Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.76 KB, 24 trang )

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục các
trường phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay


Nguyê
̃
n Như Ho
̀
a


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyê
̃
n Văn Lê
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác xa
̃

̣
i ho
́
a gia
́
o du
̣
c (XHHGD)


nói chung và lộ trình chuyển đổi, phát triển trường phổ thông ngoài công lập. Khảo
sát, phân tích, đánh giá thực trạng XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở phạm vi
phát triển trường phổ thông ngoài công lập. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản
lý công tác XHHGD nhằm phát triển trường phổ thông ngoài công lập ở TP Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.

Keywords. Quản lý giáo dục; Xã hội hóa giáo dục; Trường phổ thông; Trường dân
lập; Hà Nội


Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm phát động, khuyến
khích mọi nguồn lực của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây
dựng xã hội học tập. Quan điểm của Đảng về xã hội hóa giáo dục được thể hiện rõ nhất từ
thời kỳ “Đổi mới”, trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng đã khẳng định “Đẩy mạnh hơn nữa
sự nghiệp GD- ĐT một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn
dân, các thành phần kinh tế làm và đóng góp vào sự nghiệp này”, vấn đề XHHGD tiếp tục
được khẳng định qua các đại hội VIII, IX và được cụ thể thể hóa trong Nghị quyết Trung
ương 6 khóa IX của Đảng nêu: "Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là
sự nghiệp của toàn dân là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nước
khuyết khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục". XHHGD phát triển
trường lớp ngoài công lập ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và của
giáo dục phổ thông nói riêng là một yêu cầu cấp thiết góp phần phát triển giáo dục. Sau gần
20 năm thực hiện, hoạt động XHHGD đang ngày càng phát triển rộng khắp cả nước các loại
hình trường lớp với phương thức giáo dục đa dạng hóa. Hệ thống các trường ngoài công lập
phát triển ở mọi cấp học. Đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục,
xây dựng được phong trào học tập sôi nổi trong nhân dân khắp các vùng miền, công bằng xã
hội trong học tập được đảm bảo, góp phần ổn định xã hội tạo niềm tin của nhân dân đối với

chế độ, với Nhà nước.
Vì vậy XHHGD trường phổ thông NCL là điều kiện cần thiết và tất yếu để phát triển giáo
dục nước ta. XHHGD trường phổ thông NCL là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng ta để
định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, được thể hiện
trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII: "Phát triển các trường bán công dân lập ở những nơi
có điều kiện, từng bước mở rộng các trường tư thục ở một số bậc học như mầm non, phổ thông
trung học Mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa "
Công tác XHHGD luôn được Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp quan tâm đã có nhiều
chủ trương, chính sách về công tác xã hội hóa giáo dục, bên cạnh đó cũng được nhiều đề tài khoa
học, nhiều công trình nghiên cứu nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về XHHGD nói chung
hoặc nghiên cứu về vấn đề XHHGD mà chủ yếu tập trung vào hệ thống các trường công lập.
Cho đến nay chưa có đề tài khoa học, công trình nghiên cứu về quản lý XHHGD cũng như quản
lý XHHGD đối với các trường phổ thông ngoài công lập. Bên cạnh đó từ cuối năm 2008 khi Hà
Nội (cũ) hợp nhất với tỉnh Hà Tây và một số huyện, xã của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc thì hệ
thống giáo dục Thủ đô có nhiều thay đổi tăng cả về số lượng các trường, lớp; số lượng giáo viên,
học sinh và tính đa dạng và khác biệt của các quận, huyện nên ảnh hưởng đến quản lý XHHGD
nói chung và quản lý XHHGD trường phổ thông NCL nói riêng.
Với những lý do trên, tác giả chọn lựa nghiên cứu đề tài: (Quản lý xã hội hóa giáo dục
các trường phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn hiện nay).
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chủ trương xã hội hóa phát triển hệ
thống trường phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý
nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả XHHGD trường phổ thông ngoài công lập đáp ứng
yêu cầu phát triển giáo dục ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động XHHGD trong xây dựng, phát triển hệ thống trường phổ thông ngoài công lập
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý XHHGD để phát triển hệ thống trường phổ thông ngoài công lập
thành phố Hà Nội.

4. Giả thuyết khoa học
Công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD các trường phổ thông ngoài công lập
Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của Thủ đô trong giai đoạn mới.
Nếu có nhận thức đúng đắn về XHHGD và có các cơ chế, chính sách phù hợp, huy
động được các nguồn lực, cùng với hiệu quả thiết thực của công tác thanh, kiểm tra đối với
trường ngoài công lập một cách khả thi thì sẽ thúc đẩy thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch phát
triển trường phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác XHHGD nói chung và lộ trình chuyển đổi,
phát triển trường phổ thông ngoài công lập.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở
phạm vi phát triển trường phổ thông ngoài công lập.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý công tác XHHGD nhằm phát triển trường
phổ thông ngoài công lập ở TP Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn của đề tài
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các biện pháp tăng cường XHHGD
trong quản lý trường phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Từ năm 2000 đến tháng 6/2010 (hết năm học 2009 -2010).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài
công lập
Chương 2: Thực trạng xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục các trường
phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông
ngoài công lập thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế được khởi xướng từ Đại hội VI (tháng
12/1986), Đảng ta đã các định phương hướng đổi mới trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học,
giáo dục, ytế, DS – KHHGD, TDTT , mà tinh thần cốt lõi là thực hiện xã hội hóa, đa dạng
hóa tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả, gắn chặt với yêu cầu phát triển
đất nước. Thực hiện phương hướng đó, trong những năm qua lĩnh vực GD-ĐT đã tạo thêm
được những động lực mới, nguồn lực mới và đạt những tiến bộ rõ rệt. Tiếp đến Đại hội VIII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần
XHH”. Do vậy. để phát triển sự nghiệp GD - ĐT, chúng ta phải tiến hành công tác XHHGD.
Xã hội hóa giáo dục là "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước".
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
Theo nghĩa chung nhất: "Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động
và sinh họat xã hội; là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của con người và xã hội" [37,tr7].
1.2.2. Trường phổ thông
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường phổ thông thuộc bậc giáo dục phổ thông,
Điều 26 Luật giáo dục 2005 ( Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009)
quy định Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: Trường tiểu học; Trường trung học cơ sở;
Trường trung học phổ thông; Trường phổ thông có nhiều cấp học; Trung tâm kỹ thụât tổng
hợp - hướng nghiệp.
1.2.3. Quản lý
Trên nhiều bình diện, quan niệm, tư tưởng và thời kỳ lịch sử khác nhau, có nhiều quan
điểm khác nhau về quản lý. Có nhiều cho rằng quản lý là cai quản, điều hành, điều khiển, chỉ

huy, hướng dẫn, trọng tài, cũng có người quan niệm quản lý là "Nghệ thuật". Frederics Wiliam
Taylo - Mỹ (1856-1915) cho rằng: Quản lý nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải
làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất" [17, tr.89].
1.2.4. Quản lý giáo dục
M.I.Khôđanop đã định nghĩa: "Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp (tổ chức cán bộ,
giáo dục, kế hoạch, tài chính ) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong
hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như
chất lượng" [39, tr.93].
1.2.5. Xã hội hóa
Khái niệm xã hội hoá được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có những nội
hàm hoàn toàn khác nhau.
 Trong kinh tế - chính trị học
 Trong xã hội học và tâm lí, giáo dục
 Xã hội hóa xã hội:
1.2.6. Xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục
 Xã hội hóa giáo dục: Có thể hiểu một cách khái quát: XHHGD là việc thực hiện
mối liên hệ giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, là tìm cách hoàn lại
nguyên bản chất xã hội của giáo dục, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển
của xã hội, thích ứng với xã hội.
 Quản lý xã hội hóa giáo dục
Quản lý XHHGD thực chất là việc tổ chức thực hiện công tác XHHGD
"Bản chất của xã hội hóa là cách làm, cách thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng
bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của mọi người dân, mọi lực
lượng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và quản lý
thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thực sự là của dân, do
dân và vì dân" [2,tr7].
Mặc dù còn tương đối mới mẻ, nhưng chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn về những đặc điểm
xã hội hóa từ đó tổ chức thực hiện quản lý XHHGD có hiệu quả là:
- XHH không phải là buông lỏng sự quản lý hoặc từ bỏ chức năng quản lý thống nhất
của Nhà nước mà thực chất là tăng cường sự quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

- XHH gắn liền với mở rộng dân chủ, khuyến khích, động viên tinh thần tự quản, tự
chịu trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội. Khắc phục dần tính thụ động,
thờ ơ, phó mặc mọi công việc cho cơ quan chính quyền nhà nước.
- XHH là thu hút mọi tổ chức xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia thực hiện các dự
án phát triển của Nhà nước.
- Quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa được Nhà nước Việt Nam tiến hành theo
các bước phù hợp sau:
+ Xóa bỏ dần chế độ bao cấp, cơ chế, "xin cho".
+ Tách dần hoạt động quản lý kinh doanh khỏi hoạt động quản lý hành chính của các
cơ quan chức năng Nhà nước.
+ Nhà nước không ngừng củng cố các cơ quan dịch vụ công.
+ Nhà nước xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
1.3. Vai trò trƣờng phổ thông ngoài công lập
Trường NCL thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tùy theo hình thức đầu tư tài chính và
tư cách pháp nhân mà xác định loại hình trường dân lập hay tư thục.
Trường phổ thông NCL bình đẳng với trường CL về nhiệm vụ, quyền hạn của nhà
trường trong việc tổ chức và hoạt động, thực hiện mục tiêu giáo dục. Được hưởng quyền lợi,
thực hiện nghĩa vụ theo quy định Nhà nước. Trường phổ thông NCL chịu sự quản lý trực tiếp
của cơ quan quản lý giáo dục theo quy chế tổ chức và hoạt động các trường NCL, theo quy
định điều lệ trường phổ thông.
Trường phổ thông NCL là hình thức XHHGD điển hình, huy động các nguồn lực xã hội
đầu tư cho giáo dục, tạo động lực phát triển sự nghiệp GD- ĐT; phù hợp với nền kinh tế hàng
hóa, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.4. Xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục các trƣờng phổ thông NCL
1.4.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục
1.4.2. Vai trò, ý nghĩa xã hội hóa giáo dục
1.4.2.1. Xã hội hóa giáo dục góp phần tăng nguồn lực cho giáo dục
1.4.2.2. Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
1.4.2.3. Xã hội hóa giáo dục tạo ra xã hội học tập - động lực thực hiện mục tiêu giáo dục

1.4.2.4. Xã hội hóa giáo dục là con đường thực hiện dân chủ hóa và thực hiện chính sách
công bằng xã hội trong giáo dục
1.4.2.5. Xã hội hóa giáo dục góp phần làm cho giáo dục phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội
1.4.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục
1.4.3.1. Giáo dục hóa xã hội
Giáo dục hóa xã hội là nội dung cơ bản của XHHGD nhằm huy động toàn xã hội tham
gia vào quá trình GD và tự GD; tiến hành cho mọi người, thực hiện quyền cơ bản của con
người để mọi người được học thường xuyên, suốt đời, tiến tới xây dựng xã hội học tập như
kết luận Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần 6 khóa IX nêu: "Đẩy mạnh phong trào học
tập trong nhân dân bằng hình thức GD chính quy và không chính quy, giáo dục cho mọi
người, cả nước trở thành một xã hội học tâp".
1.4.3.2. Cộng đồng hóa trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được mục tiêu đó, không thể chỉ ngành giáo dục thực
hiện được mà phải huy động toàn xã hội tham gia chăm lo tạo nên sức mạnh tổng hợp. Từ
việc tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn với sự gắn kết nhất quán
giữa các môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội, nhà nước trong chăm lo, quản lý
và giáo dục học sinh đến việc mọi tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện trách nhiệm chăm lo
sự nghiệp giáo dục.
Cộng đồng trách nhiệm còn thể hiện ở sự thu hút, phát huy sáng tạo của các lực lượng XH,
với khả năng kinh nghiệm, tiềm năng của mình tham gia vào các hoạt động GD nhà trường, làm
cho mọi người, mọi nguồn lực của XH đều được tự giác cống hiến cho sự phát triển GD.
1.4.3.3. Đa dạng hóa các loại hình, phương thức giáo dục
XHHGD chính là mở cửa điều kiện để mọi cá nhân tổ chức và toàn xã hội tham gia vào
việc mở rộng quy mô đào tạo, phát triển nguồn lực con người trên cơ sở đảm bảo cân đối về
cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo
chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
1.4.3.4. Đa phương hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Để phát triển quy mô, chất lượng, kết quả giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng
cao của nhân dân, không thể chỉ thực hiện giữa nhu cầu phát triển quy mô và chất lượng giáo
dục, điều kiện còn nhiều khó khăn về tài chính của đất nước chúng ta. Mặc dù, "Nhà nước ưu
tiên đầu tư cho giáo dục" nhưng XHHGD cần huy động nhiều hơn nữa nguồn lực cho giáo
dục: Nhà nước "khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư cho giáo dục".
1.4.3.5. Thể chế hóa chủ trương đối với hoạt động giáo dục
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự quản
lý thống nhất của Nhà nước về giáo dục, mà trái lại vai trò quản lý, định hướng, chỉ huy điều
hành, kiểm tra, giám sát của Nhà nước (cơ quan QLGD) luôn được tăng cường theo cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự tăng cường vai trò quản lý đó không
trực tiếp mà thông qua các văn bản pháp luật, các quy chế quản lý. Do vậy, Nhà nước phải xây
dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, minh bạch để đảm bảo trách
nhiệm quyền lợi tính công bằng dân chủ và công khai trong hoạt động giáo dục. Trong khuôn
khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân tham gia XHHGD
được tự do hoạt động để mưu sinh, sinh lợi; tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng
giáo dục. Nhà nước chỉ can thiệp khi có sự vi phạm pháp luật.
1.4.4. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục
1.4.4.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền chủ động sáng tạo
của ngành giáo dục, của nhà trường phổ thông trong quá trình hoạt động phát triển giáo dục
1.4.4.2. Đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội hóa giáo dục để phát
triển sự nghiệp giáo dục
1.4.4.3. Đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa
1.4.5. Kết quả và tổng kết một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục ở nước ta
1.4.6. Kinh nghiệm quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập ở
một số nước
1.4.7. Quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập
Thực hiện chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đã tích cực
hưởng ứng, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, hàng loạt
trường NCL: Dân lập, tư thục, bán công được thành lập. Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định

20/2005/QĐ-BGD&ĐT: "Thực hiện XHHGD nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất
trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để
toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo
dục ở mức độ ngày càng cao". Quyết định cũng nêu chuyển các cơ sở công lập sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có lộ trình chuyển các cơ sở giáo dục bán công
sang loại hình NCL. Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, các trường ngoài công lập đã thu
hút ba phần tư (75%) tổng số trẻ em đi nhà trẻ và hơn một nửa (55%) học sinh mẫu giáo.
Riêng đối với tiểu học và THCS thì tỷ lệ đó còn ít (đây là kết quả quá trình thực hiện luật phổ
cập giáo dục tiểu học và tiến tới phổ cập THCS). Đối với THPT các trường NCL đã thu hút
gần một phần ba học sinh THPT, đây là một tỷ lệ XHH rất lớn so với tiểu học, THCS. Tỷ lệ
các trường ngoài công lập: mầm non 57%; tiểu học có 75/14.575 trường chiếm 0,5%; Cấp
trung học cơ sở có 67/10.075 trường chiếm 0,6%; Cấp trung học phổ thông có 607/2.224
trường chiếm 27,3%; Như vậy, xét về tỷ lệ học sinh NCL, XHHGD đã diễn ra mạnh ở giai
đoạn đầu của tuổi học đường, giảm mạnh ở tiểu học và THCS, tăng lên ở THPT.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO
DỤC CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện địa lý, hành chính
Từ ngày 01/8/2008, sau khi hợp nhất với tỉnh Hà Tây, một số huyện của tỉnh Hòa Bình,
Vĩnh Phúc thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính, gồm 11 quận và 18 huyện với diện
tích là 3.346,3 km
2
, dân số năm 2009 là 6,5379 triệu người.
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội
Mặc dù chỉ chiếm 7,4% về dân số và 1% diện tích so với cả nước nhưng Thủ đô Hà Nội
đóng góp khoảng 12,1% GDP cả nước, 12,6 giá trị sản xuất công nghiệp, 11,1% kim ngạch
xuất khẩu, 16,9% thu ngân sách quốc gia, thu hút 16,2% vốn đầu tư xã hội so với cả nước
(năm 2008).

2.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội tới phát triển giáo dục và đào
tạo Hà Nội
2.2. Khái quát về tình hình giáo dục - đào tạo của thành phố Hà Nội
2.2.1. Quy mô, cơ cấu giáo dục phổ thông
Bảng 6. Cơ cấu phát triển quy mô học sinh phổ thông phân theo bậc học và loại hình
trường học giai đoạn 2004-2009 (Tỷ lệ %)
Bậc học
Loại hình trƣờng
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Tiểu học

CL
98
98
98
98
98
NCL
2
2
2
2
2
THCS

CL

97
95
97
97
97
NCL
3
5
3
3
3
THPT

CL
62
61
65
69
75
NCL
29
39
29
31
25
- Giáo dục Tiểu học
Quy mô học sinh tiểu học có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 - 2006 và có xu
hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2007-2009. Năm học 2000 - 2001 toàn thành phố Hà Nội
có 492.740 học sinh tiểu học, năm học 2008 - 2009 còn 409.951 học sinh. Hiện nay, học sinh
tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96%. Trong đó, hầu hết trẻ 6 tuổi được huy động vào học lớp

1. Số học sinh nữ chiếm tỷ lệ 48,2% số học sinh đến trường. Số trẻ khuyết tật được huy động
đến lớp 2.320 học sinh. Số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 68%.
Đáng chú ý là giáo dục Hà Nội còn có học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó
khăn. Năm học 2008-2009, giáo dục tiểu học toàn thành phố có 4.260 học sinh dân tộc thiểu số,
2.249 học sinh học bán trú dân nuôi; 1.656 học sinh thuộc đối tượng chính sách trong đó đa số
thuộc diện hộ nghèo (14.729 em), 835 em thuộc hộ nghèo diện Chương trình 135.
- Giáo dục Trung học
+ Trung học cơ sở
Quy mô học sinh THCS có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000 - 2009 và đặc biệt
giảm mạnh trong vòng 4 năm trở lại đây.
Năm học 2000-2001 toàn thành phố Hà Nội có 372.179 học sinh THCS, năm học 2008-
2009 còn 343.636 học sinh. Tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi đạt 97,7%. Số học sinh
nữ chiếm tỷ lệ 49%, 2%. Hiện nay, đã huy động được 314 học sinh khuyết tật đến lớp học tập
trung và hoà nhập. Tính đến đầu năm học 2008-2009, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày bậc
THCS đạt 20%. Toàn thành phố có 2.638 học sinh dân tộc thiểu số (chiếm 2%), 16.461 học
sinh thuộc đổi tượng chính sách, trong đó 1.406 em thuộc diện hộ nghèo và 168 học sinh
thuộc diện đặc biệt khó khăn dang theo học THCS.
Tỷ lệ học sinh THCS theo loại hình trường ổn định: có 98% học sinh tiểu học đang theo
học các trường công lập, 3% ngoài công lập trong suốt giai đoạn 2005-2009.
+ Trung học phổ thông
Quy mô học sinh THPT có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 - 2005 và giảm nhẹ
trong 3 năm gần đây. Năm học 2000-2001 toàn thành phố Hà Nội có 203.714 học sinh THPT,
năm học 2008-2009 có 220.365 học sinh.
Năm học 2008-2009 có 21.6376 học sinh THPT, trong đó có 1.853 học sinh dân tộc
thiểu số. Số học sinh nữ chiếm tỷ lệ 53% số học sinh đến trường.
Đáng chú ý là tỷ lệ học sinh học công lập có xu hướng tăng. Hiện nay, tỷ lệ học sinh
THPT học các trường NCL không tăng, thậm chí giảm so với những năm trước. Năm 2005-
2006, tỷ lệ học sinh THPT NCL 39%, năm học 2008-2009, tỷ lệ này giảm còn 25 %.
Giáo dục thường xuyên
Công tác xoá mù chữ và phổ cập cấp Tiểu học được quan tâm. Năm học 2008-2009 đã

huy động được 22.200 học viên GDTX, trong đó 340 học viên tham gia học xóa mù chữ bậc
tiểu học 1.477 học viên tham gia bổ túc THCS, 15.947 học viên tham gia bổ túc THPT, trong
đó 4.436 học viên học theo chương trình 11 môn (hệ THPT). Tiếp tục phát triển quy mô, huy
động tối đa số lượng học sinh theo học các chương trình GDTX cấp THCS, THPT nhằm thực
hiện tốt việc phổ cập giáo dục trong độ tuổi.
2.2.2. Chất lượng giáo dục
2.2.3. Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo
Giáo dục Mầm non
Giáo dục Tiểu học
Hiện nay Hà Nội có 677 trường tiểu học, trong đó có 391 điểm trường phụ. Có 264
trường đạt chuẩn quốc gia mức 1, 3 trường đạt chuẩn mức 2 và 482 trường dạy 2 buổi/ngày.
Tổng số có 13.416 lớp, trong đó vẫn có 46 lớp ghép.
Giáo dục Trung học
Giáo dục Trung học cơ sở
Hệ thống các trường THCS phân bố tương đối đồng đều và rộng khắp đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu đi học của trẻ em trong độ tuổi, mỗi xã có 1 trường THCS. Toàn thành phố
hiện có có 589 trường THCS, trong đó có 582 trường công lập, 6 trường bán công và 1
trường tư thục, 141 trường chuẩn quốc gia, chiếm 24% tổng số trường THCS.
Trung học phổ thông
Toàn thành phố Hà Nội hiện có 295 trường THPT, trong đó có 187 trường công lập,
108 trường ngoài công lập (trong đó có 5 trường bán công, 54 trường dân lập và 20 trường tư
thục). Tuy nhiên số học sinh của các trường NCL chỉ chiếm 27% tổng số học sinh.Có 25
trường PTTH (C23), trong đó hệ cấp 2 có: 265 lớp với 8550 học sinh.
Hệ thống trường THPT chuyên biệt, Hà Nội có 2 trường chuyên và 2 trường có lớp
chuyên và 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú
Giáo dục thường xuyên
Hiện nay toàn thành phố có 39 cơ sở GDTX, trong đó có 31 TTGDTX và 2 trường bổ túc
văn hoá, 1 trung tâm Ngoại ngữ và Tin học, 5 trường BTVH hiệp quản và 306 Trung tâm học tập
cộng đồng; mạng lưới giáo dục thường xuyên đã phát triển đến huyện, quận, xã, phường
Cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý 23 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài,
21 trường công lập và ngoài công lập có dự án đào tạo liên kết với nước ngoài; 65 trung tâm
ngoại ngữ, tin học có yếu tố nước ngoài.
2.2.4. Cơ sở vật chất, tài chính
2.2.4.1. Diện tích đất và diện tích sử dụng ở các trường học
2.2.4.2. Phòng học
Bảng 8. Tình hình trường, lớp học các cấp MN, phổ thông đầu năm học 2008-2009



Trường đạt chuẩn
quốc gia
Tổng số
Phòng học
Phòng học
văn hóa
Phòng bộ
môn
1
Mầm Non
818
79
10659


2
Tiểu học
678
267
13511

13029
842
3
THCS
589
141
9928
8515
1413
4
THPT
189
12
4844
4012
832
3
GD Thường xuyên



430

(Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội, Số liệu thống kê giữa năm học 2009-2010)

2.2.4.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
2.2.4.4. Tình hình tài chính Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Bảng 9. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục theo cấp học (Đơn vị: Triệu đồng)
TT
Nội dung

Thực hiện năm 2008
Ƣớc thực hiện năm 2009
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%

Tổng chi NSNN GD&ĐT
2,978,918

3776716.3

1
Mầm non
546,760
18.4%
1,008,796
26.7%
2
Tiểu học
723,675
24.3%
861,518
22.8%
3
Trung học cơ sở
740,371
24.9%
828,006
21.9%

4
Trung học phổ thông
712,656
23.9%
778,780
20.6%
5
Giáo dục thường xuyên
60,745
2.0%
68,773
1.8%
6
Trung tâm KTTH-HN
18,104
0.6%
21,521
0.6%
7
Trung cấp chuyên nghiệp
87,820
2.9%
107,973
2.9%
8
Cao đẳng
23,724
0.8%
28,830
0.8%

9
Khác
65,063
2.2%
72,520
1.9%

2.2.5. Nhận xét chung về thực trạng phát triển giáo dục Hà Nội
2.3. Thực trạng xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục các trƣờng phổ
thông ngoài công lập ở Hà Nội
2.3.1. Thực trạng chủ trương xã hội hóa giáo dục để phát triển trường phổ thông ngoài
công lập
Chỉ thị số 06 – CT/TU ngày 15/11/2006 của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện công tác XHH của thành phố giai đoạn 2007 – 2010; Nghị quyết số 02/2007/NQ –
HĐND ngày 13/7/2007 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII kỳ họp thứ IX và Quyết định
số 2578/QĐ –UBND ngày 27/6/2007 của UBND thành phố về việc phê duyệt đề án “Đẩy mạnh
XHH và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007 – 2010” và mới đây là Quyết định số
104/QĐ – UBND ngày 30/7/2009 của UBND thành phố về việc phê duyệt đề án “ Đẩy mạnh
XHH giáo dục và đào tạo của thành phố Hà Nội (2009 -2015)”
2.3.2.Thực trạng nhận thức về chủ trương xã hội hóa giáo dục trong quản lý trường phổ
thông ngoài công lập
2.3.2.1. Nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng xã hội hóa giáo dục
Bảng 10: Kết quả thăm dò ý kiến XHHGD trong giai đoạn hiện nay
TT
Nhận thức (hiểu) về xã hội hóa giáo dục
Ý kiến tán thành (%)
1
Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của giáo dục
85
2

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của XH đối với GD
90
3
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
100
4
Huy động sự đóng góp các nguồn lực cho giáo dục
92
5
Xây dựng xã hội học tập, mọi người được đi học
75
6
Chủ yếu huy động nhân dân đóng góp vật chất cho GD
62
7
Xác định giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội
70
8
Đa dạng hóa các loại hình GD (CL & NCL)
55
9
Nhận thức khác
10

2.3.2.2. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng trường lớp phổ thôngNCL
Bảng 11: Kết quả thăm dò ý kiến về loại hình trường lớp phổ thông NCL
TT
Nhận thức về loại hình trƣờng phổ thông ngoài công lập
Ý kiến tán
thành (%)

1
Sự cần thiết hình thành trường ngoài công lập (BC) và công lập
75
2
Tổ chức trường ngoài công lập để chia sẻ với nhà nước
75
3
Nên tổ chức trường ngoài công lập để kích thích động cơ học tập
40
4
Nên mở lớp hệ B trong trường công lập, không nên mở trường ngoài
công lập nơi KT - Xã hội còn khó khăn
90
5
Nên tiếp tục mở lớp ngoài công lập tại trường công ở những nơi xa
trường ngoài công lập
80
6
Nên mở ngoài công lập ở quận nội thành có kinh tế phát triển
60
7
Nên chuyển trường bán công về công lập
25
8
Nên chuyển đổi trường công lập chất lượng cao thành NCL
65
2.3.3. Tình hình quản lý huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo
dục phổ thông
- HĐND – UBND thành phố duy trì đảm bảo tỷ lệ ngân sách hàng năm cho sự nghiệp
giáo dục năm sau cao hơn năm trước; đảm bảo phân bổ đủ kinh phí ngân sách, định mức chi

tính trên học sinh/năm đều tăng. Tỷ trọng ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trên tổng chi
ngân sách thành phố bình quân hàng năm đạt 20% (chưa kể đầu tư cho các dự án lớn)
- Đẩy mạnh việc thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở giáo dục. Thu
học phí và các khoản thu khác theo quy định, đóng vai trò quan trọng cùng với NSNN vào
việc duy trì ổn định và phát triển hệ thống giáo dục; Thực hiện miễn giảm học phí cho học
sinh diện chính sách, học sinh cha mẹ làm nông nghiệp; Quan tâm việc miễn giảm học phí và
cấp ngân sách hỗ trợ cho học sinh học trong trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Thành phố thực hiện một số chính sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở
giáo dục ngoài công lập: Thực hiện Quyết định số 51/2007/QĐ –UBND ngày 11/5/2007 của
UBND thành phố về việc phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội,
trong 2 năm 2007 – 2008, Ngành giáo dục đã phối hợp cùng UBND các quận, huyện triển
khai thực hiện 16 dự án kêu gọi đầu tư. Năm 2008, thành phố đã giao đất và cho thuê đất 5 dự
án để đầu tư xây dựng trường học với diện tích 9,44 ha; chấp thuận địa điểm cho 17 dự án với
vốn đầu tư đăng ký 1.972 tỷ đồng.
- Nguồn viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức phi chính phủ đầu tư cho các
trường khuyết tật và một số trường có quan hệ hợp tác với nước ngoài.
- Nguồn ngân sách thành phố đầu tư cho một số công trình trọng điểm: Dự án trường
THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam kinh phí 429 tỷ đồng; dự án xây dựng trường THPT
chuyên Nguyễn Huệ mức kinh phí đầu tư 169,53 tỷ đồng. Quận Cầu Giấy đã đầu tư 40 tỷ
đồng xây mới trường tiểu học và THCS Nam Trung Yên ; Huyện Từ Liêm đã đầu tư xây
dựng trường THPT Trung Văn với kinh phí 21 tỷ đồng.
- Huy động các nguồn lực đầu tư XHH: Trường THCS và THPT dân lập Đoàn Thị
Điểm đầu tư 70 tỷ đồng xây mới trường học. Đến nay một số trường ngoài công lập đã có cơ
sở vật chất riêng và xây dựng kiên cố khang trang như các trường THPT: Trí Đức, Nguyễn
Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Nguyễn Siêu, Lý Thái Tổ, Phương Nam, Trần Quốc Tuấn, Việt –
Úc, Bình Minh – Hoài Đức, Võ thuật – Bảo Long, Tiểu học và THCS Đoàn Thị Điểm, Lê
Quý Đôn Đặc biệt, các trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Siêu và Nguyễn Tất
Thành (đều thuộc quận Cầu Giấy), THCS Đoàn Thị Điểm – Từ Liêm là những trường phổ
thông ngoài công lập đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000
– 2010. Nguồn kinh phí huy động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học của các

trường ngoài công lập của Hà Nội mỗi năm đạt gần 300 tỷ đồng.
2.3.3.1. Việc huy động các lực lượng tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục qua thăm dò
ý kiến như sau
Bảng 12: Kết quả ý kiến về tình hình các lực lượng xã hội tham gia công tác
XHHGD
TT
Các lực lƣợng
Tham gia tích cực
Tham gia chƣa tích cực
1
Cơ quan Đảng
x

2
UBND
x

3
Hội đồng nhân dân
x

4
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
x

5
Hội phụ nữ
x

6

Hội cựu chiến binh

x
7
Hội Nông dân

x
8
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
x

9
Ban đại diện cho mẹ học sinh
x

10
Quân đội

x
11
Công an

x
12
Ủy ban Dân số, GD&TE
x

13
Hội Khuyến học
x


14
Sở, Phòng Giáo dục
x


2.3.3.2. Hội đồng giáo dục
Bảng 13: Kết quả thăm dò ý kiến tác dụng hoạt động của Hội đồng giáo dục
TT
Tác dụng hiệu quả hoạt động
Ý kiến tán
thành (%)
1
Xây dựng được cơ chế liên kết, cộng đồng trách nhiệm
75
2
Phát huy được quyền làm chủ toàn XH tham gia GD
64
3
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
65
4
Xây dựng được phong trào - XH học tập, học suốt đời
65
5
Tạo thêm nguồn lực để phát triển GD - ĐT
60
6
Còn nặng hình thức, cơ cấu kiêm nhiệm, ít hiểu biết CM, tham mưu
chưa hiệu quả

40
7
Thiếu kế hoạch hoạt động, thiếu phân công trách nhiệm, giao khoán
cho GD
35
8
Phương thức hoạt động lúng túng, không thường xuyên
35

2.3.3.4. Hội Khuyến học
2.3.4. Đánh giá hiệu quả của quản lý XHHGD để phát triển trường phổ thông ngoài công lập
2.3.4.1. Về Quy mô phát triển
Đến nay, số trường lớp ngoài công lập của Hà Nội có 338 cơ sở, 284 trung tâm học tập
cộng đồng với 122.966 học sinh (chiếm tỷ lệ 9,2%), cụ thể như sau:
Giáo dục mầm non: Hiện có 137 trường dân lập, tư thục và nhóm lớp mầm non đã thu
hút trẻ em trong độ tuổi đến nhóm lớp chiếm 15%. Giáo dục tiểu học: Hiện có 22 trường dân
lập và tư thục, số học sinh chiếm tỷ lệ 2,06%; Trong đó có 2 trường dân lập có vốn đầu tư của
nước ngoài. Giáo dục THCS: Hiện có 5 trường THCS và 17 trường liên cấp 2 – 3, số học sinh
chiếm tỷ lệ 2,42%. Giáo dục THPT: Hiện có 77 trường (trong đó có 4 trường hiệp quản), số
học sinh chiếm tỷ lệ 24,4%. Hiện có 284 trung tâm học tập cộng đồng tại các quận huyện và
gần 400 trung tâm Tin học, Ngoại ngữ, bồi dưỡng văn hóa nghệ thuật. Các trung tâm này
hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí của người học và của các tổ chức, cá nhân tham gia
công tác XHHGD.
Về quản lý các trung tâm tư vấn du học tự túc, các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài
trên địa bàn Hà Nội: Hiện có 70 cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, trong đó có 15 trường
và 55 trung tâm. Các Sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền
trong việc thẩm định và cấp phép hoạt động cho các cơ sở tư vấn du học tự túc, thẩm định
chương trình giáo dục nước ngoài trước khi triển khai áp dụng ở các cơ sở giáo dục có yếu tố
nước ngoài.
2.3.4.2. Về chất lượng

Các trường ngoài công lập không ngừng nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy
và học trong những năm qua; đã tổ chức đa dạng và phong phú các hình thức dạy và học
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, cụ thể:
- Tổ chức dạy và học phát triển theo hướng mô hình dịch vụ trình độ cao, chất lượng
cao như: THPT Nguyễn Siêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Thái Tổ, Nguyễn Tất Thành – Cầu
Giấy, Đào Duy Từ, Việt – Úc, Bình Minh – Hoài Đức, Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Lê Quý
Đôn – Từ Liêm
- Một số trường đã tăng cường việc dạy và học song ngũ cho học sinh như trường phổ
thông Lômônôxốp, tiểu học Đoàn Thị Điểm,
- Tổ chức học tập theo mô hình trường nội trú có hiệu quả cao thu hút được nhiều học
sinh như trường THPT dân lập Trí Đức, THPT bán công Trần Quốc Tuấn, phổ thông Võ
thuật Bảo Long
- Chất lượng giáo dục ngoài công lập hiện nay chưa đồng đều: Một số trường có cơ sở
vật chất tốt, đội ngũ giáo viên giỏi và chất lượng dạy học có uy tín; Một số trường cơ sở vật
chất không ổn định, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, do đó chất lượng giáo dục toàn diện
thấp hơn so với mặt bằng chung của Thành phố.
- Quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài: Thành phố có chính sách hỗ trợ các
cơ sở giáo dục nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác quốc tế; Hỗ trợ, tư vấn trực
tiếp cho 20 cơ sở giáo dục về hợp tác quốc tế; Chỉ đạo và tham gia các hoạt động xây dựng
các đề án hợp tác liên kết đào tạo với nước ngoài.
2.3.4.3. Về đội ngũ
Với cơ chế tự chủ, các trường ngoài công lập đã thu hút được nhiều giáo viên dạy giỏi
hợp đồng thỉnh giảng. Hiện tại các trường ngoài công lập phát triển mạnh cả về số lượng và
chất lượng đội ngũ, số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao, tạo sự cạnh tranh
lành mạnh trong môi trường giáo dục.
2.4. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
- Nguyên nhân của những kết quả đạt được
+ Sự thành công bước đầu của công tác XHHGD đã khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn về
chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công tác XHHGD của Đảng và Nhà nước
đem lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện để ngành Giáo dục Thành phố phát triển và hội

nhập quốc tế
+ Thông qua công tác XHH, Ngành Giáo dục đã huy động được nguồn lực xã hội về trí
lực, về đầu tư kinh phí trong và ngoài ngân sách Nhà nước.
+ Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của
Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với giáo dục Thủ đô
+ Một số trường ngoài công lập đã có cơ sở vật chất khang trang, chất lượng dạy – học
có uy tín và thương hiệu đã thu hút được nhiều người học, đó là động lực để các trường công
lập cũng phải không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng.
- Nguyên nhân của những hạn chế
+ Hệ thống văn bản pháp quy XHHGD về phát triển trường lớp NCL chưa đầy đủ đồng
bộ và chưa kịp thời. Các hoạt động XHHGD được thực hiện trên cơ sở vận dụng thiếu cơ sở
pháp lý, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do vậy dẫn đến tình trạng lạm dụng xã hội hóa, áp đặt,
gượng ép, đôi khi phản tác dụng.
+ Công tác triển khai, quán triệt chủ trương, Nghị quyết XHHGD của Đảng, Nhà nước
chưa đầy đủ, công tác tuyên truyền giáo dục chưa đẩy mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Một
số cấp ủy, chính quyền địa phương không ổn định (thay đổi cán bộ). Trong lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức cơ chế phối hợp với các lực lượng trong Hội đồng giáo dục địa phương còn hạn chế;
một số tổ chức ngành đoàn thể, cá nhân cán bộ đảng viên còn nhận thức vấn đề mờ nhạt,
chưa phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục, do vậy chưa phát huy
hết nội lực cán bộ quản lý.
+ Các cơ sở giáo dục mầm non ngoại thành về cơ sở vật chất, thiết bị đồ chơi và
phương tiện phụ vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn thiếu, chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức. Giáo dục phổ thông thiếu nhiều phòng học chức năng, phòng thực hành, thí nghiệm, thư
viện, nhà thể chất, sân chơi, bãi tập, Các trường học của các cấp học hiện còn thiếu nhiều
diện tích đất, bình quân diện tích đất tính theo m
2
/ học sịnh quá thấp so với chuẩn, tiến độ xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia chậm.
+ Quy hoạch mạng lưới trường học phân bố chưa hợp lý, còn nhiều bất cập. Một số
trường học ở khu vực nội thành có số học sinh/lớp, số lớp/trường nhiều hơn quy định. Còn

nhiều trường ngoài công lập chưa có cơ sở vật chất riêng phải thuê mượn ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục toàn diện.
+ Mức thu học phí từ nhiều năm nay vẫn chưa thay đổi, trong khi giá cả thị trường biến
động mạnh. Quy định về mức thu chi hiện không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa có sự
thay thế kịp thời và đồng bộ về cơ chế, gây khó khăn cho tổ chức hoạt động nhà trường, nhất
là việc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.
+ Nguồn NSNN mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu song chưa đủ lực để tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục theo yêu cầu đổi mới của nền
kinh tế; Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác XHHGD còn hạn chế so với tiềm
năng kinh tế và vị thế của Thủ đô.
+ Tỷ lệ phát triển các trường NCL của Hà Nội so với toàn quốc cao nhưng vẫn mang
nặng tính tự phát, cơ sở vật chất còn nhiều trường thuê mượn; Việc giao đất, cho thuê đất xây
dựng trường học đã triển khai, nhưng tiến độ còn chậm. Nhiều trường có quy mô nhỏ, trang
thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu. Mật độ phân bố các trường NCL trên địa bàn Thành phố
không đều, chủ yếu tập trung đông ở khu vực nội thành; Đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa đủ
theo quy định; cán bộ quản lý cao tuổi;
+ Giáo dục NCL chưa thực sự thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư của xã hội, vì đầu
tư cho giáo dục thu hồi vốn chậm. Cơ chế chính sách cho thuê nhà, thuê đất, cấp đất xây
dựng trường học còn triển khai chậm.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC CÁC TRƢỜNG
PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục Hà Nội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3.1.1. Quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X "Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân,
do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn
xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước ".
Trong Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 (lần thứ 14 ngày
30/12/2008) đã nêu ra mục tiêu chiến lược giai đoạn 2009 -2020 là:

Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa
học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững
đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã
hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con
người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và
năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh,
trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030
Theo Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ( Dự thảo lần thứ 9 – tháng 05/2010) đã xác định Phương
hướng phát triển như sau:
- Giữ vững và nâng cao vị thế hàng đầu của giáo dục đào tạo Thủ đô trong thực hiện 3
nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhất là đào tạo
nhân lực chất lượng cao, là nòng cốt cho xây dựng văn hóa người Hà Nội, xây dựng xã hội
học tập và tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức ở Thủ đô.
- Thực hiện tốt phổ cập một năm với mẫu giáo 5 tuổi, duy trì phổ cập tiểu học và THCS
đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn
diện, tăng cường công tác hướng nghiệp. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục theo mô
hình cung ứng dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.
Các chỉ tiêu phát triển cơ bản đến năm 2020:
+ Tỷ lệ học 2 buổi/ngày: Tiểu học 100%; THCS 100%; THPT 50%
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 60%
+ 100% trường học kiên cố hóa, tiến dần hiện đại hóa
+ 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng
- Tiếp tục xây dựng, nhân rộng các trường chất lượng cao ở tất cả các bậc học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp tại khu vực nông thôn, miền núi, các
địa bàn gặp nhiều khó khăn.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ giáo dục- đào tạo trình độ, chất lượng cao theo nhu cầu xã
hội. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục chú

trọng khai thác các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục – đào tạo. Khuyến khích các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng một số có sở giáo dục – đào tạo đạt trình độ
khu vực và quốc tế.
- Chú trọng giáo dục hướng nghiệp; tập trung phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo
công nhân kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ xuất khẩu
lao động.
- Rà soát đội ngũ lao động; xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch đào tạo cán
bộ, công chức doanh nhân theo các hợp đồng ký kết với các trường đại học, cao đẳng trong
nước và gửi đi nước ngoài đào tạo các chuyên gia, cán bộ đầu ngành một số lĩnh vực Hà Nội
còn thiếu, còn yếu. Đẩy mạnh dạy song ngữ trong các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế về GD ĐT.
- Khuyến khích ưu tiên phát triển các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực sau: Đào tạo
trình độ cao; đào tạo các chương trình theo hướng nghiên cứu; Đào tạo các ngành, chuyên
ngành thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản (bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và
khoa học xã hội và nhân văn.
3.1.3 Dự báo dân số học đường giai đoạn 2010-2030
3.1.4. Dự báo phát triển quy mô học sinh
3.1.4.1. Dự báo quy mô giáo dục mầm non đến năm 2020
3.1.4.2 Dự báo quy mô giáo dục phổ thông đến năm 2020
- Về bậc học Tiểu học:Có 600.477 học sinh TH, trong đó có 420.335 HS học công lập (70%)
- Về bậc học THCSCó 434.562 học sinh THCS, trong đó 347.650 học sinh công lập (80%);
39.110 HS Trường chuyên, trường chất lượng cao (9%); 21.729 HS Trường quốc tế (5%)
- Về bậc học THPT: Có 268.493 học sinh THPT, trong đó 110.243 HS công lập (40 %);
41.341 HS Trường chuyên, trường chất lượng cao (15%): 27.560 HS Trường quốc tế (10%); 165.362
HS Ngoài công lập (35%).
3.1.4.3 Dự báo quy mô giáo dục thường xuyên đến năm 2020
Dự báo xu thế học GDTX tăng nhanh trong giai đoạn tới, tới năm 2020 dự báo có
khoảng 30.322 học sinh theo học các chương trình GDTX
3.1.5. Dự báo quy mô đội ngũ giáo viên


Bảng 17. Dự báo nhu cầu GV Hà Nội giai đoạn 2010-2030

2010
2015
2020
2030
GV Nhà trẻ
6.768
17.763
25.995
31.901
GV Mẫu giáo
14.435
23.543
35.066
81.964
Tiểu học
20.217
25.672
36.029
43.346
THCS
21.065
26.172
36.965
49.118
THPT
12.521
13.725
22.407

27.753
GV Trung tâm GDTX, KTTH-
HN
1.954
2.311
2.439
2.393
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Cục TK Hà Nội theo mô hình Lập kế hoạch
chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3.1.6. Dự toán thu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo Hà Nội giai đoạn
2010 – 2030
Bảng 18. Dự báo Dự toán chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT Hà Nội
giai đoạn 2011-2020
a, Dự toán chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT Hà nội giai đoạn 2011-2015
Nội dung chi


Bậc học
Tổng chi
NSNN
Giai đoạn 2011-2015 (Triệu đồng)
Chi đầu tư
phát triển
Tổng chi thường xuyên
Chi CTMT
Chi thường
xuyên
Chi thanh
toán cá nhân
Mầm non

29.451.666
13.764.671
8.076.828
6.567.598
1.042.569
Tiểu học
15.713.194
3.144.270
6.760.546
5.509.024
299.354
THCS
13.545.285
2.623.594
5.790.308
4.717.383
414.000
THPT
11.792.644
1.677.561
5.640.470
4.288.613
186.000
GDTX
748.417
207.390
227.769
175.258
138.000
ĐÀO TẠO CĐ Công

lập
1.270.156
12.600
442.692
350.634
464.230
Trung cấp CN Công
lập
1.938.946
219.000
897.309
666.687
155.950
Cộng
74.460.308
21.649.086
27.835.922
22.275.197
2.700.103
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Cục TK Hà Nội theo mô hình Lập kế hoạch
chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

b, Dự toán chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT Hà nội giai đoạn 2016-2020

Nội dung
Chi

Bậc học
Tổng chi
NSNN

Giai đoạn 2016-2020 (Triệu đồng)
Chi đầu tư
phát triển
Tổng chi thường xuyên
Chi CTMT
Chi thường
xuyên
Chi thanh
toán cá nhân
Mầm non
52.355.523
15.866.797
20.435.718
15.675.508
377.500
Tiểu học
26.148.071
2.603.470
13.202.124
10.127.477
215.000
THCS
25.149.679
3.438.565
12.063.584
9.252.530
395.000
THPT
19.987.084
1.858.100

10.466.632
7.507.352
155.000
GDTX
1.008.410
165.800
443.002
319.608
80.000
Đào tạo CĐ Công lập
1.796.270
10.500
1.007.099
745.271
33.400
Trung cấp CN Công
lập
5.197.033
182.515
2.176.719
2.655.284
182.515
Cộng
131.642.070
24.125.747
59.794.878
46.283.030
1.438.415
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Cục TK Hà Nội theo mô hình Lập kế hoạch
chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo)


3.2. Các giải pháp quản lý
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng xã hội hóa giáo
dục và quán triệt chủ trương XHHGD vào phát triển trường phổ thông NCL
3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp
XHHGD là một giải pháp mang tính chiến lược đúng đắn, không chỉ riêng Việt Nam
mà là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới; không phải chỉ là đa dạng hóa loại hình, không
phải chỉ là tổ chức đại hội giáo dục các cấp, không phải chỉ là huy động sự đóng góp của
nhân dân, hỗ trợ của xã hội, mà phải huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia làm giáo
dục với nhiều hình thức phong phú; Họ cũng cần thay đổi nhận thức rằng mục tiêu của
XHHGD không chỉ là huy động "Mọi người cho giáo dục" mà XHHGD còn có mục tiêu
quan trọng nữa là "giáo dục cho mọi người".
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
Thực tế trong quá trình XHH sự nghiệp giáo dục cho chúng ta thấy rõ, nơi nào cấp ủy,
chính quyền hiểu, nắm được nội dung, mục tiêu ý nghĩa công việc, giải thích cho dân rõ, dân
hiểu được vấn đề và đồng tình thì nơi đó thực hiện rất tốt. Do vậy, cần tập trung tuyên truyền
sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, ngành địa phương và quần chúng nhân dân
hiểu rõ được vị trí, vai trò tính chất, lợi ích của GD và tính chất, nội dung XHHGD phổ thông
nói chung, XHHGD ngoài công lập nói riêng, làm cho cán bộ và nhân dân hiểu được sự
nghiệp giáo dục là sự nghiệp của chính mình, đem lại lợi ích cho chính mình và cho cộng
đồng. Từ đó họ đem hết tâm huyết để thực hiện.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Phải bằng nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp tác động đến nhận thức của mọi
người. Trong những biện pháp nâng cao nhận thức chúng tôi tập trung vào các biện pháp cụ
thể dưới đây:
- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị quán triêt chủ trương XHHGD
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn
- Xây dựng các góc tuyên truyền
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
3.2.2. Tăng cường quản lý Nhà nước và tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia

công tác XHHGD
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của UBND các cấp, các Sở ngành thực hiện
liên kết các lực lượng xã hội để tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với công tác XHHGD; tập hợp
các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nền
nếp kỷ cương với xã hội, hỗ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động
xã hội.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
Thực chất XHHGD là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình phối hợp
chặt chẽ thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước giáo dục với Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để quản lý có hiệu quả công tác XHHGD.
- Đảng và chính quyền giữ vai trò quyết định trong hệ thống các quan hệ quản lý của công
tác XHHGD. Chỉ có Đảng mới có thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu hành chính,
mới có thể tổ chức được các mối quan hệ giữa các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức quần chúng,
các lực lượng xã hội vào việc cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và XHHGD.
- HĐND và UBND các cấp là cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Thông qua
nghị quyết các kỳ họp và chức năng quản lý điều hành của mình, tổ chức này sẽ thực hiện
chặt chẽ việc giám sát, tổ chức thực hiện các kế hoạch; phân bổ ngân sách cho hoạt động giáo
dục, xây dựng CSVC trường, lớp, công trình giáo dục, xây dựng đội ngũ giá viên, ngành,
đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị kinh doanh tham gia vào công tác
XHHGD.
- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao
động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học là lực lượng
quan trọng trong việc triển khai công tác XHHGD.
- Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài, các cá nhân, các nhà tài trợ tùy vào khả năng và vị thế của mình đóng góp
về trí tuệ, tinh thần như xây dựng đề án phát triển các loại hình giáo dục, các phương pháp
hoạt động, đóng góp xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ
khen thưởng hoặc tài trợ về kinh tế cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập, giao
lưu văn hóa thể dục thể thao

Những loại hình và tổ chức trên có thể cho ra đời các loại quỹ khuyến học , quỹ giúp
học sinh nghèo vượt khó học giỏi, quỹ tài năng trẻ
- Gia đình và dòng họ là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai công
tác XHHGD. Gia đình có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng giáo dục
con cái, hình thành và phát triển trí tuệ, thể chất đạo đức, nghề cho con em. Cùng với gia đình
là dòng họ trong mối quan hệ huyết thống dòng tộc. Có thể quan hệ đó được ổn định trên
một cộng đồng dân cư nhất định về lãnh thổ hành chính, có thể không hẳn như vậy. Song
dòng họ thường là một gốc rễ lâu đời về những truyền thống như học giỏi, tinh xảo nghề
nghiệp, đoàn kết.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, nhà trường, gia đình và các lực lượng xã
hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục.
- Củng cố và phát triển diễn đàn Đại hội giáo dục các cấp
- Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng của
cộng đồng để phát triển giáo dục,.
- Tách bạch quản lý chỉ đạo nhà nước khỏi việc điều hành công việc thường xuyên của
cơ sở giáo dục. Tăng cường trao đầy đủ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở
giáo dục; bảo đảm quyền sở hữu và vai trò đại diện chủ sở hữu trong các cơ sở giáo dục công
lập và ngoài công lập.
- Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo công tác XHH từ Thành phố đến các Sở, Ngành và
quận, huyện. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành phối hợp cùng với UBND các
quận, huyện, thị xã để kiểm tra và đôn đốc thực hiện, báo cáo kết quả định kỳ về Ban chỉ đạo
XHH của thành phố.
3.2.3. Tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách:
3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp
XHHGD là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện như thế nào cho có
hiệu quả là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo
việc tổ chức thực hiện. Do đó để thực hiện tốt công tác XHHGD cần phải tiếp tục tăng cường
xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hiện có qua đó thể hiện rõ sự tăng cường lãnh đạo của
Đảng, quản lý của nhà nước và thể hiện sự lãnh đạo tập trung thống nhất của chính quyền thành

phố, phát huy tính năng động sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức phối hợp chặt chẽ với các
lực lượng trong một cơ chế tổ chức, điều hành khoa học, nhịp nhàng, có chính sách tạo động
lực thu hút các nguồn lực mới mang lại ý nghĩa sâu sắc của công tác XHH. Vì vậy mục tiêu của
giải pháp là Xây dựng cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục; có chính sách thu hút
nguồn lực cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông NCL nói riêng
3.2.3.2. Nội dung giải pháp
Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách về XHHGD cho phù hợp với phát triển KT -
XH, đặc biệt cần chú trọng xây dựng định mức ngân sách đầu tư cho giáo dục một cách hợp
lý, đồng thời quy định định mức đóng góp của các đối tượng trực tiếp vào hưởng các dịch vụ
giáo dục. Xây dựng chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào giáo dục nói chung vào giáo dục
phổ thông NCL nói riêng.
Ngành giáo dục và các nhà trường giữ vai trò chủ động, nòng cốt tích cực tham mưu
với các cấp ủy Đảng và chính quyền, tổ chức thực hiện những chủ trương, kế hoạch, chương
trình về công tác giáo dục. Trong cơ chế XHHGD, lực lượng này là trung tâm phát hiện nhu
cầu giáo dục, chủ động đề xuất với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, tổ chức sự tham gia
của các lực lượng xã hội và là lực lượng chủ động trong công việc thực hiện các đường lối
chủ trương trên.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi của Thành phố để thu hút các nguồn lực
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở công lập, NCL ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
3.2.3.2. Cách thức thực hiện
- Ban hành chính sách đối với các nhà giáo và cán bộ, viên chức nhà nước tham gia
giảng dạy, làm việc trong các cơ sở giáo dục NCL; Ban hành chính sách đào tạo, trẻ hóa đội
ngũ nhà giáo trong giai đoạn chuyển đổi loại hình hoặc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các
cơ sở giáo dục công lập, chính sách đào tạo và hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL các cơ sở giáo dục NCL;
- Ban hành chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về
quyền sở hữu và thừa kế của các cá nhân, tập thể thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp
xã hội tham gia thực hiện XHHGD.
- Ban hành chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục NCL trong các

lĩnh vực đầu tư: tạo quỹ đất sạch cho cơ sở giáo dục NCL thuê; miễn thu tiền sử dụng đất, tiền
thuê đất; giao đất không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và miễn tiền thuê đất đối với các cơ
sở giáo dục giáo dục NCL hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở
thực hiện XHH; xây dựng nhà, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục thực hiện XHH thuê; hỗ
trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cơ sở giáo dục thực hiện XHH; Thành
phố hỗ trợ một phần lãi suất sau đầu tư của các cơ sở giáo dục CL và NCL.
- Ban hành quy định chế độ và trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý,
giám sát chất lượng chuyên môn, các điều kiện đảm bảo, thu chi tài chính đồng thời xây dựng
thiết chế dân chủ của các cơ sở giáo dục CL và NCL.
- Ban hành các quy định về kiểm định chất lượng GD&ĐT ở các cơ sở giáo dục công
lập và ngoài công lập; về kiểm tra, đánh giá, về quản lý tài chính, tài sản và tự kiểm tra tài
chính, kế toán và kiểm toán.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý GD&ĐT; giảm bớt thủ
tục thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi
tiết điều kiện thành lập trên cơ sở Điều lệ trường học của các cấp học.
3.2.4. Tăng cường huy động nguồn lực thúc đẩy công tác xã hội hóa để phát triển trường
phổ thông ngoài công lập
3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp
Bản chất của XHHGD là mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người,
trong đó mấu chốt trong công tác XHHGD trường phổ thông ngoài công lập đó là huy động
các nguồn lực để phát triển trường phổ thông ngoài công lập. Chính vì thế cần phải quán triệt
nhận thức, nâng cao vai trò chỉ đạo trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
thúc đẩy công tác XHH để tăng cường, huy động các nguồn lực, khơi dậy động viên mọi tiềm
năng của lực lượng xã hội xem đây là giải pháp chiến lược để tập trung đầu tư phát triển giáo
dục và đào tạo; thực hiện đa dạng hóa loại hình giáo dục và đào tạo nhằm phát triển trường
lớp phổ thông ngoài công lập.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Chủ trương XHH các hoạt động giáo dục đã đi vào cuộc sống và đang phát huy tác
dụng, góp phần làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân. Ban chất của XHHGD là
huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia làm giáo dục, huy động được các nguồn lực cho

giáo dục. Đây là phạm trù rộng bao gồm các yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực tăng cường cho
giáo dục nói chung, phát triển loại hình trường lớp phổ thông ngoài công lập nói riêng.
Huy động nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD - ĐT: Trong các nguồn vốn đầu
tư cho GD&ĐT, nguồn NSNN vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng để mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nguồn NSNN sẽ tạo điều kiện cơ bản để giải quyết
nhu cầu vốn cho GD&ĐT.
- Thành phố tăng chi nhân sách cho GD&ĐT đảm bảo không thấp hơn mức phân bổ do
Trung ương giao cho tổng chi ngân sách của Thành phố. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục
tập trung cho các hướng trọng điểm, then chốt có tính chiến lược, không dàn trải. Đảm bảo
vai trò chủ đạo của các trường công lập, giữ vững định hướng XHCN; Tăng cường đầu tư
CSVC trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa
- Ưu tiên ngân sách để đầu tư phát triển giáo dục mầm non của các huyện ngoại thành
và các quận mới thành lập, phấn đấu xây dựng mỗi xã, phường có ít nhất một khu trung tâm
có đủ điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ.
- Huy động năng lực của các cán bộ, giáo viên khá giỏi và giáo viên nghỉ hưu giàu kinh
nghiệm giảng dạy, sức khỏe tốt tham gia quản lý, giảng dạy, đây sẽ là lực lượng quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của giáo dục phổ thông NCL.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch huy động tối đa các nguồn lực ngoài NSNN đầu tư cho GD&ĐT.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, động viên các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện
cho GD&ĐT, mở rộng các quỹ khuyến học, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
và tập thể đầu tư mở thêm trường tư thục ở các cấp học.
- Tăng nguồn lực đầu tư cho GD bằng giải pháp vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
khuyến khích XHH như: giao đất, cho thuê đất, thuê nhà, miễn giảm tiền thuế, áp dụng chính
sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, xử lý tài sản sau khi chuyển đổi hình thức hoạt
động cho các cơ sở cung ứng dịch vụ NCL.
- Huy động các nguồn lực để phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT Thủ đô, chủ động
khai thác các nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và

ngoài nước. Thu hút tối đã nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua các chương trình viện trợ
- Thực hiện chính sách bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục công lập và NCL về thi đua,
khen thưởng , về công nhận danh hiệu nhà nước về GD&ĐT; về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
về tiếp nhận và thuyên chuyển cán bộ, giáo viên từ cơ sở công lập sang ngoài công lập và
ngược lại. Từng bước xóa bỏ khái niệm biên chế trong các cơ sở công lập chuyển dần sang
chế độ hợp đồng lao động dài hạn.
- Tăng cường công tác quản lý và quy định trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ngoài
công lập đảm bảo về chất lượng và số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu phù hợp với quy
mô ngành nghề đào tạo, đảm bảo chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên và CBQL.
- Có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục tự đào tạo, phát triển nhân lực, kể cả việc đào
tạo ở nước ngoài và thu hút nhân tài, các chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong và ngoài nước tham
gia giảng dạy. Thực hiện chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với cán bộ, giáo viên trong độ tuổi
lao động từ cơ sở giáo dục công lập chuyển sang công tác tại các cơ sở giáo dục NCL.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một tư tưởng chiến lược, một
bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta. XHHGD là
một hoạt động quan trọng, là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài. XHHGD là một chủ đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, chịu sự chi phối, tác động
của quá trình xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội. Việc tăng cường công tác
XHHGD nói chung và XHHGD trong quản lý trường phổ thông NCL nói riêng là một
phương thức hữu hiệu để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo và chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.
Nước ta tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, cần được thực hiện bằng những phương thức, những biện pháp
và bước đi thích hợp để tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển giáo dục - đào tạo nói
chung, phát triển giáo dục - đào tạo ngoài công lập nói riêng.
Thực tiễn cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền Thủ đô Hà Nội cũng đã nhận thức

khá đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHHGD, tổ chức chỉ đạo triển khai thực
hiện đạt hiệu quả bước đầu. Đến nay các huyện, quận, các phường, xã đã thành lập Hội đồng
giáo dục, hoạt động có hiệu quả nhất định, Hội Khuyến học đã được thành lập ở tất cả các
cấp; nguồn kinh phí cho giáo dục ngày càng tăng; quy mô trường lớp ngày càng phát triển
đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân. Hiện nay Hà Nội có 338 trường, lớp ngoài công lập,
284 trung tâm học tập cộng đồng với 122.966 học sinh (chiếm tỷ lệ 9,2%), cụ thể như sau:
Giáo dục mầm non có 137 trường, lớp ngoài công lập với tỷ lệ trẻ em đến lớp chiếm 15%;
Giáo dục tiểu học có 22 trường ngoài công lập, số học sinh chiếm tỷ lệ 2,06%; Giáo dục
THCS có 5 trường THCS và 17 trường liên cấp 2 -3, số học sinh chiếm tỷ lệ 2,42%, Giáo dục
THPT hiện có 77 trường, số học sinh chiếm tỷ lệ 24,4%.
Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục trên phạm vi toàn Thành phố để phát triển giáo
dục phổ thông ngoài công lập thời gian qua còn những hạn chế, bất cập về cơ sở vật chất, quy
mô về chất lượng giáo dục.
Từ những ưu điểm và nhược điểm của giáo dục và xã hội hóa giáo dục trong thời gian
qua, căn cứ vào những điều kiện khách quan và chủ quan, qua nghiên cứu khảo sát thực tế
nhằm định hướng tăng cường xã hội hóa giáo dục trong quản lý trường phổ thông ngoài công
lập trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 5 giải pháp quan trọng có tính cấp
thiết được trình bày phần trên. Đó là tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng XHHGD và quán triệt chủ trương XHHGD vào phát triển trường phổ thông NCL;
Tăng cường quản lý Nhà nước: Tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách; Tăng
cường huy động nguồn lực thúc đẩy công tác XHH để phát triển trường phổ thông NCL;
Tăng cường đào tạo và thu hút nguồn lực cán bộ và giáo viên chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra là: Nếu kết quả nghiên cứu được triển khai thì trong quá trình chỉ đạo được thực
hiện các giải pháp, cần triển khai đồng bộ, nhất quán, đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tùy theo
tính chất yêu cầu của từng thời điểm, của mỗi giải pháp mà có sự tập trung phù hợp để đạt
hiệu quả.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan trung ương
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống về lý luận XHHGD trong giai đoạn hiện nay, làm cơ sở
đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục và phát triển các loại hình giáo dục NCL.

- Bổ sung ban hành quy định cơ chế hoạt động của Hội đồng giáo dục, phương thức và
chủ thể trách nhiệm chính trong tổ chức của các lực lượng tham gia Hội đồng giáo dục.
- Chỉ đạo quy định thành lập Ban chỉ đạo xã hội hóa giáo dục từ Trung ương đến cơ sở
để xác định trách nhiệm của các ngành trong công tác thực hiện xã hội hóa các hoạt động
giáo dục đồng bộ, nhất quán đúng mục tiêu, định hướng có hiệu quả, hạn chế lệch lạc.
- Các Bộ ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên môi trường cần
khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục
và phát triển giáo dục ngoài công lập.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiến hành nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh quy
chế tài chính và hoạt động của các trường ngoài công lập phù hợp với Nghị quyết 05/NQ-CP
ngày 18/4/2005 của Chính phủ.
2.2. Đối với Thành phố Hà Nội
* Sở Giáo dục và Đào tạo
Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận
huyện trong việc thực hiện công tác XHHGD, cụ thể là
- Thực hiện công tác tuyên truyền đẩy mạnh công tác XHHGD.
- Đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ
ngoài công lập về GD&ĐT.
- Đề xuất và trình UBND Thành phố về định mức thu chi học phí, đóng góp CSVC của
loại hình trường phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô. Chủ động tham mưu đề xuất Thành phố ban hành các chính sách khuyến khích
XHH liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT.
- Thực hiện quản lý Nhà nước về công tác XHH như: Thanh tra, kiểm tra, giám sát,
đánh giá và tổng hợp kết quả định kỳ báo cáo với Thành phố.
- Phối hợp với các Sở ngành, hàng năm xây dựng danh mục chỉ tiêu XHH và danh mục
các dự án kêu gọi XHH đầu tư trình Thành phố phê duyệt; Thí điểm đầu tư xây dựng CSVC
bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc XHH đầu tư để cho các trường NCL thuê.
* Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành tổng hợp báo cáo thành phố phê duyệt và công bố
công khai danh mục và địa điểm đầu tư các dự án xây dựng trường học để kêu gọi đầu tư.

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, Ngành xây dựng các văn bản, cơ chế chính sách
khuyến khích và thu hút đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài) trong lĩnh vực
GD&ĐT; chính sách thuê đất với giá ưu đãi cho các cơ sở giáo dục NCL, chính sách miễn
giảm các loại thuế, chính sách huy động vốn và góp vốn đầu tư.
* Sở Tài chính
- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng các văn bản, cơ chế, chính sách khuyến
khích XHH GD; chính sách thuê đất với giá ưu đãi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chính
sách miễn giảm các loại thuế, chính sách huy động vốn và góp vốn đầu tư
- Hướng dẫn việc thực hiện công tác tài chính và xử lý tài sản của các cơ sở giáo dục khi
chuyển đổi mô hình hoạt động.
* Sở Nội vụ
- Phối hợp và tham mưu xây dựng các mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và tự
chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế quản lý của các cơ sở giáo dục NCL;
- Xây dựng cơ chế, hướng dẫn về trách nhiệm quyền lợi của người lao động với các cơ
sở giáo dục công lập, bán công chuyển sang mô hình ngoài công lập; với các cơ sở giáo dục
bán công chuyển về mô hình công lập.
* Sở Quy hoạch kiến trúc
- Phối hợp và tham mưu xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp làm cơ sở cho việc
xác định quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
- Công bố công khai quy hoạch, các quy trình thủ tục tạo điều kiện nhanh chóng, thuận
lợi việc thỏa thuận quy hoạch cho các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
- Ưu tiên giới thiệu địa điểm đất phục vụ xây dựng, mở rộng diện tích trường học.
* Sở Tài nguyên môi trƣờng
- Phối hợp và tham mưu với các Sở, Ngành xác định quỹ đất dành cho các cơ sở giáo
dục ngoài công lập và chủ trì thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các chủ đầu tư; công bố
công khai kế hoạch sử dụng đất.
- Chủ trì và phối hợp với các Sở, Ngành nghiên cứu để đề xuất việc xây dựng các cơ
sở giáo dục hoặc cải tạo sửa chữa quỹ nhà hiện có thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có đủ điều
kiện) để cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuê.
- Hướng dẫn thủ tục hồ sơ xin sử dụng đất để thực hiện các dự án XHHGD theo hướng

đơn giản, thuận lợi; Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng đất đối với các cơ sở giáo dục khi
thực hiện XHH.
* Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các Hội khuyến học và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền và
thực hiện tốt công tác XHHGD nhằm huy động các nguồn lực tại địa phương.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện XHHGD (báo cáo theo quý, năm) về Ban chỉ đạo
XHHGD của Thành phố
* Các tổ chức, đoàn thể và lực lƣợng xã hội: Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc thành
phố, liên đoàn lao động, Đoàn TNCS HCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội
khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Ban đại diện cha mẹ học sinh các
cấp có trách nhiệm tuyên truyền và vận động toàn xã hội huy động các nguồn lực (con
người, tài chính, đất đai ) đóng góp công sức xây dựng XHHGD của địa phương.
* Các cơ quan thông tin: Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới các
báo, đài đưa tin tuyên truyền và nêu những tâm gương điển hình tiên tiến và tham gia hoạt
động tốt công tác XHHGD.
* Các cơ sở Giáo dục và Đào tạo: Cần vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về công tác XHHGD, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự chủ , năng
động, sáng tạo để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, đưa sự nghiệp GD&ĐT của Thành phố phát triển mạnh mẽ xứng đáng với Thủ đô
nghìn năm văn hiến. Cụ thể như sau:
- Hiệu trưởng các trường cần thường xuyên tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn,
toàn diện, sâu sắc về chủ trương XHHGD; nâng cao năng lực, điều hành nhiệm vụ quản lý để
tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Thực sự là hạt nhân hội tụ sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
cùng làm công tác giáo dục.
- Các đơn vị trường học, đứng đầu là Hiệu trưởng cần phát huy vai trò tham mưu với
cấp ủy, chính quyền địa phương, vai trò nòng cốt phối hợp các ngành, các tổ chức Hội để đẩy
mạnh công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục.
- Thường xuyên chủ động tổ chức tự kiểm tra các hoạt động giáo dục, dạy học; tăng
cường tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục,

hiệu quả đào tạo trong nhà trường, từng bước khẳng định uy tín nhà trường, nhất là trường
ngoài công lập, làm tiền đề chuyển đổi loại hình trường thành trường tư thục, dân lập hoặc
trường tự hạch toán.



References
1. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo CBQL, Hà Nội.
2. Ban Khoa giáo TW, Báo cáo tại Hội thảo về xã hội hóa các lĩnh vực khoa giáo. Hà Nội,
2000.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 NXB Giáo dục.
Hà Nội, 2002.
4. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/6/2005 về việc phê duyệt Đề
án Quy hoạch phát triển XHHGD 2005 - 2010. Hà Nội, 2005.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam 2004 - 2010. Hà
Nội, 2004.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn
2005 - 2010. Hà Nội, 2005.
7. Đặng Quốc Bảo, "Nghiệp vụ quản lý giáo dục và phát triển người". Giáo trình lớp cao
học QLGD, 2002.
8. Đặng Quốc Bảo, "Bản chất của XHHGD và dân chủ hóa giáo dục", Báo Giáo dục thời
đại, số 71, trang 6. Hà Nội, 2004.
9. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề
và giải pháp. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.
10. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí, Khoa học tổ chức và quản lý,
NXB Thống kê. Hà Nội, 1999.
11. Đặng Xuân Hải, Xã hội hóa công tác giáo dục và huy động cộng đồng tham gia xây
dựng sự nghiệp GD - ĐT. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương 1. Hà Nội.
12. Chung Á - Nguyễn Đình Tấn, Nghiên cứu xã hội học. NXB Chính trị Quốc gia. Hà

Nội, 1997.
13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý. Giáo trình. Hà Nội,
1996 - 2002.
14. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện đại. Giáo
trình lớp cao học QLGD. Hà Nội, 2004.
15. Chính phủ, Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ
trương xã hội hóa hoạt động GD, y tế, văn hóa. Hà Nội, 1997.
16. Chính phủ, Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg, ngày 6/4/2005, ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11, khóa XI, kỳ họp lần thứ 6
Quốc hội về Giáo dục. 2005.
17. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cường, Phương Kỳ Sơn, Các học thuyết quản lý. NXB
Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận Hội nghị TW6, khóa IX. NXB Chính trị quốc gia.
Hà Nội, 2002.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB
Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1991.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 BCHTWƯ Đảng khóa VII.
NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB
Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII.
NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1997.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB
Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB
Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006.
25. Jaccques Delors – Giáo dục cho ngày mai – Tài liệu của UNESCO công bố nhân dịp
kỷ niệm 50 năm UNESCO
26. Phạm Văn Đồng, Về vấn đề giáo dục - đào tạo. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội,
1999.

27. Phạm Minh Hạc, Xã hội hóa công tác giáo dục. NXB GD. Hà Nội, 1997.
28. Phạm Minh Hạc, Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với
tinh hoa nhân loại. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1996.
29. Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ thứ 21. NXB Chính trị
Quốc gia. Hà Nội, 2007.
30. Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 124/QĐ ngày 19/3/1981 về việc thành lập hội
đồng GD các cấp. Hà Nội, 1981.
31. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục. NXB Lý luận chính trị. Hà Nội, 2006.
32. Lê Quốc Hùng, Xã hội hóa giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật. NXB Tư pháp. Hà Nội,
2004.
33. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục. Hà Nội, 2004.
34. Đỗ Thị Bích Loan, Quản lý Nhà nước giáo dục lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị
Quốc gia. Hà Nội, 2005.
35. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2005.
36. Mác-Ăngghen, Toàn tập (tập 4). NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993.
37. Phùng Đình Mẫn (Chủ nhiệm), Những vấn đề cơ bản đổi mới giáo dục THPT hiện
nay. Huế, 2003.
38. MI.Kônđacôp, Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý
giáo dục Trung ương I. Hà Nội, 1983.
39. Hồ Chí Minh, Bàn về giáo dục. NXB Hà Nội. Hà Nội, 1962.
40. Hà Thế Ngữ, Quá trình sư phạm, bản chất, cấu trúc, tính quy luật. NXB trường
CBQLGDTW2.TP HCM, 1987.
41. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết 40/2000/QH10 về Đổi mới chương
trình giáo dục THCS. Hà Nội, 2000.
42. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD Trường CBQLTW.
Hà Nội, 1998.
43. Tony Bilton, Kenvin Bonnett và cộng sự, “Nhập môn xã hội học”. NXB KHXH,
HN,1993.
44. Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại. NXB ĐHQG. Hà Nội, 2001.
45. Viện khoa học Giáo dục, XHH hoạt động GD - nhận thức và hành động. NXB giáo

dục. Hà Nội, 1998.




×