Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Luyện ngôn ngữ tiếng việt phần câu đề số 1 (file word kèm lời giải) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.34 KB, 11 trang )

ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT
PHẦN: CÂU – ĐỀ SỐ 1
1. Trường hợp nào sau đây không mắc lỗi ngữ pháp?
A. Nó khơng chỉ học xuất sắc.
B. Vì hỏng xe, Nam đã đến lớp muộn.
C. Vì xe của Nam hôm nay giữa đường bị hỏng.
D. Nếu cần phải đi tận mũi Cà Mau hoặc ra tận đảo Trường Sa.
2. Trường hợp nào sau đây mắc lỗi ngữ pháp?
A. Nhờ tác phẩm này mà ông ta rất nổi tiếng từ thời trước Cách mạng.
B. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng này mà ơng ta sống mãi trong lịng bạn đọc.
C. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám.
D. Nhờ Cách mạng tháng Tám mà ơng có được tác phẩm nổi tiếng này.
3. Câu văn Qua tác phẩm Lão Hạc đã cho ta thấy nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ đã mắc
lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu quan hệ từ

D. Không mắc lỗi

4. Câu văn Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng
vào quân thù. mắc lỗi sai gì?
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu quan hệ từ

D. Không mắc lỗi



5. Phát hiện lỗi sai trong câu: Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngồi mà nên đánh
giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Dùng sai quan hệ từ

D. Không mắc lỗi

6. Câu văn Bạn muốn trở thành một nhà giáo hay một người lao động trí óc? mắc lỗi gì?
A. Sai logic

B. Sai cấu trúc

C. Sai hệ quy chiếu

D. Không mắc lỗi

7. Câu văn nào dưới đây mắc lỗi sai quy chiếu?
A. Sau khi được tăng lương, giám đốc trao bằng khen cho tôi.
B. Sau khi tan học, Nam đi thẳng một mạch về nhà.
C. Ông lão ngồi trên chõng, tay vân vê một mẩu thuốc đã tàn.
D. Vào mùa hè, lũ trẻ trong xóm hay tụ tập ở bờ đê để chơi thả diều.
8. Câu văn Qua sách vở và cái logic thơng thường của lịch sử thì ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào
chẳng phải vượt qua một chặng đường nghèo rớt mồng tơi như thế. mắc lỗi sai gì?
A. Cấu trúc

B. Logic


C. Quy chiếu

D. Phong cách

9. Xác định chủ ngữ trong câu văn sau: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao
quý của dân tộc Việt Nam” – theo Thép Mới.
A. Cây tre
B. Cây tre mang những đức tính của người hiền
C. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý
Trang 1


D. Dân tộc Việt Nam
10. “Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài” (Theo Tơ Hồi) đây là câu:
A. Câu đơn

B. Câu đơn mở rộng thành phần

C. Câu ghép

D. Câu rút gọn

11. “Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được” (Theo Tơ Hồi) câu trần thuật đơn trên dùng để
làm gì?
A. Giới thiệu

B. Kể

C. Tả


D. Nêu ý kiến

12. “Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn
điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con […]. Thấy bóng người, tơi vội lẩn xuống cỏ, chui
nhanh về hang”. Xác định câu tồn tại trong đoạn văn trên.
A. Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia.
B. Buổi sáng, tơi đang đứng ngồi cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm.
C. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
D. Thấy bóng người, tơi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.
13. Trong các câu sau:
I. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc và nhận thư từ, tài liệu.
II. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tơi là một vật như hịn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thơi.
III. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
IV. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tơi đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng.
Câu nào là câu ghép:
A. I, II

B. I, III

C. II, IV

D. I, IV

14. Xác định quan hệ ý nghĩa trong câu ghép sau: “Nếu trong pho lịch sử lồi người xóa các thi nhân,
văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ cịn lưu lại thì cái ảnh tượng
nghèo nàn sẽ đến bực nào” (Theo Hoài Thanh)
A. Nguyên nhân – kết quả


B. Giả thiết – kết quả

C. Đồng thời

D. Giải thích

15. “Tơi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lịng tơi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay” (Theo Nguyên
Hồng). Các vế trong câu ghép trên nối với nhau bằng cách nào
A. Dùng quan hệ từ

B. Dùng cặp qua hệ từ

C. Dùng cặp phó từ để nối

D. Khơng dùng từ nối

16. Xác định câu rút gọn trong đoạn sau: “Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật
đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co”.
A. Sân trường thật đông vui.
B. Chạy loăng quăng. Nhảy dây
C. Nhảy dây. Chơi kéo co
Trang 2


D. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co
17.
“An gào lên:
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị. (Theo Nguyễn Đình Thi)

Phần in đậm là kiểu câu gì và có tác dụng gì?
A. Câu rút gọn, giúp thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
B. Câu rút gọn, giúp cho câu gọn hơn
C. Câu đặc biệt, dùng để gọi đáp
D. Câu đặc biệt, dùng để bộc lộ cảm xúc
18. “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự
thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự
sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu” (Theo Vũ Khoan). Từ in đậm trong đoạn văn trên thay thế cho từ ngữ
nào
ở câu trước?
A. Cái mạnh của con người Việt Nam

B. Sự thông minh

C. Nhạy bén với cái mới

D. Sự thông minh, nhạy bén với cái mới

19. “Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lơng tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng
kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven
bờ” đoạn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép thế

C. Phép liên tưởng

D. Phép nối

20. Đoạn sau sử dụng những phép liên kết nào: Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ơ

con trai và vẫn cịn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với
cơng việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Theo Nguyễn Minh Châu).
A. Phép lặp, phép nối

B. Phép lặp, phép thế

C. Phép thế, phép nối

D. Phép lặp, phép thế, phép nối

BẢNG ĐÁP ÁN
1. B
11. D

2. C
12. C

3. A
13. C

4. B
14. B

5. C
15. D

6. A
16. D

7. A

17. C

8. D
18. D

9. B
19. C

10. A
20. B

Trang 3


ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT
PHẦN: CÂU – ĐỀ SỐ 1
LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. Trường hợp nào sau đây khơng mắc lỗi ngữ pháp?
A. Nó khơng chỉ học xuất sắc.
B. Vì hỏng xe, Nam đã đến lớp muộn.
C. Vì xe của Nam hơm nay giữa đường bị hỏng.
D. Nếu cần phải đi tận mũi Cà Mau hoặc ra tận đảo Trường Sa.
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
A. Nó khơng chỉ học xuất sắc. => câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến thiếu một vế.
C. Vì xe của Nam hôm nay giữa đường bị hỏng. => câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, kết quả thiếu vế
chỉ kết quả.
D. Nếu cần phải đi tận mũi Cà Mau hoặc ra tận đảo Trường Sa. => câu ghép chỉ quan hệ giả thiết, kết quả
thiếu vế kết quả.
Chọn B.

2. Trường hợp nào sau đây mắc lỗi ngữ pháp?
A. Nhờ tác phẩm này mà ông ta rất nổi tiếng từ thời trước Cách mạng.
B. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng này mà ơng ta sống mãi trong lịng bạn đọc.
C. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám.
D. Nhờ Cách mạng tháng Tám mà ông có được tác phẩm nổi tiếng này.
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám => Câu thiếu chủ vị
=> sửa lại: Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám, tên tuổi của ông đã
được nhiều người biết đến.
Chọn C.
3. Câu văn Qua tác phẩm Lão Hạc đã cho ta thấy nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ đã mắc
lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu quan hệ từ

D. Không mắc lỗi
Trang 4


Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Qua tác phẩm Lão Hạc đã cho ta thấy nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ => câu thiếu
chủ ngữ
=> sửa lại: Qua tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã cho ta thấy nỗi khổ cực của người nông dân trong xã
hội cũ.
Chọn A.

4. Câu văn Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng
vào quân thù. mắc lỗi sai gì?
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu quan hệ từ

D. Không mắc lỗi

Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân
thù. => câu thiếu vị ngữ
=> sửa lại: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng
vào quân thù đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Chọn B.
5. Phát hiện lỗi sai trong câu: Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngồi mà nên đánh
giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
A. Thiếu chủ ngữ

B. Thiếu vị ngữ

C. Dùng sai quan hệ từ

D. Không mắc lỗi

Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngồi mà nên đánh giá con người bằng những

hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ => dùng sai quan hệ từ
=> sửa lại: Khơng nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con
người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
Chọn C.
6. Câu văn Bạn muốn trở thành một nhà giáo hay một người lao động trí óc? mắc lỗi gì?
A. Sai logic

B. Sai cấu trúc

C. Sai hệ quy chiếu

D. Không mắc lỗi
Trang 5


Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Bạn muốn trở thành một nhà giáo hay một người lao động trí óc? => câu sai logic.
=> sửa lại: Bạn muốn trở thành một người lao động chân tay hay một người lao động trí óc?
Chọn A.
7. Câu văn nào dưới đây mắc lỗi sai quy chiếu?
A. Sau khi được tăng lương, giám đốc trao bằng khen cho tôi.
B. Sau khi tan học, Nam đi thẳng một mạch về nhà.
C. Ông lão ngồi trên chõng, tay vân vê một mẩu thuốc đã tàn.
D. Vào mùa hè, lũ trẻ trong xóm hay tụ tập ở bờ đê để chơi thả diều.
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Sau khi được tăng lương, giám đốc trao bằng khen cho tôi. => câu sai hệ quy chiếu
=> sửa lại: Sau khi được tăng lương, tôi được giám đốc trao bằng khen.
Chọn A.

8. Câu văn Qua sách vở và cái logic thơng thường của lịch sử thì ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào
chẳng phải vượt qua một chặng đường nghèo rớt mồng tơi như thế. mắc lỗi sai gì?
A. Cấu trúc

B. Logic

C. Quy chiếu

D. Phong cách

Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chữa lỗi câu sai đã học
Giải chi tiết:
- Qua sách vở và cái logic thơng thường của lịch sử thì ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào chẳng phải
vượt qua một chặng đường nghèo rớt mồng tơi như thế. => câu sai phong cách, đây là phong cách chính
luận hoặc báo chí, cụm từ “nghèo rớt mùng tơi” là khơng phù hợp.
=> sửa lại: Qua sách vở và cái logic thơng thường của lịch sử thì ta biết rằng dân tộc nào, đất nước nào
chẳng phải vượt qua một chặng đường nghèo khổ như thế.
Chọn D.
9. Xác định chủ ngữ trong câu văn sau: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao
quý của dân tộc Việt Nam” – theo Thép Mới.
A. Cây tre
Trang 6


B. Cây tre mang những đức tính của người hiền
C. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý
D. Dân tộc Việt Nam
Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu trần thuật đơn
Giải chi tiết:
Cây tre mang những đức tính của người hiền => chủ ngữ của câu.

Chọn B.
10. “Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài” (Theo Tơ Hồi) đây là câu:
A. Câu đơn

B. Câu đơn mở rộng thành phần

C. Câu ghép

D. Câu rút gọn

Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu trần thuật đơn
Giải chi tiết:
Chưa nghe hết câu, tơi / đã hết răng lên, xì một hơi rõ dài.
CN

VN

=> Câu đơn.
Chọn A.
11. “Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được” (Theo Tơ Hồi) câu trần thuật đơn trên dùng để
làm gì?
A. Giới thiệu

B. Kể

C. Tả

D. Nêu ý kiến

Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu trần thuật đơn

Giải chi tiết:
Câu văn trên dùng để nêu ý kiến. Cụ thể ở đây là ý kiến của Dế Mèn đánh giá Dế Choắt khi Dế Choắt có
lời đề nghị được thông ngách sang nhà Dế Mèn.
Chọn D.
12. “Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tơi đang đứng ngồi cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn
điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con […]. Thấy bóng người, tơi vội lẩn xuống cỏ, chui
nhanh về hang”. Xác định câu tồn tại trong đoạn văn trên.
A. Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia.
B. Buổi sáng, tơi đang đứng ngồi cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm.
Trang 7


C. Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
D. Thấy bóng người, tơi vội lẩn xuống cỏ, chui nhanh về hang.
Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu trần thuật đơn khơng có từ là.
Giải chi tiết:
Câu tồn tại trong đoạn văn là: Bỗng đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
Vì trong câu này chủ ngữ được đảo xuống sau vị ngữ và nó nhằm nhấn mạnh, thông báo về sự xuất hiện
của sự vật (hai cậu bé con).
Chọn C.
13. Trong các câu sau:
I. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc và nhận thư từ, tài liệu.
II. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hịn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tơi quyết vồ
ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thơi.
III. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
IV. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng.
Câu nào là câu ghép:
A. I, II

B. I, III


C. II, IV

D. I, IV

Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu đơn, câu ghép
Giải chi tiết:
- Câu đơn:
Năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc và nhận thư từ, tài liệu.
TN

CN

VN

Chúng ta / có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
CN

VN

- Câu ghép:
Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tơi / là một vật như hịn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ
CN

VN

tôi / quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
CN

VN


Cô tôi / chưa dứt câu, cổ họng tơi / đã nghẹn ứ khóc khơng ra tiếng.
Trang 8


CN

VN

CN

VN

Chọn C.
14. Xác định quan hệ ý nghĩa trong câu ghép sau: “Nếu trong pho lịch sử lồi người xóa các thi nhân,
văn nhân và đồng thời trong tâm linh lồi người xóa hết những dấu vết họ cịn lưu lại thì cái ảnh tượng
nghèo nàn sẽ đến bực nào” (Theo Hoài Thanh)
A. Nguyên nhân – kết quả

B. Giả thiết – kết quả

C. Đồng thời

D. Giải thích

Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu ghép
Giải chi tiết:
- Câu ghép trên là quan hệ giả thiết – kết quả.
+ Giả thiết: xóa hết dấu vết của thi nhân
+ Kết quả: "cảnh tượng nghèo nàn"

Chọn B.
15. “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lịng tơi càng thắt lại, khóe mắt tơi đã cay cay” (Theo Nguyên
Hồng). Các vế trong câu ghép trên nối với nhau bằng cách nào
A. Dùng quan hệ từ

B. Dùng cặp qua hệ từ

C. Dùng cặp phó từ để nối

D. Không dùng từ nối

Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu ghép
Giải chi tiết:
- Câu ghép trên không dùng từ nối để nối các vế với nhau, mà giữa các về câu được nối với nhau bằng
dấu hai chấm (vế 1 với vế 2), dấu phẩy (vế 2 với vế 3).
Chọn D.
16. Xác định câu rút gọn trong đoạn sau: “Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật
đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co”.
A. Sân trường thật đông vui.
B. Chạy loăng quăng. Nhảy dây
C. Nhảy dây. Chơi kéo co
D. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co
Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu rút gọn.

Trang 9


Giải chi tiết:
Các câu rút gọn bao gồm: Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co
Các câu này đều được rút gọn thành phần chủ ngữ.

Chọn D.
17.
“An gào lên:
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị. (Theo Nguyễn Đình Thi)
Phần in đậm là kiểu câu gì và có tác dụng gì?
A. Câu rút gọn, giúp thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ.
B. Câu rút gọn, giúp cho câu gọn hơn
C. Câu đặc biệt, dùng để gọi đáp
D. Câu đặc biệt, dùng để bộc lộ cảm xúc
Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu đặc biệt
Giải chi tiết:
Các câu in đậm là câu đặc biệt, vì chúng khơng được cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ - vị ngữ.
Câu đặc biệt ấy có tác dụng là dùng để gọi đáp.
Chọn C.
18. “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự
thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự
sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu” (Theo Vũ Khoan). Từ in đậm trong đoạn văn trên thay thế cho từ ngữ
nào
ở câu trước?
A. Cái mạnh của con người Việt Nam

B. Sự thông minh

C. Nhạy bén với cái mới

D. Sự thông minh, nhạy bén với cái mới

Phương pháp giải: Căn cứ bài Liên kết câu và đoạn văn

Giải chi tiết:
Đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép thế, từ “ấy” ở câu thứ 2 thế cho “sự thông minh, nhạy
bén với cái mới” ở câu thứ nhất.

Trang 10


Chọn D.
19. “Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lơng tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng
kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven
bờ” đoạn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép thế

C. Phép liên tưởng

D. Phép nối

Phương pháp giải: Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giải chi tiết:
- Đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép lặp từ ngữ.
Chọn A.
20. Đoạn sau sử dụng những phép liên kết nào: Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô
con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cơ bé bên nhà hàng xóm đã quen với
cơng việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Theo Nguyễn Minh Châu).
A. Phép lặp, phép nối

B. Phép lặp, phép thế


C. Phép thế, phép nối

D. Phép lặp, phép thế, phép nối

Phương pháp giải: Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giải chi tiết:
- Phép lặp từ ngữ: cô bé
- Phép thế: “nó” ở câu thứ 3 được thế cho từ “cô bé” ở câu thứ 2.
Chọn B.

Trang 11



×