Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quản lý nhà trường tiểu học việt nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.65 KB, 21 trang )

Quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo
tiếp cận văn hóa tổ chức


Lê Thị Ngọc Thúy


Trường Đại học Giáo dục
Luận án TS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14 05 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thành Hưng, GS.TS. Nguyễn Lộc
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận của việc quản lý nhà trường tiểu học theo hướng
tiếp cận văn hóa tổ chức. Xác định cơ sở thực tiễn việc quản lý nhà trường tiểu học
theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức. Đề xuất các giải pháp quản lý cho hiệu trưởng
nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức. Thử nghiệm kiểm chứng
các tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường (VHNT) và lấy ý kiến chuyên gia về giải
pháp. Nêu những kết luận khoa học và kiến nghị thực tiễn.

Keywords. Quản lý giáo dục; Quản lý nhà trường; Giáo dục tiểu học; Tiếp cận văn
hóa; Giáo dục Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quản lý xã hội, nhà trường thường được xem là một dạng cụ thể của tổ chức.
Đó là tổ chức có tính chất tương đối phức tạp, vừa có các quan hệ hoạt động nghề nghiệp và
vừa có quan hệ và hoạt động chính trị - xã hội. Trong số những tiêu chí quan trọng của nhà
trường hiệu quả như: thành tích học tập, môi trường hợp tác và tham gia, tính thẩm mỹ của
cảnh quan sư phạm và những quan hệ ứng xử, hiệu lực quản lý, kết quả thực hiện chương


trình giáo dục, hiệu suất đào tạo, v.v thì văn hóa nhà trường là nhân tố trừu tượng bao trùm
và ảnh hưởng sâu xa lên tất cả các vấn đề trong nhà trường. Nhà trường hiệu quả phải là tổ
chức có văn hóa cao.
Đa số những nghiên cứu quản lý trường học thường dành cho những vấn đề chính
sách, quản lý nhân sự, quản lý chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục và xã
hội trong nhà trường, quản lý tài chính, v.v Quản lý nhà trường dưới quan điểm của tiếp cận
văn hóa tổ chức thực sự là một vấn đề mới, phức tạp và chưa được các nhà quản lý quan tâm.
Đổi mới quản lý giáo dục là khâu quyết định trong đổi mới giáo dục hiện nay. Đại hội
Đảng CSVN lần thứ X vẫn tiếp tục khẳng định tiến hành đổi mới giáo dục theo hướng xã hội
hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. [13] Nền tảng của tất cả những thành công ở đây là văn hóa
nhà trường, xét cụ thể, là văn hóa chung của nền giáo dục quốc dân. Điều này một lần nữa
được khẳng định trong Điều 5 của Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 là: Nội dung giáo dục
phải đảm bảo tính cơ bản, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hóa dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong bối cảnh đã phân tích như trên cùng với việc nhận thức ý nghĩa quan trọng của
văn hóa trường học trong quản lý nhà trường nên chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà trường
tiểu học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức” để thực hiện luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý nhà trường tiểu
học Việt Nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức, luận án sẽ đề xuất ra các giải pháp quản lý nhằm
giúp cho nhà trường tiểu học phát triển một cách hiệu quả.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Các hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhà trường tiểu học hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức
4. Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức và là một trong những tiêu chí
để đánh giá hiệu quả nhà trường. Trong quá trình quản lý trường tiểu học, nếu như lãnh đạo
nhà trường và đứng đầu là hiệu trưởng thực hiện các giải pháp quản lý trường học không chỉ

tuân thủ vào chính sách, luật pháp và các thủ tục hành chính mà còn biết dựa vào văn hóa nhà
trường và xem nó như là mục tiêu để xây dựng nhà trường và là công cụ để quản lý thì sẽ
nâng cao được hiệu quả nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận của việc quản lý nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận
văn hóa tổ chức.
- Xác định cơ sở thực tiễn việc quản lý nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn
hóa tổ chức.
- Đề xuất các giải pháp quản lý cho hiệu trưởng nhà trường tiểu học theo hướng tiếp
cận văn hóa tổ chức.
- Thử nghiệm kiểm chứng các tiêu chí đánh giá VHNT và lấy ý kiến chuyên gia về
giải pháp.
- Nêu những kết luận khoa học và kiến nghị thực tiễn.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Các giải pháp quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức được giới
hạn trong hoạt động quản lý và lãnh đạo của Hiệu trưởng.
- Văn hóa nhà trường được hiểu là một dạng của văn hóa tổ chức theo nghĩa là cái
tác động làm cho nhà trường tiểu học phát triển hiệu quả.
- Khảo sát thực trạng quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở một số
trường tiểu học đại diện cho cho các khu vực, tỉnh thành đồng bằng và miền núi ở Việt Nam.
- Thử nghiệm được giới hạn ở ba trường tiểu học (đại diện cho thành phố của các
vùng miền).
- Thử nghiệm các tiêu chí và lấy ý kiến chuyên gia về các giải pháp quản lý nhà
trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức dành cho cán bộ quản lý cấp trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.2. Phương pháp điều tra
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
7.2.5. Phương pháp chuyên gia
7.2.6. Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study)
7.2.7. Phương pháp sử dụng toán thống kê
8. Những luận điểm cần bảo vệ
1) Quản lý trường tiểu học theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức là một hướng
quản lý mới có tác dụng rất tích cực nhằm nâng cao hiệu quả nhà trường.
2) Quản lý nhà trường tiểu học theo quan điểm tiếp cận văn hóa tổ chức chính là việc
xây dựng các giá trị để nhà trường là tổ chức văn hóa cao và xem văn hóa là công cụ để quản
lý nhà trường.
3) Trên cơ sở xây dựng Chuẩn để đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu
học và nó sẽ trở thành một trong các thước đo không chỉ nhằm đánh giá mà còn định hướng,
hoàn thiện và bổ sung cho việc xây dựng hệ thống quản lý nhà trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia.
4) Các giải pháp quản lý nhà trường tiểu học được đề xuất dựa trên những những tiêu
chí của một nhà trường tiểu học hiện đại. Vì vậy, các giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực
tiễn nhà trường và trên cơ sở nhằm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường một cách hiệu
quả.
9. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa các lý thuyết về quản lý nhà trường tiểu học theo quan điểm tiếp cận
văn hóa tổ chức.
- Xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học Việt Nam bao gồm
20 tiêu chí giúp cho các nhà quản lý sử dụng làm công cụ quản lý ở cấp trường.
- Đưa ra các giải pháp quản lý trường tiểu học Việt Nam theo quan điểm tiếp cận văn
hóa tổ chức.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, Luận án có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn hóa
tổ chức.

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn
hóa tổ chức.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG
TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ở nƣớc ngoài
 Quản lý nhà trường trên cơ sở xây dựng văn hóa hợp tác
 Quản lý nhà trường trên cơ sở xây dựng năng lực văn hóa trong nhà trường
 Quản lý nhà trường trên cơ sở xây dựng văn hóa mạnh (strong culture) trong một tổ
chức biết học hỏi (Learning Oganization).
 Quản lý nhà trường theo tiếp cận hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về lý luận phát
triển văn hoá nhà trường phổ thông. Một số các nghiên cứu của Việt Nam chỉ đề cập ở các
xu hướng sau:
 Quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa nhà trường
 Quản lý nhà trường theo tiếp cận hệ thống giá trị văn hóa của nhà trường
 Quản lý nhà trường thông qua xây dựng văn hóa học đường
 Quản lý nhà trường theo mô hình văn hóa “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
1.2. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý nhà trường tiểu học
1.2.1.1. Nhà trường
a) Định nghĩa
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt trong một hệ thống tổ chức xã hội thực hiện
chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội loài người.
{10}
b) Chức năng của nhà trường

* Chức năng kinh tế (Economic Function)
* Chức năng xã hội (Social Function)
* Chức năng chính trị (Policy Function)
* Chức năng văn hóa (Cutural Function)
* Chức năng giáo dục (Education Function)
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng:” quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp
cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà
quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như
một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất kỹ thuật,
tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên
ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có”. { 29}
Chúng tôi xem định nghĩa này là công cụ nghiên cứu các hoạt động quản lý của
hiệu trưởng theo tiếp cận văn hóa tổ chức dựa trên 04 chức năng hoạt động gồm có lập kế
hoạch, tổ chức chỉ đạo, giám sát và kiểm tra đánh giá và nghiên cứu trên các đối tượng quản
lý gồm: quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn và quản lý hạ tầng vật chất - kỹ thuật.
Quản lý trường tiểu học cũng giống như các trường phổ thông- là một hoạt động của
nhà quản lý cấp cơ sở do hiệu trưởng là người đứng đầu để dẫn dắt một tổ chức chuyên môn-
nghiệp vụ và quản lý con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính Trường tiểu học được
hình thành tại cộng đồng dân cư nên nó phải thỏa mãn được lợi ích của cộng đồng dân cư và
phát huy các nguồn lực trong cộng đồng.
1.2.1.3. Nhà trường tiểu học
Nhà trường tiểu học là nền tảng cho giáo dục phổ thông. Điều II Luật phổ cập giáo dục
đã nêu: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, …”. Bậc tiểu
học là bậc học đầu tiên để đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục
học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những nét cơ bản của nhân
cách. Do vậy giáo dục ở bậc tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm
đặc trưng.[26]
a) Mục tiêu giáo dục tiểu học
b) Sứ mệnh của nhà trường tiểu học trong đời sống cộng đồng

c) Đặc điểm của học sinh tiểu học
d) Đặc điểm của người quản lý trường tiểu học
e) Đặc điểm của giáo viên tiểu học
1.2.1.4. Một số mô hình quản lý nhà trường tiểu học ở Việt Nam
 Nhà trường cộng đồng
 Nhà trường hiệu quả
 Nhà trường thân thiện
 Nhà trường trong tương lai
1.2.2. Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường phổ thông
1.2.2.1. Văn hóa tổ chức
a) Định nghĩa
Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin được chia sẻ, phát triển trong một
tổ chức và định hướng hành vi của các thành viên. [90]
b) Những đặc tính quan trọng của văn hóa tổ chức
c) Các bước hình thành văn hóa tổ chức:
d) Các cấp độ của văn hóa tổ chức: [98]
e) Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức
f) Những đặc trưng của văn hóa tổ chức tích cực và lành mạnh
1.2.2.2. Văn hóa nhà trường phổ thông
Văn hóa nhà trường là một dạng của văn hóa tổ chức. Vì vậy cũng giống như những
tổ chức khác thì văn hóa nhà trường không chỉ mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ
chức mà nó còn có những sắc thái riêng của văn hóa một tổ chức nhà trường.
a) Định nghĩa
Theo quan niệm của chúng tôi: văn hóa nhà trường (school culture) là nhất trí cơ
bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và cách làm việc của nhà trường,
cũng như định hướng cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với nhau, được phản
ánh qua các hiện thực văn hóa.
b) Mối quan hệ giữa văn hóa nhà trường và bầu không khí nhà trường
c) Mức độ thể hiện của các các thành tố tạo nên văn hóa nhà trường {27}
d) Các chức năng của văn hóa nhà trường

e) Vai trò của văn hóa nhà trường phổ thông
f) Các kiểu văn hóa nhà trường phổ thông
g) Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay
Nhìn chung: Khi nghiên cứu về văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường phổ thông chúng
ta có thể thấy:
o Nhà trường là một tổ chức được quy định khá rõ ràng về tính chất và mối quan hệ
giữa các bộ phận. Xét ở góc độ văn hóa tổ chức có thể thấy văn hóa trường học cũng mang
đầy đủ những đặc điểm của văn hóa tổ chức nhưng có chức năng riêng nên có nét riêng. Văn
hóa nhà trường bao gồm tổng thể những chuẩn mực, các giá trị và hành vi ứng xử giữa thầy
với thầy, thầy với trò, giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục tạo nên “nét riêng” của nhà
trường.
○ Để đánh giá thực trạng nhận thức, chúng ta cần phải nghiên cứu dựa trên các yếu tố
của văn hóa nhà trường. Bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, bầu không khí, các giá trị văn hóa
chính thống, tính hợp thức và nhất quán của hành vi của các thành viên trong trường, môi
trường sư phạm của nhà trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
○ Trong nội hàm khái niệm về văn hóa nhà trường ở trên, chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy các thành tố chính của văn hóa nhà trường phổ thông bao gồm: các nhất trí cơ bản
và niềm tin, các giá trị và các hiện thực văn hóa trong nhà trường.
○ Có rất nhiều kiểu văn hóa nhà trường khác nhau nhưng thường khó phân biệt. Để
xây dựng thành công văn hóa nhà trường tích cực hay lành mạnh và hiệu quả thường phải vận
dụng tất cả các kiểu văn hóa nhà trường.
1.3. Quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức
Quản lý nhà trường tiểu học theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức là một vấn đề hết sức
phức tạp. Văn hóa bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động: quản lý, giảng dạy và học tập
trong nhà trường. Vấn đề đặt ra ở đây là phải xem xét bản chất của tiếp cận văn hóa tổ chức
trong quản lý nhà trường là như thế nào? Những nội dung văn hóa nhà trường để hiệu trưởng
tiếp cận trong công tác quản lý bao gồm những nội dung gì?
1.3.1. Bản chất của tiếp cận văn hóa tổ chức trong hoạt động quản lý nhà trường tiểu học
Một trong cách tiếp cận trong quản lý nhà trường hiện nay còn khá mới mẻ là quản lý
theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức.

Quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức được hiểu là cách thức quản lý của
các nhà quản lý cấp cơ sở, đứng đầu là hiệu trưởng dựa trên việc tuân thủ theo những giá trị
của văn hóa nhà trường và xem nó như là mục tiêu để nhà trường hướng tới và trở thành
công cụ để quản lý nhà trường.
Trong đó lãnh đạo nhà trường-đứng đầu là hiệu trưởng có thể quản lý nhà trường dựa
vào các nội dung của văn hóa nhà trường để định hướng được từ khâu lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo giám sát và kiểm tra đánh giá các hoạt động trong nhà trường.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “văn hóa nhà
trường” được sử dụng thay cho “văn hóa tổ chức”.Vì vậy, tiếp cận văn hóa tổ chức trong
quản lý nhà trường tiểu học chính là việc xây dựng những giá trị tích cực của văn hóa quản
lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập nhằm phát triển hiệu quả nhà trường. Mặt khác,
những nội dung của văn hóa nhà trường xem như là một công cụ để hiệu trưởng sử dụng
trong quá trình quản lý nhà trường. Khi xem văn hóa như một công cụ quản lý thì nó sẽ được
xây dựng thành Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học.Trong đó để quản lý được,
người hiệu trưởng phải thực hiên dựa trên những nguyên tắc, nội dung và cách thức tiến hành
Bộ tiêu chí đánh giá VHNT trong khi vận hành vào công tác quản lý nhà trường. Chúng tôi
xin được trình bày các hướng tiếp cận văn hóa nhà trường trong công tác quản lý tại trường
tiểu học như sau:
a) Nội dung tiếp cận văn hóa nhà trường theo hướng là mục tiêu của quá trình quản lý
trường tiểu học
* Xây dựng các giá trị của văn hóa nhà trường tiểu học lành mạnh và hiệu quả
Hợp tác, Đồng nghiệp, Hiệu quả, Chuyên nghiệp, Truyền thống, Mong đợi cao,
Chịu trách nhiệm, Độc đáo riêng biệt, Dân chủ, Nhân văn, Tham dự, Nhất quán và đồng
thuận, Thích nghi, Sứ mạng
* Các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong quá trình quản lý trường tiểu học
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này thì chúng tôi xin được đề cập đến nội dung
xây dựng văn hóa nhà trường trong 3 lĩnh vực hoạt động sau:
- Các hoạt động quản lý nhà trường.
- Các hoạt động giảng dạy.

- Các hoạt động học tập.
Cả ba lĩnh vực này được vận hành dưới sự quản lý của BGH và đứng đầu là hiệu
trưởng và qua đó đã thể hiện sự độc đáo riêng biệt khác nhau ở mỗi nhà trường. Nội dung của
văn hóa nhà trường bao gồm những vấn đề sau:
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý chuyên môn (quản lý chương trình)
● Văn hóa quản lý thể hiện qua hoạt động quản lý thông tin
● Văn hóa quản lý thể hiện sự quản lý các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
● Văn hóa quản lý thể hiện qua năng lực, trình độ và nhân cách của người hiệu trưởng
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của
nhà trường
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý môi trường sư phạm của nhà trường
● Văn hóa giảng dạy thể hiện qua hoạt động giảng dạy của GV
● Văn hóa học tập thể hiện qua quản lý hoạt động học tập của HS
b) Nội dung tiếp cận văn hóa nhà trường theo hướng là công cụ để quản lý trường tiểu
học
Các nhà quản lý xác định văn hóa nhà trường sẽ trở thành công cụ để quản lý nhà
trường. Khi dưới vai trò là công cụ quản lý thì người hiệu trưởng vận dụng Bộ tiêu chí đánh
giá VHNT để thực hiện dưới dạng những nguyên tắc định hướng, nội dung đánh giá văn hóa
và cách thức tiến hành trong quá trình quản lý nhà trường. Cụ thể:
* Một số nguyên tắc định hướng của Bộ tiêu chí đánh giá VHNT tiểu học
* Các nội dung của Bộ tiêu chí đánh giá VHNT được vận dụng trong quá trình quản lý
trường tiểu học
Căn cứ trên các nội dung về chuẩn tiểu học, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên và
chuẩn học sinh; những tiêu chí của văn hóa tổ chức và những đặc trưng của nhà trường tiểu
học Việt Nam, luận án xin đưa ra các tiêu chí đánh giá VHNT làm công cụ để phát triển nhà
trường.
1) Nhóm tiêu chí đánh giá văn hóa quản lý trong hoạt động quản lý của lãnh đạo nhà
trường
Tiêu chí 1:Lãnh đạo nhà trường (LĐNT) biết quản lý chuyên môn và học thuật trong nhà
trường một cách hiệu quả (2,0 điểm)

Tiêu chí 2:LĐNT biết quản lý tốt các mối quan hệ trong nhà trường và cộng đồng xã hội
nhằm xây dựng một tổ chức biết học hỏi
Tiêu chí 3: LĐNT quản lý tốt các thông tin của nhà trường (2,0 điểm)
Tiêu chí 4:LĐNT có phong cách lãnh đạo của một nhà giáo (2,0 điểm)
Tiêu chí 5: LĐNT quản lý tốt môi trường sư phạm trong nhà trường (2,0 điểm)
Tiêu chí 6: LĐNT có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với cấp trên, với các đồng nghiệp và học
sinh
Tiêu chí 7: Nâng cao trình độ học vấn và nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng đáp ứng được
với điều kiện phát triển của xã hội (2.0 điểm)
Tiêu chí 8: LĐNT biết kiểm soát các giá trị và giáo dục tốt kỹ năng sống cho các thành viên
của nhà trường (2.0 điểm)
Tiêu chí 9: LĐNT cần phải giúp cho các thành viên hình thành được năng lực văn hóa cần
thiết để thích ứng và hòa nhập với môi trường đa văn hóa trong nhà trường
Tiêu chí 10: LĐNT chú trọng vào việc quản lý tốt các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của
nhà trường (2,0điểm)
2) Nhóm tiêu chí văn hóa giảng dạy nhà trường tiểu học thông qua hoạt động giảng dạy của
giáo viên
Tiêu chí 11: Giáo viên phải có tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp
Tiêu chí 12: Giáo viên tiểu học có phong cách giảng dạy chuẩn mực (2,0điểm)
Tiêu chí 13: Giáo viên có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm tăng
hiệu quả và chất lượng giảng dạy
Tiêu chí 14: Giáo viên hội tụ một số năng lực nghề nghiệp như: năng lực dạy học, năng lực
về tìm hiểu học sinh, năng lực giáo dục, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động xã hội, năng
lực tự học và tự nghiên cứu khoa học (2,0điểm)
Tiêu chí 15: Giáo viên phải có thái độ, tình cảm và đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo
(2,0 điểm)
c) Nhóm tiêu chí văn hóa nhà trường thông qua hoạt động học tập của học sinh
Tiêu chí 16: Những mục tiêu học tập của HS phải phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của NT
(2,0 điểm)
Tiêu chí 17: HS tích cực chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp học tập để đạt kết quả

cao
Tiêu chí 18: NT xây dựng cho HS tác phong học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo (2,0
điểm)
Tiêu chí 19: HS phải tự chủ trong việc lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
Tiêu chí 20: HS cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và trình bày rõ ràng về một vấn đề học thuật
trước mọi người
* Cách thức tiến hành vận dụng Bộ tiêu chí dánh giá văn hóa nhà trường trong quá trình
quản lý trường tiểu học
1.4. Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý nhà trường, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường,
bản chất của quá trình quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức cũng như nội dung
của hoạt động quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức, chúng tôi có thể xác định
một số vấn đề làm cơ sở nghiên cứu cho luận án như sau:
1) Hướng tiếp cận nghiên cứu văn hoá nhà trường tiểu học là dựa trên quan điểm nhà
trường là một tổ chức xã hội và nghiên cứu trên góc độ văn hoá tổ chức nhưng một tổ chức
đặc biệt vì sản phẩm là nhân cách của con người.
2) Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về văn hoá nhà trường, chúng tôi cho rằng:
văn hoá nhà trường (school culture) là các nhất trí cơ bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ
tạo nên cái “tôi” và cách làm việc của nhà trường, cũng như định hướng cách cư xử giữa các
thành viên của nhà trường với nhau, được phản ánh qua các hiện thực văn hoá. Đối với nhà
trường tiểu học với những đặc trưng riêng của nó như: giáo viên còn trẻ, học sinh hay bắt
chước theo “khuôn mẫu”, tư duy trực quan và thích hành động theo cảm tính, thì hiệu quả
của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào văn hóa quản lý của người lãnh đạo. Từ đó sẽ định
hướng văn hóa giảng dạy của giáo viên và văn hóa học tập của học sinh.Vì vậy, khi nghiên
cứu văn hóa nhà trường tiểu học cần phải nghiên cứu theo trình tự: văn hóa quản lý, văn hóa
giảng dạy và văn hóa học tập.
3) Khái niệm quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận văn hóa tổ chức được sử dụng làm công
cụ chính trong quá trình nghiên cứu của luận án được trình bày như sau:
Quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức được hiểu là cách thức quản lý của
các nhà quản lý cấp cơ sở và đứng đầu là hiệu trưởng dựa trên việc tuân thủ theo những giá

trị của văn hóa nhà trường và xem nó như là mục tiêu để nhà trường hướng tới và trở thành
công cụ để quản lý nhà trường.
Ở phạm vi nghiên cứu nhà trường thì thuật ngữ “văn hóa nhà trường” được sử dụng thay
thế cho “văn hóa tổ chức”.
- Khi tiếp cận dưới góc độ VHNT là mục tiêu mà nhà trường hướng tới nhằm xây
dựng một tổ chức nhà trường có văn hóa cao thì các nội dung hoạt động được thực hiện trên
cơ sở các giá trị cần phải có của VHNT hiệu quả và lành mạnh thông qua 08 nội dung:
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý chuyên môn (quản lý chương trình)
● Văn hóa quản lý thể hiện qua hoạt động quản lý thông tin
● Văn hóa quản lý thể hiện sự quản lý các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
● Văn hóa quản lý thể hiện qua năng lực, trình độ và nhân cách của người hiệu trưởng
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của
nhà trường
● Văn hóa quản lý thể hiện qua quản lý môi trường sư phạm của nhà trường
● Văn hóa giảng dạy thể hiện qua hoạt động giảng dạy của GV
● Văn hóa học tập thể hiện qua quản lý hoạt động học tập của HS
- Khi tiếp cận dưới góc độ là công cụ để quản lý nhà trường thì các nhà quản lý có thể
vận dụng Bộ tiêu chí đánh giá VHNT nhằm xây dựng và phát triển nhà trường tiểu học.
4) Tất cả các nội dung quản lý văn hóa được thực hiện dựa trên các hoạt động của Ban lãnh
đạo nhà trường và đứng đầu là hiệu trưởng theo 04 chức năng như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo giám sát và kiểm tra đánh giá.

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC
THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC
2.1. Những yêu cầu xây dựng văn hóa NTTH ở Việt Nam theo Luật, chính sách, chiến
lƣợc phát triển giáo dục và chƣơng trình giáo dục Tiểu học hiện nay
2.2. Thực trạng công tác quản lý trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức tại Việt
Nam
2.2.1. Tổ chức việc khảo sát và đánh giá về thực trạng quản lý trường tiểu học Việt

Nam
 Mục đích khảo sát
- Nắm bắt được việc thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng và các biện pháp quản
lý của Nhà Nước (trong đó có Ngành Giáo dục) về xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường
tiểu học hiện nay.
- Tìm hiểu được thực trạng nhận thức về văn hóa nhà trường và vấn đề quản lý theo
tiếp cận văn hóa tổ chức trong các nhà trường tiểu học hiện nay.
- Tìm hiểu được cơ sở của việc xây dựng các tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường.
- Tìm hiểu được cơ sở để xây dựng các giải pháp giúp cho các nhà trường tiểu học có
thể xây dựng văn hóa nhà trường.
 Nội dung khảo sát
1) Thu thập số liệu về các thực trạng nhận thức về vấn đề văn hóa nhà trường tiểu học
hiện nay trong nhà trường. Với các chỉ số này thể hiện qua 28 tiêu chí và mỗi một tiêu chí
được đưa ra xin ý kiến về:
- 4 mức độ nhận thức các tiêu chí: Không quan trọng (K.QT), Bình thường (BT),
Quan trọng (QT) và Rất quan trọng (R.QT) của luận án.
- 3 mức độ thực hiện: Rất tốt (A), Tốt (B) và Không tốt (C).
Bảng hỏi dùng để điều tra khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Khảo sát thực
trạng về nhận thức văn hóa nhà trƣờng tiểu học Việt Nam (Xem chi tiết nội dung bảng
này tại Phụ lục số 1 của Luận án)
2) Thu thập ý kiến của cán bộ địa phương, cán bộ phòng giáo dục, hiệu trưởng và giáo
viên về thực trạng quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam theo hướng tiếp cận văn hóa tổ
chức. Trong đó, chúng tôi đã nghiên cứu hoạt động quản lý của người hiệu trưởng thể hiện ở
qua 8 lĩnh vực sau: quản lý về chuyên môn (quản lý chương trình); quản lý về thông tin, quản
lý các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, các hoạt động hoàn thiện phẩm chất và năng
lực của hiệu trưởng; hoạt động giảng dạy; hoạt động học tập; quản lý môi trường sư phạm và
quản lý các hoạt động có ý nghĩa truyền thống của nhà trường. (Đã thể hiện rõ nội dung quản
lý văn hóa NTTH ở chương 1).
Với nội dung này thì chúng tôi cũng sử dụng Bảng khảo sát để đo về thực trạng quản
lý VHNT trong 03 hoạt động chính của nhà trường: hoạt động quản lý của BGH, hoạt động

học tập và hoạt động giảng dạy thông qua các hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch quản lý
VHNT, tổ chức xây dựng VHNT, chỉ đạo giám sát VHNT và kiểm tra đánh giá VHNT theo:
- 04 mức độ nhận thức các tiêu chí: Không Tốt (K.T), Bình thường (BT), Tốt (BT) và
Rất tốt (R.T).
- 03 mức độ thực hiện : Rất tốt (A), Tốt (B) và Không tốt (C).
Bảng để khảo sát các nội dung trên có tên gọi là: Khảo sát thực trạng quản lý nhà
trƣờng tiểu học Việt Nam theo hƣớng tiếp cận văn hóa tổ chức (Xem phụ lục số 2 của
Luận án)
3) Xin ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến VHNT tại các trường tiểu học
Việt Nam. Với nội dung này chúng tôi sử dụng một bảng câu hỏi dành cho cán bộ quản lý
giáo dục của Sở, phòng và hiệu trưởng để xin ý kiến về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đối với thực trạng quản lý nhà trường tiểu học Việt Nam. Theo tiếp cận văn hóa tổ
chức.Trong đó sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố sau: những chỉ đạo của
cấp trên, con người, tình hình kinh tế - xã hội. Với ba nhóm yếu tố này sẽ bao gồm 29 nội
dung ảnh hưởng đến thực trạng quản lý văn hóa nhà trường tiểu học Việt Nam và đo theo 4
mức độ: không quan trọng (K.QT), bình thường (BT), quan trọng (QT) và rất quan trọng
(R.QT).
Bảng khảo sát này được gọi là: Phiếu thu thập thông tin đánh giá về ảnh hƣởng
của các yếu tố đến việc quản lý nhà trƣờng tiểu học Việt Nam theo hƣớng tiếp cận văn
hóa tổ chức (Xem phụ lục 3 của Luận án)
4) Phỏng vấn sâu một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực VHNT, các nhà giáo dục và cán
bộ quản lý giáo dục các cấp (mang tính chuyên gia) để nhận biết một số quan điểm về văn
hóa nhà trường tiểu học Việt Nam. Chúng tôi lấy đó làm cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí
VHNT tiểu học. Với nội dung này, chúng tôi đã soạn thảo một mẫu biên bản phỏng vấn để
ghi lại kết quả câu trả lời của các đối tượng phỏng vấn về các tiêu chí của VHNT THVN.
Bảng này sẽ được thể hiện với tên gọi: Biên bản phỏng vấn về các tiêu chí đánh giá VHNT
tiểu học. (Xem Phụ lục 4 của luận án).
Phương pháp tổ chức khảo sát
Để thực hiện mục đích khảo sát, chúng tôi đã lựa chọn hai phương pháp:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: chuẩn bị các nội dung phỏng vấn phục vụ cho mục
đích nghiên cứu (đã trình bày ở trên), chọn các đối tượng phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn
theo nội dung đã định, ghi biên bản phỏng vấn, xử lý các kết quả phỏng vấn để rút ra các
nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu.
Chọn đối tượng khảo sát
- Chọn địa bàn: Chúng tôi chọn 10 trường ở 05 tỉnh mang tính đại diện cho các vùng
miền với những đặc trưng khác nhau về: văn hóa, kinh tế - xã hội, địa lý, v.v…
+ Hà Nội : 02 trường tiểu học: Thành Công A (quận Ba Đình) và Quan Hoa (quận
Cầu Giấy)
+ Hải Dương: 02 trường tiểu học: Trần Quốc Toản (Thành phố Hải Dương) và Gia
Lộc (Thị trấn Gia Lộc)
+ Tuyên Quang: 02 trường tiểu học: Hưng Thành (Thị xã Tuyên Quang) và Vĩnh Lộc
(Huyện Chiêm Hóa).
+ Quảng Ngãi: 02 trường tiểu học: Trần Hưng Đạo (Thành phố Quảng Ngãi) và Tịnh
Sơn (Huyện Sơn Tịnh).
+ Đăk Lăk: 02 trường tiểu học: Trần Phú (Thành phố Buôn Mê Thuột) và Lê Hồng
Phong (Huyện Krongana).
Đây là những trường được lựa chọn theo mục đích nghiên cứu của chúng tôi để tìm
hiểu được ảnh hưởng của những vùng miền khác nhau tới nhận thức của các lực lượng tham
gia giáo dục về vấn đề VHNT và thực trạng quản lý văn hóa nhà trường ở các trường.
- Đối tượng để khảo sát: Lực lượng tham gia khảo sát mà chúng tôi chọn để đánh giá
thực trạng nhận thức về VHNT tiểu học, thực trạng về quản lý VHNT tiểu học gồm:
- Số lượng phiếu khảo sát: Khoảng 300 người. Số phiếu thu vào: gần xấp xỉ 300
phiếu.
- Đối tượng để phỏng vấn sâu:
+ Các đối tượng tham gia khảo sát: Một số nhà nghiên cứu về vấn đề VHNT, nhà
quản lý giáo dục cấp Sở, Phòng, Trường.
+ Số lượng: mỗi địa bàn khảo sát sẽ phỏng vấn khoảng 4 - 7 người.
Tổ chức hoạt động khảo sát và phỏng vấn
Trên cơ sở được các trường tham gia khảo sát ủng hộ, chúng tôi đã đến từng địa bàn,

từng trường, đặt vấn đề với Hiệu trưởng để xin phép được cung cấp số liệu, được phát phiếu
điều tra và gặp trực tiếp các đối tượng cần phỏng vấn để tiến hành việc thu thập số liệu.
Việc thu thập số liệu được tiến hành trên cơ sở nhà trường cấp và có chữ ký, con dấu
xác nhận của Lãnh đạo nhà trường vào bảng danh sách những người tham gia khảo sát.
Việc phát phiếu và thu phiếu được chúng tôi trực tiếp tiến hành qua các khâu: triệu
tập các đối tượng khảo sát tập trung về một phòng, đưa ra mục đích, yêu cầu và hướng dẫn
cách làm phiếu. Sau khoảng một giờ sẽ thu phiếu lại. Khuyến khích mọi người nêu thêm các
ý kiến ngoài nội dung đã thiết kế sẵn trong phiếu.
Mời các cán bộ quản lý địa phương, cán bộ quản lý phòng giáo dục và lãnh đạo nhà
trường tham gia trò chuyện những nội dung mà chúng tôi đã soạn thảo trong Biên bản phỏng
vấn để trao đổi những vấn đề thực trạng về văn hóa của địa phương và nhà trường.
2.2.2. Thực trạng quản lý NTTH VN theo tiếp cận văn hóa tổ chức
a) Thực trạng nhận thức của các thành viên trong nhà trường tiểu học Việt Nam về văn hóa
nhà trường
Thực trạng nhận thức về VHNT ở các trường tiểu học Việt Nam hiện nay được thể hiện như
sau: (Xem sơ đồ 2.5)































Sơ đồ 2.5. Thực trạng nhận thức VHNTTHVN

- Qua sơ đồ, chúng tôi nhận thấy: mức độ nhận thức về tính quan trọng và rất quan
trọng của các biểu hiện VHNT mới chỉ dừng ở mức độ trung bình và tương đương nhau. Đó
là những khó khăn cho các nhà quản lý giáo dục và các thành viên của nhà trường khi họ
nhận thức về VHNT. Từ sự nhận thức đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý văn hóa trong
nhà trường. Điều này cũng chứng tỏ được sự nhận thức về khái niệm, quan điểm và các mặt
biểu hiện về VHNT của các thành viên nhà trường còn mơ hồ và chưa rõ ràng.
b) Thực trạng công tác lập kế hoạch trong quản lý trường tiểu học Việt Nam theo tiếp
cận văn hóa tổ chức
1. Sứ mệnh
Các mặt
biểu hiện
củaVHNT

THVN

2.85
2. Tầm nhìn
3.Bầu không khí nhà
trường
4. Các giá trị văn hoá
chính thống
5. Sự hợp tác của các
thành viên trong nhà
trường
6. Tính hợp thức và nhất
quán hành vi của các
thành viên trong nhà
trường
7. Môi trường sư phạm
3.47
3.52
3.01
3.33
3.44
3.38

Như chúng tôi đã trình bày ở Chương 1 thì quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa
tổ chức chính là các nhà quản lý tôn trọng các giá trị của văn hóa nhà trường và xem nó như
là những nguyên tắc để thực hiện nó trong công tác quản lý của mình. Để có được điều đó thì
BGH phải biết phân định các tiêu chí thể hiện văn hóa quản lý của hiệu trưởng trong 03 lĩnh
vực hoạt động: quản lý, giảng dạy và học tập. Vì thế khi đánh giá thực trạng về công tác quản
lý nhà trường theo cách tiếp cận văn hóa tổ chức chính là việc đánh giá thực trạng văn hóa
quản lý trong các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thông qua ba lĩnh

vực hoạt động của nhà trường tiểu học Việt Nam. Qua đó cũng thể hiện rõ được thực trạng về
văn hóa giảng dạy của giáo viên và văn hóa học tập của học sinh thông qua các hoạt động của
hiệu trưởng.
c) Thực trạng công tác tổ chức xây dựng trong quản lý trường tiểu học VN theo tiếp cận
văn hóa tổ chức.
- Các nội dung của tổ chức xây dựng VHNT được BGH và các thành viên trong
trường nhận thức và triển khai ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình. Tuy nhiên, qua sơ
đồ chúng ta nhận thấy: thực trạng văn hoá quản lý thể hiện qua hoạt động quản lý, giảng dạy
và học tập được tổ chức ở mức cao hơn so với việc lập kế hoạch. Trong đó, văn hóa quản lý
thông qua hoạt động quản lý vẫn được tổ chức và thực hiện tốt hơn văn hoá quản lý trong
hoạt động giảng dạy và học tập nhưng sự chênh lệch này không đáng kể.
- Sự chênh lệch về kết quả thực hiện công tác xây dựng VHNT bị ảnh hưởng của cấp
trên, trình độ quản lý của hiệu trưởng và những đặc điểm vùng miền, khu vực.
d) Thực trạng công tác chỉ đạo giám sát trong quản lý trường tiểu học VN theo tiếp cận
văn hóa tổ chức
e) Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá trong quản lý trường tiểu học VN theo hướng
tiếp cận văn hóa tổ chức
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trường THVN theo tiếp cận văn
hóa tổ chức
2.3. Những nhận định chung về thực trạng quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận
văn hóa tổ chức tại Việt Nam
- Trong tình hình hiện nay do hội nhập quá nhiều nền văn hóa khác nhau nên một
loạt hệ thống giá trị trong nhà trường đã có sự thay đổi từ học sinh đến người thầy. Bản thân
chính những nhà quản lý ở trường không thể kiểm soát nổi những hoạt động của các thành
viên trong trường đang diễn ra như thế nào. Việc tôn trọng và những giá trị truyền thống tốt
đep của nhà trường xưa kia như “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn” ở một số
đông giáo viên và học sinh đã bị mai một dần. Đây là nét đẹp của VHNT nhưng nó đang
xuống cấp trầm trọng trong hệ thống nhà trường phổ thông Việt Nam.
- Các nhà quản lý VHNT mà trực tiếp là người hiệu trưởng và giáo viên, nhân viên
của trường cũng chưa xác định một cách chuyên nghiệp về việc hiểu và xây dựng VHNT. Họ

sẽ phải hình thành, kế thừa và phát huy những giá trị VHNT như thế nào và cũng chưa xây
dựng VHNT theo hướng quảng bá thương hiệu của trường, tạo nên nét riêng độc đáo trong hệ
thống các trường tiểu học ở trong cùng khu vực địa bàn dân cư.
- VHNT của một trường tiểu học tích cực, hợp tác cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: môi trường xã hội- sư phạm, môi trường học thuật, môi trường tự nhiên và môi
trường làm việc.
- Trong VHNT, sự cải thiện bầu không khí tích cực là tốt nhất để tăng hiệu quả công
việc nhưng với những nhà quản lý trường cũng chưa quan tâm đến nó nhiều. Vì họ cũng chưa
bao giờ có ý thức sử dụng một công cụ đo về bầu không khí nhà trường để có thể đánh giá,
điều chỉnh lại nhằm gìn giữ và phát triển những mối quan hệ giáo viên - học sinh, học sinh -
học sinh và giữa giáo viên với nhau đang tồn tại trong nhà trường.
- Để đánh giá thực trạng nhận thức về VHNT gồm có 07 nội dung: sứ mệnh, tầm
nhìn, bầu không khí nhà trường, các giá trị văn hóa chính thống, hợp tác của các thành viên
trong nhà trường, các nguyên tắc hành vi và môi trường sư phạm.
Các thành viên hiểu biết về nó vẫn còn rất hạn chế. Mức độ nhận thức về giá trị văn
hóa chính thống đều ở mức thấp tương đồng như nhau. Trong khi các nội dung này lại là cơ
sở để khẳng định được sự tồn tại VHNT của mỗi trường và để phân biệt giữa trường này với
các trường khác.
- Đối với văn hóa quản lý, các nhà lãnh đạo của nhà trường tiểu học Việt Nam đã triển
khai lập kế hoạch chỉ mới đạt ở mức độ trung bình. Nguyên nhân là do các thành viên của
nhà trường nhận thức về VHNT còn rất hạn chế.
- Các nội dung của tổ chức xây dựng VHNT được BGH và các thành viên trong
trường nhận thức và triển khai ở mức độ trung bình hoặc trên trung bình. Bởi vì các hoạt
động xây dựng VHNT đang được thực hiện dựa trên những hoạt động khác mà BGH và các
thành viên khác chưa xác định rõ ràng về vông việc này.
- Văn hóa quản lý còn thể hiện ở sự chênh lệch về kết quả thực hiện công tác xây
dựng bị ảnh hưởng của cấp trên, trình độ quản lý của hiệu trưởng và những đặc điểm vùng
miền, khu vực.
- Việc kiểm tra đánh giá về kết quả thực hiện quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận
văn hóa vẫn bị nhầm lẫn với những đánh giá khác như: thành tích học tập của giáo viên và

học sinh, các kiểm tra theo định kỳ hoặc thanh tra đột xuất của Sở, Phòng,
Hiện nay, chưa có một phương thức đánh giá riêng biệt nào để sử dụng cho quá trình
quản lý nhà trường theo hướng tiếp cận văn hóa và tất nhiên là chưa có một bộ tiêu chí đánh
giá VHNT nào để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá.
- Ở một phương diện nào đó nhìn khía cạnh tiếp cận quản lý nhà trường bằng văn hóa
thì nó vẫn chưa tồn tại một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học trong lý thuyết quản lý giáo dục
cấp trường.
2.4. Giới thiệu trƣờng hợp điển hình của quản lý nhà trƣờng tiểu học theo tiếp cận văn
hóa tổ chức tại Việt Nam
2.5. Kết luận chƣơng 2
Theo những thống kê từ một số nguồn thông tin truyền thông, dư luận xã hội và điều
tra ở một số nhà trường tiểu học hiện nay, chúng tôi xin đưa ra kết luận sau đây:
1) Vấn đề văn hóa nhà trường trong các nhà trường phổ thông và trường tiểu học nói
riêng đang là những nội dung có tính thời sự của xã hội. Đó là một số chuẩn mực, giá trị và
hành vi của một số giáo viên, học sinh đã không còn phù hợp với những quy định chung của
xã hội và đi ngược lại với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay trong các trường
học ở Việt Nam.
2) Nguyên nhân của việc quản lý NTTH theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở VN chưa
thực sự hiệu quả chính là do mức độ nhận thức về vấn đề này của các lực lượng tham gia giáo
dục trong nhà trường tiểu học. Khi họ chưa hiểu được khái niệm, thuật ngữ của VHNT thì
việc nhận thức được các nội dung của VHNT để quản lý là cả một vấn đề khó khăn.
3) Thực trạng quản lý nhà trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức được lần lượt
thực hiện theo các hoạt động như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo giám sát và kiểm tra đánh
giá ở các phương diện như nhận thức, thực hiện và kết quả chỉ mới đạt ở mức trung bình.
4) Hiện nay, để xây dựng và điều chỉnh hiệu quả dạy học thì trong các nhà trường tiểu
học Việt Nam chưa sử dụng cách thức quản lý bằng văn hóa. Bởi vì nó rất khó và mới so với
các hình quản lý khác. Điều này đòi hỏi phải cần có một sự mạnh dạn đổi mới về tư duy quản
lý từ các cấp lãnh đạo quản lý nhà nước để có các đường lối thực hiện mang tính hiệu lực và
khả thi hơn.
CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC VIỆT NAM
THEO TIẾP CẬN VĂN HÓA TỔ CHỨC
3.1. Những định hƣớng cho việc xây dựng giải pháp quản lý trƣờng tiểu học Việt Nam
theo tiếp cận văn hóa tổ chức.
3.2. Các giải pháp quản lý nhà trƣờng tiểu học dành cho cán bộ quản lý cấp trƣờng
3.2.1. Giải pháp1. Bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư
phạm- xã hội về vấn đề văn hóa nhà trường
3.2.2. Giải pháp 2. Lãnh đạo nhà trường cần phải quản lý bằng Bộ tiêu chí đánh giá văn
hóa nhà trường tiểu học.
3.2.3. Giải pháp 3. Lãnh đạo nhà trường cần phải khai thác và cung ứng các nguồn lực
để phát triển nhà trường tiểu học có văn hóa lành mạnh và hiệu quả.
Việc xây dựng VHNT tiểu học ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi
cách tiếp cận tổng thể, hệ thống thông qua toàn bộ các hoạt động dạy học - giáo dục, các mối
quan hệ và công tác quản lý điều hành nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí về
VHNT hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra 03 giải pháp để xây dựng VHNT. Mỗi một giải pháp
được thực hiện sẽ cải tạo các lĩnh vực trong VHNT tiểu học theo tiêu chí hiệu quả.
Riêng giải pháp về huy động các nguồn lực để phát triển VHNT tiểu học có khả thi
nhưng chưa thực hiện được vì để hình thành nó cần phải có một chiến lược ở tầm vĩ mô và
đòi hỏi các cấp quản lý nhà nước phải quan tâm và có thời gian chuẩn bị các điều kiện từ xây
dựng mô hình văn hóa đến kinh phí, v v. Đây là một trong những tác động làm thay đổi
không chỉ là các giá trị về VHNT mà còn thay đổi về một mô hình nhà trường, các chuẩn
mực giá trị, mô hình nhân cách của giáo viên, học sinh, về điều kiện tình hình của từng địa
phương mà nhà trường đóng Nếu chúng ta xác định vấn đề này cần phải đưa vào trong các
tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì rất mong được sự quan tâm từ các cấp
quản lý.
Hiện nay, khi các giá trị đang xuống cấp trầm trọng như: vấn đề đạo đức, bạo lực học
đường, gian lận, nhận thức nhầm lẫn của học sinh về các giá trị, thì việc vận dụng các giải
pháp nhằm xây dựng một môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh và hiệu quả là hết sức
cần thiết.
3.3. Kết quả thử nghiệm Bộ tiêu chí đánh giá VHNT trong quản lý trƣờng tiểu học và ý

kiến chuyên gia về các giải pháp
3.3.1. Kết quả thử nghiệm Bộ tiêu chí đánh giá VHNT trong quản lý nhà trường tiểu
học
* Một số nhận định được chúng tôi rút ra từ sự tổng hợp ý kiến của các chuyên gia,
cán bộ quản lý và giáo viên như sau:
Nhìn vào kết quả thu được qua các giá trị mà phần mềm xử lý số liệu SPSS cung cấp,
nhất là tần suất, độ lệch chuẩn, sai số trung bình, độ phân tán, chúng ta có thể khẳng định
được tính phù hợp, tính tác dụng và khả năng phát triển của các tiêu chí là rất cao. Ngoài ra
các chuyên gia và các nhà QLGD còn khẳng định:
- Trong quá trình áp dụng các tiêu chí thì các nhà quản lý cấp trường đã biết phối hợp
xen kẽ giữa những hoạt động phát triển văn hóa trong các hoạt động khác của nhà trường nên
cũng không mất quá nhiều thời gian. Hơn nữa, các tiêu chí sẽ ở trong kế hoạch triển khai của
nhà trường vào đầu năm nên các nhà quản lý cũng dễ dàng quản lý.
- Các tiêu chí của VHNT có nhiều điểm đồng nhất với tiêu chí phát triển của nhà
trường sẽ làm cho việc tổ chức các hoạt động được thuận lợi và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ
và hợp tác về nhiều mặt của các Sở, Phòng và địa phương cũng như các lực lượng tham gia
giáo dục trong nhà trường.
- Những nhà trường có uy tín thì có điểm số bằng hoặc vượt trên mức của yêu cầu
VHNTTH theo quan điểm hiệu quả.
- Đối với các trường còn nhiều khó khăn, ở vùng sâu vùng xa thì khoảng cách còn quá
xa so với mức điểm đạt được yêu cầu của VHNT lành mạnh và hiệu quả. Điều này đòi hỏi
cần có hướng dẫn về cách thực hiện và đánh giá cho phù hợp với những điều kiện cụ thể cho
từng vùng miền.
- Qua quá trình thử nghiệm, bộ tiêu chí VHNT đã khẳng định được tác dụng của nó
đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường hiệu quả trong sự phát triển và hội nhập quốc
tế.
3.3.2. Ý kiến chuyên gia về tính hợp lý và khả thi của các giải pháp
3.4. Kết luận chƣơng 3
3.3.1. Các giải pháp trình bày ở trên được các chuyên gia đánh giá cao qua phiếu xin
ý kiến chuyên gia và phỏng vấn sâu. Trong đó, mức độ khả thi và hợp lý của các giải pháp

được thể hiện qua sự thay đổi biến chuyển một số giá trị về văn hóa trong nhà trường trong
văn hóa quản lý, văn hóa học tập và văn hóa giảng dạy.
Để tiến hành các giải pháp, lãnh đạo nhà trường thường phải kết hợp lồng ghép với
các phong trào khác nên hiệu quả của nó cũng chưa thực sự được khai thác hết và các cán bộ
quản lý nhà trường cũng còn lúng túng khi vận hành.
Riêng giải pháp 3 lãnh đạo nhà trường phải biết khai thác cung ứng các nguồn lực để
phát triển nhà trường tiểu học có văn hóa lành mạnh và hiệu quả thì có khả thi nhưng chưa
thực hiện được vì để hình thành nó cần phải có một chiến lược ở tầm vĩ mô và đòi hỏi các cấp
quản lý nhà nước phải quan tâm và có thời gian chuẩn bị các điều kiện từ xây dựng mô hình
văn hóa đến kinh phí, v v. Đây là một trong những tác động làm thay đổi không chỉ là các
giá trị về VHNT mà còn thay đổi về một mô hình nhà trường, các chuẩn mực giá trị, mô hình
nhân cách của giáo viên, học sinh, Nếu chúng ta xác định đây là một vấn đề cần phải đưa
vào trong các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì rất mong được sự quan
tâm từ các cấp quản lý.
3.3.2. Bộ tiêu chí đánh giá VHNT được chúng tôi đưa vào thử nghiệm ở 03 trường
tiểu học ở Hà Nội, Hải Dương và Đắc Lắc. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm, hỏi ý kiến
chuyên gia để chỉnh sửa cho phù hợp với bộ tiêu chí như đã trình bày ở Chương 3. Kết quả
thử nghiệm đã khẳng định được tính phù hợp, tính tác dụng và phát triển của nó trong việc áp
dụng bộ tiêu chí. Đồng thời, hiệu quả sử dụng của bộ tiêu chí đã thể hiện rất rõ ràng thông
qua kết quả đã được đánh giá ở trên.
3.3.3. Các hình thức và quy trình thử nghiệm bộ ti tiêu chí cũng như các giải pháp rất
phù hợp và đảm bảo tính khoa học nên kết quả là hết sức tin cậy và khách quan.
3.3.4. Việc thử nghiệm Bộ tiêu chí và các giải pháp phát triển VHNT đã thể hiện tính
khoa học khi được các chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục đánh giá cao về tính hợp lý và
khả thi của nó. Chúng tôi mong muốn được các trường tiểu học áp dụng và làm cơ sở định
hướng để phấn đấu xây dựng nhà trường là một tổ chức có văn hóa cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về văn hóa nhà trường của nước ngoài và những

phân tích khái quát về những quan điểm văn hóa nhà trường của các tác giả trong nước;
những kết quả nghiên cứu về mục đích, nhiệm vụ, chức năng của giáo dục tiểu học; những
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập; các quan điểm chung về phát triển giáo dục tiểu học; các kết quả khảo sát về thực trạng
quản lý văn hóa nhà trường trong các trường tiểu học Việt Nam, Luận án đã hoàn thành một
số kết quả sau đây:
1. Tổng quan được các vấn đề lịch sử nghiên cứu về văn hóa nhà trường trong nước
và trên thế giới để từ đó xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa nhà trường, văn hóa nhà trường
tiểu học; làm cơ sở đề xuất các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí và giải pháp phát triển văn
hóa nhà trường tiểu học Việt Nam nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục quốc gia trong thời
kỳ hội nhập.
2. Đưa ra những nội dung lý luận về quản lý nhà trường trong NTTH Việt Nam theo
hươ
́
ng tiếp câ
̣
n văn ho
́
a t ổ chức. Trong đó, các nhà quản lý giáo dục xác định VHNT như là
mục tiêu để nhà trường xây dựng và xem văn hóa như là một công cụ để quản lý.
3. Qua kết quả điều tra khảo sát, chúng tôi đã xây dựng Bộ tiêu chí VHNT tiểu học
bao gồm 20 tiêu chí đa
́
nh gia
́
văn ho
́
a NTTH ơ
̉
3 lĩnh vực hoạt động: hoạt động quản lý, hoạt

đô
̣
ng gia
̉
ng da
̣
y va
̀
hoa
̣
t đô
̣
ng ho
̣
c tâ
̣
p . Các tiêu chí này đã được thử nghiệm và chỉnh sửa cho
dễ sử dụng và đã khẳng định được tính phù hợp, tác dụng và phát triển của nó trong việc xây
dựng và đánh giá VHNTTH Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình xây dựng VHNT tiểu học cũng
rất phức tạp và đòi hỏi phải linh hoạt để vận dụng nó ở mỗi thời điểm, vùng miền và các
trường khác nhau.
4. Căn cứ trên bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường, chúng tôi đã đưa ra 03 giải
pháp để xây dựng VHNT. Trong đó, giải pháp Hiệu trưởng khai thác cung ứng các nguồn lực
để phát triển nhà trường tiểu học có văn hóa lành mạnh và hiệu quả cần phải được sự hỗ trợ
từ Nhà nước về các nguồn lực mới có thể thực thi được.
5. Để xây dựng được VHNTTH cần phải thực hiện theo quy trình:
Bước 1: Khảo sát VHNTTH bằng việc sử dụng bộ tiêu chí đánh giá VHNT tiểu học
để đưa ra những nhận định về thực trạng văn hóa trường mình.
Bước 2: Vận dụng các giải pháp để tác động tới VHNT làm thay đổi nó theo hướng
phát triển.

Bước 3: Duy trì phát triển VHNT đã thay đổi bằng các tiêu chí đã được xây dựng như
đã trình bày ở trên.
2. Một số khuyến nghị
2.1. Khuyến nghị với chính phủ
- Nhà Nước cần tăng cường đầu tư cho giáo dục và có những định hướng rõ ràng
trong việc phát triển văn hóa nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng xoay quanh nội
dung xây dựng và phát triển văn hóa trong nhà trường theo quan điểm hiện đại, truyền thống
và mang đậm bản sắc dân tộc và phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng cảnh
quan nhà trường nhằm tạo ra một môi trường giáo dục thanh thiếu niên với mục tiêu “trường
ra trường, lớp ra lớp”, tạo một môi trường văn hóa trong trường học để cho “Thầy ra thầy, trò
ra trò”, tìm mọi biện pháp nâng cao đời sống giáo viên để họ thực sự yên tâm với sự nghiệp
cao quý là “Toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp trồng người”.
- Các nội dung xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường Việt Nam cần phải được
triển khai theo từng giai đoạn cụ thể và thực hiện dưới đường lối chủ trương và chính sách
của Đảng và Nhà nước theo các cấp học, bậc học và cần huy động sức mạnh tổng hợp của
toàn xã hội.
2.2. Khuyến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục nghiên cứu và đưa ứng dụng thí điểm mô hình văn hoá nhà trường tiểu học
vào một số trường, trong đó có các tiêu chí đảm bảo cho mô hình văn hoá nhà trường này tích
cực hay lành mạnh và hiệu quả theo bối cảnh Việt nam trên quan điểm “nhà trường kỷ cương,
tình thương và trách nhiệm”.
- Nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách để kích thích và duy trì thay đổi văn
hóa nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng. Cần chú trọng vào các
nhiệm vụ trong tâm như:
2.3. Khuyến nghị với các nhà quản lý cấp trường
- Các nhà quản lý cấp trường luôn phải xây dựng và phát huy tốt mối quan hệ chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng địa phương. Vì nó sẽ giúp cho nhà trường phát huy
được sức mạnh tổng hợp về mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.
References


A. TIẾNG VIỆT
1. Đặng Quốc Bảo, TS.Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), “Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013”.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), “Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học”. Ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/BGDĐT.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), “Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn
quốc gia, QĐ số 32/2005/QĐ- BGDĐT ngày 24/10/2005.
5. Brenda Bertrand (Bản dịch), Sự chuyển đổi trong văn hóa tổ chức: khoảng cách
giữa lí thuyết và thực tiễn, www.teacherbulletin.org
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lí“,
Trường cán bộ quản lí giáo dục-đào tạo Trung ương 1, Hà nội.
7. Chính phủ VN (2000), “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam thời kì 2001-
1010”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục“,
Nxb GD, Hà Nội.
9. Cổng thông tin điện tử chính phủ (2009), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào ”Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, www.chinhphu.vn.
10. Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008), Phát triển nhà trường Trung học phổ thông ở Việt
Nam theo quan điểm nhà trường hiệu quả, Luận án tiến sĩ Quản lý Giáo dục.
11. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Dự án phát triển giáo viên THPT & THCN - Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục-Vụ giáo dục chuyên nghiêp(2010), Những vấn đề cơ bản về công tác quản
lý trường trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X”,
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia.
15. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức và văn hoá Việt Nam trong quá trình
Hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
16. E.A.Capitanop (2000), Xã hội học thế kỷ X- Lịch sử và công nghệ, Nxb Đại học
QG, Hà nội.
17. E.B. Tylor (1981), Văn hoá nguyên thuỷ, Nxb Luân Đôn.
18. Harold Koontz, Cyril O’ Donnell và Heinz Weibrich (1994), Những vấn đề cốt
yếu của quản lí, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá
và hiện đại hoá, Nxb CTQG.
20. Phạm Minh Hạc (2009), “Văn hóa học đường: nhà trường thân thiện, Tạp chí
KHGD (42), tr. 5- 10.
21. Phạm Minh Hạc (2010), “Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến
mang đậm bản sắc dân tộc“, Tạp chí KHGD (52 ), tr. 1- 3.
22. Trần Minh Hằng (2008), “Xây dựng văn hóa học đường trong trường học”, Tạp
chí Quản lý Giáo dục ( 2 ), tr. 34- 37.
23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Khoa học quản lý,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Hội nghị Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam (2009), Văn hóa học đường-
lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo khoa học khóa IV.
25. Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam (2009), Văn hóa học đường- Lý luận và thực tiễn,
Kỷ yếu hội thảo, Tiền Giang.
26. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội.
27. Nguyễn Tiến Hùng (2008), Lý luận phát triển văn hóa nhà trường phổ thông, Đề
tài cấp Bộ, mã số: B2008-37-56.
28. Nguyễn Tiến Hùng (2004), “Một số kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý giáo
dục phổ thông“, Tạp chí Phát triển Giáo dục (12), tr. 6- 9.
29. Đặng Thành Hƣng (2010), “Bản chất của quản lý giáo dục”, Tạp chí KHGD (60),

tr. 7- 9.
30. Đặng Thành Hƣng (2010), “Quản li giáo dục và quản li trường học”, Tạp chí
QLGD (17), tr.8 - 20.
31. Đặng Thành Hƣng (2011), “Mô hình đào tạo giáo viên dựa vào chuẩn tại các
trường và khoa sư phạm”, Tạp chí Quản lý giáo dục ( 21), tr.23- 26.
32. Kent D. Peterson (2002), "Tạp chí Phát triển nhân viên " (3), Vol. 23
33. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Trần Thị Bích Liễu (2005), Quản lý dựa vào nhà trường – Con đường nâng cao
chất lượng và công bằng giáo dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
35. Nguyễn Lộc (2009), Cơ sở lý luận xây dựng chiến lược trong giáo dục, Nxb GD,
2009.
36. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Dự án phát triển giáo viên THCS, Tài liệu dùng nội bộ.
37. Luật Giáo Dục (đã sửa đổi bổ sung) (2010), Quy định mới về giáo dục đào tạo và
quản lý trường học, Nxb Lao động.
38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị QG, HN, T3.
39. Phạm Thành Nghị (2009), “Văn hóa học đường- đặc điểm, chức năng và sự phát
triển“, Tạp chí Quản lý Giáo dục (5 ), tr.13-15
40. Paul Hersey, Kenneth Blanchard (1995), Quản lí nguồn nhân lực, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
41. Quốc hội VN (2004), “Nghị quyết về tình hình giáo dục“, Số 37/ QH/ 2004 tại kì
họp thứ VI Quốc hội khóa XI.
42. Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam (2010), Thử bàn về định hướng phát triển
giáo dục phổ thông 10 - 15 năm tới, Nxb Giáo dục.
43. Stephen Stolp (1994), Sự lãnh đạo và vấn đề văn hóa nhà trường, ERIC Digest 91.
44. Chu Khắc Thuật - Nguyễn Văn Thủ, Văn hoá, lối sống và môi trường, Nxb Văn
hoá Thông tin.
45. Tony Bilton và đồng sự (1993), Nhập môn Xã hội học”, Nxb KHXH, Hà Nội.
46. Từ điển Triết học, Nxb Tiến Bộ, M 1986.
47. Hoàng Vinh (2006), Những vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội Việt Nam hiện

nay, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội.
48. Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

B. TIẾNG ANH
49. Allen, R. F. (1985), "Four phases for bringing about cultural change", In R. H.
Kilman.
50. Ann Howe - Sarah Berenson- Mladen Vouk, Changing the High School Culture
to Promote Interest in IT Careers Among High Achieving Girls, North Carolina State
University.
51. Atlantic Union Conference (2007), “Improving School Culture”,
www.teacherbulletin.org.
52. Barnard, C. (1938), “The functions of the executive”, Cambridge, MA: Harvard
University Press.
53. Brende Rertrand, “Transformation within Organization Culture.The Gap between
paper and Realty”.
54. Collins, J. C. & J. I. Porras (1998), Built to last: successful habits of visionary
companies, London, Random House.
55. Daft, R. L. (1998), Organizational theory and design. Cincinnati, South-Western
College Publishing.
56. David DeWit PhD, Christine McKee MA, Jane Fjeld MA, Kim Karioja MBA
(2003), “The Critical Role of School Culture in Student Success”, Centre for Addiction and
Mental Health.
57. David Miller Sadker, “What make o School Effective”, Washington, D.C: Office of
Educational Research and Improvement (325), pp.914.
58. De Witten, K. and Van Muijen, J. (1999), “Organizational Culture: Critical
Questions for Researchers and Practitioners”, European Juornal of Work and Organizational
Psychocology (84), pp.583-595.
59. Deal, T.E. (1995), “Symbols and symbolic activity. In: S.B. Bacharach & B.
Mundell (Eds.), Images of Schools: Structures and Roles in Organizational Behavior”,

Thousand Oaks, CA: Corwin Press.
60. Deal, T.E. and Peterson, K.D. (1990), “The Principal’s Role in Shaping School
Culture”, Washington, D.C: Office of Educational Research and Improvement.
61. Denison, D.R.(1990),Coporate Culture and Organizational Effectiveness, New
York: Wiley.
62. Department of Education and Children's Service (2007), “Leading and Building
School Culture”, Government of South Australia.
63. Fullan, M (2001), “Leading in a culture of change”, Sanfrancisco: Jossey- Bass.
64. Gary J. Niels Academic Practices, “School Culture and Cheating Behavior”,
Head of School Winchester Thurston School.
65. Gonder, P.O, & Hymes, D. (1994), “Improving School Climate and Culture”,
Arlington, VA: American Association of School Administrators.
66. Heathfield, Susan M. (2008), “Culture: Your Environment for People at Work”,
About.com: Human Resource.
67. James W. Keefe (1987), “Comprehensive Assessment and School Improvement”,
Department of Educational Leadership, Western Michigan University, Kalamazoo.
68. Jennifer L. McPhee, “Understanding the school culture”, MSc Brock University.
69. Kent D. Peterson (2002), Jouney of staff Development, Collaborative school
Culture.
70. Kent Peterson, “Building Collaborative Cultures: Seeking Ways to Reshape Urban
Schools”.
71. Kevin Eikenberry, “Seven ways to enhance Organization Culture”.
72. Leithwood, K.A., Begley, B.T. and Cousins, J.B. (1992), “Developing Expert
Leadership for Future Schools”, Washington, D.C.: Falmer.
73. Lewis, B. (1982), “The Muslim Discovery od European”, New York: W. W.
Norton.
74. Likert, R. (1967), “The Human Organization Its Management and Value”, New
York: McGrew-Hill.
75. Litwin, G. H. and Stringer, R. A. (1968),“Motivation and Organization’s
Climate”, Boston: Harvard Bussiness School Press.

76. Maslowski, R. (2001), “School Culture and School Performance”, An explorative
study into the organizational culture of secondary schools and their effects. Enschede:
Twente University Press (dissertation).
77. Ministry of Education, New Zealand (2007), “Leadership and School Culture”.
78. NCREL Monograph, “How is Cultural Competence Integrated in Education”.
79. Peterson, K. (2002), “Positive or negative? A school’culture is always at work
either helping or hindering adult learning. Here’s how tosee it, assess it, and change it for
the better”, Journal of Staff Development (3), Vol.23
80. Prosor, Jon (1992), “Becoming a School and the Dvelopment of School Culture,
Paper presented at the Anual Meeting of the International Congress for School Effectiveness
and Improvement”, Victoria, British Columbia, Canada.
81. Raymer (2006), “Principal Leadership and School Culture in Public Schools: Case
Studies of Two Piedmont North Carolina Elementary Schools”, The University of North
Carolina at Greensboro.
82. Redall, David (2007), “Creating a Social Enterprise Culture”, Duke University.
83. Reeves, Douglas (2007), “Leading to Change - How Do You Change School
Culture, Science in the Spotlight”, Volume 64, Number 4, Pages 92-94, December
2006/January 2007.
84. Ronald Lindah1, “National Council of Professors of Education Administration” on
March 2.
85. Ronald Lindad1 (2006), “The role of Oganizational Climmate and Cuture in the
School Improvement Process”, Nationnal Council of Professors o Education Administration
on March 2.
86. Saiger, A.J. (2006), “School Choice and States'Duty to Support "Public" Schools”,
Boston Cpllege Law Review.
87. Sathe, V. (1985), “Culture and Related Corporate Realities, Homewood”, IL:
Irwin.
88. Schein, E. (1992), “Organizational culture and leadership”, San Francisco, Jossey-
Bass.
89. Schein, E.H. (1984), “Coming to a New Awareness of Corporate Culture”, Sloan

Management Review 25 (1984): 3-16.
90. Schein, E.H. (1985), “Organizational Culture and Leadership: A Dynamic View”,
San Francisco, CA: Jossey-Bass.
91. School-Based Reform (1995), “Build a School Culture That Nurtures Staff
Collaboration and Participation in Decision Making”, Lessons From A National Study.
92. Schweiker-Marra, Karyn E. (1995), “The Principal's Role in Effecting a Change
in School Culture”.
93. Senge, P. M. (1990), “The fifth discipline”, New York, Currency Doubleday.
94. Sergiovanni, Thomas J. (2007), “Transforming School Culture”.
95. Stephen Stolp (1994), “Leadership for School Culture”, ERIC Digest 91 June.
96. Stephen Brand (2003), “Middle school Improvement and reform: Development
and Validation of aschool-level Assessment of Climate Culture pruralism, and School
safety”, Jounal of Education Psychology (3), pp.570- 588.
97. Stolp, Stephen and Smith, Stuart C. (1995), “Trandforming School Culture -
Symbols, Values and Learder's Role”, ClearingHouse of Educational Management,
University of Oregon.
98. Susan M.Heath Fiel (2006), “How to Understand your curent culture, The role of
Organizational climate and Culture in the School Improvement Procees”.
99. Tableman, Betty (2004), “School Climate and Learning”, Best Practice Briefs,
No.31, December.
100. Tylor, B. (1871), “Primitive Culture: Researches into The Development of
Mytholory, Phylosophy, Religion, Art, and Custom. London”.
101. Owens, R. G. (2004), “Organizational behavior in education: Adaptive leadership
and school”, reform (8th ed.). Boston: Allyn & Bacon.
102. Wayne K.Hoy and Cecil G.Miskel (2001), “Educational administration, theory,
research and practice”, The University of Michigan.





×