Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ
̶̶̶̶̶̶̶̶ ̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC ĐẠI CƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở
VIỆT NAM. SỰ BIẾN ĐỔI BIÊN ĐỘ NGÀY CỦA

NHIỆT ĐỘ THEO CHIỀU CAO

GVHD

: ThS. Lê Thị Xuân Lan

Lớp

: Địa lý K41 (2020-2024)

Nhóm

: Nhóm 8

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ


̶̶̶̶̶̶̶̶̶ ̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶̶

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC ĐẠI CƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở
VIỆT NAM. SỰ BIẾN ĐỔI BIÊN ĐỘ NGÀY CỦA

NHIỆT ĐỘ THEO CHIỀU CAO

GVHD

: ThS. Lê Thị Xuân Lan

Lớp

: Địa lý K41 (2020-2024)

Họ và tên sinh viên

: 1. Nguyễn Thị Quế Anh
2. Nguyễn Thị Lan Anh
3. Trần thị Mỹ Hằng
4. Dương Tiến Đạt
5. Đỗ Như Hải

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2021


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8


DANH SÁCH NHĨM VÀ PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ
HỒN
THÀNH

STT

MSSV

HỌ VÀ TÊN

1

2056080028

NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
(NHÓM TRƯỞNG)

Tổng hợp nội dung, 100%
viết tiểu luận
9.5 điểm

NGUYỄN THỊ LAN ANH

Tìm nội dung, hình
ảnh của nhân tố vị
trí địa lý, các nhân
tố khác

2


3

4

5

2056080027

2056080054

2056080040

2056080051

TRẦN THỊ MỸ HẰNG

DƯƠNG TIẾN ĐẠT

ĐỖ NHƯ HẢI

3

NHIỆM VỤ

90%
9 điểm

Tìm nội dung, hình
95%

ảnh của nhân tố địa
9.5 điểm
hình
Tìm nội dung, hình
ảnh của nhân tố
hồn lưu gió mùa

90%
9 điểm

Tìm nội dung, hình
ảnh của sự biến đổi
85%
biên độ ngày theo 8.5 điểm
chiều cao


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHĨM VÀ PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ................................................................3
MỤC LỤC ..................................................................................................................................4
NỘI DUNG .................................................................................................................................5
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA VIỆT NAM .....................................5
PHẦN II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở VIỆT NAM..........................5
1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................5

1.1. Vĩ độ địa lý ................................................................................................. 5
1.2. Vị trí giáp biển ......................................................................................... 10
2. Địa hình ......................................................................................................................... 11


2.1. Độ cao địa hình.........................................................................................11
2.2. Hướng nghiêng chung của địa hình......................................................... 12
2.3 Hướng núi ................................................................................................. 13
3. Hồn lưu khí quyển ....................................................................................................... 17

3.1. Gió mùa mùa đơng ................................................................................... 17
3.2. Gió mùa mùa hạ ....................................................................................... 20
3.3. Gió Tín phong .......................................................................................... 21
4. Các nhân tố khác ........................................................................................................... 23

4.1. Bề mặt đệm............................................................................................... 23
4.2. Frơng và dịng biển .................................................................................. 24
4.3. Mưa .......................................................................................................... 25
4.4. Gió địa phương ........................................................................................ 25
PHẦN III. SỰ BIẾN ĐỔI BIÊN ĐỘ NGÀY CỦA NHIỆT ĐỘ THEO CHIỀU CAO ............ 26
1. Biên độ nhiệt ngày ......................................................................................................... 26
2. Sự biến đổi biên độ ngày của nhiệt độ theo chiều cao..................................................... 27

2.1. Ở lục địa................................................................................................... 28
2.2. Ở đại dương ............................................................................................. 28
2.3. Ở vùng núi ................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 30

4


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

NỘI DUNG

PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA VIỆT NAM
Khí hậu có ba yếu tố cơ bản là: nhiệt, gió, mưa. Trong đó nhiệt độ là một yếu tố quan
trọng hàng đầu quy định đặc điểm khí hậu, thiên nhiên của nước ta. Nhiệt có tác động rất
lớn đến nhân tố tự nhiên như thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật, địa hình,… cũng như đời
sống kinh tế - xã hội của con người.
Hằng năm, lãnh thổ ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng bức xạ trung bình
khoảng 110 – 160kcal/cm2/năm. Cân bằng bức xạ ln dương ở mức 85 – 100
kcal/cm2/năm, dẫn đến nhiệt độ trung bình năm ln cao trên 20°C (trừ khu vực miền núi
cao), vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới là 18°C. Nhiệt độ tổng cộng trung bình năm từ
8000 – 10000°C. Biên độ nhiệt trung bình năm dao động từ 5 – 10°C. Tổng số giờ nắng
nhiều khoảng từ 1400 - 3000 giờ/năm. Trong một tháng có hơn 200 giờ nắng vào mùa hè
cịn vào mùa đơng có gần 70 giờ nắng. Trong biến trình nhiệt của một năm: miền Bắc có
một cực đại – một cực tiểu rõ rệt; miền Nam có hai cực đại và hai cực tiểu. Tất cả các địa
điểm trên lãnh thổ nước ta đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Chế độ nhiệt nước có sự phân hóa phân hóa phức tạp theo khơng gian và cả thời gian.
Phân hóa theo khơng gian: phân hóa theo chiều Bắc – Nam, phân hóa theo độ cao, phân
hóa theo chiều Đơng – Tây. Phân hóa theo thời gian biểu hiện rõ nhất là sự phân chia
thành hai mùa là mùa nóng và mùa lạnh.

PHẦN II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ NHIỆT Ở VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý
1.1. Vĩ độ địa lý
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc: Điểm cực Bắc nằm gần chí tuyến
với 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Điểm cực Nam với 8°34’B
tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (cách xích đạo khơng xa). Vì vậy bất kì
nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên tổng lượng
bức xạ nhiệt hằng năm lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C (trừ vùng núi cao), vượt
tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới là 18°C.

5



Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 1. Sơ đồ chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình nước ta

Ngồi ra, do nằm trong vùng nội chí tuyến quy định góc nhập xạ và thời gian
chiếu sáng giữa hai mùa khơng q lớn nên biên độ nhiệt trung bình hằng năm không
cao
Nước ta trải dài trên 15 vĩ tuyến nên góc nhập xạ giảm dần từ Bắc vào Nam, do
đó lượng nhiệt nhận được cũng giảm dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình năm tăng
dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội 23,5°C; Huế 25,2°C; TP. Hồ Chí Minh 27,1°C). Nguyên
nhân là do càng vào Nam thì càng gần xích đạo hơn. Mặt khác Hà Nội chịu sự tác động
của gió mùa Đơng Bắc mạnh nhất, Huế chịu tác động ít hơn và TP. Hồ Chí Minh khơng
chịu sự tác động của gió mùa Đơng Bắc.

6


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Quảng Trị
Huế
Quảng Ngãi

Quy Nhơn
TP Hồ Chí Minh

Vĩ độ
21050’B
21001’B
18040’B
16044’B
16024’B
15008’B
13046’B
10049’B

Nhiệt độ trung bình năm
21,60C
23,50C
23,90C
25,00C
25,20C
25,80C
26,80C
27,10C

Bảng 1. Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm theo vĩ độ từ Bắc vào Nam

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình
tháng I (°C)
tháng VII (°C)


Nhiệt độ trung
bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

TP.Hồ Chí Minh


25,8

27,1

27,1

Bảng 2. Nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 và nhiệt độ trung bình năm
của một số địa điểm ở nước ta (°C)

Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa hai mùa trong năm giảm dần từ Bắc vào
Nam nên biên độ nhiệt cũng giảm dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội 12,5°C; TP. Hồ Chí
Minh là 3,2°C). Nơi nào chịu sự tác động của gió mùa Đơng Bắc sẽ có biên độ nhiệt
cao hơn. Nguyên nhân là do về mùa hạ nhiệt độ tương đối đồng nhất trong cả nước. Về
mùa đông ở phía Bắc chịu tác động của gió mùa Đơng Bắc cịn phía Nam khơng chịu
tác động của gió mùa Đơng Bắc nên nền nhiệt ở phía Nam cao hơn, từ đó biên độ nhiệt
càng vào Nam càng nhỏ hơn.

7


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Vinh
Huế
TP. Hồ Chí Minh

Biên độ nhiệt trung bình năm

13,7°C
12,5°C
12,0°C
9,4°C
3,1°C

Bảng 3. Biên độ nhiệt của một số địa điểm ở nước ta

Hình 3. Sự phân bố biên độ nhiệt độ

Từ Thừa Thiên Huế trở ra, biên độ nhiệt độ năm đều lớn hơn 8°C. Nửa phần
đông của Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trị số này đạt trên 12°C, một số nơi ở Đông Bắc
8


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

lớn hơn 14°C, còn Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, biên độ nhiệt độ năm nhỏ hơn từ 8
– 10°C. Nửa phía nam, từ Đà Nẵng trở vào, biên độ nhiệt độ năm nhỏ hơn 8°C, Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ từ 4 – 6°C, còn Nam Bộ trị số này dưới 4°C. Như vậy biên
độ nhiệt độ năm ở Bắc Bộ lớn gấp 2 – 3 lần, một số nơi tới 4 – 5 lần so với Nam Bộ.
Chính sự tương phản này đã là nhân tố quan trọng tạo ra các miền khí hậu khác nhau
trên lãnh thổ Việt Nam.
Khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam, do
đó hai đỉnh nhiệt càng vào Nam càng cách xa nhau. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh nên
Hà Nội và Huế có một cực đại, một cực tiểu. Và thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên
đỉnh cách xa nhau (tháng IV và tháng VIII) nên TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại, hai
cực tiểu.

Hình 4. Bản đồ hành chính nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

9


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

1.2. Vị trí giáp biển
Biển là một trong những nhân tố tạo ra sự phân hóa chế độ nhiệt, vùng ven biển
chế độ nhiệt điều hịa hơn; nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt năm thấp hơn so với khu
vực trong đất liền có cùng vĩ độ địa lý.

Hình 5. Phân loại khí hậu Koppen

Nhiệt đới, ẩm
Nhiệt đới, ẩm và khơ

Lục địa, ẩm

Khô, bán khô cằn

Lục địa, cận Bắc cực

Khô, khô cằn

Vùng cực, lãnh ngun

Ơn hịa, Địa Trung Hải

Vùng cực, chỏm băng

Ơn hịa, cận nhiệt đới ẩm


Vùng cực, cao ngun

Ơn hịa, hải dương bờ phía tây

Vùng cực, băng giá khơng vĩnh cửu

10


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đơng
Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, từ đơng sang tây
nơi rộng nhất là 7° kinh tuyến, nơi hẹp nhất chỉ có 50km (Quảng Bình). Đặc điểm này
cùng với hình dáng đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km, từ tỉnh Quảng
Ninh đến tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào
đất liền. Diện tích vùng biển nước ta là 1 triệu km2. Tiếp giáp với Biển Đông, một vùng
biển rộng lớn, là vùng biển nhiệt đới nên tính ẩm, ấm cao nên khi các khối khí đi qua
biển đã được làm biến tính, nhiệt độ điều hịa hơn, biên độ nhiệt không lớn. Điều này
đã làm cho Việt Nam không bị sa mạc hóa như một số nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
2. Địa hình
2.1. Độ cao địa hình
Độ cao địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu, đặc biệt là chế độ
nhiệt.
Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí
hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (ở miền Bắc dưới 600 – 700m, miền Nam
dưới 900 – 1000m).
Do địa hình đồi núi nước ta ¾ là đồi núi nên ngồi sự phân hóa theo chiều Bắc
– Nam, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao khá rõ.

Đại nhiệt đới gió mùa (600 – 700m ở miền Bắc, dưới 1000m ở miền Nam). Khí
hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng
trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khơ hạn đến ẩm ướt.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (miền Bắc: 600 – 700m đến 2600m; miền
Nam: 900 – 1000m đến 2600m). Từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m: khí hậu mát mẻ,
độ ẩm tăng, nhiệt độ giảm. Từ 1600 – 1700m đến 2600m thì khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp.
Đai ơn đới gió mùa trên núi (trên 2600m, chỉ có ở Hồng Liên Sơn với độ cao
3143m): khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa
đông xuống dưới 5°C.

11


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Địa điểm

Độ cao (m)

Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Sơn La

676

21,0

Tam Đảo

897


18,0

Sapa

1570

15,2

Plâyku

800

21,8

Đà Lạt

1513

12,3

Bảng 4. Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta

Theo quy luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,5 – 0,6°C. Nguyên
nhân là do theo độ cao, bức xạ Mặt Trời tăng, nhưng bức xạ của mặt đất còn tăng nhanh
hơn, nên nhiệt độ giảm rất nhanh. Cho nên ở những vùng núi cao, nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn đồng bằng xung quanh rất nhiều. Nếu tồn bộ địa hình bề mặt Trái Đất
được san bằng thì nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất sẽ tăng lên 0,7°C. Sa Pa nhiệt
độ trung bình năm 15,2°C so với nhiệt độ trung bình cả nước là 23°C.
Vì vậy, độ cao địa hình tạo ra phân hố khí hậu theo đai cao: địa hình càng cao

thì tính vành đai của khí hậu càng phong phú, hình thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
2.2. Hướng nghiêng chung của địa hình
Ảnh hưởng của hướng nghiêng địa hình đến các đặc điểm chung của khí hậu
Việt Nam. Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam thấp
dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm nên ảnh hưởng của
biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến tính lục địa của các địa phương khơng
thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa
khác hẳn với các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Bắc Phi.

12


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 6. Địa hình

2.3 Hướng núi
Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam và
Đơng – Tây.
Hướng vịng cung của các cánh cung ở Đông Bắc (các cánh cung núi: Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều) tạo điều kiện cho gió mùa Đơng Bắc xâm nhập sâu
vào lãnh thổ nước ta khiến các địa phương ở phía bắc vùng núi Đơng Bắc vào mùa đơng
có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp và lạnh nhất cả nước. Hướng vòng cung của các
cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở duyên hải khiến cho nhiều địa
phương có lượng mưa thấp (Ninh Thuận, Bình Thuận lượng mưa trung bình năm thấp
nhất nước ta khoảng 600 - 700mm).

13



Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 7. Lược đồ địa hình và khống sản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hồng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh
hưởng của gió mùa Đơng Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đơng ngắn
hơn so với khu Đông Bắc. Ở khu vực Đông Bắc, mùa đông kéo dài 3 tháng, nhiệt độ
trung bình ở các địa điểm cùng độ cao so với Tây Bắc thường thấp hơn 2- 30C. Trong
khi đó ở khu vực Tây Bắc, mùa đơng ấm áp hơn, số tháng lạnh chỉ cịn 2 tháng (ở vùng
thấp).

14


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 8. Lược đồ địa hình và khống sản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vng góc với gió Tây Nam
khiến cho sườn đơng chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng vào mùa hạ nhiệt độ lên
cao, mưa ít. Sang mùa đơng thì sườn đơng lại ở vị trí đón gió nên mưa nhiều (điều này
thể hiện rất rõ ở khu vực Bắc Trung Bộ mùa mưa thường chậm dần so với mùa mưa cả
nước, vào khoảng tháng 9 – 12 hằng năm).
Hướng Tây – Đông của các dãy núi Hồnh Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh
15


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

hưởng của gió mùa Đơng Bắc xuống phía nam góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía

nam cao hơn phía bắc (phần lãnh thổ phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra nhiệt độ trung
bình năm trên 20°C, có ba tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C trong khi phần lãnh thổ
phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, khơng có tháng
nào nhiệt độ dưới 20%.

Hình 9. Lược đồ địa hình và khống sản của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Ảnh hưởng của hướng sườn đến nhiệt độ: các địa điểm nằm ở sườn đón gió của
các dãy núi thì có lượng mưa lớn nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ hơn. Vùng
16


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

núi thượng nguồn sơng Chảy, vùng núi cao Hồng Liên Sơn, vùng đồng bằng ven biển
Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên – Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta (2400
– 2800 mm), trong khi những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã – sông
Ba, lượng mưa trung bình năm rất thấp (800 – 1200mm).
Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến nhiệt độ: nơi có độ dốc nhỏ, nhiệt độ cao
hơn ở nơi có độ dốc lớn, bởi vì lớp khơng khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn.
Ảnh hưởng của địa hình đến biên độ nhiệt trong ngày: Nơi đất bằng, nhiệt độ
thay đổi ít hơn nơi đất trũng, vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao hơn, ban đêm
khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ thấp. Trên vùng núi và cao ngun, khơng
khí lỗng hơn ở đồng bằng, nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng

Hình 10. Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi (Mức độ đốt nóng được biểu
hiện bằng độ dày của lớp được đốt nóng, tơ bằng màu đỏ)

3. Hồn lưu khí quyển
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai

mùa gió chính: gió mùa mùa đơng và gió mùa mùa hạ với tính chất trái ngược nhau đã
tạo ra sự phân hóa nhiệt theo thời gian và làm cho sự phân hóa nhiệt theo khơng gian rõ
rệt hơn. Ngồi ra cịn chịu sự chi phối bởi gió Tín phong Bắc bán cầu làm cho nền nhiệt
nước ta ln cao.
3.1. Gió mùa mùa đơng
Nguồn gốc xuất phát từ khối khơng khí lạnh NBc từ trung tâm áp cao Xibia di
chuyển qua lục địa vào nước ta theo hướng đông bắc vào thời gian từ tháng XI đến
17


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

tháng IV năm sau. Vào nửa đầu mùa đông (từ tháng XI đến tháng I năm sau) khối khơng
khí lạnh đi qua lục địa Trung Hoa mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô,
quang mây, ở miền núi có sương mù bức xạ vào buổi sáng. Nửa cuối mùa đơng (từ
tháng II đến tháng IV) khối khơng khí lạnh bị hút bởi áp thấp A-lê-út ngồi Biển Đơng,
di chuyển vào nước ta được bổ sung hơi ẩm nên gây thời tiết lạnh ẩm, nhưng đầy mây,
âm u, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

Hình 11. Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đơng (tháng 1) ở khu vực khí
hậu gió mùa châu Á

Gió mùa Đơng Bắc chỉ hoạt động từng đợt không kéo dài liên tục, cường độ
mạnh nhất trong mùa đơng và ở miền Bắc hình thành một mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3
tháng ở miền Bắc, nhiệt độ dưới 18°C. Khi di chuyển xuống phía nam, chúng bị suy
yếu, gặp dãy Bạch Mã chắn ngang ở vĩ tuyến 16°B.
18


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8


Gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp trong mùa đông.
Biểu hiện là tất cả các vùng khí hậu (trừ vùng khí hậu Nam Bộ) đều có nhiệt độ trung
bình tháng I thấp hơn nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm, nhất là
ở vùng Đơng Bắc và vùng Trung và Nam Bắc Bộ. Gió mùa Đơng Bắc làm cho chế độ
nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo khơng gian; phân hóa theo chiều Bắc – Nam,
nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc; phân hóa theo chiều Đơng – Tây, khu vực Đơng Bắc
có nhiệt độ thấp hơn so với các địa phương cùng vĩ độ khu vực Tây Bắc. Gió mùa mùa
đơng góp phần làm cho biên độ nhiệt ở nước ta lớn và có xu hướng tăng dần từ Nam ra
Bắc.

Địa điểm

Nhiệt độ trung
bình tháng VII
(°C)
27,0
28,9
29,4
29,1
29,7
27,1

Nhiệt độ trung
bình tháng I (°C)

Nhiệt độ trung
bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3
21,2
Hà Nội
16,4
23,5
Huế
19,7
25,1
Đà Nẵng
21,3
25,7
Quy Nhơn
23,0
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
Bảng 5. Nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng 7 và nhiệt độ trung bình năm
của một số địa điểm ở nước ta (°C)

Hình 12. Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh
19


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

3.2. Gió mùa mùa hạ
Vào mùa hạ ở nước ta (từ tháng V đến tháng X) với hai luồng gió thổi vào cùng
hướng Tây Nam: gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương và gió mùa Tây Nam
xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam).


Hình 13. Lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa hạ (tháng 7) ở khu vực khí hậu gió
mùa châu Á

Nửa đầu mùa hạ (tháng V đến tháng VII), khối khí nhiệt đới ẩm (TBg) từ Bắc
Ấn Độ Dương di chuyển hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn
cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi
dọc biên giới Việt – Lào tràn xuống vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía nam
khu vực Tây Bắc, gây ra hiệu ứng phơn, thời tiết khơ nóng, nhiệt độ lên tới 37°C và độ
ẩm xuống dưới 50%.
Giữa và cuối mùa hạ (tháng VI đến tháng X): gió mùa Tây Nam từ áp cao cận
chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí trở nên
nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta.
20


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa
vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc
Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đơng
Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

Hình 14. Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đơng Nam Á

3.3. Gió Tín phong
Gió Tín phong bán cầu Bắc (cịn gọi là Tín phong Đơng Bắc). Nguồn gốc loại
gió này xuất phát từ trung tâm áp cao trên biển Thái Bình Dương (Tm) thổi về Xích đạo.
Tín Phong Đông Bắc hoạt động quanh năm trên phạm vi cả nước ta và chỉ mạnh lên
vào thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa. Tính chất loại gió này khơ, nóng và tương đối

ổn định.
Ở miền Bắc, Tín phong Đơng bắc thổi xen kẽ với gió mùa Đơng Bắc, mạnh lên
khi gió mùa Đơng Bắc suy yếu, gây nên thời tiết khô, ấm giữa những ngày đông lạnh
giá. Ở miền Nam, Tín phong Đơng Bắc thống trị, gây nên một mùa khô sâu sắc ở Nam
Bộ và Tây Nguyên. Ở Trung Bộ, Tín phong Đơng Bắc gặp dãy Trường Sơn gây mưa
cho vùng ven biển Trung Bộ.

21


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 15. Khí hậu

Đầu mùa hạ, Tín Phong bán cầu Bắc gặp gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ đến tạo
nên dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa Tiểu mãn cho miền Trung.
Giữa và cuối mùa hạ, Tín phong Đơng Bắc gặp gió mùa Tây Nam có nguồn gốc
từ Nam bán cầu di chuyển lên tạo nên dải hội tụ chạy theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang
22


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

qua nước ta, gây biến động dữ dội thời tiết (mưa, áp thấp, bão,...). Dải hội tụ này dịch
chuyển từ Bắc vào Nam theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, tháng VIII vắt ngang
qua Bắc Bộ, tháng IX và tháng X di chuyển vào Trung Bộ và Nam Bộ.
Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương vào đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam vào
giữa và cuối mùa hạ đều thổi theo từng đợt, những lúc các gió này suy yếu, Tín phong
Bắc bán cầu hoạt động mạnh lên, gây ra thời tiết khơ.
Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió mùa Tây Nam và Tín phong Bán

cầu Bắc đều làm cho nền nhiệt cả nước cao trong mùa hạ.
4. Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố chủ yếu như vị trí địa lý, địa hình, hồn lưu khí quyển ảnh
hưởng đến chế độ nhiệt ở nước ta thì cịn có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
4.1. Bề mặt đệm
Ngoài ảnh hưởng khác nhau của đặc điểm địa hình mà chúng ta có thể hình dung
ra được thì các loại bề mặt khác nhau sẽ có loại phản xạ (albedo), phát xạ bức xạ khác
nhau từ đó làm thay đổi cán cân bức xạ và cán cân nhiệt theo không gian.
Bề mặt đệm là nguồn nhiệt chủ yếu cung cấp cho khí quyển, góp phần hình thành
các quá trình thời tiết. Bức xạ dư thừa tại bề mặt phần lớn được chuyển hóa thành nhiệt
cung cấp ngược lại cho khí quyển bằng dẫn nhiệt phân tử rối và đối lưu (hiển nhiệt –
SH) hoặc thông qua quá trình bốc hơi ngưng kết (ẩn nhiệt – LH). Tỉ lệ phân bố bức xạ
dư thừa cho SH và LH phụ thuộc vào đặc điểm của bề mặt.
Ví dụ:
Mặt đất màu đen, ẩm sẽ hấp thụ nhiều và phản hồi ít; ngược lại mặt đất màu
trắng, khơ sẽ hấp thụ ít và phản hồi nhiều. Khu vực cát khô sẽ phản hồi nhiều hơn khu
vực đồng cỏ. Bề mặt cát pha ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ bị tăng tính nóng bức khi
có gió Lào (gió phơn) và khiến vùng này thành nơi ảnh hượng mạnh nhất của loại gió
này.

23


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Loại bề mặt

Đặc điểm

Albedo (%)


Đất

Đen và ẩm – sáng và khô

5 – 40

Cát

15 – 40

Cỏ

16 – 26

Đất nông nghiệp

18 – 25

Rừng
Bề mặt nước
Tuyết
Băng
Mây

Rụng lá
Lá kim
Góc thiên đỉnh nhỏ
Góc thiên đỉnh lớn


Mới
Băng biển
Sông băng
Mây dày
Mây mỏng

15 – 20
5 – 15
3 – 20
10 – 100
40
95
30 – 45
20 – 40
60 – 90
30 – 50

Bảng 6. Giá trị albedo của các loại bề mặt khác nhau

4.2. Frơng và dịng biển
Nước ta chịu tác động bởi frông cực vào mùa đông. Khi frông cực đi đến đâu thì
phạm vi tác động của gió mùa Đơng Bắc đi đến đó, thường dừng lại ở vĩ độ 16°B, khi
frơng cực tràn qua thì nhiệt độ nơi đó tràn nhanh.
Dịng biển có ảnh hưởng lớn tới khí hậu ven bờ mà chúng đi qua. Do dịng biển
nóng làm tăng nhiệt độ khơng khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển
bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. Dịng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ,
hơi nước trong các khối khí qua dịng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngồi biển,
nên khối khí qua dịng lạnh vào bờ thường có tính chất khơ hạn hình thành hoang mạc
ở các vùng ven bờ . Các loại dịng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ
ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.


24


Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

Hình 16. Lược đồ dịng biển theo mùa trên Biển Đơng

4.3. Mưa
Mưa cũng là một yếu tố làm thay đổi nhiệt độ. Nước ta có lượng mưa trung bình
năm từ 1500 – 2000mm, ở những nơi sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng
mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 – 4000mm. Khi mưa xuống thì sẽ làm giảm
nhiệt độ, tạo thời tiết mát mẻ ở những nơi có mưa.
4.4. Gió địa phương
Gió núi, gió thung lũng, gió đất hay gió biển cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của
một khu vực nhỏ, thay đổi trong ngày.

25


×