Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích tâm lý học an toàn lao động tại doanh nghiệp May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.67 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN

LỰC

TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG
Đề tài: Phân tích tâm lý học an tồn lao động tại
doanh nghiệp May 10

HÀ NỘI, 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

..
..
..

1.1. Các khái niệm về tâm lí học an tồn lao động
1.1.1. Sư cố lao động

..

1.1.2. Tai nạn lao động
1.1.3. An tồn lao động

..
..



1.2. Vai trị của tâm lí học an tồn lao động


1.3. Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động
1.4. Thời điểm xảy ra tai nạn lao động
1.5. Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động
1.6. Nội dung của tâm lý học an toàn lao động
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÂM LÝ HỌC AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty
2.2. Phân tích thực trạng tâm lí học an toàn lao động đối với người lao động tại
công ty .
2.3. Đánh giá thực trạng của công ty May 10
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Nhược điểm
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TY
3.1. Giải pháp đối với người lao động
3.2. Giải pháp đối với người quản lí
3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp
PHẦN 3: KẾT LUẬN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCT
BHLĐ
CTCP
PCCC
ATLĐ
NLĐ


: Tổng công ty
: Bảo hộ lao động
: Cơng ty cổ phần
: Phịng cháy chữa cháy
: An toàn lao động
: Người lao động

2


PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài:
An toàn lao động luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê từ Bộ An toàn lao động Thương Binh và Xã hội năm
2019, trên cả nước đã xảy ra…. vụ tai nạn lao động, trong đó số vụ tai nạn lao
động xảy ra do lỗi chủ quan của người lao động chiếm…%. Để tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động này và tìm ra phương hướng giải quyết vấn
đề tai nạn lao động ấy, chúng em chọn đề tài “Phân tích tâm lý học an tồn lao
động”. Do điều kiện về thời gian cũng như khả năng có hạn nên chúng em chỉ
nghiên cứu đề tài tại một doanh nghiệp. Và nhóm chúng em chọn Cơng ty May
10 để làm rõ đề tài này. May 10 là một doanh nghiệp may lớn ở Việt Nam. Công
ty là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong việc phòng chống tai nạn lao
động với những biện pháp bảo đảm an toàn thiết thực. Chính vì vậy chúng em
chọn doanh nghiệp này với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu thêm với nội dung
“Phân tích tâm lí học an tồn lao động tại Cơng ty May 10”.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.2.1. Đối tượng nghiện cứu: Tâm lý học an toàn lao động tại Công ty May 10
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
● Phạm vi không gian: Công ty May 10
● Phạm vi thời gian: Hiện tại và tương lai
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định các nguyên nhân từ tâm lý con người dẫn đến tai nạn lao động tại

doanh nghiệp, tìm hiểu các biện pháp người lao động và doanh nghiệp đã thực
hiện để giữ an tồn lao động. Từ đó xem xét các ưu, nhược điểm của các biện
pháp ấy và đưa ra các giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp.

PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1. Các khái niệm về tâm lí học an tồn lao động.
1.1.1. Sự cố lao động
3


Là một chỉ số của trục trặc ở mức độ nhỏ, thể hiện ở sự ngưng trệ sản xuất
chút ít và người lao động hoặc doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí để điều chỉnh thì sẽ
khắc phục được nhanh chóng.
1.1.2. Tai nạn lao động
Là một dấu hiệu của sự trục trặc lớn tron hệ thống được biểu hiện bằng sự
tổn thất về người, máy hoặc đối tượng lao động một cách nặng nề và nghiêm
trọng. Có thể là chết người, máy móc hỏng nặng cần phải ngừng hoạt động để
sửa chữa.
1.1.3. An toàn lao động
An toàn lao động là quá trình hoạt động nhằm loại trừ các sự cố và tai nạn

lao động để bảo vệ sản xuất và người lao động.
1.2. Vai trị của tâm lí học an tồn lao động
Tâm lí học an tồn lao động có vai trị vơ cùng to lớn đối với các doanh
nghiệp thể hiện ở các điểm sau đây:
- Giảm các chi phí để khắc phục các sự cố về tai nạn lao động như: chi phí
sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí tổn thất nguyên vật liệu, chi phí do đình trệ
sản xuất,…
- Bảo vệ người lao động, chống lại thương tổn đối với người lao động do
tai nạn gây ra, đặc biệt là ngăn chặn các hiện tượng chết người và tàn phế.
- Tạo ra tâm lí yên tâm, bình an, ổn định trong lao động và giúp cho người
lao động hăng hái, sáng tạo góp phần làm tăng năng suất lao động.
1.3. Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động
1.3.1. Sự khác biệt giữa các cá nhân
- Sự khác nhau về tâm lý giới tính:

Đối với nam thường bộc lộ tính ganh đua mạnh, tính năng động
lớn,…. Song nam cũng bộc lộ những nhược điểm lớn như: cẩu thả trong lao
động, luộm thuộm, nóng vội, thiếu tự tin, kiên trì thấp.
● Đối với nữ giới thì cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù trong lao động nhưn có nhược
điểm là an phận trong lao động, khơng có tính ganh đua, thương yêu đùm
bọc và dễ dãi với nhau.

- Sự khác biệt về kinh nghiệm lao động:

Kinh nghiệm lao động được biểu hiện là số lần lao động lặp lại ở
những công việc được giao theo thời gian. Người lao động có mức độ lặp lại các
hoạt động càng lớn thì kinh nghiệm càng nhiều.

Kinh nghiệm lao động phụ thuộc vào hai yếu tố: tần suất lặp lại
của các hoạt động đối với công việc, thời gian công tác (tính bằng năm).

- Sự khác biệt về tuổi tác:
4



Độ tuổi lao động càng cao, thì nhân cách càng hồn thiện và họ
có xu hướng suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm với đồi sống cao hơn.

Độ tuổi lao động càng cao, con người càng cẩn thận và chắc chắn
hơn trong hoạt động lao động.

Độ tuổi lao động càng cao, thì các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác
với đời sống càng cao, do vậy họ có ý thức giữ gìn bản thân mình nhiều hơn.

Khi gặp phải các tình huống nguy hiểm người có độ tuổi lao động
cao thường có kinh nghiệm cao và bình tĩnh hơn, tự tin hơn trong xử lý.
- Xu hướng nghề nghiệp khác nhau:

Xu hướng nghề nghiệp được thể hiện thông qua chỉ số về hứng
thú đối với nghề nghiệp và công việc.

Những người có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề
nghiệp sẽ ít gặp sự cố và tai nạn lao động hơn so với những người khơng thích
nghề hoặc hồn tồn khơng hứng thú.

Những người u nghề thường có tinh thần trách nhiệm cao, có ý
thức tổ chức kỉ luật tốt, có chun tâm đến bồi dưỡng trình độ tay nghề do đó
khả năng xảy ra sự cố thấp hơn.
- Năng lực chun mơn:


Trong thực tế nó thường được thể hiện ở trình độ lành nghề trong
lao động và kinh nghiệm lao động.

Khi người lao động có sự am hiểu sâu và rộng về cơng nghệ chế
tạo máy móc thiết bị, đặc tính về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ, đối tượng lao
động thì họ có khả năng cao trong việc ngăn ngừa các sự cố và tai nạn lao động.

Kinh nghiệm lao động càng cao thì độ thuần thục trong thực hiện
các thao tác càng chính xác cao, càng giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
- Khác biệt về tính khí:

Tính khí thể hiện ở mức độ, cường độ, sự cân bằng trong các
phản xạ của con người đối với mơi trường bên ngồi và gồm 4 loại tính khí:
nóng, hoạt, trầm và ưu tư.

Những người tính khí nóng thường phản ứng nhanh, mạnh, nóng
vội do đó dễ xảy ra tai nạn trong lao động.

Những người có tính khí ưu tư lại ngược lại. Họ phản ứng chậm,
thiếu năng động, tháo vát, rất dễ xảy ra sự cố và tai nạn lao động.
- Vai trị, vị trí của các cá nhân trong tổ chức

Vai trò của cá nhân trong tổ chức thường gắn với tinh thần trách
nhiệm cao hay thấp.

Những người có vị trí cao trong tổ chức thường có ý thức, trách
nhiệm cao. Dó đó ít khi xảy ra tai nạn lao động

Những người có vai trị thấp thường có tính ỷ lại, thiếu trách
nhiệm với cơng việc do đó khả năng xảy ra sự cố và tai nạn sẽ cao hơn.

1.3.2. Sự mất chú ý trong lao động
5


- Chú ý thể hiện ở xu hướng và mức độ tập trung ý thức của con người vào
đối tượng lao động để thực hiện các hoạt động lao động.
- Sự mất chú ý tạm thời thể hiện sự chú ý vào đối tượng lao động mất đi do
chú ý vào đối tượng khác chiếm mất và do các nguyên nhân sau:

Do tiếng động đột xuất lớn bất thường xảy ra khiến người lao
động chú ý vào đó nhưu: tiếng nổ, tiếng vỡ,…

Do các vật thể di động đến gần người lao động khiến họ cảm giác
mất an toàn và nguy hiểm.

Do sự di chuyển của bóng các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo
nên những phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời.

Do tiếng loa phóng thanh đột ngột nổi lên.

Do hình ảnh lạ mắt hoặc q đẹp, tiếng nói kì lạ hoặc lôi cuốn sự
chú ý.
1.3.3. Mệt mỏi dẫn đến tai nạn lao động
Mệt mỏi thể hiện sự suy giảm các chức năng sinh lý trong q trình lao
động. Nó được thể hiện ở sự suy giảm khả năng làm việc và sự cố, tai nạn lao
động có khả năng gia tăng và nó do các nguyên nhân sau gây ra:

Do độ chính xác quá cao, tốc độ làm việc qua nhanh, đòi hỏi sự
căng thẳng thị giác lớn, do vậy dẫn đến mỏi măt, suy giảm thị lực.


Do điều kiện lao động quá kém, đặc biệt là sự chiếu sáng kém dẫn
đến căng thẳng thị giác.

Do chun mơn hóa quá hẹp dẫn đến người lao động chỉ sử dụng
ít bộ phận cơ thể tham gia lao động, dẫn đến xung đột sinh lý làm rối loạn hoạt
động.

Do chuyên môn hóa q hẹp dẫn đến tính đơn điệu cao, làm ức
chế hưng phấn thần kinh, làm gia tăng sự cố và tai nạn lao động.

Do sự căng thẳng thần kinh quá lớn trong lao động dẫn đến sự
mệt mỏi thần kinh và gây ra nhiều nhầm lẫn.

Do căng thẳng thần kinh cảm giác lớn, khiến người lao động
chán, mệt.
1.3.4. Sự phản ứng sinh lý với các yếu tố môi trường
Điều kiện lao động khắc nghiệt có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng
sinh lý của con người dễ gây ra tai nạn. Các nguyên nhân chủ yếu:

Các hạt bụi bay vào mắt khiến người lao động nhắm mặt đột
ngột.

Các lường khí độc hoặc mùi khó chịu khiến phản ứng cơ thể làm
cho người lao động quay mặt hoặc người đột ngột.

Người lao động tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh
khiến gây ra hiện tượng co giật tay chân mạnh và đột ngột.
6



1.3.5. Kích thích tâm lý thái quá

Thường được biểu hiện ở trạng thái hưng phấn quá mạnh hoặc tưc
giận quá lớn.

Trạng thái thần kinh căng thẳng thường được biểu hiện ở các
xung năng tâm lý bị dồn nén quá mức có thể.

Trạng thái tức giận thái quá là hiện tượng cảm xúc bị kịch thích
đến tột cùng dẫn đến bùng phát các hành vi vô thức.

Trạng thái nổi khùng là sự kìm nén xung năng thần kinh mất hiệu
lực dẫn đến hành vi bị điều khiển bởi sự bùng phát các xung năng thần kinh.
1.3.6. Các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật cơng nghệ, máy móc thiết
bị dụng cụ lao động và đối tượng lao động
Đây là các yếu tố khách quan thường xảy ra do: hỏng máy, sự cố máy, sự
cố dụng cụ lao động,…
1.4. Thời điểm xảy ra tai nạn lao động
- Thời gian xảy ra tai nạn và sự cố lao độn thường ở các thời điểm sau:

Thời điểm người công nhân bị say rượu

Thời điểm bị ốm đau nặng nhất

Cuối các buổi làm việc khi mệt mỏi tăng cao nhất
- Để sớm phát hiện các thười điểm trên ta cần:

Kiểm tra tình trạng say rượu trước khi công nhân vào làm việc,
nghiêm cấm sử dụng đồ uống có men, cồn trong lao động.


Khi chấm cơng lãnh đạo cần quan sát đến tình trạng sức khỏe của
người lao động.

Tiến hành ghi chép, thống kê các vụ sự cố, tai nạn lao động để vẽ
đồ thị.
1.5. Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động
1.5.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về kỉ luật lao động
Các văn bản pháp quy bao gồm:
- Quy chế kỉ luật lao động.
- Quy định về chức danh, và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công nhân viên
chức doanh nhiệp.
- Quy trình cơng nghệ chế tạo sản phẩm.
- Quy trình quy phạm vận hành máy móc thiết bị.
- Quy chế và nội quy về an toàn điện và phòng cháy nổ.
- Quy chế và nội quy bảo hộ lao động.
1.5.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
Đây là biện pháp vừa cơ bản vừa cấp bách nhằm hạn chế sự mất chú ý
tạm thời trong lao động, các phản ứng sinh lý với môi trường lao động.
Bao gồm:
7


- Tạo ra hệ thống di chuyển sản phẩm thống nhất, rộng rãi và an tồn trong
q trình vận chuyển. Quy định rõ đường di chuyển sản phẩm trên không nhằm
đảm bảo cảm giác an tồn cho cơng nhân.
- Xây dựng tường cao và hệ thống cửa sổ, cửa kính ngăn chặn bóng của các
vật thể di chuyển bên ngồi chiếu vào.
- Đảm bảo hệ thống thơng gió theo đúng yêu cầu kĩ thuật, không để bụi bẩn
bay lung tung.
- Không được để các loại dầu, mỡ rơi trên đường đi của công nhân.

- Tổ chức hệ thống sửa chữa máy móc, thiết bị,và dụng cụ đảm bảo an tồn
cho sản xuất.
- Đảm bảo nguyên tắc của phân công lao động là: “Người hợp với việc và
việc hợp với người”.
- Đảm bảo đầy đủ hệ thống bảo hiểm và bảo hộ lao động, cấp phát bảo hộ
thường xuyên,..
1.5.3. Xây dựng hệ thống giám sát có hiệu quả
Hệ thống giám sát sản xuất vừa đảm bảo sản xuất với số lượng cao, chất
lượng tốt và ngăn chặn được sự cố, tai nạn lao động.
Hoạt động của hệ thống bao gồm:
- Cá nhân các nhà lãnh đạo giám sát hoạt động của cả hệ thống nhằm điều
chỉnh hoạt động đó theo quy định đã có.
- Các cán bộ kĩ thuật giám sát trong phạm vi quy định của mình nhằm phát
hiện ra các sai phạm kỹ thuật dẫn đến chất lượng kém và mất an toàn.
- Cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm thực hiện giám sát chất lượng sản
phẩm hoặc chi tiết trong quá trình sản xuất.
1.5.4. Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề
- Mở lớp dạy lý thuyết phục vụ cho thi nâng bậc và bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho người lao động.
- Tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi để nâng cao trình độ cho các cá nhân và
đặc biệt là để hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của thợ giỏi
cho tất cả công nhân.
- Phổ biến các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến hoặc phòng tránh các sự cố và
tai nạn lao động của các đơn vị khác và thế giới.
- Tuyên truyền giáo dục về tinh thần, thái độ lao động và đặc biệt là các
thông tin liên quan tới việc đảm bảo an toàn sản xuất.
1.5.5. Hoàn thiện q trình cơng nghệ
- Đây là hệ thống các quy trình cơng nghệ được thể hiện bằng sự quy định
thứ tự thực hiện các công việc trong lao động.
- Quá trình cơng nghệ càng tỉ mỉ, càng cụ thể và chính xác bao nhiêu sẽ

càng tạo ra số lượng, chất lượng sản phẩm cao bấy nhiêu.
8


1.5.6. Hồn thiện hệ thống máy móc móc thiết bị và dụng cụ lao động
Hệ thống máy móc trang thiết bị càng có chất lượng cao thì càng tạo ra
năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn trong lao động.
1.5.7. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm sản xuất và bảo hộ lao động
Bảo hiểm sản xuất là hệ thống các thiết bị che chắn, biển báo tín hiệu
nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra do vậy cần phải có các quy
định hết sức nghiêm ngặt về mặc đồ bảo hộ ngăn chặn sự cố, tai nạn xảy ra.
1.6. Nội dung của tâm lý học an tồn lao động
Việc các nhà quản lí lao động và người sử dụng lao động nhận thức được
tầm quan trọng của yếu tố con người, quan tâm trước hết đến bản thân người lao
động, hiểu các đặc điểm tâm – sinh lí của người lao động sẽ góp phần đáng kể
vào nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn – vệ sinh
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÂM LÝ AN TỒN
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
MAY MƯỜI.
2.1. Giới thiệu về công ty May 10
Công ty May 10 ( GARCO 10) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản
xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
(VINATEXT). Ra đời từ những ngày đầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
đến nay đã có hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển. Hiện nay, May 10 thuộc bộ
công nghiệp, là một trong những con chim đầu đàn của ngành dệt may Việt
Nam.
Tiền thân của công ty May 10 ngày nay là những xưởng may quân trang.
May 10 đã lớn dần lên trong những ngày của kháng chiến lần thứ 2. Năm 1954,

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các xưởng may từ khu Ba, khu
Bốn, Việt Bắc, liên khu Năm, Nam Bộ đã tập hợp về Hà Nội và sát nhập với
nhau thành công ty May 10 thuộc cục quân nhu, tổng cục hậu cần – Bộ Quốc
Phòng. Năm 1956, May 10 chính thức tiếp quản một doanh trại quân đội Nhật
đống trên đất Gia Lâm với diện tích 2500m2 nhà xưởng các loại. Do có nhiều cố
gắng trong sản xuất nên ngày 8/1/1959, May 10 vinh dự được đón bác Hồ về
thăm. Năm 1961, do nhu cầu của tình hình thực tế xí nghiệp May 10 chính thức
9


chuyển sang Bộ Công Nghiệp quản lý. Năm 1971, May 10 chính thức chuyển
sang Bộ Nội Thương quản lý với nhiệm vụ là sản xuất gia công hàng xuất khẩu
và may quân trang phục vụ quân đội. Năm 1975, May 10 bước sang bước ngoặt
mới với nhiệm vụ chủ yếu là làm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Liên Xô và
các nước khối SEV. Công việc quản lý đã đi vào nề nếp, do đó quy mơ May 10
phát triển rất nhanh, mỗi năm May 10 xuất khẩu sang các nước XHCN 4 đến 5
triệu sản phẩm chất lượng cao.
● Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phịng ban và có sự
chun mơn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của
hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.

● Quy mô lao động
Công ty luôn chú trọng và phát triển nguồn lực về con người bởi đây chính
là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Lực
lượng lao động của công ty không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.
Cụ thể, số cán bộ công nhân viên lên tới 8000 người. Trong đó, số lao động nữ
chiếm 80%, bởi vì đặc thù của cơng ty là may mặc đòi hỏi sự khéo léo. Về mặt
chất lượng, công ty rất chú trọng phát triển lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ
có chun mơn cao.

10


Phân loại theo trình độ
Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

562

900

2893

2492

514

229


46

Bậc công nhân của công ty chưa cao, chủ yếu là bậc 3 và bậc 4 chiếm gần
60% tổng số công nhân trong công ty.
● Sản xuất và thị trường tiêu thụ
⮚ Sản xuất:
Công đoạn cắt:
Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công nhân tiến hành giát
sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt có thể được đem đi
thêu hay không.
- Công đoạn may:
Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ may để ghép các sản
phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm này được đưa tới các
phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng.
- Công đoạn là:
Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa xuống bộ phận là
để chuẩn bị đóng gói.
- Cơng đoạn gói:
Tổ hồn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói thành phẩm.
- Công đoạn nhập kho:
Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hồn thiện đã được đóng gói,
lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường. Nhìn chung; ở từng giai đoạn công
ty đều sử dụng công nghệ mới có thể sản xuất những mặt hàng địi hỏi yêu cầu
kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng
khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.
⮚ Thị trường tiêu thụ:
Hiện nay cơng ty có 3 thị trường tiêu thụ chính là Đức, Nhật và Canada,
với hàng chục khách hàng như: GIMINI, Big packe,… sản phẩm của công ty gia
công xuất khẩu sang các thị trường này hết sức đa dạng như:

- Đức: áo jacket, quần áo thể thao, bộ trượt tuyết
- Nhật: áo BHLĐ, áo khoác, áo sơ mi nữ
- Canada: áo jacket, quần áo thể thao
Vì đặc điểm của công ty là gia công xuất nhập khẩu, do đó doanh nghiệp
gặp khơng ít khó khan trong lĩnh vực này. Cụ thể đó là việc thiếu quota xuất
11


khẩu, nhất là ở Châu Âu, ở Nhật thì thuận tiện hơn do vị trí địa lý thuận lợi
nhưng số lượng hàng hóa lại ít hơn. Thị trường nội địa của May 10 còn thấp,
nhỏ. Trong những năm tiếp theo, cơng ty có kế hoạch mở rộng tại Mỹ và 1 số
nước khác.
● Thành tích hoạt động của May 10 trong 3 năm gần đây
⮚ Năm 2017, tổng doanh thu của May 10 đạt 3.012 tỷ đạt 100,4% so với
KH và tăng 3,3 % so với năm 2016. Bình quân thu nhập của người lao động đạt
7.360.000 đ/người/tháng, đạt 100,08% so với kế hoạch và tăng 3,95% so với
năm 2016. Lợi nhuận đạt 63 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch và tăng 4,65% so
với năm 2016. May 10 ln hồn thành tốt trách nhiệm với người lao động. Với
các đồng bào bị bão lụt May 10 đã ủng hộ trên 1,5 tỷ đồng, tặng cầu dân trí cho
đồng bào Tương Dương - Nghệ An. May 10 nhận được giải “thương hiệu mạnh
Việt Nam”.
⮚ Năm 2018, May 10 đã đạt được chỉ tiêu kinh tế đáng mừng. Tuy tổng
doanh thu chưa đạt so với kế hoạch và xấp xỉ năm 2017 nhưng đã hoàn thành về
nộp ngân sách 100% so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, lợi nhuận tăng 5,6% so
với năm 2017; Thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,830,000
đồng/người/tháng, tăng 6,4 % so với năm 2017. Kết quả này rất đáng tự hào của
tập thể lãnh đạo và người lao động nơi đây.
⮚ Năm 2019, May 10 lần lượt đạt được những thành tựu:
- Tổng doanh thu đạt 3.380 tỷ đồng, tăng 5,55% so với kế hoạch, tăng
11,76% so với năm 2018.

- Nộp ngân sách 52,17 tỷ đồng đạt 92,7% so với kế hoạch, 91,2% so với
năm 2018.
- Lợi nhuận 81,5 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch, tăng 22,8% so với năm
2018.
- Thu nhập bình quân đạt 8.150.000 đồng/người/tháng, tăng 4,1% so với
năm 2018.
- Tổng giá trị đầu tư năm 2019 ước đạt 113,36 tỷ đồng đạt 28.6% so với
KH và 49.2% so với cùng kỳ 2018.
May 10 cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng quan trọng như: “Hàng
Việt Nam tin dùng 2019”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Hàng Việt Nam
được người tiêu dùng yêu thích năm 2019”. Năm 2019, TCT May 10 tiếp tục
được vinh danh là “Doanh nghiệp vì người Lao động’’ lần thứ 6 liên tiếp.
2.2.

Phân tích thực trạng
12


Trong công ty May 10, tâm lý học trong an tồn lao động của người lao
động ln là vấn đề đáng được chú ý quan tâm. Mặc dù công ty đã có những
biện pháp cải thiện song vẫn cịn chưa khắc phục được hoàn toàn nên vẫn xảy ra
các sự cố tai nạn đáng tiếc đối với người lao động.
- Thực tế, trong ngành dệt may của công ty May 10 có q nhiều khâu,
nhiều cơng đoạn nên người lao động trong công ty thường dễ mất tập trung do
phải tham gia khơng chỉ vào một cơng đoạn. Rồi có những tiếng động đột xuất
lớn của các thiết bị máy móc đang hoạt động trong phân xưởng; các vật thể di
động đến gần người lao động (xe vận chuyển sản phẩm xếp quá cao không chắc
chắc, vật di chuyển trên đầu do cẩn cẩu dàn thực hiện…) làm cho người lao
động cảm thấy khơng được an tồn do vậy đã mất chú ý tạm thời khi chú ý vào
những điều đó. Thậm chí chỉ là bóng của các vật thể in vào khu vực sản xuất tạo

nên những phản ứng đột ngột của công nhân trong công ty khiến họ bất ngờ rồi
mất chú ý trong lao động dẫn đến xảy những sự cố tai nạn chỉ trong những
khoảnh khắc ngắn ngủi.
- Người lao động trong công ty May 10 thường hay mệt mỏi dẫn đến tai
nạn lao động bởi họ phải đứng quá lâu, làm một công việc lặp đi lặp lại quá
nhiều lần, nhàm chán, không gây hứng thú với cơng việc, làm cơng việc đó
trong thời gian quá dài chưa kip nghỉ ngơi làm mệt mỏi. Vì cơng việc may cần
độ chính xác cao và tốc độ làm việc quá nhanh đòi hỏi sự căng thẳng thị giác lớn
làm mỏi mắt, suy giảm thị lực.
- Do chuyên mơn hóa q hẹp, người lao động chỉ sử dụng ít bộ phận cơ
thể tham gia lao động, làm cho các bộ phận khác bị đình trệ, dẫn đến xung đột
tâm sinh lý rối loạn hoạt động. Như công nhân chỉ phải ngồi may sử dụng tay và
chân dẫn đến mỏi lưng, các bệnh xương khớp, đau cổ.
- Không những vậy, người lao động cịn dễ có sự nhầm lẫn trong cơng việc
vì căng thẳng thần kinh. Những va chạm ở trong cơng ty hay những vấn đề ở gia
đình khiến họ căng thẳng thần kinh cảm giác lớn làm người lao động chán nản,
mệt mỏi.
- Môi trường làm việc trong cơng ty cịn chưa được đảm bảo như bụi từ vải,
đồ may mặc quá nhiều, các mùi khó chịu vẫn thường xuyên xuất hiện, rồi nhiệt
độ còn chưa được điều chỉnh phù hợp (người lao động vẫn có lúc chịu nóng,
chịu lạnh dẫn đến co giật chân tay mạnh và đột ngột xảy ra sự cố lao động).
Chính vì điều kiện lao động như vậy làm cho người lao động chưa thực sự yên
tâm khi làm việc, luôn lo lắng về vấn đề sức khỏ của bản thân, không thể nào
13


tồn tâm chú trọng hết vào cơng việc mình đang làm. Điều kiện lao động chưa
đảm bảo cho người lao động làm họ phân tâm, luôn lo lắng về nguy cơ xảy ra sự
cố tai nạn lao động.
- Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm hoặc có nhưng hoạt động khơng

chính xác gây sự lo lắng đối với người lao động khi sử dụng các thiết bị trong
thời gian dài.
- Thiếu các thiết bị an tồn hoặc có nhưng đã bị hỏng, mất tác dụng hoặc
hoạt động khơng chính xác phải làm việc quá tính năng hoặc giới hạn cho phép.
- Các hệ thống băng chuyền tải chưa được đảm bảo về cách vận hành và tốc
độ chuyển động.
- Các loại máy may, máy cắt hoạt động với tốc độ cao, gây nguy hiểm cho
các công nhân trực tiếp sử dụng, vận hành máy.
- Các máy may chưa thực sự phù hợp với người lao động như ghế hoặc bàn
quá thấp.
- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc, thiết bị đã bị rị điện
chạm vỏ, tiếp xúc va chạm vào các vật mang điện như: dây trần, mối nối dây
điện, cầu dao, cầu chì, các bộ phận dẫn điện của thiết bị để hở...
- Các thiết bị kết nối với nguồn điện như bàn là, máy khâu… phải làm việc
24/24 với tần số cao.
- Người lao động vẫn có những lúc hưng phấn quá bởi những điều xung
quanh, mọi người xung quanh tạo nên hay là tức giận, nổi khùng vì chuyện
riêng, vì bị xếp khiển trắng mắng, hay là vì đồng nghiệp làm cùng mình làm cho
bực tức. Họ chưa kiểm sốt được trạng thái tâm sinh lý của mình đúng mức,
chính những điều đó có thể gây ra tai nạn đối với họ.
- Song, có những thời điểm cơng nhân ốm vẫn đến công ty làm việc, rồi cuối
buổi làm rồi vẫn ham cơng tiếc việc làm cố mà tình trạng cơ thể đã mệt mỏi rồi
do cả ngày phải làm việc. hay những lúc làm việc họ cịn khơng mặc đồ bảo hộ
đúng quy định, đặc biệt là đeo khẩu trang và bao găng.
Người lao động vẫn chưa thực sự quan tâm quá nhiều đến sức khỏe của bản
thân mình trong lao động, chưa có ý thức thực hiện đúng nội quy quy trình may
mặc trong cơng ty. Vấn đề an tồn lao động chỉ được một phần cơng nhân chú
trọng, cịn lại vẫn rất thờ ơ, không chủ động trong việc an tồn đối với chính
mình. Trong cơng việc, người lao động chưa thực sự chú tâm, dồn hết năng lực
khả năng của mình cho cơng việc, trong họ chưa có động lực làm việc, có những

cơng nhân chỉ làm theo khn khổ lặp đi lặp lại cơng việc đó, khơng có sự thích
thú, cảm hứng trong cơng việc mình đang làm.
14


2.3.

Đánh giá thực trạng tâm lý học an toàn lao động đối với người lao

động tại công ty May 10
2.3.1. Ưu điểm
- Với nhận thức: “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, thời gian
qua, lãnh đạo Tổng Công ty May 10 - CTCP luôn đặc biệt coi trọng việc đảm
bảo an tồn lao động và phịng chống cháy nổ trong cả sản xuất kinh doanh và
các khu thiết chế phục vụ công nhân lao động.
- Công ty đã đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, cơng nhân viên
thực hiện tốt luật phịng cháy chữa cháy, văn bản, chỉ thị của các cấp ngành về
tăng cường công tác PCCC, đồng thời, mở các cuộc hội nghị, nói chuyện về
cơng tác PCCC, tổ chức các cuộc thi viết do liên đoàn thành phố phát động với
nội dung tìm hiểu an tồn lao động, vệ sinh lao động và PCCC.
- Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng
đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động, xử lý tình huống
trong quá trình sản xuất. Trong chương trình, các học viên được cập nhật hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
- Các học viên được cung cấp kiến thức cơ bản về văn hóa an tồn trong
doanh nghiệp như: các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, nội quy an toàn, biển
báo, chỉ dẫn an toàn, thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ
năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp…
- Tiêu biểu cho hoạt động này là chiều 26/6/2020, tại Điểm sinh hoạt văn

hóa cơng nhân Tổng Cơng ty May 10, Liên đoàn Lao động quận Long Biên phối
hợp với Cơng đồn Tổng Cơng ty May 10 tổ chức lớp tuyên truyền, phổ biến an
toàn vệ sinh lao động và an tồn phịng chống cháy nổ cho đồn viên, công nhân
viên chức lao động Tổng Công ty.Tại chương trình tập huấn, Giáo sư Lê Vân
Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động Việt Nam đã
chia sẻ với đoàn viên, người lao động tại Tổng Cơng ty về: Vai trị của cơng
đồn cơ sở và an toàn vệ sinh viên trong nhận diện và phòng ngừa các nguy cơ
rủi ro tại nơi sản xuất, góp phần kéo giảm tai nạn lao động; vai trị và hoạt động
của mạng lưới an tồn vệ sinh viên; các biện pháp phịng chống dịch Covid19…
- Khơng những thế, việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đổi
mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã đổi mới nhiều
15


loại máy móc thiết bị tự động nên mức độ an toàn cao hơn, hạn chế những rủi ro
xảy ra do máy móc.
2.3.2. Hạn chế
- Cơng nhân trực tiếp vận hành máy may, máy cắt dễ bị tai nạn do máy hoạt
động với vận tốc nhanh trong thời gian dài. Nhiều loại máy móc chưa phù hợp
với người lao động gây khó khăn trong q trình vận hành và sử dụng, dễ gây
chấn thương cho người công nhân trong thời gian dài.
- Có nhiều loại máy hoạt động với cơng suất lớn, dễ gây chập điện, cháy nổ.
Các đường dây điện chưa được bố trí gọn gây khó khăn cho đi lại, dễ gây hở,
đứt dẫn đến cháy nổ, gây tổn thất lớn cho người và tài sản.
- Máy móc thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số
máy mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyển nhượng máy đã
cũ của các cơng ty nước ngồi, do đó, chất lượng máy móc nhiều khi khơng đảm
bảo, cịn lạc hậu, dẫn đến sai sót trong lao động, gây ra các sự cố trong khi làm
việc.
- Nhiều cơng nhân mới vào chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý khi

sự cố và tai nạn lao động xảy ra.
2.3.3. Nguyên nhân
- Do người lao động chưa tuân thủ chấp hành nghiêm túc các quy định về an
toàn lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành như không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ, không coi trọng các
buổi huấn luyện về kỹ năng an toàn lao động khi làm việc hay khi xảy ra sự cố.
- Người quản lý chưa thường xuyên giám sát nghiêm ngặt cơng tác an tồn
lao động tại nơi làm việc của người lao động, cũng như tình trạng an tồn của
máy móc. Một số máy móc bị trục trặc làm cho vận tốc vận hành của máy không
kiểm sốt được làm ảnh hưởng tới cơng nhân may. Việc sai phạm cũng xảy ra
nhiều hơn ở tất cả các khâu và nội dung của cơng tác an tồn lao động.
- Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp, vẫn chưa bố trí đầy đủ bộ phận người
làm cơng tác an tồn lao động, cơng tác y tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật. Lực lượng thanh tra, kiểm tra an tồn lao động cịn ít trong khi số
lượng công nhân cũng như các khâu công việc rất lớn nên công tác thanh kiểm
tra không được thực hiện đầy đủ trong doanh nghiệp.
- Công tác tuyên truyền, huấn luyện vẫn chưa được đào sâu do lý thuyết cịn
chung chung, tài liệu hướng dẫn, tra cứu cịn ít.
16


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO MAY 10
3.1. Giải pháp đối với người lao động
- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, u cầu về an tồn, vệ sinh lao
động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương
tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc trong q trình thực hiện các cơng việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các
máy, thiết bị, vật tư, chất có u cầu nghiêm ngặt về an tồn, vệ sinh lao động.
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao động, hành vi vi
phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với
người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy
ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu,
khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
3.2. Giải pháp đối với người quản lý
- Thực hiện thường xuyên và nghiêm ngặt các công tác về quản lý và giám
sát ATLĐ. Cán bộ, quản lý làm công tác giám sát lao động phải xuống trực tiếp
hiên trường NLĐ trong quá trình sản suất để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ
ATLĐ ở NLĐ.
- Các cấp quản lý cần tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc huấn luyện về
ATLĐ để nắm bắt được các vấn đề liên quan đến ATLĐ và phố biến lại cho
NLĐ
- Phải thường xuyên kiểm tra mức độ an tồn của các trang thiết bị, máy
móc để đảm bảo tình trạng an tồn ở mức cao nhất cho người lao động
- Người quản lý ngoài kiến thức về ATLĐ cần được trau dồi thêm các kiến
thức về khắc phục sự cố lao động
3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp.
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy hình bảo
đảm an tồn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Bố trí bộ phận hoặc người làm cơng tác an tồn, vệ sinh lao động, cơng
tác y tế, hoặc bố trí người làm cơng tác an tồn, vệ sinh lao động, cơng tác y tế
đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; bố trí đủ lực lượng sơ cứu,
cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định; tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ
cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
- Công ty thực hiện trang bị đầy đủ cho NLĐ các thiết bị an toàn, vệ sinh

lao động tại nơi làm việc theo quy định; xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự
17


cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; điều tra tai nạn lao động thuộc trách
nhiệm theo quy định của pháp luật; khai báo sự thật về tai nạn lao động, sự cố
kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; trang bị phương tiện
kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây
mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động
- Công ty cần đẩy mạnh hơn việc huấn luyện về ATLĐ cho các cấp quản lý
cũng như người lao động, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, sử dụng các biện pháp
đánh giá, phòng tránh rủ ro cho người lao động trong q trình làm việc.
- Thực hiện cơng tác khám sức khoẻ cho người lao động trước khi nhận
việc và khám sức khoẻ định kỳ hằng năm cho người lao động
3.4.

Cơ chế, biện pháp nâng cao ATLD cho người lao động trong công

ty May 10:
● Đồ bảo hộ, bảo hiểm
✔ Công nhân cắt phải mang gang tay sắt, gang tay chống nhiệt để bảo
vệ tay không bị máy cắt vào hay khơng bị nóng bỏng tay.
✔ Cơng nhân may sử dụng vòng tránh kim để phòng kim đâm bị
thương, kính mắt chắn bụi bay vào mắt.
✔ Cơng nhân may đội nón bảo vệ tóc, tránh việc tóc xồ xuống ảnh
hưởng đến q trình làm viêc, tóc rơi ra xưởng, và tránh bị cuốn vào máy móc.
✔ Đeo khẩu trang lọc bụi, phịng ngừa bụi mịn trong q trình hơ hấp,
bảo vệ mũi và phổi.
✔ Đi dép xốp hoặc giày vải để tránh bị điện giật, giảm mỏi chân.
✔ Công nhân tại phòng nhuộm khi làm việc phải tiếp xúc nhiều với

hố chất độc hại nên phải mang kính bảo vệ mắt, mặt nạ phòng độc, gang tay
cao su dày, tạp dề hoặc yếm chống ướt tranh việc hoá chất dính vào cơ thể gây
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
✔ Công nhân ủi phải đứng trên thảm chống sốc. Thảm chống sốc sẽ
chống điện giật, chấn thương cổ chân, chấn thương cột sống, giãn tĩnh mạch
chân, giảm mệt mỏi.
✔ Mỗi cơng nhân phải có nút đeo chống ồn, giảm thiểu cường độ âm
từ máy may, máy cắt,…
● Các quy định, nội quy
✔ Công nhân viên phải thực hiện đúng nội quy của công ty.
✔ Đặt các biển chỉ dẫn, thông báo (trơn trượt, chỉ dẫn lối thoát,…)
biển hướng dẫn dùng bình cứu hoả, cách phịng cháy chữa cháy.
✔ Đặt các biển báo cấm: cấm hút thuốc, mang vật dễ gây cháy nổ khi
vào công ty tránh gây hoả hoạn, cháy nổ
✔ Bắt buộc mang đồ bảo hộ khi lao động như khẩu trang, gang tay,
giày, mũ,...
18


✔ Cơng nhân tự qt dọn định kì nơi, khu vực làm việc. Làm giảm
thiểu bụi bẩn, vải thừa. Giúp mơi trường làm việc thống đãng sạch sẽ, cơ cay
chân được hoạt động, tránh gây nhức mỏi.
✔ Không được để quá nhiều hàng, vải lên bàn máy, tránh gây mất
diện tích, gì bó tay chân khi làm việc.
✔ Phải thơng báo khi có bóng điện hỏng, sửa chữa và lắp đặt kịp thời
cho cơng nhân để cơng nhân có ánh sáng tốt nhất khi làm việc, giảm thiểu các
tật về mắt.
✔ Hệ thống quạt thơng gió, quạt bụi phải được lau dọn và mở thường
xun, có thể cải tạo khơng khí bằng cách đặt chậu cây để cải thiện mơi trường
và điều hồ khơng khí teong cơng ty.

✔ Thay thế hệ thống dây, ổ điện định kì tránh chập cháy.
✔ u cầu tồn thể cơng nhân viên tham gia khi có huấn luyện an
tồn vệ sinh Lao động và huấn luyện phải được tổ chức định kì theo quý hoặc
năm.
✔ Ngồi ra có thể mở nhạc vào 1 số thời điểm như giữa các buổi làm
9h30 hoặc 15h30 và mọi người đứng dậy tập một bài cử điệu nhỏ giúp giãn gân
cốt, thay đổi khơng khí khi làm việc. Giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi, nâng cao
năng xuất lao động của công nhân viên.
● Tăng cường giám sát, quản lý
✔ Cán bộ giám sát quản lý phải là những người có trình độ, hiểu biết
các kĩ năng cần thiết cả về sản xuất và An toàn vệ sinh lao động. Là người có thể
thấu hiểu, cảm thơng, giúp đỡ, hướng dẫn công nhân viên làm việc cũng như
thực hiện đúng quy tắc bảo hộ, an toàn trong lao động.
✔ Nhắc nhở, đốc thúc , hướng dẫn nhân viên trong phòng chống cháy
nổ, dọn dẹp vệ sinh, đeo bảo hộ lao động….
✔ Xây dựng tốt mối quan hệ giữa các công nhân và quản lí với cơng
nhân. Tạo mơi trường, khơng khí làm việc vui vẻ thoải mái để tạo sự hưng phấn,
giảm sự nhàm chán khi làm việc của công nhân.
✔ Định kì tổ chức các khố, buổi huấn luyện về cơng tác an tồn
trong lao động, phịng chống cháy nổ,…
✔ Lắng nghe ý kiến của cơng nhân để có được sự đổi mới phù hợp.
✔ Người giám sát phải bị sa thải, thay thế khi khơng có năng lực.

19


KẾT LUẬN
Hiện nay trên thế giới, vấn đề an toàn lao động đã khơng cịn xa lạ gì. Tại
các nước phát triển họ đã tìm ra những biện pháp để giúp giảm thiểu tình trạng
tai nạn lao động tại quốc gia, doanh nghiệp của mình. Nhà nước Việt Nam ta

cũng đã quan tâm đến vấn đề này, doanh nghiệp cũng đã tham gia. Tuy nhiên
các biện pháp liên quan đến vấn đề tâm lý học của người lao động vẫn chưa rõ
rang và đầy đủ. Vì vậy bản thân mỗi người lao động phải tự có ý thức với tâm lý
của mình. Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tâm lý của người lao động
nhiều hơn để có thể đưa ra các giải pháp thiết thực, bám sát tình hình thực tế. Có
như vậy mục tiêu giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao tâm llisan toàn lao động
mới có thể thực hiện.
Vì thời gian có hạn và vốn kinh nghiệm cịn hạn hẹp nên chúng em khơng
tránh khỏi sai sót khi thực hiện đề tài này. Chúng em rất mong nhận được sự góp
ý và chỉ bảo tận tình của cơ và các bạn để đề tài của chúng em hồn thiện hơn.
Nhóm 6 chúng em xin chân thành cảm ơn!

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Các nguồn tham khảo khác:
- />- 123doc.net
- />
21


22



×