Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Phân loại và giải các bài toán hóa học vô cơ phần phi kim theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.61 KB, 23 trang )

- -
1
Phân loại và giải các bài toán
hóa học vô cơ - phần phi kim theo một phương
pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và
học môn hóa học trung học phổ thông
Categorize and solve the chemistry of inorganic-nonmetallic parts according to a
common methodology contributes to enhancing the effectiveness of teaching and
learning of chemistry education
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +


Trương Thành Chung


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học (bộ môn Hóa học);
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Ngọc Ban
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học
(trung học phổ thông) THPT; ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy và
học môn hóa học; cơ sở lựa chọn, phân loại các bài tập hóa học; thực trạng của việc sử dụng
các bài toán hóa học của giáo viên và học sinh THPT. Nghiên cứu phương pháp chung giải
các bài toán hóa học THPT và vận dụng để giải các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim
đó lựa chọn và phân loại. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề
tài.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Hóa học vô cơ; Trường trung học phổ thông


Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển tư duy cho học sinh
là việc sử dụng các bài tập hóa học (gồm bài tập định tính và bài tập định lượng). Việc sử dụng các
bài toán hóa học, vừa góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, vừa rèn luyện, phát triển
năng lực nhận thức tư duy cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên luôn quan tâm tìm tòi, lựa chọn các câu hỏi, bài toán
phù hợp cũng như các cách giải hiệu quả nhất để phục vụ cho các giờ lên lớp, các giờ luyện tập hoặc
kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Còn đối với học sinh, các
em cũng luôn mong muốn có được những câu hỏi, những bài toán tốt, có những cách giải dễ dàng,
thuận tiện để nâng cao hiệu quả học tập.
- -
2
Tuy nhiên, hiện nay trong các tài liệu tham khảo hóa học, số lượng bài tập hóa học quá lớn và
đa dạng, phương pháp giải các bài toán hóa học đưa ra lại nhiều nên học sinh và ngay cả một số giáo
viên cũng cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn và giải các bài toán hóa học.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trên, chúng tôi chọn đề tài “Phân loại và giải các bài toán hóa
học vô cơ - phần phi kim theo một phƣơng pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
môn hóa học trung học phổ thông”
2. Lịch sử nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay nhiều tác giả khác nhau đã đưa ra nhiều phương pháp giải
các bài toán hóa học, đặc biệt là các phương pháp giải nhanh các bài toán hóa học trắc nghiệm.
Trong tài liệu "Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông", tác giả đã
hệ thống và đưa ra một phương pháp chung giải các bài toán hóa học đơn giản và dễ sử dụng đối với
học sinh. Việc áp dụng phương pháp chung nêu trên để giải các bài toán Hóa vô cơ Lớp 12 và bài
toán xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ đã được trình bày ở hai luận văn thạc sĩ sư phạm
hóa học trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp tục áp dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học
THPT để giải các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn

Hóa học THPT.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim và giải chúng theo một phương
pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học trung học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học THPT ; Ý
nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong quá trình dạy và học môn hóa học ; Cơ sở lựa chọn, phân
loại các bài tập hóa học ; Thực trạng của việc sử dụng các bài toán hóa học của giáo viên và học sinh
THPT.
- Nghiên cứu phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT và vận dụng để giải các bài
toán hóa học vô cơ - phần phi kim đã lựa chọn và phân loại.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim trong chương trình trung học phổ thông.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hóa học vô cơ - phần phi kim trong chương trình THPT

- -
3
6. Câu hỏi nghiên cứu.
- Cơ sở để lựa chọn và phân loại các bài toán hóa học là gì ?
- Phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT là phương pháp nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu lựa chọn và phân loại tốt các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim và sử dụng tốt
phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT để giải các bài toán đó sẽ có được một hệ thống
các bài toán, là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh tham khảo, sử dụng góp phần nâng cao hiệu
quả, chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài đang xét.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa phổ thông và các tài liệu tham khảo về phần phi kim trong
chương trình hóa học ở THPT.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra tình hình sử dụng bài toán hóa học và phương pháp giải chúng trong dạy học hóa học.
+ Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và chuyên gia về phương pháp giải các bài toán hóa học
trong dạy học hóa học.
+ Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học và
khoa học ứng dụng sư phạm.
9. Đóng góp mới của đề tài
Đã lựa chọn và phân loại được hệ thống các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim theo bốn mức
độ tư duy từ thấp đến cao: Biết - Hiểu - Vận dụng - Vận dụng Sáng tạo và giải các bài toán đó theo
phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT. Đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học ở THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim và giải theo phương
pháp chung giải bài toán hóa học trung học phổ thông
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.



- -
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quá trình dạy và học môn Hóa học
trung học phổ thông
1.1.1. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa thày và trò, là quá trình nhận thức của HS do
giáo viên tổ chức, điều khiển nhằm chiếm lĩnh nội dung học vấn phổ thông. Nói cách khác, dạy học
là quá trình nhận thức của HS dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện mục đích và nhiệm
vụ của dạy học.
1.1.2. Chất lượng dạy học
Chất lượng dạy học được hiểu là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất lượng học tập
của người học xét cả về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu của môn học.
Chất lượng dạy học được đánh giá thông qua giờ học hoặc thông qua một quá trình dạy học và
chủ yếu được căn cứ vào kết quả giảng dạy học tập của giờ học hay quá trình học đó cả về mặt định
lượng (khối lượng tri thức mà người học tiếp thu được) và cả về mặt định tính (mức độ sâu sắc, vững
vàng của những trí thức mà người học lĩnh hội được).
Trong hai yếu tố là chất lượng giảng dạy của người dạy và chất lượng học tập của người học
thì chất lượng dạy học được biểu hiện tập trung nhất ở chất lượng học tập của người học. Người học
là người quyết định chính đến chất lượng dạy học. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì đồng nghĩa
với việc phải nâng cao chất lượng học tập của người học.
1.1.3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học
Chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung và
chương trình môn học ; hệ thống sách giáo khoa ; đổi mới phương pháp dạy học ; điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ cho quá trình dạy và học, Trong bản luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc sử
dụng bài toán hóa học, trong đó, chú trọng vào việc lựa chọn, phân loại và phương pháp giải bài toán
hóa học, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học THPT.
1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học
Bài tập hóa học là một hệ thống các câu hỏi và bài toán về hóa học nhằm đạt được một hay
nhiều những mục tiêu kiến thức cần đánh giá đối với HS. Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử
dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.
Bài tập hóa học có ý nghĩa, tác dụng về nhiều mặt: ý nghĩa trí dục, ý nghĩa phát triển và ý

nghĩa giáo dục.


- -
5
1.2.2. Lựa chọn, phân loại bài tập hóa học
Hiện nay, trong các sách tham khảo hóa học, số lượng câu hỏi và bài toán hóa học rất phong
phú và đa dạng. Để phục vụ tốt cho việc dạy và học hóa học, chúng tôi lựa chọn các bài tập hóa học
dựa vào những tiêu chí sau:
- Bám sát nội dung chương trình, mục tiêu của môn học, bám sát nội dung sách giáo khoa hóa
học THPT.
- Có nội dung phong phú, đậm bản chất hóa học và có tính thực tế, tránh sự nặng nề lắt léo về
mặt toán học. Bên cạnh những bài tập cơ bản, cần có những bài tập tổng hợp, sâu sắc phát triển trí
thông minh sáng tạo, khơi dậy hứng thú học tập của HS. Bên cạnh những bài tập có hướng dẫn giải
cần phải có những bài tập tự luyện, giúp HS tự học, phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. Bên
cạnh những bài tập tự luận là những bài tập trắc nghiệm,
Sau khi đã lựa chọn được các bài tập thì việc phân loại chúng có ý nghĩa quan trọng. Có nhiều
cách phân loại bài tập tùy thuộc vào cơ sở phân loại. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng
cách phân loại bài tập theo hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam: phân loại các bài tập
theo các mức độ nhận thức tư duy gồm các dạng: dạng Biết - dạng Hiểu - dạng Vận dụng - dạng
Vận dụng sáng tạo.
- Các bài tập dạng biết:
Các bài tập ở dạng biết chỉ yêu cầu về năng lực nhận thức của học sinh là nhớ lại và nhắc lại
những kiến thức đã học một cách máy móc. Tư duy của học sinh ở mức độ biết là tư duy cụ thể và kỹ
năng tương ứng chỉ là kỹ năng bắt chước theo mẫu.
- Các bài tập dạng hiểu:
Các bài tập ở dạng hiểu yêu cầu học sinh có năng lực nhận thức là tái hiện kiến thức, diễn giải
kiến thức, mô tả kiến thức. Ở mức độ này, học sinh phải có tư duy logic, tương ứng với kỹ năng phát
huy sáng kiến (làm không còn bắt chước máy móc).
- Các bài tập dạng vận dụng:

Ở các bài tập vận dụng, yêu cầu học sinh cần phải có là khả năng vận dụng kiến thức để xử lý
tình huống khoa học cụ thể hay tình huống mới, tình huống trong đời sống thực tiễn. Ở đây, tư duy
học sinh đã được nâng lên một trình độ cao hơn đó là tư duy hệ thống (suy luận tương tự, tổng hợp,
so sánh, khái quát hóa). Kỹ năng tương ứng mà học sinh cần đáp ứng là kỹ năng đổi mới (không bị lệ
thuộc vào mẫu, có sự đổi mới, hoàn thành kỹ năng nhịp nhàng không phải hướng dẫn).
- Các bài tập dạng vận dụng sáng tạo:
Dạng vận dụng được nâng lên ở trình độ cao hơn đó là vận dụng sáng tạo. Ở trình độ này, học
sinh có năng lực nhận thức là phân tích, tổng hợp, đánh giá và phải có tư duy trừu tượng (suy luận
các vấn đề một cách sáng tạo, ngoài các khuôn khổ quy định). Kỹ năng tương ứng là kỹ năng có sáng
- -
6
tạo, đạt tới trình độ cao; sáng tạo ra một quy trình hoàn toàn mới, nguyên lý mới, tiếp cận mới, tách
ra khỏi mẫu ban đầu.
1.2.3. Thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường phổ thông
Để đánh giá thực trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến
hành thực nghiệm điều tra thực tế qua bảng câu hỏi điều tra dành cho giáo viên và học sinh.
Tại trường THPT Marie Curie thành phố Hải Phòng, sau khi tham khảo ý kiến của 10 giáo
viên trong tổ Hóa học và điều tra 580 học sinh tại trường, kết hợp với kết quả trong nhóm được điều
tra ở một số trường khác trong thành phố, chúng tôi có nhận xét:
- 100% các giáo viên đều thống nhất việc sử dụng bài toán hóa học trong việc nâng cao hiệu
quả dạy học là rất cần thiết.
- Hầu hết các giáo viên (> 90%) không hướng dẫn học sinh giải các bài toán hóa học theo
phương pháp chung mà theo các phương pháp khác nhau theo từng dạng bài.
- 100% các giáo viên đều sử dụng các định luật bảo toàn hóa học và một số phương pháp khác
đã nêu để hướng dẫn học sinh giải nhanh các bài toán hóa học.
- Với học sinh, hầu hết các em (> 90% HS) cho rằng việc giải các bài toán hóa học là khó
khăn. Các em giải thích với nhiều lí do, trong đó có một nguyên nhân là do các Thầy, Cô đưa ra
nhiều cách giải khác, tùy theo mỗi dạng bài nên các em không nắm được bản chất, thường lúng túng,
không linh hoạt trong giải bài toán hóa học.
1.3. Phƣơng pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông

Các bài toán hóa học có thể giải dựa vào quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng và dựa
vào các công thức chuyển đổi giữa số mol chất (n) với khối lượng (m), thể tích (V), nồng độ (C
M
,
C%) của chất.
1.3.1. Các công thức cần thiết khi giải bài toán hóa học.
STT
Công thức
Số mol chất
1
m = M

n
m
n =
M

2
V
0
= 22,4

n
0
V
n =
22,4

3
ct

M
dd
n
C =
V

n = C
M
. V
dd
- -
7
4
ct
dd
ct
m
C% = . 100%
m
m
= . 100%
V.d

ct dd
ct
ct
1 C%
n = . m .
M 100%
1 C%

= . V.d .
M 100%


1.3.2. Quan hệ giữa số mol của các chất phản ứng
Thí dụ 1:
Xét phản ứng: aA + bB

cC + dD
Số mol của các chất đã tham gia hay hình thành sau phản ứng kí hiệu lần lượt là n
A
, n
B
, n
C
, n
D
. Các giá trị
này phải tỉ lệ với các hệ số a, b, c, d tương ứng, nghĩa là:
C
A B D
n
n
nn
= = =
a b c d

Dựa vào hệ thức này có thể xác định số mol của một chất bất kì khi biết số mol của các chất khác đã
tham gia hay hình thành sau phản ứng:
B D B D

A C A C
a a a b b b
n = n = n = n ; n = n = n = n ;
b c d a c d

Thí dụ 2:
Xét một dãy biến hóa sau:
2A + 5B

C + 3D (1)
3C + E

2G + 4H (2)
2H + 3I

5K + 3M (3)
Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Hãy thiết lập quan hệ giữa n
K
và n
A
, giữa n
B
và n
M
?
Giải:
Để thiết lập mối quan hệ giữa n
K
và n
A

ta xuất phát từ chất K và xét quan hệ giữa K và A bắc cầu qua
các chất trung gian H và C. Cụ thể, theo các phản ứng (3), (2), (1), ta có:

K H H
C C A
5 4 1
n = n ; n = n ; n = n
2 3 2



K
AA
5 4 1 5
n = . . n = n
2 3 2 3

Tương tự, để thiết lập quan hệ giữa n
B
và n
M
ta xuất phát từ chất B và cũng xét quan hệ giữa B và M
bắc cầu qua các chất trung gian C và H. Ta có:
B H H M
CC
32
n = 5n ; n = n ; n = n
43




B M M
3 2 5
n = 5 . . n = n
4 3 2

- -
8
1.3.3. Phương pháp chung giải bài toán hóa học trung học phổ thông
Các bài toán hóa học có thể chia làm hai loại:
1) Các bài toán liên quan đến phản ứng của một chất qua một giai đoạn hay một dãy biến hóa.
2) Các bài toán liên quan đến phản ứng của một hỗn hợp chất.
Các bài toán liên quan đến phản ứng của một hỗn hợp chất được gọi là các bài toán hỗn hợp
còn các bài toán liên quan đến phản ứng của một chất được gọi là các bài toán "không hỗn hợp".
■ Loại bài toán "không hỗn hợp".
Phƣơng pháp giải các bài toán loại này là lập biểu thức tính đại lượng mà bài toán đòi hỏi
rồi dựa vào quan hệ giữa số mol của "chất cần tính toán" với số mol của "chất có số liệu cho
trước" trong phương trình hóa học và dựa vào các công thức để giải.
■ Loại bài toán hỗn hợp.
Phƣơng pháp giải bài toán hỗn hợp là đặt ẩn số, lập phƣơng trình và giải phƣơng trình
để suy ra các đòi hỏi của bài toán.
- Ẩn số thường đặt là số mol của các chất trong hỗn hợp.
- Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa các số liệu cho
trong bài (sau khi đã đổi ra số mol chất, nếu có thể được) với các ẩn số.
- Giải các phương trình sẽ xác định được các ẩn số, rồi dựa vào đó suy ra các đòi hỏi khác
nhau của bài toán.
Chú ý: - Nhiều bài toán hỗn hợp có số phƣơng trình lập đƣợc ít hơn số ẩn số. Trong
trường hợp này, để giải hệ các phương trình vô định có 2 phương pháp chính, đó là:
● Giải kết hợp với biện luận, dựa vào điều kiện của các ẩn số.
Thí dụ, nếu ẩn số là số mol của các chất thì chúng phải luôn luôn dương, ẩn số là số nguyên tử

cacbon (n) trong các chất hữu cơ thì n phải là số nguyên dương. Với hiđrocacbon là chất khí thì n


4 , với ancol chưa no thì n

3, Dựa vào các điều kiện như vậy có thể giải được hệ phương trình
vô định và giải được bài toán.
● Giải dựa vào việc tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.
Thí dụ, với hỗn hợp gồm 2 chất 1 và 2, có
hh 1 1 2 2
hh
12
hh
m
M n + M n
M = =
n n + n

Tính
hh
M
và giải bất đẳng thức M
1
<
hh
M
< M
2
sẽ giải được hệ phương trình vô định. Phương
pháp này thường được áp dụng với các bài toán mà khối lượng hỗn hợp đã biết và số mol hỗn hợp đã

biết hoặc có thể tính toán, đặc biệt là với các bài toán hỗn hợp các chất liên tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng, hỗn hợp muối của các kim loại liên tiếp nhau trong một nhóm của bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học,
- -
9
- Với các bài toán hỗn hợp cùng loại, có các phản ứng xảy ra tương tự nhau, hiệu suất như
nhau thì có thay thế hỗn hợp bằng một chất có công thức phân tử trung bình (CTPTTB) để giải.
Chúng ta nhận thấy cách giải các bài toán "không hỗn hợp" và các bài toán hỗn hợp tuy có
những điểm khác nhau nhưng chúng đều thống nhất ở chỗ là đều dựa vào quan hệ giữa số mol của
các chất phản ứng và các công thức biểu thị quan hệ giữa số mol chất với khối lượng, thể tích,
nồng độ của chất. Đó chính là nội dung của phương pháp chung giải các bài toán hóa học.
Hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm ngày càng phổ biến mà đặc điểm của loại hình kiểm tra
này là số lượng câu hỏi nhiều, vì thế mà thời gian làm bài rất ngắn. Ngoài việc áp dụng phương pháp
chung giải các bài toán hóa học THPT, cần kết hợp, vận dụng hợp lý các định luật sẵn có trong hóa
học như: Định luật bảo toàn khối lượng; định luật bảo toàn electron; định luật bảo toàn nguyên
tố ; định luật bảo toàn điện tích để giải nhanh các bài toán hóa học.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm:
- Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy và học môn Hóa học
trung học phổ thông.
- Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học; cơ sở lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học; thực
trạng việc sử dụng bài toán hóa học ở trường THPT.
- Phương pháp chung giải các bài toán hóa học ở THPT.

CHƢƠNG 2
LỰA CHỌN, PHÂN LOẠI CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC VÔ CƠ - PHẦN PHI KIM VÀ GIẢI
THEO PHƢƠNG PHÁP CHUNG GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


2.1. Tổng quan về chƣơng trình hóa học vô cơ - phần phi kim trong trung học phổ thông
Chương trình trung học phổ thông, phần hóa học vô cơ - phi kim bao gồm các nội dung như
sau:
Chƣơng trình
Chƣơng
Nội dung
Hóa học 10
Chương 5
Nhóm Halogen
Chương 6
Nhóm Oxi - Lưu huỳnh
Hóa học 11
Chương 2
Nhóm Nitơ - Photpho
Chương 3
Nhóm Cacbon - Silic
- -
10
2.2. Hệ thống các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim lựa chọn, phân loại và giải theo
phƣơng pháp chung
Trong mỗi chủ đề về bài tập của chương, chúng tôi trình bày với 3 nội dung chính:
- Tóm tắt một số kiến thức cần nắm vững của chương.
- Nêu lên một số lưu ý trong quá trình giải bài toán hóa học.
- Lựa chọn và phân loại hệ thống các bài toán của chương theo 4 mức độ: Biết - Hiểu - Vận
dụng - Vận dụng sáng tạo ; đồng thời; giải các bài toán này theo phương pháp chung giải bài toán
hóa học THPT. Bên cạnh đó, chúng tôi biên soạn các bài toán tự luyện của mỗi chương để HS tự
luyện tập ở nhà, có kèm theo đáp số và đáp án.
2.2.1. Bài toán về nhóm Halogen
a) Một số kiến thức cần nắm vững:
b) Một số điểm lƣu ý khi giải toán:

c) Hệ thống bài toán nhóm Halogen.
- Bài tập dạng Biết.
- Bài tập dạng Hiểu.
- Bài tập dạng Vận dụng.
- Bài tập dạng Vận dụng sáng tạo.
d) Các bài toán tự luyện.
2.2.2. Bài toán về nhóm Oxi - Lưu huỳnh.
2.2.3. Bài toán về nhóm Nitơ - Photpho.
2.2.4. Bài toán về nhóm Cacbon - Silic.
2.3. Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo mức độ nhận thức tƣ duy trong quá trình dạy và học
phần phi kim - chƣơng trình Hóa học vô cơ THPT
Ở bất kỳ giai đoạn, quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài toán hóa học. Khi dạy học bài
mới, có thể dùng bài toán để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang
phần khác, để củng cố bài, để hướng dẫn HS học bài ở nhà Hệ thống bài toán hóa học đã được biên
soạn ở trên được chúng tôi lựa chọn và sử dụng trong các hoạt động dạy học:
- Để hình thành kiến thức mới.
- Để vận dụng củng cố kiến thức, kỹ năng của HS.
- Để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS.
Tùy theo mục đích, yêu cầu và đối tượng HS mà giáo viên có thể thiết kế, sử dụng các bài toán
đã biên soạn cho HS sử dụng sao cho linh hoạt.
2.3.1. Sử dụng bài toán hóa học theo mức độ nhận thức tư duy trong việc hình thành kiến thức mới
Thông thường trong một bài học, giáo viên thường sử dụng bài toán theo các giai đoạn dạy học:
- Giai đoạn 1: Câu hỏi vấn đáp, gồm các bài toán ở dạng biết và hiểu, kiểm tra các kiến thức cũ.
- -
11
- Giai đoạn 2: Giải quyết các vấn đề thuộc bài mới, bằng các bài toán ở dạng biết và hiểu.
- Giai đoạn 3: Tổng kết tìm ra các mối liên hệ, thông thường sử dụng các bài toán dạng vận
dụng và vận dụng sáng tạo.
2.3.2. Sử dụng bài toán hóa học theo mức độ nhận thức tư duy để vận dụng củng cố kiến thức, kỹ năng
Thực tiễn dạy học tại trường phổ thông cho thấy, việc sử dụng bài toán hóa học để củng cố

kiến thức mang lại hiệu quả rất cao. Bởi vì nó giúp cho HS khắc sâu kiến thức trọng tâm và rèn luyện
kỹ năng hóa học.
Trong các bài luyện tập, ôn tập, có thể hệ thống các kiến thức cần nắm vững sau đó mới đưa ra
các bài toán cho HS vận dụng hoặc có thể trình bày xen kẽ giữa việc ôn kiến thức lý thuyết với các
bài toán để vận dụng cho từng phần kiến thức.
Thí dụ: Trong các giờ ôn tập, luyện tập chương, giáo viên có thể sử dụng các bài toán dạng
Vận dụng và Vận dụng sáng tạo, mang tính chất tổng hợp nội dung của chương.
2.3.3. Sử dụng bài toán hóa học theo mức độ nhận thức tư duy nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ
vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh
Kiểm tra đánh giá là công đoạn cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình dạy học. Căn cứ
vào kết quả kiểm tra đánh giá, giáo viên và học sinh biết được hiệu quả phương pháp dạy học và tự
điều chỉnh phương pháp cũng như cách dạy, cách học. Việc kiểm tra đánh giá có thể áp dụng trong
mọi khâu của quá trình dạy học, với nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra miệng, kiểm tra vấn
đấp, kiểm tra viết, trắc nghiệm, hoặc phối hợp các hình thức kiểm tra với nhau. Tùy vào mục đích
kiểm tra và đối tượng học sinh, ta có thể sử dụng các bài toán ở cả 4 mức độ tư duy nhận thức.
Cụ thể, chúng tôi đã xây dựng được 4 đề kiểm tra: 2 đề kiểm tra 30 phút và 2 đề kiểm tra 45
phút. Sau khi dạy bài mới, ôn tập và luyện tập chương, chúng tôi đã sử dụng các đề trên để đánh giá
kiến thức, kỹ năng của học sinh. Qua kết quả kiểm tra, giáo viên chỉ ra cho học sinh các thiếu sót, lỗ
hổng trong kiến thức, đồng thời có kế hoạch bổ sung cho quá trình dạy học.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày các vấn đề sau:
- Tổng quan về chương trình hóa học vô cơ - phần phi kim; tóm tắt một số kiến thức cần nắm
vững; những lưu ý trong quá trình giải bài toán hóa học.
- Lựa chọn, phân loại và xây dựng hệ thống các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim ở từng
chương theo 4 mức độ nhận thức tư duy và giải các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim trên theo
phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT.
Cụ thể, chúng tôi đã biên soạn được 88 bài toán có lời giải (gồm 38 bài toán tự luận và 50 bài
toán trắc nghiệm) và 64 bài toán tự luyện (gồm 32 bài toán tự luận và 32 bài toán trắc nghiệm).

- -
12
Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng 4 đề kiểm tra: 2 đề kiểm tra 30 phút và 2 đề kiểm tra 45 phút để
kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.
- Đã đề xuất việc sử dụng hệ thống bài toán đã biên soạn trong dạy và học phần phi kim thuộc
chương trình Hóa học vô cơ THPT.

CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm
Dựa vào mục tiêu đã đề xuất của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh
giá tính hiệu quả, khả thi của đề tài thông qua việc so sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
- Lựa chọn địa bàn và đối tượng TNSP.
- Soạn thảo các giáo án giờ dạy, các đề kiểm tra theo nội dung của đề tài.
- Chấm điểm kiểm tra, thu thập số liệu và phân tích xử lý kết quả TNSP.
- Đánh giá sự phù hợp của sự lựa chọn và phân loại bài toán theo các mức độ nhận thức tư duy;
đánh giá hiệu quả của hệ thống bài toán đã lựa chọn, phân loại và giải theo phương pháp chung giải
bài toán hóa học THPT.
3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp thuộc trường THPT Marie Curie Hải Phòng:
- Lớp thực nghiệm (TN): Lớp 11B5 - sĩ số: 37
- Lớp đối chứng (ĐC): Lớp 11B7 - sĩ số: 37
Đây là trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động dạy học. Các lớp TN và
lớp ĐC có điểm trung bình môn học của năm học trước tương đương và đều do cùng 1 giáo viên dạy.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm
- Chúng tôi soạn giáo án giờ dạy, sử dụng hệ thống bài toán đã biên soạn, photo tài liệu về
phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT, các bài toán vô cơ - phi kim đã biên soạn cho các

HS ở lớp TN đọc. Sau đó, sử dụng tiết học để trao đổi với các em.
- Ở lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành lên lớp đại trà, giáo án được soạn theo truyển thống.
- Sau khi lên lớp, chúng tôi nhắc HS ôn tập và tiến hành cho HS cả 2 lớp làm các đề kiểm tra.
- Chấm bài kiểm tra.
- Tiến hành phân loại kết quả kiểm tra của HS 2 lớp theo các nhóm:
Nhóm Giỏi: Điểm 9, 10
Nhóm Khá: Điểm 7, 8
- -
13
Nhóm Trung bình: Điểm 5, 6
Nhóm yếu, kém: Điểm 0, 1, 2, 3, 4
- So sánh kết quả 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Kết luận.
3.3.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm
3.3.3.1. Thực hiện nhiệm vụ thứ nhất
Nhằm đánh giá sự phù hợp về sự lựa chọn và phân loại các bài toán vô cơ - phần phi kim với
các mức độ nhận thức tư duy đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn, biên soạn các đề kiểm tra
với cấu trúc như sau:
Đề kiểm tra 45 phút: gồm 8 câu.
Câu 1, Câu 2 là bài toán dạng Biết
Câu 3, Câu 4, Câu 5 là các bài toán dạng Hiểu
Câu 7, Câu 8 là các bài toán dạng Vận dụng
Câu 6 là bài toán dạng Vận dụng Sáng tạo
Đề kiểm tra 30 phút: gồm 10 câu trắc nghiệm
Câu 1, Câu 2 là bài toán dạng Biết
Câu 3, Câu 4, Câu 5 là các bài toán dạng Hiểu
Câu 6, Câu 7, Câu 8, Câu 9 là các bài toán dạng Vận dụng
Câu 10 là bài toán dạng Vận dụng Sáng tạo
Sau khi chấm bài kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Tỉ lệ % HS làm đúng bài toán

Lớp
Tỉ lệ % HS làm đúng bài toán
Dạng Biết
Dạng Hiểu
Dạng Vận dụng
Dạng Vận dụng
sáng tạo
11B5 (TN)
100
95
74
0
11B7 (ĐC)
100
89
41
0

Nhận xét:
- Đối với các câu hỏi dạng 1, mức độ thao tác viết phản ứng và tính toán rất đơn giản nên có
100% HS làm đúng.
- Đối với các câu hỏi dạng 2, mức độ đơn giản, chỉ cần cẩn thận một chút, HS có thể làm đúng.
Dạng này, có 89% - 95% HS làm đúng.
- -
14
- Đối với các câu hỏi dạng 3, là các bài toán mang tính chất vận dụng, HS phải thực hiện nhiều
thao tác tính toán, viết phản ứng, tư duy phân tích, tổng hợp mới có thể làm được. Do vậy, dạng này, chỉ
có từ 41% - 74% số HS làm đúng.
- Đối với câu hỏi dạng 4, là dạng bài khó, đòi hỏi HS phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt các
phương pháp giải đã học mới có thể giải được. Dạng này, gần như các lớp đại trà không có em nào

làm được.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, việc lựa chọn, phân loại các bài toán của chúng tôi mang tính
phù hợp với đối tượng và mức độ khó - dễ của nội dung bài.
3.3.3.2. Thực hiện nhiệm vụ thứ hai
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài toán theo các mức độ tư duy và việc áp dụng
phương pháp chung giải các bài toán đã phân loại. Chúng tôi đã tiến hành áp dụng vào bài dạy cụ thể
trong 4 chương ở lớp thực nghiệm 11B5 rồi tiến hành kiểm tra cả 2 lớp với 4 đề.
Sau khi tiến hành giảng dạy, kiểm tra và chấm bài, thu được kết quả kiểm tra từng HS qua kết
quả làm bài.
Kết quả thực nghiệm:
Bảng 3.2: Bảng điểm kiểm tra của HS
Đề
số
Lớp

Số
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
11B5

(TN)
37
0
0
0
1
1
6
8
11
6
4
0
11B7
(ĐC)
37
0
0
0
2
2
19
5
5
4
0
0
2
11B5
(TN)

37
0
0
0
0
1
5
11
9
8
3
0
11B7
(ĐC)
37
0
0
0
3
1
14
13
2
5
0
0
3
11B5
(TN)
37

0
0
0
0
1
3
11
9
8
5
0
11B7
37
0
0
0
1
1
19
6
5
5
0
0
- -
15
(ĐC)
4
11B5
(TN)

37
0
0
0
0
0
2
9
11
9
6
0
11B7
(ĐC)
37
0
0
0
0
2
9
14
5
4
1
0
Dựa vào số liệu Bảng 3.2, chúng tôi tính được tỉ lệ % HS đạt điểm tử X
i
trở xuống (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Bảng % HS đạt điểm từ X

i
trở xuống
Đề
số
Lớp
Bảng % HS đạt điểm từ X
i
trở xuống
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
11B5
(TN)
0
0
0
2.70
5.41
21.62
43.24
72.97

89.19
100
100
11B7
(ĐC)
0
0
0
5.41
10.81
62.16
75.68
89.19
100
100
100
2
11B5
(TN)
0
0
0
0
2.70
16.22
45.95
70.27
91.89
100
100

11B7
(ĐC)
0
0
0
5.41
8.11
45.95
81.08
86.49
100
100
100
3
11B5
(TN)
0
0
0
0
2.70
10.81
40.54
64.86
86.49
100
100
11B7
(ĐC)
0

0
0
2.70
5.41
56.76
72.97
86.49
100
100
100
4
11B5
(TN)
0
0
0
0
0
5.41
29.73
59.46
83.78
100
100
11B7
(ĐC)
0
0
0
0

5.41
32.43
72.97
86.49
97.30
100
100
- -
16
Dựa vào Bảng 3.3, chúng tôi lập được đồ thị biểu diễn đường lũy tích điểm kiểm tra của các
bài kiểm tra từ đề số 1

số 4 (Đồ thị 3.1

3.4)

0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC

Đồ thị 3.1: Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích điểm kiểm tra bài số 1



0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC

Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích điểm kiểm tra bài số 2

0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC

Đồ thị 3.3: Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích điểm kiểm tra bài số 3
- -
17

0
20

40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC

Đồ thị 3.3: Đồ thị biểu diễn đƣờng lũy tích điểm kiểm tra bài số 3
Dựa vào Bảng 3.2, chúng tôi tính được điểm kiểm tra trung bình của HS (Xem Bảng 3.4) và tỉ
lệ % HS đạt điểm yếu, kém; Trung bình; Khá; Giỏi (Xem Bảng 3.5) ở 2 lớp TN và ĐC.
Bảng 3.4: Bảng điểm kiểm tra trung bình của HS.

Đề số 1
Đề số 2
Đề số 3
Đề số 4
11B5 (TN)
6.7
6.7
6.9
7.2
11B7 (ĐC)
5.6
5.7
5.8
6.1

Bảng 3.5: Bảng % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình, khá, giỏi.

Đề
số
Lớp
%
yếu, kém
%
trung bình
%
khá
%
giỏi
1
11B5
(TN)
5.41
37.84
45.96
10.81
11B7
(ĐC)
10.81
64.86
24.32
0
2
11B5
(TN)
2.70
43.24
45.95

8.11
11B7
(ĐC)
8.11
72.97
18.92
0
3
11B5
(TN)
2.70
37.84
45.95
13.51
- -
18
11B7
(ĐC)
5.41
67.57
27.03
0
4
11B5
(TN)
0
29.73
54.05
16.22
11B7

(ĐC)
5.41
67.57
24.32
2.70
Từ Bảng 3.5, chúng tôi lập biểu đồ so sánh trình độ HS ở 2 lớp TN và ĐC qua các đề kiểm tra
số 1, số 2, số 3, số 4. (Biểu đồ 3.1

3.4)
0
10
20
30
40
50
60
70
Yếu,
Kém
Trung
bình
Khá Giỏi
TN
ĐC

0
10
20
30
40

50
60
70
80
Yếu,
Kém
Trung
bình
Khá Giỏi
TN
ĐC

Biểu đồ 3.1: Đề số 1. Biểu đồ 3.2: Đề số 2
0
10
20
30
40
50
60
70
Yếu,
Kém
Trung
bình
Khá Giỏi
TN
ĐC

0

10
20
30
40
50
60
70
Yếu,
Kém
Trung
bình
Khá Giỏi
TN
ĐC

Biểu đồ 3.3: Đề số 3 Biểu đồ 3.4: Đề số 4
Nhận xét:
Từ các Bảng, Biểu đồ, Đồ thị đã trình bày ở trên, nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC (Bảng 3.3)
- Đường lũy tích của lớp TN luôn nằm phía bên phải và phía dưới đường lũy tích của lớp ĐC
(Đồ thị 3.1

3.4). Điều này chứng tỏ, kết quả học tập của HS lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
- Tỉ lệ % HS yếu, kém, trung bình của lớp TN luôn thấp hơn HS lớp ĐC ; tỉ lệ % HS khá, giỏi của
lớp TN cao hơn HS lớp ĐC. (Biểu đồ hình cột 3.1

3.4 ).
- -
19
Bước 3: Tính các tham số đặc trưng thống kê

Các công thức tính:
+ Điểm trung bình cộng:
k
1 1 2 2 k k i = 1
1 2 k
nX
n X + n X + + n X
X = =
n + n + + n n
ii


trong đó, n
i
là tần số số HS đạt điểm X
i
.
n là số HS tham gia thực nghiệm.
+ Phương sai S
2
và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu xung
quanh giá trị trung bình cộng.
22
2
i i i i
n (X - X) n (X - X)
S = ; S =
n - 1 n - 1



trong đó: n là số HS của một nhóm thực nghiệm.
+ Hệ số biến thiên:
S
V = . 100%
X

Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.
Từ bảng 3.2, áp dụng các công thức tính
2
X, S , S, V
đã nêu ở trên ta tính được các tham số
đặc trưng thống kê theo từng bài dạy của hai đối tượng TN và ĐC trong từng lớp. Các giá trị đó thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6: Giá trị của các tham số đặc trƣng.
Đề
số
Các tham số đặc trƣng
X

S
2

V (%)
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN

1
5.6
6.7
1.64
2.07
22.86
21.49
2
5.7
6.7
1.74
1.59
23.16
18.81
3
5.8
6.9
1.52
1.67
21.21
18.70
- -
20
4
6.1
7.2
1.33
1.34
18.85
18.41

Nhận xét:
Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC, chứng tỏ, mức độ phân tán điểm của
HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN. Do đó, chất lượng học tập của lớp TN đồng đều hơn.
Nhận xét chung:
Như vậy, thông qua tiến hành TNSP, chúng tôi nhận thấy rằng, chất lượng học tập lớp TN luôn
cao hơn lớp ĐC. Điều đó khẳng định tính khả thi của đề tài: Việc sử dụng hệ thống các bài toán đã
lựa chọn, phân loại và giải theo phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT đã góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học THPT.

Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp của trường THPT
Marie Curie, Hải Phòng với mục tiêu đánh giá sự phù hợp của việc lựa chọn và phân loại bài toán
theo các mức độ nhận thức tư duy; đánh giá hiệu quả của hệ thống bài toán đã lựa chọn, phân loại và
giải theo phương pháp chung giải bài toán hóa học THPT.
Kết quả TNSP đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài: việc lựa chọn, phân loại các
bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim và giải chúng theo phương pháp chung giải các bài toán hóa
học THPT đã thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học THPT.

KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm cơ sở lý luận của việc nâng cao
chất lượng dạy và học môn hóa học THPT ; Ý nghĩa tác dụng của bài tập hóa học, cơ sở lựa chọn và
phân loại bài tập hóa học ; Thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học ở THPT ; Phương pháp
chung giải các bài toán hóa học THPT.
- Đã lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học vô cơ - phần phi kim và giải chúng theo phương
pháp chung giải các bài toán hóa học THPT.
Cụ thể, chúng tôi đã biên soạn được 88 bài toán có lời giải (gồm 38 bài toán tự luận và 50 bài
toán trắc nghiệm) ; 64 bài tự luyện (gồm 32 bài toán tự luận và 32 bài toán trắc nghiệm). Ngoài ra,
chúng tôi còn xây dựng 4 đề kiểm tra (2 đề 30 phút và 2 đề 45 phút) để kiểm tra, đánh giá HS.
- Đã đề xuất cách sử dụng hệ thống bài toán đã biên soạn trong dạy và học phần phi kim thuộc

chương trình Hóa vô cơ THPT.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp thuộc trường THPT Marie Curie Hải Phòng khẳng
định tính hiệu quả và khả thi của đề tài.
- -
21
Chúng tôi, hi vọng rằng hệ thống bài toán mà chúng tôi đã biên soạn sẽ được sử dụng làm một
tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và HS trong quá trình giảng dạy và học tập, góp phần thiết thực
nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học THPT.
Tuy nhiên, các kết quả thu được của bản luận văn mới chỉ là những kết quả bước đầu. Do
những hạn chế về điều kiện thời gian, năng lực và trình độ của bản thân, chắc chắn việc nghiên cứu
của chúng tôi còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo, các
anh chị và bạn bè đồng nghiệp để việc nghiên cứu của chúng tôi đạt được những kết quả tốt hơn.

References.
1. Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng (2011), Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 10. Nxb giáo dục
Việt Nam.
2. Ngô Ngọc An (2011), Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 11 - Tập Một. Nxb giáo dục Việt
Nam.
3. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh (2008), 10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa
học. Nxb giáo dục.
4. Vũ Ngọc Ban (2009), Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông. Nxb
giáo dục.
5. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học.
Nxb giáo dục.
6. Lƣơng Thị Bình (2011), Phương pháp giải các bài toán hóa học vô cơ lớp 12, trung học phổ
thông. Luận văn thạc sỹ sư phạm hóa học, Hà Nội.
7. Phạm Đức Bình (2007), Phương pháp giải bài tập Hóa phi kim. Nxb giáo dục.
8. Bộ GD & ĐT (2007), Sách giáo khoa Hóa học 10, Hóa học 11. Nxb giáo dục.
9. Bộ GD & ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học Lớp 10, Lớp
11, Lớp 12. Nxb giáo dục Việt Nam.

10. Bộ GD & ĐT, Bộ đề thi tuyển sinh vào Đại học & Cao đẳng từ năm 2002 - 2012.
11. Nguyễn Cƣơng (2008), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại
học sư phạm, Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb giáo dục
13. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học. Nhà xuất bản giáo dục.
14. Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải toán hóa học vô cơ. Nxb giáo dục.
15. Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải toán hóa học hữu cơ. Nxb giáo dục.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục. Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
17. Phạm Sỹ Lựu (2011), Hóa học vô cơ 11 - Bài tập và phương pháp giải. Nxb ĐHQG Hà Nội.
- -
22
18. Phạm Sỹ Lựu (2011), Hóa học vô cơ 10 - Bài tập và phương pháp giải. Nhà xuất bản ĐHQG,
Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Ngà, Phạm Thị Thu Hƣơng, Vũ Anh Tuấn (2011), Phi Kim. Nxb giáo dục Việt
Nam.
20. Lê Đức Ngọc (2011), Tập bài giảng Đo lường và Đánh giá thành quả học tập, Hà Nội.
21. Lê Đức Ngọc (2011), Tập bài giảng Xây dựng và Phát triển chương trình giáo dục, Hà Nội.
22. Trần Trung Ninh, Phạm Ngọc Sơn (2007), Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học đại
cương, vô cơ, hữu cơ. Nxb Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
23. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2010), Tập bải giảng phương pháp dạy học môn Hóa học ở
trường phổ thông.
24. Nguyễn Thị Bích Phƣơng (2011), Phương pháp chung giải các bài toán xác định công thức hợp
chất hữu cơ chương trình hóa học trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học. Nxb giáo dục.
26. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2007), Tập bải giảng Phương pháp giảng dạy các chương mục
quan trọng của chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông, Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Thị Minh Nguyệt (2004), Hóa vô cơ - phi kim. Nxb giáo dục.
28. Nguyễn Xuân Trƣờng, Quách Văn Long (2008), Ôn luyện kiến thức và luyện giải nhanh bài
tập trắc nghiệm hóa học trung học phổ thông. Nxb Hà Nội.

29 Nguyễn Xuân Trƣờng, Trần Trung Ninh, Đào Đình Thức, Lê Xuân Trọng (2011), Bài tập
Hóa học 10. Nxb Việt Nam.
30. Nguyễn Xuân Trƣờng, Từ Ngọc Ánh, Lê Chí Kiên, Lệ Mậu Quyền (2011), Bài tập Hóa học
11. Nxb giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Xuân Trƣờng (2009), Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Hóa vô cơ. Nxb giáo dục Việt
Nam.
32. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học trường phổ thông. Nxb
Đại học sư phạm.
33. Nguyễn Xuân Trƣờng, Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hóa học. Nxb Đại học
sư phạm, thành phố Hồ Chí Minh.
34. Đào Hữu Vinh, Nguyễn Thu Hằng (2007), Phương pháp trả lời đề thi trắc nghiệm môn Hóa
học. Nxb Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Trƣờng, Trần Trung Ninh, Lê Văn Năm, Quách Văn Long, Hồ Thị Hƣơng
Trà (2007), 1080 câu hỏi trắc nghiệm hóa học. Nxb Đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
36. Đào Hữu Vinh, Phạm Đức Bình (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10. Nxb tổng hợp,
TP.Hồ Chí Minh.
- -
23
37. Đào Hữu Vinh, Phạm Đức Bình (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 11. Nxb tổng hợp,
thành phố Hồ Chí Minh.
38. Trần Thị Hải Yến (2012), Nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh trung học phổ
thông thông qua hệ thống bài tập hóa vô cơ 11 chương trình cơ bản. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa
học, Hà Nội.


×