Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học dân lập lương thế vinh giai đoạn 2007 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.64 KB, 15 trang )

Những biện pháp xây dựng và phát triển đội
ngũ giảng viên của trường Đại học dân lập
Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 -2015


Chu Thị Hương Giang


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Lộc
Năm bảo vệ: 2007


Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên,
nhấn mạnh các quan điểm lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong
quản lý trường học. Khảo sát thực trạng xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên
trường đại học dân lập Lương Thế Vinh trong những năm qua. Đề xuất một số giải
pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của trường giai đoạn 2007-2015, tập
trung nhất vào công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ giảng viên; đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho giảng viên; có chính sách đãi ngộ, lương và các hỗ trợ thu
nhập cho đội ngũ giảng viên; kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên, nhằm đảm bảo
đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, cân đối về cơ cấu, phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

Keywords. Giáo dục đại học; Quản lý giáo dục; Đội ngũ giảng viên


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và lịch sử đề tài nghiên cứu


Thực hiện chủ trương của Bộ GD - ĐT về công tác tuyển dụng, đào tạo - bồi dưỡng
cán bộ giảng dạy, Chỉ thị Số 40/CT - TW ngày 15 - 6 - 2004 của Ban Bí thư TW Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục, để có đủ đội ngũ
giảng viên cơ hữu cả về số lượng, chất lượng phục vụ cho yêu cầu phát triển của Trường đến
năm 2015 và những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp xây dựng và phát triển đội
ngũ giảng viên.
Với góc độ là cán bộ quản lý, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ, trăn trở về đội ngũ giảng
viên nhà trường trong tình hình và nhiệm vụ mới hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu
"Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học dân lập
Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 - 2015" với mong muốn góp phần xây dựng, phát triển đội
ngũ giảng viên, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ nhà trường trong giai đoạn phát triển; đào tạo
đa ngành nghề thích hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội và góp phần phát triển kinh tế
xã hội cho tỉnh Nam Định và các tỉnh, địa phương lân cận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường đại
học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015 đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và
cân đối về cơ cấu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên.
Thực trạng việc phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương Thế Vinh
trong những năm qua.
Đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại
học dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015.
4. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương Thế
Vinh.

5. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học dân lập
Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015.

6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn khảo sát đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương Thế Vinh
với nội dung nghiên cứu:
Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ giảng viên;
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên;
Chính sách đãi ngộ, lương và các hỗ trợ tạo thu nhập cho đội ngũ giảng viên;
Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên;
Trên cơ sở hiện trạng của nhà trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận;
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp xử lý thông tin.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Chương 2. Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân
lập Lương Thế Vinh.
Chương 3. Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học
dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 - 2015.

Chương 1
Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giảng viên, đội ngũ, đội ngũ giảng viên, đại học dân lập, đại học tư thục.
1.1.1.1. Khái niệm giảng viên
Theo Luật Giáo dục – 2005 tại mục 3 điều 70 chương IV quy định:
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo

dục khác.
2. Nhà giáo phải có tiêu chuẩn về: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ
chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý
lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.
Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các trường cao đẳng và
đại học. Giảng viên là viên chức thuộc ngành giáo dục đào tạo. Cần phân biệt khái niệm
giảng viên (nhà giáo) với khái niệm giảng viên theo tiêu chuẩn ngạch, bậc giảng viên, một
chức danh của cao đẳng và đại học.
1.1.1.2. Khái niệm đội ngũ
Đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để cùng
thực hiện một hay nhiều chức năng, họ có thể cùng nghề nghiệp, hoặc không cùng nghề
nghiệp; nhưng có chung một lý tưởng, mục đích nhất định và gắn bó với nhau về quyền lợi
vật chất, tinh thần.
1.1.1.3. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là một tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên
cứu khoa học ở các trường cao đẳng, đại học gắn kết với nhau để thực hiện hoàn thành nhiệm
vụ, theo hệ thống, mục tiêu giáo dục, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo sự
ràng buộc những nguyên tắc có tính chất của ngành giáo dục và của Nhà nước.
1.1.1.4. Đại học dân lập
Đại học dân lập là cơ sở giáo dục do các tổ chức tập thể không thuộc nhà nước đứng
ra thành lập, cùng góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cùng tham gia quản lý điều hành
mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường đại học dân lập chịu sự quản lý nhà nước
về giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND
tỉnh nơi trường đặt trụ sở. Trường đại học dân lập được tự chủ tổ chức về nhân sự, kinh phí
hoạt động.
1.1.1.5. Đại học tư thục
Đại học tư thục là trường do người có quốc tịch Việt Nam thành lập và hoạt động theo
Quy chế của trường tư thục (do Thủ tướng Chính phủ ban hành), Điều lệ trường đại học và
Quy định của pháp luật. Trường đại tư thục có địa vị pháp lý như các trường đại học công lập

trong hệ thống giáo dục quốc dân, được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế
hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ
quốc tế, tổ chức và nhân sự của trường.
1.1.2. Khái niệm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Khái niệm xây dựng và phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt " Xây dựng và phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp " [06; tr 743]
Theo Đại từ điển Tiếng Việt - Bộ GD & ĐT " Xây dựng và phát triển là sự hình
thành, vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên" [49; 1321]
Như vậy xây dựng và phát triển là tăng trưởng tiến lên, biểu hiện sự thay đổi tăng tiến
cả về lượng lẫn chất, cả thời gian và không gian của sự vật, hiện tượng, con người trong xã
hội.
1.1.2.2. Khái niệm về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng, có tính quyết định trong quá trình
giáo dục, đào tạo. Theo tác giả Nguyễn Quang Tuyền: "Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng
và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức thực hiện có chất lượng
mục tiêu và kế hoạch đào tạo " [06; 24]. Phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường, chính
là xây dựng đội ngũ giảng viên yêu nghề, có tâm huyết, gắn bó với nhà trường, có đạo đức
trong sáng, có lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu cơ bản của phát triển đội ngũ giảng viên là: Phát triển đủ về số lượng, đảm
bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
1.1.3. Các quan điểm lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong quản lý
trường học
1.1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
- Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
+ Trong văn kiện Hội nghị TW2 Đảng CSVN Khoá VIII ghi nhận "Giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu". Tại Đại hội Đảng CSVN Khoá IX quan điểm này được tiếp tục phát
triển: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố

cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững "
+ Theo Chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư TW Đảng Khoá IX ký ngày 15/6/2004 : " Xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa
đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công
chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước".
- Quan điểm của Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên
Theo chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010: “Phát triển đội ngũ nhà giáo, đảm
bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy
mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.
1.1.3.2. Quan điểm của Hội đồng giáo dục UNESCO
1- Đảm nhận nhiều chức năng hơn so với trước, có trách nhiệm hơn trong việc lựa
chọn nội dung dạy học và giáo dục.
2- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử
dụng tối đa các nguồn tri thức trong xã hội.
3 - Coi trọng hơn việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất trong quan hệ thầy
trò.
4- Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn các phương tiện dạy học hiện đại.
5- Yêu cầu hợp tác chặt chẽ và rộng rãi hơn các giáo viên cùng trường, thay đổi cấu
trúc các mối quan hệ giữa giáo viên và các thành viên khác.
6- Yêu cầu chặt chẽ hơn giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống.
7- Yêu cầu giáo viên tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
8- Giảm bớt và thay đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với người học, nhất là
học sinh, sinh viên đã trưởng thành.
1.2. Quản lý, quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Quản lý
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật

khách quan.
- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.
1.2.1.2. Quản lý nguồn nhân lực
Theo tác giả Mạc Văn Trang trong tài liệu quản lý nhân lực có khái niệm sau: Quản lý
nguồn nhân lực trong giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý gồm hoạch định, tuyển chọn,
sử dụng, phát triển và tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên, công nhân viên làm
việc có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu của giáo dục và đào tạo, đồng thời cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ lao động ngày một tốt hơn [06; 08]
- Chủ thể quản lý
- Khách thể quản lý
Quan hệ quản lý chia thành 3 nhóm: Quan hệ chỉ huy và phục tùng; Quan hệ hợp tác
và phối hợp; Quan hệ xã hội đan xen lẫn với hai loại quan hệ trên.
1.2.2. Phạm vi của quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
- Phạm vi quốc gia
+ Chủ thể quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đối tượng quản lý là toàn bộ nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Phạm vi nhà trường (cơ sở giáo dục đào tạo)
+ Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng cùng đội ngũ cán bộ quản lý.
+ Đối tượng quản lý là nguồn lực giáo dục của nhà trường.
1.2.3. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực cần đạt theo chức năng: Tuyển chọn; Bố trí, sắp
xếp; Duy trì sự ổn định và phát triển đội ngũ; Tạo môi trường làm việc hiệu quả, có chính
sách đãi ngộ, bầu không khí thoải mái.
1.2.4. Phương pháp quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
Gồm các phương pháp quản lý cơ bản sau
- Phương pháp hành chính tổ chức.
- Phương pháp kinh tế.
- Phương pháp giáo dục thuyết phục.
- Phương pháp tâm lý xã hội.
1.3. Nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

1.3.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
1.3.1.1. Xây dựng các tiêu chuẩn của đội ngũ giảng viên trong nhà trường
Các tiêu chuẩn của đội ngũ giảng viên trong Nhà trường, Điều79 Luật Giáo dục 2005
nói về nhà giáo của các Trường Cao đẳng, đại học:
“Nhà giáo của trường cao đẳng, đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên
đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại
học, thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành
nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Đội ngũ giảng viên mạnh trong nhà trường cần phải đảm bảo 2
yếu tố:
- Thứ nhất: Phải đủ về số lượng giảng viên.
- Thứ hai: Phải thực sự giỏi về chuyên môn.
Để phát triển đội ngũ giảng viên theo mô hình này:
+ Xây dựng, quy hoạch đội ngũ theo mục tiêu và chương trình đào tạo.
+ Chuẩn hoá và tiêu chí hoá các vị trí của giảng viên.
+ Tạo động lực cho giảng viên cả về yếu tố vật chất cũng như tinh thần.
1.3.1.2. Các phương thức xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Lập kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
Tuyển chọn giảng viên
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
1.3.1.3. Cơ chế đãi ngộ, hỗ trợ khác tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên
Tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tiếp cận khoa học công nghệ mới.
Có cơ chế tiền lương, hỗ trợ kinh phí khi giảng viên đi học tập.
Tổ chức động viên khích lệ giảng viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo nâng cao
trình độ sau đại học
Kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên

Chương 2
Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương

Thế Vinh
2.1. Quá trình hình thành và phát triển trường đại học dân lập Lương Thế Vinh
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nam Định và quá trình
thành lập trường
Nam Định là tỉnh phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sự nghiệp giáo dục, y
tế phát triển khá tốt. Các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã khu vực nông thôn
đều đạt mức cao. Trong chiến lược chung phát triển KTXH đất nước, Nam Định giữ vị trí khá
quan trọng. Tuy nhiên sự phát triển KTXH của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng.
Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực CMKT cho yêu cầu phát triển địa
phương, ngày 29/11/2002 Thủ Tướng Chính phủ đã có văn bản số1543/CP-KG đồng ý về
nguyên tắc thành lập trường đại học dân lập Lương Thế Vinh tại Nam Định với quy mô đào
tạo đến 2010 là 6.000 sinh viên.
Sự ra đời và hoạt động của Trường đã đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế bức bách của
Nam Định về đào tạo tại chỗ nhân lực CMKT trình độ cao đẳng, đại học, thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển KTXH giai đoạn tới 2010.
2.1.2. Tổ chức bộ máy nhà trường hiện nay
Hiện nay về cơ cấu tổ chức như sau: Hội đồng quản trị; Ban Giám hiệu; 5 phòng chức
năng, 7 khoa.
2.1.3. Nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đa trình độ đáp ứng
được yêu cầu mọi thành phần, mọi lĩnh vực cho tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.
2.1.3.1. Về chỉ tiêu số lượng tuyển sinh đào tạo chính quy trong các năm (2004-2008)

Bảng 1. Thống kê số lượng tuyển sinh từ 2004 - 2008
Năm học
Số lượng sinh viên tuyển vào các Khoa
Tổng
cộng
So với kế
hoạch và

chỉ tiêu
Kinh tế
Công
nghệ
thông tin
Kỹ thuật
nông
nghiệp
Ngoại
ngữ
Kỹ thuật
Công
nghiệp
2004-2005
403
49
18
29
155
654
700
2005-2006
678
20
59
33
306
1.096
1.000
2006-2007

1.087
41
13
390
217
1.748
1.500
2007-2008
1.113
18
63
211
133
1.538
1.500
Tổng cộng
3.281
128
153
663
811
5.036

(Nguồn từ bộ phận tuyển sinh – Phòng Đào tạo)

Theo kết quả tuyển sinh của 4 niên học (2004-2008) thì số lượng tuyển sinh vào học
tại trường so với kế hoạch và chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đảm bảo, có năm vượt chỉ
tiêu không đáng kể.
2.1.3.2. Về chất lượng đào tạo từ năm 2004 - 2007
Theo thống kê tỷ lệ giỏi, khá chưa cao, điều đó đã khẳng định được sự đánh giá

nghiêm túc về chất lượng đào tạo.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường (2004- 2007)
Hơn 3 năm hoạt động, trường đã có bước phát triển về quy mô đào tạo, đến nay số
giảng viên của trường đứng lớp chính thức 175, trong đó số cán bộ quản lý tham gia đứng lớp
là 11. Bên cạnh việc sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường đã kết hợp, coi
trọng công tác mời đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.
2.2.1. Số lượng giảng viên
Theo quy định của Bộ đối với các trường đại học thì số lượng giảng viên mà trường
hiện có không thiếu, nhưng xét về thực trạng số giảng viên chính thức đứng lớp chưa đủ.
Trường đã cố gắng khắc phục khó khăn để thực hiện chỉ tiêu giảng viên theo chiến lược phát
triển giáo dục 2001 – 2010 phấn đấu 1GV/20 SV và tuỳ theo ngành (khối kỹ thuật) có thể
nằm trong khoảng 1GV với 10 – 15 sinh viên.


Bảng 2. Diễn biến số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu từ năm 2004– 2007
(Nguồn từ Phòng tổ chức cán bộ – Công tác sinh viên)

2.2.2 - Độ tuổi của đội ngũ giảng viên
Độ tuổi giảng viên của trường: trên 60 tuổi chiếm 9,7% ; từ 51 đến 60 tuổi chiếm
12,7%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 8,9%; từ 31 đến 40 tuổi chiếm 13,1% ; từ 25 đến 30 tuổi
chiếm 55,6%. Nhà trường đã cơ cấu trẻ hoá đội ngũ giảng viên, tỷ lệ giữa độ tuổi trên 30 đến
trên 60 là tương đối đồng đều.
2.2.3. Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ giảng viên
2.2.3. 1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên cơ hữu
Bảng 3. Trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên cơ hữu năm học 2006 -2007
Khoa
Số lượng
Tổng
số GV
Trình độ giảng viên

Nam
Nữ
Giáo

Phó
giáo

Tiến
sỹ
Thạc
sỹ
Đại
học
Đang
học
CH
Đang
NCS
Kinh tế
87
48
135
3
5
14
24
78
10
1
Công nghệ

thông tin
4
3
7
1
0
1
2
2
1
0
Kỹ thuật
công nghiệp
27
20
47
3
6
10
16
9
3
0
Kỹ thuật
nông nghiệp
2
6
8
1
2

3
1
0
1
0
Ngoại ngữ
23
11
34
0
0
3
10
16
5
0
Mác – Lênin
8
6
14
0
0
4
2
6
2
0
Khoa học cơ
bản
9

5
14
0
0
2
2
7
3
0
Tổng cộng
160
99
259
8
13
37
57
118
25
1
(Nguồn từ Phòng tổ chức cán bộ – Công tác sinh viên)
Qua bảng thống kê thể hiện nhà trường thiếu giảng viên có trình độ sau đại học, đạt tỉ
lệ 36,3%; số giảng viên có trình độ đào tạo sau đại học phân bổ tương đối đồng đều.
2.2.3.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng
Bảng 4. Trình độ đội ngũ giảng viên thỉnh giảng năm học 2006 -2007
Khoa
Số lượng
Tổng số
giảng
viên


Trình độ giảng viên
Nam
Nữ
Giáo sư
Phó
giáo sư
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Đại học

Kinh tế

33
27
60
0
12
15
25
8
Năm học
Tổng số
sinh viên
Số lượng
GV
cơ hữu
Số GVCH
chính thức
đứng lớp

Số lượng
GV theo
quy định
Số lượng GV
đứng lớp
còn thiếu
2004 - 2005
654
43
20
33
13
2005 - 2006
1.750
125
43
88
45
2006 - 2007
3.498
175
125
175
50
2007 - 2008
5.036
259
175
252
77

Công nghệ
thông tin
6
1
7
1
0
1
4
1
Kỹ thuật công
nghiệp
19
5
24
3
4
6
7
4
Kỹ thuật nông
nghiệp
2
1
3
2
1
0
0
0


Ngoại ngữ

14
21
35
0
0
2
17
16

Mác – Lênin

7
6
13
0
0
5
6
2
Khoa học
cơ bản
10
2
12
1
0
4

4
3

Tổng cộng

91
63
154
7
17
33
63
34
(Nguồn từ Phòng Tổ chức, Đào tạo và các Khoa )
Tổng số giảng viên thỉnh giảng tính đến 31/6/2007 là 154 giảng viên, trong đó: Giáo
sư: 7; Phó giáo sư: 17; Tiến sĩ: 33; Thạc sĩ: 63; Đại học: 34; số giảng viên thỉnh giảng có
trình độ sau đại học là 120/154, chiểm tỉ lệ 77,9%.
2.2.3.3. Trình độ tin học của đội ngũ giảng viên
Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên cơ hữu
Giảng viên sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào đổi mới phương pháp giảng
dạy chiếm tỉ lệ 59,7 %. Trình độ giảng viên biết, sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa
học, dịch thuật, giao tiếp đạt tỉ lệ 35%.
Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên thỉnh giảng
Giảng viên sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào đổi mới phương pháp giảng
dạy chiếm tỉ lệ cao 74,7 % (tập trung ở số giảng viên dạy lý thuyết). Trình độ giảng viên biết
và sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học, dịch thuật, giao tiếp đạt tỉ lệ tương đối cao
85%.
- Thâm niên giảng dạy: thực trạng về thâm niên giảng dạy của đội ngũ giảng viên cơ
hữu của Nhà trường: có sự chênh lệch khá lớn.
Bảng 5. Thống kê thâm niên công tác của giảng viên cơ hữu năm 2007

Thâm niên
Trên
25 năm
Từ
15-25 năm
Từ
5 - 14 năm
Dưới
5 năm
Số lượng
52
37
25
144
Tỉ lệ %
20,1
14,3
16,2
55,6
(Nguồn từ phòng Tổ chức cán bộ công tác học sinh sinh viên)
2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học dân
lập Lương Thế Vinh
2.3.1. Thực trạng tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Căn cứ vào Quy chế trường Đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định số
86/QĐ-TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quy chế 86) có quy định:
Tại thời điểm khai giảng, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường phải đảm bảo không dưới
20%, trong vòng 4 năm đạt không dưới 50% khối lượng giảng dạy của từng môn học và sau
10 năm có đủ giảng viên cơ hữu theo yêu cầu đào tạo.
Cũng trong quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học ban hành
kèm theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02-12-2004 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Theo đó phải đảm bảo tỷ lệ người học (đã quy chuẩn ) trên một giảng viên theo quy định
chung không quá 20 (20 sinh viên/1GV).
Theo thống kê bình quân giảng viên trên số lượng sinh viên trong toàn trường là
không thiếu nhưng thực tế số giảng viên chính thức đứng lớp chưa đáp ứng đủ, do vậy Nhà
trường đã mời đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ.
2.3.1.1. Đối với giảng viên cơ hữu
+ Việc tuyển dụng giảng viên chưa chặt chẽ, đúng quy trình; tuy nhiên hầu hết các
giảng viên được tuyển dụng đều có tinh thần trách nhiệm.
+ Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ,
Trường tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển sau khi được tiếp nhận và qua 2 năm giảng
dạy, căn cứ vào tình tình thực tế nhà trường có thể quy hoạch cử đi học để nâng cao trình độ
theo chuyên ngành đào tạo và giảng dạy.
2.3.1.2. Đối với giảng viên thỉnh giảng
Nhà trường mời những đối tượng sau để tham gia giảng dạy:
+ Giảng viên đã và đang giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu
trong cả nước, giảng viên có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư chính trở lên, cựu giảng viên của
các trường đại học có nguyện vọng giảng dạy.
+Việt Kiều, người nước ngoài có trình độ cao, là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên
môn liên quan trực tiếp đến môn học mời giảng.
- Giảng viên lý thuyết: Cán bộ biên chế của các trường đại học, đã được bổ nhiệm vào
ngạch Giáo sư, Phó giáo sư, giảng viên chính, cán bộ có học vị từ Thạc sĩ trở lên đã được Hội
đồng tuyển dụng xét tuyển.
- Giảng viên thực hành: Giảng viên thực hành là tên gọi chung của những cán bộ
ngạch 15.113, 15.095, 13.092 (nghiên cứu viên) và 15.111 (giảng viên) được phân công làm
nhiệm vụ giảng dạy thực hành, thực tập.
Giảng viên thỉnh giảng phải có hồ sơ thỉnh giảng.
2.3.2. Thực trạng đào tạo sử dụng đội ngũ giảng viên
Hàng năm trên cơ sở các dự báo phòng Tổ chức cán bộ – Công tác sinh viên, phòng
Đào tạo nhà trường sẽ làm việc với các khoa về công tác giáo viên. Các khoa sẽ cân đối số
lượng giảng viên tại đơn vị mình lập kế hoạch cụ thể.

Trường đã cùng đơn vị sử dụng, bố trí hợp lý công tác cho giảng viên.
Có các loại hình đào tạo: đào tạo dài hạn, đào tạo lại, bồi dưỡng.
2.3.3. Nhận xét chung xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên nhà Trường hiện nay
2.3.3.1. Mặt mạnh phát triển đội ngũ giảng viên
Qua hơn 3 năm củng cố và xây dựng đội ngũ giảng viên, nhất là trong khoảng 2 năm
trở lại đây, đội ngũ giảng viên dần được bổ sung, số lượng và cơ cấu các Khoa tuy chưa đồng
đều nhưng đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đề ra: đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ , chuyên môn cho tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.
- Về năng lực đội ngũ giảng viên:
Phần lớn đội ngũ giảng viên đều tốt nghiệp ở các trường đại học sư phạm, số còn lại
được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: phương pháp giảng dạy đại học, vì thế phương pháp
giảng dạy của giảng viên tốt, giúp quá trình tiếp thu kiến thức của sinh viên đạt kết quả cao.
- Về nghiên cứu khoa học:
Công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường chú trọng, giảng viên có hai nhiệm
vụ chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thực hiện nâng cao chất lượng giảng dạy và
nghiên cứu khoa học, vì hai lĩnh vực này đối với người giảng viên nó hỗ trợ lẫn nhau; làm tốt
lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng là góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng
giảng dạy, nâng cao tri thức cho giảng viên và người học
- Về phẩm chất chính trị:
Trình độ chính trị của giảng viên qua học tập chính trị và giác ngộ cách mạng, đã
trưởng thành, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong xây dựng kinh tế
- xã hội, văn hoá giáo dục tính tổ chức và kỷ luật, ý thức chấp hành khá cao.
- Về phẩm chất đạo đức:
Đa phần đội ngũ giảng viên của trường có lối sống lành mạnh, có quan hệ tốt với
đồng nghiệp, những người xung quanh tận tuỵ với nghề. Thể hiện nhân cách người thầy là
tấm gương cho học sinh noi theo.
- Về tự bồi dưỡng:
Đa phần giảng viên Nhà trường tự nghiên cứu bồi dưỡng để đảm bảo chuyên môn
giảng dạy. Trong thời gian qua mặc dù khối lượng giảng dạy rất cao, nhưng đội ngũ giảng
viên đã tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ theo yêu cầu quy định tự bồi dưỡng,

chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó khoa, bộ môn, phòng chức năng
và nhà trường đã đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở động viên giảng viên tự học, tự nghiên cứu. Tự
học, tự bồi dưỡng là yếu tố giúp người giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn một cách
tốt nhất; kể cả giảng viên có học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Nếu không xây dựng kế hoạch
tự bồi dưỡng cũng sẽ trở thành lạc hậu so với sự phát triển khoa học, của xã hội.
2.3.3.2. Mặt yếu xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
- Do đặc thù là một trường mới thành lập số lượng giảng viên theo quy định không
thiếu nhưng số giảng viên chính thức đứng lớp chỉ đạt 67,6% nên khối lượng giảng dạy lớn,
giảng viên không có nhiều thời gian để đầu tư tự học, tự bồi dưỡng.
- Nội dung chương trình đã có sự đổi mới nhưng còn chậm. Một số đơn vị còn tình
trạng ngại ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại, sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học còn
mang tính hình thức.
- Chỉ có khoảng dưới 50% giảng viên có đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài
mang tính đối phó.
- Chính sách chế độ hỗ trợ giảng viên còn hạn chế.
2.3.3.3. Nguyên nhân mặt mạnh và mặt yếu việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
* Nguyên nhân thuận lợi dẫn đến mặt mạnh xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên:
- Kể từ nghị quyết Hội nghị TW2 Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, Đảng và nhà
nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới giáo dục, giáo dục là quốc sách
hàng đầu.
- Giảng viên được quan tâm, đảm bảo mọi chế độ chính sách đứng lớp.
- Sự phát triển khoa học kỹ thuật thế giới, tốc độ tiến bộ công nghệ thông tin được
ứng dụng vào trong tất cả lĩnh vực là động lực thôi thúc giảng viên nghiên cứu học tập, tự
học, tự bồi dưỡng.
*Nguyên nhân khó khăn dẫn đến mặt yếu phát triển đội ngũ giảng viên:
- Do mới thành lập, nên công tác tuyển dụng giảng viên ban đầu chưa được chặt chẽ,
để đáp ứng quy định của Bộ (không dưới 20%) và công tác giảng dạy nên việc tuyển dụng
mới đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu.
- Quy mô đào tạo không ổn định, hàng năm đối tượng đào tạo luôn thay đổi, chỉ tiêu

tuyển sinh có giới hạn ổn định hàng năm, nhưng yêu cầu đào tạo giáo viên giảng dạy các bộ
môn thì hàng năm có thay đổi, từ đó cũng gây ảnh hưởng cho việc xây dựng quy hoạch phát
triển đội ngũ giảng viên lâu dài.
- Các chế độ, chính sách của Nhà trường có đặt ra để thu hút nhưng chế độ chính sách
mức độ chưa đáp ứng được chi phí mà người giảng viên bỏ ra khi học, dẫn đến người giảng
viên không tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Một số giảng viên chưa ý thức được việc đi học, bồi dưỡng.


Chương 3
Một số giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập Lương
Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015
3.1. Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Giai đoạn 2007 – 2015
3.1.1. Phương hướng chung xây dựng và phát triển nhà trường
- Xác định được nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đảng bộ nhà trường tiếp tục quán triệt quan điểm cơ bản văn kiện Nghị Quyết hội
nghị TW2 Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, các văn kiện, nghị quyết hội nghị TW9 khoá
IX, Chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư ký ngày 25/6/2004, Luật giáo dục 2005, Nghị quyết
45/TW của Bộ chính trị ký ngày 17/02/2005.
- Nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng được thương hiệu nhà trường.
- Tăng cường sự hợp tác liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín.
- Cải tiến nội dung chương trình đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà
trường, nâng cao chất lượng giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy.
3.1.2. Phương hướng chung xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
3.1.2.1. Về số lượng và trình độ giảng viên
Năm học 2007 -2008, Nhà trường có đội ngũ giảng viên là 259, trong đó trực tiếp
đứng lớp là: 175; trình độ thạc sỹ là 22%; tiến sỹ là 14,3%; bình quân có 15 giảng viên dự thi

vào học sau đại học hàng năm.
3.1.2.2. Đảm bảo phù hợp cơ cấu bộ môn
Trong tuyển dụng mới, đào tạo lại đảm bảo số lượng giảng viên đồng bộ về
cơ cấu bộ môn.
3.1.2.3. Nâng cao năng lực giảng viên
+ Tổ chức học chuyên đề triết học sau đại học cho giảng viên, phấn đấu 100% số
giảng viên chưa dự thi thạc sỹ đều tham gia học tập.
+ Chỉ tiêu phát triển Đảng trong giảng viên là 3%/năm.
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Nâng cao nhận thức trong lãnh đạo nhà trường cũng như đội ngũ giảng viên
Tuyên truyền giáo dục đội ngũ giảng viên thấy được vai trò, vị trí của mình trong đội
ngũ lao động sư phạm của nhà trường.
- Phối kết hợp công tác tuyên truyền vận động giữa các tổ chức đoàn thể trong trường.
Đảng uỷ và Ban giám hiệu cùng xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng
viên. Tăng cường sự đối thoại trực tiếp giữa cán bộ lãnh đạo với đại diện sinh viên. Tổ chức
các buổi hội thảo khoa học theo bộ môn.
- Xây dựng nhận thức chung cho các thành viên về công tác phát triển đội ngũ giảng
viên là cần thiết, lập kế hoạch chi tiết hàng năm và đến năm 2015.
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
- Mỗi khoa, ngành phải tính toán nhu cầu giảng viên trong từng môn học, ngành học
được phân công, để có kế hoạch bồi dưỡng giảng viên đầu ngành. Khi xây dựng kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cần tính đến nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị. Hàng năm
có sự cân đối, điều chỉnh.
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ, chức năng đào tạo của trường trước mắt cũng như
lâu dài, từ cơ sở đội ngũ hiện có xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên .
Đảm bảo đồng bộ về cơ cấu.
- Đào tạo nâng trình độ giảng viên từ có bằng đại học chuyên ngành lên thạc sỹ, tiến
sỹ chuyên ngành, đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2015 có 347 giảng viên, phấn đấu để có trình độ
thạc sỹ là 45%; trình độ tiến sỹ là 25%.
- Dự tính đến năm 2015 số sinh viên của trường là 6.255 và số giảng viên là 347.

3.2.3. Tuyển chọn bổ nhiệm đội ngũ giảng viên
3.2.3.1. Công tác tuyển chọn giảng viên
- Mục đích: Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
theo kế hoạch phát triển của trường giai đoạn 2007 -2015.
- Yêu cầu: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của trường.
3.2.3.2. Công tác bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ giảng viên
Bổ nhiệm, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn .
3.2.3.3. Cơ cấu bộ môn và tính kế thừa
- Cân đối tỷ lệ giảng viên ở các bộ môn phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên đồng bộ cơ cấu bộ môn có tính kế thừa.
3.2.4. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Bồi dưỡng có thể chia ra: Bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng dài hạn và bồi dưỡng theo
chuyên đề.
3.2.4.1. Chương trình bồi dưỡng
Bồi dưỡng chuyên đề triết học, chính trị phẩm chất đạo đức, lý luận và phương pháp
dạy đại học, phương pháp nghiên cứu khoa học, chuyên đề chuyên ngành, kiến thức ngoại
ngữ, tin học, hành chính quản lý Nhà nước và ngành giáo dục, pháp luật, sử dụng các thiết bị,
đồ dùng dạy học hiện đại
3.2.4.2. Hình thức bồi dưỡng
Bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng tại trường (mời chuyên gia), thông qua hội
thảo, hội nghị, tham quan học tập trong và ngoài nước, gửi dự lớp chương trình dự án, nghiên
cứu tài liệu, tập san chuyên ngành, tự học, tự bồi dưỡng.
Trong các hình thức bồi dưỡng thì hình thức tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu
có ý nghĩa quan trọng vì nó phát huy nội lực của giảng viên.
Nhà trường cần nghiên cứu chế độ, chính sách về kinh phí để bồi dưỡng.
3.2.5. Chính sách, chế độ đãi ngộ
- Đối với những giảng viên đang đứng lớp chưa đào tạo sau đại học, sẽ bố trí tạo sắp
xếp thời gian để giảng viên kết hợp vừa học vừa làm.
- Đối với giảng viên chưa đứng lớp, nhà trường cử đi đào tạo theo hình thức tập trung.

- Vận dụng các chế độ chính sách của nhà nước và có chế độ hỗ trợ thêm để giúp
giảng viên trong học tập nâng cao trình độ. Sau khi học xong căn cứ vào trình độ cụ thể của
giảng viên, sẽ nâng mức lương theo hệ số, bảng lương mà nhà trường xây dựng. Được thanh
toán thừa giờ (nếu có). Đảm bảo tốt các quyền lợi vật chất, tinh thần cho người giảng viên.
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên
3.2.6.1. Quan điểm về kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên
Kiểm tra đánh giá là kết thúc thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo
chỉ đạo để rút ra kinh nghiệm quản lý, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp để tiến hành lập kế
hoạch thực hiện mới và cần phải khách quan, công khai, dân chủ, công bằng.
3.2.6.2. Tổ chức kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên
- Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra không thường xuyên.
3.2.6.3. Sử dụng kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên
Sau mỗi đợt kiểm tra, thu thập thông tin, tổng hợp đánh giá. Lập thống kê theo biểu
mẫu đánh giá để có nhận xét khách quan và có biện pháp kịp thời.
- Căn cứ kết quả để điều chỉnh những thiếu sót trong việc quản lý đội ngũ giảng viên.
3.3. Tổ chức thực hiện các giải pháp
3.3.1. Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp
Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên:
- Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Nâng nhận thức phát triển đội ngũ giảng viên
- Tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ giảng viên.
- Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
- Đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên.
Trong các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học dân lập
Lương Thế Vinh mỗi giải pháp đều có vị trí quan trọng tác động vào đội ngũ giảng viên. Do
đó không thể thực hiện từng giải pháp riêng lẻ mà cần phải thực hiện đồng bộ và có sự phối
kết hợp .
3.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp
Tỷ lệ % ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải

pháp
TT
Giải pháp
Tính cấp thiết
Tính khả thi
Rất
cấp
thiết
Cấp
thiết
Không
cấp
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
Không
khả
thi
1
Nâng cao nhận thức trong lãnh đạo nhà
trường cũng như đội ngũ giảng viên về
vai trò, vị trí và tầm quan trọng của
việc phát triển đội ngũ giảng viên của
trường Đại học dân lập Lương Thế
Vinh
86
14

-
78
14
8
2
Lập kế hoạch phát triển giảng viên
92
8
-
94
6
-
3
Tuyển chọn, bổ nhiệm giảng viên
94
6
-
90
8
2
4
Bồi dưỡng giảng viên
82
18
-
78
16
8
5
Đảm bảo vật chất tinh thần cho giảng

viên
82
18
-
78
16
6
6
Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ
giảng viên
84
16
-
74
18
8

100% ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý của trường cho rằng các giải pháp do đề
tài luận văn đề xuất là rất cấp thiết và cấp thiết. Hầu hết các ý kiến (từ 92%- 100%) cho rằng
các giải pháp trên là rất khả thi và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đề tài đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên, đặc biệt là ở các trường ngoài công lập.
1.2. Đề tài đã góp phần đánh giá thực trạng về đội ngũ giảng viên trường đại học dân
lập Lương Thế Vinh.
1.3. Đề tài đã đưa ra 6 giải pháp chủ yếu:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức trong toàn trường về tầm quan trọng phát triển đội
ngũ giảng viên trường ĐHDL Lương Thế Vinh đến năm 2015.

Giải pháp 2: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
Giải pháp 3: Tuyển chọn bổ nhiệm đội ngũ giảng viên
Giải pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần cho giảng viên.
Giải pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình thực hiện đề tài tác giả còn thấy nhiều vấn đề cần giải quyết nên có một số
đề xuất sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục đầu tư cho ngành giáo dục đào tạo bậc cao đẳng, đại học.
Xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo chuyên ngành
trong cả nước đối với cả hệ thống giáo dục ngoài công lập.
2.2. Đối với trường ĐHDL Lương Thế Vinh
Đảng uỷ và Ban giám hiệu nắm chắc mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường hiện
nay và phát triển tương lai, có kế hoạch xây dựng , phát triển đội ngũ giảng viên cụ thể hàng
năm đến năm 2015 trên cơ sở đội ngũ giảng viên hiện có.
Nghiên cứu vận dụng để có thêm hỗ trợ kinh phí hợp lý cho giảng viên khi tham gia
dự học thạc sỹ, tiến sỹ, tham gia đào tạo lại ngoài quy định chung.
Xây dựng chế độ tiền lương phù hợp với tình hình thực tiễn và mặt bằng chung của xã
hội, khuyến khích nâng bậc lương đối với những trường hợp có bằng thạc sỹ, tiến sỹ.
Có chế độ chính sách cụ thể thu hút giảng viên có kinh nghiệm, trình độ cao về trường
công tác.
Với giảng viên thỉnh giảng trường cần có những chế độ ưu tiên đặc biệt.
Đánh giá đúng mức tầm quan trọng việc xây dựng và phát triển giảng viên.
2.3. Đối với giảng viên và đội ngũ giảng viên
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò người giảng viên trong trách nhiệm không
ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ năng lực sư phạm,
phẩm chất chính trị đạo đức… đảm bảo điều kiện tham gia giảng dạy bộ môn tốt, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo.




References
1.
Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh
vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Số 1430 BC/VH-GD -TTN, 2006. Quốc hội khóa
XI.
2.
Lê Khánh Bằng. Tổ chức quá trình dạy học đại học. Viện nghiên cứu đại học và
giáo dục chuyên nghiệp, 1993.
3.
Đặng Quốc Bảo. Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy Trường Cán
bộ quản lý Giáo dục, 1997.
4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý nhà nước về giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục,
2003.
5.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, được Thủ tướng phê duyệt số
201/2001/QĐ/TTg ngày 28/12/2001.
6.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010. NXB Giáo dục, 2002.
7.
Chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đại học Lương Thế Vinh,
2005.
8.
Chỉ thị 40/CT. TW của Ban Bí thư ký ngày 15/06/2004 “Về việc xây dựng, nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
9.
Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh. Hội khuyến học
tỉnh Nam Định, 2003.

10.
Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản giáo dục,
1998.
11.
Nguyễn Minh Đường. Phát triển nguồn nhân lực. Tập bài giảng lớp cao học Hà
Nội, 2000.
12.
Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực. Nhà xuất bản
giáo dục Hà Nội, 2004.
13.
Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Nhà xuất bản
chính trị gia Quốc gia. Hà Nội, 1999.
14.
Võ Thành Khôi. Tâm lý học lãnh đạo, quản lý. Nhà xuất bản chính trị gia Quốc gia.
Hà Nội, 2005.
15.
Phan Văn Kha. Công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học và chuyên
nghiệp trên quan điểm tiếp cận hiện đại. Viện nghiên cứu PTGD.
16.
Trần Kiểm. Khoa học quản lý giáo dục và một số vấn đề lý luận thực tiễn. Nhà xuất
bản giáo dục, 2004.
17.
Nguyễn Kỳ – Bùi Trọng Tuân. Một số vấn đề của quản lý giáo dục. Tài liệu trường
cán bộ QLGD. Hà Nội 1984.
18.
Luật Giáo dục năm 2005 Nhà xuất bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội 2005.
19.
Lưu Xuân Mới. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ trong quản lý ở trường cao
đẳng và đại học. Tài liệu Trường CBQL GD- ĐT Hà Nội, 1999.
20.

Phạm Thành Nghị. Lý luận về tổ chức quản lý. Tài liệu Viện nghiên cứu phát triển
giáo dục Hà Nội, 1999.
21.
Phạm Thành Nghị. Quản lý chiến lược trong các trường cao đẳng, đại học. Nhà
xuất bản chính trị gia Quốc gia. Hà Nội 2000.
22.
Quy chế trường Đại học dân lập ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày
18-7-2000 của Thủ tướng Chính Phủ.
23.
Nguyễn Bá Sơn. Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Nhà xuất bản chính trị
gia Quốc gia. Hà Nội 2000.
24.
Vũ Văn Tảo. Chính sách và chiến lược phát triển đào tạo ở Việt Nam. Tập bài giảng
lớp Cao học Hà Nội, 1999.
25.
Mạc Văn Trang. Quản lý nhân sự trong giáo dụcvà đào tạo. Tài liệu đào tạo học
QLGD. Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
26.
Phú Trọng – Trần Xuân Sâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội,
2004.
27.
Nguyễn Đức Trí. Quản lý quá trình giáo dục đào tạo.Viện nghiên cứu PTGD, 1999.
28.
Nguyễn Quốc Trí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý đội ngũ. Tài liệu: Chương trình
huấn luyện kĩ năng quản lý và lãnh đạo Hà Nội, 2004.
29.
Nguyễn Trí. Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học, cao đẳng từ
nay đến năm 2020. Viện nghiên cứu PTGD, 1997.
30.

Văn kiện Đảng bộ Trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh nhiệm kỳ I (2004 -
2009).
31.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà
Nội 2001.
32.
Viện Khoa học giáo dục. Một số vấn đề về KT- XH của việc quy hoạch giáo dục.
UNESCO xuất bản. Hà Nội 1972.





×