đàng khích lệ. Kết
quả đã có 151 người nước ngoài đến học tập.
3.3.3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm
- Số lượng sinh viên nước ngoài tăng; Các đơn vị đã làm quen với các đề xuất;
Tăng thêm nguồn thu nhập cho các cơ sở đào tạo; Cải tiến chất lượng giảng dạy, các
chính sách về bằng tương đương.
Đánh giá chung. Sau ba năm thực hiện các đề xuất chính sách, lãnh đạo và giảng

viên các trường, cán bộ của bốn viện nghiên cứu thuộc VKHCNVN đã nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc thu hút sinh viên nước ngoài. Nhận thức được yếu tố thị trường trong
giáo dục và tận dụng cơ hội để thu hút sinh viên nước ngoài vì mục tiêu lợi nhuận.
3.3.4. Nhận xét về quá trình thử nghiệm
- Cán bộ, giảng viên, sinh viên của các đơn vị phối hợp tham gia đã rất đồng tình
ủng hộ các đề xuất.
- Các đề xuất này phù hợp với điều kiện của các trường đại học và các viện nghiên
cứu được chọn thử nghiệm và có thể áp dụng cho các trường đại học và các địa phương
khác.
- Các đề xuất chính sách có tính cấp thiết và có thể triển khai thực hiện cho các cơ
sở nghiên cứu và giảng dạy.
- Việc triển khai đồng bộ các chính sách nói trên là cần thiết, đòi hỏi các cơ sở
phải chủ động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt các chính sách tùy theo điều kiện thực tế
của cơ sở mình.
Bảng 3.6. Số lƣợng cán bộ đƣợc các cơ sở cử đi đào tạo tại nƣớc ngoài giai đoạn
2007-2010
TT
Năm học
Số CB-SV đƣợc cử đi
Đạt tỷ lệ (%)
1
2007 - 2008
29
20,27
2
2008 - 2009
39
34,49
3
2009 - 2010

55
41,02
4
Trung bình

31,93

Bảng 3.7. Số lƣợng SVNNđến học tại các cơ sở thử nghiệm giai đoạn 2007-2010

TT
Năm học
Số SV nƣớc ngoài
Đạt tỷ lệ (%)
1
2007 - 2008
37
13,16
2
2008 - 2009
49
32,43
3
2009 - 2010
63
28,57
4
Trung bình

24,79



Bảng 3.8. Số lƣợng chuyên gia nƣớc ngoài đến giảng dạy
tại các cơ sở thử nghiệm giai đoạn 2007-2010

TT
Năm học
Số CG nƣớc ngoài
Đạt tỷ lệ (%)
1
2007 - 2008
6
10,57
2
2008 - 2009
8
33,33
3
2009 - 2010
13
83,33
4
Trung bình

42,41
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả thử nghiệm ba nhóm giải pháp
TT
Nhóm giải pháp
Đánh giá kết quả thử nghiệm (%)

×