Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.31 KB, 21 trang )

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng
tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ
lớp 9
Design and use of exercise system by the PISA approach for the teaching of inorganic
chemistry 9
th
grade
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 116 tr. +


Trần Thị Nguyệt Minh


Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Hóa học);
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Trung Ninh
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và bài tập
hóa học trong dạy học hóa học. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh (HS) quốc tế
(PISA). Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS về hệ thống các
bài tập hóa học đã và đang sử dụng tại trường Trung học cơ sở (THCS) Hoa Động – huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và Trường THCS An Lư – huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA. Đề
xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA trong dạy
học hóa học ở trường THCS. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khoa
học của hệ thống bài tập và tính khả thi, hiệu quả của những cách sử dụng đề xuất. Đề xuất
một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp
9


Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật tố tụng dân sự; Đương sự; Luật dân sự

Content.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đổi mới giáo dục là một trong những vấn đề mang tính thời sự, được mọi tầng lớp xã hội hiện
nay rất quan tâm. Ở trường THCS, môn Hóa học dù được đưa vào giảng dạy muộn nhất trong hệ
thống các môn khoa học nhưng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên,
các bài tập môn hóa học đã và đang sử dụng hiện nay ở trường THCS phần nào còn mang tính hàn
lâm, nghèo nàn về nội dung hóa học, chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ, sứ mệnh to lớn của môn
hoá học trong nhà trường THCS. Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới
có tính chu kì (3 năm 1 lần) để đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc
giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa
trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương
trình giáo dục quốc gia. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA
xem xét khả năng của HS ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả
năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các
vấn đề.
Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS, tôi nhận thấy, việc sử dụng hệ
thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ở trường THCS là rất quan trọng,
mang tính thiết thực cao. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ
thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài viết… liên quan đến
việc việc sử dụng bài tập trong dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng và các tài liệu nghiên
cứu liên quan đến PISA như:
- TS. Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2009.
- Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho HS trung học phổ thông với các bài toán tiếp

cận chương trình HS quốc tế (PISA)” của Nguyễn Quốc Trịnh – lớp Cao học lý luận và phương pháp
dạy học môn Toán K5 – Trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính” của
Nguyễn Thị Phương Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 25/2000.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng các bài tập hóa học theo
hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp
9 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học
tập môn Hóa học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường THCS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài
3.2.2. Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)
3.2.3. Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS về hệ thống các bài tập hóa
học đã và đang sử dụng
3.2.5. Thiết kế hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA.
3.2.6. Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA trong
dạy học hóa học ở trường THCS.
3.2.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.2.8. Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô
cơ lớp 9
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung:
Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA
4.2. Thời gian:
Từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012
5. Mẫu khảo sát
- Khối lớp 9 trường THCS An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Khối lớp 9 trường THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
6. 1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông Việt Nam.
6. 2. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học môn hóa học vô cơ lớp 9 đã và đang tiến hành ở
trường THCS.
- Thiết kế đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa
học vô cơ lớp 9
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng một hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học
vô cơ lớp 9 thì sẽ làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú,
say mê học tập môn hóa học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THCS.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn kết hợp với xử lý thống kê
toán học
9. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Thiết kế hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA.
- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học
hóa học lớp 9 để làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say
mê học tập, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THCS.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp
cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9
Chƣơng 2: Thiết kế và đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy
học phần hóa học vô cơ lớp 9.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI

TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được tiến hành theo một số phương hướng như
tích cực hoá quá trình dạy học; cá thể hoá việc dạy học; dạy học lấy HS làm trung tâm; dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học; …
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam
Hơn 20 năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi
mới kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay, Đại hội XI đã đặt vấn đề: đổi mới căn bản, toàn diện nền
GD. Qua đó có thể nói, Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách và bức xúc của vấn đề này.
1.2. Một số xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông hiện nay
Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục 2005, điều 28.2. Cụ
thể là: Đổi mới mục tiêu, đổi mới hoạt động của GV, đổi mới hoạt động học tập của HS, đổi mới các
hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học, đổi mới việc kiểm tra - đánh giá
1.3. Cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trƣờng THCS
1.3.1.Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường THCS
Bài tập hóa học có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung và mục
tiêu riêng của môn Hóa học. Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương
pháp dạy học hiệu nghiệm.
1.3.2. Phân loại các dạng bài tập dùng trong dạy học môn hóa học ở trường THCS:
Bài tập hóa học dùng trong dạy học môn hóa học ở trường THCS có thể phân chia thành
nhiều loại như: Bài tập trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm), bài tập trắc nghiệm tự luận
(câu hỏi tự luận)
1.4. Cơ sở lý luận về việc xây dựng bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở trƣờng THCS
1.4.1. Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới
Các bài tập hóa học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức toán
học, nghèo nàn về kiến thức hóa học, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo,
lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập hoá học và thực tiễn đời sống, chưa chú trọng đến việc
phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.
1.4.2. Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới

- Bài tập hóa học phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực
- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần chú ý tập trung vào
rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy hóa học và hành động cho HS.
- Bài tập hóa học cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức hóa học và các ứng dụng của hóa học trong
thực tiễn.
- Bài tập hóa học định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởi các thuật toán
- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, như: sử dụng bảng biểu, sơ đồ, văn bản, hình ảnh, câu
hỏi trắc nghệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi mở
1.5. Tìm hiểu về chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA
1.5.1. Đặc điểm của PISA
- Cho đến nay, PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổ thông của HS độ tuổi
15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
- Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống
thực, nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn
để HS ý thức về các vấn đề xã hội. Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu
hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình.
1.5.2. Mục tiêu đánh giá
- PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổ thông, năng lực đọc
hiểu phổ thông, năng lực khoa học phổ thông
1.5.3. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia.
1.5.4. Cách đánh giá trong bài tập PISA
1.5.4.1 Các kiểu câu hỏi được sử dụng
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản, câu hỏi Đúng/ Sai phức hợp, câu hỏi
mở đòi hỏi trả lời ngắn, câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài, câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời, âu hỏi yêu cầu vẽ
đồ thị, biểu đồ, câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ một nhận
định, câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để trả
lời câu hỏi
1.5.4.2. Các mức trả lời

• Mức tối đa
• Mức chưa tối đa
• Không đạt
- Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “không đúng”.
1.5.5. Đối tượng đánh giá
HS trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo
học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên.
1.6. Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học môn hóa học lớp 9 ở một số trƣờng THCS
tại Hải Phòng
- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra, chỉ chú trọng đến đánh giá
kiến thức lý thuyết hóa học chưa chú ý phát huy năng lực, tư duy khoa học của HS gần như chưa
được GV sử dụng trong kiểm tra - đánh giá HS.
- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo nên nội dung bài tập
còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tập cho HS.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO HƢỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9
2.1. Phân tích chƣơng trình hóa học 9
2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 9
Chương trình môn hóa học ở trường THCS phải giúp cho HS đạt các mục tiêu cụ thể về kiến
thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm
2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ
Chương II: Kim loại
Chương III: Phi kim.
Chương IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
2.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học vô cơ lớp 9
2.2.1. Cơ sở
Các nội dung kiến thức lý thuyết hóa học vô cơ lớp 9, mục tiêu đánh giá của PISA và vấn đề trong

thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội liên quan đến kiến thức hóa học vô
cơ lớp 9
2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
- Lựa chọn đơn vị kiến thức
- Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức
- Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu
Kiểm tra thử
- Chỉnh sửa
- Hoàn thiện hệ thống bài tập
2.3. Hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA
Gồm 42 bài tập, ví dụ:
Bài tập 1: Mƣa axit
Hãy đọc đoạn văn bản trích dẫn sau:
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhưng đến những năm 1960 thì các nhà khoa
học
mới
bắt đầu
quan
sát và
nghiên
cứu về
hiện
tượng
này.
Thuật
ngữ
“mưa
axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như
than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá
trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như - lưu huỳnh đioxit (SO

2
) và nitơ đioxit (NO
2
). Các khí này
hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H
2
SO
4
) và axit nitric (HNO
3
). Khi
trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có
độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.
Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có
trong không khí như oxit chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và
con người.
Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM,
… lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc
Phương, Nha Trang, Cà Mau
Câu 1: Theo em, hiện tượng mưa axit trong văn bản này đề cập đến những loại đơn chất, hợp
chất nào?
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Nêu được từ 8 đến 11 các đơn chất, hợp chất hóa học: Lưu huỳnh, nitơ, lưu huỳnh
đioxit (SO
2
), nitơ đioxit (NO
2
), nước, không khí, axit sunfuric (H
2

SO
4
), axit nitric (HNO
3
, kim loại
chì, oxit kim loại, oxit chì
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được từ 5 đến 8 đơn chất, hợp chất hóa học
- Không đạt: Nêu dưới 5 đơn chất, hợp chất hóa học hoặc nêu không đúng, hoặc không trả lời
Câu 2: Có nhiều giải pháp được cho là góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa axit. Khoanh tròn
“Có” hoặc “Không” ứng với mỗi trường hợp
Giải pháp này có góp phần ngăn ngừa hiện tƣợng mƣa axit hay
không?
Có hoặc
không?
1. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa
phát tán SOx và NOx vào khí quyển.
Có/ Không
2. Lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx.
Có/ Không
3. Không cho phép các nhà máy có lượng khí thải SOx, NOx ra ngoài môi
trường được hoạt động
Có/ Không
4. Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu
huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng.
Có/ Không
5. Các nhà máy phải xây dựng ống khói thật cao để các khí SOx, NOx phát
tán được nhanh.
Có/ Không
- Mức đầy đủ: Trả lời đúng tất cả các câu theo thứ tự: Có, Có, Không, Có, Không
- Mức chưa đầy đủ: Trả lời đúng 2 hoặc 3, 4 ý

- Không đạt: Chỉ trả lời đúng 1 ý hoặc không trả đúng ý nào, hoặc không trả lời
Câu 3: Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh
những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc phải
xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã
lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn.
Có bạn cho rằng, nếu vậy không nên xây các ống khói cao ở các nhà máy vì tốn kém và góp phần
reo rắc mưa axit trên diện rộng. Ý kiến của em thì sao?
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Vẫn cần có các ống khói thải khí thải ở các nhà máy. Tuy nhiên, cần cải tiến các ống
khói ở các nhà máy, xử lý tối ưu các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được việc cần phải xây dựng các ống khói thải khí ở các nhà máy
nhưng chưa nói đến việc xử lý các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Không đạt: Nếu đồng ý với ý kiến của bạn hoặc không đưa ra câu trả lời
Bài tập 2: Khí SO
2

trong không khí
Khí SO
2
do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm không khí. Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) quy định: Nếu lượng SO
2
vượt quá 3.10
-5
mol/m
3
thì coi như không khí bị ô
nhiễm SO
2
.Tiến hành phân tích 50 lít không khí ở một thành phố thấy 0,012 mg SO

2
thì không khí
đó có bị ô nhiễm SO
2
hay không?
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Kết luận đúng dựa trên tính toán như sau:
Đổi: 50 lít = 50.10
-3
m
3
. Số mol SO
2
=
3
0,012.1
4
0
4


0,187.10
-6
(mol).
Trong 50.10
-3
m
3
có 0,187.10
-6

mol SO
2

=> 1 m
3
có x mol SO
2
=> x = 3,75.10
-6
mol/ m
3
< 30.10
-6
mol/m
3
=> Không khí không bị ô nhiễm
- Mức chưa đầy đủ:
+ Khẳng định không khí không bị ô nhiễm nhưng chưa tính toán chứng minh được
+ Hoặc tính toán đúng nhưng kết luận sai: không khí có bị ô nhiễm
+ Hiểu đúng bản chất vấn đề, các bước tính toán đúng nhưng kĩ năng tính toán sai (có thể do viết sai)
- Không đạt:
+ Kết luận không khí không bị ô nhiễm nhưng tính toán sai bản chất vấn đề
+ Tính toán sai và kết luận không khí bị ô nhiễm
+ Không làm bài
Bài tập 3: Hợp kim nhôm
Hợp kim nhôm được xác định bằng một số gồm bốn chữ số. Hợp kim 6xxx là hợp kim định
hình phổ biến có khoảng 99% nhôm và một lượng nhỏ Magie, Silic
Một loại hợp kim nhôm có các thông số như sau:

Em hãy cho biết lượng Mg có thể có trong 0,2 tấn loại nhôm trên?

Đáp án:
- Mức đầy đủ: Tính toán và đưa ra đáp án đúng:
 Khối lượng tối thiểu của Mg = 0,2 x 0,45% = 9.10
-4
(tấn)
 Khối lượng tối đa của Mg = 0,2 x 0,9% = 18.10
-3
(tấn)
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ tính toán và đưa ra đáp án đúng 1 trong 2 ý trên hoặc cách tính toán đúng
bản chất vấn đề nhưng nhầm lẫn về số liệu
- Không đạt: Không tính toán hoặc đưa ra kết quả tính sai cả 2 ý trên.
Bài tập 4: Phân bón kép
Ba nguyên tố cơ bản là chất dinh dưỡng cho thực vật, đó là: Nitơ (N); Photpho (P); Kali (K).
Hợp chất của nitơ làm tăng trưởng lá cây và tinh bột trong ngũ cốc.
Hợp chất của photpho kích thích bộ rễ phát triển và hoa quả chín sớm.
Hợp chất của kali tăng cường sức chịu đựng cho thực vật.
Dưới đây là hàm lượng của N, P, K có trong 3 mẫu phân bón kép NPK:
MẪU PHÂN BÓN
% N
% P
% K
1
10
10
20
2
6
15
15
3

14
6
20
Dùng số liệu của bảng, hãy:
a) Vẽ biểu
đồ biểu thị
chất dinh
dưỡng có
trong loại
phân bón 3
b) Vẽ biểu
đồ so sánh
hàm lượng
của nitơ có
trong 3 loại
phân bón
c) Giới thiệu mẫu phân bón cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho và có hàm
lượng kali cao.
Đáp án:
- Mức đầy đủ:
Vẽ đúng biểu đồ và xác định được: mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng
hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao
Biểu đồ 1: Biểu đồ 2:



- Mức chưa đầy đủ:
Vẽ được 1 hoặc 2 biểu đồ và xác định được mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ
bằng hàm lượng photpho và có hàm lượng kali cao
- Không đạt:

Chỉ xác định được mẫu phân bón số 1 cho ngô, khoai để có hàm lượng nitơ bằng hàm lượng photpho
và có hàm lượng kali cao hoặc không có câu trả lời
Bài tập 5: Sự ăn mòn kim
loại
Sự ăn mòn kim loại (như là
thép, ) có thể gây hao tổn rất nhiều,
đặc biệt khi thép được dùng như là
vật liệu kiến tạo chịu lực chủ yếu
cho cầu cống, nhà cao tầng, xe hơi.
Sự hiểu biết hoá học của quá trình ăn mòn là rất quan trọng để kiểm soát quá trình này. Người ta tiến
hành khảo sát sự ăn mòn hóa học của một số kim loại dưới tác dụng của khí Oxi và thu được kết quả
như sơ đồ sau:
Câu 1: Em có nhận xét gì về khả năng bị ăn mòn hóa học của các nhóm kim loại trên?
Đáp án:
- Mức đầy đủ: Đưa ra nhận xét đúng về khả năng bị ăn mòn hóa học của 4 nhóm kim loại trên:
(1): Tốc độ ăn mòn hoá học không đổi; chiều dầy lớp gỉ tăng tuyến tính theo thời gian.
(2): Quá trình ăn mòn xảy ra chậm hơn.
(3), (4): Quá trình ôxy hoá xảy ra rất nhanh nhưng tạo nên lớp ôxyt rất bền vững; tốc độ ôxy hoá hầu
như không tăng theo thời gian
- Mức chưa đầy đủ: Đưa ra 2 hoặc 3 nhận xét đúng của 2 hoặc 3 quá trình.
- Mức không đạt: Không đưa ra hoặc chỉ đưa ra nhận nhận xét đúng của 1 quá trình; hoặc không đưa
ra nhận xét nào cả.
Câu 2: Nếu cửa sổ nhà em được làm từ kim loại sắt, em hãy đề xuất một số biện pháp để làm
giảm sự ăn mòn cửa sổ đó?
Đáp án:
- Mức đầy đủ:Nêu được tối thiểu 2 biện pháp đúng như: dùng sơn chống gỉ, lau chùi
- Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được 1 biện pháp đúng
- Không đạt: Không nêu biện pháp nào hoặc nêu biện pháp không đúng
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học vô cơ lớp 9
2.4.1. Sử dụng khi dạy bài mới

2.4.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập
2.4.3. Sử dụng khi tự học ở nhà
2.4.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành TNSP dạy học các giáo án có sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong
dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9
- Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lý kết quả TNSP
3.2. Thời gian, đối tƣợng thực nghiệm
3.2.1. Thời gian thực nghiệm
Tháng 9 và tháng 10 năm 2012
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm
HS lớp 9
3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm
3.3.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
a) Trường thực nghiệm:
- Trường THCS An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Trường THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
b) Lớp thực nghiệm:
Chúng tôi đã chọn thực nghiệm ở các lớp có sự tương đương nhau về ý thức, điều kiện học tập và
kết quả học tập các môn của năm học trước
3.3.2. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm
Sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì II môn hóa học 8 - năm học 2011 - 2012
3.3.3. Lựa chọn GV thực nghiệm
1. Cô giáo Trần Thị Duyên: Trường THCS Hoa Động - huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng

(GV giỏi cấp thành phố).
2. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương: Trường THCS An Lư - huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải
Phòng (GV giỏi cấp huyện).
3.3.4. Tiến hành thực nghiệm
Tổ chức biên soạn 2 giáo án các bài dạy dựa trên hệ thống các dạng bài tập theo hướng tiếp cận
PISA của luận văn (phụ lục 6,7). Đồng thời, tôi trao đổi các ý kiến với GV. Sau đó, kiểm tra đánh giá
được tiến hành 2 lần (phụ lục 4,5).
3.3.5. Thực hiện chương trình thực nghiệm
- Tiết 4 - Bài 2: Một số oxit quan trọng (tiếp)
- Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Ở lớp đối chứng, GV dạy theo phương pháp thông thường cùng với hệ thống bài tập có sẵn
trong SGK và sách bài tập hiện hành. Ở các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án được thiết kế có
sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Kết quả được trình bày ở các bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Phân phối tần suất số HS theo điểm bài kiểm tra trước TN
Lớp
Số HS đạt điểm
Giá trị trung
bình
Số HS
0
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
TN
62
0
0
0
0
5
12
17
16
9
2
1
6.354
ĐC
60
0
0
0
0
7
12
20
14
6
1
0

6.032
Với kết quả t-test độc lập p = 0,19 > 0,05, nghĩa là 2 nhóm HS được chọn (LTN và LĐC) là
tương đương nhau về khả năng học tập
3.4.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 bài kiểm tra lần 1 và lần 2 được trình bày theo từng
trường lần lượt như sau:


Bảng 3.2. Số lượng HS đạt từng loại điểm của trường THCS An Lư
Lần
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt từng loại điểm x
i
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
40
0
0

0
0
1
4
7
10
13
3
2
ĐC

40
0
0
0
1
3
8
13
8
4
2
1
2
TN

40
0
0
0

0
1
5
8
9
10
4
3
ĐC

40
0
0
0
0
5
6
13
8
5
3
0

Bảng 3.3. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trường THCS An Lư
Lần
Lớp

số
% HS đạt từng loại điểm x
i

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN

40
0
0
0
0
2.5
10
17.5
25
32.5
7.5
5
ĐC

40
0

0
0
2.5
7.5
20
32.5
20
10
5
2.5
2
TN

40
0
0
0
0
2.5
12.5
20
22.5
25
10
7.5
ĐC

40
0
0

0
0
12.5
15
32.5
20
12.5
7.5
0

Bảng 3.4. Tỉ lệ % HS đạt điểm x
i
trở xuốngcủa trường THCS An Lư
Lần
Lớp

số
% HS đạt điểm x
i
trở xuống

0
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
1
TN

40
0
0
0
0
2.5
12.5
30
55
87.5
95
100
ĐC

40
0
0
0
2.5
10
30
62.5
82.5
92.5
97.5

100
2
TN

40
0
0
0
0
2.5
15
35
57.5
82.5
92.5
100
ĐC

40
0
0
0
0
12.5
27.5
60
80
92.5
100
100


Hình 3.1. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS An Lư


Hình 3.2. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS An Lư


Bảng 3.5. Số lượng HS đạt từng loại điểm của trường THCS Hoa Động
Lần
Lớp
Sĩ số
Số HS đạt từng loại điểm x
i
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN
32
0
0
0

0
0
4
6
9
11
2
2
ĐC

30
0
0
0
1
2
10
9
3
5
1
1
2
TN

32
0
0
0
0

0
6
3
9
9
5
2
ĐC

30
0
0
0
0
4
4
11
8
4
1
0




Bảng 3.6. Tần suất (%) HS đạt điểm từng loại của trường THCS Hoa Động
Lần
Lớp

số

% HS đạt từng loại điểm x
i
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TN

32
0
0
0
0
0
12.5
18.8
28.1
34.4
6.25
6.3
ĐC


30
0
0
0
3.3
6.7
33.3
30
10
16.7
3.3
3.3

2
TN

32
0
0
0
0
0
18.8
9.4
28.1
28.1
15.6
6.3
ĐC


30
0
0
0
0
13.3
13.3
36.7
26.7
13.3
3.3
0

Bảng 3.7. Tỉ lệ % HS đạt điểm x
i
trở xuốngcủa trường THCS Hoa Động
Lần
Lớp

số
% HS đạt điểm x
i
trở xuống

0
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
1
TN

32
0
0
0
0
3.1
9.4
18.8
53.1
87.5
93.8
100
ĐC

30
0
0
0
3.3
20
40
60

80
93.3
96.7
100
2
TN

32
0
0
0
0
0
9.4
18.8
56.3
84.4
93.8
100
ĐC

30
0
0
0
0
16.7
26.7
60
83.4

96.7
100
100

Hình 3.3. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 1 - trường THCS Hoa Động


Hình 3.4. Đường luỹ tích điểm kiểm tra - Lần 2 - trường THCS Hoa Động


Bảng 3.8. Bảng tổng hợp phân loại kết quả 2 bài kiểm tra
của HS trường THCS An Lư và THCS Hoa Động

Phân loại kết quả học tập của HS (%)
Yếu kém
(0 - 4 điểm)
Trung bình
(5, 6 điểm)
Khá
(7, 8 điểm)
Giỏi
(9, 10 điểm)
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

0.68
5.48
14.73
18.34
7.4
20.41
9.93
3.03

Hình 3.5. Đồ thị cột biểu diễn kết quả kết quả 2 bài kiểm tra
của HS trường THCS An Lư và THCS Hoa Động


3.4.3. Xử lí kết quả
Thu gọn bảng số liệu thành các tham số đặc trưng cụ thể để so sánh chất lượng của 2 phương pháp và
mức độ tin cậy của các giá trị thu được.
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Trƣờng
THCS An Lƣ
THCS Hoa Động
Đối tƣợng
TN
ĐC
TN
ĐC
Mốt
Lần 1
8
6
8

6
Lần 2
8
6
8
6
Trung vị
Lần 1
7
6
7
6
Lần 2
7
6
7
6
X


Lần 1
7.18 ± 0,22
6,23 ± 0,25
7.03 ± 0,24
6.13 ± 0,26
Lần 2
7.25 ± 0,25
6,38 ± 6,22
7.16 ± 0,28
6.08 ± 0,27

S
Lần 1
1.38
1.48
1.35
1.5
Lần 2
1.51
1.41
1.51
1.33
S
2

Lần 1
1.89
2.18
1.83
2.23
Lần 2
2.28
1.99
2.3
1.7
V
Lần 1
19.23
23.78
18.78
24.14

Lần 2
21.12
22.47
20.74
23.35
t-test độc
lập (p)
Lần 1
0.0039
0.0086
Lần 2
0.0091
0.0051
SMD
Lần 1
0.6436
0.6606
Lần 2
0.6188
0.7874

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.4.1. Phân tích kết quả về mặt định tính
Bảng 3.10 và 3.11 tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến của tất cả HS và GV tham gia thực nghiệm
dựa theo Phiếu thăm dò ý kiến (phụ lục 2,3).
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm
Mức độ
Câu hỏi
Rất


Tương đối
Không
Hiểu
30,52%
42,07%
27,41%
0%
Thích
45,02%
34,64%
20,34%
0%
Muốn
43,16%
39,97%
16,87%
0%

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến GV sau thực nghiệm
Mức độ
Câu hỏi
Rất nhiều
Nhiều
Ít
Không
Thiết thực
64%
25,7%
10,3%
0%

Kiến thức
17,21%
62,41%
20,38%
0%
Năng lực
70,59%
29,41%
0%
0%
Hứng thú
15,8%
71,24%
12,96%
0%

Kết quả thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy: số HS được hỏi cho ý kiến thích và muốn học các tiết
học, làm các bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA chiếm tỉ lệ cao nhất mặc dù mức độ HS hiểu
bài tập chưa phải là chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Qua trao đổi với HS, GV và quan sát các tiết học, tôi thấy trong các giờ học tại lớp và việc tìm hiểu
các vấn đề cần nghiên cứu ở nhà của LTN, HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học
tập nhanh hơn so với HS ở LĐC.
- Qua trao đổi với GV và kết quả thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy các GV tham gia dạy thực nghiệm
đều cho rằng việc dạy học có sử dụng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA rất thiết thực, không
chỉ có tác dụng phát triển năng lực nhận thức, tư duy mà còn tăng khả năng sáng tạo, hứng thú học
tập cho HS
3.4.4.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng
Từ các bảng và hình phân tích số liệu thu thập được, tôi có nhận xét:
 Tỉ lệ các bài kiểm tra đạt khá, giỏi của LTN cao hơn LĐC.
 Mode của LTN cao hơn LĐC, điều đó chứng tỏ HS LTN nhiều điểm cao hơn LĐC.

 Giá trị trung bình của LTN cao hơn LĐC chứng tỏ mặt bằng điểm chung của LTN cao hơn LĐC.
 Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các LTN nhỏ hơn các LĐC chứng tỏ ở các LTN, các số liệu tập
trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận
xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các LTN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền
vững hơn các LĐC
 Kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy kết quả giá trị p < 0,05 tức là sự khác biệt giữa LTN và
LĐC là có ý nghĩa, suy ra LTN nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng tốt hơn LĐC.
 Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong mức độ lớn.
 Đường luỹ tích của LTN luôn luôn ở bên phải và phía dưới đường luỹ tích của LĐC, điều đó cho
thấy chất lượng học tập của LTN tốt hơn.
 Hệ số biến thiên V của LTN nhỏ hơn của LĐC, nghĩa là chất lượng LTN đều hơn LĐC.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, công trình đã hoàn thành những nhiệm vụ đã
đề ra:
1. Nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học
- Nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học trong dạy học hóa học
- Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)
- Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS của một số trường THCS trên địa
bàn thành phố Hải Phòng về hệ thống các bài tập hóa học đã và đang sử dụng
2. Trình bày cơ sở và đề xuất một số định hướng cơ bản trong việc thiết kế bài tập hóa học vô cơ
lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA.
- Trình bày cơ sở và đề xuất một số định hướng cơ bản trong việc thiết kế bài tập hóa học vô cơ lớp 9
theo hướng tiếp cận PISA.
- Minh hoạ qua 42 bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA theo 3 chủ đề ứng với 3
chương của chương trình hóa học 9 THCS:
 Chương 1 - Các loại hợp chất vô cơ: 21 bài tập
 Chương 2 - Kim loại: 11 bài tập

 Chương 3 - Phi kim: 10 bài tập
3. Nghiên cứu việc sử dụng bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA
Đề xuất 4 hướng sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA trong dạy
học hóa học ở trường THCS:
 Sử dụng khi dạy bài mới
 Sử dụng khi luyện tập, ôn tập
 Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá
 Sử dụng khi tự học ở nhà
4. Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài:
Trong năm học 2012 - 2013, đã tiến hành TNSP tại các trường:
- Trường THCS An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Trường THCS Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
 Điểm trung bình của LTN cao hơn LĐC, kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy kết quả giá trị p <
0,05 tức là sự khác biệt giữa hai lớp là có ý nghĩa, suy ra LTN nắm vững và vận dụng kiến thức,
kĩ năng tốt hơn LĐC.
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi xử lý thống kê cho thấy:
 Hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát
triển tư duy và rèn luyện một số kĩ năng như đọc hiểu văn bản, sơ đồ, hoạt động hợp tác nhóm
 Hệ thống bài tập này góp phần làm cho việc dạy học môn hóa học gắn với thực tiễn cuộc
sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập, nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THCS.
 Đã được GV giảng dạy môn hoá học và các em HS ở các trường thực nghiệm hưởng ứng
tích cực.
2. Khuyến nghị
Để phát huy được tính đa dạng và những tác dụng tích cực của hệ thống bài tập hóa học vô cơ
lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA vào việc dạy và học môn hóa học ở trường THCS có hiệu quả hơn,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS khi sử dụng hệ thống bài tập này, chúng tôi xin có
một số khuyến nghị và đề xuất như sau:
1. Tăng cường bài tập hóa học có nội dung thực tế và những bài tập rèn luyện các kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống như kĩ năng đọc hiểu văn bản, đồ thị, biểu đồ
2. Từng bước thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra và đánh giá của môn hóa học ở bậc THCS như:

không chỉ đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá về năng lực, sử dụng câu hỏi dạng mở
3. Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của hóa học trong thực tế và khả
năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống cho GV và sinh viên sư phạm ngành Hóa.
4. Có những tài liệu tham khảo chính thức về PISA giúp GV và HS biết, hiểu và có thể khai
thác sử dụng PISA vào việc dạy và học môn hóa học.
Trên đây là những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành đề tài. Chúng tôi hi vọng, đề tài
này có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường
THCS trong giai đoạn hiện nay.
References.
1. Ngô Ngọc An (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ngô Ngọc An (2010), Hóa học nâng cao trung học cơ sở, bồi dưỡng HS khá giỏi lớp 9, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
3. Phạm Ngọc Ân, Trƣơng Duy Quyền (2010), Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi trung học cơ sở
môn Hóa học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
5. Nguyễn Cƣơng (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Trần Quốc Đắc, Trần Trung Ninh (2010), Hướng dẫn thí nghiệm và bài tập thực nghiệm hóa
học 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Dƣơng Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Đỗ Tiến Đạt (2011), “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về
giáo dục Toán học phổ thông.
9. Đề thi số 9, Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế của OECD 2012
10. Lê Hoàng Dũng, Phạm Trƣơng, Huỳnh Văn Út (2010), Đề kiểm tra kiến thức hóa học 9, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
11. Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nxb
Giáo dục Việt Nam.
12. Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), “Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
hoá học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (128), tr.34-36.
13. Cao Cự Giác (2005), Sách thiết kế bài giảng hóa học 9, tập 1, 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách
thức". Tạp chí Khoa học Giáo dục (64) tr. 17 - 21
15. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam ". Tạp chí Thông tin
Khoa học xã hội (346) tr. 28 - 36
16. Phạm Đình Hiến Phạm Tuấn Hùng, (2006), Câu hỏi và bài tập kiểm tra hóa học 9, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến
trình thực hiện, các kết quả chính)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (25)
18. Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Kim Thành (2010), Bài tập bồi dưỡng hóa học 9, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Sơn (2010) “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)”,
Tập san Giáo dục - Đào tạo (3)
20. Sở Giáo dục và đào tạo Hải Phòng (2011), Tài liệu phân phối chương trình THCS môn Hóa
học.
21. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học - Học phần
đổi mới phương pháp dạy học hóa học 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
22. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Ngô Văn Vụ (2009), Hóa học 9, NxbGD, Hà Nội.
23. Lê Xuân Trọng Chủ biên, Cao Thị Thặng, Ngô văn Vụ, (2011), SGV hóa học 9, NXB giáo
dục, Hà Nội.
24. Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô văn Vụ (2011), Sách bài tập hóa học lớp 9, NXB giáo
dục, Hà Nội.
25. Nguyễn Xuân Trƣờng (2009) Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông.
Nxb ĐH Sư Phạm Hà Nội.
26. Nguyễn Xuân Trƣờng (1997), Bài tập hoá học ở trường phổ thông. Nxb ĐHQG Hà Nội.
27. Nguyễn Xuân Trƣờng (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
28. Vũ Anh Tuấn, Phạm Tuấn Hùng (2002), Bồi dưỡng Hóa học Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
29. Nguyễn Anh Tuấn (2008), Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Hóa học lớp 9,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30.
31. />Toan-bac-Trung-hoc-theo-huong-tang-cuong-lien-he-toan-hoc-voi-thuc-tien-235263
32.
33.

×