ĐỀ SỐ 1
Đề thi gồm 01 trang
★ ★★★★
Bộ ĐỂ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẨU TRÚC BỘ GIÁO DỤC
Môn: Văn học
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như hầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!
(Thơ tự sự, Nguyễn Quang Vũ)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn gọn
tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Chắc gì ta
đã nhận ra ta?
Câu 4. Câu thơ nào của văn bản khiến anh/chị ấn tượng nhất? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến được nhà thơ
nêu trong văn bản trên: Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy/ Không chỉ dành cho một riêng
ai!
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng nà nu của Nguyễn Trung Thành.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu l
Câu 2
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản:
- Điệp ngữ: Dù... vẫn...
- Liệt kê: con sông, chiếc lá, con người.
- Tương phản: cao - thấp, đục - trong, người phàm tục - kẻ tu hành.
Tác dụng của biện pháp tu từ:
- Về hình thức: khiến câu thơ có nhịp điệu, có điểm nhấn.
- Về nội dung: từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ nêu ra một chân lí:
điểu kiện cho dù trái ngược nhau, nhưng rốt cuộc, mọi sự vật vẫn phải thực hiện
Câu 3
những điều là quy luật của nó.
- Đường đời đều trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn.
- Ta nhận ra ta: thấu hiểu được bản thân mình, biết được giá trị và khả năng thực
sự của mình.
Ý nghĩa của hai câu thơ: nếu trong cuộc đời quá thuận lợi, không gặp bất kì khó
khăn, trắc trở nào thì con người có thể không biết được những khả năng và giá trị
thực sự của bản thân. Câu thơ dưới dạng một câu hỏi, là một lời tự vấn của nhà thơ,
cũng là một câu hỏi gửi tới độc giả.
Câu 4
Học sinh tự chọn một hoặc một vài câu thơ. Giải thích lí do lựa chọn.
II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
-
Đảm bảo hình thức đầy đủ của đoạn văn: mở đoạn - thân đoạn - kết đoạn, dài khoảng
200 chữ. Câu mở đoạn cần dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận. Phân đoạn bố cục rõ ràng,
đi đúng trọng tâm, làm sáng rõ được yêu cầu của đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.
-
Trình bày sáng sủa, diễn đạt rõ ràng, chữ viết dễ nhìn, không sai chính tả.
-
Dùng từ chuẩn ngữ nghĩa, đặt câu chuẩn ngữ pháp.
-
Có những suy nghĩ, đánh giá của cá nhân, nhưng cần thuyết phục và hợp lí.
Yêu cầu nội dung:
-
Giải thích
+ Bầu trời là một thực thể rộng lớn vô thủy vô chung, là của chung tất cả, là bầu khí
quyển mà ta hít thở hàng ngày
+ Hạnh phúc cứ như bầu trời: hạnh phúc là cảm giác bình an, hài lòng trong cuộc sống.
Coi hạnh phúc như bầu trời, nhà thơ muốn nhấn mạnh hạnh phúc là của chung nhân loại và
vạn vật trong thế giới này, nghĩa là không ai ôm trọn được hạnh phúc trong lòng mình. Hạnh
phúc luôn bao bọc quanh chúng ta, càng nhiều người cùng hạnh phúc, bầu trời chung ấy càng
rộng lớn. Chúng ta thấy được bầu trời khi chúng ta ngẩng lên và gần nó hơn khi ta biết vươn
lên.
-
Bàn luận
+ Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ hạnh phúc đi liền với sự sở hữu, với sự “có”: có
sức khỏe, có tiền bạc, có cống việc tốt,... nhưng những điều đó chưa chắc đảm bảo một cảm
giác hạnh phúc.
+ Thực tế cho thấy những người hạnh phúc thật sự là những người biết cân bằng và sẻ
chia. Hạnh phúc sẽ tự đến trong tâm họ.
+ Dẫn chứng: MC. Phan Anh sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng và công sức của mình
để mua đồ ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Trước cảnh cả vạn người có cái ăn cái mặc
sau những ngày bão lũ, cảm giác hạnh phúc của anh cũng chính là cảm giác của cả vạn người
được trợ giúp và hàng triệu nhân dân cả nước. (HS chủ động lấy dẫn chứng)
+ Lí giải: bởi lẽ, càng có nhiều, người ta càng khát khao hơn nữa, càng phải mất công gìn
giữ, không còn có thể tận hưởng được cuộc sống đúng nghĩa. Khi biết sẻ chia là bầu trời rộng
ra, hạnh phúc lớn hơn.
-
Bài học:
+ Nhận thức: hạnh phúc là biết sẻ chia, nhận thấy mối quan hệ hạnh phúc cá nhân và tập
thể.
+ Hành động: làm nhiều việc thiện nguyện; quan tâm đến những người thân quanh mình.
•
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung:
-
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân
tích, cảm thụ.
-
Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng nà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Vị trí của hình tượng cây xà nu trong tác phẩm.
- Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu.
- Vai trò của cây xà nu đổi với dân làng Xô Man và đồng bào Tây Nguyên.
- Tính biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng.
o
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
Kiến thức
Kiến thức
chung
Hệ thống ý
Phân tích chi tiết
chính
Giới thiệu tác Nguyễn Trung Thành và Rừng xà nu
giả, tác phẩm
Giải thích
Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để
khái niệm
phản ảnh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính
hình tượng
quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm
nghệ thuật
sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ
Kiến thức
1. Vị trí của
trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.
Hình tượng cây xà nu là hình tượng trung tâm, được trở đi trở lại,
trọng tâm
hình tượng
xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
của bài
cây xà nu
+ Tên nhan đề: Rừng xà nu - một danh từ vừa cụ thể vừa mang
trong tác
tính hình tượng. Xà nu như nhà văn chia sẻ, loại cây mạnh mẽ,
phẩm
căng tràn mạch sống, xanh ngút ngàn kéo dài tít tắp trên mảnh đất
Tây Nguyên nắng và gió. Đặt tên cho tác phẩm như vậy khắc dấu
đầu tiên đầy ấn tượng về một đặc trưng của vùng đất, ngầm chứa
nhiều mạch ngầm tư tưởng mà sẽ hé lộ dần trong truyện.
+ Trong truyện ngắn này, xà nu là hình tượng xuất hiện dày đặc,
từ mở đấu, kết thúc, những sinh hoạt của dân làng Xô Man,
những sự kiện trọng đại, những kỷ niệm ngọt ngào đến đau
2. Vẻ đẹp và
thương,.., đều có cây xà nu.
+ Cây xà nu mang trong mình nguồn sống và sức mạnh mãnh
phẩm chất
liệt, không gì quật ngã nổi. Là hình ảnh tiêu biểu, tượng trưng cho
của cây xà nu phẩm chất của dân làng Xô Man nói riêng và người Tây Nguyên
nói chung: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như
vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con
mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu
trời”.
+ Xà nu mang trong mình vẻ đẹp của loài cây ham ánh sáng mặt
trời. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tổn. Cây xà nu
rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy
ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn
thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ
màng”.
3. Vai trò của + Nó là máu thịt, là phần không thể thiếu trong đời sống dân làng
cây xà nu đối Xô Man: ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy
với dân làng
bập bùng trong nhà ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể
Xô Man và
về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà
đồng bào Tây nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ
Nguyên
Cụ Hồ... Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của
cuộc sống làng Xô Man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ
Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho
cuộc nổi dậy. Đêm đêm, cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh
đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu...
+ Rừng xà nu là bức tường thành vững chãi bao bọc, chở che cho
buôn làng Xô Man. Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng
nhưng làng Xô Man vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi
vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho
dân làng nến cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát:
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị
thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân
4. Tính biểu
mình, đổ ào ào như một trận bão”.
Rừng xà nu là biểu tượng của sức sống mãnh hệt của nhân dân
tượng của cây các dân tộc Tây Nguyên. Là cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa
xà nu trong
tinh thần cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
Rừng xà nu
giáo”. Người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để
của Nguyễn
biến thành sức mạnh quật khởi. Dít với đôi mắt mở to trong suốt,
Trung Thành bình thản ngày Mai chết. Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng
thành, nhanh chóng trở thành Bí thư chi bộ, cùng cụ Mết lãnh đạo
dân làng Xô Man đánh giặc, vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu
măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt
như những mũi lê”...
5. Nghệ thuật - Nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ngôn ngữ sử thi hào hùng, nhân
xây dựng
cách hóa như một ẩn dụ trên đây trong khi mô tả cây xà nu, đã tạo
hình tượng:
nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng thiên nhiên và con
người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng
lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của
nhân dân Tây Nguyên giành tự do.