ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ở thời điểm này, chắc chắn cái tên Ánh Viên đã được nhắc đến nhiều nhất trong làng
bơi Việt Nam. Những vận động viên khác cùng dự Giải vô địch thế giới rồi sau đó là Cúp thế
giới với Anh Viên như Hoàng Quý Phước, Lâm Quang Nhật, Trần Duy Khôi, Lê Nguyễn Paul
(vận động viên Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ) đều không có đột phá về chỉ số chuyên môn,
thấp hơn thành tích tốt nhất trước giải, về lâu dài, những vận động viên này có lẽ chi phù hợp
với những sân chơi khu vực hoặc tiệm cận đoạt huy chương ở châu lục.
Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới
nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh Viên khác. 4 đến 6 năm nữa,
nếu giữ đà phát triển hiện nay, Ánh Viên sẽ còn mang lại nhiều niềm vui cho làng bơi cũng
như thể thao Việt Nam. Nhưng lo tìm người kế thừa cô, để đầu tư bài bản chuyên nghiệp với
quy trình hệt cách đào tạo Ánh Viên ngay từ lúc này cũng đã quá muộn.
(Minh Quang, cần có thêm nhiều Ánh Viên, In trong báo Hà Nội mới, số ra ngày 14/08/2015)
Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào? Tại sao anh (chị) nhận ra điều
đó?
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau: Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột
mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có
thêm những Ánh Viên khác. Anh (Chị) hiểu thế nào về từ “Ánh Viên” xuất hiện lần thứ hai
trong câu văn?
Câu 4: Nỗ lực và đam mê đã giúp Ánh Viên đạt được những thành tích đáng khâm phục.
Trong 5-7 dòng, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của nỗ lực và dam mê
đối với tuổi trẻ.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Lãnh đạo huyền thoại của Apple, Steve Jobs từng phát biểu: Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi
sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu.
Từ câu nói trên, bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày về vai trò của sự sáng tạo trong
cuộc sống hiện dại.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận cùa anh (chị) về tình yêu được thể hiện qua hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biến lớn tình yêu
Dê ngàn năm còn vỗ
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
GỢI Ý LÀM BÀI (Kèm audio CD)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là khẳng định tài năng và vị trí của Ánh Viên đối
với thế thao Việt Nam đồng thời khẳng định việc cần phải đảo tạo thêm những vận động viên
trẻ xuất sắc để nối tiếp Ánh Viên.
Câu 2: Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ báo chí.
Các dấu hiệu trong đoạn trích giúp nhặn biết kiểu phong cách ngôn ngữ báo chí như sau:
- Đoạn trích trên có tính thông tin sự kiện: những thống tin đưa ra trong đoạn trích là
những thông tin nhanh chóng kịp thời, khách quan, trung thành với sự thật: “Những vận động
viên khác cùng dự Giải vô địch thể giới…thấp hơn thành tích tốt nhất trước giài”
- Đoạn trích trên có tính ngắn gọn và tính hấp dẫn: Nhân vật được nói đến là vận động
viên Ánh Viên - vận động viên có thành tích bật nhất và đang được cộng đông dành nhiều sự
quan tâm nhất. Cùng với đó, trong hai doạn văn ngắn, tác giả bài báo đã cung cấp rất nhiều
thong tin không chỉ về Ánh Viên mà còn về các vận động viên bơi lội khác và chỉ ra điều cần
làm cho nền thề thao Việt Nam.
- Về ngôn ngữ, đoạn trích trên sử dụng vốn từ toàn dân, đúng chính âm, chính tả. Đồng
thời, đế tăng sức hấp dẫn cho bài báo, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ: làng thể
thao, Ánh viên khác Viên khác.
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu: Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc
cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm
những Ánh Viên khác.
Chủ ngữ 1: Ánh Viên
Vị ngữ 1: đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới
Trạng ngữ 1: tại Cúp bơi thế giới
Trạng ngữ 2: cũng đã đến lúc
Chủ ngữ 2: bơi lội Việt Nam
Vị ngữ 2: Cần có thêm những Anh Viên khác.
Từ Ánh Viên xuất hiện lần thứ hai trong câu văn trên mang hàm ý chỉ những vận động
viên trẻ khác có tài năng và quyết tâm cao độ như Ánh Viên.
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo các ý sau dây:
Ánh Viên là một tấm gương sáng về nhiệt huyết tuổi trẻ và ý chí, nghị lực vươn lên
trong cuộc sống. Đang ở trong độ tuối đẹp nhất của cuộc đời như Ánh Viên, mỗi người cần
biết trân trọng thời gian, sức lực và dành thời gian, sức lực vào việc theo đuổi đam mê, khẳng
định giá trị bản thân và tạo nên những giá trị cho cuộc sống
Khi có nỗ lực và đam mê, con người sẽ vượt qua được chính bản thân mình và dành
được nhiều thành tựu quý giá, không chỉ đối với cuộc đời mình mà còn đối ví cuộc đời chung.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trinh bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
+ Giải thích từ ngữ: Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật
chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có.
+ Giải thích ý kiến: Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo muốn nhắc mỗi chúng ta ý thức
về việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo
là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn.
+ Tóm lại: Câu nói của Steve Jobs muốn khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng
nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những
khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc
của mình.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Sáng tạo trong cuộc sống thể hiện dưới những hình thức như thế nào?
++ Sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra. Cuộc sống là
chuỗi những bí ấn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công sức
mới thấy được. Khi tìm thấy một điều gì mà trước đó người khác chưa từng nghĩ đến hoặc
chưa từng biết đến được coi là bước đầu tiên của việc sáng tạo.
++ Sáng tạo còn là làm nên những điều mới mẻ mà trước đó con người chưa làm được. Đó có
thể là việc tạo nên một ý tưởng đột phá trong công việc hoặc từ ý tưởng đó phát triển thành
những sản phẩm thực tế, hiện hữu. Một sự sáng tạo thành công là khi sáng tạo đó được đưa
vào trong thực tế, ý tưởng được sử dụng trong công việc. Khi sáng tạo đạt đến mức độ cao
nhất, nó được hiện thực hóa thành những phát minh khoa học, những bằng sáng chế có giá trị
của những nhà phát minh. Đó là kết quả được công nhận, được tôn vinh và đem lại nhiều lợi
ích cho xã hội.
+ Trong cuộc sống, sáng tạo đem lại cho con người những lợi ích gì đề khiến công việc trở
nên hiệu quả hơn?
++ Xã hội có những con người biết sáng tạo sẽ tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những
chân trời tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người biết
sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hoàn cảnh.
++ Con người mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ vận động suy nghĩ một cách tích cực,
không dựa vào những điều sẵn có mà bỏ quên những năng lực tiềm ẩn hoàn toàn có thể phát
huy của bản thân. Mồi người là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên
những ý tường đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội.
+ Cuộc sống sẽ trở thành thế nào, xã hội sẽ trở nên tụt hậu ra sao nếu không có sự sáng tạo
của con người?
++ Cuộc sống không có sự sáng tạo là một cuộc sống nghèo nàn bởi cuộc sống đó chi biết
phụ thuộc vào những điều có sẵn. Người không cỏ sự sáng tạo là người chỉ biết làm theo
những gì đã được định hình từ trước mà không biết phát huy những cá tính sáng tạo của mình,
không phát huy được những giá trị tư thân, xã hội vì thế cũng trở nên trì trệ, không phát triển
vì không có giá trị mới được hình thành.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Sáng tạo là phẩm chất tốt và được khuyến khích nhưng phải biết sáng tạo đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mức độ, không thái quá đề dẫn đến hậu quả ngược lại. Có những trường hợp phá
cách không đúng chỗ sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
+ Bên cạnh sự sáng tạo, mỗi con người cần phát triển các phẩm chất khác trong học tập hay
công việc như sự kiên trì trong công việc, sự quyết đoán trong việc giữ vững lập trường của
bản thân để làm cho phẩm chất sáng tạo được phát huy một cách cao độ nhất.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Có thể nói văn học thời kì chống Mỹ là một bộ phận của công cuộc chiến đấu giải
phóng dân tộc, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Với trách
nhiệm xã hội đó, mặc nhiên tinh thần yêu nước là nội dung bao trùm của toàn bộ nền văn học.
Phẩm chất yêu nước ấy có từ văn học của cha ông qua các thời đại, mỗi khi dân tộc đứng
trước họa xâm lăng, nhưng đến văn học giai đoạn chống Mĩ được thể hiện tập trung nhất, sâu
sắc nhất, biến thành sức mạnh vật chất cụ thể nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tồ quốc.
- Tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa cũng là một đề tài xuyên suốt trong dòng chảy văn
học kháng chiến chổng Mỹ. Hãy cùng cảm nhận tình yêu được thể hiện rất sâu sắc qua hai thi
phẩm Sóng của Xuân Quỳnh và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm để thấy được tình yêu thời
kì này muôn màu muôn vẻ.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung:
+ Xuân Quỳnh là một trong các nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời chống
Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ấn - vừa hồn nhiên, tươi
tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Sóng là thi phẩm xuất sắc của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh
viết bài thơ “Sóng” vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở
vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”,
khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diên ra những cuộc chia ly màu đỏ. Và trong cuộc
kháng chiến ấy Xuân Quỳnh đã hiểu ra rằng thiên nhiên vũ trụ, biển và sóng là hiện thân sinh
động cùa sự sống mãnh liệt, vĩnh hằng. Phải chăng vì thế, qua ngòi bút nhiều nhà thơ, biền và
sóng đã trở thành những biểu tượng quen thuộc diễn tả sự dâng đầy, nỗi khát khao, niềm sục
sôi mê đắm của sức sống, của tình yêu. Sóng của Xuân Quỳnh cũng nằm trong trường hợp ấy.
Thế nhưng qua trái tim yêu của người phụ nữ này được mang trong một bài thơ lấp lánh với
một vẻ đẹp riêng và ngót 30 năm nay, từ lúc ra đời, từng làm thốn thức trái tim bao người trẻ
tuồi, trẻ lòng. Au đó cũng chứng tỏ cái quy luật muôn đời của giá trị nghệ thuật: cùng vận
dụng một chất liệu nhưng nếu nghệ sĩ nào gửi trọn vào đấy càng nhiều máu thịt của tâm hồn,
của cuộc đời mình thì tác phẩm càng có sức sống lâu bền.
+ Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. Thơ ông đã phản ánh khá sinh động hình ảnh hào
hùng của nhân dân ta, đất nước ta trong cuộc dấu tranh một mất một còn với kẻ thù để giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hay nói một cách khác thơ Nguyễn Khoa Điềm thể
hiện một tình yêu nước, yêu chân lí cách mạng tha thiết, bộc lộ niềm tự hào dân tộc cao độ,
niềm tin chắc chắn vào tương lai tất thắng của cách mạng. Đặc biệt là Nguyễn Khoa Điềm
luôn có ỷ thức nhắc nhở thế hệ hôm nay và những thể hệ mai sau phải biết gìn giữ và phát huy
truyền thống yêu nước cùa dân tộc. Năm 1971, trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn
thành. Năm ấy, chàng trai Nguyễn Khoa Điềm hai mươi bảy tuồi. Hai mươi bảy tuổi, cái tuổi
đủ để có những cảm nhận chín chắn, sâu sắc và có ý thức dối với tình yêu đất nước. Hai mươi
bảy tuồi, ngọn lửa khát vọng vẫn sáng mãi, cháy mãi với ước muốn hiến dâng tuổi xuân cho
đất nước. Mặt đường khát vọng đã ra đời như thế. Đoạn trích Đất Nước trích từ phần đầu
trường ca Mặt đường khát vọng.
- Cảm nhận về hai đoạn thơ:
+ Đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
++ Nội dung: Đoạn thơ thể hiện cái tôi đầy khao khát.
+++ Khát vọng được hòa thành trăm con sổng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng
nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là "Hạnh phúc
thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt" (Christopher
Hoare). Tình yêu lửa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhò giữa đại dương mênh
mông, mong muốn được hoà nhịp vào biển lổm của tình yêu cộng đồng.
+++ Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng
muốn được vĩnh cừu hóa, bất tử hóa tình yêu. Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời
rộng lớn , bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán, để ngập chìm trong bể lớn tình yêu. Phải
có một tình yêu như thế nào thì mới có được một mong muốn cao cả đến chừng ấy. Khát vọng
tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy. Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi
đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một điều hạnh phúc. Xuân Quỳnh mong ước được
sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.
+++ Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: yêu và
sự hiến dâng (chữ" hiến dâng" không hiểu theo nghĩa thông tục). Tình yêu của cá nhân không
tách rời cộng đồng. Sự hóa thân, quên mình trong tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu để tôn tại
mãi mãi, muốn thành trăm con sóng nhỏ để được sống mãi, yêu mãi. Đó chính là khát vọng
được hiến dâng, được hi sinh vì tình yêu mà chỉ có những người yêu thực sự mới làm được
như vậy. Ta hãy chú ý đến từ chỉ thời gian là “ngàn năm” và “biển lớn tình”. Chuyện tình yêu
và hạnh phúc ở đời thường lả chuv trăm năm “trăm năm giàu nỗi hẹn hò”, “trăm năm biển
nước tình tình - trăm năm là nghĩa là tình mình ta” Xuân Quỳnh chuyện tình yêu phải là
chuyện của “ngàn năm”, biển phải là “biển lớn tình yêu” vĩnh hằng và bất tử. Động từ “tan
ra” trong khổ thơ là đỉnh điểm của cảm xúc, của nỗi nhớ, của lòng chung thủy và đức hi sinh
một cách trọn vẹn.
++ Nghệ thuật:
+++ Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm cùa sóng và đặc điểm của người con gái
đang yêu. Sự liên tưởng này tạo nên hai hỉnh tượng song song, nhưng hai mà một.
+++ Câu thơ năm chữ với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể của các
con sóng, nhu con sóng dâng trào nhưng có khi chậm rãi nhẹ nhàng nhu lúc sóng êm biển
lặng.
+++ Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội
và dịu êm - Ôn ào và lặng lẽ). 1/2/2 (sông không hiểu nỗi mình - sóng tìm ra tận bể), 3/1/1
(Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - từ nơi nào sóng lên),v.v...
+++ Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như những đợt
sóng xô bờ, sóng tiếp sóng dào dạt.
+++ Âm điệu cùa bài thơ với nhiều sắc điệu đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên cho bài
thơ.
+++ Ngoài ra còn phải kể đến tính chất nữ tính trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh, trong
cách nhìn sóng của chị: thật dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội.
+ Đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước cùa Nguyễn Khoa Điềm:
++ Nội dung: là lời nhắn của bài thơ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với non sông đất nước.
+++ Bốn câu thơ nhẹ nhàng, chân thành và tha thiết. Cách dùng đại từ “em” gợi cảm, gần gũi,
thân mật đủ đế làm “mềm hóa” những điều mang tính chất rộng lớn bao quát: đó là những suy
niệm về Đất Nước. “Em ơi” trong câu thơ này không mênh mang dìu dặt đưa người về cõi xa
bên dòng sông Đuống, pha lẫn chút vị hư ảo trong câu thơ toàn vần bằng như “Em ơi buồn
làm chi” (Bên kia sông Đuổng - Hoàng cầm). “Em ơi” ở đây là lời nói và tâm niệm của chàng
trai với cô gái, người “đánh rơi chiêc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là lời tâm tình của người yêu
với người yêu. Chọn câu chuyện tình yêu nam nữ để nói lên tình yêu đất nước, phải chăng là
Nguyễn Khoa Điềm đã “mạo hiểm”? Không, chính tình yêu đất nước hòa lẫn trong câu
chuyện tình yêu nam nữ mới tạo nên nét độc đáo hơn cho tác phẩm của nhà thơ.
+++Những câu thơ giàu chất nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây
có những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó san sẻ, hoa than, dang hình,
muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là
máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với
máu xương bởi nó có ý nghĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa
là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả
đủng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì
thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết
với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh
phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải
là sự tập hợp cùa những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng
hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho Tổ quôc. Thời chiên, người ta dâng
hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiên ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân.
Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá
thân kia làm sao đât nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời!
+++ Đoạn thơ là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ
mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngao. Câu chuyện về đất nước
đổi với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó,
thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải
biêt làm gì cho Tổ quốc, giang sơn.
++ Nghệ thuật:
+++ Bằng giọng văn trữ tỉnh kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiển, điệp
ngữ “phải biết - phải biết nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa
thân” ...nhà thơ như nhẳn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người (nhất là thể hệ
trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính
chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trừ tình, tha thiết như lời tự dặn mình - dặn
người cùa nhà thơ.
+++ Sự vận dụng những yếu tố dân gian kết hợp với cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra
màu sẳc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian dược sử
dụng tối đa đã tạo nên không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật riêng: vừa có sự bình dị,
gần gũi, hiện thực, lại vừa bay bổng, mơ mộng của ca dao, truyền thuyết nhưng lại mới mẻ
qua cách cảm nhận và cách diễn đạt bằng hình thức thơ tự do. Có thể nói chất dân gian đã
thấm sâu vào tư tường và cảm xúc của tác giả, tạo nên đặc điểm nghệ thuật độc đáo của đoạn
thơ này.
- So sánh:
+ Giống nhau:
++ Tư tưởng của hai đoạn thơ đều là tư tường về tình yêu và sự hi sinh hết mình, hiến dâng
cho tình yêu.
++ Khát vọng của hai đoạn thơ đều lớn lao và cao thượng.
+ Khác nhau:
++ Sóng là vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi, trong khi đó, Đất Nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân
của con người đối với Tổ quốc.
++ Sóng được diễn tả bằng thể thơ ngũ ngôn với âm điệu phong phú và đậm chất nữ tính cùa
Xuân Quỳnh, Đất Nước được diễn tả bằng thể thơ tự do với không gian nghệ thuật dậm chất
dân gian dã thấm sâu vào tư tường và cảm xúc của tác già.
3. Kết bài:
Qua sự thể hiện tình yêu của Xuân Quỳnh và Nguyên Khoa Điềm trong hai bài thơ
Sông và Đất Nước, ta có thể thấy được sự muôn màu muôn vẻ cùa tình yêu. Nhưng dù là tình
yêu được thể hiện như thê nào, thì cuối cùng nó vẫn được bao hàm trong tình yêu đất nước,
tình yêu cộng đồng to lớn.