Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xây dựng mô hình cảnh bảo sớm khủng hoảng nợ và khuyện nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o



Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013




Tên công trình

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ
KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT N



Nhóm ngành: KD1






Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2013

i

ỤC TỪ VIẾT TẮT


ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
CI : Chỉ số hỗn hợp
CIA : Cục tình báo trung ương Mỹ
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
EC : Ủy ban châu Âu
EU : Liên minh châu Âu
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII : Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GNP : Tổng sản phẩm quốc gia
HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
IIR : Định mức tín nhiệm của Institution Investor Rating
ICOR : Hệ số hiệu quả sử dụng vốn
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NPL : Nợ xấu ở hệ thống ngân hàng
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
PPG : Nợ công nước ngoài và nợ nước ngoài được bảo lãnh
S&P : Tổ chức Standard and Poor’s
UNDTAD : Tổ chức Liên hợp quốc về hợp tác và phát triển kinh tế
USD : Đồng dollar Mỹ
VND : Việt Nam đồng
VBMA : Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ii

DANH MỤC HỘP


Hộp 1: Trích các nhận định của IMF về hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
1989-1998
Hộp 2: Trích các đánh giá của Moody’s đối với khả năng trả nợ nước ngoài của Việt
Nam giai đoạn 2001-2007
Hộp 3: Trích nhận định của Ngân hàng nhà nước về tình hình lạm phát Việt Nam
vào năm 2011
Hộp 4: Trích nhận định của Ủy ban kinh tế Quốc hội về tình hình tỉ giá năm 2011
Hộp 5: Trích các nhận định của Fitch về thực trạng ngân hàng Việt Nam



















iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các số liệu về mức nợ công Việt Nam năm 2011
Bảng 2: Ảnh hưởng của định nghĩa lên thời điểm xảy ra khủng hoảng
Bảng 3: Lịch sử Khủng hoảng nợ của các quốc gia được khảo sát
Bảng 4: Các biến vĩ mô được lựa chọn cho mô hình
Bảng 5: Các kết quả thực nghiệm về ngưỡng khả thi
Bảng 6: Bảng quy đổi xác suất thực nghiệm
Bảng 7: Các kết quả thực nghiệm về QPS
Bảng 8: Xếp hạng tín nhiệm của Moody’s cho Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Bảng 9: Xếp hạng tín nhiệm của S&P cho Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Bảng 10: Các mức rủi ro tương ứng với các mức xác suất xảy ra khủng hoảng
Bảng 11: Các mức rủi ro của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013













iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Chỉ số hỗn hợp (6) của Việt Nam giai đoạn 1997-2011
Biểu đồ 2: Chỉ số hỗn hợp (6) và chỉ số hỗn hợp 8 biến của Việt Nam

Biểu đồ 3: Nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam giai đoạn 1989-1999
Biểu đồ 4: Đánh giá IIR cho Việt Nam giai đoạn 1994-1999
Biểu đồ 5: Tình hình tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1990-1999
Biểu đồ 6: Tình hình tiền gửi ở hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1992-1999
Biểu đồ 7: Nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam giai đoạn 1999-2007
Biểu đồ 8: Đánh giá về nợ xấu và Z-score của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 1997-2007
Biểu đồ 9: Tình hình tiền gửi-tín dụng ngoại tệ ở hệ thống ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2000-2006
Biểu đồ 10: Tình hình các dòng vốn và kiều hối của Việt Nam trong những năm gần
đây
Biểu đồ 11: Tình hình thoái vốn của Việt Nam trong những năm gần đây
Biểu đồ 12: Đánh giá IIR cho Việt Nam giai đoạn 2007-2012
Biểu đồ 13: Tình hình nợ ngắn hạn và dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn
2000-2011
Biểu đồ 14: Đánh giá về nợ xấu ở hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn
2006-2012
Biểu đồ 15: Xếp hạng rủi ro của Eonomist Intelligent Unit cho Việt Nam giai đoạn
2008-2012
Biểu đồ 16: Xếp hạng rủi ro của World Economic Forum cho Việt Nam giai đoạn
2008-2012
Biểu đồ 17: Tình hình đấu thầu trái phiếu Kho bạc của Việt Nam giai đoạn
2011-2012
Biểu đồ 18: Chỉ số ICOR của Việt Nam qua từng giai đoạn
v

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG NỢ CHO NỀN KINH TẾ

VIỆT NAM 1
1.1 Lý luận chung về Khủng hoảng nợ 1
1.1.1 Định nghĩa 1
1.1.2 Nguyên nhân 5
1.1.3 Hậu quả 12
1.2 Xây dựng mô hình cảnh báo sớm cho nền kinh tế Việt Nam 17
1.2.1 Một số mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ 17
1.2.2 Lựa chọn mô hình thích hợp cho nền kinh tế Việt Nam 21
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG NỢ
VÀO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 24
2.1 Lựa chọn các thông số cho mô hình 24
2.1.1 Lựa chọn mẫu 24
2.1.2 Lựa chọn ngưỡng khả thi 26
2.1.3 Xây dựng chỉ số hỗn hợp 29
2.1.4 Lựa chọn các biến vĩ mô 31
2.2 Các kết quả thực nghiệm 32
2.2.1 Các kết quả thực nghiệm về ngưỡng khả thi 32
2.2.2 Kiểm tra mức độ hiệu quả của các chỉ số hỗn hợp trên mẫu 34
2.2.3 Chuỗi chỉ số hỗn hợp thực nghiệm của Việt Nam 35
2.2.4 Chuỗi chỉ số hỗn hợp 8 biến thực nghiệm 37
2.3 Đánh giá tính hiệu quả của mô hình đối với nền kinh tế Việt Nam 37
2.3.1 Thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1997-2011 38
2.3.2 Đánh giá của các tổ chức quốc tế 56
2.3.3 Nhìn nhận xác suất Việt Nam rơi vào Khủng hoảng nợ 59
CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM 61
3.1 Các khuyến nghị về mô hình 61
vi

3.1.1 Đề xuất tăng tính hiệu quả của mô hình 61
3.1.2 Đề xuất thêm các biến mới vào mô hình 62

3.2 Các khuyến nghị về chính sách 65
3.2.1 Đề xuất chính sách đối với việc vay và quản lý nợ công 65
3.2.2 Đề xuất chính sách đối với các vấn đề nội tại trong nền kinh tế 83
























vii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nợ công đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng ở châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới cũng phải đối
mặt, trong đó có Việt Nam. Tính đến năm 2011, tỉ lệ nợ công trên GDP của nhiều
quốc gia đã đạt đến mức đáng báo động
1
, vượt xa ngưỡng khuyến nghị 75% GDP
do Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra cho các quốc gia phát triển
2
, trong đó Nhật Bản là
229.8%, Mỹ 102.9%, Hy Lạp 160.8%, Italia 120.1%, Ireland 105.0% và Bồ Đào
Nha là 106.8%. Hệ quả tất yếu của mức nợ cao như trên là cuộc Khủng hoảng nợ
công châu Âu bùng nổ năm 2010, bắt đầu từ Hy Lạp và đã lan ra trên nhiều nước
châu Âu, tác động nghiêm trọng đến cả khu vực kinh tế tài chính lẫn khu vực kinh
tế thực. Trên khu vực kinh tế tài chính, hàng loạt các quốc gia châu Âu bị S&P hạ
bậc tín nhiệm, cùng với đó là sự tăng lên nhanh chóng của lợi suất trái phiếu chính
phủ, sự sụt giảm giá trị của các tài sản tài chính và sự thoái vốn hàng loạt của các
nhà đầu tư. Nhiều quốc gia đã phải nhận các gói cứu trợ từ IMF, ECB và các tổ
chức quốc tế khác với những điều kiện chi tiêu ngặt nghèo cùng với sự giám sát
chặt chẽ của các tổ chức này. Thị trường tài chính đi xuống, sự mất lòng tin của các
nhà đầu tư và nguy cơ tan vỡ của liên minh tiền tệ châu Âu là những hậu quả thấy
được của cuộc khủng hoảng. Trên khu vực kinh tế tế thực, Khủng hoảng nợ công
châu Âu khiến nhiều quốc gia thành viên tăng trưởng GDP âm, đầu tư sụt giảm, lạm
phát và thất nghiệp tăng cao, nền kinh tế nhanh chóng rơi vào suy thoái. Chính phủ
nhiều quốc gia buộc phải thắt lưng buộc bụng, tăng thuế và cắt giảm các phúc lợi xã
hội. Chính trị trở nên bất ổn, dẫn đến các cuộc biểu tình và bạo động liên tục diễn ra
ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia và nhiều quốc gia khác, khiến chính phủ không thể
kiểm soát được tình hình và liên tục tuyên bố sụp đổ. Tất cả những hậu quả trên
chính là cái giá phải trả cho các khoản vay khổng lồ tài trợ cho chi tiêu vượt quá



1
World Economic Forum, “The global competitiveness report 2012-2013”, trang 425, năm 2012.
2
International Monetary Fund, “Fiscal policy as a countercyclical tool”, năm 2008.
viii

khả năng chi trả của chính phủ.
Việt Nam từ khi mở cửa tới nay, vẫn bị xếp vào nhóm các quốc gia đang phát
triển. Quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới và phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ
yếu. Do vậy hiện tại và trong tương lai, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng cũng
như nợ công nói chung là khá cần thiết để Việt Nam có thêm nguồn tài chính đầu tư
cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mức nợ công của Việt Nam
3
năm
2001 mới chỉ là 10.681 tỉ USD (chiếm 33.4% so với GDP), đã tăng lên gần 6 lần là
61.808 tỉ USD vào năm 2011 (chiếm 51.3% so với GDP), vượt qua mức khuyến
nghị 25% GDP của IMF đối với các nền kinh tế mới nổi
4
. Xác suất vỡ nợ tích lũy
(cumulative probability of default) của Việt Nam luôn ở mức trên 20% trong giai
đoạn 2011-2012 gần đây; cá biệt trong quý 2 năm 2011, Việt Nam còn đứng thứ 9
trong số những quốc gia có rủi ro vỡ nợ cao nhất
5
. Đây là những dấu hiệu không tốt
đối với tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay. Nếu một cuộc Khủng hoảng nợ
công như vậy xảy ra thì hậu quả của nó khó mà có thể đánh giá hết và phải mất một
thời gian dài để chúng ta có thể phục hồi lại được nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, việc

xây dựng được một công cụ cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ cho nền kinh tế Việt
Nam là thực sự cần thiết và hữu dụng. Hay nói một cách chính xác hơn là đưa ra
một mô hình qua đó xác định được các dấu hiệu của bất ổn vĩ mô, và từ các dấu
hiệu mất bất ổn đó khuyến cáo các cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách để các
chỉ báo vĩ mô trở lại mức an toàn. Điều này đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu và
thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình cảnh báo Khủng hoảng nợ và các khuyến nghị
cho Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Về tình hình nghiên cứu trong nước, đã có rất nhiều bài báo và công trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề nợ công ở nước ta, trong đó có thể kể ra một vài bài


3
truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
4
IMF (2008).
5
Dựa trên các báo cáo “CMA global sovereign debt credit report” của Standard and Poor’s.
ix

viết và bài nghiên cứu tiêu biểu như:
 “Nợ công ở Việt Nam-Một số phân tích và thảo luận” của tiến sỹ Nguyễn
Đức Thành, trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính sách VEPR.
 “Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công của Việt Nam” của tiến sỹ Vũ Đình
Ánh, viện Nghiên cứu thị trường và giá cả, bộ Tài chính.
 “Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế” của giáo sư Ngô Thế
Chi, giám đốc Học viện tài chính.
 “Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Hữu Tuấn đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập số 4, tháng 6

năm 2012.
 “Khả năng trả nợ và tính bền vững nguồn vốn ODA tại Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Kim Đức đăng trên tạp chí Phát triển và Hội nhập số 1, tháng 11
năm 2011.
 “Luận bàn vấn đề nợ công ở Việt Nam” của thạc sỹ Nguyễn Quốc Nghi đăng
trên tạp chí Nghiên cứu tài chính và marketing số 6, năm 2011.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trong nước chỉ dừng lại ở việc
phân tích thực trạng và tính bền vững của nợ công, đưa ra các chính sách tái cơ cấu
nợ công hoặc xem xét ảnh hưởng của nợ công đến sự phát triển kinh tế, mà chưa có
công trình nào đề cập đến việc xây dựng một mô hình cảnh báo sớm khả năng xảy
ra Khủng hoảng nợ ở Việt Nam.
Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, việc xây dựng một mô hình cảnh báo sớm
Khủng hoảng nợ đã được các nhà kinh tế học thực hiện từ rất sớm. Các cách thức
định nghĩa Khủng hoảng nợ cũng như phương pháp tiếp cận mô hình cảnh báo sớm
Khủng hoảng nợ vô cùng đa dạng và phong phú. Trong số đó phải kể đến một vài
công trình tiêu biểu như:
 Công trình của Paolo Manasse, Nouriel Roubini và Axel Schimmelpfennig
x

(2003)
6
, các ông định nghĩa một quốc gia lâm vào Khủng hoảng nợ khi quốc
gia đó bị S&P xếp hạng là vỡ nợ (default) và nhận một khoản vay lớn
7

không ưu đãi từ IMF (nonconcessional IMF loan). Từ định nghĩa này, các
ông xây dựng được một mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ bằng cách
sử dụng phối hợp phương pháp Logit và phương pháp Tree analysis. Mô
hình cảnh báo sớm được thực nghiệm trên 47 nền kinh tế từ năm 1970 đến
năm 2002.

 Công trình của Alessio Ciarlone và Giorgio Trebeschi (2006)
8
, các ông định
nghĩa một quốc gia lâm vào Khủng hoảng nợ khi có một trong bốn điều kiện
xảy ra
9
. Từ các định nghĩa này, các ông sử dụng phương pháp Multinomial
Logit để xây dựng nên mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ. Mô hình
cảnh báo sớm được thực nghiệm trên 28 nền kinh tế mới nổi từ năm 1980
đến năm 2002.
 Công trình của Ana Maria Feurtes và Elena Kalotychou (2007)
10
, các ông
định nghĩa một quốc gia bị xếp vào vỡ nợ (default) nếu lượng tiền nợ chưa
trả vượt quá ngưỡng cho phép so với nợ nước ngoài và có sự xuất hiện của
một thỏa thuận giãn nợ, ở đó tổng số nợ được giãn vượt quá vượt quá lượng
tiền nợ đã giảm. Từ định nghĩa này, các ông xây dựng được một mô hình
cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ bằng cách sử dụng phối hợp ba phương pháp
là Logit-M, Logit-R và K-clustering. Mô hình cảnh báo sớm được thực
nghiệm trên 75 nền kinh tế mới nổi và đang phát triển từ năm 1983 đến năm
2000.


6
Paolo Manasse et al, “Predicting sovereign debt crises”, IMF working paper, năm 2003
7
“Khoản vay lớn” ở đây theo Paolo Mansse et al định nghĩa là vượt quá 100% hạn ngạch của IMF.
8
Alessio Ciarlone và Giorgio Trebeschi, “A multinomial approach to early warning system for debt crises”,
Ngân hàng trung ương Italia, năm 2006.

9
Xem thêm ở phần phụ lục 1.
10
Ana Maria Feurtes và Elena Kalotychou, “Optimal design of early warning systems for sovereign debt
crises”, International Journal of Forecasting, năm 2007.
xi

 Công trình của Marco Fioramanti (2008)
11
, ông định nghĩa một quốc gia lâm
vào Khủng hoảng nợ tương tự như trong công trình của Paolo Manasse et al.
Từ định nghĩa này, ông sử dụng phương pháp Artificial neural networks để
xây dựng nên mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ. Mô hình cảnh báo
sớm được thực nghiệm trên tất cả các cuộc Khủng hoảng nợ diễn ra ở các
quốc gia đang phát triển từ năm 1980 đến năm 2004.
 Công trình của Tobias Knedlik và Gregor von Schweinitz (2011)
12
, các ông
sử dụng trái phiếu 10 năm loại AAA làm chuẩn mực để định nghĩa khi nào
một quốc gia lâm vào Khủng hoảng nợ. Từ định nghĩa này, các ông sử dụng
phương pháp Signals Approach để xây dựng nên mô hình cảnh báo sớm
Khủng hoảng nợ. Mô hình cảnh báo sớm được thực nghiệm trên tất cả các
cuộc Khủng hoảng nợ của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm
1999 đến năm 2011.
Dựa trên tất cả các công trình nghiên cứu về nợ công đã tham khảo, chúng tôi
quyết định chọn phương pháp Signals Approach để xây dựng nên một mô hình cảnh
báo sớm Khủng hoảng nợ cho nền kinh tế Việt Nam. Về ưu nhược điểm của từng
loại phương pháp đã đề cập và lý do chọn phương pháp Signals Approach sẽ được
nhóm trình bày cụ thể ở các phần sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng của đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô
của 42 quốc gia trong mẫu nghiên cứu của Reinhart và Rogoff
13
, và được nhóm
nghiên cứu bổ sung thêm Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là trong khoảng thời gian
từ năm 1990-2010.


11
Marco Fioramanti, “Predicting sovereign debt crises using artificial neural networks: A comparative
approach”, Journal of Financial Stability, năm 2008
12
Tobias Knedlik và Gregor von Schweinitz, “Maccroeconomic imbalances as indicators for debt crises in
Europe”, Viện nghiên cứu kinh tế Halle, năm 2011
13
Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff, “A decade of debt”, Policy Analyses in International Economics,
năm 2011.
xii

4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm tính toán thực nghiệm trên tình hình kinh tế của 43
quốc gia được khảo sát, để từ đó rút ra được các “ngưỡng khả thi” cho mô hình
Signal Approach. Từ các ngưỡng khả thi thực nghiệm này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
hành tính toán xác suất xảy ra Khủng hoảng nợ cho nền kinh tế Việt Nam và đưa ra
các chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro khủng hoảng trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có tính kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đi
trước nhằm xây dựng một bộ biến tốt nhất cho Việt Nam. Các bộ biến này sẽ được
kiểm tra tính hiệu quả trực tiếp để từ đó có thể loại đi các biến chưa tốt và giữ lại

các biến tốt. Các chỉ báo vĩ mô sẽ được lấy từ cùng một nguồn để hạn chế tối đa
tình trạng không nhất quán của số liệu. Các số liệu về Khủng hoảng nợ cũng sẽ chỉ
được lấy từ nguồn của Reinhart và Rogoff
14
để đảm bảo tính tương đồng giữa số
liệu và định nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp phân tích sẽ được sử
dụng chủ yếu, đồng thời kết hợp thu thập dữ liệu, nghiên cứu tình huống để so sánh,
đánh giá hiệu quả của mô hình.
6. Kết quả dự kiến

Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, nhóm nghiên cứu kỳ vọng đạt được
một số kết quả sau:
-Xây dựng thành công mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ sử dụng mô hình
Signal Approach cho Việt Nam. Các ngưỡng khả thi tính được của mô hình không
khác nhiều so với các ngưỡng khuyến nghị được đề xuất bởi nhiều học giả trên thế
giới.
-Các kết quả tính toán rủi ro Khủng hoảng nợ của Việt Nam là phù hợp với các báo
cáo của các tổ chức quốc tế uy tín, như Moody’s, Standard and Poor’s hay
Institutional Investors.


14
Số liệu về Khủng hoảng nợ sẽ được lấy từ:
xiii

-Trên cơ sở các kết quả tính toán, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra được các chính
sách hợp lý nhất nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro khủng hoảng trong tương lai.
7. Cấu trúc đề tài
-Chương 1: Lý luận chung về Khủng hoảng nợ và xây dựng mô hình cảnh báo sớm
Khủng hoảng nợ cho nền kinh tế Việt Nam.

-Chương 2: Áp dụng mô hình cảnh báo sớm Khủng hoảng nợ vào nền kinh tế Việt
Nam.
-Chương 3: Các khuyến nghị cho Việt Nam.





1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG NỢ CHO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
1.1 Lý luận chung về Khủng hoảng nợ
1.1.1 Định nghĩa

Định nghĩa về nợ công

Trước khi làm rõ khái niệm Khủng hoảng nợ, chúng ta hãy xem xét về khái
niệm nợ công. Hiện nay có rất nhiều cách để định nghĩa về nợ công, tùy theo cách
thức định nghĩa nợ công và phương pháp sưu tập dữ liệu, mà các tổ chức quốc tế có
những con số thống kê khác nhau. Chẳng hạn, xét riêng Việt Nam vào năm 2011,
bốn tổ chức lớn đã có bốn con số thống kê khác nhau về mức nợ công của Việt
Nam:
Bảng 1: Các số liệu về mức nợ công Việt Nam năm 2011
1

Tổ chức Mức nợ công của Việt Nam năm 2011 (%GDP)
CIA Factbook 48.8
IMF 38.0

Economist 51.2
Bộ tài chính Việt Nam 55.4
Sự không đồng nhất giữa các số liệu ở bảng trên thể hiện rõ sự khác nhau đáng
kể trong việc định nghĩa và tính toán nợ công của mỗi tổ chức. Tùy từng mục đích
sử dụng và đặc thù kinh tế riêng của mỗi quốc gia mà chúng ta có cách định nghĩa
nợ công riêng. Việc định nghĩa nợ công quá rộng và tính toán nợ công quá cao gây
ra sự phức tạp trong tính toán, khiến nợ công trở nên khó quản lý và không có nhiều
ý nghĩa kinh tế. Thêm nữa, việc tính nợ công ở mức cao còn tạo ra sự hoang mang
trong các nhà đầu tư, khiến việc huy động vốn nước ngoài của chính phủ trở nên


1
Do nhóm nghiên cứu tự tổng hợp, số liệu được lấy trên trang chủ của các tổ chức.
2

khó khăn hơn và đôi khi chi phí phải trả cao hơn. Ngược lại, việc định nghĩa nợ
công ở mức quá hẹp và tính toán quá thấp khiến các các nhà quản lý không lường
trước được rủi ro của các khoản nợ công tiềm tàng, hoặc của các khoản nợ không
được tính đến. Điều này sẽ khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất và nguy cơ vỡ
nợ của quốc gia cao hơn.
Như vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta phải định nghĩa nợ công như thế nào cho hợp
lý? Theo quan điểm của Luật quản lý nợ công Việt Nam
2
, nợ công là khoản nợ bao
gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Định nghĩa này hẹp hơn định nghĩa của các tổ chức quốc tế như IMF, WB hay
UNDTAD và vấp phải nhiều tranh cãi trong việc có nên đưa nợ của doanh nghiệp
nhà nước vào trong tính toán nợ công hay không. Còn theo quan điểm rộng hơn của
IMF, nợ công là nợ của toàn bộ khu vực công. Ở đó khu vực công bao gồm chính
quyền (general government) và các tổ chức công (public corporations). So với định

nghĩa của Luật quản lý nợ công Việt Nam, định nghĩa của IMF bổ sung thêm nợ của
ngân hàng trung ương và nợ của doanh nghiệp nhà nước ở tất cả các cấp chính
quyền vào trong tính toán
3
. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng định
nghĩa nợ công của IMF làm chuẩn mực vì những lý do sau:
-Thứ nhất, định nghĩa nợ công của IMF là một định nghĩa rộng và bao quát
được hầu hết các khía cạnh của nợ công. Định nghĩa này được nhiều quốc gia và tổ
chức quốc tế chấp nhận rộng rãi và được coi là một chuẩn mực để định nghĩa về nợ
công. Các định nghĩa nợ công của các tổ chức quốc tế khác hầu như chỉ tương
đương hoặc hẹp hơn so với định nghĩa của IMF.
-Thứ hai, phương pháp tính toán nợ công theo định nghĩa của IMF được chia
thành nhiều cấp độ và tùy từng đặc thù riêng của nền kinh tế mà chúng ta lựa chọn
được từng cấp độ riêng. Chính vì vậy định nghĩa của IMF khá linh hoạt và có thể áp
dụng được cho mọi nền kinh tế. Thêm nữa, tùy thuộc cấp độ sử dụng mà một nền


2
Luật quản lý nợ công của quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5. Số hiệu 29/2009/QH12, có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 2010.
3
Xem thêm ở phụ lục 3.
3

kinh tế có thể tính ra được nhiều mức nợ công khác nhau, điều này tạo điều kiện
cho các nhà hoạch định chính sách có thêm sự đối chiếu, tham khảo để có thể nắm
rõ hơn về cơ cấu nợ công của quốc gia mình.
-Thứ ba, số liệu về nợ công theo tính toán của IMF khá dồi dào, đầy đủ và liên
tục cho nhiều quốc gia. Bài nghiên cứu của chúng tôi sử dụng nhiều nguồn số liệu,
nhưng chủ yếu là từ IMF và World Bank, chính vì vậy việc sử dụng các định nghĩa

của IMF là khá hợp lý.
Định nghĩa về Khủng hoảng nợ

Cũng giống như khái niệm nợ công, khái niệm Khủng hoảng nợ hiện nay không
cố định và cũng được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa trên các cơ sở khác nhau
4
.
Hiểu theo nghĩa hẹp, thì Khủng hoảng nợ là tình trạng chính phủ của một quốc gia
mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của mình. Tuy nhiên, trải qua thời gian
dài vận động và phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều cuộc Khủng hoảng nợ mới
đã liên tục nổ ra, các cuộc khủng hoảng sau dường như diễn biến phức tạp và bất
quy luật hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đó. Điều này sớm biến các định
nghĩa cổ điển trở nên lỗi thời và đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần phải phát triển các
định nghĩa về Khủng hoảng nợ theo hướng mới rộng và bao quát hơn. Chính vì lẽ
đó, định nghĩa về Khủng hoảng nợ luôn thay đổi nhiền lần và liên tục cải biến.
Nhìn chung, khi nói về Khủng hoảng nợ, thì chúng ta có thể xem xét một vài
định nghĩa tiêu biểu của một số học giả sau:
 Theo quan điểm của Detragiache và Spilimbergo (2001)
5
, các ông cho rằng
một cuộc Khủng hoảng nợ xảy ra khi thõa mãn một trong hai điều kiện: thứ
nhất, các nghĩa vụ nợ phải trả hoặc các khoản lãi vay đối với nước ngoài của
các chủ nợ là ngân hàng hoặc các chủ sở hữu trái phiếu vượt quá hơn 5% số nợ
còn lại; thứ hai, các quốc gia xin giãn nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ đối với
chủ nợ được niêm yết trên danh sách của Trung tâm phát triển tài chính toàn


4
Xem thêm ở phần phụ lục 1.
5

Enrica Detragiache và Antonio Spilimbergo, “Crises and liquidity: Evidence and interpretation”, IMF
working paper, năm 2001.
4

cầu thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank’s Global Development Finance).
 Theo quan điểm của Knedlik và Schweinitz (2011)
6
, các ông gọi 


= 






là hiệu giữa lợi xuất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điển t
của quốc gia k nào đó với lợi xuất trái phiếu Chính phủ loại AAA của các quốc
gia thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Gọi 

và 

lần lượt là trung
bình và phương sai của chuỗi các giá trị 


, khi đó một quốc gia được coi là
rơi vào Khủng hoảng nợ nếu 



≥ 

+1.6.

.
 Theo quan điểm của Manasse và Roubini (2008)
7
, các ông cho rằng một quốc
gia được coi như lâm vào Khủng hoảng nợ nếu xảy ra một trong hai điều kiện:
quốc gia đó bị xếp loại vỡ nợ (default) bởi Standard and Poor’s; hoặc nhận một
khoản vay lớn không ưu đãi từ IMF (“khoản vay lớn” ở đây có nghĩa là vượt
quá 100% hạn ngạch của IMF).
 Theo quan điểm của Pescatori và Sy (2003)
8
, các ông cũng định nghĩa một
quốc gia là lâm vào Khủng hoảng nợ nếu 


vượt quá điểm phân vị 95% ít
nhất là 94.7
9
trong phân phối thực nghiệm của 


.
Như vậy vấn đề đặt ra là chúng ta nên lựa chọn định nghĩa nào thì hợp lý nhất?
Trên thực tế, việc lựa chọn định nghĩa ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm xảy ra của
Khủng hoảng nợ. Chẳng hạn khi đối chiếu ba định nghĩa của Knedik và
Schweinitz (2011), Pescatori và Sy (2004) và Manansse và Roubini (2008) lên các

nước châu Âu, chúng ta sẽ thấy sự khác nhau đáng kể trong thời điểm xảy ra
Khủng hoảng nợ giữa các định nghĩa:


6
Tobias Knedlik và Gregor von Schweinitz, “Macroeconomic imbalances as indicators for debt crises in
Europe”, Viện nghiên cứu kinh tế Halle, năm 2011.
7
Paolo Manasse và Nouriel Roubini, “Rule of thumbs for sovereign debt crises”, Journal of International
Economics, năm 2009.
8
Andrea Pescatori và Amadou Sy, “Debt crisises and the development of international capital markets,
International Monetary Fund, năm 2004.
9
Bps là viết tắt của basic points, một đơn vị đo của 


.
5

Bảng 2: Ảnh hưởng của định nghĩa lên thời điểm xảy ra Khủng hoảng
10

Hy Lạp Ireland Bồ Đào Nha Tây Ban Nha Italia
Knedlik và
Schweinitz
01/01/2010 01/06/2010 01/07/2010 01/06/2010 (chưa xảy ra)
Pescatori và Sy 01/11/2008 01/02/2009 01/05/2010 01/06/2010 01/06/2010
Manasse và
Roubini

01/05/2010 01/12/2010 01/05/2011 (chưa xảy ra) (chưa xảy ra)
Do công trình của chúng tôi sử dụng dữ liệu Khủng hoảng nợ từ các công trình
của Reinhart và Goroff nên để đảm bảo tính nhất quá của số liệu, chúng tôi sẽ sử
dụng định nghĩa của Reinhart và Goroff làm định nghĩa Khủng hoảng nợ xuyên suốt
bài nghiên cứu lần này. Theo Reinhart và Goroff
11
, sự kiện Khủng hoảng nợ sẽ bao
gồm 2 sự kiện đó là vỡ nợ nước ngoài và vỡ nợ trong nước. Vỡ nợ nước ngoài được
định nghĩa là khi Chính phủ thất bại trong việc trả nợ lãi hoặc nợ gốc đúng hạn với
các chủ nợ nước ngoài. Và nó còn bao gồm cả việc tái cơ cấu nợ nhưng với các điều
khoản ít thuận lợi hơn so với các điều khoản ban đầu. Vỡ nợ trong nước liên quan
đến sự kiện đóng băng các khoản tiền gửi ngân hàng và/hoặc bắt buộc các khoản
tiền gửi đó phải chuyển đổi từ đồng dollar sang đồng bản tệ
12
.
1.1.2 Nguyên nhân
Nhìn chung, khi quan sát lịch sử và diễn biến của nhiều cuộc Khủng hoảng nợ
trên thế giới
13
, chúng ta có thể đúc kết được một số nguyên nhân cơ bản sau.

Chính sách tỉ giá cố định cứng nhắc

Nhiều quốc gia lâm vào Khủng hoảng nợ đều có chung một lịch sử đó là: duy
trì tỉ giá hối đoái cố định một cách cứng nhắc theo USD trong một thời gian dài.
Chính sách này tạo ra hai rủi ro: Thứ nhất, khi đồng USD tăng giá, đồng bản tệ
được định giá theo USD cũng sẽ tăng giá theo. Điều này dẫn đến xuất khẩu trì trệ và


10

Knedlik và Schweinitz (2011).
11
Carmen Reinhart và Kenneth Goroff, “This time is different: Eight centuries of financial folly”, Princeton
University Press, năm 2010.
12
Trường hợp gần đây nhất đó là sự kiện Khủng hoảng nợ của đảo Síp xảy ra vào tháng 3 năm 2013 vừa rồi,
khi Chính phủ Síp ra lệnh đóng băng tiền gửi ở các ngân hàng lớn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
toán các khoản nợ trước mắt của quốc gia.
13
Xem thêm phần phụ lục 2.
6

kích thích nhập khẩu, làm giảm nguồn thu cho quốc gia. Thứ hai, khi nhà đầu tư kỳ
vọng rằng chính phủ sẽ phải từ bỏ chính sách tỉ giá cố định trong tương lai, giới đầu
cơ sẽ bắt đầu tấn công đồng nội tệ. Chính phủ sẽ phải tăng lãi suất hoặc bán ra dự
trữ ngoại hối để bảo vệ tỉ giá. Thông thường chính phủ sẽ không chọn phương án
tăng lãi suất vì điều này sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp, mà
chọn phương án đơn giản hơn đó là bán ra ngoại tệ. Tuy nhiên việc bán ra ngoại tệ
sẽ làm dữ trự ngoại hối dần cạn kiệt, buộc chính phủ phải đi vay nợ để bảo vệ tỉ giá
đến cùng. Với quy mô to lớn của các cuộc tấn công tiền tệ trong lịch sử, chính phủ
cuối cùng cũng lựa chọn việc từ bỏ chính sách tỉ giá cố định để giảm thiệt hại cho
nền kinh tế. Khi đó, quốc gia sẽ nhanh chóng rơi vào Khủng hoảng nợ do đã vay nợ
để bù đắp lượng ngoại tệ thiếu hụt, trong khi nguồn thu lớn từ xuất khẩu giảm sút
do một thời gian dài định giá cao đồng bản tệ.
Tác động của cú sốc kinh tế-tài chính trên thế giới

Khi một quốc gia mở cửa và hội nhập một cách sâu rộng với các nền kinh tế
trên thế giới, thì chỉ cần có những bất ổn về kinh tế-tài chính xảy ra với các nền
kinh tế khác, quốc gia đó cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều này lý giải tại sao
các cú sốc kinh tế-tài chính từ bên ngoài có thể kéo theo nó là những cuộc Khủng

hoảng nợ trong nước. Thực tiễn đã chứng minh rất nhiều ví dụ như vậy, chẳng hạn
cuộc Đại khủng hoảng 1929-1933, bắt đầu từ Hoa Kỳ, đã nhanh chóng lan ra trên
toàn cầu. Hậu quả của nó là gần 50% các quốc gia trên thế giới bị lâm vào tình trạng
vỡ nợ hoặc phải tái cơ cấu nợ với các chủ nợ nước ngoài trong suốt những năm
1934-1939 tiếp sau
14
. Hay sự tăng giá dầu lửa trong những năm 1979-1981 và sự
tăng lãi xuất cho vay trên thế giới trong những năm 1979-1983 cũng đã trực tiếp tạo
ra cuộc Khủng hoảng nợ ở các quốc gia Mỹ Latin 1982. Gần đây nhất là cuộc
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008, đã tác động không nhỏ đến nền kinh
tế châu Âu và góp phần tạo ra cuộc Khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010 kéo
dài cho đến hiện nay. Cơ chế chung của các cuộc Khủng hoảng nợ như thế này đều


14
Reinhart và Rogoff (2010).
7

là: Các quốc gia đi vay quá phụ thuộc vào các dòng vốn nước ngoài, dẫn đến vay nợ
ở mức cao. Khi cú sốc xảy ra, các nguồn thu của chính phủ, đặc biệt là xuất khẩu,
giảm mạnh khiến khả năng trả nợ cũng giảm theo. Ngoài ra, cú sốc tạo ra tâm lý
hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài, khiến họ đồng loạt rút vốn ra khỏi các
thị trường, hoặc tăng lãi suất cho vay. Hai điều trên xảy ra đồng thời khiến chính
phủ quốc gia đi vay không thể kịp thời điều tiết, dẫn đến buộc phải tuyên bố vỡ nợ
hoặc cầu cứu IMF.
Chính phủ lạm dụng vay nợ

Khi phải đối diện với tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ các quốc gia trên
thế giới thường có ba phương án chính để đối phó: giảm chi tiêu chính phủ, tăng
thuế hoặc tăng vay nợ. Thông thường, việc giảm chi tiêu chính phủ là rất khó khăn

vì hầu hết các khoản chi của chính phủ là không thể cắt giảm (an sinh xã hội, lương,
đầu tư công, gói kích cầu,…). Tăng thuế cũng không khả thi vì việc này sẽ ảnh
hưởng đến đầu tư và vấp phải sự phản đối của người dân. Chính vì lẽ đó, vay nợ
thường là phương án ưa thích được nhiều chính phủ chọn lựa vì dễ thực hiện và
thường ít để lại hậu quả trong ngắn hạn. Nếu chính phủ kiểm soát được mức vay nợ,
đưa ra được các chương trình bền vững ngân sách và giảm nợ được trong tương lai
một cách hiệu quả thì chắc chắn Khủng hoảng nợ đã không thể xảy ra. Trên thực tế,
nhiều quốc gia đã lạm dụng việc vay nợ để tài trợ cho chi tiêu, sử dụng các khoản
nợ mới để trả các khoản nợ đến hạn mà không cần quan tâm đến các mục tiêu giảm
nợ trong dài hạn. Điều này đẩy các khoản nợ chính phủ dần tăng lên nhanh chóng
và tạo ra ba rủi ro. Thứ nhất, nếu chính phủ cân nhắc thấy khả năng trả được nợ là
thấp, họ sẽ có xu hướng không muốn trả nợ nữa và vay nợ nhiều hơn để xoay vòng
các khoản nợ đến hạn và tài trợ cho chi tiêu
15
. Điều này trực tiếp làm mức nợ hiện
tại tăng lên, và sự tăng lên này, đến lượt nó lại làm tăng áp lực trả nợ lên chính phủ.


15
Chính phủ sử dụng uy tín để vay nợ do vậy các khoản nợ của chính phủ nằm ngoài luật pháp của một quốc
gia. Nếu chính phủ tuyên bố vỡ nợ, các chủ nợ nước ngoài không còn cách nào khác buộc phải xóa nợ, giảm
nợ hoặc giãn nợ cho quốc gia đó. Điều này khiến nhiều chính phủ, khi cân nhắc thấy không có khả năng trả
được các khoản nợ lớn trước mắt, có xu hướng không muốn trả nợ nữa.
8

Chính phủ lại buộc phải tăng vay nợ để xoay vòng các khoản nợ lớn hơn sắp đáo
hạn. Vòng luẩn quẩn này cứ lặp lại cho tới khi quốc gia đó không thể vay thêm nợ
để xoay vòng nữa thì buộc phải tuyên bố vỡ nợ. Thứ hai, khi mức nợ tăng lên vượt
quá ngưỡng an toàn, tăng trưởng kinh tế và đầu tư sẽ giảm
16

. Điều này trực tiếp làm
ảnh hưởng đến nền kinh tế và làm tăng rủi ro vỡ nợ quốc gia. Thứ ba, mức nợ cao
cũng có thể khiến quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm trên thị trường. Việc bị hạ bậc tín
nhiệm làm cho việc đi vay của chính phủ thêm khó khăn (do lãi suất đi vay tăng lên
hoặc thậm chí không thể vay thêm được nợ mới), hoặc trường hợp xấu hơn là các
nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường. Cả hai điều này đều có thể đẩy một quốc gia
lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Hiện tượng “Không dung nạp nợ” (Debt intolerance)

Như đã đề cập ở trên, mức nợ cao là một trong những nguyên nhân chính tạo ra
rủi ro Khủng hoảng nợ của quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc khảo sát trên các quốc
gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn 1970-2008, Reinhart và Goroff
17
đã chỉ
ra rằng: 51.7% các quốc gia vỡ nợ hoặc phải tái cơ cấu nợ khi nợ chỉ mới đạt ở mức
dưới 60% GNP. 60% GNP là một mức nợ trung bình, không phải là cao nếu so sánh
với mức nợ ở các nước phát triển và chưa vỡ nợ tại cùng thời điểm (ví dụ Nhật bản
là 170% GNP). Thậm chí có những quốc gia vỡ nợ hoặc phải tái cơ cấu nợ khi mức
nợ còn nằm trong vùng an toàn, như Chi-lê năm 1972 (31.1% GNP), Ecuador năm
2008 (20.0% GNP) hay Albani năm 1990 (16.6% GNP). Để lý giải cho nghịch lý
này, Reinhart et al
18
đã đưa ra khái niệm “không dung nạp nợ” (debt
intolerance)-đề cập đến sự trì trệ mà nhiều nền kinh tế mới nổi phải trải qua khi nợ
nước ngoài mới chỉ đạt đến mức “an toàn” (an toàn ở đây là mức vẫn còn dễ dàng
quản lý được đối với các quốc gia phát triển). Theo Reinhart, các quốc gia “không


16
Theo các bằng chứng thực nghiệm của: Bauerfreund (1989), Geiger (1990), Afxentiou (1993), Cunnigham

(1993), Deshpande (1997), Fosu (1999), Reinhart và Rogoff (2009), Kumar and Woo (2010), Checherita và
Rother (2010), Balassoni et al (2011), Arkand et al (2011).
17
Reinhart và Rogoff (2010).
18
Carmen Reinhart, Kenneth Rogoff và Miguel Savastano, “Debt intolerance”, National Bureau of
Economic Research, năm 2003.
9

dung nạp nợ” thường có lịch sử thể chế yếu kém và hệ thống chính trị có vấn đề.
Những nhược điểm này khiến các quốc gia đó có xu hướng lạm dụng vay nợ hơn.
Khi vỡ nợ xảy ra, tình trạng khủng hoảng đến lượt nó lại làm trầm trọng thêm các
vấn đề của hệ thống tài chính và tài khóa hiện có, điều này khiến tình trạng vỡ nợ có
nhiều khả năng tái diễn, tạo ra một chuỗi vỡ nợ (serial default). Kết quả là, một mẫu
hình của khả năng quản lý nợ kém, một khi được thiết lập, có xu hướng tồn tại khá
lâu dài. Và trong tương lai, những quốc gia “không dung nạp nợ” có nguy cơ vỡ nợ
tái diễn rất cao ngay cả khi nợ còn đang ở mức tương đối thấp. Cũng theo Reinhart,
mức độ “không dung nạp nợ” và ngưỡng nợ an toàn của một quốc gia có thể được
đánh giá dựa vào các quan sát vỡ nợ và lạm phát trong quá khứ của quốc gia đó.
Rủi ro từ các khoản nợ ẩn (hidden debt)

Nợ ẩn ở đây được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ tiềm tàng của chính phủ (tức là
chỉ trở thành nợ trong những điều kiện nhất định), có thể bao gồm nợ được bảo lãnh
công khai (explicit guarantee), nợ được bảo lãnh ngầm (implicit guarantee), nợ của
ngân hàng trung ương, nợ ngoại bảng (off-balance sheet debts) tạo ra từ thị trường
chứng khoán phát sinh, và tất cả các nghĩa vụ nợ của Chính phủ mà không được
thống kê chính thức. Theo Reinhart và Goroff
19
, các khoản nợ ẩn thường có quy mô
rất lớn và việc chính phủ không nhận thức được một cách đúng đắn sự tồn tại của

chúng sẽ có thể tạo ra rủi ro vỡ nợ. Có thể chỉ ra rất nhiều ví dụ cho việc chính phủ
sẽ phải gánh chịu rủi ro lớn khi nợ ẩn phát sinh như: Chính phủ Mỹ (2007) bảo lãnh
hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac (bảo lãnh công khai); Thái Lan (1997) che
dấu khoản lỗ lớn do đã can thiệp quá sâu vào thị trường hối đoái kỳ hạn (nợ ngoại
bảng tạo ra từ thị trường chứng khoán phát sinh); Hy Lạp (2008), dưới sự giúp đỡ
của Goldman Sachs, che dấu khoản thâm hụt ngân sách hơn 12% do đã tài trợ cho
khoản lỗ của các doanh nghiệp quốc doanh (bảo lãnh ngầm); Khủng hoảng tài chính
châu Á (1997) với khoản nợ khu vực tư chuyển thành nợ công chiếm tới 34.8%


19
Carment Reinhart và Keneth Rogoff, “From financial crash to debt crisis”, National Bureau of Economic
Research, năm 2010.
10

tổng số nợ. Hay theo như Laeven và Valencia
20
, chi phí của chính phủ cho việc
đương đầu với các cuộc khủng hoảng ngân hàng phát sinh trong 3 thập kỷ vừa qua
lên tới 16% GDP (nợ ẩn phát sinh). Nhìn chung, lịch sử các cuộc Khủng hoảng nợ
hầu hết đều ghi nhận sự xuất hiện đột biến của nợ ẩn như một trong cách tác nhân
gây ra khủng hoảng. Chúng ta, dù không thể ước đoán chính xác bao nhiêu và khi
nào một khoản nợ ẩn sẽ phát sinh trong tương lai, cũng nên tạo ra các không gian
dự phòng cho các khoản nợ này. Chẳng hạn việc cố gắng duy trì thặng dư ngân sách
sau mỗi năm tài khóa cũng là một trong những biện pháp tốt giúp giảm thiểu rủi ro
của những khoản nợ ẩn đột biến trong tương lai.
Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính và và phổ biến đã đề cập ở trên, Khủng hoảng
nợ còn có thể bị gây ra bởi những nguyên nhân khác, gián tiếp và ít quan trọng hơn,

chẳng hạn như:
-Chính phủ có tư duy nhiệm kỳ: Việc tư duy nhiệm kỳ thường khiến chính phủ
có ít trách nhiệm hơn với những quyết định vĩ mô của mình. Họ thường có xu
hướng lạm dụng vay nợ và chi tiêu tràn lan hơn, thậm chí đầu tư vào những dự án ít
lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận để cốt tạo ra các lợi ích chính trị cho bản thân.
Điều này khiến các khoản nợ cứ liên tục tăng lên sau mỗi năm tài khóa, trong khi
việc sử dụng các khoản nợ này thì lại rất kém hiệu quả. Laver và Hunt
21
đã từng chỉ
ra rằng, các nhà chính trị các quốc gia Nam Âu, đặc biệt là Hy Lạp, thường mang
nặng tư duy nhiệm kỳ như vậy. Bởi họ biết rằng, người phải gánh chịu hậu quả các
khoản nợ do họ vay, sẽ là các chính phủ kế nhiệm. Thành thử, nợ công ở Hy Lạp cứ
ngày càng chồng chất theo thời gian và thâm hụt ngân sách chính phủ thường tăng
cao đột biến trước mỗi đợt bầu cử.
-Hiện tượng “Original sin”: Original sin là hiện tượng được đưa ra bởi


20
Luc Laeven và Fabian Valencia, “Systemic banking crises: A new database”, International Monetary Fund,
năm 2008.
21
Michael Laver và Ben Hunt, “Policy and party compettion”, Routledge Express, năm 1992.
11

Eichengreen et al
22
, đề cập tới tình huống nhiều quốc gia không thể đi vay nợ nước
ngoài bằng đồng bản tệ của họ. Tuy hiện tượng này tương đối phổ biến trên thế giới,
nhưng đối với những nền kinh tế kém và đang phát triển, thì đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng tạo ra rủi ro vỡ nợ. Orignal sin tạo ra rủi ro vỡ nợ theo

nguyên tắc sau: Các quốc gia kém và đang phát triển thường có nhu cầu vay nợ cao
(đầu tư, chi tiêu, nhập khẩu hàng hóa,… ). Tuy nhiên, do đồng bản tệ của họ là
đồng tiền yếu, nên khi thanh toán các khoản nợ với nước ngoài, họ buộc phải chi trả
bằng ngoại tệ mạnh. Nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của các
quốc gia kém và đang phát triển thường rất hạn chế vì giá trị và sức cạnh tranh thấp.
Thêm nữa họ cũng không thể phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu vì như vậy
sẽ làm cho giá trị các khoản nợ nước ngoài cũng tăng lên tương ứng. Như vậy các
quốc gia này không còn cách nào khác đành phải vay thêm nợ mới để trả nợ cũ.
Đây chính là nguyên nhân tạo ra rủi ro vỡ nợ.
-Sự bất ổn của các nhân tố vĩ mô: Sự bất ổn của các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng
đến rủi ro Khủng hoảng nợ theo hiệu ứng dây chuyền. Chẳng hạn, khi giá cả hàng
hóa trên thế giới tăng, sẽ khiến giá trị hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia đó cũng
tăng theo. Điều này góp phần tạo nên lạm phát trong nước. Khi lạm phát trở nên quá
cao và khó kiểm soát sẽ tạo áp lực trượt giá lên đồng bản tệ. Chính phủ, vì những lý
do chính trị và kinh tế riêng, quyết định bán ra dự trữ ngoại hối để ổn định tỉ giá,
tránh đồng tiền trượt giá quá sâu. Điều này góp phần làm giảm lượng dự trữ ngoại
hối quốc gia, khiến rủi ro thanh khoản tăng lên. Ngoài ra, nhiều nhân tố vĩ mô tuy
không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, nhưng cũng có thể được sử dụng
như những chỉ báo trước cho một cuộc khủng hoảng, vì hiệu ứng dây truyền như
trên. Chẳng hạn, theo Reinhart
23
, khi các dòng vốn vay nợ nước ngoài đổ vào một
quốc gia một cách hào phóng, các ngân hàng trong nước sẽ có xu hướng cho vay nợ


22
Barry Eichengreen, Ricardo Hausmann và Ugo Panizza, “Original sin: the pain, the mystery, and the road
to redemption”, Financial Policy Forum, năm 2002.
23
Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff, “A decade of debt”, Policy Analyses in International Economics,

năm 2011.

×