Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIEU LUAN BAO MANG DIEN TU PAYWALL ( bức TƯỜNG PHÍ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 23 trang )

Tiểu luận
Môn: Báo mạng điện tử vàMuntimedia
Đề tài:

PAYWALL ( BỨC TƯỜNG PHÍ )

1


I- LỜI MỞ ĐẦU
Mơ hình 80% doanh thu từ quảng cáo – 20% từ việc bán báo – đổ vỡ đã
khiến báo giấy đổ xô vào hướng kỹ thuật số nhằm tìm một phương thức khả dĩ để
tồn tại. Nhưng với các báo, khi mọi chi phí xuất bản đểu trở nên vơ cùng đắt đỏ
thì việc chuyển sang báo điện tử để... kiếm tiền ( Chủ yếu nhờ quảng cáo) cũng
khơng thực sự hiệu quả. Vì vậy, để tìm đáp án cho câu hỏi nguồn thu, từ cách đây
hơn mười năm, một số tờ báo điện tử đã thử nghiệm áp dụng mơ hình thu phí truy
cập (hay cịn gọi bằng cụm từ dựng tường phí paywall). Sau một thời gian thử
nghiệm, việc lấy được tiền từ các độc giả trực tuyến gặp khó khăn hơn những
người làm báo điện tử tưởng tượng rất nhiều. Nan giải nhất là việc thay đổi thói
quen đọc báo miễn phí từ trước đến nay của độc giả. Thói quen ấy đã khiến cho
những thông báo paywall bất ngờ hiện ra trên màn hình biến thành những trải
nghiệm rất khơng dễ chịu cho độc giả. Chưa kể, cịn là vơ số những nghi hoặc
rằng liệu những bài báo trực tuyến có đáng để trả tiển? Rồi cả những ý kiến phản
đối thẳng thừng rằng dựng paywall là đi ngược lại xu thế, là “tự sát”
vì paywall loại bỏ người đọc và điều này về mặt chiến lược là khơng tốt bởi báo
chí đang cần có thêm độc giả. Bản thân những người dựng paywall khơng phải
khơng có những nghi ngại khi việc đầu tư cho cơng nghệ tính phí với độc giả
khơng hề đơn giản.
Tuy nhiên, bất chấp những nghi hoặc, phản đối, từ năm 2011 đến nay, quan
điểm thu phí dường như đã được định hình rõ ràng hơn. Bản thân các độc giả, sau
một thời gian trải nghiệm với việc thu phí đã dần quen với phương thức đọc


tin trả tiền trên website. Cịn với những người làm truyền thơng, trước thực tế
phát triển của báo điện tử toàn cầu, nhiều chun gia truyền thơng khẳng
định: “Việc thu phí đọc báo online sẽ khơng cịn là câu chuyện thích hay khơng
thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại”. Các báo điện tử, nhất là báo điện tử tại
châu Âu và Mỹ, hai nền báo chí chịu ảnh hưởng nặng nề của sự sụt giảm tia- ra
và doanh thu quảng cáo hăm hở bước chân vào cơng cuộc thu phí tin tức trực
tuyến. Theo thống kẻ, tại Mỹ, hiện đã có hơn 300 nhật báo sử dụng hệ thống thu
tiền lệ phí nơi người đọcbáo dưới nhiêu hình thức “paywall” và chỉ cho đọc miễn
phí một số bài vở và thơng tin nhất định và con số này, dự đoán đến hết năm
2


2014, con số này sẽ tăng lên ít nhất 400 tờ. Trong “câu lạc bộ những báo điện tử
có thu phí”, châu Âu lả khu vực có nhiều thành viên nhất. Mới đây nhất, từ tháng
6/2013, nhật báo lớn nhất nước Đức là Bild, bắt đầu thu phí đọc báo điện tử. Một
xu hướng chung đang hình thành rõ tại châu Âu nói riêng và tồn cầu nói chung.
Như vậy, hiện nay việc áp dụng paywall hay thu phí độc giả đối với các nội
dung trực tuyến đã trở nên khơng cịn xa lạ. Tuy vẫn cịn q sớm để khẳng định
chắc chắn paywall có thành cơng trên phạm vi tồn thế giới hay khơng nhưng với
những gì đang diễn ra, áp dụng paywall đã là một xu hướng tất yếu của báo chí
trong thời kỳ kỹ thuật số và là một lối thoát được kỳ vọng số một trong việc đưa
báo chí ra khỏi vũng bùn bĩ cực của sự sụt giảm tia-ra và doanh thu từ quảng cáo.

MỤC LỤC
I – Lời mở đầu………………………………………………………………
3


II – Paywall và những vấn đề liên quan…………………………………….
1. Khái niệm Paywall

2. Các hình thức Paywall chủ yếu
3. Xu hướng ứng dụng Paywall trên thế giới và Việt Nam
3.1 - Xu hướng ứng dụng Paywall trên thế giới
3.2 - Xu hướng ứng dụng Paywall tại Việt Nam
4. Phản ứng từ việc thu phí trên báo mạng điện tử
4.1 – Phản đối việc thu phí
4.2 – Hiệu quả
5. Một số hình thức áp dụng Paywall
6. Tương lai của Paywall
7. Tương lai áp dụng Paywall tại Việt Nam
III – Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

II – PAYWALL VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Khái niệm Paywall

4


Paywall ( Bức tường phí ) là thuật ngữ mới thể hiện xu hướng thu phí để
xem nội dung báo điện tử ý mô tả bức tường ngăn cách giữa nội dung và người
đọc, u cầu họ phải đóng phí để có thể "qua cửa".

2. Các hình thức Paywall chủ yếu
- Paywalls "cứng": Là hình thức địi hỏi phải trả tiền thuê bao trước khi bất
kỳ nội dung trực tuyến của họ có thể được truy cập. Một paywall cứng được xem
là lựa chọn rủi ro nhất cho các nhà cung cấp nội dung bởi ước tính rằng một trang
web sẽ mất 90% khán giả và doanh thu quảng cáo trực tuyến của mình nếu
Paywall “ cứng” được ứng dụng cứng nhắc. Nó là rào cản lớn cho người dùng.
Paywalls "cứng" chỉ thành công nếu báo mạng tăng cường cung cấp nội dung,

Nhắm mục tiêu một đối tượng và Đã chiếm lĩnh thị trường thích hợp
Paywall “Mềm”: Là hình thức cho phép người dùng xem một số bài báo
cụ thể trước khi yêu cầu thuê bao trả tiền. Ngược lại với các trang web cho phép
truy cập để chọn bên ngoài nội dung của paywall “ cứng”, paywall “ mềm” cho
phép truy cập vào bài viết bất kỳ miễn là người dùng đã không vượt qua giới hạn
quy định.
3. Xu hướng ứng dụng Paywall trên thế giới và Việt Nam
3.1 - Xu hướng ứng dụng Paywall trên thế giới

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí trên phiên bản
điện tử sẽ làm tờ báo mất độc giả. Rob Grimshaw - Giám đốc điều hành của tờ
5


“Financial Times” thừa nhận rằng việc này rất khó thực hiện bởi khi đó các báo
điện tử đã tự giới hạn số lượng độc giả của mình và đây là điều các nhà quảng
cáo rất khơng hài lịng. Khơng ai có thể phủ nhận doanh thu từ quảng cáo lớn hơn
rất nhiều so với doanh thu từ việc “bán tin online” và tự đóng cửa báo đối với độc
giả chẳng khác gì một hành động tự sát.
Mặc dù vậy, vẫn có một số tờ báo kiên định đi theo con đường này, như
“Wall Street Journal” (Mỹ) - hiện được xem là điển hình thành cơng trong việc
triển khai hình thức thu phí đọc tin trực tuyến. Tờ báo này bắt đầu tính phí đối
với độc giả từ năm 1997 và 10 năm sau đó, số lượng người trả tiền để đọc “Wall
Street Journal” đã lên tới con số 1 triệu.
Tại quốc gia có nền báo chí đa dạng - Mỹ, hiện đã có hơn 300 nhật báo sử
dụng hệ thống thu tiền lệ phí đối với người đọc báo dưới nhiều hình thức
“paywall” và chỉ cho đọc miễn phí một số bài vở và thơng tin mà thơi. Theo dự
đốn của công ty nghiên cứu Outsell, con số này sẽ tăng lên ít nhất 400 tờ trong
năm 2014.
Báo chí châu Âu về tổng thể cũng đang ngả theo xu hướng thu phí đọc báo

điện tử trong bối cảnh doanh thu giảm khiến nhiều tờ báo có nguy cơ bị đóng cửa
và độc giả chuyển dần sang xem tin tức trên máy tính hoặc máy tính bảng. ( Nhật
báo kinh tế lớn thứ hai của Đức là “Financial Times Deutschland” đã phải đóng
cửa hồi năm ngối, trong khi báo “Frankfurter Rundschau” đã nộp đơn xin phá
sản và sa thải toàn bộ nhân viên. Hãng thông tấn lớn thứ hai ở Đức DADP cũng
mới phá sản, còn hầu hết các tờ báo khác đang phải chật vật tìm cách cắt giảm chi
phí khi doanh thu quảng cáo sụt giảm. Số người đọc báo giấy tại Đức cũng sụt
giảm trong những năm qua. Từ năm 2000-2011, số phát hành báo giấy nhìn
chung đã giảm 22%, từ 24 triệu bản còn 18,9 triệu bản/năm.)
Kể từ ngày 11-6-2013, nhật báo lớn nhất nước Đức - “Bild” - cũng đã đặt
“paywall” cho một số nội dung tùy chọn trên phiên bản báo điện tử. Về cơ bản,
các tin tức chung sẽ vẫn được miễn phí, nhưng nếu độc giả muốn đọc các bài
viết, phỏng vấn, điều tra hay hình ảnh độc quyền sẽ phải trả một khoản phí nhất
định. Mức thuê bao hàng tháng sẽ nằm trong khoảng từ 4,99-14,99 euro (tương
đương 6,45-19 USD). Quyết định thu phí của “Bild” được coi là một chiến lược
6


nhằm bù đắp cho doanh thu quảng cáo, đặc biệt là trong bối cảnh lượng tiêu thụ
các ấn phẩm báo in của nhật báo này đang có xu hướng sụt giảm rõ rệt. Tại Anh,
tờ “Financial Times” cũng cho thực hiện thu phí đọc online và tính đến tháng 62012, tờ báo tài chính hàng đầu “Xứ sở Sương mù” có 285.000 người trả phí. Dự
kiến, con số người trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ cao hơn số người mua báo
in vào năm 2013, mức tăng trưởng dự báo đạt 30%/năm.
Trong khi đó, “The Sun” - nhật báo bán chạy nhất nước Anh đã bắt đầu
tính phí truy cập phiên bản điện tử. Phiên bản điện tử của “The Sun” có khoảng
30 triệu lượt người dùng mỗi tháng, cao gấp 10 lần so với ấn phẩm báo giấy.
“The Sun” tuyên bố sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát cho phép độc giả truy cập một
lượng tin miễn phí nhất định và phải trả tiền nếu muốn xem những nội dung
khác. Mục đích là dùng bài báo miễn phí để hấp dẫn độc giả và sau đó thu phí
những ai muốn đọc thêm các bài phân tích sâu sắc.

Hàng loạt tờ báo ở châu Đại dương và châu Á cũng đang bắt đầu thử
nghiệm áp dụng thu phí độc giả.
3.2 - Xu hướng ứng dụng Paywall tại Việt Nam

Trước hết phải khẳng định báo mạng Việt Nam sẽ duy trì mơ hình doanh
thu miễn phí nội dung, dựa vào phí quảng cáo trong một thời gian rất dài. Cho dù
không xét đến vấn nạn đạo báo đang diễn ra tràn lan thì cho đến nay cũng chưa
một tờ báo mạng nào đủ khả năng sở hữu những thông tin giá trị mà độc giả
khơng thể tìm thấy ở những trang tin khác. Hơn nữa các nhà kinh doanh thơng tin
cần hiểu rằng khả năng thu phí của các khách hàng trực tuyến Việt Nam là rất
thấo khi mà ngay cả những sản phẩm số phải trả tiền của nước ngồi cũng phải tỏ
ra vơ hiệu. Những thành viên trong cộng đồng mạng có thể bẻ khóa, chia sẻ rộng
7


rãi các phần mềm có bản quyền của các hãng lớn trên thế giới thì họ cũng có thể
phổ biến miễn phí mọi thơng tin được đưa ra trên Internet. Ngồi ra việc thiết lập
một hệ thống thanh tốn an toàn mà thuận tiện cho các khách hàng cũng là vấn đề
lớn trong tình hình thương mại điện tử cịn non yếu. Với những điều kiện về chất
lượng tin tức, con người và cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay, bất kỳ một mơ
hình kinh doanh thu phí nào cũng sẽ lập tức đổ vỡ. Những dấu hiệu của thời kỳ
phát triển mới đang hiện ra rõ ràng. Mạng Internet ngày càng phổ biến khiến thị
trƣờng truyền thông trực tuyến được mở rộng liên tục, thu hút các cơ quan báo
chí truyền thống lẫn các nhà quảng cáo tham gia. Các tổ chức truyền thông lớn
như Đài Truyền Hình kỹ thuật số VTC, Thơng tấn xã Việt Nam đã lần lượt cho ra
mắt báo điện tử cạnh tranh mạnh với những trang báo đã hình thành trước đó.
Các tờ báo điện tử hàng đầu cũng không ngừng thúc đẩy hoạt động của mình. Hệ
thống thơng tin đang được phân hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm độc giả
mục tiêu. Sự cạnh tranh giữa các cơ quan truyền thông truyền thống với các báo
điện tử thuần túy, giữa luồng thơng tin báo chí và thơng tin ngồi báo chí đang

gia tăng. Tất cả báo hiệu một giai đoạn phát triển cao hơn hẳn mà ở đó thị trường
thông tin trực tuyến được phân khúc rõ rệt theo chiều sâu.
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa nhiều tờ báo điện tử nào ở Việt Nam
chính thức thu phí đọc báo online. Nổi cộm nhất là Thông tấn xã Việt Nam
(vnanet.vn) đã áp dụng dịch vụ thu phí bao gồm 2 gói trả trước và trả sau. Ngồi
ra, phiên bản mobile của trang tin tổng hợp Baomoi.com cũng bắt đầu thực hiện
thu phí những tin bài “hot” với giá 5.000 đồng/bài, cho dù những tin bài này
Baomoi không tự sản xuất.
VietnamPlus là cơ quan báo chí đầu tiên ở Việt Nam đi tiên phong thử
nghiệm bán tin thu phí, được áp dụng trên sản phẩm VietnamPlus Mobile. Ban
đầu áp dụng ý tưởng này tưởng chừng rất khó khăn vì người dùng đã quen với
việc đọc tin miễn phí trên mạng Internet. Tuy nhiên bước đầu áp dụng tờ báo đã
có những kết quả khả quan. Đến nay VietnamPlus Mobile đã có trên 500.000
người dùng và cứ mỗi ngày tăng thêm 500 người, có nghĩa mỗi tháng có thêm từ
15.000 đến 18.000 người dùng.
8


“Bán” tin trên điện thoại di động là một thị trường tiềm năng. Nghiên cứu
khảo sát về hành vi của 1,062 người dùng các thiết bị di động do Decision Fuel
và Inmobi thực hiện cho thấy: trong hơn 4,5 giờ hoạt động giải trí, người dùng bỏ
ra tới hơn 95 phút truy cập internet bằng các thiết bị di động. Con số này đã
chứng minh điện thoại di động đang dần thay thế các thiết bị khác, thế giới ba
màn hình: tivi, máy tính, điện thoại di động đang dần chuyển thành thế giới một
màn hình của điện thoại di động.
Ban đầu, khi mới đưa vào thử nghiệm VietnamPlus ước tính bán mỗi bài
chỉ được 500 đồng/người, nhưng có những bài hút khách đã lên tới 5000 đồng.
Con số này còn lên tới 17 triệu/bài với những bài hấp dẫn độc giả tốt. Người đọc
sẵn sàng trả tiền để đọc tin tức mà mình quan tâm. Ơng Lê Quốc Minh - Tổng
biên tập báo VietnamPlus chia sẻ thêm: “Từ việc bán tin trên điện thoại di động,

ta lại có thể khai thác quảng cáo có hiệu quả hơn các loại hình báo chí khác thậm
chí là cả truyền hình vì có thể nắm được đối tượng, nhu cầu, sở thích hay mối
quan tâm của người dùng trên điện thoại để đưa quảng cáo phù hợp".
Dù ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng với những thành cơng mà
VietnamPlus đã đạt được, báo đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm
VietnamPlus Mobile bao trùm tất cả các loại điện thoại từ điện thoại đắt tiền đến
rẻ tiền và tiến hành thu phí người sử dụng trên điện thoại di động. Đây là hướng
đi khả quan để nuôi sống nhiều tờ báo mạng khác!
* Khó khăn khi áp dụng Paywall tại Việt Nam
Báo chí Việt Nam có tình trạng là “thấy người ta làm website, mình cũng
làm”. Lúc đầu thì các báo rất chần chừ nhưng từ 2011 đến nay ồ ạt các báo ra báo
điện tử. Tuy nhiên nhiều báo điện tử khơng khác gì báo in, chẳng qua là nội dung
của báo in nằm trên môi trường Internet mà thôi: vẫn là một bài viết dài, gắn cái
ảnh minh họa. May ra thì có thêm video clip.
Trong suốt hai năm 2012-2013 các tờ báo trên thế giới thay đổi xu hướng
thiết kế báo điện tử theo hướng “responsive design” nhằm tạo sự thống nhất trên
mọi loại thiết bị, hoặc chú trọng xu hướng “chạm” trên màn hình thì phần lớn các
báo Việt Nam vẫn giữ nguyên thiết kế kiểu cũ. Có chăng chỉ có một số bổ sung
9


tiện ích, kết nối mạng xã hội. Một số báo cũng cố gắng sản xuất video clip.
Nhưng đã hoạt động như một báo điện tử đích thực hay khơng thì chưa hẳn.
Trào lưu làm phiên bản mobile cho các báo cũng giống như việc các báo
từng làm website, tức là làm cho đủ bộ. Nhưng tin trên mobile không phải là tin
trên website đẩy sang nguyên xi, độ dài hoặc cách trình bày tin tức cũng phải
khác cho phù hợp với thói quen của người dùng. Các báo lớn trên thế giới coi bộ
phận mobile hoàn toàn tách việt với web, địi hỏi phải có các biên tập viên
chun về mobile, có tư duy mobile. Ở Việt Nam thì nói chung chỉ là khâu “bẻ
ghi kỹ thuật” với một cái giao diện mobile để tin trên web chạy lên đây.

Về phía các độc giả trực tuyến, hiện nay họ đã bắt đầu than phiền về nội
dung vô bổ của các trang thông tin. Phần lớn nhận ra rằng các thông tin trên
mạng trùng lặp quá nhiều và bao gồm toàn những tin được giật tít ấn tượng nhằm
mục đích câu khách trong khi nội dung có thể hồn tồn chẳng liên quan. Ngay
cả những tin thời sự bạo lực, thiên tai cũng đã trở nên bão hòa. Độc giả báo mạng
ngày nay cần những thơng tin đem đến lợi ích cho họ nhiều hơn. Những tờ báo
chú trọng chất lượng như VietNamNet hay Tuoitreonline dần lên hạng, trong khi
một số trang như báo điện tử Dantri hay trang thông tin điện tử Kenh14 vốn rất
thịnh hành trong thời gian đầu đến nay cũng trở nên ít phổ biến trong các cuộc
điều tra độc giả. Trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi xu hướng tiếp nhận thơng tin mới của thời đại. Những phân tích về tình
hình gia nhập các mạng xã hội nhƣ facebook, youtube, blog và các diễn đàn cho
thấy cộng đồng trực tuyến Việt cũng sẽ đón nhận những thơng tin ngồi luồng
ngày một nhiều hơn. Nhu cầu “cá nhân hóa” thơng tin như ở các nước phương
Tây có thể chưa diễn ra ngay, một phần do trình độ phát triển báo chí cịn thấp,
một phần do nền văn hóa cịn nặng tính áp chế, nhưng những biểu hiện của xu
hướng ấy thì rất rõ nét. Sự tham gia đông đảo của độc giả trên chuyên mục “Bạn
đọc viết” của một vài tờ báo thể hiện rằng những người đọc không đơn thuần chỉ
đọc và nhận xét, mà họ muốn lên tiếng, muốn trình bày tất cả những luận điểm
riêng của mình bao gồm cả những luận điểm trái chiều một cách công khai. Và
khi xét đến sự nổi lên của các blog báo chí tại thời điểm mới đây thì việc những
10


thông tin, những vấn đề thời sự dần bị đưa lên các trang cá nhân để mổ xẻ, soi xét
như những bài báo nghiệp dư sẽ khơng cịn là điều gì xa vời.
4. Thách thức từ việc thu phí trên báo mạng điện tử
4.1 – Phản đối việc thu phí
Bên cạnh sự phản đối của độc giả, các chuyên gia phân tích của tờ
PaidContent đã chỉ ra 5 nguyên nhân khiến việc thu phí báo điện tử có thể sẽ

nhanh chóng thất bại.
Thứ nhất: Khơng ai có thể bán những thứ đang quá dư thừa. Kể từ khi kỷ
nguyên Internet bắt đầu bùng nổ cho đến khi một nền kinh tế số xuất hiện trên thế
giới, có thể nói thơng tin là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và mạnh mẽ nhất.
Cùng một vấn đề, sự kiện nhưng thế giới có tới hàng trăm ngàn, thậm chí hàng
triệu tờ báo điện tử, website, blog, diễn đàn trực tuyến… cùng đưa tin và việc
một tờ báo nào đó tiến hành thu phí đối với tin tức đó, ngay lập tức độc giả sẽ bỏ
đi “không một lời hẹn ngày tái ngộ”.
Thứ hai: Khơng thể bắt “vị thần đã thốt ra khỏi cái chai, chui lại vào
trong đó”. Người dùng web đã có ít nhất 15 năm tận hưởng sự miễn phí của hầu
hết những nội dung trên Internet và sẽ là vơ cùng khó để đảo ngược lại thói quen
này của họ. Và quan trọng hơn nữa, công việc này không thể do một hay một vài
tờ báo có thể làm được mà địi hỏi tồn bộ ngành cơng nghiệp báo chí – truyền
thơng thế giới phải cùng đồng loạt tiến hành. Đó là điều gần như khơng thể. Với
một hãng thơng tấn khổng lồ nhất nhì thế giới như BBC, liệu có tờ báo điện tử
nào có thể cạnh tranh nổi với họ trong lĩnh vực truyền thông và đưa tin tức, trong
khi BBC vẫn tiếp tục khẳng định sẽ cung cấp tin tức một cách miễn phí?
Thứ ba: Các nhà quảng cáo rất ghét việc thu phí báo điện tử. Dựng lên
một bức tường thu phí ngăn cách giữa người dùng và trang web của mình sẽ
khiến một tờ báo điện tử mất đi một tỷ lệ độc giả nhất định và trong bối cảnh
kinh tế như hiện tại, có thể là gần như tồn bộ độc giả. Đó là điều mà các nhà
quảng cáo khơng bao giờ thích thú và tán đồng.
Thứ tư: Báo điện tử thiếu một chiếc… iPod. Hiện nay, cái mà các báo điện
tử còn thiếu để hiện thực hóa tham vọng thu phí tin tức online chính là một thiết
bị giúp người đọc có thể mang tin tức đi khắp mọi nơi giống như những chiếc
11


iPod. Độc giả chắc chắn sẽ khó lịng bỏ tiền ra nếu cái mà họ đọc tin tức vẫn là
màn hình của chiếc laptop hay điện thoại thơng minh như hiện nay.

Thứ năm: Thông tin trên web là mở và có thể “tái sử dụng” một cách dễ
dàng. Một bài báo, bản tin có thể được xuất hiện dưới rất nhiều định dạng, hình
thức khác nhau nhưng về bản chất thông tin lại giống nhau. Trong thời đại kỹ
thuật số, thơng tin mang đặc tính “đa nguồn gốc” và mọi thứ đều có thể bị “đạo”
một cách nhanh chóng và trắng trợn nhưng tác giả của bài báo đó lại khơng thể
làm gì được.
Từ những lý do trên có thể rút ra một số vấn đề liên quan đến việc
phản đối việc thu phí trên báo mạng điện tử như sau:
=> Giảm số lượng độc giả: Tháng 9/2005, một tên tuổi khác là New York
Times (Mỹ) cũng bắt đầu dịch vụ thu phí. Tuy nhiên, New York Times đã hủy
dịch vụ này vào tháng 9/2007 vì tiền phí khơng bù được doanh thu quảng cáo
tiềm năng từ website miễn phí. Một tờ báo khác của Anh là The Times cũng thu
phí vào năm 2010, cho dù đây là trang tin tức tổng hợp và không chuyên sâu. Và
kết cục là, một tháng sau khi “tính tiền”, The Times có 105.000 người trả tiền
nhưng mất tới 4 triệu độc giả/tháng, giảm từ 6,4 triệu xuống còn 2,4 triệu.
Giảm lượng truy cập do mất bản quyền: Theo thống kê của báo điện tử
Petrotimes, một tin tức của họ khi bị baomoi lấy lại có thể mang lại 50.000 lượt
truy cập cho baomoi; cịn bản thân website Petrotimes chỉ có được 10.000 lượt.
Vì tuy là nguồn của Petrotimes song khi người đọc bấm vào liên kết “đọc tin
gốc”, lượt truy cập vẫn được tính vào baomoi (www.baomoi.com...). Những nơi
tổng hợp tin tức, chuyên lấy bài của mình, nay lại là nơi được nhiều người vào
đọc nhất, thu hút được nhiều quảng cáo nhất; nơi chun sao chép, vì chọn tồn
bài hay của các báo, lại là nơi ăn nên làm ra nhất.
Kể từ khi bắt đầu thu phí của độc giả vào tháng 6/2010 The Times bị "hắt
hủi" ở khắp mọi nơi. Lượng truy cập (traffic) sụt giảm tới hơn 90%...
=> Các mối quan hệ bị sụt giảm: các nhân viên quan hệ công chúng (PR),
các cơ quan thông tin của doanh nghiệp “cắt” nguồn tin, từ chối tiếp xúc, không
trả lời email, phỏng vấn… với lý do rằng có cung cấp thơng tin thì những bài báo
đó cũng “chẳng có ai đọc” bởi bức tường thu phí đã đuổi hết độc giả đi rồi.
12



Rob Grimshaw - Giám đốc điều hành của tờ “Financial Times” thừa nhận
rằng việc này rất khó thực hiện bởi khi đó các báo điện tử đã tự giới hạn số lượng
độc giả của mình và đây là điều các nhà quảng cáo rất khơng hài lịng. Khơng ai
có thể phủ nhận doanh thu từ quảng cáo lớn hơn rất nhiều so với doanh thu từ
việc “bán tin online” và tự đóng cửa báo đối với độc giả chẳng khác gì một hành
động tự sát.

=> Nguy cơ đóng cửa: doanh thu giảm khiến nhiều tờ báo có nguy cơ bị
đóng cửa và độc giả chuyển dần sang xem tin tức trên máy tính hoặc máy tính
bảng. Nhật báo kinh tế lớn thứ hai của Đức là Financial Times Deutschland đã
phải đóng cửa hồi năm ngối. Báo Frankfurter Rundschau đã nộp đơn xin phá sản
và sa thải toàn bộ nhân viên. Hãng tin Đức DADP cũng mới phá sản, còn hầu hết
các tờ báo khác đang phải chật vật tìm cách cắt giảm chi phí khi doanh thu quảng
cáo sụt giảm.

=> Kiện cáo: Do mất bản quyền và thiệt hại về kinh tế, nhiều báo đã phải
“ dọa kiện” (Sau khi báo điện tử Năng lượng mới “doạ kiện” ra toà, trang tin tổng
hợp baomoi.com đã có lời xin lỗi chính thức. Đồng thời, baomoi.com cũng thay
đổi hình thức liên kết tin tức – dẫn nguồn.) hay (Google cũng đang đương đầu
với hàng loạt yêu cầu trả phí hoặc tẩy chay từ Hiệp hội báo chí ở một số quốc gia.
Trong một số trường hợp khi đưa ra toà án, Google đã “lùi bước” và phải thoả
thuận về việc trả phí hoặc lập quỹ hỗ trợ cho các báo điện tử.)

13


“Thật là ảo tưởng. Dựng lên một bức tường thu phí đối với độc giả vào
lúc này chỉ khiến ngành cơng nghiệp báo chí “chết” nhanh hơn chứ khơng

thể cứu nó thốt khỏi khủng hoảng”, Alex – một giảng viên của trường Đại
học báo chí London nói.
4.2 – Cơ hội của Paywall
=> Hiệp hội các nhà xuất bản trực tuyến, một tổ chức thương mại ngành,
đã công bố báo cáo trong đó chỉ rõ nhiều cách thức mà các tờ báo và tạp chí đang
sử dụng bức tường phí để định hình và mở rộng doanh nghiệp của họ. Hiệp hội
đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia các ấn phẩm Condé Nast, Cộng đồng
Gannett , Thời báo kinh doanh Harvard, Thời báo New York, Time và Nhật báo
phố Wall. Nghiên cứu đã tiết lộ 3 phát hiện sau đây:
1. Thu phí người đọc trực tuyến khơng giết chết báo in: Trong nhiều năm, các
nhà xuất bản đã lo lắng rằng việc áp dụng mơ hình thu phí đọc ấn phẩm trực
tuyến sẽ lấy đi các độc giả đọc ấn phẩm in của họ. Tuy nhiên không phải thế, bởi
thực ra, các sản phẩm số kiểu “xem gì trả nấy” (pay per view) hướng tới những
nhóm khách hàng hồn tồn khác.
2. Dữ liệu số có thể làm giảm số khách hàng chuyển sang sử dụng các sản
phẩm cạnh tranh: Các nhà xuất bản đang khai thác các dữ liệu về khách hàng
trực tuyến của họ để tính tốn sự trung thành của các khách hàng thuê bao, từ đó
xác định chiến lược giữ chân khách hàng lâu hơn.
3. Tính tiền nội dung thường khiến không gian quảng cáo của công ty xuất
bản trở nên giá trị hơn: Một số nhà xuất bản phát hiện ra rằng họ có thể địi phí
cao hơn đối với các quảng cáo trên các trang tính tiền. “Bộ phận quảng cáo của
chúng tơi đã phát triển tốt qua từng năm kể từ khi chúng tôi áp dụng mơ hình thu
phí,” Rob Grimshaw, Giám đốc điều hành của FT.com (phiên bản điện tử của
14


tờ Financial Times), nói. “Nhờ mối quan hệ sâu sắc với độc giả và cơ sở dữ liệu
khách hàng quý giá, chúng tôi đảm bảo các công ty quảng cáo có thể vươn tới các
đối tượng mục tiêu cụ thể của họ.”
=> Hiệp hội Báo chí Mỹ ( NAA) doanh thu từ việc bán báo thuần túy lại

tăng 3,7% trong năm 2013, dù thấp hơn một chút so với con số 5% của năm 2012
nhưng vẫn là điều tốt. Doanh thu từ việc bán các tác phẩm điện tử đã góp phần
đáng kể vào sự gia tăng này. Hiện tại hơn 500 bản báo trong số 1.400 đầu nhật
báo đã có ấn phẩm trực tuyến trả tiền.
Doanh thu từ việc bán thuê bao trên các ấn phẩm điện tử tăng 47%, doanh
thu bán trọn gói báo in tặng kèm quyền đọc báo điện tử tăng 108%. Kết quả này
là do nhiều đầu báo hiện nay đang bán báo in và tặng kèm quyền đọc báo điện tử.
=> Wall Street Journal” (Mỹ) - hiện được xem là điển hình thành cơng
trong việc triển khai hình thức thu phí đọc tin trực tuyến. Doanh thu từ dịch vụ
này không được tiết lộ. Song với khoảng 1,08 triệu độc giả chấp nhận trả 103
USD/năm chỉ để đọc tin trực tuyến hoặc 140 USD/năm để vừa được đọc tin trực
tuyến vừa nhận được báo giấy, có thể thấy mỗi năm thu phí đọc tin trực tuyến
mang về cho “Wall Street Journal” ít nhất 100 triệu USD.
Tại Anh, tờ “Financial Times” cũng cho thực hiện thu phí đọc online và
tính đến tháng 6-2012, tờ báo tài chính hàng đầu “Xứ sở Sương mù” có 285.000
người trả phí. Dự kiến, con số người trả phí để đọc phiên bản điện tử sẽ cao hơn
số người mua báo in vào năm 2013, mức tăng trưởng dự báo đạt 30%/năm.
Trong khi đó, “The Sun” - nhật báo bán chạy nhất nước Anh cũng sẽ bắt
đầu tính phí truy cập phiên bản điện tử vào nửa cuối năm nay. Phiên bản điện tử
của “The Sun” có khoảng 30 triệu lượt người dùng mỗi tháng, cao gấp 10 lần so
với ấn phẩm báo giấy.
=> Mấy năm trước, một tờ báo muốn thu 20 USD/năm không phải dễ,
nhưng bây giờ thu trên 30USD/ tháng là bình thường như New York Times thu
35 USD/tháng để truy cập phiên bản số của tờ báo phụ thuộc việc họ chọn truy
nhập các ứng dụng của điện thoại thơng minh và máy tính bảng. Những người đặt
mua báo dài hạn phiên bản in của tờ báo có thể truy cập phiên số khơng hạn chế
mà khơng phải trả thêm bất kỳ chi phí nào một con số rất cao nhưng họ vẫn thu
15



được. Hiện đã có khoảng 454.000 người đặt mua báo dài hạn kể từ khi khai
trương paywall hay thu hút độc giả bằng thông tin dạng video, nếu như quý 1
năm 2012, số lượt xem là 5 triệu thì đến quý 1 năm 2013, con số này đã là 9 triệu.

5. Một số hình thức áp dụng Paywall
=> Đáp ứng nhu cầu của độc giả trên mọi phương tiện bằng cách tập trung
vào thông tin giá trị, các sản phẩm phụ trợ và độc quyền trên bản điện tử, mọi
lúc, mọi nơi và cho mọi thiết bị
=> Tạo lập hệ thống giám sát đủ mạnh để phát hiện ngay lập tức những địa
chỉ IP đăng tải lại thông tin của mình mà khơng xin phép. Ban đầu, sẽ gửi thư
cảnh báo, trước khi thực hiện những hành động pháp lý để bảo vệ bản quyền.
=> Thay đổi trong mơ hình hướng tới văn hóa trả tiền cho các nội dung
báo chí trực tuyến.
- Hiện tờ báo đang chạy một chương trình phần mềm, có nhiệm vụ hỏi độc
giả xem liệu họ có muốn trả phí khơng, dựa vào độ thường xun mà họ đọc bài
trên trang web. Ngồi ra, hình mẫu thu phí của tờ Civil Beat khuyến khích cộng
đồng gia nhập họ bằng cách chỉ cho phép thành viên có đăng ký tài khoản được
bình luận dưới mỗi bài viết. Thêm nữa, giao diện của tờ báo hoàn toàn vắng bóng
các banner quảng cáo.
- Cung cấp cho độc giả ba gói cước khác nhau cho phép độc giả tiếp cận tất
cả các nội dung trên trang điện tử của báo này theo các mức độ và ưu đãi khác
nhau.
=> Thói quen của độc giả thay đổi: Cuộc sống nhanh và gấp gáp với khối
lượng công việc khổng lồ đang dần “giết chết” thói quen đọc báo của nhiều
người. Thay vào đó, họ tìm đến báo mạng như một cách cập nhật tin tức tối ưu.
Với lợi thế không thể phủ nhận là việc cập nhật tin tức nhanh, mang tính thời sự
16


cao, thông tin đa chiều và sự linh động, báo mạng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí

mà độc giả hiện đại cần.
=> Sự minh bạch là chìa khóa sống cịn. Nếu thu phí cần ghi chú rõ đường
dẫn nào sẽ đưa độc giả đến một nội dung “paywall”, trước khi đăng tải lên
Facebook và Twitter.
=> 78% báo chí sử dụng “đồng hồ hóa” để đo paywall, cho phép tăng
doanh thu quảng cáo mà không ngăn khách hàng xem tiếp các nội dung báo. Các
nhà xuất bản có thể thử nghiệm các thay thế dạng “paywall bản mềm” như
Google Consumer Surveys và Double Recall, các bản khảo sát tương tác và đơn
vị quảng cáo sẽ cung cấp các bản nghiên cứu thị trường với giá rẻ cho các thương
hiệu và có tác dụng lớn hơn banner quảng cáo nhiều.

=> Bán các nội dung số qua subscription hiện nay khá khó khăn cho báo,
và các nhà xuất bản cần tìm cách để giảm sự rối loạn từ các ứng dụng tổng hợp
tin tức như Pulse, Zite và Flipboard. Việc tổng hợp thơng tin đang trở nên phổ
biến, nhưng nó cũng phần nào đe dọa sự hấp dẫn của việc subscribing tới các nhà
xuất bản riêng và đồng thời lại là tiềm năng cho việc tạo ra nguồn khách hàng
mới. Ví dụ ,New York Times cho phép độc giả có thể đọc tồn bộ các bài báo qua
Flipboard, nhưng những người khơng đăng kí thì chỉ đọc được 10 câu chuyện nổi
bật nhất thơi. Những người khơng đăng kí sẽ có cơ hội subscribe và việc xem
được một phần nội dung qua Flipboard sẽ tạo họ cảm giác muốn được đọc câu
truyện đầy đủ. Tuy nhiên, doanh thu từ Flipboard sẽ phải được chia sẻ lại với
kênh tổng hợp này.
=> Bạn phải đóng phí hàng tháng, hoặc đăng ký báo giấy thì mới có account để
đọc tồn bộ các bài trên WSJ và FT. Bạn phải có account mới có thể comment
được trên WSJ
17


Nhiều người sẵn sàng nộp phí vì WSJ và FT nhiều lúc có các thơng tin khá
quan trọng cho cơng việc làm ăn, trong khi khoản phí khơng đáng là bao. Ngồi

ra việc bạn có thể comment được trên WSJ khiến cho bạn có một vẻ sang trọng
nào đấy, và cảm giác là bạn có thể hịa mình vào MXH của giới thượng lưu.
Vấn đề băn khoăn là Paywall của WSJ có thể làm sụt giảm traffic, kéo theo
quảng cáo sụt giảm. Nhưng với trường hợp của WSJ thì đối tượng độc giả của
WSJ và FT là giới doanh nhân có thu nhập cao, nhà quảng cáo chủ động nhắm tới
nhóm này. Vì vậy khi chính việc thu phí lại làm cho nhà quảng cáo tin chắc rằng
đa số độc giả là người có thu nhập cao, sẵn sàng trả tiền cho quảng cáo với CPM
giá cao. Ngoài ra số lượt đọc giảm đi do khơng chịu nộp phí khơng phải là độc
giả lõi của WSJ, nên lượt đọc giảm, không làm giá trị độc giả giảm.
Một lo ngại khác là việc thu phí sẽ khiến cho WSJ online khơng phát triển
được khách hàng, không tiếp cận được các khách hàng tiềm năng quốc tế. WSJ
và FT đã áp dụng một cách cực kỳ thông minh, đấy là cho phép user có thể truy
cập các bài báo WSJ và FT thơng qua nhiều con đường mang tính chất trái phép
khơng chính thức như search trên Google News, qua Digg, hay dùng các công cụ
giả mạo nguồn dẫn refspoofing. Như vậy, những ai chưa đủ điều kiện, nhưng thật
sự vẫn muốn đọc và hướng về WSJ vẫn có một cơ hội để đọc, nhưng khơng khiến
cho người nộp tiền có cảm giác bị thiệt khi người khác được sử dụng miễn phí.
Nói cách khác, thu phí mà vẫn hạn chế mất mát khách hàng tiềm năng một cách
tối đa.
6. Tương lai của Paywall
=> Việc thu phí đọc báo online sẽ khơng cịn là câu chuyện thích hay
khơng thích nữa, mà là bắt buộc để tồn tại.
=>Việc thu phí đồng hành và gắn chặt với việc bảo vệ tác quyền
=> Ai viết bài, người đó bán
"Trả tiền rồi mới được đọc nội dung" sẽ khơng chỉ là hướng đi cho báo chí
mà còn là xu thế phát triển cho cả những người cầm bút, nhà xuất bản và các
trang viết bài trực tuyến dạng khác. SA Mathieson là sáng lập viên của trang
Beacon – một trong các trang viết của hơn 80 nhà báo đến từ 30 quốc gia khác
nhau. SA Mathieson cũng là người đứng đầu một dự án gây quỹ tài trợ tập thể
18



(crowdfunding) để phục vụ cho các nhà báo kể trên và hiện đang là cây viết tự do
cho tờ The Guardian của Anh. Hiện Beacon đang là "đất sống" của khoảng 80
cây viết từ hơn 30 nước khác nhau. Ban đầu các bài viết trên Beacon được xuất
bản miễn phí cho tất cả mọi người và sau đó Beacon sẽ kêu gọi tài trợ. Giờ đây,
Beacon đã đang tập trung vào việc "bán báo điện tử" cho các thuê bao hơn là đi
"nài xin" lấy một món tiền ủng hộ từ độc giả. Số tiền thu được từ các thuê bao
trên Beacon sẽ được dành ra 2/3 để trả cho các nhà báo có đóng góp bài trên
trang. Ngồi ra, các tác giả sẽ có thêm một phần tiền thưởng bổ sung. Số tiền này
được trả dựa vào đánh giá của chính độc giả: cuối mỗi bài viết đều có nút “Worth
It”, số lượng đánh giá và thang điểm đánh giá của độc giả sẽ quyết định số tiền
thưởng mà các tác giả nhận được. Phần tiền này sẽ được Beacon trả cho các tác
giả vào cuối tháng qua tài khoản PayPal.

Rất nhiều tờ báo khác cũng đang bán thuê bao hàng tháng với giá tương tự
như Beacon, trong đó có New Yorker, The Arts Desk, Amazon Singles hay
Private Eye… Đó có vẻ như là mức giá “chấp nhận được” với người Anh hiện
nay. Thêm nữa, thông qua các trang như Beacon, Tinypass và Amazon, người
cầm bút và nhà xuất bản giờ đây có thể tìm thấy một hướng đi mới: xuất bản một
cái gì đó thật sự đặc biệt và kiếm được những khoản thu nhập xứng đáng từ tiền
bán thuê bao cho các bạn đọc. Đây rõ ràng là một hướng đi mới, nó sẽ giúp báo
chí ngày càng đỡ bị lệ thuộc vào các khoản tài trợ hay quảng cáo hơn, nhưng
đồng thời, điều này cũng đặt ra thách thức cho những người cầm bút: muốn bán
được báo, những người viết phải có những bài báo thật sự chất lượng.
7. Tương lai áp dụng Paywall tại Việt Nam
Số lượng báo điện tử ngày càng nở rộ nhanh. Tuy nhiên, doanh số quảng
cáo trên báo điện tử tăng trưởng giỏi lắm cũng chỉ 30 - 40 hoặc 50%/năm. Số báo
điện tử đạt doanh thu lớn từ quảng cáo, khoảng 1 triệu USD/năm không tới 5 tờ.
19



Báo điện tử của Việt Nam chưa tạo được nguồn thu lớn, và mobile lại càng
ít, nên trong thời gian trung hạn chắc chắn chưa thấy triển vọng tươi sáng nào đủ
để bù đắp những giảm sút từ báo in. Thế nhưng khơng thể khơng làm loại hình
này, bởi nếu khơng làm thì mất độc giả, mà phải làm tốt thì mới hi vọng tạo
nguồn thu sau này. Việt Nam gần như trong mấy năm gần đây là bỏ quên thị
trường ngách, những bài nội dung chuyên sâu, nội dung tốt đều bị nhường cho
nội dung lăng nhăng, câu khách. Hiện nay, trên internet tràn lan các loại thông tin
như thế, và có một trào lưu cứ phải thu hút càng nhiều traffic càng tốt để bán cho
các ad network. Nhưng các trang thơng tin điện tử khơng chính thống “câu view”
bằng những nội dung nhảm nhí chứ báo chí thì khơng thể làm như vậy. Và đừng
nghĩ rằng có nhiều nội dung gây sốc thì sẽ có nhiều lượt đọc và nhiều lượt đọc sẽ
đồng nghĩa với nhiều tiền quảng cáo. Những trang hay sao chép nội dung thì
khơng được coi là trang tạo ra nội dung nguồn nên xếp hạng thấp và giá quảng
cáo cũng thấp, nếu lại khơng biết cách tối ưu quảng cáo thì tỷ lệ người dùng nhấp
chuột cũng khơng cao. Vì thế có một thực tế là website A có lượng truy cập cao
gấp 3-4 lần website B thì chưa chắc đã kiếm tiền cao tương ứng, có khi chỉ tương
đương hoặc hơn một chút. Tại sao độc giả có thể bỏ tiền mua tờ báo in mỗi ngày,
nhân số tiền mỗi tháng có thể lên tới cả trăm ngàn, mà lại không chịu bỏ tiền mua
thông tin trên báo điện tử với mức giá có thể chỉ bằng một phần tư? Đương nhiên,
họ sẽ chỉ chịu móc hầu bao cho những thơng tin đáng đồng tiền bát gạo chứ
không ai bỏ tiền xem mấy cái tin hở hang, đâm chém.

Một mặt là người dùng Việt Nam khi đó chưa quen với việc trả tiền cho
nội dung trên mạng, mặt khác khơng có cơng cụ thanh tốn tiện lợi, người Việt
Nam lại ít dùng thẻ tín dụng. Nhưng đến thời điểm này, mức phí 20.000
đồng/tháng hoàn toàn khả thi. Vấn đề tiếp theo là phương thức thanh toán tiện
lợi. Lâu nay tiện nhất là thanh tốn qua hóa đơn điện thoại, nhưng với cách này,
20



các nhà mạng thu rất nhiều, đối soát cũng lâu và rắc rối, chậm thu tiền, nên các
đơn vị báo chí khơng mặn mà. Gần đây số lượng người Việt tải phần mềm trên
mạng và sử dụng dịch vụ thương mại điện tử dần dần tăng lên tuy chưa thực sự
phổ biến. Ngồi ra người ta cũng có thể thanh tốn qua các dịch vụ ví điện tử…
Với dân số hơn 91 triệu người, trong đó đến hơn một nửa là người trẻ, tiềm năng
vô cùng to lớn. Vấn đề ở đây là các tờ báo có tạo ra được “hàng hóa nội dung”
hấp dẫn người dùng hay khơng. Nhiều tin tức trên báo chí Việt Nam hiện nay cứ
na ná giống nhau, mở tờ nào cũng thấy những nội dung từa tựa như nhau thì chưa
kinh doanh nội dung được. Quả bóng đang nằm ở chân các đơn vị báo chí: Hãy
làm ra sản phẩm tốt thì mới thuyết phục được người dùng. Và mỗi báo nên có
những sản phẩm khác biệt, nhắm đến những đối tượng riêng.

21


III – KẾT LUẬN
Với việc phục vụ cộng đồng (bạn đọc) là nhân tố chính của làng báo, bất
kỳ hệ thống paywall thuộc trang điện tử của mọi tờ báo nào cũng đều nên đặt trải
nghiệm đọc của cộng đồng xã hội làm ưu tiên hàng đầu. Cảm giác thất vọng khi
một độc giả nhấp chuột lên một đường dẫn để rồi bị đập vào mắt là một nội dung
không truy cập được nếu-không-trả-tiền, sẽ chỉ đẩy người đọc ra xa, chưa kể điều
đó cịn có thể sinh ra sự ác cảm của cá nhân người đó với tờ báo. Thay vào đó,
dần dần đồng hóa độc giả với sự phóng khống về mặt nội dung của tờ báo, sẽ
giúp ni dưỡng lịng chung thủy nơi họ, và đổi lại là một cộng đồng (người đọc)
ngày một lớn mạnh hơn.
Theo các chun gia truyền thơng có mặt Đại hội báo chí, xuất bản thế giới
(World Newspaper Congress WNC) lần thứ 65 ở Bangkok thu phí online chính là
hướng phát triển tất yếu của báo điện tử. Nhưng điều này sẽ chỉ trở nên khả thi

khi các cơ quan báo chí có những thơng tin giá trị cao (premium content) để đem
tới cho độc giả, và điều quan trọng là vấn đề bản quyền báo chí được tơn
trọng. Đồng thời, cần phải áp dụng linh hoạt các mơ hình “paywall” để có thể áp
dụng cho tờ báo của mình trong tương lai gần.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9.

/>
10. />11. />12. />13. />paywall_n_1299997.html
14. />15. />_today

23



×