Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.81 KB, 20 trang )

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học
sinh tiểu học ở Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Ngọc Khanh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận: lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở
giảng viên đại học, khái niệm stress và những vấn đề lý luận, khái niệm học sinh
tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi. Tìm hiểu tổ chức và
phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh
tiểu học ở Hà Nội. Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong
quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học,
ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học. Đề xuất kiến
nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến stress ở học
sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và trong
cuôc sống.
Keywords: Tâm lý học; Tâm lý giáo dục; Học sinh tiểu học; Tâm lý học trẻ em;
Hà Nội

Content
. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề
được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm. Đã có một
số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu tố như sức ép xã
hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm học thêm, bệnh thành tích
trong thi cử là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường ngày càng tăng
cao. Hậu quả stress học đường có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ
trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ
lực cố gắng. Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá


rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần. Đối với học sinh bậc tiểu
học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay không? Nếu có
chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống của các em? Và đâu là giải
pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi
đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở
Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học
sinh tiểu học và yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm
giảm thiếu những tác nhân có liên quan đến stress ở học sinh hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh bậc tiểu học.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Tỷ lệ trẻ gặp stress ở mức độ vừa và cao ở bậc tiểu học chiếm từ 10 – 17% trên
tổng số trẻ đang theo học trong nhà trường. Nguyên nhân chính là do những gánh nặng
trong học tập mà các em phải thực hiện trong quá trình học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau.
- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học sinh tiểu học.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp học sinh tránh được stress và đạt được
những thành tích cao trong học tập và trong cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Về khách thể nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu mức độ stress ở học sinh lớp
4, 5 bậc tiểu học.
Về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên tại 1 trường

tiểu học ở Hà Nội, đồng thời cũng lựa chọn thêm 1 trường tiểu học ở Quảng Ninh để so
sánh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Comment [NK1]: Để một số thôi vì mình không
xem xét hết tất cả các yêu tố
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
- Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học lâm sàng đối
với học sinh bậc tiểu học.
- Đưa ra được con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress ở học sinh
tiểu học hiện nay.
- Chỉ ra được những những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh hưởng của
stress tới mọi mặt hoạt động của học sinh tiểu học.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở học sinh tiểu học
1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài
Trong các khoa học nghiên cứu về stress hiện nay có ba hướng nghiên cứu cơ bản:
Hướng nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận stress dưới góc độ sinh học. Hướng nghiên

cứu thứ hai coi stress như sự tác động từ môi trường.
Hướng nghiên cứu thứ ba xem stress như quá trình tâm lý-quá trình tương tác giữa
con người với môi trường, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trường để huy động
tiềm năng của mình để ứng phó
Như vậy, có thể nói quan điểm của các nhà nghiên cứu stress đã có sự thay đổi rất
cơ bản, từ cách tiếp cận coi stress như một phản ứng sinh học của cơ thể, như sự kiện từ
môi trường tác động vào cơ thể, đến nghiên cứu stress ở bình diện tâm lý và sức khoẻ tâm
thần. Ngày nay nghiên cứu stress đã gắn liền với các lĩnh vực hoạt động, lao động cụ thể
của con người và mang tính thực tiễn rất cao. Xu hướng nghiên cứu này đã giúp các nhà
nghiên cứu hiểu rõ hơn bản chất stress để đưa ra cách phòng chống và ứng phó với stress
có hiệu quả.
1.1.2. Những nghiên cứu stress ở trong nước
Stress đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm, nghiên cứu từ những năm
bảy mươi cho đến hiện nay. Các nghiên cứu stress trong những năm 1970 phần lớn được
tiếp cận dưới góc độ sinh lý học và y học nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện bộ đội.
Từ những năm 1980 trở lại đây vấn đề stress đã được nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều
cách khác nhau như: sinh lý học, y học, tâm lý học, xã hội học. Nếu theo độ tuổi của
khách thể nghiên cứu thì ở Việt Nam hiện nay có hai hướng nghiên cứu stress cơ bản sau:
(1) nghiên cứu stress ở người trưởng thành (bộ đội, nhà quản lý, người lao động ) và (2)
nghiên cứu stress ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu và đánh giá
mức độ và biểu hiện stress ở học sinh tiểu học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
là khoảng trống, cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn.
1.2. Khái niệm stress và các vấn đề liên quan
1.2.1. Định nghĩa stress
Khái niệm stress lần đầu tiên được nhà sinh lý học Canada Hans Selye sử dụng để
mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật.
Vào thập niên 80, L.A.Kitaepxmưx đã nêu các quan điểm khác nhau về stress:
- Stress là những tác động mạnh ảnh hưởng không tốt và tiêu cực đến cơ thể, quan
điểm này tồn tại một thời gian dài, nhưng nó lạt trùng với khái niệm về tác nhân gây
stress.

- Stress là những phản ứng mạnh không tốt của cơ thể về sinh lý hoặc tâm lý đối với
tác động của tác nhân gây stress, cách hiểu này ngày nay khá phổ biến.
- Stress là những phản ứng mạnh đủ loại, không tốt hoặc tốt đối với cơ thể.
Hai cách hiểu này đều khẳng định stress là những phản ứng mạnh của cơ thể trước
các tác động khác nhau của môi trường. Nhưng trong thực tế không phải phản ứng mạnh
nào của cơ thể cũng đều là stress và không phải chỉ có phản ứng mạnh mới là biểu hiện
stress.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng có ý kiến riêng về đề tài stress. Tô Như Khuê đã
cho rằng: "Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung
khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quản
thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích,
mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó" [19,33].
Từ những quan niệm khác nhau về stress như đã nêu ở trên, dưới góc độ tâm lý học
lâm sàng, chúng tôi cho rằng stress là sự phản ứng của cơ thể và nhân cách đối với
những kích thích được nhận thức là đang đe dọa hoặc gây hại, phản ứng này có thể ít
nhiều cải thiện được kích thích gây stress. Đây cũng được xem là quan điểm tiếp cận của
chúng tôi khi nghiên cứu và đánh giá mức độ stress ở học sinh tiểu học.
1.2.2. Khái niệm stress trong học tập
1.2.2.1. Định nghĩa
Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về stress trong học tập,
nhưng trong đề tài này, chúng tôi hiểu “stress trong học tập là phản ứng tâm – sinh lý
của học sinh trước những kích thích từ phía môi trường học tập (gia đình, nhà trường…)
đang đe dọa sự cân bằng của cơ thể.
1.2.3. Phân loại stress
Stress bình thƣờng
Thông thường stress có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng đời
sống con người, những stress này được gọi là stress bình thường.


Stress bệnh lý

Stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress quá bất ngờ, quá dữ dội, hoặc
quen thuộc nhưng lặp di lặp lại vượt quá ngưỡng chịu đựng của chủ thể.
1.2.4. Các biểu hiện và mức độ stress
1.2.4.1. Biểu hiện của stress
Trong nghiên cứu này, để xác định chủ thể có bị stress hay không, chúng tôi dựa
vào những chỉ báo sau:
- Về tính khí bề ngoài:
- Về hành vi
- Về mặt cảm xúc
- Về biểu hiện cơ thể - sinh lý
1.2.4.2. Đánh giá các mức độ biểu hiện của stress
Mức độ 1: Không bị stress
Các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể
xuất hiện không thường xuyên và không đầy đủ.
Mức độ 2: Có dấu hiệu của stress
Ở mức này con người cảm nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc, sự tập trung chú ý
cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn , các thông số hoạt động sinh lý cũng tăng
mạnh, nhưng trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái rất căng thẳng.
Mức độ 3: Bị stress nặng
Rất căng thẳng, ở mức này cơ thể cảm nhận thấy rất căng thẳng về tâm lý, đây là
trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi nó.
1.2.5. Những yếu tố có liên quan tới stress trong học tập của học sinh tiểu học
1.2.5.1. Các yếu tố bên ngoài
Nhóm yếu tố từ môi trường gia đình.
Các quan hệ gia đình (cha mẹ, anh chị em ) là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện
trong xã hội.
Nhóm yếu tố từ môi trường học tập.
Nhóm nguyên nhân này bao gồm các nguyên nhân sau: lịch trình học tập quá căng,
bài tập ngày càng gia tăng, phương pháp giảng dạy của thày, sức ép kỳ thi, thày cô cho

điểm không công bằng, vi phạm kỷ luật học tập, căng thẳng trong quan hệ với thầy cô và
các bạn cùng lớp, lớp học quá đông, không gian học tập không yên tĩnh, kết quả học tập
kém, thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, thày cô.
1.2.5.2. Các yếu tố bên trongi
Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài, thì các nguyên nhân bên trong cũng đóng vai
trò hết sức quan trọng gây ra stress trong học tập của học sinh. Có rất nhiều các nguyên
nhân bên trong gây ra stress trong học tập của học sinh nhưng có thể phân ra làm ba
nhóm cơ bản sau: (1) nguyên nhân cá nhân; (2) nguyên nhân tâm lý và (3) khả năng ứng
phó đối với các tác nhân gây stress.
1.2.6. Khả năng và kỹ thuật ứng phó với stress
Các nhà tâm lý học chỉ ra có ba chiến lược ứng phó với stress thường gặp ở học sinh
là: nhận thức, hành vi và hỗ trợ xã hội.
Thứ nhất-chiến lược ứng phó nhận thức. Con người có thể ứng phó với những tác
nhân gây stress hoặc với cảm xúc của chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói
chuyện (self-talk) và nhận thức lại vấn đề, từ đó tái cấu trúc nhận thức.
Thứ hai, chiến lược ứng phó hành vi. Chủ thể cũng cần phải ứng phó với stress
bằng hành vi. Các nhà nghiên cứu cho rằng có bốn loại hành vi ứng phó với stress sau:
tìm kiếm thông tin; hành động trực tiếp; kiềm chế hành động và hướng hành vi sang
người khác.
Thứ ba, hỗ trợ xã hội được dùng ở đây để nhấn mạnh bản chất tích cực và nhân văn
của chiến lược ứng phó này. Hỗ trợ tinh thần là khi chủ thể cảm nhận được người khác
yêu thương, đánh giá cao và tạo cơ hội để trao đổi, giao tiếp, chia sẻ. Hỗ trợ thông tin là
khi chủ thể được người khác cho biết ý nghĩa của những sự kiện gây stress, hoăc lời
khuyên về chiến lược ứng phó với stress.
1.3. Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi
Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học
từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trẻ tiểu học có
những đặc điểm đặc trưng về mặt tâm lý như sau:
Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm
quen với bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác.

Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào
những điều huyền hoặc.
Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thô bạo
nào đối với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em những ấn tượng sấu rất
khó xóa mờ
Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, rất vui
thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông.
Năng lượng ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào, khiến các em hoạt
động không ngời. Trong khi người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho
rằng các em đang chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức khỏe và tâm lý, nên
thường ngăn cấm các em mà không biết rằng điều này đã đẩy các em sớm rơi vào tình
trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, có thể dẫn đến stress.
Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng,
các kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Ở điểm
này, đôi khi cha mẹ và thầy cô giáo không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trả lời đầy đủ các
câu hỏi của các em, thậm chí bực mình và khó chịu. Điều này có thể dẫn các em đến sự
thu mình, sợ hãi khi đối mặt với người lớn trong những tình huống khó khăn.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và xây dựng phương pháp nghiên cứu
Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh
giá về các vấn đề được nghiên cứu.
2.1.2. Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng
Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra được các tỷ lệ
học sinh tiểu học mắc stress ở các mức độ, xác định nguyên nhân và đề ra những khuyến
nghị và giải pháp phù hợp.
Mô tả mẫu: Mẫu được chọn gồm 204 học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học, trong đó
52,5% học sinh nam và 47,5% học sinh nữ.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm các phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.2. Phương pháp chuyên gia
2.2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.1.5. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê toán học
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập
3.1.1. Tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 204 học sinh được hỏi không có học sinh nào
mắc stress ở mức độ nặng, nhưng lại có đến 25.8% học sinh cả ở hai vùng nghiên cứu
mắc stress ở mức độ vừa, 74,2% số học sinh còn lại không bị mắc stress trong quá trình
học tập.
Comment [NK2]: Tách nội dung và mục đích ra
riêng như phần trên
Để làm rõ hơn tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học, chúng tôi có sử dụng thêm trắc
nghiệm đánh giá lo âu của Zung để có những thông số tham chiếu. Kết quả đo của trắc
nghiệm cũng cho thấy một kết quả tương tự. Cụ thể, trong số 204 học sinh có 29% lo âu
ở mức độ vừa và nhẹ, 70,9% không có dấu hiệu của lo âu (xem đồ thị 1). Như vậy, kết
quả của trắc nghiệm và kết quả của bảng hỏi về tỷ lệ mắc stress của học sinh là tương đối
trùng khớp.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ lo âu ở học sinh bậc tiểu học

Ở một khía cạnh khác, kết quả nghiên cứu cho thấy dường như có một mối liên
quan giữa kết quả học tập với tỷ lệ mắc stress của học sinh. Bảng 3 cho thấy học sinh có
kết quả học tập càng cao thì tỷ lệ mắc stress càng lớn. Cụ thể, trong số những học sinh có
kết quả học tập loại giỏi thì có đến 33% có dấu hiệu của stress trong khi đó ở nhóm học

sinh có kết quả học tập trung bình tỷ lệ này chỉ có 21,1%, và tỷ lệ nhóm học sinh khá là
24,5%.
Bảng 3.3. Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập)

Kết quả học tập hiện nay
Tổng

Trung bình
Khá
Giỏi




Học sinh
tiểu học
Có dấu hiệu của
stress

8
23
17
48
21.1%
24.5%
34.0%
26.4%
Không có dấu hiệu
của stress


30
71
33
134
78.9%
75.5%
66.0%
73.6%
Tổng
38
94
50
182
2%
27%
70.90%
Lo âu mức độ vừa
Lo âu mức độ nhẹ
Không lo âu

100.0%
100.0%
100.0%
100.0%

Để đạt thành tích cao trong học tập, bên cạnh tố chất và phương pháp học tập đúng,
học sinh cần phải nỗ lực, chăm chỉ làm nhiều bài tập so với yêu cầu của chương trình. Ở
nhiều gia đình, để con chuẩn bị tốt các kỳ thi tuyển chọn vào các trường chuyên lớp chọn
đã thúc em các em phải đi học thêm nhiều giờ trong tuần, đồng thời giảm bớt thời gian
nghỉ ngơi, giải trí của các em. Vì vậy, ở một số học sinh để duy trì lực học, các em phải

cố gắng, nỗ lực nhiều hơn do vậy các em cũng phải chịu nhiều sức ép và căng thẳng hơn.

3.1.2. Những biểu hiện lâm sàng của học sinh mắc stress trong học tập
a. Phản ứng cơ thể:
Trong nghiên cứu này, khi xem xét những dấu hiệu mang tính cảnh báo về tình
trạng stress của học sinh, kết quả thu được cho thấy biểu hiện rõ nhất của những học sinh
mắc stress đó là trạng thái mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn (58,8% thường xuyên,
25,5% thỉnh thoảng), khó khăn khi đưa ra những quyết định (35,3% thường xuyên,
29,4% thỉnh thoảng), trạng thái lo âu, tinh thần bất ổn (37,3% thường xuyên, 37,3% thỉnh
thoảng). Bên cạnh đó, ở những học sinh mắc stress, về mặt hành vi các em trở nên cáu
kỉnh, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co hoặc cãi nhau với bạn (chiếm gần 30%).
Triệu chứng thường gặp khác ở những học sinh mắc stress đó là các em thường xuyên
đau đầu, khó chịu trong cơ thể (29,4% thường xuyên, 41,2% thỉnh thoảng); ra mồ hôi tay,
tim đập nhanh và hồi hộp, ăn kém ngon ngay cả những món ăn trước đây các em rất
thích. Một số em khác lại có biểu hiện bi quan, chán nản, cảm nhận mình trở nên kém
cỏi, là đồ bỏ đi (25,5% thường xuyên, 51% thỉnh thoảng gặp); nhiều em biểu hiện sự mất
tập trung trong học tập khó hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao…
b. Thời điểm và tình huống gặp stress ở học sinh
Nhìn vào bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy rằng trạng thái stress của học sinh
tiểu học thường gặp nhất vào thời điểm khi có bài kiểm tra (chiếm 76,5%), kế tiếp là tại
các giờ tự học ở nhà (chiếm 17.6%) và chỉ có một số ít có biểu hiện rõ nét trong các giờ
học trên lớp.


Bảng 3.5. Thời điểm học sinh tiểu học thƣờng gặp các trạng thái stress

Giới tính
Tổng

Nam

Nữ

c2. Địa điểm
diễn ra của
stress





Trong các buổi học
tại nhà trường
1
1
2
4.2%
10.0%
5.9%
Mỗi khi có bài kiểm
tra

19
7
26
79.2%
70.0%
76.5%
Tại các buổi học tại
nhà


4
2
6
16.7%
20.0%
17.6%
Tổng
24
10
34

100.0%
100.0%
100.0%

Trong trường học và gia đình, điểm số của học sinh vẫn là chuẩn mực để thầy cô và
gia đình lấy làm căn cứ đánh giá sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Do đó, đối với các em
học sinh, điểm số của mỗi bài kiểm tra thông thường, dù không phải là căn cứ để xét điều
kiện lên lớp hay xếp loại vẫn là nỗi ám ảnh.
3.1.3. Cách ứng phó với stress của học sinh tiểu học
Việc đối phó khi gặp stress là cách thức mà con người chống đỡ lại những tác nhân
gây stress với mục đích làm giảm những ảnh hưởng của stress gây ra cho bản thân mình.
Trên cơ sở tổng hợp thống kê các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có được kết quả
về cách ứng phó với stress của học sinh lớp 5 bậc tiểu học như sau.
Với những hành vi ứng phó với stress tích cực, kết quả nghiên cứu cho thấy trong
số hơn 200 học sinh lớp 5 thì chỉ có 21,6% học sinh thường xuyên áp dụng cách ứng xử
thích hợp trước stress và những ảnh hưởng của chúng tới cơ thể, 46,3% học sinh thỉnh
thoảng sử dụng và 32,1% học sinh hiếm khi thực hiện các cách ứng phó này. Điểm đáng
lưu ý là khi so sánh cách ứng phó của nhóm học sinh mắc stress và nhóm học sinh không
mắc, chúng tôi nhận thấy có một mối liên quan tương đối rõ ràng giữa tình trạng stress

với cách ứng phó tích cực.
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh


Mức độ stress ở học sinh
Tổng

Có dấu hiệu
của stress
Không có dấu
hiệu của stress

Ứng phó một
cách tích cực
Thường xuyên

0
41
41
.0%
29.1%
21.6%
Thỉnh thoảng

25
63
88
51.0%
44.7%
46.3%

Hiếm khi

24
37
61
49.0%
26.2%
32.1%
Tổng
49
139
188

100.0%
100.0%
100.0%

Cụ thể, đối với nhóm học sinh không mắc stress, có đến 29.1% học sinh thường
xuyên vận dụng cách ứng phó tích cực khi gặp stress, 44.7% thỉnh thoảng áp dụng. Trong
khi đó, ở nhóm mắc stress, không một học sinh có hành vi ứng phó tích cực nhưng lại có
tới 51% thỉnh thoảng mới áp dụng. Thêm vào đó, với kiểm định Khi bình phương, kết
quả thống kê cho thấy với p.value = 0,001 và hệ số Phi – Cramer’s = 0.328 cho phép
chúng ta kết luận rằng việc vận dụng một cách thường xuyên các cách ứng phó tích cực
sẽ giúp học sinh giảm đi nguy cơ mắc stress.
Trong khi xác định mối liên hệ giữa cách ứng phó tiêu cực với tình trạng stress ở
học sinh, chúng tôi thu được kết quả của mối quan hệ này bằng kiểm định Khi bình
phương là p.value <0.001 và hệ số Phi – Cramer’s V = 0,56. Thông số thống kê này cho
phép chúng tôi đi đến nhận định tỷ lệ mắc stress của học sinh có liên quan chặt chẽ tới
hành vi ứng phó của các em khi đứng trước các nguy cơ gây stress. Hay nói cách khác,
cách ứng phó với stress được xem như một tác nhân quan trọng có dẫn đến đến tình trạng

căng thẳng của học sinh trong quá trình học tập tại nhà trường và gia đình.
3.2. Những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học
Stress là một phản ứng của cơ thể để đáp lại những tác nhân gây đe dọa sự cân bằng
của cơ thể cả về mặt tâm lý và sinh lý. Vây đâu là nguyên nhân chính dẫn đến stress ở
học sinh tiểu học. Để làm rõ điều này, chúng tôi tập hợp các ý kiến trả lời của những học
sinh đang bị stress về những sự kiện mà các em gặp phải trong quá trình học tập, sinh
hoạt tại nhà trường, sau đó sử dụng phần mềm spss để lượng hóa các ý kiến và rồi thu
được kết quả như sau:
3.2.1. Áp lực trong học tập và stress ở học sinh
Khi xét từng yếu tố thuộc áp lực học tập có liên quan tới stress ở học sinh, kết quả
nghiên cứu mà chúng tôi thu được cho thấy có đến 32,7% học sinh cho rằng tình trạng
căng thẳng mà các em gặp phải là do phải học cả ngày lẫn tối mà không có thời gian để
nghỉ ngơi. Ngoài bài tập trong bài học, cô giáo còn yêu cầu làm thêm các bài tập nâng
cao là nguyên nhân mà 30,06% học sinh cho rằng chúng có ảnh hưởng đến trạng thái
căng thẳng mà các em đang đối mặt.
3.2.2. Phương pháp sư phạm của giáo viên
Kết quả chúng tôi thu được thông qua tổng hợp các ý kiến của học sinh cho thấy,
chỉ có 12,2% học sinh cho rằng phương pháp mà giáo viên đang áp dụng có liên quan đến
tình trạng căng thẳng, 42,9% cho rằng đúng 1 phần và 44,9% cho rằng không đúng.
Tuy nhiên, một con số đáng lưu ý đó là có đến 34,7% học sinh cho rằng cách mà
thầy cô chế diễu hay mắng mỏ các em khi có lỗi có liên quan nhiều đến trạng thái căng
thẳng mà các em đang có. Một hành vi khác của giáo viên cũng khiến cho một bộ phận
học sinh lo lắng đó là việc thầy cô ra những quyết định mang tính thiên vị (chiếm
22,4%)
3.2.3. Môi trường sư phạm nhà trường
Xét về từng yếu tố thuộc về môi trường học tập có ảnh hưởng đến trạng thái căng
thẳng của học sinh. Số liệu mà chúng tôi có được cho thấy có đến 57,1% học sinh cho
rằng lớp chật, đông người và ồn ào có liên quan đến việc căng thẳng của các em. Bên
cạnh đó 32,7% học sinh lại cho rẳng sự căng thẳng hiện có là do ở trường ít có hoạt động
vui chơi, giải trí…

3.2.4. Phương pháp giáo dục và môi trường gia đình và tình trạng stress ở học sinh
tiểu học
Trong số những em học sinh đang bị stress, có đến 49% hoàn đồng ý rằng cách
giáo dục của cha mẹ và môi trường gia đình có mối liên quan đến trạng thái stress của các
em; 34,7% đồng ý một phần và 16,3% không đồng ý
Một điểm đáng lưu ý khác mà chúng tôi nhận thấy đó là, bên cạnh việc gây áp lực
cho con cái phải học tập với kết quả cao nhất nhưng cha mẹ rất ít quan tâm chia sẻ về mặt
Comment [NK3]: Không viết số ở đầu câu
tinh thần với con cái. Qua kết quả điều tra cho thấy có đến 42% học sinh bị stress cho biết
bố mẹ rất ít khi nói chuyện với em hàng ngày.
3.3. Ảnh hƣởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học
3.3.1. Mối quan hệ giữa stress và kết quả học tập
Với nhóm học sinh có dấu hiệu của stress, khi tìm hiểu về những thay đổi trong kết
quả học tập của các em trong thời gian vừa qua, kết quả cho thấy có đến 33,3% học sinh
thuộc nhóm này thấy kết quả học tập thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, trong khi chỉ có
14,2% học sinh thuộc nhóm không bị ảnh hưởng của stress có cùng chung tình trạng.
Tương tự, với nhóm không bị stress, 33,6% thấy kết quả học tập được thay đổi theo
hướng tích cực, trong khi chỉ có 18,8% học sinh bị ảnh hưởng của stress thấy bản thân có
tiến bộ trong học tập. Bằng kiểm định Chi bình phương để xác định mối liên hệ giữa hai
biến kết quả học tập với mức độ stress, kết quả kiểm định với hệ số Phi – Cramer’s V =
0.228 và p.vlue <0,05 cho phép chúng ta kết luận rằng có mối liên quan giữa tình trạng
stress với kết quả học tập của học sinh. Có nghĩa học sinh bị ảnh hưởng của stress có xu
hướng giảm sút kết quả học tập nhiều hơn so với nhóm học sinh không bị ảnh hưởng của
stress.
3.3.2. Mối quan hệ của stress với sức khỏe thể chất của học sinh tiểu học
Về mối quan hệ giữa stress và tình trạng sức khỏe của học sinh trong thời gian gần
đây, kết quả cho thấy có tới 20% học sinh có dấu hiệu của stress nhận thấy sức khỏe của
mình ngày càng tồi tệ, 42,% cảm thấy bình thường không thay đổi và 38% thấy tốt lên,
trong khi đó ở nhóm học sinh không có dấu hiệu của stress, chỉ có 7% cảm thấy sức khỏe
tồi tệ, nhưng có tới 54,9% và 38 cảm thấy tốt lên.

Những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những học sinh có stress đó là các em cảm thấy
khó chịu trong người (chiếm 29,4%); thường xuyên cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp
(27,5%); 19,6% cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức để học tập, vui chơi…
3.3.3. Mối quan hệ của stress với sức khỏe tinh thần của học sinh tiểu học
Có 20% học sinh có dấu hiệu của stress cảm thấy tâm trạng và cảm xúc của mình
ngày càng trở nên tồi tệ (buồn nhiều hơn vui), 66% cảm thấy bình thường, không thay đổi
và chỉ có 14% cảm thấy tốt lên, trong khi đó, ở nhóm học sinh không mắc stress lại có
31% học sinh cảm thấy tốt lên, 63,4% cảm thấy bình thường và chỉ có 5,6% cảm thấy tồi
tệ đi.
Trong số những học sinh có dấu hiệu của stress, những dấu hiệu về tâm trạng và
cảm xúc thường gặp đó là cảm thấy tinh thần không yên ổn, luôn lo sợ một điều gì đó sẽ
đến gặp ở 37,3% học sinh; thường xuyên khó giữ được bình tĩnh gặp ở 29,4% học sinh;
cảm thấy luôn luôn buồn với 23,5%; thường xuyên có phản ứng quá đáng trước sự việc
nhỏ như có bạn trêu ghẹo, không chơi cùng với 27,5%; thường xuyên lo lắng cả với
những việc nhỏ nhặt với 31,4%
3.3.4. Ảnh hưởng của stress với mối quan hệ bạn bè
Có 12% học sinh có dấu hiệu của stress nhận thấy mối quan hệ của mình với bạn bè
ngày càng tồi tệ đi, 48% cảm thấy bình thường và 40% cảm thấy tốt lên, trong khi đó ở
nhóm học sinh không có stress, có đến 51,4% học sinh cảm thấy mối quan hệ bạn bè tốt
lên và chỉ có 4,9% là cảm thấy mối quan hệ này xấu đi.
3.3.5. Ảnh hưởng của stress với mối quan hệ với thầy cô giáo
Với nhóm học sinh có stress, 22% các em thấy mối quan hệ của mình với thầy cô
ngày càng tội tệ đi, 42% cảm thấy bình thường và 36% cảm thấy tốt lên, trong khi đó ở
nhóm không có stress, chỉ có 7% cảm thấy mối quan hệ ngày càng tồi tệ, 57% cảm thấy
bình thường và 35,9% cảm thấy tốt lên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở những phân tích những thông tin thu được, chúng tôi đi đến một số kết
luận như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa phát hiện được những học sinh mắc stress mức

độ nặng nhưng có một tỷ lệ tương đối cao học sinh mắc stress mức độ vừa.
Không có sự khác biệt về tình trạng stress của học sinh xét theo địa bàn nghiên cứu,
điều đó cho thấy stress không phải là tình trạng cá biệt chỉ ở những khu vực thành phố
lớn.
Xét về giới tính, tỷ lệ học sinh nam mắc stress cao hơn nhóm học sinh nữ do những
ảnh hưởng bởi đặc trưng về mặt giới tính và lứa tuổi.
Xét theo kết quả học tập cho thấy học sinh có kết quả học tập càng cao thì thì có tỷ
lệ mắc stress cũng lớn hơn so với những học sinh có kết quả khá hoặc trung bình.
Những biểu hiện lâm sàng thường gặp ở những học sinh mắc stress đó là thường
xuyên mất ngủ, khó khăn khi đưa ra quyết định, cáu kỉnh, không giữ được bình tĩnh, ra
mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác bi quan, chán nản.
Về thời điểm, những trạng thái căng thẳng thường xuất hiện khi các em làm bài tập
kiểm tra hoặc thi học kỳ, tiếp đến là tại các buổi học tại nhà.
Về cách ứng phó với stress, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nhóm học sinh
có dấu hiệu của stress có nhiều hành vi ứng phó kém tích cực hơn so với nhóm không bị
ảnh hưởng bởi stress
Về những nhân tố có liên quan đến tình trạng stress của học sinh, kết quả cũng đã
chỉ ra chính những kỳ vọng và phương pháp giáo dục của cha mẹ là yếu tố có ảnh hưởng
quan trọng nhất đến các trạng thái căng thẳng của các em học sinh hiện nay, tiếp đến là
những áp lực trong học tập (khối lượng, độ khó, thời gian học tập…).
Stress đã có những ảnh hưởng nhất định đến các mặt hoạt động và nhân cách của
học sinh như làm giảm kết quả học tập, thay đổi trạng thái cảm xúc theo hướng tiêu cực,
ảnh hưởng tới sức khỏe…
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi đề xuất một số khuyến
nghị sau:
2.1. Đối với nhà trường và giáo viên
Không sử dụng điểm số, tỷ lệ học sinh giỏi làm căn cứ duy nhất và quan trọng khen
thưởng giáo viên.
Giáo viên cần chú trọng đến các đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tránh to

tiếng, quát nạt, đánh phạt
Trước các kỳ thi, nhà trường, giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc
giảm thiểu các hoạt động học tập, ôn tập với cường độ cao.
Tăng cường sân chơi, giờ chơi, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội để cần
bằng được những áp lực do quá trình học tập gây ra.
2.2. Đối với cha mẹ học sinh
Cha mẹ không nên vì kỳ vọng của bản thân mà gây áp lực học tập một cách thái quá
lên con em mình.
Giúp trẻ vạch ra thời khóa biểu và cân đối thời gian hợp lí
Ủng hộ và động viên trẻ kịp thời, biết thông cảm và chia sẻ với con .
Giảm bớt áp lực bài vở cho trẻ bằng cách cùng trẻ nghiên cứu và tìm ra phương
pháp cho các vấn đề trẻ vướng mắc.
Giảm việc nhà cho trẻ khi kỳ thi đến và nhắc nhở trẻ thư giãn trong quá trình học
tập cũng như trong ôn thi.
2.3. Đối với xã hội
Cần phải tổ chức các trung tâm, các phòng hỗ trợ tâm lý học đường để tư vấn, hỗ
trợ cho nhà trường trong việc giảm căng thẳng cho học sinh trong quá trình học. Giúp cha
mẹ có phương pháp giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tình thần cho con một cách tốt nhất.
Giúp trẻ có nơi để chia sẻ, giải tỏa những áp lực mà các em gặp phải trong cuộc sống và
học tập.

References
1. Phạm Thanh Bình (2005), “Biểu hiện stress trong học tập môn toán của học
sinh trung học phổ thông Yên Mô – Ninh Bình” Kỷ yếu hội thảo đổi mới giảng dạy
nghiên cứu – giáo dục học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm (1991), Rối loạn trầm cảm, Bách khoa
thư bệnh học. Nhà xuất bản Y học. Tập 1.
3. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội.

4. Phan Văn Duyệt (1998), Học thuyết stress của H.Selye với các quan niệm hiện
đại về thích nghi, Trong chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07,
đề tài KX 07 07 "Bàn về đặc điểm thích nghi của người Việt Nam", H, tr. 40 - 47.
5. Dale Carnegie (Nguyễn Trƣờng Linh biên soạn) (1999), Giảm bớt lo âu để vui
sống, Nxb Hà Nội.
6. Hồ Đắc Di (1998), Stress và rối loạn chức năng tình dục, Sức khoẻ đời sống số 12
tháng 5/1998 tr 20.
7. Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Khắc Hải (2005), “Điều tra stress
nghề nghiệp ở nhân viên y tế” Báo cáo khoa học toàn văn trong Hội thảo quốc tế
Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II” Hà Nội.
8. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời
sống của người và vật nuôi, Nxb nông nghiệp, HN.
9. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học stress - Một vài đặc trưng tâm lý trong trạng
thái stress ở trẻ em, thiếu niên (Kỷ yếu Hội nghị khoa học về những rối loạn có
liên quan đến trẻ em và thiếu niên), 6 -7/11/1997).
10. Phạm Thanh Hƣơng, “Stress và sức khoẻ”, Tạp chí Tâm lý học, số 4 năm 2006,
tr 60 – 62.
11. Nguyễn Thành Khải (1992), “Sang chấn tinh thần trong điều dưỡng” trong Bài
giảng tâm lý học, tr 40 - 47).
12. Nguyễn Thành Khải (1983), “Stress” và các phương pháp ứng phó của các
chiến sĩ trong quân đội. NXB Quân đội.
13. Đặng Phƣơng Kiệt (chủ biên) (2001), “Cơ sở Tâm lý học ứng dụng”, NXB.
ĐHQG Hà Nội.
14. Đặng Phƣơng Kiệt (2004), “Chung sống với stress”, NXB Thanh niên.
15. Đặng Phƣơng Kiệt (2006), “100 cách phòng chống stress”, NXB Văn hoá
Thông tin.
16. Tô Nhƣ Khuê (1976), “Phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời
sống và lao động”, Hậu cần, tháng 5/1976).
17. Tô Nhƣ Khuê (1981), “Tình hình stress cảm xúc ở một số đơn vị bộ đội ta trong
thời chiến và chuyển tiếp sang thời bình”, Kỷ yếu công trình khoa học kỹ thuật

quân sự, Cục quân y XB 16/4/1981.
18. Tô Nhƣ Khuê (1995), “Cảm xúc và căng thẳng cảm xúc trong lao động”, Tài liệu
huấn luyện về bảo vệ hộ lao động cho công nhân sửa chữa bảo dưỡng cột An ten
viba, HN, tr 28-45.
19. Tô Nhƣ Khuê (1997), Đại cương tâm sinh lý học lao động, và tâm lý học kỹ
thuật, NXB Khoa học kỹ thuật, HN.
20. Nguyễn Viết Lƣơng và cộng sự (2005), “Nghiên cứu đánh giá trạng thái stress
của nhân viên vận hành (NVVH) ngành Điện lực”, Báo cáo khoa học toàn văn
trong Hội thảo quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II” Hà Nội.
21. Lại Thế Luyện (1999), “Biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh”. Kỷ yếu hội thảo khoa học, TH.HCM
22. Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dƣơng, Nguyễn Sinh Phúc (1998), “Tâm lý
học y học”, Nxb Y học, HN.
23. Nguyễn Thị Kim Quý (1997), “Stress đối với trẻ em 6 tuổi vào lớp một”, Kỷ
yếu hội nghị khoa học về những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ em và thiếu
niên, 6-7/11/1997 tại Hà Nội.
24. Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Nghiêm, (1986), “Stress trong thời đại văn
minh”, NXB Đà Nẵng.
25. Mạc Văn Trang, (1997), “Sự căng thẳng của sinh viên trong học tập, đời sống
và giải pháp cải thiện tình hình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về những rối loạn có
liên quan đến stress ở trẻ em 6-7/11/1997 tại Hà Nội).
26. Nguyễn Minh Tiến, “Stress”, www.tamlytrilieu.com
TIẾNG ANH.
27. Albrecht. K, Stress and the manager, Making it work for you.
28. Cannon W.B (1932), The wisdom of the body, N.Y. Norton.
29. Frankenhaeuser M (1977), Job demands, health and wellbeing. Journal of
psycholomatic research, 21: 313.
30. Friedman M, and Rosenman (1974), Type A Behavior and your theart.
Greenwich: Fawett publication Inc.
31. Hindle T (1998), Reducing stress, Dorling Kindersley, London.

32. Luckman J, Creason K Sorensi (1982), Medical surgical nursing
A.psychophysiologic Approach second edition, Volume 1, Tokyo tr 31-76.
33. Jacobson E (1938), Progressive relaxation University of Chicago, Press.
34. Selye H (1956), The stress of life. Newyork, Mcgran - Hill Book co Inc.
35. Sundardar D.A (1996), Why manage stress, Asia 21, January.
36. Wolff H.G (1968), Multi

directional sensitivity of statocyst receptor cells of the
opisthobranch gastropod Aplysia limacina, Marine Behaviour and Physiology,
volume1, 1-4 1972
37. Wolff H.G (1953), Life situation, emotion and diease symposium on stress Mar. 1,
PL.
38.
39.
40. American journal of community Psychology , vo; 12, N0 5, 1984






×