Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.38 KB, 11 trang )

Đọc sách sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình
chương trình lớp 12, trung học phổ thơng
Trần Thị Nhung
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn ngữ văn)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Qua việc nghiên cứu về đọc sáng tạo, hệ thống lại kiến thức lý thuyết để
có được những cơ sở khoa học thích hợp cho việc vận dụng và phát huy hiệu quả
phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học một bài thơ trữ tình cụ thể. Đưa ra những
thao tác cụ thể cho việc dạy học thể loại thơ trữ tình ở trường trung học phổ thơng,
đề xuất giáo án dạy học theo phương pháp đọc sáng tạo với kết quả thực nghiệm cụ
thể đáng tin cậy.
Keywords. Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Đọc sáng tạo

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Việc nâng cao hiệu quả dạy học vươn kịp trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại đã và
đang là xu hướng vận động của nhà trường hiện nay. Tình hình dạy học văn cũng nằm trong
bối cảnh chung đó. Tuy nhiên, với tính chất là mơn học đặc thù, lĩnh vực dạy học văn vẫn tồn
tại nhiều nghịch lí. Tại sao chương trình, sách giáo khoa văn đã thay đổi, phương pháp dạy
học cũng có những chuyển biến quan trọng mà học sinh vẫn chán học văn, kết quả học tập
còn hạn chế, việc vận dụng phương pháp của giáo viên còn lúng túng, vướng mắc, sức hấp
dẫn lôi cuốn bởi giá trị nhân văn cao quý của giờ văn bị hạn chế....Vì vậy, cần có những nỗ
lực mạnh mẽ hơn trong việc suy nghĩ tìm tịi để giờ học văn phát huy tác dụng sâu xa tới tâm
hồn, trí tuệ, cảm xúc người học như bản chất vốn có. Cơng việc này cần tiến hành đồng bộ ở
nhiều mặt, nhiều khâu của quá trình giáo dục. Song xét ở góc độ biện pháp có tính đột phá thì
đổi mới phương pháp dạy học hiện là cơng việc cần kíp.
Thời gian qua, các giáo viên văn ở trường trung học phổ thông đã biết tới những


phương pháp dạy học quen thuộc như: đàm thoại, gợi tìm, nêu vấn đề, nghiên cứu, đọc sáng
tạo... và hiện nay lại bước đầu làm quen với hệ thống phương pháp dạy học tích cực, rồi tới
những hình thức dạy học hợp tác, thảo luận, elearning… Dĩ nhiên, mỗi phương pháp và hình
thức dạy học trên đều có ưu thế, tính năng riêng và không thể sử dụng độc lập. Đọc sáng tạo
là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả. Sở dĩ, đọc sáng tạo trở thành phương
pháp dạy học thích hợp vì nó tác động, kích thích, ni dưỡng sự hiểu biết, rung động cảm
thụ của người học trong giờ văn. Nhất là hiện nay, việc dạy văn đang dựa trên nguyên tắc cơ


bản là đọc - hiểu văn bản. Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tơi lựa chọn đề tài luận văn:
“Đọc sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình lớp 12, trung học phổ thơng” với
mong muốn tìm hiểu sâu hơn cơ sở lí thuyết của một phương pháp dạy học cụ thể cũng như
phát huy hiệu quả trong dạy học các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại thuộc chương trình Ngữ
văn lớp 12. Từ đó, luận văn hướng tới việc khẳng định ưu thế của một phương pháp dạy học
có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề.
Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, tại nhà trường các nước tiên tiến trên thế
giới, các nhà sư phạm bắt đầu chú ý nhiều tới hoạt động đọc trong việc dạy học văn chương.
Ở nước ta, người đầu tiên hé mở quan niệm về vai trò của tiếp nhận trong sáng tạo
nghệ thuật vào nghiên cứu lí luận ở nước ta là Nguyễn Văn Hạnh qua bài viết “Ý kiến của
Lênin về mối quan hệ giữa văn học và đời sống” đăng trên Tạp chí văn học số 4/1971.
Tiếp theo đó, vào năm 1986, thực hiện chủ trương cải cách ngành sư phạm, một số
cơng trình biên dịch của nước ngoài về phương pháp dạy học văn được xuất bản, trong đó
đáng kể có cuốn giáo trình Phương pháp luận dạy văn học của Liên Xô do Z.Ia.Rez chủ biên.
Lần đầu tiên, các nhà sư phạm Việt Nam được biết tới một phương pháp dạy học mới gọi là
“Tập đọc sáng tạo” do N.I.Kudriashev đề xuất.
Sau đó, với việc phát hành tài liệu bồi dưỡng giáo viên “Về dạy - học Văn và Tiếng
Việt trong cải cách giáo dục ở nhà trường cấp II phổ thông cơ sở”, quan điểm dạy học văn
được thay đổi căn bản. Từ đây, giờ dạy văn đều xoay vào “đọc” với các kiểu đọc được sử

dụng triệt để. Đọc sáng tạo được xem là phương pháp chủ công.
Bước sang thế kỷ XXI xuất hiện các tài liệu biên soạn đề cập tới vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học văn. Các nhà sư phạm trong nhà trường hiện đại đã chỉ ra những nhận
thức sâu sắc, mới mẻ về quan điểm xây dựng phương pháp dạy học tối ưu lấy việc đọc làm
hoạt động trung tâm. Từ đó, có thể khẳng định đọc sáng tạo là phương pháp dạy học văn có
vai trị và tác dụng to lớn đáp ứng cho yêu cầu hiện đại hoá phương pháp dạy học văn nhằm
đưa nhà trường nước ta tiến kịp với trào lưu chung của thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Với việc nghiên cứu tài liệu lí luận về đọc sáng tạo, vận dụng lí thuyết vào soạn và
dạy thực nghiệm, luận văn góp phần khẳng định ưu thế của đọc sáng tạo và triển vọng của
việc vận dụng phương pháp này vào dạy học văn học ở trường trung học phổ thông, cụ thể là
đối với thể loại thơ trữ tình ở lớp 12, góp phần cải tiến phương pháp dạy học theo tinh thần
mới: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu về đọc sáng tạo, đề tài này sẽ hệ thống lại kiến thức lý thuyết để
có được những cơ sở khoa học thích hợp cho việc vận dụng và phát huy hiệu quả phương
pháp đọc sáng tạo vào dạy học một bài thơ trữ tình cụ thể. Từ đó đưa những thao tác cụ thể
cho việc dạy học thể loại thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, đề xuất giáo án dạy học
theo phương pháp đọc sáng tạo với kết quả thực nghiệm cụ thể đáng tin cậy.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu việc vận dụng và phát huy hiệu quả phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học
thơ trữ tình ở lớp 12 nói riêng, đồng thời gắn với mảng thơ trữ tình ở trung học phổ thơng nói
chung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu những tài liệu về đọc sáng tạo trong và ngoài nước (qua bản dịch) và
cách vận dụng phương pháp này trong dạy học tác phẩm văn chương. Để hỗ trợ cho đọc sáng
tạo, đề tài này cũng đề cập tới những tài liệu lí luận về thi pháp thơ trữ tình.



- Tập trung vào tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng để thực nghiệm sư phạm tại 04
lớp 12 A1, 12 A2, 12 A3, 12 A4 trường trung học phổ thông Cổ Loa ( Đông Anh - Hà Nội.)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu có chọn lựa các cơng
trình, tài liệu có liên quan đến luận văn góp phần định hướng phục vụ cho yêu cầu của đề tài.
6. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương.
Chương 2: Những biện pháp phát huy hiệu quả đọc sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình
chương trình Ngữ văn lớp 12 trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
́
́
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ A PHƢƠNG PHAP ĐỌC SANG TẠO TRONG
DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
1.1. Phƣơng pháp đọc sáng tạo.
1.1.1. Khái niệm về phương pháp đọc sáng tạo.
Phương pháp đọc sáng tạo lấy hoạt động đọc là hoạt động trung tâm nhằm phát triển
được sự cảm thụ sâu sắc và tạo được sự cảm thụ trực tiếp của trò với tác phẩm văn học nghệ
thuật.
Qua giọng đọc của thầy, học sinh tìm thấy “lửa” của tác phẩm, thấy sự nhiệt huyết,
niềm yêu thích văn chương của thầy. Tự nhiên, mặc nhiên, trò cũng yêu văn, yêu tác phẩm và
hiểu, cảm tác phẩm nhuần nhị, sâu sắc. Cần phải hiểu rằng, cả thầy và trò trong giờ dạy văn
đều là người đọc của tác phẩm.

Đọc tác phẩm văn chương là cả một nghệ thuật, nó được nâng lên thành phương pháp
để dạy văn trong nhà trường phổ thông với tên gọi phương pháp đọc sáng tạo.
1.1.2. Bản chất và đặc trưng của phương pháp đọc sáng tạo.
1.1.2.1. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo.
Đo ̣c sáng ta ̣o là phương pháp đổi mới tích cực trong quá trình da ̣y ho ̣c tác phẩm văn
chương ở nhà trường phở thơng bởi nó nhấn mạnh tới vai trị tích cực , chủ động của người
đọc - học sinh trong việc lĩnh hội và cảm thụ nghệ thuật đồ ng thời giúp ho ̣c sinh phát triể n tư
duy và ma ̣nh da ̣n bô ̣c lô ̣ chinh kiế n của minh.
́
̀
Đọc sáng tạo là đào sâu vào giá trị nội dung và hình thức tác phẩm trong dạy học tác
phẩm văn chương. Đo ̣c sáng ta ̣o hình thành đươ ̣c bầ u không khí văn chương và khắ c sâu
trong lòng ho ̣c sinh ấ n tươ ̣ng về tác phẩ m . Đo ̣c sáng ta ̣o giúp ho ̣c sinh thực hiê ̣n sự giao tiế p
nghê ̣ thuâ ̣t với tác giả thông qua tác phẩ m .
1.1.2.2. Đặc trưng của phương pháp đọc sáng tạo.
Phương pháp đọc sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau
: Đọc tạo cảm hứng, đọc văn bản nghệ thuật có kèm theo lời bình nhằm giúp cho sự cảm thụ
tác phẩm được đúng đắn và sâu sắc hơn, có cảm xúc hơn, dùng hình thức đàm thoại nhằm
gợi cho học sinh hướng tới những ấn tượng trực tiếp về tác phẩm vừa đọc.
Như vậy, phương pháp đọc sáng tạo được vận dụng đối với giờ học văn qua các bước
khác nhau, từ khi chuẩn bị ở nhà tới lúc bắt đầu xem xét tác phẩm, khi bước vào phân tích và
cịn tiếp tục vào thời đoạn cuối giờ học. Gắn với q trình đó là sự kết hợp khéo léo vai trò
hướng dẫn của giáo viên nhằm tổ chức để học sinh nỗ lực phát huy vai trò chủ thể cảm thụ
của mình.


1.1.3. Những điều kiê ̣n và yêu cầu cầ n thiế t để thực hiê ̣n phương pháp đọc sáng tạo.
1.1.3.1. Những điề u kiê ̣n cầ n thiế t để thực hiê ̣n phương pháp đọc sáng tạo.
a. Năng lực tri giác ngôn ngữ .
b. Năng lực tưởng tượng tái hiê ̣n hình tượng.

c. Năng lực liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ.
d. Tạo không khí dân chủ và hứng thú trong giờ học tác phẩm văn chương.
1.1.3.2. Những yêu cầu để thực hiê ̣n phương pháp đọc sáng tạo.
a. Giản dị và tự nhiên.
b. Sử dụng đúng giọng điệu, thái độ, trình độ của mình, phát âm rõ ràng và chính xác.
c. Truyền đạt được đặc điểm loại thể, tư tưởng và phong cách của tác giả.
d. Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
1.1.4. Cách thức đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương.
1.1.4.1. Đọc đúng, tròn vành rõ chữ .
Đọc kỹ là đọc đúng, trịn vành rõ chữ, đọc đúng chính tả. Đọc đúng còn phải đúng
giọng điệu, ngắt nghỉ lấy hơi hợp lí. Ngắt nghỉ khơng đúng, đọc khơng đúng giọng điệu sẽ
làm câu thơ, lời văn trở nên vô nghĩa, vô hồn, thậm chí là phản cảm. Đọc rõ, chính xác, trôi
chảy chỉ đảm bảo ở mức độ đọc đúng, đọc kĩ mà thôi. Chưa tiệm cận, chưa bắt được đến cái
giọng điệu tình cảm của tác giả và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
1.1.4.2. Đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động
đến những người nghe Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc làm
cho nó ngân nga trong hồn người. Giáo sư Trần Thanh Đạm cho rằng đọc diễn cảm tác phẩm
thơ là phải đọc làm sao cho tác phẩm “sáng hết hình và ngân hết nhạc”. Đọc diễn cảm là làm
sao lột tả được nội dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm xúc của
nhà văn đến người đọc, truyền cảm hứng cho độc giả.
Đọc diễn cảm chính là trung tâm của phương pháp đọc sáng tạo. Đọc diễn cảm nếu
bắt đúng giọng điệu tình cảm của tác giả và cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm thì sẽ khiến
cả thầy và trò rung cảm sâu sắc với tác phẩm, phát hiện ra những điều thú vị từ tác phẩm, cái
hay, cái đẹp của từng câu, từng chữ.
1.1.4.3. Đọc nghệ thuật.
Đọc nghệ thuật là mức cao hơn đọc diễn cảm, thể hiện ở các hình thức biểu diễn như
ngâm thơ, hát ru, hát quan họ, hò... Đọc nghệ thuật là một thứ “gia giảm” để giúp cho giờ học
thêm phong phú chứ không thay thế được đọc diễn cảm và phải tiết chế nó trong một thời
gian hợp lí, phù hợp với hồn cảnh thì giờ giảng mới có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cịn có hình thức đọc hỗ trợ cho việc đọc hiểu văn bản. Có các kiểu đọc
hiểu như: đọc thầm và đọc thành tiếng; đọc ở nhà và đọc trên lớp; đọc nhanh và đọc chậm;
đọc lướt và đọc kĩ ...
1.1.5. Nguyên tắc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương.
1.1.5.1. Phải phù hợp với trình độ năng lực văn học của học sinh.
1.1.5.2. Phải nắm vững đặc trưng loại thể khi tiế n hành đọc sáng tạo.
1.1.5.3. Vận dụng đa dạng các hình thức đọc khác nhau.
1.2. Thực trạng của việc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chƣơng ở nhà trƣờng trung học phổ thơng.
1.2.1. Tình hình vận dụ ng phương pháp đọc sáng tạo trong trường trung học phổ thông
hiê ̣n nay.
1.2.1.1. Điều tra, khảo sát thực trạng của việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo trong dạy
học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông.
a. Điều tra, khảo sát.


Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với hai đối tượng giáo viên và học
sinh tại trường trung học phổ thông Cổ Loa, trường trung học phổ thông Liên Hà (Đông Anh
- Hà Nội).
b. Kết quả điều tra, khảo sát.
*/ Về phía học sinh:
- Tỉ lệ học sinh đọc trước tác phẩm văn chương trước khi có tiết học.: có tới 60,5% học sinh
trong tổng số học sinh được điều tra luôn đọc tác phẩm văn chương trước khi tới lớp. Số
lượng học sinh không đọc bài chiếm tỉ lệ ít (7,9%).
- Mức độ được gọi là đọc diễn cảm của học sinh trong tiết học văn có nhưng ít chiếm tỉ lệ cao
nhất (55,3%), mức độ có đọc, nhiều chiếm tỉ lệ ít nhất (21%).
*/ Về phía giáo viên:
- Thứ tự ưu tiên sử dụng các phương pháp trong dạy học được hầu hết các giáo viên chú
trọng sử dụng 02 phương pháp tái tạo và gợi tìm trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà

trường trung học phổ thơng. Có sử dụng phương pháp đọc sáng tạo và phương pháp nghiên
cứu nhưng ở mức độ thấp.
- Các hình thức đọc được giáo viên sử dụng trong các tiết học đa số là hình thức đọc thấp
nhất của đọc sáng tạo là đọc đúng, tròn vành rõ chữ. Các hình thức đọc thường xuyên được
sử dụng như đọc lướt, đọc nhanh, đọc thầm, đọc to, đọc chậm, đọc nghiên cứu. Còn đọc diễn
cảm và đọc nghệ thuật thì rất ít, có 01 giáo viên trong 10 giáo viên được điều tra.
*/ Kết luận thực trạng.
- Học sinh kém hứng thú với môn học. Trong giờ học, mức độ học sinh đọc diễn cảm ít. Các
hình thức đọc ở mức độ thấp được học sinh sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.
- Hầu hết giáo viên chủ sử dụng phương pháp tái tạo, phương pháp gợi tìm để giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức. Giáo viên chỉ sử dụng các hình thức đọc ở mức độ thấp như đọc lướt, đọc
nhanh, đọc thầm, đọc to, đọc chậm, đọc nghiên cứu. Còn đọc diễn cảm và đọc nghệ thuật thì
rất ít, khơng được chú trọng.
Như vậy có thể thấy chất lượng, hiệu quả các giờ học tác phẩm văn chương ở nhà
trường trung học phổ thông hiện nay chưa cao, giáo viên chưa tạo được hứng thú đối với môn
học. Học sinh chưa hiểu sâu sắc được giá trị của các tác phẩm văn chương được đưa vào
giảng dạy trong nhà trường. Tồn tại lớn nhất trong dạy học Ngữ văn hiện nay là giáo viên vẫn
cảm thụ thay, đọc thay văn bản, nói hộ cái hay của tác phẩm thay cho học sinh. Vai trò của
thầy là hướng dẫn, gợi mở, chủ yếu là dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc hộ, biến
học sinh thành thính giả thụ động của mình. Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về
phương pháp đọc cho học sinh. Cái nhầm lớn nhất của giáo án hiện nay chủ yếu là giáo án
nội dung dùng cho thầy, chứ không phải là giáo án để dạy phương pháp đọc cho học sinh.
1.2.1.2. Phân tích nguyên nhân.
- Nhìn vào phía học sinh, ta thấy, thái độ đối với mơn văn của các em có sự phân lập rất rõ,
học Văn chỉ để đối phó. Hơn nữa, khơng ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng,
đồng bộ về quan điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý
luận phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mơ,
thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình tài liệu về
phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu tác động từ các
phương pháp dạy học của nước ngồi. Nhiều giáo viên cịn mơ hồ trước những khối lý luận

phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn
Văn mà cịn các bộ mơn khác.
Ngồi ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ
nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất là văn
học nước ngoài... cho giáo viên ở nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ở vùng sâu,...
đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng
dạy chay, học chay.


- Cách đánh giá đối với giờ dạy của giáo viên.
- Cách ra đề thi, cách kiểm tra, đánh giá đối với môn Văn.
1.2.2. Nhận thưc của giáo viên trung học phổ thông về viê ̣c vận dụng phương pháp đọc
́
sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương .
Dạy học Ngữ văn theo yêu cầu đọc - hiểu văn bản, thực chất là hình thành cho học
sinh tồn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã văn bản (kể cả hiểu và cảm thụ), giúp học sinh cách
đọc văn, phương pháp đọc - hiểu để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm
văn học một cách khoa học, đúng đắn. Muốn thế học sinh phải được trang bị trên hai phương
diện: những kiến thức để đọc văn và phương pháp đọc văn. Vai trò của thầy là hướng dẫn,
gợi mở, chủ yếu là dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc hộ, biến học sinh thành thính
giả thụ động của mình. Giáo án của thầy chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho học
sinh. Cái nhầm lớn nhất của giáo án hiện nay chủ yếu là giáo án nội dung dùng cho thầy, chứ
không phải là giáo án để dạy phương pháp đọc cho học sinh. Đa phần học sinh được đọc tác
phẩm nhưng việc hiểu sâu giá trị của tác phẩm lại do thầy cô giảng giải tường tận. Đọc văn
thực chất chỉ như là một thao tác làm mới bầu khơng khí, gây ấn tượng mà thơi chứ khơng
phải được dùng như một phương pháp chủ công để học sinh cảm thụ tác phẩm.
CHƢƠNG 2
NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ ĐỌC SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC
THƠ TRỮ TÌNH CHƢƠNG TRÌNH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Phƣơng pháp đọc sáng tạo trong giờ học thơ trữ tình ở lớp 12 trƣờng trung học phổ

thông.
2.1.1. Vấn đề loại thể văn học với việc dạy học thơ trữ tình.
2.1.1.1. Vấn đề phân chia loại thể
2.1.1.2. Về đặc trưng của thể loại trữ tình
a/ Về đặc trưng nội dung của thơ:
b/ Đặc trưng nghệ thuật của thơ trữ tình:
2.1.1.3.Việc dạy học thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thơng.
Việc dạy học thơ trữ tình có một thuận lợi lớn và có cơ hội nâng cao hiểu biết và ni
dưỡng tâm hồn, tình cảm tốt đẹp cho học sinh qua giờ học văn. Chương trình Ngữ văn hiện
nay đã có những bước điều chỉnh cải tiến về mặt nội dung cũng như thay đổi phương pháp
dạy học. Bởi thế, việc dạy học thơ trữ tình cũng đang chuyển động theo tình hình chung đó.
2.1.1.4. Những u cầu đối với việc dạy học thơ trữ tình
Để có cơ sở phân tích cảm thụ thơ, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững các yếu tố
sau:
a/ Nhân vật trữ tình
b/ Tính hàm súc và giàu nhạc điệu của ngôn ngữ thơ.
c/ Giọng điệu trong thơ.
2.1.2. Vận dụng và phát huy hiệu quả phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm thơ
trữ tình ở trường trung học phổ thông.
Dạy học tác phẩm tác phẩm văn chương giờ đây khơng thiên về “giảng văn” hay
“phân tích tác phẩm” như từng xảy ra, mà “quy định đọc là hoạt động cơ bản của học sinh
trong giờ học tác phẩm văn học”. Khái niệm đọc và hoạt động đọc từ đó được tìm hiểu và vận
dụng sâu sát hơn, tồn diện hơn. Đọc sáng tạo chính là một phương pháp dạy học không hề
cũ và lạc hậu trước yêu cầu của bước chuyển biến về cách thức dạy văn trong nhà trường.
2.1.2.1. Đọc sáng tạo để giải mã thông tin nghệ thuật qua văn bản; tái hiện hình tượng, thâm
nhập vào thế giới tình cảm của tác phẩm.
Đọc văn bản văn học khác với đọc một văn bản khoa học, chính luận. Ở đây, học sinh
cần nắm rõ những yếu tố thuộc nội dung và nghệ thuật dựa trên đặc trưng, tính chất của loại



hình nghệ thuật ngơn từ. Vì vậy, trước khi bắt tay vào tìm hiểu, cảm thụ nghệ thuật, người
học phải có sự chuẩn bị chu đáo để tiếp cận văn bản - tác phẩm do nhà văn sáng tạo.
2.1.2.2. Vận dụng các biện pháp có tính phương pháp của phương pháp đọc sáng tạo.
Điều cốt yếu của giờ văn thông qua hoạt động đọc là giúp học sinh đi sâu vào nắm
bắt các tín hiệu nghệ thuật chất chứa trong văn bản. Đọc chứa đựng trong nó sự tìm tịi, phát
hiện của người tiếp nhận. Cho nên, đọc là phát âm thành tiếng những âm thanh ngôn ngữ nằm
lặng yên giữa các dòng thơ, là nhằm làm vang lên tiếng nói ẩn dấu những nỗi niềm, những
suy tưởng của nhà thơ. Có thể thấy, việc đọc thể hiện qua nhiều trạng thái: đọc thầm, đọc to,
đọc có ngữ điệu, cảm xúc. Cũng từ đây, sẽ hình thành một cách thức đọc khá quen thuộc
trong dạy văn, thường gọi là đọc diễn cảm.
Do vậy, để tiến hành q trình đọc có hiệu quả, chúng ta cần tìm những biện pháp cụ
thể của đọc sáng tạo như sau:
a/ Đọc diễn cảm:
b/ Đọc có bình luận của giáo viên:
c/ Đàm thoại gợi mở nhằm tạo ấn tượng trực tiếp cho học sinh về văn bản - tác phẩm:
2.1.2.3. Đọc sáng tạo kết hợp với các phương pháp dạy học khác.
Nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp đọc sáng tạo mà không có sự hỗ trợ của
các phương pháp dạy học khác thì học sinh khó có thể hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, toàn
diện được. Ưu điểm của phương pháp đọc sáng tạo mà chủ công là đọc diễn cảm là nhằm
khêu gợi những rung động thẩm mĩ trực tiếp từ học sinh nhưng để kết nối tình cảm và những
giá trị cần dược lĩnh hội từ tác phẩm văn học lại cần những phương pháp khác bổ trợ như
phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình...
2.1.2.4. Đọc sáng tạo có sử dụng công nghệ thông tin hoặc các phương tiện hỗ trợ khác.
Đối với các tác phẩm thơ trữ tình lớp 12, việc sử dụng công nghệ vào dạy học sẽ đem
lại cho học sinh những hứng thú mới, kích thích được toàn bộ tri giác của các em. Các tác
phẩm thơ trữ tình lớp 12 có nhiều tư liệu phong phú, lại giàu tính hình tượng vì thế mà việc
sử dụng công nghệ thông tin vào bài học sẽ thuận lợi hơn khi dạy các tác phẩm khác.
a. Xây dựng một thư viện tư liệu về thơ trữ tình.
b. Xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học các tác phẩm thơ trữ tình.
2.2. Phát huy hiệu quả phƣơng pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Tây Tiến của

Quang Dũng.
2.2.1. Về đề tài của văn bản nghệ thuật và tâm thế tiếp nhận của người đọc - học sinh
2.2.2. Tìm nhân vật trữ tình của bài thơ
2.2.3. Tìm hiểu, phát hiện ý nghĩa theo kết cấu văn bản
2.2.4. Tìm giọng điệu và ngôn ngữ thơ
2.2.5. Những điều cần lưu ý khi thúc đẩy hoạt động đồng sáng tạo của học sinh
2.3. Những yêu cầu đối với giáo viên
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới bài thơ, lựa chọn các vấn đề cơ bản để hướng
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tác phẩm phù hợp với trình độ và tình hình thực tế dạy học.
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị tìm hiểu bài thơ ở nhà.
+ Chú ý đúng mức việc đọc, luyện đọc đúng và đọc diễn cảm.
+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm tịi, khám phá văn bản một
cách linh hoạt sáng tạo.
+ Chú ý sử dụng phương tiện hỗ trợ việc cảm thụ thâm nhập tác phẩm (đĩa CD ghi giọng đọc
nghệ thuật của nghệ sĩ ).
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mơ tả thực nghiệm
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm


Thực nghiệm nhằm đánh giá tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu, qua đó kiểm tra chất
lượng, tính hiệu quả và khả năng thích ứng của phương pháp đọc sáng tạo khi vận dụng vào
dạy học thơ trữ tình lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở khối lớp 12 tại trường trung học phổ thông
Cổ Loa. Tác phẩm được thực nghiệm là bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Địa bàn thực nghiệm: Trường trung học phổ thông Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh Hà Nội.
3.1.3. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở học kỳ I của năm học 2012 - 2013, theo quy trình

gồm 06 bước:
B1: Phát phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh.
B2: Gặp gỡ giáo viên dạy thực nghiệm, nêu nhiệm vụ và tài liệu thực nghiệm.
B3: Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, dự giờ các tiết dạy thực nghiệm Và đối chứng.
B4: Kiểm tra chất lượng học sinh sau tiết dạy.
B5: Thống kê kết quả thực nghiệm, phân tích, xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp
thống kê toán học.
B6: Kết luận về thực nghiệm sư phạm.
3.2. Thiết kế bài dạy đọc - hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có vận dụng những
biện pháp hƣớng dẫn học sinh đọc sáng tạo.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm
3.3.2. Theo dõi tiến trình giờ dạy thực nghiệm
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Nhận xét kết quả học tập của lớp thực nghiệm
Qua những tiết dự giờ, chúng tơi nhận thấy, khơng khí các lớp dạy thực nghiệm rất sơi
động, học sinh rất thích thú với việc tập đọc diễn cảm tác phẩm cho cả lớp nghe và đặc biệt
thích nghe giọng đọc diễn cảm của giáo viên đứng lớp và giọng đọc của nghệ sĩ minh hoạ.
Trong giờ học, hầu hết học sinh đều tích cực phát biểu xây dựng bài, tranh luận sơi nổi, hăng
hái trình bày ý kiến của mình trước tập thể. Mặc dù, có khi trong tiết học, học sinh có phần
hơi thụ động do chưa nhận thức hết chiều sâu của vấn đề.
3.4.2. Xử lí kết quả thực nghiệm
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm cho thấy, lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt
hơn nhóm đối chứng. Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như
vậy có thể kết luận: sự khác nhau giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. Điều
này cũng chứng tỏ việc áp dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Tây Tiến đã
đem lại kết quả khả quan.
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm
Dựa vào những kết quả thực nghiệm, chúng tôi đúc rút một số kết luận sau:
- Kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng có độ chênh lệch khá rõ. Điều này cho

thấy tính khả thi, đúng đắn của luận văn.
- Hiệu quả của việc dạy học thơ trữ tình theo phương pháp đọc sáng tạo rất đáng ghi nhận.
Như vậy phương pháp đọc sáng tạo đã giúp giáo viên có sự chủ động cần thiết trước khi thực
hành tiết dạy. Còn đối với học sinh, hệ thống các vấn đề phải chuẩn bị trước ở nhà đã giúp
các em tự tin hơn trong quá trình khám phá và cảm thụ tác phẩm.
- Một sự khác biệt rõ nữa giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng là khơng khí lớp học và thái
độ học tập của học sinh. Mỗi giờ học thực nghiệm diễn ra trong bầu khơng khí sơi động, cởi
mở, thoải mái. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, những tiết dạy thực nghiệm còn tồn tại
những hạn chế sau:
Việc dạy đọc tác phẩm cho học sinh lâu nay chưa được quan tâm đúng mức và thường


xuyên. Hầu hết các tiết dạy thực nghiệm theo phương pháp đọc sáng tạo đều bị “cháy giáo
án” (thường trễ từ 15 - 20 phút).
Học sinh được tự do phát biểu, trình bày ý kiến của mình nên có những ý kiến phát
biểu phiến diện, sai lệch, khơng khí lớp sôi động, ồn ào nên ảnh hưởng đến việc học của các
lớp bên cạnh. Do chưa nắm vững phương pháp này, một vài giáo viên còn lúng túng khi vận
dụng vào tiết dạy.
3.6. Kết quả thu nhận đƣợc từ phiếu tham khảo ý kiến giáo viên và học sinh
Tổng số phiếu thu được như sau: 190 phiếu của học sinh và 10 phiếu của giáo viên.
- Vấn đề phương pháp dạy học: Hầu hết giáo viên đều đồng ý sự thay đổi phương pháp dạy
học là rất cấp thiết. Nhờ vậy, cách dạy của từng giáo viên đã có sự đổi thay theo tinh thần đổi
mới phương pháp hiện nay. Có hơn 50% giáo viên trả lời chỉ vận dụng 2 hoặc 3 phương pháp
khi dạy thơ trữ tình (diễn giảng, gợi tìm, nêu vấn đề), 10 % giáo viên cho biết chỉ vận dụng
phương pháp truyền thống, 37% giáo viên quan tâm vận dụng nhiều phương pháp cùng một
lúc để dạy thơ trữ tình. Có trên 65% học sinh trả lời thích một giờ văn thầy nêu vấn đề cho
học sinh thảo luận, trao đổi, sau đó thầy góp ý và học sinh tự ghi bài có sự giúp đỡ của giáo
viên. Hơn 22% học sinh thích một giờ học, giáo viên giảng thật hay sau đó đọc bài cho học
sinh chép. 10% học sinh thích một giờ học văn, giáo viên đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời và
đọc bài cho học sinh chép.

Về phương pháp đọc sáng tạo, có 5 giáo viên ( 50%) trả lời biết nhưng không hiểu rõ,
2 giáo viên (20%) cho biết đã nắm vững và thường vận dụng, 3 giáo viên có biết phương
pháp này nhưng ít vận dụng. Tất cả giáo viên đều đồng ý phương pháp đọc sáng tạo phát huy
được khả năng tự học, sự năng động, sáng tạo của học sinh, đặc biệt chú trọng trau dồi khả
năng cảm thụ, khơi gợi cảm xúc trong lòng người học. Có hơn 20% học sinh khơng thích học
văn vì giờ văn nhàm chán, nặng nề, phương pháp dạy của giáo viên không hấp dẫn.
- Về công việc soạn bài ở nhà của học sinh, 100% giáo viên cho rằng, đây là bước chuẩn bị
cần thiết cho quá trình tìm hiểu tác phẩm ở lớp. Thế nhưng về phía học sinh lại có nhiều ý
kiến khác nhau: Trên 60% đồng ý là rất cần thiết, 23% cho là cần thiết nhưng tốn thời gian,
15% học sinh cho rằng không cần thiết. Ý kiến là thế nhưng trên thực tế, tình trạng học sinh
không soạn bài trước khi lên lớp là khá phổ biến, số đông học sinh soạn bài chiếu lệ để đối
phó với giáo viên.
Những kết quả trên có thể chưa hoàn toàn phản ánh được thực tế dạy học hiện nay,
nhưng những ý kiến đóng góp đã phần nào phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên
và học sinh trường trung học phổ thông Cổ Loa. Đây cũng là xu hướng đổi mới của ngành
giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học văn đã bước đầu thu được
những kết quả khả quan. Cách dạy học truyền thống đang dần được thay thế bằng cách dạy
học tích cực, hiện đại - phát huy vai trò chủ thể của học sinh, kích thích khả năng tự học, phát
huy tính năng động sáng tạo ở các em. Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp
đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông, cụ thể là bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng, chúng tôi nhận thấy rằng đọc sáng tạo là một phương pháp
dạy học có ưu thế đối với việc thúc đẩy hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời
bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học ở các em. Phương pháp dạy học này đang dần khẳng
định lại ưu thế vốn có của mình, là phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy
học văn và phát huy vai trò quan trọng của mơn học có tính nghệ thuật. Ưu thế của đọc sáng
tạo càng được thể hiện rõ khi hiện nay chúng ta đang tiến hành dạy học văn theo cách thức
đọc - hiểu - quan điểm dạy học lấy việc đọc và việc tự tìm hiểu, khám phá, cảm thụ tác phẩm
của học sinh làm trung tâm. Tuy vậy, giáo viên cần lưu ý, khơng có phương pháp dạy học nào



là tối ưu. Muốn giờ văn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết vận dụng và phối hợp các
phương pháp dạy học khác nhau cho phù hợp với từng loại bài và từng đối tượng học sinh.
Với đề tài trên, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Đưa ra được hệ thống lí thuyết về phương pháp đọc sáng tạo trong giờ dạy tác phẩm văn
chương ở trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng của việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo và những biện pháp
phát huy hiệu quả đọc sáng tạo trong dạy học thơ trữ tình chương trình Ngữ văn lớp 12 trung
học phổ thông.
- Tiến hành thực nghiệm và khẳng định tính khả thi của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy
học thơ trữ tình.
Phương pháp dạy học chỉ phù hợp khi giáo viên vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn
dạy học. Từ việc vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Tây Tiến, với
những kết quả dạy học đã đạt được, chúng tôi hy vọng rằng phương pháp dạy học này sẽ
được vận dụng rộng rãi trong giờ học văn bản - tác phẩm.

References
1. Nguyễn Đức Ân (1997). Dạy học giảng văn ở nhà trường Phổ thông trung học. Nxb
tổng hợp Đồng Tháp.
2. Bộ giáo dục - cục các trường sư phạm (1985). Về dạy học Văn và tiếng Việt trong
CCGD ở nhà trường cấp II PTCS.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). SGK Ngữ văn 12 (tập 1). Nxb Giáo Dục.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). SGV Ngữ văn 12 (tập 1). Nxb Giáo Dục.
5. Nguyễn Phan Cảnh (2006). Ngôn ngữ thơ. Nxb Văn Học.
6. Nguyễn Viết Chữ (2003). Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể.
Nxb Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Viết Chữ (2009). Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường. Nxb Giáo Dục.
8. Nguyễn Văn Dân (2006). Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Nxb Khoa học xã hội.

9. Hồ Ngọc Đại (1983). Tâm lý học dạy học. Nxb Giáo Dục.
10. Hà Minh Đức (1997). Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nxb Giáo Dục.
11. Hà Minh Đức (chủ biên) (2008). Lý luận văn học. Nxb Giáo Dục.
12. Nhiều tác giả (1994). Tiếng nói tri âm. Nxb Trẻ.
13. Nhiều tác giả (1971). Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo Dục.
14. Nhóm tác giả ĐHSP Hà Nội (1987). Lí luận văn học. Nxb Giáo Dục.
15. Phạm Minh Hạc (1989). Hành vi và hoạt động. Nxb Giáo Dục.
16. Lê Bá Hán (chủ biên) (2002). Tinh hoa thơ mới thẩm bình và suy ngẫm. Nxb Giáo Dục.
17. Đỗ Đức Hiểu (2000). Thi pháp hiện đại. Nxb Hội nhà văn.
18. Hoàng Ngọc Hiến (1990). Văn học- học văn, Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội.
19. Hoàng Ngọc Hiến (2003). Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng.
20. Đỗ Kim Hồi - Trần Đăng Suyền (1994). Giảng văn văn học Việt Nam (1945-1975). Nxb
Giáo Dục.
21. Nguyễn Trọng Hoàn (2003). Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương. Nxb Giáo Dục.
22. Bùi Cơng Hùng (1988). Q trình sáng tạo thơ. Nxb Khoa học xã hội.
23. Nguyễn Thanh Hùng (2002). Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb Giáo Dục.
24. Nguyễn Thanh Hùng (2003). Hiểu văn - dạy văn. Nxb Giáo Dục.
25. Nguyễn Thanh Hùng (2011). Kĩ năng đọc hiểu Văn. Nxb Đại học Sư phạm
26. Đặng Thành Hưng (2008). Tương tác hoạt động thầy - trò trên lớp học. Nxb Giáo Dục.


27. Thơ Tố Hữu (1986), Nxb Giáo Dục.
28. Nguyễn Kỳ (1945). Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nxb
Giáo Dục Hà Nội.
29. Đặng Thanh Lê (1972) - trích, giới thiệu và chú thích. Truyện Kiều. Nxb Giáo Dục.
30. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008). Phương pháp dạy học văn (tập1). Nxb Đại học Sư
phạm.
31. Phan Trọng Luận (1999). Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Nxb
Giáo Dục.

32. Phan Trọng Luận (2003). Văn chương-bạn đọc sáng tạo. Nxb ĐHQG Hà Nội.
33. Phan Trọng Luận (2008). Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1). Nxb Giáo Dục.
34. Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử (2008). Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo
khoa lớp 12 môn Ngữ văn. Nxb Giáo Dục.
35. Phan Trọng Luận (2011). Văn học nhà trường những điểm nhìn. Nxb Đại học Sư phạm
36. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2004). Phân tích giảng bình tác phẩm văn học 12. Nxb
Giáo Dục.
37. Vũ Nho (1999). Nghệ thuật đọc diễn cảm. Nxb Thanh Niên.
38. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1971). Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại). Nxb
Khoa học xã hội.
39. Hoài Thanh - Hoài Chân (1988). Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn Học.
40. Đỗ Ngọc Thống (2006). Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT. Nxb
Giáo Dục.
41. Lê Ngọc Trà (1990). Lí luận và văn học. Nxb Trẻ.
42. Trần Đình Sử (2000). Lí luận và phê bình văn học. Nxb Giáo Dục.
43. Lê Trí Viễn (1989). Một đời với văn (tập 2). Nxb Giáo Dục.
44. Trịnh Xuân Vũ. Phương pháp dạy học văn ở bậc phổ thơng, Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh.
45. Từ điển văn học (2004). Nxb Thế giới.
46. Aristotte (2007). Nghệ thuật thơ ca. Nxb Lao Động.
47. N. A. Gulaep (1982). Lý luận văn học. Nxb ĐH và THCN.
48. V.A.Nhikonxki (1978). Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông (tập 1).
Nxb Giáo Dục.
49. Z. Ia. Rez (chủ biên) (1983). Phương pháp luận dạy văn học. Nxb Giáo Dục.



×