Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.81 KB, 17 trang )

Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự
kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương
tiện truyền thông Internet


Trần Thùy Linh


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bahr Weiss, NCS. Trần Văn Công
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu các tài liệu liên quan để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài tìm
hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương
tiện truyền thông internet. Khảo sát nguồn thông tin trên internet về các vấn đề khái
niệm tự kỷ, triệu chứng thường gặp, đánh giá mức độ tự kỷ, phương pháp điều trị.
Đánh giá các thông tin thu thập dược dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV, ICD-10 và các
nghiên cứu thực chứng. Đề xuất một số ý kiến giúp cộng đồng sàng lọc thông tin tự
kỷ trên internet.

Keywords. Tâm lý học; Trẻ em; Vị thành niên; Chứng tự kỷ

Content
Phần một
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, thông tin về rối loạn tự kỷ xuất hiện ngày càng nhiều trên các
phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet. Tuy nhiên, có nhiều thông tin chưa thực sự rõ
ràng, mâu thuẫn nhau, thiếu tính chính xác. Điều đó gây ảnh hưởng đến nhận thức của cộng


đồng về tự kỷ. Các nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam cũng nở rộ trong khoảng một thập kỷ trở
lại đây, chủ yếu dừng lại ở mức mô tả triệu chứng và các đặc điểm liên quan, hoặc thái độ
của gia đình và phụ huynh, và tìm hiểu một số cách thức can thiệp, giáo dục. Tuy vậy chúng
tôi chưa thấy có nghiên cứu nào trong hay ngoài nước đánh giá thông tin về tự kỷ trên các
phương tiện truyền thông ở cả nước ngoài và Việt Nam.
Trong thời gian làm công tác trị liệu cho trẻ tự kỷ và tham vấn tâm lý cho gia đình trẻ
tự kỷ, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết họ đều biết đến hội chứng tự kỷ thông qua các
phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, sách, báo in, và internet. Rất nhiều
trong số các thành viên của gia đình có trẻ tự kỷ tỏ ra bối rối trước việc phân tích thông tin từ
nguồn Internet, thể hiện qua việc họ đặt ra hàng loạt các câu hỏi nghi vấn, mơ hồ và tự thử
nghiệm các thông tin đó trên con em mình mà không rõ có cơ sở khoa học nào ủng hộ cho
thông tin đó hay không.
Từ thực tế trên, người nghiên cứu nhận thấy việc tìm hiểu và đánh giá những thông tin về
hội chứng tự kỷ trên phương tiện truyền thông internet là hết sức cần thiết cho cộng đồng, đặc
biệt là những gia đình có con em mắc hội chứng tự kỷ, những người cực kỳ quan tâm đến thông
tin tự kỷ và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thông tin thiếu kiểm nghiệm nhưng lại ít có cơ
hội tiếp xúc với nguồn thông tin có tính khoa học. Vì thế đề tài ―Tìm hiểu và đánh giá thông tin
về hội chứng tự kỷ trên phương tiện truyền thông internet‖ đã được chúng tôi lựa chọn là đề tài
cho nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu các thông tin về hội chứng tự kỷ trên các phương tiện truyền thông,
đánh giá chất lượng thông tin trên cơ sở khoa học nhằm giúp cộng đồng có cách định hướng
và sàng lọc thông tin chính xác hơn về hội chứng tự kỷ, từ đó góp phần cải thiện được nhận
thức của cộng đồng, thái độ và hành động của họ đối với trẻ tự kỷ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát nguồn thông tin trên internet về các vấn đề khái niệm tự kỷ, triệu chứng thường
gặp, đánh giá mức độ tự kỷ, phương pháp điều trị.
- Đánh giá các thông tin thu thập dược dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV, ICD 10 và các nghiên
cứu thực chứng.

- Đề xuất một số ý kiến giúp cộng đồng sàng lọc thông tin tự kỷ trên internet.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các thông tin về rối
loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên các phương tiện truyền thông internet
4.2. Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài này là các trang báo điện tử,
website, diễn đàn trên mạng internet với số lượng tổng cộng là 325 trang thông tin.
5. Câ u hỏi/giả thuyết nghiên cứu
Các thông tin về tự kỷ trên internet rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên có nhiều thông tin
không rõ ràng, thiếu chính xác, và mâu thuẫn nhau, thậm chí có những thông tin sai.
6. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một loại hình truyền thông là internet, không nghiên
cứu các phương tiện truyền thông khác.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu cũng như các
công trình nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu định tính: Phần mềm phân tích định tính Atlas.Ti phiên
bản 5.2.0 sẽ được sử dụng để mã hóa thông tin thu thập được. Thông tin được mã hóa sẽ
được phân tích, tổng hợp dưới dạng định tính.
7.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Cũng từ phần mềm Atlas.Ti, thông tin được sẽ
tổng hợp và phân tích về mặt số lượng. Số lượng của mỗi loại thông tin được tính toán
dựa trên việc so sánh nội dung với tiêu chuẩn DSM-IV, ICD-10 và các nghiên cứu thực
chứng.
7.4 Phương pháp xử lý thống kê: Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng các để thực
hiện phép thống kê cơ bản để xử lý số liệu định lượng thu được từ phần mềm Atlas.Ti.
8. Đóng góp mới của đề tài
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu và đánh giá thông tin về tự kỷ trên
internet, vì vậy đề tài sẽ đóng góp về mặt lý thuyết cho lĩnh vực nghiên cứu tự kỷ ở Việt
Nam, cũng như đóng góp về mặt thực tiễn trong việc định hướng thông tin cho xã hội về một
trong những dạng rối loạn bí ẩn và thiếu sự thống nhất của một lớp người quan trọng và được
quan tâm nhiều nhất, đó là rối loạn tự kỷ ở trẻ em và vị thành niên.


Phần hai
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về tự kỷ
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tự kỷ được phát hiện và mô tả vào những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng thực ra rối
loạn này đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Các tác phẩm văn học phương Tây cổ đại đã
nhắc tới những trẻ kỳ lạ, những đứa trẻ ―con trời‖ hay bị ―tiên đánh tráo‖. Nhiều mô tả về trẻ
mà cho tới sau này khi Leo Kanner (1894 - 1981) phát hiện, người ta mới thấy đó chính là
những đứa trẻ tự kỷ trong lịch sử.
Tự kỷ thực sự được công nhận vào năm 1943, trong một bài báo với nhan đề ―Autism
Disturbance of Effective Contract‖, hội chứng này được mô tả một cách rõ ràng và khoa học
bởi bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo Kanner. Ông đã hiểu tự kỷ theo một sắc thái khác và
không giống Bleuler. Mô tả của ông như sau: trẻ tự kỷ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm
với người khác; cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính tỉ mỉ và tính kỳ
dị; không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ thể hiện sự bất thường rõ rệt;
Trong những thập niên nửa cuối của thế kỷ 20, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra xung
quanh việc định nghĩa tự kỷ. Trong suốt quá trình phát hiện và nghiên cứu tự kỷ, các nhà
khoa học đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán được khái quát đầy đủ trong hai bảng phân loại
bệnh quốc tế là DSM IV và ICD 10. Đây là hai bảng phân loại bệnh tật có uy tín nhất vào
thời điểm hiện nay trên thế giới.
Số lượng và chủ đề nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới là vô cùng lớn, vô cùng phong
phú và đa dạng, và tự kỷ đã, đang và sẽ rất được quan tâm nghiên cứu tìm hiểu. Nhìn chung,
các nghiên cứu trên thế giới về tự kỷ đang đi sâu vào các cơ chế của hoạt động thần kinh, cấu
trúc não bộ, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây tự kỷ và đánh giá hiệu quả của các phương pháp
can thiệp.
1.1.2. Những nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tự kỷ mới được quan tâm khoảng 15 năm trở lại đây. Nhìn chung các

nghiên cứu vẫn ở mức độ khám phá, đánh giá về đặc điểm của tự kỷ, vấn đề chẩn đoán, và
hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp điều trị nước ngoài. Nơi tiến hành trị liệu và
quan tâm đến tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam là trung tâm N –T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.
Tiếp sau đó, do nhu cầu của các bố mẹ có con tự kỷ, một số cuốn sách về tự kỷ được
xuất bản ở Việt Nam như ―Nuôi con tự kỷ‖, ―Để hiểu chứng tự kỷ‖, và ―Tự kỷ và trị liệu‖ của
TS. Võ Nguyễn Tinh Vân, người Úc gốc Việt đề cập đến các vấn đề như khái niệm tự kỷ, các
khiếm khuyết chính của tự kỷ, giúp chẩn đoán bệnh, ảnh hưởng của bệnh đến mối quan hệ
trong gia đình, phương pháp điều trị
Về mặt nghiên cứu, công trình ―Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ tự kỷ dựa trên cộng
đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1‖ do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, bệnh viện Nhi Đồng 1 thực
hiện, cho thấy một phần thực trạng của trẻ em bị tự kỷ và bước đầu hướng dẫn can thiệp trị
liệu cho phụ huynh.
Nghiên cứu tiếp theo là ―Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại
Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương‖ do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng sự tại
bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện.
Về chẩn đoán tự kỷ, hai tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh Hương tiến hành
nghiên cứu ―Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay‖ (2011). Nghiên cứu này xem
xét tính chính xác của chẩn đoán trên 20 trẻ đã được chẩn đoán là tự kỷ ở các phòng khám và
bệnh viện.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu như: ―Đánh giá và quản lý trẻ tự kỷ tại mô
hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng – Phòng khám TuNa‖ do TS. Lã Thị Bưởi và
cộng sự thực hiện; ―Đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ tự kỷ tại Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện
Nhi đồng 1‖ do bác sỹ Hoàng Vũ Quỳnh Trang và Phạm Ngọc Thanh Trà thực hiện; ―Hội
chứng tự kỷ - chẩn đoán và can thiệp‖ do bác sỹ Đỗ Thúy Lan, BV. Tâm thần ban ngày Mai
Hương, Hà Nội thực hiện; ―Can thiệp sớm trẻ tự kỷ‖ do Trần Phương Dung, Khoa Giáo dục
đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 thực hiện;
Như vậy các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, đã phản ánh phần nào
tình hình phát triển của nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
đề cập đến các vấn đề số lượng và chất lượng các thông tin về tự kỷ trong xã hội Việt Nam
nói chung, trên các phương tiện thông tin đại chúng nói riêng. Trong khi các thông tin này có

ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành động của cộng đồng đối với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự
kỷ.
1.2. Rối loạn tự kỷ ở trẻ em
1.2.1. Định nghĩa
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ
khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của rối loạn tự
kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với
ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có những rối loạn cảm giác và tăng động.
1.2.2. Dịch tễ
Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, trong
đó tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner) chiếm 16,8%, còn lại là những thể khác. Trẻ trai mắc tự kỷ
nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần. Theo những số liệu mới nhất, cứ một trong 88 trẻ em Mỹ bị
tự kỷ (theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ, 2012)
1
.
1.2.3. Nguyên nhân của tự kỷ
Nguyên nhân chính xác của tự kỷ vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là do
nhiều yếu tố với vai trò chính là yếu tố di truyền.
1.2.4. Phân loại tự kỷ

1

1.2.4.1. Phân loại theo thể lâm sàng: theo DSM-IV, 5 thể được nêu ra trong phân loại
rối loạn tự kỷ (phổ tự kỷ), bao gồm Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner); Hội chứng Asperger (tự kỷ
chức năng cao); Hội chứng Rett; Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ; Rối loạn phát triển lan tỏa
không đặc hiệu.
1.2.4.2. Phân loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ, bao gồm tự kỷ có trí
tuệ cao và nói được; tự kỷ có trí tuệ cao nhưng không nói được; tự kỷ có trí tuệ thấp và nói
được; tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được.
1.4.3. Phân loại theo khả năng giao tiếp, bao gồm loại không phản ứng: hoàn toàn từ

chối giao tiếp; giao tiếp thụ động: chấp nhận giao tiếp nhưng không chủ động; giao tiếp chủ
động nhưng bất thường.
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng
1.2.5.1. Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ. Những
biểu hiện sớm của khiếm khuyết này bao gồm kém hoặc không giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng
khi gọi tên, không dùng những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp như không biết chỉ tay, không biết
chìa tay xin thứ cần, không biết khoe, cần thứ gì trẻ thường kéo tay người khác lấy giúp,
không chú ý nhìn theo khi người khác chỉ cho trẻ biết.
1.2.5.2. Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp, thường gặp là chậm
nói. Một số trẻ đã nói được vài từ sau 1 tuổi, nhưng đến 18 – 24 tháng trẻ không nói nữa, thay
vào đó trẻ phát âm vô nghĩa. Một số trẻ có thể nói được nhưng nói nhại lời người khác.
1.2.5.3. Những biểu hiện bất thường về hành vi định hình: có nhiều bất thường về
hành vi và ngôn ngữ giao tiếp.thường gặp trẻ hay đi kiễng gót chân, quay tròn người, giơ tay
ra nhìn, cử động các ngón tay bất thường, có biểu hiện tăng hoạt động hoặc sợ hãi lo lắng quá
mức trong những tình huống không có gì nguy hiểm hoặc đáng sợ.
1.2.5.4. Các dấu hiệu chỉ báo nguy cơ tự kỷ: Có 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự
kỷ là (1) Khi 12 tháng tuổi, trẻ không nói bập bẹ; (2) Khi 12 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa biết chỉ
ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp; (3) Khi 16 tháng tuổi, trẻ
chưa nói được từ đơn; (4) Khi 24 tháng trẻ chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ; (5) Trẻ
bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.
1.2.6. Sàng lọc, đánh giá và chẩn đoán
Hiện nay chưa có xét nghiệm sinh học nào mang tính đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ.
Chỉ làm một số xét nghiệm khi nghi ngờ trẻ có những bệnh lý thực thể kèm theo.
1.2.6.1. Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán trẻ bị tự kỷ nên thận trọng vì nếu chẩn đoán quá mức sẽ gây ra những
lo lắng cho gia đình, nhưng nếu bỏ sót sẽ làm mất cơ hội can thiệp sớm cho trẻ.
Bước 1 là chẩn đoán sàng lọc: dựa vào hỏi tiền sử, bệnh sử kết hợp với quan sát trẻ
trong một số hoàn cảnh khác nhau để đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 2 là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt: bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên
khoa tâm bệnh và cán bộ tâm lý kết hợp cùng quan sát trẻ và thảo luận, dựa vào tiêu chuẩn

chẩn đoán của ICD – 10 hoặc DSM-IV như sau:
(A) Suy giảm chất lượng tương tác xã hội
(B) Suy giảm chất lượng ngôn ngữ
(C) Những kiểu hành vi, mối quan tâm và những hoạt động bị thu hẹp, mang tính lặp lại, rập
khuôn thể hiện có ít nhất là có một trong những biểu hiện sau:
Trẻ phải có nhiều hơn 6 tiêu chí của nhóm (1), (2) và (3), trong đó có ít nhất là hai
tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ nhóm (2) và (3)
Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong
các lĩnh vực sau với mốc khởi đầu trước 3 tuổi: tương tác xã hội, ngôn ngữ được sử dụng
trong giao tiếp xã hội, chơi mang tính biểu tượng hay tưởng tượng.
1.2.6.2. Chẩn đoán phân biệt với các rối loạn và vấn đề khác như Chậm nói đơn
thuần; Câm điếc; Chậm phát triển trí tuệ; Rối loạn sự gắn bó; và Rối loạn tăng động giảm
chú ý.
1.2.7. Điều trị
Những nguyên tắc điều trị sau cần được nhấn mạnh: nâng cao kỹ năng xã hội, tạo môi
trường sống thích hợp, sử dụng những phương pháp can thiệp dựa trên học thuyết nhận thức
và hành vi. Chương trình giáo dục bắt đầu càng sớm thì càng hiệu quả.
Chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bao gồm tác động tới trẻ và tư vấn cho gia
đình để dạy trẻ như: điều hòa đa giác quan, dạy các kỹ năng vận động tinh và vận động thô,
kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời, chơi trị liệu, dạy kỹ năng tự lập trong sinh hoạt.
Hiện không có thuốc đặc hiệu để điều trị tự kỷ. Có một số thuốc được sử dụng như
Risperidone, Olanzapin cho thấy có hiệu quả trong điều trị những hành vi này. Một số thuốc
khác có thể điều trị các triệu chứng tâm thần như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ức chế tái
hấp thu có chọn lọc Serotonin (SSRIs) và Clonidine. Các thuốc SSRIs
2
có hiệu quả với tăng
động, cáu kỉnh và ám ảnh nghi thức.
1.2.8. Tiến triển và tiên lượng
Trẻ tự kỷ thường đi học muộn hơn, ít hòa nhập với bạn, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp,
khó khăn về học tập nhất là những môn xã hội. Trẻ tự kỷ nặng cần được giáo dục đặc biệt, trẻ

tự kỷ nhẹ có thể đi học hòa nhập. Tiên lượng tốt liên quan đến trí tuệ cao, nói được và có ít
triệu chứng hành vi kỳ lạ. Khi trẻ lớn lên một số triệu chứng có thể thay đổi, một số có thể có
hành vi tự gây thương tích.
1.3. Phƣơng tiện truyền thông internet
1.3.1. Truyền thông internet
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác
thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau.
1.3.2. Những đặc điểm của internet
1.3.2.1. Những lợi ích của internet
Internet là những phương tiện phổ biến để liên lạc, giao lưu được với nhiều người hơn
ở tốc độ ngày càng nhanh hơn. Internet gần như đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thông tin,
giải trí của mọi người. Báo chí, truyền thanh, truyền hình đã được internet hóa.
Với những ích lợi nói trên Internet đã góp phần cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích
cho cộng đồng người Việt nói chung và phụ huynh, gia đình trẻ tự kỷ nói riêng về những
thông tin liên quan đến rối loạn tự kỷ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở bất cứ đâu, bất cứ

2
Selective Serotonin Reuptake Inhibitors
lúc nào, những thông tin mới nhất được cập nhật từng ngày từng giờ, miễn là họ có một chiếc
máy tính hay điện thoại kết nối được mạng Internet.
1.3.2.2. Những nguy cơ và tác hại của internet
Internet có thể đáp ứng mọi nhu cầu thông tin nên người sử dụng sẽ dễ dàng bị lệ
thuộc vào nó. Tuy vậy, hiện tượng thiếu trung thực, bóp méo sự thật, lèo lái thông tin theo
những ý đồ xấu tràn lan khắp nơi trên mạng internet. Việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên
internet cũng khiến nhiều bạn trẻ trở nên lười suy nghĩ, kém tư duy.
Đối với thông tin về rối loạn tự kỷ thì trên internet có vô vàn thông tin không xác
định được đúng sai, không được cơ quan nào kiểm nghiệm, hay thậm chí là các thông tin
quảng cáo để bán hàng hay dịch vụ nhằm trục lợi cá nhân, ảnh hưởng xấu đến nhận thức

cộng đồng, gây hoang mang dư luận mà người chịu ảnh hưởng nhiều nhất là phụ huynh, gia
đình trẻ tự kỷ.
1.3.3. Tác động của internet đến tâm lý của con người
Các phương tiện truyền thông đang tác động mạnh mẽ đến tâm lý con người, hình
thành nên loại ngôn ngữ giao tiếp đặc thù, những lối sống khác xa trước đây và những nhu
cầu mới làm cho con người bị lệ thuộc vào nó.
Có lẽ thông tin tự kỷ có trên mạng có cả tác động tốt và xấu, tích cực và tiêu cực với
đời sống người dân. Nó có thể làm thỏa mãn và mang lại hiệu quả tốt cho những người biết
khai thác và biết chọn lọc thông tin, nhưng cũng có thể gây thêm sự lo lắng, phân vân, lúng
túng cho những người khác.
1.4. Tự kỷ trên các phƣơng tiện truyền thông
Từ năm khoảng 2004 trở lại đây, cùng với sự phát triển của internet và sự phổ biến của
máy tính cá nhân ở Việt Nam, tự kỷ được đề cập đến ngày càng nhiều trên các phương tiện
truyền thông tại Việt Nam như báo điện tử, các trang thông tin tổng hợp, các diễn đàn, trên
báo in, tạp chí đặc biệt là các báo về sức khỏe, trên các kênh truyền hình vô tuyến và hữu
tuyến (truyền hình cáp), thậm chí trên các mạng xã hội (Facebook) hay trang web cá nhân
(blog) cũng thường xuyên nhắc tới vấn đề này. Mật độ xuất hiện của nội dung liên quan đến
tự kỷ ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông xuất hiện
nhiều nhưng chất lượng thông tin chưa đáp ứng được cả nhu cầu về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Dưới góc độ là những nhà chuyên môn thì rất ít trang thông tin có khả năng đưa ra những
thông tin mang tính khoa học và có độ tin cậy cao. Dưới góc độ là gia đình bệnh nhân tự kỷ
thì khó tìm được câu trả lời chính xác cho những câu hỏi cơ bản tất yếu của mình như : Tự kỷ
là gì? Vì sao bị tự kỷ? Chữa trị tự kỷ như thế nào thì hiệu quả? Chữa trị ở đâu?, vân vân.
Dưới góc độ là cộng đồng xã hội thì thông tin cũng không chỉ ra cách ứng xử phù hợp với trẻ
tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ.
Tóm lại, các thông tin về tự kỷ trên các phương tiện truyền thông Việt Nam hiện nay
nhiều nhưng thỏa mãn được nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân vì sao và cách giải quyết thế
nào là câu hỏi mà đề tài chúng tôi đang thực hiện muốn tìm kiếm câu trả lời.


Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập bởi công cụ tìm kiếm google search theo các từ khóa chính sau
đây: Rối loạn tự kỷ, rối loạn tự kỉ, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển lan tỏa,trẻ tự kỷ, vị
thành niên tự kỷ, khái niệm tự kỷ, định nghĩa tự kỷ, nguyên nhân tự kỷ, triệu chứng tự kỷ,
chẩn đoán tự kỷ,khám tự kỷ, phương pháp trị liệu tự kỷ,điều trị tự kỷ, cách chữa tự kỷ,dịch vụ
khám tư vấn điều trị tự kỷ, trung tâm tự kỷ, trường dạy tự kỷ, gia sư tự kỷ, giáo viên dạy tự
kỷ, giáo viên đặc biệt. Trong quá trình tìm kiếm, chúng tôi thống kê sơ bộ các nội dung dữ
liệu được tìm thấy làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mã (code) được trình bày trong phần
Phụ lục của luận văn này. Sau khi thu thập, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file Richtext trong
Word Pad (một chương trình sẵn có trong mọi hệ điều hành Windows) để sử dụng phần mềm
xử lý dữ liệu Atlas.Ti mã hóa các dữ liệu theo bảng mã nói trên. Cách mã hóa trong phần
mềm xử lý dữ liệu Atlas.Ti như sau:
Như đã đề câp ở trên, chúng tôi thu thập được 325 bài viết có nội dung về tự kỷ và
1303 thông tin chi tiết liên quan đến rối loạn tự kỷ.
2.2. Một số đặc điểm về đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn là những bài viết được đăng tải trên
internet trong đó có chứa thuật ngữ ―tự kỷ‖, hoặc thuật ngữ tương ứng có dấu và không có
dấu như ―tư ky‖, ―tự kỉ‖, ―tu ki‖… Các bài viết có thể thuộc bất kỳ bất kỳ loại hình thông tin
nào trên internet như báo điện tử, trang tin tổng hợp, diễn đàn, blog, mạng xã hội.
Xét về đặc điểm các nguồn thông tin: Các thông tin được đăng tải theo chiều rộng và
dàn trải thường xuất hiện trên các báo điện tử và trang tin tổng hợp có độ chính xác chưa cao.
Các bài viết có hệ thống, có chủ đề từ các trang web chuyên về tự kỷ thì số lượng thông tin
cực kì phong phú và chất lượng thông tin tương đối cao. Các thông tin được các diễn đàn
đăng tải thường bị chia cắt vụn vặt, khó theo dõi, tính kinh nghiệm và tính cá nhân trong các
thông tin trên các diễn đàn đưa ra còn khá cao. Đó là chưa kể đến việc sử dụng sai, lạm dụng
thuật ngữ tự kỷ của một số diễn đàn gây sự nhầm lẫn, ảnh hưởng xấu đến nhận thức của cộng
đồng
Các blog cá nhân, đây thường là các trang web của các nhà chuyên môn hoạt động

trong lĩnh vực tự kỷ nên thông tin từ các trang blog này thường bài bản, có tính chuyên sâu.
Có một số blog của những người không hiểu biết gì về tự kỷ, họ chỉ sử dụng thuật ngữ ―tự
kỷ‖ để gọi những người đang trong trạng thái cảm xúc buồn, cô đơn hoặc người có hành vi
kỳ quặc.

Bảng 1 – Phân bố và tỉ lệ các nguồn thông tin
STT
Nguồn
Số lƣợng bài
Tỉ lệ (%)
1
Báo điện tử
80
24,6%
2
Trang web tổ chức
114
35,11%
3
Trang web, blog cá nhân
96
29,5%
4
Diễn đàn
35
10,8%

Tổng
325
100,00



Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về thông tin thu đƣợc
Trong quá trình tìm kiếm và xử lý dữ liệu, chúng tôi nhận thấy các thông tin về tự kỷ
khá phong phú, đa dạng cả về số lượng và chất lương thông tin Bằng việc sàng lọc và phân
tích thông tin, chúng tôi chia thông tin thành 6 nhóm liên quan đến vấn đề tự kỷ. Sau đây, là
kết quả tổng hợp các thông tin trên Internet về mặt nội dung của thông tin được chúng tôi
minh họa trên hai biểu đồ thể hiện số lượng và cơ cấu.

Biểu đồ 1 – Biểu đồ số lượng thông tin chi tiết về RLTK trên internet phân loại theo
các lĩnh vực


Biểu đồ 2 – Biểu đồ cơ cấu thông tin về tự kỷ trên internet


3.2. Phân tích thông tin về triệu chứng của rối loạn tự kỷ (RLTK)
Đây là nội dung được nhắc tới nhiều nhất trong tất cả các tài liệu trên mạng.

Bảng 3.1. Số lượng và tỉ lệ đoạn trích về thông tin triệu chứng tự kỷ
Nội dung
Số lƣợng
thông tin
Tỷ lệ %
Dấu hiệu nhận biết
57
10,16
Tương tác xã hội

115
20,50
Giao tiếp
86
15,32
Hành vi sở thích
93
16,57
Khả năng
41
7,33
Những vấn đề phát triển
57
10,16
Thoái lui
12
2,14
Các vấn đề khác
100
17,82
Tổng
561
100

Qua các số liệu của biểu đồ 1 và biểu đồ 2, chúng ta thấy được thông tin về triệu chứng
tự kỷ được đưa ra nhiều nhất và chiếm đa số trong các thông tin trên mạng truyền thông
internet với số lượng là 561thông tin chi tiết chiếm 43,05%. Điều này dễ dàng lý giải vì cộng
đồng xã hội ngày càng ý thức rõ hơn về ảnh hưởng của RLTK đối với trẻ em và vị thành
niên.
Ngoài mô tả 3 yếu tố triệu chứng cơ bản (tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi) hay được

các nghiên cứu trước đây đề cập đến, thông tin trên internet còn đề cập đến các vấn đề phát
triển, khả năng, thoái lui và nhiều vấn đề khác.
3.3. Phân tích thông tin về nguyên nhân tự kỷ
Cũng giống với phương pháp điều trị tự kỷ, nguyên nhân tự kỷ vẫn là một điều bí ẩn
mà giới khoa học chưa có lời giải đáp, vì vậy đồng nghĩa với nó là rất nhiều giả thuyết được
đưa ra, và chưa có giả thuyết nào thực sự giải thích thấu đáo mọi vấn đề về nguyên nhân gây
ra tự kỷ.

Biểu đồ 3 – Biểu đồ cơ cấu thông tin về nguyên nhân của tự kỷ


Các yếu tố sinh học được đề cập đến trong các nguyên nhân sinh học cụ thể là: Não
bộ, gen di truyền, tiêu hóa, mang thai – sinh nở, hoạt động hệ thống cơ thể. Trong các nguyên
nhân này, thông tin về yếu tố mang thai – sinh nở được nhắc đến nhiều nhất với 65/250 thông
tin chi tiết, tiếp theo là thông tin về yếu tố gen di truyền với 53/250 thông tin chi tiết, đứng
thứ ba là thông tin về yếu tố não bộ với 40/250 thông tin chi tiết. Các thông tin sai về nguyên
nhân có số lượng là 23 thông tin chi tiết chiếm 8,43% tổng số thông tin về nguyên nhân, ví
dụ như các nguyên nhân về tiêm phòng vắc-xin hoặc thuyết về ―bà mẹ băng giá”.
3.4. Thông tin về các phƣơng pháp điều trị tự kỷ
Trong những tài liệu thu thập được, chúng tôi thống kê được 33 phương pháp điều trị
tự kỷ, trải rộng từ những phương pháp và cách thức chung như tâm lý-giáo dục, can thiệp
sớm, giáo dục đặc biệt,… đến những phương pháp cụ thể như dùng thuốc Risperdal, hoặc
phương pháp cấy chỉ, bấm huyệt…, hoặc những phương pháp gắn với tên người cụ thể như
phương pháp dạy nói của Vincent Carbone, phương pháp của Lê Thị Phương Nga hoặc của
Bác sĩ Vincent Hoai Do. Ngoài những phương pháp đã được chứng minh về mặt hiệu quả,
cũng có khá nhiều thông tin về điều trị tự kỷ đã được chứng minh là không hiệu quả (ví dụ
ôxy cao áp) và thông tin không rõ đúng sai, chưa được chứng minh về mặt khoa học.

Biểu đồ 4 – Biểu đồ cơ cấu phương pháp điều trị rối loạn tự kỷ theo Y sinh học



Phân tích thông tin về các phương pháp điều trị tự kỷ theo y sinh học: Đây là phương
pháp được nhiều cha mẹ trẻ tự kỷ quan tâm đến nhưng hiệu quả của chúng chưa rõ ràng.


Biểu đồ 5 –Biểu đồ cơ cấu thông tin về các phương pháp điều trị rối loạn tự kỷ theo tâm lý-
giáo dục


Phân tích thông tin về các phương pháp điều trị tự kỷ theo tâm lý giáo dục: Can thiệp
sớm, giáo dục đặc biệt, tâm lý giáo dục, phân tích hành vi ứng dụng ABA, hoạt động trị liệu
là các phương pháp đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu thực
chứng chứng minh hiệu quả của các phương pháp này.

3.6. Thông tin về tự kỷ trên Youtube và Facebook
Do đặc thù của hai trang thông tin trên này, chúng tôi không tiến hành mã hóa thông
tin từ trên này như các bài báo lấy từ các trang tin hoặc diễn đàn. Hơn nữa, hầu hết các nguồn
thông tin về tự kỷ trên facebook đều được lấy từ các trang tin. Vì vậy, chúng tôi chỉ giới thiệu
và điểm qua đặc điểm về thông tin về tự kỷ ở hai loại hình trang web này. Nói chung thì thuật
ngữ ―tự kỷ‖ đang bị lạm dụng trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam, còn ở mạng xã
hội như Facebook hay trang chia sẻ video như Youtube, thuật ngữ ―tự kỷ‖ đang được sử dụng
một cách vô tội vạ.

Phần ba
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau quá trình tìm hiểu và đánh giá thông tin về tự kỷ trên phương tiện truyền thông
internet, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các thông tin về tự kỷ trên internet rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất
lượng, đề cập đến mọi khía cạnh của tự kỷ. Cụ thể hơn, kết quả thống kê và đánh giá cho thấy

có rất nhiều thông tin sai và không rõ đúng sai, và nhiều thông tin mâu thuẫn và trái chiều
nhau tồn tại. Điều này phù hợp với giả thuyết mà đề tài đưa ra.
- Thông tin về tự kỷ trên internet được đăng tải dưới nhiều dạng khác nhau như báo
điện tử, trang web của tổ chức, diễn đàn, blog, mạng xã hội (chủ yếu là Facebook), trang chia
sẻ video (Youtube). Người đăng tải có cả tổ chức và các nhân như nhà báo, nhà chuyên môn,
bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần, bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý, nhà giáo dục, cha mẹ trẻ tự kỷ,
các bạn trẻ tuổi thanh thiếu niên, các bệnh viện, trung tâm giáo dục, trung tâm khám chữa
bệnh, trường chuyên biệt, v.v.
- Tuy nhiên, sự trùng lặp, sao chép lại bài viết cũng không ít làm hạn chế khả năng
tìm kiếm thông tin cho người truy cập. Các thông tin được đăng tải nhiều chỗ tùy tiện do
không có cơ sở khoa học nào hay bất cứ một nghiên cứu thực chứng nào chứng minh mà vẫn
tự do đăng tải, dường như thông tin cũng chạy theo thị hiếu của cộng đồng đó là cần tìm hiểu
lí giải thắc mắc, khám xét và điều trị tự kỷ. Ngoài những thông tin đưa ra không dựa vào cơ
sở khoa học nào hoặc không trích dẫn nguồn tư liệu để chứng minh độ tin cậy, cũng có một
số thông tin chính xác được phản ánh. Các thông tin có tính chuyên môn cao thường được
các chuyên trang về tự kỷ phản ánh ví dụ như trang web tretuky.com.
- Không ít thông tin trên mạng internet lạm dụng thị hiếu của cộng đồng để trục lợi,
quảng cáo, mua bán những sản phẩm (thuốc, thực phẩm), dịch vụ (điều trị).
- Hiện nay, thuật ngữ ―tự kỷ‖ bị sử dụng sai tình huống, biến tướng thành ngôn ngữ
của thanh thiếu niên để ám chỉ những người có trạng thái tâm lý tiêu cực buồn rầu, hành vi kì
quặc hoặc người có nhu cầu muốn cô đơn một mình. Trên các trang mạng xã hội như
Facebook, các diễn đàn rất thịnh hành hiện tượng này.
- Các nội dung được đề cập đến nhiều nhất là triệu chứng tự kỷ, nguyên nhân tự kỷ và
phương pháp điều trị tự kỷ. Còn nội dung ít được đề cập đến là dịch vụ cho trẻ tự kỷ.
- Các thông tin về tự kỷ trên các trang web tổ chức về tự kỷ được đăng nhiều nhất,
dẫn thứ hai về số lượng thông tin là blog cá nhân, tiếp theo là báo điện tử, cuối cùng là mạng
xã hội. Các thông tin được đăng tải theo chiều rộng và dàn trải thường xuất hiện trên các báo
điện tử, chúng thường được các nhà báo ít có chuyên môn về tự kỷ tổng hợp được nên thông
tin có độ chính xác chưa cao, trừ khi các bài báo là kết quả trả lời phỏng vấn của các chuyên
gia có kinh nghiệm, hoặc là bài dịch từ tạp chí nước ngoài. Đặc biệt là các bài viết có hệ

thống, có chủ đề từ các trang web chuyên về tự kỷ thì số lượng thông tin cực kì phong phú và
chất lượng thông tin tương đối cao do được trích dẫn từ các nghiên cứu của các trường đại
học, bệnh viện nổi tiếng trên thế giới. Các thông tin được các diễn đàn đăng tải thường là các
câu hỏi đáp tự phát của các phụ huynh có con em tự kỷ hoặc những người có liên quan nên
thông tin bị chia cắt vụn vặt, khó theo dõi, tính kinh nghiệm và tính cá nhân trong các thông
tin trên các diễn đàn đưa ra còn khá cao, ngoại trừ một số diễn đàn chuyên bàn về tự kỷ thì số
lượng và chất lượng thông tin có cao hơn. Chưa kể đến việc sử dụng sai, lạm dụng thuật ngữ
tự kỷ của một số diễn đàn gây sự nhầm lẫn, ảnh hưởng xấu đến nhận thức của cộng đồng.
Tương tự như vậy với đại đa số thông tin được đăng tải trên Facebook, trang mạng xã hội lớn
nhất ở Việt Nam hiện nay, thì những thông tin về tự kỷ hoàn toàn sai lệch, bị lạm dụng như
một thứ ngôn từ gây sốc, gây ấn tượng hay hiểu theo ý nghĩa hạn hẹp về tính tự kỷ. Do vậy,
những thông tin về tự kỷ trên Facebook hầu không mang lại lợi ích về mặt nhận thức cho
cộng đồng thậm chí gây nhiều tác hại, cụ thể chúng tôi sẽ đề cập ở phần. Blog cá nhân
thường là các trang web của các nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực tự kỷ nên thông
tin từ các trang blog này thường bài bản, có tính chuyên sâu hoặc có thể là những thông tin
được biên dịch từ tư liệu nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang blog của cá nhân
không có hiểu biết về tự kỷ, những trang này thường không bàn gì đến các vấn đề chuyên
môn của lĩnh vực tự kỷ mà chỉ sử dụng thuật ngữ này với cách tương tự trên các trang
facebook mà thôi. Như vậy, có thể nói ở bất cứ loại hình internet nào, thông tin cũng đều có
tính hai mặt của nó, không có bất cứ nguồn thông tin nào đáng tin cậy hoàn toàn mà chúng
chỉ đóng vai trò cho người truy cập tham khảo để tự so sánh, tổng hợp, phân tích và tự lựa
chọn thông tin đúng cho mình.
- Vẫn còn tồn tại các quan niệm sai hoàn toàn về nguyên nhân gây ra tự kỷ, mặc dù số
lượng không nhiều, cụ thể là các nguyê nhân do sự nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục và tình
cảm của cha mẹ, hay nguyên nhân bị tự kỷ là do xem tivi hay internet nhiều.
- Có rất nhiều phương pháp điều trị tự kỷ được giới thiệu trên internet nhưng không
cụ thể, rõ ràng, không có cơ sở nghiên cứu thực chứng hiệu quả của phương pháp đó, không
có hướng dẫn sử dung phương pháp. Thậm chí còn tồn tại những phương pháp không hiệu
quả nhưng vẫn được đăng tải trên mạng internet gây ảnh hưởng đến cộng đồng như phương
pháp oxy cao áp, châm cứu, cấy chỉ v.v.

2. Khuyến nghị
Từ những kết quả tìm được trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến
nghị sau để cải thiện những bức xúc đang tồn tại:
- Các thông tin trên mạng internet luôn có tính hai mặt nên người truy cập cần sàng
lọc kỹ thông tin dựa theo các tiêu chí rõ ràng, có dẫn chứng là những nghiên cứu thực chứng,
nghiên cứu trên diện rộng, nhiều nghiên cứu độc lập cho cùng một kết quả, ưu tiên cho những
nghiên cứu mới nhất.
- Người đọc nên ưu tiên thông tin có tính thống nhất cao, không bị phản bác hay có
thông tin trái chiều. Nguồn thông tin tốt nhất là trang web của những người làm chuyên môn,
các bài báo khoa học, trang web của các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, phòng
khám có uy tín. Nên đặt sự nghi ngờ cao với các thông tin mang tính giải trí, giật gân của các
trang tin hoặc báo điện tử (vnexpress.net hay dantri.com.vn).
- Muốn tìm kiếm hiệu quả của các thông tin về tự kỷ trên Internet cần chọn lọc ra các
chuyên trang về tự kỷ hoặc về sức khỏe để tìm đọc ví dụ như:
www.truongchuyenbietkhaitri.com;
; ;
;
;
- Nên có một trung tâm kiểm duyệt thông tin do nhà nước, các tổ chức khoa học, hoặc
các chuyên gia lập lên, nhằm kiểm định chất lượng của thông tin về tự kỷ được đưa lên mạng,
nhằm định hướng đúng cho dư luận, tránh sự lo lắng và lãng phí thời gian, của cải của xã hội,
đặc biệt của các phụ huynh có con tự kỷ.
- Đối với người đọc, đặc biệt là các phụ huynh có con tự kỷ, hoặc những người quan
tâm đến tự kỷ, chỉ nên xem thông tin trên internet như là gợi ý có tính chất giới thiệu để có
thể tìm kiếm những nguồn thông tin có độ chính xác và tin cậy cao hơn như sách in, tư liệu
trong thư viện, tư liệu nước ngoài hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.


References


Tiếng Việt
1. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2008). Tài liệu hội thảo ―Bệnh tự kỷ ở trẻ em‖. Sở Y tế TP. Hồ Chí
Minh.
2. Bệnh viện Tâm thần Trung ương (1992). Phân loại bệnh quốc tế về các rối loạn tâm thần và
hành vi. Viện sức khỏe tâm thần. Hà Nội.
3. Bruce Tonge, Avril Brereton. Các rối loạn phổ tự kỷ, chẩn đoán phân biệt, các bệnh đồng
thời và dược lý. Monash University.
4. Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ. Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt. Viện Nhi
Quốc Gia (2003). Vì tương lai trẻ tự kỷ. Hà Nội.
5. Đại học KHXH & NV, ĐHQG TP HCM (2012). Tài liệu hội thảo ―Trị liệu tâm lý – Giáo dục
cho trẻ có rối loạn tự kỷ‖. TP HCM.
6. Trần Văn Công & Vũ Thị Minh Hương (2011). Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện
nay. Tạp chí Khoa học Xã hội. ĐHQG Hà Nội.
7. Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. (2007). Tài liệu hội thảo Can thiệp và phòng ngừa các
vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam.
8. Ngô Xuân Điệp (2009). Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận án tiến sĩ khoa hoc.
9. Notbohm E. (2010), Mười điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết, NXB Đại học sư phạm
TP.HCM (người dịch: Minh Đăng).
10. Nguyễn Văn Siêm (2007). Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. NXB ĐHQG Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Thành (2006). Phương thức giáo dục Trẻ em tự kỷ. NXB Tôn giáo.
12. Trung tâm Sao Mai & Làng Hữu Nghị Việt Nam (2008). Rối loạn tự kỷ và can thiệp. Kỷ yếu
Hội nghị quốc gia lần thứ nhất. Hà Nội.


13. Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-IV (tài liệu dịch)
14. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002). Nuôi Con Bị Tự Kỷ. NXB Bamboo. Australia.
15. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002). Để hiểu chứng tự kỷ. NXB Bamboo. Australia.
16. Võ Nguyễn Tinh Vân (2004). Chứng Asperger và Chứng NLD. NXB Bamboo. Australia.
17. Võ Nguyễn Tinh Vân (2006). Tự Kỷ và Trị Liệu. NXB Bamboo. Australia.

18. World Health Organization (1998). Bảng Phân Loại Quốc Tế Bệnh Tật CDI-10 (Tập 2). Sở
Y tế TP. HCM.

Tiếng Anh
19. American Psychiatric Association (2000). "Diagnostic criteria for 299.00 Autistic Disorder".
Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-IV (4 ed.). Washington, DC:
American Psychiatric Association. ISBN 0-89042-025-4. OCLC 768475353.
20. Anan RM. Warner LJ. McGillivary JE. Chong IM. Hines SJ. (2008). Group Intensive
Family Training (GIFT) for preschoolers with autism spectrum disorders. Behav Interv. 23, 3,
165–180.
21. Bent. S Bertoglio. K Ashwood. P Nemeth. E Hendren. R. L. (2011). Brief Report:
Hyperbaric Oxygen Therapy (HBOT) in Children with Autism Spectrum Disorder.
22. Dawson G. Rogers S. Munson J. et al. (2010). Randomized, controlled trial of an
intervention for toddlers with autism: the Early Start Denver Model. Pediatrics. 125, 1.
23. Dillenburger K. Keenan M. Gallagher S. Mc-Elhinney M. (2004). Parent education and
home-based-behaviour analytic intervention: an examination of parents’ perceptions of
outcome. J Intellect Dev Disabil. 29, 2, 119 –130.
24. Drew A. Baird G. Baron-Cohen S. et al. (2002). A pilot randomised control trial of a parent
training intervention for pre-school children with autism: preliminary findings and
methodological challenges. Eur Child AdolescPsychiatry. 11, 6, 266 –272.
25. Eikeseth S. Smith T. Jahr E. Eldevik S. (2007). Outcomefor children with autism who
beganintensive behavioral treatment between ages 4 and 7: a comparison controlledstudy.
Behav Modif. 31, 3, 264 –278.
26. Fain, N. (2010). Internet use among parents of children with autism spectrum disorders
(ASD). Doctoral dissertation. U Texas Medical Branch Graduate School of Biomedical
Sciences, US.
27. Fazlioglu Y. Baran G. (2008). A sensory integration therapy program on sensory problems
for children with autism. Percept Mot Skills. 106, 2, 415-422.
28. Green, V. A.; Pituch, K. A.; Itchon, J.; Choi, A.; O'Reilly, M.; Sigafoos, J. (2006).
Internet survey of treatments used by parents of children with autism. Research in

Developmental Disorders, 27, 1, 70-84.
29. Jahromi LB. Kasari CL. McCracken JT. et al. (2009). Positive effects of methylphenidate on
social communication and self-regulation in children with pervasive developmental disorders
and hyperactivity. J Autism Dev Disord. 39, 3, 395– 404.
30. Jayachandra, S. (2005). Need for Internet Based Scoring System for Autism Treatment
Evaluation. Journal of Autism and Developmental Disorders, 35, 5, 684.
31. Jung KE. Lee H-J. Lee Y-S. et al. (2006). The application of a sensory integration treatment
based on virtual reality—tangible interaction for children with autistic spectrum disorder.
PsychNology Journal. Special Issue: Emerging Trends in Cybertherapy. 4, 2, 145-159.
32. Henry CA. Steingard R. Venter J. Guptill J, Halpern EF. Bauman M. (2006). Treatment
outcome and outcome associations in children with pervasive developmental disorders treated
with selective serotonin reuptake inhibitors: a chart review. J Child Adolesc
Psychopharmacol. 16, 1–2, 187–195.
33. Lovaas OI. (1987). Behavioral treatment and normal educational and intellectual
functioning inyoung autistic children. J Consult Clin Psychol. 55, 1, 3–9.
34. Mudford OC. Cross BA. Breen S. et al. (2000). Auditory integration training for children
with autism: no behavioral benefits detected. Am J Ment Retard. 105, 2, 118-129.
35. Nickels K. Katusic SK. Colligan RC. WeaverAL. Voigt RG. Barbaresi \J. (2008).
Stimulantmedication treatment of target behaviorsin children with autism: a
populationbasedstudy. J Dev Behav Pediatr. 29, 2, 75– 81.
36. Posey DJ. Puntney JI. Sasher TM. Kem DL, McDougle CJ. (2004). Guanfacine treatment of
hyperactivity and inattention in pervasive developmental disorders: a retrospective analysis of
80 cases. J Child Adolesc Psychopharmacol. 14, 2, 233–241.
37. Rosenberg RE, Law JK, Yenokyan G, McGready J, Kaufmann WE, Law PA.
Characterisitics and concordance of autism spectrum disorders among 277 twin pairs. Arch
Pediatr Adolesc Med. 2009; 163(10): 907-914.

×