Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 113 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC


VŨ THU HÀ



ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ NGỌC KHANH





HÀ NỘI - 2012

3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Bộ GD-ĐT
Bộ Giáo dục – Đào tạo
ĐTB
Điểm trung bình
HS
Học sinh
TLH
Tâm lý học


4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
2
4. Giả thuyết khoa học
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2
7. Phương pháp nghiên cứu

3
8. Đóng góp mới của luận văn
3
9. Cấu trúc luận văn
4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở giảng viên đại học.
5
1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài
5
1.1.2. Những nghiên cứu stress ở trong nước
13
1.2. Khái niệm stress và những vấn đề lý luận
17
1.2.1. Định nghĩa về stress.
17
1.2.2. Định nghĩa stress trong học tập
21
1.2.3. Phân loại stress
22
1.2.4. Các biểu hiện và mức độ stress
26
1.2.5. Những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập của học sinh
tiểu học

33
1.2.6. Khả năng và kỹ thuật ứng phó với stress
36
1.3. Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của

lứa tuổi

40
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
43
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng
43
2.2. Phương pháp nghiên cứu
44
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
50
3.1. Stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập.
50

5
3.1.1. Tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học
50
3.1.2. Những biểu hiện lâm sàng của học sinh mắc stress trong học tập
55
3.1.3. Cách ứng phó với stress của học sinh tiểu học
61
3.2. Những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học.
68
3.2.1. Áp lực trong học tập và stress ở học sinh.
69
3.2.2. Phương pháp sư phạm của giáo viên
70
3.2.3. Môi trường sư phạm nhà trường
71
3.2.4. Phương pháp giáo dục và môi trường gia đình và tình trạng

stress ở học sinh tiểu học.

73
3.3. Ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học
76
3.3.1. Mối quan hệ giữa stress và kết quả học tập
76
3.3.2. Mối quan hệ của stress với sức khỏe thể chất của học sinh tiểu học
78
3.3.3. Mối quan hệ của stress với sức khỏe tinh thần của học sinh tiểu học
79
3.3.4. Ảnh hưởng của stress với mối quan hệ bạn bè
81
3.3.5. Ảnh hưởng của stress với mối quan hệ với thầy cô giáo
83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
85
1. Kết luận
85
2. Khuyến nghị
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
PHỤ LỤC




6
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ

Stt
Tên bảng
Trang
1.
Bảng 2.1. Độ tin cậy của Bảng hỏi dành cho HS (điều tra tại
Trường tiểu học Đồng Nhân, Hà Nội)

46
2.
Bảng 2.2. Một số thông tin chung về khách thể điều tra (học
sinh lớp 4,5 bậc tiểu học)

47
3.
Bảng 3.1. Mức độ stress ở học sinh (theo địa bàn nghiên cứu)
52
4.
Bảng 3.2. Mức độ stress ở học sinh (Phân theo giới tính)
53
5.
Bảng 3.3. Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập)
54
6.
Bảng 3.4. Biểu hiện về mặt tâm sinh lý thường gặp ở học sinh
mắc stress

56
7.
Bảng 3.5. Thời điểm học sinh tiểu học thường gặp các trạng
thái stress


57
8.
Bảng 3.6. Những biểu hiện lâm sàng của học sinh khi gặp
stress tại các thời điểm.

59
9.
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực
của học sinh

62
10.
Bảng 3.8. Các hành vi ứng phó stress tích cực của học sinh tiểu
học

63
11.
Bảng 3.9. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tiêu cực
của học sinh

65
12.
Bảng 3.10.1 Cách ứng phó của học sinh trước stress
66
13.
Bảng 3.10.2 Cách ứng phó của học sinh trước stress (tiếp)
67
14.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa môi trường sư phạm và trạng

thái stress của học sinh.

72
15.
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa môi trường sư phạm và trạng
thái stress của học sinh.

73
16.
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến tình
trạng stress của học sinh tiểu học.

75
17.
Bảng 3.14. Mức độ stress ở học sinh và kết quả học tập
77
18.
Bảng 3.15. Mức độ stress ở học sinh và tình trạng sức khỏe
78

7
19.
Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa mức độ stress và trạng thái tinh
thần của học sinh tiểu học

80
20.
Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa mức độ stress và mối quan hệ với
bạn bè của học sinh tiểu học


82
21.
Bảng 3.18. Mối quan hệ giữa mức độ stress và mối quan hệ với
thầy cô giáo của học sinh tiểu học

83
B
Tên biểu đồ
Số
trang
22.
Biểu đồ: 3.1. Tỷ lệ lo âu ở học sinh bậc tiểu học
51
23.
Biểu đồ 3.2: Áp lực học tập và mức độ căng thẳng của học sinh
tiểu học

69
24.
Biểu đồ 3.3. Phương pháp giáo dục và mức độ căng thẳng của
học sinh tiểu học

71


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tình trạng học sinh có khó khăn về tâm lý biểu hiện thành các
rối nhiễu không còn là chuyện cá biệt mà đang trở thành một hiện tượng khá

phổ biến, thu hút mối quan tâm chung của các thầy cô giáo, phụ huynh học
sinh và của cả cộng đồng. Theo số liệu nghiên cứu về dịch tễ học do tổ chức y
tế thế giới (WHO) công bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì rối loạn
tâm lý do những căn nguyên ngoại sinh chiếm 20 - 25% dân số. Ở Việt Nam
rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được
nhiều nhà khoa học, nhà qu+ản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm. Đã
có một số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu
tố như sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm
học thêm, bệnh thành tích trong thi cử là những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng stress học đường ngày càng tăng cao. Hậu quả stress học đường có ảnh
hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Trẻ trở nên rất khó tập trung
trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng.
Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối,
bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần. Đối với học sinh
bậc tiểu học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay
không? Nếu có chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống
của các em? Và đâu là giải pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh
tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh
giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý
(stress) của học sinh tiểu học và những yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất

2
những kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiếu những tác nhân có liên quan
đến stress ở học sinh hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học

3.2.Khách thể nghiên cứu
- 200 học sinh bậc tiểu học.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học
- Tỷ lệ trẻ gặp stress ở mức độ vừa và cao ở bậc tiểu học chiếm từ 10 –
17% trên tổng số trẻ đang theo học trong nhà trường. Nguyên nhân chính là
do những gánh nặng trong học tập mà các em phải thực hiện trong quá trình
học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau.
- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học
sinh tiểu học.
- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có
ảnh hưởng đến stress ở học sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành
tích cao trong học tập và trong cuộc sống.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm
11 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Trong nghiên cứu này,

3
chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm học sinh đang theo học tại lớp 4, lớp 5
bậc tiểu học. Đây là nhóm học sinh cuối cấp, nếu các em phải chịu nhiều sức
ép trong học tập và trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng nghiêm trong tới sự phát
triển trong các bậc học tiếp theo. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cảnh
báo và định hướng cho nhà trường và gia đình có phương pháp chăm sóc,
giáo dục phù hợp.
Về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 1
trường tiểu học trong tổng sống các trường tiểu học công lập ở Hà Nội, đồng
thời lựa chọn 1 trường tiểu học ở Quảng Ninh để so sánh sự khác biệt của

mức độ stress ở học sinh đang sinh sống và học tập tại các khu vực địa lý
khác nhau.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
- Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học
lâm sàng đối với học sinh bậc tiểu học.
- Đưa ra được con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress ở
học sinh tiểu học hiện nay.
- Chỉ ra được những những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh
hưởng của stress tới mọi mặt hoạt động của học sinh tiểu học.


4
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở học sinh tiểu học

1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài
Stress đã được nghiên cứu từ rất sớm bắt đầu từ những nghiên cứu cơ
thể con người thích ứng như thế nào đối với các thay đổi ở bên ngoài. Đại
diện tiêu biểu cho các nghiên cứu loại này là Claude Bernard (1850), ông đã
cho rằng những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến
cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó, chính hệ thần
kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và làm hài hoà hoạt động
các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần kinh đủ khả năng
điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude Bernard khai
phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi của
cơ thể con người. Tiếp nối ý tưởng của các nhà nghiên cứu về stress đi trước,
nhà sinh lý học người Mỹ W.B. Cannon với tác phẩm nổi tiếng "Sự khôn
ngoan của cơ thể" xuất bản tại New York năm 1933 đã đề xuất thuật ngữ
"Homeostasie" nghĩa là "Cân bằng nội môi" để mô tả những trạng thái phức
hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ các chất
có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ. v.v Trên cơ sở sự điều tiết
của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamin gồm hai chất
adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết ra),
phản ứng này là cấp thời. I. P. Pavlov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung
của khái niệm này: " Cơ thể là một hệ thống (đúng hơn là cái thấy) tự điều
chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự
duy trì bản thân, tự hiệu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí tự
hoàn thiện bản thân. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Claude Bernard về sự ổn
định tương đối thường xuyên của nội môi ở động vật, điều kiện quan trọng

6
nhất để nó tồn tại và phát triển, và khả năng tự điều chỉnh của W.B. Cannon.
Hans Selye đã nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu tố
bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn luôn có những phản ứng chung nhất.
Năm 1936 ông gọi phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể bằng thuật ngữ

"stress". Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là "hội chứng",
sau đó nó được hiểu là "Hội chứng thích nghi chung" (General adaptation
syndrome) và thường được viết tắt là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho
cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Theo ông các đáp ứng này là
những phản ứng không đặc hiệu, ổn định và sẵn có, giúp cơ thể thích nghi với
tác nhân từ môi trường. GAS chỉ đạo hoạt động của hệ thần kinh và nội tiết
cho phép cơ thể chống lại những kích thích có hại và được chia làm ba giai
đoạn: báo động, kiệt sức và chống đỡ.
- Giai đoạn báo động là toàn bộ những phản ứng sinh học không đặc
hiệu đưa cơ thể vào tình trạng báo động để chuẩn bị đối phó với những tác
nhân (kích thích) có hại từ môi trường. H. Selye đã chia toàn bộ những phản
ứng ở giai đoạn báo động ra làm hai tiểu giai đoạn là: tiểu giai đoạn sốc và
tiểu giai đoạn chống lại sốc.
+ Tiểu giai đoạn sốc tương ứng với trạng thái ngạc nhiên, sững sờ
trước một tác nhân từ môi trường. Giai đoạn này bao gồm một chuỗi những
hội chứng như tăng trương lực cơ, tăng hoặc hạ huyết áp, tăng nhịp tim, tăng
nhịp hô hấp làm mất đi trạng thái cân bằng của cơ thể.
+ Tiểu giai đoạn chống lại sốc, khi cơ thể trở lại bình thường thoát ra
khỏi trạng thái ngạc nhiên ban đầu. Sau khi các tác nhân từ môi trường bên
ngoài tác động vào, cơ thể huy động các phản ứng sinh lý, nội tiết và cảm xúc
tích cực xuất hiện để bảo vệ cơ thể. Nếu các kích thích tiếp tục tác động thì cơ
thể chuyển sang giai đoạn chống đỡ.

7
- Giai đoạn chống đỡ đặc trưng bởi việc chủ thể huy động các đáp ứng
của cơ thể (theo chiến lược) để thích nghi với các kích thích, làm chủ được tình
huống stress và có được sự cân bằng tâm lý mới đối với môi trường xung quanh.
- Giai đoạn kiệt sức, lúc này gọi là stress bệnh lý, do stress quá mức
hoặc kéo dài làm cho cơ thể mất khả năng bù trừ trở nên suy sụp, khả năng
thích nghi bị rối loạn, xuất hiện các rối loạn tâm lý điển hình là lo âu, trầm

cảm [29].
H. Selye giới thiệu toàn bộ lý thuyết của mình và khái niệm stress được
đưa vào khoa học một cách chính thức vào năm 1946. H. Selye đã xem stress
như là đáp ứng đối với tác động bên ngoài. Tác động bên ngoài vào cơ thể
được ông biểu thị bằng thuật ngữ “stressor”. Những công trình tiếp theo H.
Selye cho rằng stress là sự tương tác giữa tác nhân bên ngoài và phản ứng của
cơ thể trước tác nhân đó [2, tr. 55].
V.V. Parin đã nhận xét “Khái niệm stress của H. Selye đã làm thay đổi
phần lớn các quy tắc chữa trị và phòng ngừa bệnh truyền thống. Ban đầu quan
điểm này gặp không ít sự phản đối, nhưng giờ đây đã trở nên rất phổ biến.
Học thuyết của H. Selye có thể được coi là hệ thống lý luận cơ bản, đặt nền
móng cho sự phát triển của khoa học y học và tâm lý học hiện đại [28]. Trong
các khoa học nghiên cứu về stress hiện nay có ba hướng nghiên cứu cơ bản:
tiếp cận sinh học; tiếp cận môi trường và tiếp cận tâm lý.
Hướng nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận stress dưới góc độ sinh học. Các
nghiên cứu theo hướng này chỉ ra rằng; hoạt động của hệ thần kinh, hệ nội
tiết, hoóc môn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc cơ thể và liên quan trực tiếp
đến stress. V.V. Suvôrôva (1975) cho rằng; biểu hiện của các phản ứng cảm
xúc khi bị stress thể hiện không chỉ qua các phản ứng hoóc môn mà còn thông
qua các phản ứng sinh lý đặc biệt của hệ thần kinh.V.I. Rôgiơ Dêxơvenxcaia

8
và cộng sự (1980) bằng thực nghiệm đã khẳng định rằng; khả năng làm việc
giảm đi khi stress xuất hiện, sự giảm sút này ở những người có hệ thần kinh
yếu xảy ra sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Khả năng làm việc
khi bị stress không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh của hệ thần kinh mà còn vào
một số các yếu tố khác. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể dễ bị stress
hơn đối với tác nhân là đơn điệu và kéo dài. Những người có hệ thần kinh yếu
ít bị stress hơn đối với các tác nhân đơn điệu. Điều này cho thấy; sự khác biệt
về stress ở cá nhân không chỉ phụ thuộc vào tình huống, tác nhân tác động,

mà còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh.
Các nhà sinh lý học thường chỉ tập trung mô tả các phản ứng sinh lý
trước các tác động vào chủ thể, mà không nhận thấy tầm quan trọng của
những đặc điểm tâm lý và hành vi trong các phản ứng sinh học của cơ thể. Sự
xuất hiện của các phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy phụ thuộc rất nhiều vào
nhận thức của chủ thể đối với kích thích (có hại hay không có hại). Mason
(1975) cho rằng; khi các tác nhân có hại tác động vào cơ thể mà chủ thể
không nhận thức được, thì các đáp ứng sinh học của cơ thể sẽ không xảy ra.
Ví dụ, những bệnh nhân sắp chết (đang trong tình trạng hôn mê) thì không có
một bằng chứng sinh học nào của stress; trong khi đó những người sắp chết
nhưng còn tỉnh táo thì lại có những phản ứng sinh học rất rõ [31].
Lý thuyết của W. B. Cannon và H. Selye về phản ứng sinh lý của cơ thể
trước một tác nhân gây stress đã bị nhiều mô hình lý thuyết khác chỉ trích.
Một số nhà nghiên cứu đã cho rằng; cách thức đối phó của chủ thể đối với
những tình huống nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các phản ứng sinh lý
đối với tình huống đó. Weiss (1968) đã khẳng định rằng, sự kiện nguy hiểm
sẽ ít gây ra hậu quả hơn, nếu chủ thể biết được khi nào nó sẽ xảy ra và sẵn
sàng hành động đối phó với nó, đồng thời nhận được phản hồi về hiệu quả của
hành động [33]. Tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhận thức và

9
sự kiểm soát của chủ thể đối với những phản ứng sinh học xảy ra do các kích
thích từ bên ngoài.
Hướng nghiên cứu thứ hai coi stress như sự tác động từ môi trường.
Các công trình nghiên cứu những chiến binh trong chiến tranh của Grinker và
Spiegal (1945) và nghiên cứu tổn thương tâm lý của những người bị mất
người thân trong chiến tranh của Lindemann (1944) đã cho thấy; không chỉ
môi trường tàn khốc của chiến tranh gây ra stress, mà ngay cả những sự kiện
ít nghiêm trọng hơn cũng được tích luỹ dần lại và gây stress cho chủ thể.
Hướng nghiên cứu trên đã xem stress như một sự kiện của môi trường, yêu

cầu cá nhân huy động mọi tiềm năng để đáp ứng. Stress trú ngụ trong sự kiện
hơn là trú ngụ bên trong cá nhân [40].
Holme và Rahe (1967) nghiên cứu stress trên quan điểm môi trường, và
đã chỉ ra những sự kiện gây stress như: ly hôn, kết hôn, sinh con, mắc nợ, lễ
giáng sinh. Mỗi sự kiện trên được xem như là những yếu tố gây stress và đòi
hỏi cơ thể thích ứng. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng công cụ SRE (danh sách
các sự kiện mới nhất) của Holme và Rahe để đánh giá quan hệ giữa stress và sức
khoẻ. Những nghiên cứu này có thể giải thích stress trong thời điểm hiện tại và
chẩn đoán xu hướng của nó trong tương lai. Rabkin và Struening (1976) nghiên
cứu trên các bệnh nhân đột tử do bệnh tim đã làm rõ tương quan giữa số lượng
với mức độ tác động của các yếu tố gây stress đối với căn bệnh này [38].
Quan niệm stress như sự kiện từ môi trường cũng bị các lý thuyết, quan
điểm khác phê phán. Một số nhà nghiên cứu cho rằng; các sự kiện không gây
stress giống nhau ở các cá nhân khác nhau. Mức độ stress phụ thuộc vào ý
nghĩa của sự kiện và những tiềm năng sẵn có ở mỗi cá nhân trong việc ứng
phó với stress. Lazarus, Homikos và Rankin đã cho rằng quan niệm stress như
một sự kiện từ môi trường là chưa hoàn chỉnh và nhấn mạnh; nhận thức sự

10
kiện đóng vai trò trung tâm đối với stress [26]. Một số nhà nghiên cứu khác
như Sarason, Johnson, Siegel (1978) đã dựa thêm vào cách tiếp cận này với
yêu cầu chủ thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự kiện đang trải nghiệm
(tích cực hoặc tiêu cực). Thông qua kết quả đánh giá này có thể nghiên cứu
được nhận thức và khả năng ứng phó của chủ thể trước sự kiện gây ra stress.
Như vậy, quan điểm sinh học và môi trường đều giống nhau ở chỗ; dựa
vào mô hình kích thích–phản ứng (Stimulus–Response). Các quan điểm này
đã không đề cập đến những yếu tố trung gian điều hoà tương tác giữa sự kiện
(tác nhân) từ môi trường và các phản ứng sinh học bên trong.
Hướng nghiên cứu thứ ba xem stress như quá trình tâm lý-quá trình
tương tác giữa con người với môi trường, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện

từ môi trường để huy động tiềm năng của mình để ứng phó (Lazarus, 1966;
Lazarus và Folkman, 1984). Ở đây, stress không chỉ “trú ngụ” trong sự kiện
với vai trò tác nhân kích thích, mà còn trong cả phản ứng của cơ thể. Yếu tố
nhận thức-hành vi ở đây đã đóng vai trò điều hoà giữa yếu tố kích thích và
phản ứng của cơ thể. Quan điểm này nhấn mạnh mặt nhận thức-hành vi trong
nghiên cứu stress và bù đắp được những thiếu sót của các quan điểm sinh học
và quan điểm môi trường đối với stress đã phân tích ở trên.
Yếu tố trung tâm của quan điểm tâm lý là coi stress như một quá trình tâm
lý (nhận thức và hành vi) của chủ thể. Nhận thức là quá trình cá nhân tìm hiểu và
đánh giá sự kiện, tác nhân từ môi trường (mức độ đe doạ, nguy hiểm). Sự kiện,
tình huống chỉ có thể gây ra được stress khi chủ thể nhận thức, đánh giá là có hại
hoặc thiếu nguồn lực ứng phó. Trong tình huống này chủ thể sẽ đưa ra các ứng
phó cụ thể thông qua nhận thức, hành vi hoặc xúc cảm tương ứng.
Quan điểm nhìn nhận stress như một quá trình tâm lý có hạn chế là đã
xem nhẹ mối quan hệ giữa các phản ứng sinh học với nhận thức, hành vi, và

11
xúc cảm. Như vậy, các hướng nghiên cứu trên chỉ tập trung vào một bình diện
nào đó của stress và loại bỏ các bình diện khác. Điều này đã dẫn đến những
nhầm lẫn trong nghiên cứu cũng như thực hành. Chúng tôi cho rằng khái niệm
stress là một khái niệm đa diện, bao gồm những đáp ứng nhận thức, xúc cảm,
hành vi và sinh lý của cơ thể đối với môi trường.
Stress là một khái niệm phức tạp liên quan đến nhiều thông số và quá
trình. Nó xảy ra trên nhiều bình diện sinh lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi và
môi trường. Vì vậy, stress được xem như là một đáp ứng tổng hợp sinh học-
tâm lý–xã hội với những sự kiện (có hại) yêu cầu những kỹ năng ứng phó phù
hợp của cá nhân. Theo Richard Lazarus stress cần được nhìn nhận một cách
tổng thể, trọn vẹn, không nên chỉ tập trung vào một mặt nào đó, trên thực tế
stress là sự tương tác giữa chủ thể và môi trường. Quan điểm này của R.
Lazaus được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về stress hiện nay [26].

Bên cạnh những nghiên cứu hướng vào bản chất của stress, còn có
những nghiên cứu tiếp cận hội chứng sang chấn sau stress (post-traumatic
stress). Các nhà nghiên cứu theo hướng này đã mô tả một cách chi tiết các dấu
hiệu và triệu chứng của stress sau khi chủ thể trải nghiệm sự kiện. Anne Jolly
đã nghiên cứu stress và hội chứng stress sau sang chấn trên giáo viên-nạn
nhân của sự bạo hành. Brewin và cộng sự (1999) đã nghiên cứu stress và hội
chứng stress sau sang chấn ở những nạn nhân phụ nữ bị bạo hành. Phần lớn
các nghiên cứu về stress và hội chứng sang chấn sau stress đều dựa trên cơ sở
các lý thuyết Tâm lý học lâm sàng và Tâm bệnh học. M. Ferreri (Trưởng khoa
Tâm thần và Tâm lý y học bệnh viện Saint Antoine) là tác giả cuốn sách
“Stress từ cách tiếp cận tâm bệnh học đến cách tiếp cận trong điều trị”. Trong
cuốn sách này ông đã khẳng định cơ chế sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng của
các rối loạn do stress gây ra là rất đa dạng và phức tạp và đã chứng minh rằng

12
các phản ứng thích nghi, phản ứng stress đều có sự tham gia của các yếu tố
nhân cách và môi trường nghề nghiệp.
Từ những năm 1990 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về stress
trong lao động rất phát triển ở một số nước châu Âu (Anh, Pháp ). Các
nghiên cứu này đã mô tả những phản ứng sinh lý, tâm lý và khả năng ứng phó
của người lao động khi rơi vào trạng thái stress, đánh giá mối quan hệ giữa
các loại hình công việc với mức độ stress, nghiên cứu hậu quả của của stress
đối với doanh nghiệp và đưa ra các chiến lược, biện pháp dự phòng.
Vấn đề stress trong học tập của sinh viên các trường học nước ngoài
cũng được các nhà Tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã
làm rõ thực trạng stress, các tác nhân gây stress đồng thời đưa ra giải pháp
ứng phó với stress, giúp sinh viên có thể học tập được tốt hơn. Kết quả của
các công trình nghiên cứu này đã là cơ sở cho các trường đại học xây dựng
chương trình can thiệp, hỗ trợ h phòng tránh stress trong học tập.
Kết quả điều tra trên 1500 sinh viên của Phòng Y tế Trường đại học

Versailles-Sain-Quentin en Yvelines (2005) cho thấy: có 32% sinh viên bị
trạng thái trầm cảm và 41% sinh viên có nhu cầu tham gia các khoá học ứng
phó với stress. Vanessa Muirhead (Canada) năm 2007 đã nghiên cứu stress ở
sinh viên chuyên ngành nha khoa. Kết quả nghiên cứu của ông đã cho thấy;
sức ép của các kỳ thi, kết quả thi và những lời nhận xét của giáo viên là
những nguyên nhân gây stress cao nhất, sau đó là các nguyên nhân liên quan
tới quan hệ gia đình và tài chính [39]
Vấn đề stress trong học tập của sinh viên cũng đã trở thành chủ đề nóng
bỏng trong hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học trên thế giới.
Năm 1998 Birendra K. Sinha và cộng sự đã nghiên cứu stress và khả năng
ứng phó với stress của sinh viên Canada và Ấn Độ. Nghiên cứu này đã chỉ ra

13
các yếu tố tâm lý như: tự đánh giá, định hướng giá trị cuộc sống (bi quan và
lạc quan) các trợ giúp xã hội, đặc điểm văn hoá của mỗi quốc gia đều liên
quan đến stress và khả năng ứng phó với stress học tập của sinh viên. Kết quả
nghiên cứu tương quan giữa hai nhóm sinh viên Ấn Độ và Canađa cho thấy; tỉ
lệ sinh viên Ấn Độ bị stress thấp và họ ưa thích sách lược ứng phó với stress
theo mô hình cảm xúc nhiều hơn sinh viên Canađa.
Như vậy, có thể nói quan điểm của các nhà nghiên cứu stress đã có sự
thay đổi rất cơ bản, từ cách tiếp cận coi stress như một phản ứng sinh học của
cơ thể, như sự kiện từ môi trường tác động vào cơ thể, đến nghiên cứu stress
ở bình diện tâm lý và sức khoẻ tâm thần. Ngày nay nghiên cứu stress đã gắn
liền với các lĩnh vực hoạt động, lao động cụ thể của con người và mang tính
thực tiễn rất cao. Xu hướng nghiên cứu này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu
rõ hơn bản chất stress để đưa ra cách phòng chống và ứng phó với stress có
hiệu quả.
1.1.2. Những nghiên cứu stress ở trong nước
Tô Như Khuê là người đầu tiên nghiên cứu stress ở Việt Nam dưới góc
độ sinh lý học và y học. Năm 1976 ông đã tiến hành nghiên cứu vấn đề

“Phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống và lao động”. Là
một người lính, Tô Như Khuê đã hết sức quan tâm đến các yếu tố tâm lý của
việc tuyển dụng, huấn luyện và tăng cường sức chiến đấu cho bộ đội. Sau
chiến tranh ông tâm nhiều hơn tới vấn đề stress trong huấn luyện của bộ đội ở
các binh chủng đặc biệt và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Theo
ông stress là sự phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân từ bên ngoài, nhằm
thích nghi với môi trường luôn thay đổi [17].
Nguyễn Khắc Viện và Đặng Phương Kiệt là những người nghiên cứu
stress theo hướng tiếp cận Tâm lý lâm sàng. Các nghiên cứu của họ được thực

14
hiện trên trẻ em vào những năm 1990. Kết quả các công trình nghiên cứu của
hai tác giả trên được tập hợp và xuất bản thành các bài giảng tại Trung tâm
Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (NT) và tác phẩm “Tâm lý học và đời sống’’.
Đặng Phương Kiệt là người có nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu, phổ
biến tri thức về stress và cách thức ứng phó với stress ở Việt Nam. Ông cùng
đồng nghiệp đã cho xuất bản bốn ấn phẩm về stress và cách phòng chống
stress. Thứ nhất “Chung sống với stress” (2003); thứ hai “Stress và đời sống”
(2003); thứ ba “Stress và sức khoẻ” (2003); thứ tư “Phòng chống stress”
(2006). Theo ông stress là “Một lực nào đó (vật lý hay tâm lý) tác động vào
hệ thống tạo ra sự căng thẳng hay làm sai lệch hệ thống, hoặc làm hỏng hệ
thống đó nếu nó quá mạnh”. Như vậy, ông hiểu stress rất rộng nó liên quan
tới toàn bộ hoạt động và ứng xử của con người trong cuộc sống [13,14,15].
Năm 1997, Hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến
stress ở trẻ em và thanh thiếu niên” đã được tổ chức tại Viện Sức khỏe Tâm
thần, Bệnh viện Bạch Mai. Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa
học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các tham luận đã mô tả vấn đề stress ở trẻ
em và thanh thiếu niên, coi đó là vấn đề hết sức nóng hổi. Trong hội thảo này
đã có một số tham luận đề cập đến stress ở sinh viên các trường đại học.
Nguyễn Thu Hà và đồng nghiệp (Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi

trường) đã nghiên cứu đề tài “Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế”
(2006). Tác giả đã điều tra trên 527 nhân viên y tế của bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện Phụ Sản và Bệnh viện Hữu Nghị bằng các công cụ như: đánh giá
mức độ stress theo điểm (dành cho người châu Á), trắc nghiệm lo âu của
Zung, trắc nghiệm trầm cảm của Beck và điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả điều
tra cho thấy; 8.4% bị stress ở mức cao; 33% bị stress ở mức trung bình và
58.6 % ở mức độ thấp. Theo kết quả nghiên cứu một số yếu tố từ môi trường
làm việc gây stress nghề nghiệp là: công việc quá tải, cường độ làm việc lớn,

15
thời gian làm việc kéo dài, tính trách nhiệm công việc cao, sự căng thẳng khi
tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ [7, 213].
Đặng Viết Lương và đồng nghiệp (Viện Y học Lao động và Vệ sinh
môi trường) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trạng thái
stress của nhân viên vận hành ngành điện lực” (2006). Tác giả đã nghiên cứu
trên 184 khách thể với sự hỗ trợ của các phương tiện đo chỉ số tâm-sinh lý
như: thời gian phản xạ (thị giác, thính giác, xúc giác…), trí nhớ, nhịp tim,
huyết áp và các trắc nghiệm đánh giá trạng thái trầm cảm và lo âu. Kết quả
cho thấy stress của nhân viên vận hành ngành điện lực biểu hiện qua các triệu
chứng sau: tâm trạng căng thẳng; rối loạn thần kinh thực vật; giảm trí nhớ;
tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: có 61% chức năng hệ tim
mạch không ổn định; 44% biểu hiện trạng thái căng thẳng và rối loạn hệ thần
kinh thực vật; 26% tăng huyết áp. Các yếu tố ảnh hưởng tới stress là: mức độ
tiếng ồn, điện trường nơi làm việc cao, thiếu không khí trong sạch nơi làm
việc, yêu cầu công việc cao (tập trung chú ý, ra quyết định nhanh, thao tác
thận trọng, chính xác) [20]
Nguyễn Thành Khải (2001) đã nghiên cứu stress của cán bộ quản lý ở
một số cơ quan và tổ chức chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: phần lớn (99,41%) cán bộ quản lý đều bị stress công việc, trong đó có
15,94% ở mức độ nặng (rất căng thẳng) và 83.47% mức độ vừa (căng thẳng).

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân stress của cán bộ quản lý là: công
việc căng thẳng, mâu thuẫn trong quan hệ “dọc” và “ngang”, nội bộ mất đoàn
kết, môi trường làm việc không thụân lợi [12]
Các công trình nghiên cứu stress ở học sinh, sinh viên là hướng nghiên
cứu thứ hai về stress ở Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này nổi bật lên các
công trình nghiên cứu của các tác giả sau. Nguyễn Mai Anh “Nghiên cứu ảnh

16
hưởng của stress tới sinh viên trong hoạt động học tập” (2001). Nghiên cứu
này đã chỉ rõ stress đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài thi của sinh viên.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do stress đã ảnh hưởng trực tiếp tới tư
duy học tập và hậu quả là sinh viên có mức độ stress càng cao thì kết quả bài
thi càng kém. Phạm Thanh Bình nghiên cứu “Biểu hiện stress trong học tập
môn toán của học sinh trung học phổ thông Yên Mô Ninh Bình” (2005) với
khách thể là 150 học sinh của trường. Tác giả đã sử dụng các phương pháp
sau: trắc nghiệm đánh giá mức độ stress (Soli-Bensabal), điều tra nguyên
nhân stress và thực nghiệm can thiệp nhằm làm giảm stress trong học tập. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy: học sinh nữ có mức độ stress cao hơn ở học sinh
nam (nữ 69.58 điểm, nam 65.12 điểm). Học sinh có học lực khá có mức độ
stress cao hơn học sinh có học lực trung bình và xu hướng mức độ stress tăng
dần từ năm lớp 10 đến năm lớp 12.
Lại Thế Luyện (2006) đã nghiên cứu đề tài “Biểu hiện stress của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh” với khách thể là
500 sinh viên hệ đại học chính quy của trường. Phương pháp nghiên cứu được
tác giả sử dụng là: điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên
cứu còn cho thấy; sinh viên bị tress nặng biểu hiện những dấu hiệu sau: nét
mặt căng thẳng; chú ý bị phân tán, lãng phí thời gian, trì hoãn công việc, hiệu
quả làm việc kém và kết quả học tập giảm sút. Theo tác giả nguyên nhân cơ
bản gây ra stress ở sinh viên là: chương trình học tập căng thẳng và sức ép của
kỳ thi quá lớn. Các biện pháp ứng phó mà sinh viên thường sử dụng để đối

phó với stress trong học tập là tự điều chỉnh nhận thức [21, 86].
Gần đây nhất, năm 2009, tác giả Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Bá Đạt đã
tiến hành điều tra mức độ stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia.
Nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn sinh viên ĐHQG bị stress ở các mức độ nặng

17
nhẹ khác nhau. Các tác giả cũng đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến stress là
do áp lực thi cử và cường độ học tập theo hình thức đào tạo theo tín chỉ.
Như vậy, stress đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm,
nghiên cứu từ những năm bảy mươi cho đến hiện nay. Các nghiên cứu stress
trong những năm 1970 phần lớn được tiếp cận dưới góc độ sinh lý học và y
học nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện bộ đội. Từ những năm 1980 trở
lại đây vấn đề stress đã được nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách khác
nhau như: sinh lý học, y học, tâm lý học, xã hội học. Khi Việt Nam chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các công trình
nghiên cứu stress ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và khách thể
nghiên cứu cũng ngày càng đa dạng hơn. Các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng ngày càng hiện đại, từ phương pháp đo thời gian phản ứng một cách
giản đơn, đến các phương pháp trắc nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu trường
hợp và phỏng vấn sâu kết hợp với quan sát lâm sàng, làm cho kết quả nghiên
cứu về stress ngày càng trung thực, khách quan hơn. Nếu theo độ tuổi của
khách thể nghiên cứu thì ở Việt Nam hiện nay có hai hướng nghiên cứu stress
cơ bản sau: (1) nghiên cứu stress ở người trưởng thành (bộ đội, nhà quản lý,
người lao động ) và (2) nghiên cứu stress ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy
nhiên vấn đề nghiên cứu và đánh giá mức độ và biểu hiện stress ở học sinh
tiểu học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn là khoảng trống, cần phải
được nghiên cứu đầy đủ hơn.
1.2. Khái niệm stress và các vấn đề liên quan
1.2.1. Định nghĩa stress
Khái niệm stress lần đầu tiên được nhà sinh lý học Canada Hans Selye

sử dụng để mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật.
Trong các công trình sau này Hans Selye có cách giải thích khác nhau về
stress, nhưng phổ biến hơn cả là định nghĩa: Stress là một trạng thái được thể

18
hiện trong một hội chứng bao gồm tất cả các biến đổi không đặc hiệu trong
một hệ thống sinh học. Ở các công trình khoa học cuối đời, Hans Selye nhấn
mạnh rằng: Stress có tính chất tổng hợp, chứ không phải chỉ thể hiện trong
một trạng thái bệnh lý. Stress thể hiện phản ứng sống, là phản ứng không đặc
hiệu của cơ thể với bất kỳ tác động nào. Năm 1975 H. Selye quan niệm rộng
hơn về stress: Stress là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào của
sự tồn tại của chúng ta và một tác động bất kỳ tới một cơ quan nào đó đều gây
stress. Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại,
có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: Stress bình thường khoẻ mạnh là
"eustress", stress có hại là "dystress". H. Selye một lần nữa đã cảnh báo rằng,
không cần tránh stress, tự do hoàn toàn khỏi stress tức là chết". Như vậy, H.
Selye đã khẳng định stress là phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể
đối với mọi tác động của môi trường, do đó nó là phản ứng không thể thiếu
được của động vật nói chung và của con người nói riêng. Nhưng nếu phản
ứng quá mạnh là dystress-có hại cho cơ thể. Như vậy ông đã nêu lên bản chất
sinh học của stress.
Vào thập niên 80, L.A.Kitaepxmưx đã nêu các quan điểm khác nhau về
stress:
- Stress là những tác động mạnh ảnh hưởng không tốt và tiêu cực đến
cơ thể, quan điểm này tồn tại một thời gian dài, nhưng nó lạt trùng với khái
niệm về tác nhân gây stress.
- Stress là những phản ứng mạnh không tốt của cơ thể về sinh lý hoặc
tâm lý đối với tác động của tác nhân gây stress, cách hiểu này ngày nay khá
phổ biến.
- Stress là những phản ứng mạnh đủ loại, không tốt hoặc tốt đối với cơ thể.

Hai cách hiểu này đều khẳng định stress là những phản ứng mạnh của
cơ thể trước các tác động khác nhau của môi trường. Nhưng trong thực tế

19
không phải phản ứng mạnh nào của cơ thể cũng đều là stress và không phải
chỉ có phản ứng mạnh mới là biểu hiện stress.
- Stress là những nét không đặc hiệu của những phản ứng sinh lý và
tâm lý của cơ thể, trong trường hợp có những tác động mạnh, quá mức đối với
nó, gây ra những biểu hiện mạnh mẽ của tính tích cực thích nghi.
Quan niệm này cho rằng stress là những nét phản ứng sinh lý và tâm lý
không đặc hiệu của cơ thể, nhưng chỉ khi có tác động mạnh quá mức đối với
nó. Trong thực tế những tác động tuy không mạnh nhưng lại đơn điệu và kéo
dài hoặc lặp lại nhiều lần cũng gây nên stress.
- Stress là những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và
tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể.
Theo ông, cách hiểu cuối cùng là đúng nhất, vì những nét không đặc
hiệu của quá trình thích nghi thể hiện cả trong khi có những tác động tiêu cực
và cả khi có những tác động tích cực đến cơ thể. Tính không đặc hiệu của các
quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện khi gặp các tác động khác nhau
về cường độ sự kéo dài, và tầm quan trọng của các tác động đó đối với chủ
thể. Như vậy, stress là những biểu hiện sinh lý và tâm lý không đặc hiệu của
tính tích cực thích nghi khi có những tác động mạnh, quá mức đối với cơ thể,
trong trường hợp này là cách hiểu stress theo nghĩa hẹp. Stress là những biểu
hiện không đặc hiệu của tính tích cực thích nghi về sinh lý và tâm lý khi có
tác động của mọi nhân tố quan trọng đối với cơ thể là cách hiểu stress theo
nghĩa rộng. Như vậy L. A. Kitaepxmưx cũng mới chỉ nêu được bản chất sinh
học của stress.
Từ điển Tâm lý học (tiếng Nga) của V.P.Dintrenko và B.G.
Mesiriakova, NXB. Giáo dục. M. 1996 đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn
chỉnh về stress: "Stress - trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người

trong qua trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống

×