Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài
học theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương đại
cương kim loại Hoá học lớp 12 THPT
Nguyễn Bá Phước
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Sửu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: chuẩn kiến thức, kĩ năng,
thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học, bộ câu hỏi định hướng dạy học theo dạy học
Intel. Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi trong bài học. Tìm hiểu thực trạng
của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường trung học phổ thông. Tổng kết kinh nghiệm
sử dụng câu hỏi trong dạy học hoá học. Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng
bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học lớp 12 THPT. Vận dụng để thiết kế
giáo án các bài học chương đại cương về kim loại Hóa học lớp 12 trung học phổ thông
(chương trình cơ bản). Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các
đề xuất và hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng đã được thiết kế.
Keywords: Hóa học; Phương pháp dạy học; Bộ câu hỏi định hướng; Thiết kế chương
trình
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu của HS.
- Bộ câu hỏi định hướng bài học theo chương trình dạy học Intel là một trong những bộ câu
hỏi có nhiều ưu điểm. Nó gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung hướng dẫn
việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn, đồng thời phát triển được tư duy của HS nhằm giúp các em trở
thành những người có động cơ và tự định hướng.
- Trên thực tế rất nhiều GV thiết kế hệ thống câu hỏi một cách cảm tính, tùy tiện,
không có sự chuẩn bị trước, nhiều bài dạy không có những câu hỏi định hướng.
Từ các lý do đó tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài
học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương đại cương kim loại Hóa học lớp 12 trung học
phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của bản thân với mong muốn góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học môn hoá học và nâng cao chất lượng giờ học hóa học ở các trường phổ
thông hiện nay.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
chương đại cương kim loại Hóa học lớp 12 trung học phổ thông nhằm tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh, góp phần đổi mới PPDH Hoá học phổ thông.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: chuẩn kiến thức, kĩ năng, thiết kế và sử
dụng câu hỏi trong dạy học, bộ câu hỏi định hướng dạy học theo dạy học Intel.
- Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi trong bài học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường trung học phổ thông.
Tổng kết kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học hoá học.
- Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy
học lớp 12 THPT.
- Vận dụng để thiết kế giáo án các bài học chương đại cương về kim loại Hóa học lớp
12 trung học phổ thông (chương trình cơ bản).
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các đề xuất và hiệu quả của
bộ câu hỏi định hướng đã được thiết kế.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng chương đại cương kim loại Hóa học lớp 12 THPT.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học lớp 12 trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương
đại cương về kim loại Hóa học lớp 12 trung học phổ thông
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT ở Huyện Nam Sách (Tỉnh Hải
Dương).
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được bộ câu hỏi định hướng bài học cụ thể, rõ ràng, lôgic, kích thích được tư
duy của học sinh và sử dụng chúng một cách hợp lí trong dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập và
phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học
hoá học phổ thông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát giờ học hoá học phổ thông.
- Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các học
sinh.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
3
- Thực nghiệm sư phạm.
7.3. Phương pháp xử lí thông tin
- Sử dung toán thống kê để xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận về thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài
học trong dạy học hoá học phổ thông.
- Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong dạy học hoá
học.
- Vận dụng thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học và sử dụng bộ câu hỏi định hướng
bài học để thiết kế giáo án bài dạy chương đại cương về kim loại Hóa học lớp 12 THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học theo chuẩn kiến thức kĩ
năng chương đại cương kim loại hoá học lớp 12 trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Điều cơ bản là GV cần chuẩn bị cho mình bộ câu hỏi định hướng cho bài học để điều
khiển hoạt động học tập của HS theo chuẩn kiến thức và kĩ năng đã xác định.
Nghiên cứu sử dụng câu hỏi trong dạy học đã có một số tác giả nghiên cứu nhưng còn
mang tính chất đề xuất và dùng câu hỏi cho kiểm tra.
1.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hoá học phổ thông [4]
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn
1.2.3. Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.2.4. Các mức độ về KT-KN
1.2.4.1. Các mức độ về kiến thức
1.2.4.2. Các mức độ về kỹ năng
1.3.Câu hỏi và câu hỏi dạy học [15], [16],[18]
1.3.1. Câu hỏi
1.3.2. Câu hỏi trong dạy học
1.3.3.Phân loại câu hỏi
1.3.3.1. Phân loại câu hỏi theo chức năng tổ chức quá trình lĩnh hội.
1.3.3.2. Phân loại câu hỏi về mặt nội dung
1.3.3.3. Phân loại câu hỏi theo hình thức câu hỏi.
1.3.3.4. Phân loại câu hỏi theo hình thái câu trả lời
4
1.3.3.5. Phân loại câu hỏi theo cấu trúc
1.3.3.6. Phân loại câu hỏi theo tình huống
1.3.3.7. Phân loại theo Bloom
1.3.3.8. Phân loại theo Socrat
1.4. Sử dụng câu hỏi trong dạy học [16], [18]
1.4.1. Vai trò của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học
1.4.1.1. Đối với học sinh
1.4.1.2. Đối với giáo viên
1.4.2. Yêu cầu đối với câu hỏi dạy học
1.4.2.1. Yêu cầu về mặt nội dung
1.4.2.2. Yêu cầu về mặt nhận thức
1.4.2.3. Yêu cầu về mặt phương pháp
1.4.3. Các hình thức sử dụng
1.4.3.1. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra miệng hay trả lời đầu tiết học.
1.4.3.2. Sử dụng câu hỏi trong bài dạy mới
1.4.3.3. Sử dụng câu hỏi trong củng cố và hoàn thiện kiến thức
1.4.3.4. Sử dụng câu hỏi khi vận dụng kiến thức
1.4.3.5. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra viết
1.4.4. Sử dụng câu hỏi điều khiển hoạt động của học sinh
1.4.4.1. Phân loại đối tượng học sinh
1.4.4.2. Phân loại câu trả lời của HS và cách ứng xử của giáo viên
1.4.4.3. Nghệ thuật khen ngợi và phê bình
1.4.5. Một số kĩ thuật sử dụng câu hỏi
1.4.5.1. Những điều nên làm
1.4.5.2. Những điều nên tránh
1.5. Bộ câu hỏi định hƣớng bài học theo chƣơng trình dạy học Intel
1.5.1. Tác dụng của bộ câu hỏi định hướng bài học
- Định hướng hoạt động cho GV và HS vào những nội dung quan trọng. Tránh được tình
trạng trình bày nông cạn, hời hợt, ngoài chủ định.
- Giúp GV và HS đạt được các mục tiêu dạy học.
- Dẫn dắt HS đến kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Giúp HS học tập tốt hơn, nhanh
hơn, thông minh và sâu sắc hơn.
- Rèn kỹ năng tổ chức và sử dụng kiến thức.
- Rèn cho HS kỹ năng tư duy bậc cao.
- Khơi dậy sự chú ý của HS.
- Kích thích hứng thú học tập.
1.5.2. Giới thiệu bộ câu hỏi định hướng bài học
1.5.2.1. Câu hỏi khái quát
Đặc điểm
5
- Có phạm vi rất rộng là những câu hỏi mở, tập trung vào những vấn đề, mối quan tâm lớn
(đã giải quyết hay còn đang tranh cãi) có ý nghĩa xuyên suốt các lĩnh vực của môn học và có
khi cả các môn học khác.
- Là cầu nối giữa các môn học, giữa môn học và bài học.
- Không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng”. Không thể trả lời thoả đáng bằng một câu đơn
giản. Vì vậy, HS được thử thách trong việc tìm ra nhiều kết quả khác nhau.
Tác dụng
- Chỉ ra sự phức tạp và phong phú của vấn đề, dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác.
- Phát triển trí tưởng tượng và tạo mối liên hệ giữa các môn học, giữa môn học với kiến
thức và ý tưởng của HS.
- Khuyến khích thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu. Gợi mở sự nghiên cứu chứ không
dẫn đến những kết luận sớm.
- Đặt nền tảng cho các câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung.
Ví dụ: (với bài dạy ancol lớp 11)
Etanol đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
1.5.2.2. Câu hỏi bài học
Đặc điểm
- Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể.
- Thường gắn với nội dung bài học cụ thể.
- Là cầu nối giữa môn học và bài học.
- Không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng”. Không thể trả lời thoả đáng bằng một câu
đơn giản.
Tác dụng
- Giúp giáo viên tập trung vào các khía cạnh quan trọng của bài học.
- Những câu hỏi bài học thường hướng tới các trình độ khác nhau có thể hỗ trợ và phát
triển cho câu hỏi khái quát. Chúng đựơc thiết kế để làm rõ, khai thác các khía cạnh của câu
hỏi khái quát thông qua chủ đề của bài học.
- Đặt nền tảng cho các câu hỏi nội dung.
1.5.2.3. Câu hỏi nội dung
Đặc điểm
- Là những câu hỏi cụ thể trong một bài học.
- Chú trọng vào sự kiện hơn là giải thích sự kiện.
- Ít yêu cầu HS phải có những kỹ năng tư duy bậc cao.
- Thường có những câu trả lời “đúng”, rõ ràng, chính xác.
Tác dụng
- Trực tiếp hỗ trợ những chuẩn kiến thức kỹ năng và mục tiêu học tập.
- Nhiều câu hỏi nội dung hỗ trợ và phát triển một câu hỏi bài học hay câu hỏi
khái quát.
1.5.2.4. Câu hỏi vận dụng kiến thức, kĩ năng
6
Đặc điểm
- Là câu hỏi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới khác với đối
tượng của bài học.
- Chú trọng vào việc vận dụng kiến thức để giải thích sự kiện, hiện tượng thực tế.
- Câu hỏi là những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài.
- Thường yêu cầu HS phải có những kỹ năng tư duy bậc cao.
Tác dụng
- Kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức mới trong bài học vào hoàn cảnh và điều kiện mới,
khả năng vận dụng kiến thức đã có vào giải quyết các vấn đề trong bài học.
- Qua việc trả lời câu hỏi của HS cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, các
khái niệm Có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào
thực tiễn.
1.5.3. Một số chú ý khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học
Khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong quá trình dạy học cần chú ý:
- Sự khác nhau giữa câu hỏi khái quát hay câu hỏi bài học không quá rõ ràng,
không phải là màu trắng với màu đen. Ngược lại, chúng được xem là một chỉnh thể thông
nhất. Chúng cùng hướng đến mục đích định hướng cho việc học, khuyến khích người học liên
kết đến nhiều câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hỏi tổng quát hơn, hướng dẫn khám phá, khai thác
những ý tưởng quan trọng.
- Tuỳ thuộc vào tình huống và cách sử dụng, một câu hỏi có thể là câu hỏi khái quát hay
câu hỏi bài học.
- Câu hỏi khái quát được hình thành một cách tự nhiên, mới xem có cảm giác là tuỳ tiện
hoặc không liên quan. Câu hỏi khái quát cần hấp dẫn, thích hợp với lứa tuổi và vốn ngôn ngữ
của HS. Chú ý tránh những câu hỏi khái quát tổng quát, trừu tượng, khó tiếp cận đối với HS.
- Nhiều câu hỏi bài học hỗ trợ một câu hỏi khái quát. Nhiều câu hỏi bài học trong một
khoá học có thể khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của các câu hỏi khái quát. Các nhóm
GV của nhiều môn học khác nhau có thể sử dụng các câu hỏi bài học của mình để hỗ trợ một
câu hỏi khái quát chung, thống nhất.
- Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học GV cần tập trung vào các câu hỏi được
các nhà khoa học quan tâm thường xuyên trong suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại,
các câu hỏi được HS quan tâm.
1.5.4. Một số cách xây dựng các câu hỏi định hướng bài dạy
Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học ta cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Suy nghĩ về các câu hỏi HS sẽ đặt ra khi bạn day bài này và chú trọng vào việc làm thế
nào để cuốn hút HS bằng các câu hỏi có thể nảy sinh từ các vấn đề học tập trong bài học.
- Tìm hiểu xem điều gì sẽ làm cho HS ghi nhớ từ bài học này trong vòng 5 năm nữa .
7
- Nên viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển nó thành câu hỏi. Nếu cần,
trước hết hãy viết câu hỏi bằng ngôn ngữ “người lớn” để diễn đạt được nội dung chính, sau đó
viết lại bằng ngôn ngữ “học trò” .
- Cần đảm bảo rằng trong bộ câu hỏi, kể cả các câu hỏi bài học, có nhiều hơn một câu trả lời
hiển nhiên “đúng” nhằm kiểm tra khả năng ghi nhớ và phát triển kỹ năng tư duy.
- Nên đặt câu hỏi “Vậy thì sao?”, “Theo em hiểu thế nào?” mỗi khi HS hỏi GV về nội
dung học tập trong bài học.
- Sau khi xây dựng bộ câu hỏi bài học, nên trao đổi với một số đồng nghiệp
và thu thập ý kiến nhằm xem xét lại các câu hỏi trước khi sử dụng.
- Liên tục xem xét và chỉnh lí, bổ sung các câu hỏi trong suốt quá trình xây
dựng hồ sơ bài giảng.
1.6. Thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học hoá học
1.6.1. Mục đích điều tra
Để nắm rõ thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học ở trường THPT hiện
nay.
1.6.2. Đối tượng và phương pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra 580 HS ở 2 trường THPT Mạc Đĩnh Chi và
trường THPT Nam Sách – huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
1.6.3. Nội dung điều tra.
Gồm 12 nội dung được thể hiện qua phiếu điều tra.
1.6.4. Kết quả điều tra.
Các phiếu điều tra được thu lại, phân tích theo tỉ lệ % trung bình các mức độ của các câu trả
lời (Mức độ 1: rất ít, 2: ít, 3: bình thường, 4: nhiều, 5: rất nhiều).
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC THEO CHUẨN
KIẾN THỨC KĨ NĂNG CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI HÓA HỌC LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần kim loại lớp 12 THPT
2.1.1. Mục tiêu
2.1.1.1. Về kiến thức
2.1.1.2. Về kĩ năng
2.1.1.3. Về giáo dục tình cảm, thái độ
2.1.2. Nội dung cơ bản phần kim loại lớp 12
Chương đại cương về kim loại lớp 12 THPT gồm:
Bài 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Bài 18. Tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim loại
Bài 19. Hợp kim
8
Bài 20. Sự ăn mòn kim loại
Bài 21. Điểu chế kim loại
2.1.3. Đặc điểm kiến thức và phương pháp dạy học chủ yếu
GV tổ chức cho học sinh vận dụng lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, liên kết
hoá học, chất khử, chất oxi hoá, để trả lời các câu hỏi vận dụng, dự đoán, suy luận, giải
thích giúp HS thông qua việc trả lời các câu hỏi đó có thể tự khám phá ra những kiến thức
mới trên cơ sở những kiến thức lí thuyết chủ đạo.
Các nguyên tố kim loại có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống sản xuất vì
vậy giáo viên nên đặt các câu hỏi mang tính thách thức, các câu hỏi gợi trí tò mò nhằm
khai thác các kiến thức liên quan đến thực tiễn giúp học sinh có những ý thức về bảo vệ
môi trường sống nói chung và bảo vệ sức khoẻ cho chính mình nói riêng.
GV nên sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn để kích thích tư duy nâng
cao hứng thú học tập như sử dụng thí nghiệm, phương tiện kĩ thuật trong dạy học ,các phương
pháp dạy học hiện đại. Một số tính chất mới mà HS chưa được học như ăn mòn hoá học, ăn
mòn điện hoá có thể khai thác các thí nghiệm dưới dạng nghiên cứu
Gắn những kiến thức về ứng dụng và điều chế với tính chất vật lý, hoá học và vai trò
của chúng trong tự nhiên
Kết hợp các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học mới nhằm tạo hứng thú cho
các em HS.
tập, 1 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra.
Nội dung chương gồm:
Bài 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Bài 18. Tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim loại
Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại
Bài 19. Hợp kim
Bài 20. Sự ăn mòn kim loại
Bài 23. Luyện tập: Sự ăn mòn kim loại
Bài 21. Điều chế kim loại
Bài 23. Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
Bài 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế bộ câu hỏi định hƣớng bài học
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi
Để định hướng cho việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chúng tôi
đã xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài học dựa trên các nguyên tắc sau:
1.Bộ câu hỏi định hướng bài học cần hướng đến việc phát huy năng lực tư duy, kích thích
được hứng thú cho HS.
2.Hướng vào mục tiêu, chú ý các nội dung quan trọng.
3.Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng.
4.Đảm bảo tính vừa sức, số lượng vừa phải.
9
5.Bộ câu hỏi cần có tính lôgic cao, có sự gắn kết giữa câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học,
câu hỏi nội dung, câu hỏi vận dụng.
6.Đa dạng về hình thức và mức độ nhận thức của các câu hỏi: có câu tái hiện, câu hỏi sáng
tạo, câu hỏi vận dụng…
7.Để đảm bảo chất lượng của bộ câu hỏi bài học thì sau khi thiết kế cần có sự trao đổi với
đồng nghiệp và các chuyên gia. Việc sử dụng các loại câu hỏi đã thiết kế khi lên lớp là hết sức
linh hoạt, tuỳ thuộc vào trình độ của HS và các điều kiện cụ thể.
2.2.2. Quy trình thiết kế
2.3. Thiết kế bộ câu hỏi định hƣớng bài học chƣơng đại cƣơng về kim loại Hóa học lớp
12 THPT
2.3.1. Mục tiêu của chương
2.3.2. Một số lưu ý về nội dung, phương pháp dạy học
2.3.3. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC
VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
Câu hỏi khái quát:
* Các nguyên tố kim loại có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta? Vì
sao chúng có vai trò quan trọng như vậy? Vậy chúng có cấu tạo như thế nào?
Câu hỏi bài học
Câu hỏi nội dung
1. Hãy cho biết vị trí của
kim loại trong bảng tuần
hoàn?
1.1.Quan sát bảng tuần hoàn(Kim loại ở ô màu vàng còn phi
kim ở ô màu tím). Từ đó cho biết kim loại nằm ở vị trí nào
trong bảng tuần hoàn?có trong nhóm nguyên tố nào?
1.2.Các kim loại thuộc các khối nguyên tố s,p,d hay f?
1.3 Nhận xét về vị trí và số lượng của kim loại trong bảng
tuần hoàn?
2. Cấu tạo nguyên tử kim
loại có đặc điểm gì khác
với các nguyên tử phi kim ?
2.1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim
loại ở trạng thái cơ bản Na,K,Mg,Ca,Al,Fe, ?
2.2. Nhận xét về số electron lớp
ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố kim loại ?
2.3. Quan sát giá trị bán kính nguyên tử của các nguyên tố chu kì
3, so sánh điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử của kim loại
so với phi kim?
2.4. Quy luật này có đúng cho các chu kì khác không ?vì sao?
10
3. Các kim loại có cấu tạo
theo các dạng mạng tinh
thể nào?
3.1. Ở nhiệt độ thường kim loại tồn tại ở trạng thái nào?
3.2.Trong tinh thể kim loại ,các nguyên tử và ion kim loại các
electron hóa trị được phân bố ở các vị trí nào?
3.3.Mạng tinh thể lục phương có cấu tạo thế nào?Tỉ lệ thể tích
của các nguyên tử ion trong tinh thể này?
3.4.Mô tả cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện? Kim
loại nào có tạo dạng mạng tinh thể này?
3.5.Mô tả cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối ? Kim
loại nào có tạo dạng mạng tinh thể này?
3.6. Trong các dạng mạng tinh thể của kim loại dạng mạng
nào có có độ đặc khít lớn hơn ?
4. Trong tinh thể kim loại
các nguyên tử kim loại liên
kết với nhau bằng dạng liên
kết hóa học nào?
4.1. Liên kết kim loại là gì?
4.2. So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị?
4.3. Liên kết kim loại giống và khác với liên kết ion ở điểm
nào?
Câu hỏi vận dụng:
1. Vì sao các nguyên tố kim loại luôn luôn chiếm vị trí phía dưới và bên trái của bảng tuần
hoàn?
2. Kim loại nào được tìm ra sớm nhất ?
3. Những kim loại nào được chọn tương trưng cho các hành tinh trong thuyết ngũ hành
:kim ,mộc ,thủy, hỏa ,thổ?
2.5. Sử dụng bộ câu hỏi định hƣớng để thiết kế một số giáo án bài học
Bài 17: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên
kết kim loại.
2. Kĩ năng
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
3. Tình cảm thái độ
11
Các kim loại và hợp kim của chúng là nguyên tố có nhiều trong cuộc sống, chúng có
nhiều ứng dụng trong ngành khoa học và trong đời sống vì vậy cần:
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác và có kế hoạch.
- Tạo cơ sở để học sinh thêm yêu thích môn hoá học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giáo án và bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Các tư liệu tham khảo về ứng dụng của kim loại trong cuộc sống.
2. Học sinh:
- Ôn tập lại các kiến thức về:
+ Liên kết hoá học.
+ Ảnh hưởng của liên kết hoá học đến các tính chất của chất.
- Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng bài
học.
3. Phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Các nguyên tố kim loại có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?
Vì sao chúng có vai trò quan trọng như vậy? Vậy chúng có cấu tạo như thế nào? Để trả lời
cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 17 .Vị trí của kim loại trong bảng tuần
hoàn và cấu tạo nguyên tử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: I. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
12
Quan sát bảng tuần hoàn(Kim loại ở ô màu
vàng còn phi kim ở ô màu tím). Từ đó, xác
định vị trí của kim loại trong bảng tuần
hoàn?
GV bổ sung: Ngoài cách xác định ở trên thì
kim loại còn nằm ở:
- Khối nguyên tố s (trừ H và He).
- Một số ở khối nguyên tố p.
- Toàn bộ khối nguyên tố d và f.
GV yêu cầu HS: Nhận xét về vị trí và số
lượng của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Hs: Quan sát, thảo luận cho kết quả.
Vị trí của kim loại gồm:
- Nhóm IA đến nhóm VIA(Nhóm IA trừ
H,nhóm IIIA trừ B)và một phần nhóm
IVA,VA,VIA.
- Nhóm I B đến nhóm VIII B.
- Hai họ Lantan và Actini
HS thảo luận báo cáo kết quả.
- Kim loại chiếm đa số vị trí trong bảng
tuần hoàn.
- Kim loại nằm ở phía dưới ,bên trái của
bảng tuần hoàn.
Hoạt động 3: II. Cấu tạo của kim loại
1. Cấu tạo nguyên tử
GV yêu cầu HS : Viết cấu hình electron
nguyên tử của các nguyên tố kim loại ở trạng
thái cơ bản :
11
Na,
12
Mg ,
13
Al,
20
Ca,
19
K,
26
Fe,
30
Zn , và các nguyên tử phi kim :
7
N,
16
S,
17
Cl?
GV cho HS : Nhận xét về số electron lớp
ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố kim
loại ?
GV dùng bảng phụ (máy chiếu) vẽ sơ đồ cấu
tạo nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 3
và yêu cầu HS nhận xét về điện tích hạt nhân
và bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim
loại so với các nguyên tố phi kim?
GV :Quy luật này có đúng cho các chu kì khác
không ? vì sao ?
Hs thảo luận và báo cáo kết quả.
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim
loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2
hoặc 3e).
Thí dụ:
Na: [Ne]3s
1
Mg: [Ne]3s
2
Al: [Ne]3s
2
3p
1
HS thảo luận và rút ra kết luận
- Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim
loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện
tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử
của nguyên tố phi kim.
Hoạt động 4: 2. Cấu tạo tinh thể
13
GV :Em hãy nêu trạng thái cơ bản của các
đơn chất kim loại ở nhiệt độ thường ?
GV: Trong tinh thể kim loại ,các nguyên tử
và ion kim loại,các electron hóa trị được phân
bố ở các vị trí nào?
GV: Tinh thể kim loại có những kiểu mạng
tinh thể nào?
GV cho HS nghiên cứu sách giáo khoa,yêu
cầu HS nhân xét kim loại nào thuộc: mạng
tinh thể lục phương, mạng tinh thể lập
phương tâm diện,mạng tinh thể lập phương
tâm khối?
HS thảo luận và trả lời:
- Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn
các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh
thể
- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion
kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể.
Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân
nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động
tự do trong mạng tinh thể.
HS thảo luận và thống báo kết quả.
Hoạt động 5: 3. Liên kết kim loại
GV thông báo về liên kết kim loại và yêu cầu
HS so sánh liên kết kim loại với liên kết cộng
hoá trị và liên kết ion.
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành
giữa các nguyên tử và ion kim loại trong
mạng tinh thể do có sự tham gia của các e tự
do
Hoạt động 6: Củng cố
Tuỳ theo trình độ của HS,GV yêu cầu HS làm một số bài tập vận dụng sau
1. GV treo bảng tuàn hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của 22 nguyên tố phi kim. Từ đó
thấy phần còn lại của bảng tuần hoàn là gồm các nguyên tố kim loại.
2. Phiếu học tập số 1: Bài tập 5,6 SGK
3. Phiếu học tập số 2: Bài tập 7 SGK
Dặn dò: Làm bài tập trang 8,9 SGK, trả lời các câu hỏi định hướng bài 18 Tính chất của kim
loại và dãy điện hóa của kim loại.
Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1.Mục đích thực nghiệm
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
14
Được sự đồng ý và giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn, chúng tôi chọn 3 lớp đối
chứng và 3 lớp thực nghiệm (tương đương về số lượng và khả năng nhận thức) của 2 Trường
THPT Mạc Đĩnh Chi- Hải Dương và THPT Nam Sách- Hải Dương.
3.3.2. Lựa chọn các bài dạy thực nghiệm
Do thời gian có hạn chúng tôi lựa chọn các bài sau để thực nghiệm:
Bài 17.Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
Bài 18. Tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim loại
Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
* Ở các lớp thực nghiệm:
Chúng tôi dạy theo phương pháp đàm thoại tìm kiếm, nêu vấn đề hoặc nghiên cứu là
chủ yếu. Giáo án được xây dựng bằng việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học. Học sinh
thu nhận kiến thức của từng phần và toàn bài thông qua việc trả lời bộ câu hỏi định hướng
dưới sự điều khiển của giáo viên.
* Ở các lớp đối chứng:
Chúng tôi sử dụng giáo án thường dùng của giáo viên hiện nay, trong đó thuyết trình
của giáo viên là chủ yếu có kết hợp với đàm thoại. Trong đàm thoại các câu hỏi mang tính
chất tái hiện kiến thức nhiều hơn để làm điểm tựa cho phần thuyết trình của giáo viên.
* Phương tiện trực quan:
Được sử dụng như nhau ở cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
* Tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra 5 phút sau bài dạy :Bài 17. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của
kim loại
+ Kiểm tra 15 phút ngay sau bài dạy :Bài 18. Tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim
loại
+ Kiểm tra 1 tiết sau bài Bài 22. Luyện tập: Tính chất của kim loại
Đề bài, biểu điểm và giáo viên chấm của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng như nhau.
* Chấm bài kiểm tra:
Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ thấp đến cao, phân thành 3 nhóm:
+ Nhóm khá, giỏi có các điểm 7, 8, 9, 10.
+ Nhóm trung bình có các điểm 5, 6.
+ Nhóm yếu có các điểm 0, 1, 2, 3, 4.
* Áp dụng toán học thống kê xử lý phân tích kết quả.
* So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng, rút ra kết luận về tính khả thi của
đề tài.
3.5. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm
15
3.5.1. Xử lí kết quả các phiếu thăm dò GV
3.5.2. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm các bài dạy
Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo các bước
sau:
1. Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy.
2. Vẽ đồ thị các đường tích lũy.
3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
4. Tính các tham số thống kê đặc trưng.
a) Tính trung bình cộng:
x
=
k
i
ii
k
kk
xn
nnnn
xnxnxn
1
21
2211
1
n
i
: tần số của các giá trị x
i
n: Số HS tham gia thực nghiệm
b) Phương sai S
2
và độ lệch chuẩn S các số đo độ phân tán của sự phân phối, S càng
nhỏ số liệu càng ít phân tán.
1
2
2
n
xxn
S
ii
và
1
2
n
xxn
S
ii
c) Hệ số biến thiên V: dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối
có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau.
%100.
x
S
V
d) Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng
x
m
n
S
m
e) Đại lượng kiểm định Student
22
)(
DCTN
DCTN
SS
n
XXt
(trong biểu thức trên n là số HS của nhóm thực nghiệm)
- Chọn xác suất
(từ 0,01
0,05). Tra bảng phân phối Student [13], tìm giá trị
k
t
,
với độ lệch tự do k = 2n - 2.
- Nếu
k
tt
,
thì sự khác nhau giữa
TN
x
và
DC
x
là có ý nghĩa với mức ý nghĩa
.
- Nếu t < t
k,
thì sự khác nhau giữa
TN
x
và
DC
x
là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa
.
3.5.3. Kết quả thực nghiệm
16
* Kết quả bài kiểm tra số 1
(sau bài dạy :Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại )
Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích bài kiểm tra số 1
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Bảng * Kết quả bài kiểm tra số 2
(sau bài dạy:Tính chất của kim loại – Dãy điện hóa của kim loại)
Hình 3.2. Đồ thị đường luỹ tích bài kiểm tra số 2
% HS đạt đ iể m Xi trở xuố ng
17
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
* Kết quả bài kiểm tra số 3
(sau bài Luyện tập Tính chất của kim loại Dãy điện hoá của kim loại)
Hình 3.3. Đồ thị đường luỹ tích bài kiểm tra số 3
0
20
40
60
80
100
120
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
T
N
* Kết quả tổng hợp ba bài kiểm tra.
% HS đạt đ iể m Xi trở xuố ng
% HS đạt đ iể m Xi trở xuố ng
18
Hình 3.4. Đồ thị đường luỹ tích tổng hợp 3 bài kiểm tra
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
ĐC
Bảng 3.13.Tổng hợp kết quả học tập 3 bài kiểm tra
Lớp
% Yếu - Kém
% Trung bình
% Khá – Giỏi
TN
8.59
32.03
59.38
ĐC
18.49
36.46
45.05
Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng của 3 bài kiểm tra
Lớp
x
m
S
V%
TN
6,85
0,15
1.72
25.10
ĐC
6,18
0,16
1.79
28.96
Từ đó ta tính được t = 5.30
Chọn
= 0.01 với k = 384 + 384 – 2 = 766 tra bảng phân phối Studen ta có
k
t
,
= 2,58
3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.4.1. Nhận xét định tính
* Bộ câu hỏi có những câu hỏi khái quát, gây hứng thú cho học sinh, câu hỏi bài học là
những nội dung chính của bài, câu hỏi nội dung là những câu hỏi mở giúp chọc sinh trả lời được các
câu hỏi bài học, câu hỏi khái quát. Câu hỏi vận dụng là những câu hỏi gắn liền với thực tế cuộc
sống, đem lại hứng thú cho học sinh. Vì thế, bộ câu hỏi có tính logic cao, giúp GV và HS đạt được
mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực học tập của HS, khơi dậy sự chú ý, nâng cao khả năng khái
quát hoá, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
* Học sinh của các lớp thực nghiệm nắm vững bài hơn, không khí học tập sôi nổi hơn,
học sinh có thể tự học - tự làm việc độc lập. Hơn thế nữa, học sinh có hứng thú hơn trong các
giờ học môn Hoá Học.
% HS đạt đ iể m Xi trở xuố ng
19
3.5.4.2. Nhận xét định lượng
Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm như đã thống kê ở trên cho thấy chất lượng học
tập của học sinh khối TN cao hơn khối ĐC, thể hiện:
* Tỉ lệ phần trăm HS yếu, kém, trung bình của khối TN luôn thấp hơn khối ĐC (thể
hiện qua bảng 3.4 ; 3.7 ; 3.10 và bảng 3.13).
* Tỉ lệ HS khá, giỏi của khối TN luôn cao hơn khối ĐC (thể hiện qua bảng 3.4; 3.7 ;
3.10 và bảng 3.13).
* Đồ thị đường lũy tích của khối TN luôn nằm ở bên phải phía dưới đường lũy tích
khối ĐC. Điều này chứng tỏ các HS lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối
chứng (thể hiện qua đồ thị).
* t > t
,k
Sự khác nhau giữa
X
TN
và
X
ĐC
là có ý nghĩa với
= 0.01.
Các kết quả trên đã khẳng định việc sử dụng hợp lý bộ câu hỏi định hướng trong
việc điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh là cần thiết và có tính hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định
hướng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương đại cương kim loại Hóa học lớp 12
trung học phổ thông” chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: Câu hỏi và câu hỏi dạy học - các khái
niệm của câu hỏi nói chung và câu hỏi dạy học nói riêng, khái niệm về tính tích cực và tính
tích cực học tập, vai trò của câu hỏi trong dạy học, phân loại câu hỏi dạy học dựa trên 8 cơ sở.
Đồng thời chúng tôi đã nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi trong dạy học thông qua việc nêu vai
trò, yêu cầu, hình thức sử dụng và một số kinh nghiệm giúp cho việc sử dụng câu hỏi trong
dạy học hiệu quả hơn . Bên cạnh đó chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng câu hỏi
ở trường THPT qua việc phát phiếu điều tra HS và đã rút ra những nhận xét cũng như đề xuất
các biện pháp khắc phục.
2. Từ thực tế trên, chúng tôi đã đưa ra nguyên tắc, quy trình thiết kế bộ câu hỏi và tiến
hành thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học cho bài dạy của chương đại cương về kim loại
Hoá Học 12 THPT. Theo chúng tôi đây là bộ câu hỏi dạy học mang lại hiệu quả cao bởi tính
logic của nó (liên kết giữa các phần trong bài học, liên kết các bài học với nhau, liên kết bài
học với thực tế cuộc sống), có tính định hướng giúp GV – HS nắm được trọng tâm bài học, có
những câu hỏi phát triển tư duy ở cấp độ cao cho học sinh đồng thời có các câu hỏi gợi mở
cho học sinh trung bình, yếu, kém vì thế mà phù hợp với mọi trình độ học sinh.
3. Chúng tôi đã xây dựng quy trình sử dụng bộ câu hỏi định hướng trong việc tổ chức cho
học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, áp dụng quy trình để thiết kế giáo án một số bài học
chương Đại cương về kim loại. Các giáo án này sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học do
chúng tôi xây dựng.
20
4. Chúng tôi đề xuất một số kinh nghiệm nhằm nâng cao tính khả thi của việc thiết kế và
sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao
chất lượng dạy hoá học lớp 12 chương trình cơ bản. Các giáo án đã được thực nghiệm sư
phạm tại 2 trường THPT: Trường THPT Mạc Đĩnh Chi và trường THPT Nam Sách thuộc
huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả và khả thi
của đề tài.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài khuyếnn nghị:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo các trường sư phạm
+ Xây dựng sách giáo khoa có nhiều bài ứng dụng vào thực tế hơn là chỉ trang bị cho
học sinh các kiến thức chung chung.
+ Bộ GD & ĐT nên có thêm các câu hỏi gắn liền với thực tế cuộc sống trong các kỳ
thi.
+ Thường xuyên tổ chức các khoá học ngắn hạn cho sinh viên nhằm rèn luyện các kỹ năng
dạy học, chú trọng hơn đến kĩ năng đặt câu hỏi trong dạy học bởi đây là phương pháp dạy học đơn
giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
2.2.Đối với giáo viên
+ Thiết kế và hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức mới thông qua hệ thống câu
hỏi nhằm rèn luyện tư duy bậc cao cho học sinh.
+ Quan tâm hơn nữa đến vấn đề sử dụng câu hỏi trong dạy học, thường xuyên trao đổi kinh
nghiệm với các giáo viên khác trong việc thiết kế bộ câu hỏi bài học để có được những bộ câu hỏi
định hướng bài học có chất lượng tốt nhất.
Lời kết: Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều khuyết điểm. Chúng tôi xin chân thành
mong đợi những lời nhận xét, góp ý chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè
đồng nghiệp để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công viẹc giảng
dạy và nghiên cứu khoa học.
References
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên hoá học 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa hoá học 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách bài tập hoá học 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hoá
học lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
sách giáo khoa lớp 12 môn Hoá học. Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi
mới giáo dục trung học phổ thông môn Hoá học. Nhà xuất bản Giáo dục.
21
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vụ Trung học phổ thông “Hội nghị tập huấn phương
pháp dạy học hoá học phổ thông”
8. Vũ Minh Chiến (2007), Biện pháp sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư
phạm. Luận án thạc sỹ ĐH Tây Nguyên.
9. PTS. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra
đánh giá việc học tập của học sinh. Nhà xuất bản Hà Nội.
10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nhà
xuất bản Giáo dục.
11. Dƣơng Văn Đảm (2004), Hoá học dành cho người yêu thích. Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Bùi Hiền (CB), Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển
giáo dục học. Nhà xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội.
13. GS. Trần Bá Hoành – TS. Cao Thị Thặng – Th.S. Phạm Thị Lan Hƣơng (2003), Áp
dụng dạy và học tích cực trong môn Hoá học. Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
14. Hội hoá học Việt Nam (1999), Tài liệu nâng cao và mở rộng kiến thức hoá học phổ
thông trung học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực. Nhà xuất bản Giáo dục.
16. TS. Lê Phƣớc Lộc (2005), Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học. Tạp chí
nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cần Thơ.
17. Vũ Hồng Nhung (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua
hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học. Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
18. PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu, TS. Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hoá học, học
phần phương pháp dạy học hoá học 2. Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.
19. PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hoá học ở trường phổ
thông. Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.
20. Phƣơng Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 trung
học phổ thông chương trình nâng cao. Luận văn Thạc sỹ, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.
22. Ngô Đức Thức (2002), Phát triển tư duy cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài
tập hoá học các nguyên tố phi kim ở trường THPT. Luận văn Thạc sỹ, ĐHSP Huế.
23. Thế Trƣờng (2006), Hoá học với các câu chuyện lí thú. Nhà xuất bản Giáo dục.
24. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nhà
xuất bản Giáo dục.
22
25. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học Hoá học ở trường phổ
thông. Nhà xuất bản ĐHSP.
26. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá
học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHSP.
27. Nguyễn Quang Uẩn (1982), Tâm lí học đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
28. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
29. Geoffrey Petty (2000), Dạy học ngày nay. Nhà xuất bản Stanley Thomes.
30. Debbie Candau, Jennife Dohrerty, John Judge, Judi Yost, Paige Kuni (Viện công
nghệ máy tính), Chương trình dạy học Intel Teach to the future.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.