Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ TÀI Thực trạng và giải pháp phát triển của ứng dụng công nghệ blockchain trong thương mại điện tử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.43 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
UEH UNIVERSITY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
-----🙡🙡🕮🙣🙣-----

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: Thực trạng và giải pháp phát triển của ứng dụng công
nghệ blockchain trong thương mại điện tử Việt Nam
Mã Lớp HP: 21C1INF50900304
Giảng viên hướng dẫn: Ths Trương Việt Phương
Họ và tên sinh viên: Tạ Đức Minh
Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 10 năm 2021


5

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................3
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................3
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................................3
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................4
1.3 KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU..................................................................................4

CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT......................................................4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................................................................4
2.1.1Đặc điểm........................................................................................................4
2.1.2 Phân loại.......................................................................................................5
2.1.3 Thuận lợi.......................................................................................................6
2.1.4 Hạn chế.........................................................................................................7


2.2 CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN...................................................................................8
2.2.1 Sơ lược về blockchain...................................................................................8
2.2.2 Định nghĩa về blockchain.............................................................................8
2.3 CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BLOCKCHAIN.................................................10
2.3.1 Cấu trúc của khối........................................................................................10
2.3.2 Hoạt động của khối.....................................................................................11
2.4 ƯU ĐIỂM.............................................................................................................12
2.5 NHƯỢC ĐIỂM......................................................................................................13

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM............................................................................................................................13
CHƯƠNG IV BLOCKCHAIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT
NAM............................................................................................................................14
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................17


5


Tóm Tắt
Vài năm trở lại đây với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ và xu thế của cuộc cách
mạng 4.0, việc mua bán trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ tiện ích mà các
trang thương mại điện tử mang lại như nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi. Tuy nhiên đi cùng với
những cơ hội phát triển đó, TMĐT tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với khơng ít khó khăn và
thách thức. Bởi vì sự lệ thuộc bởi các bên liên quan nên TMĐT vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn
chế như thiếu tính trung thực trong chất lượng sản phẩm của người bán, tồn nhiều thời gian
và chi phí cho các bên trung gian. Nhưng với sự ra đời của công nghệ blockchain (chuỗi
khối) sẽ làm cho khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn, các giao dịch trở nên rõ ràng hơn
và loại bỏ được khâu trung gian, tiết kiệm chi phí. Ứng dụng của công nghệ blockchain đã

được ứng dụng tại nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn trên thế giới và đã thành công, tuy
nhiên tại Việt Nam do cơ sở hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực vần cịn chưa đủ trình độ
để vận hành cơng nghệ này nên vẫn chưa phát triển mạnh. Nhận thấy tiềm năng của cơng
nghệ blockchain sẽ là chìa khóa để hồn thiện hóa thương mại điện tử và mang lại giá trị
khổng lồ cho nền kinh tế do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu thực trạng , tiềm
năng cho việc phát triển ứng dụng công nghệ này vào thương mại điện tử, để từ đó đưa ra
những giải pháp ứng dụng nhằm thúc đẩy TMĐT toàn diện tại Việt Nam. Tôi thực hiện dựa
trên việc tham khảo tài và nghiên cứu các kết quả của các bài nghiên cứu trước, các bài báo
học thuật trong và ngoài nước từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa thương
mại điện tử và công nghệ blockchain và một số giải pháp kiến nghị.

2


5

CHƯƠNG I. Giới thiệu đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, các hoạt động mua và bán trực tuyến trên các sàn
thương mại điện tử đã khơng cịn lạ lẫm gì đối với hầu hết các người dân trên toàn trên toàn
thế giới. Theo nhiều chuyên gia, thị trường bán lẻ đã gân như chuyển qua hình thức thương
mại trực tuyến với sự tiện lợi của việc mua bán online. Cụ thể theo E-Commerce News
Europe, doanh thu của ngành TMĐT ở châu âu tăng từ 636 tỷ EUR vào năm 2019 cán mốc
717 tỷ EUR, vào năm 2020 tăng 12,72%, ít hơn mức tăng trưởng 14,22% của năm 2019 do
diển biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam
theo báo cáo của cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ công thương, thị trường
thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu
dùng trên cả nước. Từ đó cho thấy thương mại điện tử là xu hướng tất yêu trong những năm
tới. Tuy nhiên điều đó đặt ra vấn đề về việc bảo mật thông tin khách hàng, quản lý chuỗi
cung ứng, việc vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng, chi phí bằng cách

làm truyền thống đặt ra nhiều rào cản giữa bên mua và bên bán. Hiên nay có một cơng nghệ
có thể giải quyết được những vấn đề trên đó là cơng nghệ chuỗi khối (hay cịn gọi là
blockchain). Các tính năng của cơng nghệ này giải quyết được bài toán mà thương mại điện
tử đặt ra đó là giúp giao dịch được minh bạch hơn, tốn ít thời gian và chi phí, qua đó tiệt
kiệm được tài nguyên đáng kể. Cụ thể công nghệ này xử lý được các vấn đề về thương mại
điện tử ngày nay từ việc quản lý thông tin dữ liệu khách hàng, theo dõi thơng tin, tình trạng
sản phẩm thơng qua số serial, QR hay vận hành quản lý chuỗi cung ứng, đó là tiềm năng
đáng mong đợi từ blockchain cho tương lại của chúng trong thương mại điện tử thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó cũng như nhân thức được tiềm năng phát triển của blockchain, Tôi
đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển của ứng dụng công nghệ
blockchain trong thương mại điện tử Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu đề tài


5

Nghiên cứu về thực trạng về thương mại điện tử ở Việt Nam và tiềm năng phát triển
của công nghệ blockchain trong thương mại điện tử Việt Nam. Từ đó rút ra được các giải
pháp thích hơp cho sự phát triển

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Tôi thực hiện dựa trên việc tham khảo tài và nghiên cứu các kết quả của các bài nghiên cứu
trước, các bài báo học thuật trong và ngoài nước…

1.4 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 phần chính
Chương I: Giới thiệu đề tài.
Chương II: Tổng quan lý thuyết

Chương III: Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
Chương IV: Blockchain trong thương mại điện tử tại Việt Nam
Chương V: Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG II. Tổng quan lý thuyết
2.1 Khái quát về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo E- commerce hay EBusiness). Theo tổ chức thương mại thế giới WTO “Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Thực
chất đó là việc thực hiện giao dịch giữa bên mua và bên bán trực tuyến với sự hỗ trợ của
Internet hay các phương tiện điện tử. Các sản phẩm của người sản xuất hay phân phối sẽ
được bán trên các trang thương mại điện tử, tùy theo nhu cầu của khách hàng mà hình thức
thanh tốn có thể trực tiếp hoặc online. Đây là hình thức mua bán đã diễn ra và đang có tiềm
năng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia vậy nên bất cứ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua.

2.1.1 Đặc điểm


5

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của
công nghệ và thương mại. Đó là việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động thương
mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của cơng nghệ thơng tịn sẽ thúc đẩy thương mại điện tử
phát triển vượt bậc và ngược lại.
 Về hình thức việc giao dịch của thương mại điện tử hoàn toàn qua Internet. Nếu như
thương mại truyền thông hai bên sẽ gặp nhau trao đổi, đàm phán, giao dịch và kí kết
hợp đồng mua bán, thì thương mại điện tử thơng qua hình thức trực tuyến các bên
trong giao dịch làm việc với nhau qua các trang thương mại trực tuyên trên internet.
 Phạm vi hoạt động: Thương mại điện tử là hoạt động trên tồn cầu có nghĩa là bằng
một cái click chuột hay vài thao tác chạm trên điện thoại có kết nối internet, baatsc cứ
ai có thiết bị kết nối internet đều có thể tham gia giao dịch.

 Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử có ba bên tham gia đó là các
bên tham gia giao dịch cụ thể là bên mua bên bán và không thể thiều được sự tham
gia của bên thứ 3 là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch thương mại
điện tử. Họ có thể là các cơ quan dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, có nhiệm vụ
chuyển đi lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia đồng thời cũng xác định độ tin
cậy của thông tin trong giao dịch.
 Thời gian: Các bên tham gia có thể tiến hành giao dịch suốt 24/7 trong vòng 365 ngày
liên tục ở bất kì đâu.

2.1.2 Phân loại
Thương mại điện tử có đa dạng mơ hình khác nhau để phục vụ theo nhu cầu
của từng doanh nghiệp. Với sự góp mặt của ba bên đó là Chính phủ (G), Doanh
nghiệp (B), và Khách hàng (C). Các mơ hình chủ yếu là B2B, B2C, B2G, C2C, C2G,
G2G. Hiện nay ở Việt Nam chỉ tập trung vào 3 hình thức điển hình đó là B2B, B2C,
C2C.
 BTB (Business – to - business)


5

Mơ hình này liên quan đến các doanh nghiệp với nhau có thể hiểu đó là mối liên hệ
giữa nhà sản suất và nhà buôn bán lẻ, hay nhà sản xuất đóng vai trị là người mua sắm
ngun vật liệu cho q trình sản xuất. Đây là mơ hình chiếm tới 80% doanh số
TMĐT trên toàn thế giới.
 B2C (Business – to – Customer)
Là mơ hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, còn được gọi
là mơ hình bán hàng trực tuyến (e-tailing). Đây là mơ hình thương mại điện tử xuất hiện sớm
nhất, phổ biến nhất cho mơ hình này đó là dịch vụ, quản lý tài chính cá nhân. Hiện nay mơ
hình thương mại điện tử B2C có khối lượng giao dịch lớn nhất tuy nhiên giá trị giao dịch
vẫn còn thấp. Ở Việt Nam loại hình này chiếm tới 94% về số lượng website tiêu biểu như

Shopee, Tiki, Lazada…
 C2C (Customer – to – Customer)
Đây được hiểu là mơ hình giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Những
Website được dùng cho mơ hình này bao gồm những Website về đấu giá trực tuyến, giao
dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ hay bán tài sản ảo…

2.1.3 Thuận lợi
a) Đối với doanh nghiệp
TMĐT giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên đáng kể ở thời điểm hiện tại đó là nguồn tiền
đến từ chi phí th mặt bằng, nhân cơng lao động, kho bãi để hàng, và chi phí giao dịch.
Ngồi ra nhờ tính kết nối tồn cầu kết mà các tổ chức có thể tiếp cận tới mọi thị trường lớn
nhỏ khác nhau một cách dễ dàng tiện lợi qua đó mang lại sự tiếp cận với các khách hành
tiềm năng.
b) Đối với người tiêu dùng
Sự phát triển của TMĐT đã loại bỏ được những rào cản về mặt địa lý cũng như thời
gian làm việc của khách hàng, họ có thể mua ở bất cứ đâu bất cứ khung giờ nào trong ngày.


5

Việc mua sắm trở nên tiện lợi hơn thông tin sản phẩm nhiều hơn do đó khách hàng sẽ chọn
được sản phẩm với mức giá rẻ hơn.
Ngoài ra với sự hỗ trợ đắc lực của tự động hóa và đa dạng trong hồ sơ khách hàng,
khách hàng sẽ được trải nghiệm những trang web có tính cá nhân hóa và tương tác cao hơn.
Ví dụ như khách hàng được gợi ý về sản phẩm liên quan dựa vào thói quen click của họ.
c) Đối với xã hội
Thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế với lợi thế giảm sự đi lại,
tăng tiêu chuẩn cuộc sống, Một số sản phẩm có thể đến được với những người dân ở vùng
thôn và các nước nghèo, những dịch vụ cơng như như chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng
đồng được phân bổ rộng rãi với chi phí thấp


2.1.4 Hạn chế
Đi kèm với những lợi ích vừa được nêu ở trên, để có thể đứng vững trên thị trường
thương mại điện tử đầy tính cạnh tranh này, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những
thách thức mà nó đem lại: Thứ nhất là hạn chế về mặt kĩ thuật, thứ hai là hạn chế về thương
mại.
Hạn chế về kĩ thuật

Hạn chế về thương mại

Các chuẩn về mặt chất lượng, bảo

Luật và các chính sách chưa rõ ràng

mật, độ tin cậy vẫn đang cịn trong q trình
phát triển
Tốc độ đường truyền Internet vẫn

Do không được gặp gỡ trực tiếp dẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng

đến niểm tin của khách hàng đối với người
bán bị ảnh hưởng.

Khó tích hợp mạng Internet và phần
mềm EC vào các hệ thống cũ

Chuyển đổi khó khăn từ tiêu dùng
truyền thống sang thực đến ảo cần thời gian.


Cần có những web server đặc thù
( tốn nhiều chi phí)

Lỗi gian lận trong EC ngày một
nhiều


5

Thiếu minh bạch trong chuỗi cung
ứng vì hàng giả hàng nhái

2.2 Công nghệ blockchain
2.2.1 Sơ lược về blockchain
Blockchain lần đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm
2008. Giải thích một các đơn giản blockchain (chuỗi khối) giống như một cơ sở dữ liệu, nó
lưu trữ các thơng tin giá trị như thông tin về giao dịch, thông tin cá nhân.... và làm cho các
thơng tin đó bất biến. Sự phát triển của blockchain trải qua ba phiên bản ở mỗi phiên bản
cho phép xây dựng những ứng dụng cụ thể, ta có thể thấy như hình 1: Phiên bản đầu tiên là
tiền điện tử ví dụ như Bitcoin, đây là mọt ứng dụng của blockchain, phiên bản 2.0 là ứng
dụng trong hợp đồng thông minh giúp tự động hóa các hợp đồng, minh bạch hóa các giao
dịch giúp giảm thiểu chi phí cho cơng tác quản trị hệ thống tài chính. Tới phiên bản 3.0
blockchain vượt khỏi biên giới tài chính được ứng dụng hầu hết trong thực tế từ quân đội,
giáo dục, ý tế hay bán lẻ…

Nguồn: Investopedia

Hình 1: Các phiên bản blockchain


2.2.2 Định nghĩa về blockchain


5

Blockchain được định nghĩa: “là một công nghệ sổ kế tốn phân tán có thể ghi lại các
giao dịch giữa các bên trong một cách an toàn. Bằng cách chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa nhiều
bên, blockchain cơ bản loại bỏ việc xác minh các giao dịch tin cậy từ người trung gian (như
các giao dịch thông qua ngân hàng) và ghi lại nó. Bằng cách tạo điều kiện cho việc di
chuyển từ một điểm tập trung đến một hệ thống phân tán, blockchain giải phóng hiệu quả dữ
liệu mà trước đây được giữ trong các kho dữ liệu bảo mật” (Kiickelhaus & Chung, 2018).
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Blockchain (chuỗi khối), tên ban
đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin
được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thơng tin đều chứa
thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và
dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi
dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được nó”.
Cụ thể nó được hiểu là một loại công nghệ sử dụng các khối (block) chứa dữ liệu và là
duy nhất trong một chuỗi (chain) được liên kết lại. Khối ở đây là khối thông tin (digital
information) bao gồm dữ liệu đã được khóa bằng số hóa và mã hóa. Các khối trong chuỗi
chứa các thông tin quan trọng về giao dịch 2 bên như số tiền giao dịch, các bên giao dịch và
“tên riêng” của khối đó. Các khối này được lưu trữ trên cuốn sổ cái gọi là Ledger, trong đó
khối đầu tiên được gọi là Genesis block (khối khởi nguồn). Cuốn sổ này không được sở hữu
bởi một bên thứ ba như ngân hàng hay chính phủ mà được phân phối trên tồn thế giới qua
các mạng lưới máy tính ngang hàng mà mỗi người sở hữu máy tính này đều là một “nút” của
mạng lưới blockchain và đều có một bản sao của tệp sổ cái, đây là tính phi tập chung và là
tính chất làm nên thành cơng của blockchain. Với hình thức này mỗi bên tham gia đều kiểm
sốt những tất cả thơng tin giao dịch và khơng thể thay đổi bất kì thơng tin gì trong block khi
khơng có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia.



5

Nguồn: Internet TrangCongNghe

Hình 2: Sổ cái phi tập chung trong công nghệ blockchain
“Với cách vận hành phi tập trung này, rất khó có thể thao túng hoặc giả mạo số liệu
trong chuỗi khối vì tất cả các thơng tin đều minh bạch với tất cả các bên tham gia, đồng thời
việc truy nguyên các dữ liệu trong các khối là rất dễ dàng” (Melanie, 2015). “Nó cũng khiến
nguy cơ bị tin tặc tấn công giảm xuống rất nhiều, nếu như khơng muốn nói là nguy cơ bị tấn
cơng gần như khơng có” (Gockel, 2018). Vì nếu muốn làm thay đổi thông tin trong khối, tin
tặc phải tấn công tất cả các máy tính tham gia trong hệ thống này, điều này dường như là
không thể.

2.3 Cấu trúc và hoạt động của blockchain
2.3.1 Cấu trúc của khối
Một khối điển hình sẽ bao gồm 4 thành phần cơ bản: Mã băm (hình 3): Nó như một
mã đại diện cho một khối cụ thể, giống như một chứng minh thư của khối đấy và là duy
nhất, mã này được tạo ra từ thuật tốn băm. Thứ 2 là dữ liệu giao dịch. Có thể là đoạn văn
bản hay các file dữ liệu, nói chung đây là dữ liệu quan trọng. Thứ 3 dấu thời gian là mốc thời
gian mà khối được tạo ra. Thứ 4 là mã băm của khối trước, đây là kĩ thuật liên kết các khối


5

lại với nhau thành một chuỗi không thể phá hủy. Đây là 4 trường dữ liệu cơ bản của một
khối, trên thực tế có nhiều trường dữ liệu khác sẽ được đưa vào.

Nguồn Wikipedia


Hình 3: Ví dụ hàm băm (hash fuction)

2.3.2 Hoạt động của khối
Về kỹ thuật và công nghệ, Blockchain sử dụng đồng thời 3 loại công nghệ gồm:
Mật mã học: Đảm bảo tính minh bạch, tồn vẹn và riêng tư về điều này blockchain sử
dụng public key và hash function (hàm băm).
Mạng hàng ngang: Giúp tăng tính minh bạch khi mỗi máy tính hay một nút trong hệ
thống được coi như một server riêng để lưu trữ bản sao dữ liệu.
Lý thuyết trò chơi: Dựa trên giao thức PoW (Proof-of-Work) giúp các máy tính tham
gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế cá nhân.
Về hệ thống vận hành: Block chain được vận hành nhờ có 3 dạng truy cập bao gồm:
Public, dạng này cho phép bất cứ ai trong chuỗi hay là một nút trong hệ sinh thái blockchain
đều có quyền đọc và ghi dữ liệu trên blockchain. Dạng hai là Private, dạng này chỉ cho phép
người dùng đọc được dữ liệu nhưng khơng có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức
thứ ba tuyệt đối tin cậy. Dạng thứ ba là Permissioned là sự kết hợp giữa hai dạng trên lúc


5

này người dùng có thể đồng thời đọc dữ liệu chung và thực hiện giao dịch tuy nhiên khi thực
hiện giao dịch phải dùng đến mật mã riêng.
Về quy trình vận hành: Blockchain hình thành từng khối thơng tin riêng lẻ. Cứ một
block nhận thêm một thông tin hay dữ liệu mới thì sẽ được liên kết một cách tự động vào
khối. Tuy nhiên cần phải thỏa mãn 4 điều kiện để để được liên kết vào chuỗi: giao dịch được
thực hiện trên thực tế, giao dịch được xác minh, giao dịch được lưu trữ lại, và block thông
tin ấy được mà hóa bằng một “hash code” duy nhất, riêng biệt với tất cả.

2.4 Ưu điểm
Điều khiến blockchain trở nên nổi bật bao gồm:
Thứ nhất: Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain. Những dữ liệu

trong Blockchain là không thể thay đổi, hầu như không thể sửa đổi, đem lại niềm tin cho
người dùng tới mức tuyệt đối. Chỉ có thể giải mã blockchain bằng máy tính lượng tử, công
nghệ này biến mất khi và chỉ khi khơng cịn Internet trên tồn cầu.
Thứ hai: Bất biến: Dữ liệu trong blockchain không thể sửa nếu thay đổi dữ liệu của
một block thì các block từ đó trở đi sẽ vô hiệu nếu sửa được nhưng sẽ để lại dấu vết và sẽ
lưu trữ mãi mãi.
Thứ ba: Minh bạch: Tất cả các thông tin trong blockchain được minh bạch hóa. Ai
cũng có thể theo dõi dữ liệu blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê
tồn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
Thứ tư: Bảo mật: Các dữ liệu trong blockchain được an toàn gần như tuyệt đối. Nếu
như tin tặc muốn thay đổi thơng tin của một block thì phải tấn cơng tối thiểu 51% các máy
tính trong hệ sinh thái blockchain. Theo như các chuyên gia điều này là không thể. Mà dữ
diệu trên blockchain rất khó bị thay đổi nhờ tính phi tập chung của nó.
Thứ năm: Blockchain tạo ra tính năng hợp đồng thơng minh bằng cách sử dụng đoạn
code if-this-then-that (IFTTT), điều này mang lại tốc độ nhanh chóng và tối ưu về mặt chi
phí. Tất nhiên là khơng cần sự có mặt của bên trung gian.


5

2.5 Nhược điểm
Đi kèm với những ưu điểm vượt trội thì blockchain cũng có những thách thức khơng
hề nhỏ. Cụ thể:
Thứ 1: Như chúng ta đã thấy công nghệ blockchain khá phức tạp nên chúng tốn một
lượng băng thông Internet khá lớn. “Để thực hiện điều này băng thông cần thiết lên tới
500Mb download/ 1 ngày và 5Gb Upload/ ngày” (Morris, 2016). Điều này dẫn đến việc sử
dụng công nghệ này trên điện thoại gặp nhiều cản trở vì sự hạn chế của pin và dung lượng
của điện thoại.
Thứ 2: Vì dữ liệu trong Blockchain lưu trữ mãi mãi, nó có thể gây ra một sự lãng phí
lớn về khơng gian lưu trữ.

Thứ 3: Về độ trễ xác minh giao dịch. Vì càng nhiều người tham đồng nghĩa với tốc tộ
xác nhận thông tin giao dịch càng chậm đi.

CHƯƠNG III. Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển theo chiều
hướng tích cực. Đặc biệt với tác động của đại dịch Covid 19 trên tồn cầu thì thương mại
điện tử của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng trở thành xu thế tất yếu nhờ
tính tiện lợi của nó. Hơn nữa dân số trẻ của Việt Nam với sự nhanh nhạy về công thệ thơng
tin và thích ứng nhanh với sự chuyển đổi nên việc bắt kịp với thời đại và một việc hết sức dễ
dàng. Theo báo cáo của cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ công thương, thị
trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng
hóa tiêu dùng trên cả nước cộng với hơn 70% người dân sử dụng Internet, 50% lượng người
đã sử dụng vid điện tử và thanh toán khi mua hàng qua mạng tập chung chủ yếu ở hai thành
phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Bởi lẽ đó, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng
trưởng thị trường bán lẻ đứng thứ 3 Đông Nam Á. Mặc dù vậy vẫ còn những thách thức đặt
ra cho nền thương mại điện tử Việt Nam nguyên do là hạ tầng công nghệ và chất lượng dịch
vụ còn yếu kém. Thứ nhất là vấn đề niềm tin của khách hàng. Hầu hết khách hàng đều sử


5

dụng phương thức thanh toán COD, tức là trả tiền sau khi nhận hàng, bởi vì tâm lý lo sợ
hàng giả hàng kém chất lượng so với quảng cáo. Thực trạng này gây lãng phí nhân lực và
chi phí vận chuyển. Thứ hai việc bảo mật thơng tin, an tồn cho doanh nghiệp và khách
hàng. Bởi vì cơng nghệ càng phát triển dẫn đến việc đánh cắp thông tin trê mạng diễn ra
ngày càng nhiều dó đó đây là vấn đề đáng được các doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà
nước quan tâm. Thứ ba quá trình vận chuyển hàng đến người tiêu dùng qua nhiều khâu phức
tạp điều này dẫn đến tồn nhiều chi phí gây lăng phí nguồn tài nguyên. Thứ 5 là về quản lý
chuỗi cung ứng điều này là do hạ tầng công nghệ thông tin đang còn trong giai đoạn phát
triển chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của nhà quản lý. Còn nhiều những thách thức gặp

phải nhưng ở đây tôi chỉ nêu lên một vài vấn đề liê quan đến đề tài.

CHƯƠNG IV. Blockchain trong thương mại điện tử Việt Nam
Với tính năng cơng nghệ vượt trội của mình blockchain giải quyết được những vấn đề
mà thương mại điện tử gặp phải.
Thứ nhất blockchain sẽ giải quyết bài toán hàng giả, hàng kém chất lượng so với
quảng cáo. Trên thực tế vấn nạn hàng giả hàng nhái được người tiêu dùng phàn nàn tương
đối nhiều. Điều này dẫn đến niềm tin của khách hàng đi xuống. Nhiều vụ việc cũng đã được
xử lý tuy nhiên đó chỉ là số ít. Tính từ đầu năm 2020 lực lượng chức năng đã kiểm tra gần
3000 vụ về hàng giả hàng nhái, trong đó xử lý 2213 vụ việc vi phạm. Mức xử phát lên lới
16,3 tỷ dồng. Giá trị các hàng hóa được làm giả lên tới 40 tỷ đồng. Các đối tượng vi phạm
đã lợi dụng hình thức TMĐT để kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả
kếm chất lượng. Tình trạng này nếu tiếp tục sẽ gây tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế tuy
nhiên với sự xuất hiện của blockchain vấn nạn này có thể được giải quyết dễ dàng hơn bao
giờ hết bởi công nghệ này cung cấp thơng tin đầy đủ về hàng hóa từ xuất xứ, q trình vận
chuyển, đến lưu kho. Nói cách khác, Blockchain có thể giúp doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng
tránh được hàng giả hoặc hàng kém chất lượng nhờ tính minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Lấy ví dụ thực tế người mua hàng khi đến siêu thì có thể dễ dàng biết được thơng tin hàng
hóa từ nơi sản xuất đến đơn vị sản xuất, thời gian vận chuyển lưu kho, chỉ cần thao tác quét
mã QR trên điện thoại. Điều này năng cao chất lượng sản phẩm và niềm tin của khách hàng.


5

Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghệp áp dụng cơng nghệ blockchain điển hình như
Walmart – nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. “Walmart đã khởi động ứng dụng blockchain tại
Bắc Kinh, với một dự án thí điểm theo dõi các gói thịt lợn - loại thịt phổ biến nhất Trung
Quốc - từ trang trại đến siêu thị. Mục tiêu của Walmart là triệu tập các chuyên gia an tồn
thực phẩm của thế giới để tìm ra cách để theo dõi xuất xứ của một gói thực phẩm - có thể là
xồi hoặc suờn lợn - với các kỹ thuật và hệ thống mới. Họ xây dựng công nghệ với IBM một trong những công ty công nghệ tích cực nhất để thúc đẩy giải pháp blockchain đến các

phịng ban cơng nghệ. Khi các sản phẩm thịt lợn muốn đuợc tới một trung tâm phân phối
Walmart, và cuối cùng, các kệ của một cửa hàng Walmart, chúng đã đi qua hàng chục khâu
trung gian từ các nhà sản xuất, nhà chế biến đến các nhà phân phối. Nhung thí điểm
blockchain cho phép sự tiến bộ của từng lơ sản phẩm rời khỏi trang trại đuợc theo dõi, trong
thời gian thực, trên toàn quốc. Một khi các sản phẩm đến các cửa hàng cá nhân, chúng đuợc
đóng gói lại và phân phối trên cửa hàng.”. Nếu Việt Nam áp được cơng nghệ blockchain
thành cơng thì việc xuất khẩu nơng sản sang các thị trường khó tính như Hoa Kì, các quốc
gia Châu âu sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thứ hai cơng nghệ blockchain mang đến một hình thức thanh tốn mới cho các doanh
nghiệp bán lẻ. Đó là tiền ảo, Bitcoin là một ví dụ tiêu biểu sau thành công vang dội trên thị
trường tiền ảo. Nếu áp dụng vào việc thanh tốn sẽ nhanh chóng hơn, giảm thiều chi phí của
bên thứ ba chỉ cần thương tác giữa người mua và bán. Doanh nghiệp sẽ có thêm được nguồn
doanh thu mới, tiếp cận được khách hàng mới trên tồn câu đặc biệt là giới trẻ khơng những
vậy doanh nghiệp đó cũng đẩy mạnh được thương hiệu trong mắt khách hàng.
Thứ ba blockchain tạo ra tính năng hợp đồng thông minh bằng cách sử dụng đoạn
code if-this-then-that (IFTTT), điều này mang lại tốc độ nhanh chóng và tối ưu về mặt chi
phí. Tất nhiên là khơng cần sự có mặt của bên trung gian. Điều này thích hợp với mơ hình
BTB của thương mại điện tử đã đề cập trên, vì mơ hình này chiếm tới 80% doanh số thương
mại điện tử trên toàn thế giới nên việc xóa bỏ đi bên trung gian sẽ giúp tiết kiệm được nguồn
tài chính khổng lồ cho nền kinh tế.


5

Thứ tư là việc tri ân khách hàng trung thành một cách hợp lý. Tất cả các thông tin của
khách hàng mà doanh nghiệp nắm giữ được tổ chức lại với nhau trên cuốn sổ cái Ledger. Có
nghĩa là mọi giao dịch của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống blockchain và tất cả các
nút tham gia đều có một bản sao điều này làm giảm nguy cơ bị âm hại của tin tặc
. Hơn thế nữa, khi xây dựng chương trình khách hàng trung thành trên Blockchain cịn
đem lại những lợi ích cho khách hàng. Khách hàng có thể nhận các ưu đãi nhờ điểm thưởng

khi mua sắm một cách tập trung. Điều này sẽ làm tăng lượng cầu và phát triển nề kinh tế
trong dài hạn.
Nói chung Blockchain mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế nói chung và thương mại
điện tử nói riêng. Chính vì vậy các doanh nghiệp tại Việt Nam cần cân nhắc đổi mới, tái cấu
trúc lại mơ hình kinh doanh để có thể bắt kịp được nhịp chảy của thời cuộc. Tuy nhiên để
hiện thực hóa điều này cần sẵn sàng về mặt công nghệ và con người, chuẩn bị về mặt pháp
lí. Hiện nay trên thế giới có các cơng ty tài chính nổi tiếng tư vấn về blockchain như Circle,
Bakkt, AgriDigital, Civic pay, Power Ledger, Pundix. Còn tại Việt Nam cũng có khá nhiều
cơng ty như Bytesoft, Kardiachain, Vinex, Utop, Midas protocol.

CHƯƠNG V. Kết luận và khuyến nghị
Tổng hợp tất cả phân tích và khái niệm trên, blockchain chắc chắn sẽ trở thành xu
hướng công nghệ nổi bật và kỳ vọng sẽ tác động đến nhiều lình vực kinh tế - xã hội đặc biệt
là lĩnh vực bán lẻ thương mại điện tử. Trong nền thương mại toàn cầu tầm ảnh hưởng của
thương mại điện tử là rất lớn cũng như đi kèm với nhiều thách thức mà cần phải được giả
quyết. Và blockchain chính là địn bẩy thúc đẩy đầy tiềm năng cho lĩnh vực này. Theo diễn
đàn kinh tế thế giới (WEF), “tác động của Blockchain có thể cịn lớn hơn so với cuộc cách
mạng internet, và dự báo vào năm 2025, 10% GDP toàn cầu sẽ dược lưu trữ trên hệ sinh thái
chuỗi khối”. Theo kì vọng của nhiều chuyên gia, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến tiềm năng
của blockchain trong tương lai gần, và đưa thương mại điện tử nước nhà lên tầm cao mới.
 Khuyến nghị: Để có thể áp dụng thành công công nghệ này các doanh nghiệp cần
chuẩn bị:


5

Thứ nhất, các chủ doanh nghiệp chuyển mơ hình từ tồn quyền kiểm sốt dữ liệu sang
chia sẻ rộng rãi, rõ rang mọi thơng tin.
Thứ hai cần hồn thiện khung pháp lý cho để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích và tạo
niềm tin cho khách hàng và nhà sản xuất. Bên cạnh đó, một hành lang pháp lý vững chắc sẽ

giúp hạn chế các hoạt động mua bán ngầm vì lợi nhuận bất hợp pháp
Thứ ba, cần đạo tạo nhân lực để tiếp cận và ứng dụng công nghệ Blockchain. Theo
thống kê của công ty Burning Glass Techonologies năm 2018, nhu cầu nhân sự cho vị trí
làm việc với công nghệ blockchain tăng lên 200% mỗi năm. Để ứng dụng thành công doanh
nghiệp Việt Nam cần nâng cao trình độ của nhân viên và phương pháp vận hành cũng phải
thay đổi đáng kể.
Thứ tư là yêu cầu tài chính để tham gia Blockchain cả về nhân sự và cơ sở vật chất.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tiền để trả cho bên tư vấn công nghệ blockchain, chi phí hạ
tầng cơng nghệ và chi phí nhân lực với các bên liên quan.

Tài liệu tham khảo
1 TS. Lê Tiến Trung (2020), Xây dựng mơ hình khinh doanh sử dụng công nghệ
blockchai, Kỉ yếu hội thảo khoa học khám phá những mơ hình kinh doanh sáng tạo (85-93)
2 Ths. Lê Thu Hằng và Ths. Lê Thị Thanh Tâm (2018), Blockchain – Bước đột phá
cho nghành logistics của Việt Nam Blockchain – A Boost for logistics of Việt Nam (234 –
236)
3 Hàng giả, hàng nhái trên sàn TMĐT: Tăng trách nhiệm của các chủ sàn, Thời báo
cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam, 07/10/2020 [online] Tại địa chỉ:
[ Truy cập vào ngày 31/10/2021]
4 Công nghệ Blockchain: Cơ hội cho các start-up Việt, Báo điện tử Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (05/10/2021) [online] Tại địa chỉ:
[Truy cập vào ngày 30/10/2021].


5

5 Bởi Cao Thị Vân, Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam (13/8/2021), [online]
Tại địa chỉ: [Truy cập vào
ngày 30/10/2021].
6 Đỗ thị Nhâm – Đỗ Thị Huệ - Nguyễn Thị Lan (Khoa Công nghệ thông tin- Học

Viện nông nghiệp Việt Nam), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Thực trạng và kiến
nghị,
Tạp
chí
cơng
thương
(21/06/2020),
[online]
Tại
địa
chỉ
[Truy cập vào ngày 30/10/2021].
7 Walmart ứng dụng công nghệ Blockchain như thế nào ?,(09/2019), Blockchain
Buisiness, [online] Tại địa chỉ: [Truy cập vào ngày 30/10/2021].
8 Alexander, A. (2019). The audit, transformed: New advancements in technology are
reshaping this core service. Accounting Today, 33(1).
9. Burchardi, K.; Harle, N. (2018). "The blockchain will disrupt the music business
and beyond". Wired UK. Retrieved 10 May 2021.
10. Jaikaran, Chris (2018). Blockchain: Background and Policy Issues. Washington,
DC: Congressional Research Service. Retrieved 10 December 2021.
11. Kũckelhaus, M & Chung, G. (2018), “Blockchain in logistics”, DHL.



×