Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiêu luận Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.7 KB, 19 trang )

Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Quy trình khai thác và xử ký thông tin là những khâu vô cùng quan
trọng của hoạt động báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng. Với
mong muốn tìm hiểu về quy trình khai thác và xử lý thông tin trên báo mạng
điện tử em đã lưa chọn đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo
mạng điện tử”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích:
Nghiên cứu đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo
mạng điện tử” với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về báo mạng điện tử để phục
vụ tốt hơn cho việc học tập và có những hiểu biết sâu hơn về nghề báo cũng
như những kĩ năng của một nhà báo.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo mạng điện tử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với quy mô một bài tiểu luận, cùng với trình độ có hạn của mình nên
khi xem xét các vấn đề em chỉ tập trung khảo sát qua sách báo, internet và
một số tài liệu khác.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
5. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu đề tài: “Quy trình khai thác và xử lý thông tin cho báo
mạng điện tử” để thấy rõ được những phương pháp thu thập, xử lý thông
tin nhằm định hướng cơ bản cho các sinh viên báo chí về nghề nghiệp của
mình trong tương lai".


Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Mô hình tổ chức tòa soạn báo mạng điện tử độc lập.
Các bộ phận
hành chính
Giám đốc trung tâm
Tổng biên tập
Trợ lý giám đốc
trung tâm
Phó tổng biên tập
- Người soát lỗi (chịu
trách nhiệm với giám
đốc trung tâm về sự
chính xác của câu chữ,
ngữ pháp, ngữ nghĩa…)
- Các kỹ thuật viên
(chịu trách nhiệm trực
tiếp với giám đốc trung
tâm về mặt công nghệ
và xuất bản trên báo
mạng)
Tin tức và sự kiện
Thư ký tòa soạn
Các trưởng ban
• Các phóng viên
• Các biên tập viên
• Các biên dịch viên

• Các phóng viên
• Các biên tập viên
• Các biên dịch viên
• Những người phát
triển chuyên trang,
các câu lạc bộ, các
bản tin
Những người chịu trách
nhiệm các chuyên mục
Các chủ nhiệm
Quản trị viên
Các câu lạc bộ,
tạp chí, bản in
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
1.2 Mô hình tổ chức tòa soạn báo mạng điện tử là phiên bản của tờ báo mẹ.
Đối với những tờ báo mạng điện tử là phiên bản của tờ báo mẹ như:
nhandan.org.vn, dantri.com.vn, laodong.com.vn…thì tổng biên tập, các trợ lý
tổng biên tập, trợ lý giám đốc là chung với tờ báo mẹ. Trưởng ban tờ báo
mạng điện tử có nhiệm vụ tương đương như tổng biên tập hoặc giám đốc: Chỉ
đạo toàn bộ công việc của một tòa soạn độc lập. Các bộ phận khác cũng giống
như ở tờ báo mạng điện tử độc lập.
1.3 Quy trình sản xuất thông tin của tòa soạn báo mạng điện tử.
Thông tin được thu thập bởi các biên tập viên, biên dịch viên, phóng viên
hay các cộng tác viên.
- Biên tập viên: Lấy thông tin từ các báo khác rồi biên tập lại.
- Biên dịch viên: Dịch tài liệu hoặc báo chí của nước ngoài.
- Phóng viên: Là những người trực tiếp đi thực tế hoặc tới dự các cuộc họp
báo của chính phủ để thu thập thông tin. Sau đó bằng ngòi bút của mình, họ
sáng tạo ra những tác phẩm báo chí.

Tổng biên tập
(Giám đốc)
Các ban thư ký tòa soạn
Các trưởng ban chuyên môn
Phóng viên, Biên tập viên,
Biên dịch viên
Tờ báo mẹ
Đài phát thanh
Đài truyền hình
Báo in
Tạp chí
Thông tấn xã
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
- Cộng tác viên: Có thể viết vấn đề được giao hoặc viết tự do rồi chuyển
bài đến tòa soạn.
Các tác phẩm báo chí sẽ được chuyển đến phòng chức năng để biên tập,
chỉnh sửa lại cả về nội dung và hình thức. Không phải tác phẩm báo chí nào
sau khi ra đời cũng hoàn chỉnh tuyệt đối. Do đó, khâu biên tập, chỉnh sửa là
rất quan trọng để có thể mang đến cho bạn đọc một tác phẩm báo chí hoàn
hảo.
Sau khi biên tập, bài báo được chuyển đến bộ phận corrector để soát lại lỗi
chính tả lần cuối.
Tiếp đó nó được chuyến đến bộ phận thư kí tòa soạn. Nếu tin, bài đủ chất
lượng và được duyệt thì thư kí tòa soạn sẽ kí xác nhận.
Cuối cùng, bài báo sẽ được chuyển đến tổng biên tập để tổng duyệt. Nếu
được duyệt thì bài báo mới được đăng.
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
Chương 2

KHAI THÁC, THU THẬP THÔNG TIN CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
2.1 Kỹ năng thu thập thông tin.
Để có một bài viết tốt, thông tin đưa ra đáng tin cậy thì mỗi phóng viên,
nhà báo đều phải trang bị cho mình những kĩ năng, nghiệp vụ cơ bản: Kỹ
năng phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu tài liệu.
2.1.1. Kỹ năng phỏng vấn.
Bạn muốn biết chuyện gì đang xảy ra ư? Hãy tìm người biết về chuyện
đó và trao đổi với họ. Những nguồn tin tốt nhất là những người trực tiếp can
dự và vụ việc hoặc vấn đề mà bạn theo dõi.
Hãy tự giới thiệu bản thân và cho họ biết bạn đang làm việc cho tờ báo
nào. Nếu bạn ghi âm cuộc phỏng vấn thì trước hết phải xin phép họ. Ở một số
nước, ghi âm mà không được đối tượng chấp thuận có thể bị coi là bất hợp
pháp. Nếu bạn không thể tốc ký được thì hãy thu âm cuộc phỏng vấn lại. Hãy
bắt đầu bằng cách hỏi tên của nguồn tin, viết thế nào cho chính xác, cũng như
là chức danh của người đó nếu nó liên quan tới câu chuyện.
Hãy hỏi những câu hỏi mà không thể trả lời bằng "có" hoặc "không."
Thay vào đó nên hỏi thế nào để người ta có thể mô tả lại tình hình hoặc vụ
việc. Lắng nghe họ trả lời và tưởng tượng xem độc giả cần thêm thông tin gì
để đặt tiếp câu hỏi nhằm lấy được thông tin đó.
Đừng cảm thấy xấu hổ hay sợ sệt khi phải đưa ra những câu hỏi "ngốc
nghếch". Nếu nguồn tin nói điều gì đó mà bạn không hiểu thì hãy nhờ họ giải
thích bằng ngôn từ đơn giản hơn. Hãy luôn tỏ ra lịch sự và tôn trọng nguồn tin
khi phỏng vấn họ, nhưng cũng phải tôn trọng độc giả. Đừng để nguồn tin hăm
dọa, lấn át tới mức không dám đưa ra những câu hỏi khó.
Nếu bạn không biết nên phỏng vấn ai thì phải thông qua thư ký hay
nhân viên đối ngoại của các cơ quan, nhưng đừng để cho họ dắt mũi. Để họ
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
giúp bố trí cuộc phỏng vấn và thu thập thông tin chứ câu hỏi và ý tưởng cho
bài viết phải là của bạn.

Kỹ năng phỏng vấn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại vấn
đề mà bạn định viết. Vì vậy nhà báo cần có kỹ năng. Đó là:
2.1.2. Nghiên cứu kĩ chủ đề.
Một điều sơ đẳng song không phải ai cũng nghĩ đến khi chuẩn bị có
một cuộc phỏng vấn! Có người cứ thong dong tay đút túi quần, đến nơi thì
chĩa máy ghi âm ghi lại tuốt luốt và về nhà mới giải băng, viết tin. Tốt nhất
phải hiểu rõ vấn đề, tìm kiếm trước thông tin mới nhất cũng như thông tin
background về chủ đề đó từ kho tư liệu của chính tờ báo, các thư viện hay liên
hệ với các nguồn khác.
2.2. Lập sẵn một danh sách các câu hỏi.
Phải xác định xem mình muốn biết gì từ người được phỏng vấn và sắp
xếp sẵn các câu hỏi một cách logic để không bị hỏi lộn xộn, lung tung. Người
thông minh có thể sắp sẵn trong đầu nhưng tốt nhất là cứ viết ra các câu hỏi
một cách vắn tắt và cụ thể. Nếu muốn mang một tài liệu nào đó cho người
được phỏng vấn xem, hãy nhớ kèm danh sách các câu hỏi liên quan. Nếu
muốn người được phỏng vấn trả lời hay nhận xét về một điều gì đó được viết
ở một tài liệu khác thì luôn nhớ mang theo một bản copy hay viết lại chính
xác về điều đó trong sổ tay của bạn.
2.3. Lên kế hoạch trước.
Việc thu xếp cuộc phỏng vấn cũng nên tiến hành chu đáo. Phải giới
thiệu bản thân và mục đích viết bài một cách rõ ràng, cũng như lý do tại sao
lại muốn phỏng vấn họ: “Tôi đang viết bài về tư nhân hóa liên quan đến nhiều
công ty và tôi muốn biết kinh nghiệm của công ty ông?” Hãy hẹn chính xác
giờ, địa điểm, ngày phỏng vấn, và nên gọi lại để xác nhận nếu hẹn quá xa.
2.4. Có tác phong chuyên nghiệp.
Nên đến đúng giờ và ăn mặc phù hợp. Có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn
bằng một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng để người được phỏng vấn cảm thấy
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
thoải, nhưng nhớ là rất ngắn gọn. Trước hết cần nhắc lại mục đích của cuộc

phỏng vấn: “Như đã nói qua điện thoại, tôi đang viết bài về ” Hãy ghi lại
chính xác tên, chức danh, tên công ty ngay lúc bắt đầu cuộc phỏng vấn để
khỏi quên, tốt nhất là xin danh thiếp và kiểm tra với người được phỏng vấn
xem có thay đổi gì về chức danh, phòng ban họ đang làm và số điện thoại liên
hệ hay không.
2.5. Giữ đúng chủ đề của cuộc phỏng vấn.
Cố gắng hỏi những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, nhưng cũng không nên là
nô lệ của chúng. Hãy nghe người được phỏng vấn nói, và đặt những câu hỏi
tiếp theo dựa trên những gì mà người đó đang nói đến. Đừng để người được
phỏng vấn đi quá xa chủ đề hay lạc đề nhưng cũng nên nhã nhặn trong cách
đưa họ quay lại với chủ đề chính của cuộc phỏng vấn bằng cách nói “Vấn đề
ông đang nêu khá thú vị nhưng chúng ta có thể quay trở lại vấn đề ”
2.6. Hãy để người được phỏng vấn nói.
Đừng đưa ra ý kiến riêng và đừng hỏi những câu dài dòng. Thậm chí
khi kết thúc cuộc phỏng vấn cũng nên tránh đưa ra chủ kiến của phóng viên.
Nếu bị buộc phải nhận xét về một điều gì đó, hãy nói với người được phỏng
vấn là bạn thấy ý kiến của cả hai phía đều có giá trị. Cần nhớ là luôn đưa ra
câu hỏi một cách trung lập (“Một số người nói là tình hình tài chính của công
ty A hết sức nguy ngập, ông/bà có đồng ý với ý kiến đó không?”)
2.7. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản.
Khi người được phỏng vấn không muốn một số điều mà họ nói được
trích dẫn vào bài viết, hãy giải thích một cách rõ ràng nhưng lịch sự về những
nguyên tắc của tờ báo. Tuyệt đối không đề cập đến việc sẽ không trích dẫn
thông tin người được phỏng vấn cung cấp, trừ trường hợp người được phỏng
vấn yêu cầu. Thông thường, tất cả các thông tin sẽ đều được trích dẫn trong
bài báo.

Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
2.8. Ghi lại những quan sát riêng.

Nhớ ghi lại những chi tiết như vẻ ngoài của văn phòng, người được
phỏng vấn đang mặc đồ gì, thái độ khi đó ra sao, v,v – nói tóm lại là bất cứ
điều gì có thể làm sinh động thêm cho bài viết. Hãy ghi lại, đừng bao giờ chỉ
dựa vào trí nhớ của mình.
2.9. Đừng tự lừa bản thân.
Nếu không hiểu một điều gì đó, hãy đề nghị người được phỏng vấn giải
thích rõ ràng. Chớ làm ra vẻ biết nhiều hơn những điều mình thực sự biết, trừ
khi nghĩ rằng đó là điều lẽ ra phải đọc và tìm hiểu trong lúc chuẩn bị nhưng
bây giờ mới phát hiện biết mình là thiếu sót. Nếu nghe không kịp điều gì đó,
hãy đề nghị người được phỏng vấn nhắc lại.
2.10. Kết thúc cuộc phỏng vấn.
Hãy nói với người được phỏng vấn là bạn cần lướt qua các vấn đề đã
hỏi xem có quên điều gì không. Thậm chí hãy hỏi thẳng người được phỏng
vấn: “Có điều gì đó mà ông/bà muốn nói thêm mà tôi chưa hỏi không?” và
nếu có thể thì đề nghị: “Có ai đó khác mà tôi cần phải nói chuyện với không,
hay có tài liệu gì mà tôi cần phải đọc để làm rõ, hiểu rõ những gì mà chúng ta
đang nói không?” Hãy kiểm tra lại tất cả các số liệu, con số, ngày giờ, hay địa
điểm (các chi tiết nhỏ nhưng quan trọng). Cũng nên xin phép rằng có thể bạn
sẽ phải gọi điện lại cho họ để hỏi thêm một vài điều.
Một phóng viên giỏi biết rằng viết báo mà chỉ dựa trên một nguồn
thông tin đơn thuần sẽ cho ra một bài viết không có chất lượng. Thường thì
những bài báo như vậy không đáng đăng. Ngay cả khi muốn khắc họa chân
dung một nhân vật cũng phải dựa trên nhiều nguồn tin, chứ không nên chỉ
khai thác duy nhất một nhân vật đó. Để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ, việc
tiếp cận với những cá nhân có liên quan hoặc có biết đến nhân vật là một công
việc quan trọng. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau là chìa khóa để
cho ra đời một bài viết hay và truyền thông có hiệu quả. Đó là cách tốt nhất
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
đảm bảo sự chính xác của bài viết. Khi càng nhiều nguồn tin được phối kiểm

và so sánh, độ chính xác sẽ càng cao.
Qua những người khác, phóng viên có thể tìm ý để viết bài. Nhưng
điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt. Phải chắc chắn là chúng ta có các
nguồn tin chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Liệu những tin họ
cung cấp cho bạn trước đây có đúng hay không? Những người khác có tin
tưởng vào các nguồn tin đó không? Liệu họ có ở vào địa vị để biết về những
điều họ nói đến không? Họ có lý do gì để nói dối bạn không?
Những nguồn tin đáng tin cậy là: các thông cáo báo chí, các cơ quan
chính phủ, cảnh sát, bệnh viện,các tổ chức quốc tế, các nhà ngoại giao, các tổ
chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, trường học,
thư thông tin, nhật báo, internet, các bản tin địa phương và quốc tế trên đài
phát thanh hay truyền hình, và cả những người dân ngoài chợ.
Phóng viên cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn
đề nào đó, kể cả các chuyên gia kinh tế. Nếu viết về một tin kinh tế mà không
hiểu các từ chuyên môn, phóng viên có thể điện thoại hỏi họ.
Để gây dựng các nguồn tin tốt, cần phải nói chuyện với mọi người
thường xuyên, bằng cách gặp trực tiếp hay qua điện hoại. Khi họ đã biết bạn
rồi, họ sẽ tin bạn. Và bạn cũng sẽ biết có tin được họ hay không.
Một số phóng viên thường làm quen và giao thiệp với các viên chức
cấp trung tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài. Đây là những người thường
nắm được những gì đang xảy ra. Các thư ký cũng có thể là những nguồn tin
tốt vì họ biết các viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp để bạn phỏng vấn
các viên chức đó.
Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều nguồn tin cung cấp.
Khi một nguồn tin cho biết một thông tin nào đó, hãy kiểm tra lại với những
nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc phóng viên nên yêu cầu
những nguồn tin khác nhận xét hay bình luận để có thể viết bài một cách hoàn
hảo hơn. Không nên chỉ trích riêng lời các viên chức chính phủ. Hãy nói
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27

chuyện với các chuyên gia, chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ
chức phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói chuyện với những người
dân thường mà các sự kiện đó ảnh hưởng tới họ. Ngoài ra, cần thường xuyên
liên lạc với các nguồn tin riêng để biết những gì đang xảy ra.
3.1. Kỹ năng quan sát.
Năm giác quan của phóng viên có thể cung cấp những chi tiết để biến một
câu chuyện khô khốc thành một bài viết sống động phục vụ độc giả. Ngay cả khi
đi phỏng vấn, bạn cũng nên lưu ý và ghi chép lại về bối cảnh xung quanh: Bạn
nhìn thấy cái gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì, cảm nhận điều gì? Hãy cho những
chi tiết đó vào bài viết để làm cho người đọc cảm thấy như chính họ hiện diện tại
nơi xảy ra sự việc và vào đúng thời điểm bạn đưa tin.
Tuy nhiên hãy thận trọng, đừng chất vào bài viết đầy những chi tiết vô
cớ có thể làm hỏng câu chuyện chính. Chẳng ai cần biết màu tóc của đối
tượng trả lời phỏng vấn, trừ phi nó liên quan tới câu chuyện bạn muốn nói.
Hãy thử ngồi đâu đó một mình trong khoảng 30 phút, rồi viết lại những
gì bạn nhìn thấy để luyện tập kỹ năng quan sát.
3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu.
Phóng viên báo điện tử có thể tìm thấy hàng nghìn câu chuyện ngay
trong những thông tin, dữ liệu công khai. Các thông tin của chính phủ về tình
hình tội phạm, bảng điểm của các trường học, thống kê về dân số, báo cáo về
tai nạn giao thông, môi trường và đủ loại thông tin khác có thể khiến những
phóng viên năng động bận rộn suốt năm. Hiện trên thế giới có rất nhiều
website, ví như "The Smoking Gun," thu hút hàng ngàn độc giả mỗi ngày chỉ
bằng cách đơn giản là đăng tải những thông tin mới và thú vị lấy từ các hồ sơ
công. Các tài liệu này cũng là con đường nhanh chóng để kiểm chứng tuyên
bố của những đối tượng được phỏng vấn.
Ở nước ngoài thì nhiều khi không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể kiểm
tra các con số thống kê chính thức. Hãy lên mạng vào vào những website
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27

được kết nối từ PowerReporting.com để tìm các văn bản về chủ đề mà phóng
viên đang quan tâm.
Phóng viên thường phải dùng máy tính để tìm ra những xu hướng trong
những kho dữ liệu lớn, chẳng hạn như về ngân sách hay các thống kê về tội
phạm. Nếu biết cách sử dụng những phần mềm như Excel, Access hay
MapInfo thì có thể kiểm tra dễ dàng hơn. Hoặc có thể sử dụng phầm mềm vẽ
bản đồ và báo cáo về giao thông của cảnh sát để tìm những đoạn đường thường
xảy ra tai nạn hay những cái "bẫy" nếu lái xe không làm chủ được tốc độ.
Dù sử dụng biện pháp nào - - và bạn nên cố áp dụng tất cả trong mỗi
bài bào - thì mục tiêu cuối cùng đều là tìm ra thông tin để minh họa và giải
thích vấn đề mà bạn đang viết. Thông thường chúng ta hay bắt đầu bằng giả
định của riêng mình. Nhưng hãy tìm những thông tin có thể thách thức hoặc
thậm chí trái ngược với những giả định của bạn. Đừng viết tin theo kiểu "đổ
khuôn" mà hãy dùng những câu nói và số liệu để hỗ trợ ý kiến của phóng viên
và đừng để ý đến những thông tin không cần thiết. Những phóng viên giỏi
phải rà đi soát lại quá trình nhiều lần để hoàn thiện bài viết. Có lúc họ phải
quay ngược lại và thực hiện thêm các cuộc phỏng vấn, tìm thêm tài liệu và
dành nhiều thời gian quan sát vì những phát hiện trong quá trình đưa tin dẫn
đến những hướng phát triển khác.
Kiểm tra, kiểm tra và luôn nhớ kiểm tra các con số. Đừng mắc sai lầm
khi trích băng phỏng vấn, sao dữ liệu từ văn bản chính thức hoặc mô tả những
người mà bạn gặp. Ai cũng có thể mắc lỗi, nhưng đừng mắc lỗi vì cẩu thả.
3.3. Thu thập thông tin qua biên dịch.
Hầu hết các tòa soạn báo mạng của ta đều dịch các sách, báo của nước
ngoài. Có thể thấy, trên thực tế, quy trình đưa thông tin lên mặt báo không chỉ
đơn thuần là khâu chuyển ngữ và người biên dịch không chỉ biết thông thạo
ngoại ngữ là đủ. Nếu dừng lại ở đây, các tòa soạn báo có lẽ chỉ cần mua
những máy dịch hoặc sử dụng những chương trình dịch cài sẵn trong máy tính
mà thôi. Đứng trước số lượng lớn thông tin ngồn ngộn được cập nhật hằng
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân

- K27
giờ, hằng phút trên các trang web, người làm báo ngoài điều kiện cần là giỏi
ngoại ngữ còn cần có điều kiện đủ là tri thức và bản lĩnh. Giỏi ngoại ngữ để
tránh chuyện dịch sai “chữ tác đánh chữ tộ”, có nền tảng tri thức để hiểu sâu,
hiểu rõ vấn đề thông tin đề cập đến và bản lĩnh để sàng lọc, thẩm định thông
tin. Trong trường hợp vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành sâu, lại cần
thiết có thái độ trách nhiệm với nghề nghiệp qua việc hỏi thêm ý kiến của các
chuyên gia đầu ngành để giải đáp.
Việc sử dụng các tài liệu dịch của nước ngoài cũng đòi hỏi các biên
dịch viên có kiến thức về lĩnh vực mình dịch để tránh được những sai sót
đáng tiếc. Ngoài ra, họ cũng cần có kiến thức tốt về báo chí trong việc sử
dụng câu chữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa.
3.4. Thu thập thông tin qua việc biên tập lại từ các báo khác có
trích dẫn nguồn.
Khác với báo in, các báo điện tử ở Việt Nam khá dễ dãi trong việc đăng
lại tin bài của nhau. Theo một thống kê chưa đầy đủ trên mạng, các tờ báo
điện tử hang đầu ở Việt Nam sử dụng tin bài của báo bạn từ 30- 70%.
Việc sử dụng quá nhiều tin bài của báo bạn làm nảy sinh nhiều vấn đề.
Trước hết là vấn đề bản quyền. Ít có tờ báo nào sử dụng tin bài của báo
khác như một nguồn tin rồi kiểm tra thông tin qua một số nguồn khác để viết
lại thành một tin của mình như báo chí các nước thường làm.
Những tờ báo nghiêm túc nhất thì dẫn nguồn đàng hoàng và giữ nguyên
bản thảo, không sửa đổi. Một số trường hợp thì lấy nguyên tin, bài của báo
khác rồi sửa lại thành “của mình”.
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
Chương 3
XỬ LÝ THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
3.1 Độ nhanh và chính xác của báo mạng điện tử.
Xử lý thông tin trên các tờ báo là rất quan trọng. Và đặc biệt đối với báo

mạng điện tử còn quan trọng hơn rất nhiều. Tuy báo mạng điện tử là loại hình
báo chí ra đời muộn nhất trong các loại hình báo chí nhưng loại hình báo chí em
út này tích hợp được tất cả các ưu điểm của các loại hình báo chí đi trước.
Ưu điểm nội bật nhất của báo chí điện tử so với các loại hình báo chí
truyền thống là tính thời sự và khả năng giao lưu trực tuyến với độc giả. Với
sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, nhiều phóng viên báo điện tử giờ đây
đã có thể tác nghiệp, gửi và đưa bài lên mạng ngay tại hiện trường với những
tin tức “nóng” (tuy nhiên, xét về độ chính xác, đôi khi quá tốc độ lại là nhược
điểm của các tờ báo online so với các tờ báo truyền thống). Khả năng giao lưu
trực tuyến với độc giả cũng được các báo điện tử tận dụng khá tốt với các
diễn đàn trực tuyến, hộp thư bạn đọc, những buổi giao lưu trực tuyến với các
nhân vật nổi tiếng (hoa hậu, diễn viên điện ảnh, nhà khoa học, chính khách…)
Vì vậy, báo mạng điện tử không chỉ là tờ báo cung cấp đầy đủ thông tin cho
bạn đọc mà người đọc còn đòi hỏi ở nó tính cập nhật và thời sự của công nghệ
thông tin.
Việc ra đời hàng loạt báo điện tử trong mấy năm gần đây đã góp phần
thúc đẩy sự cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện truyền thông ở nước ta.
Đặc biệt là giữa một số báo điện tử hàng đầu đã có sự cạnh tranh thông tin
khá quyết liệt.
Bởi vì thể loại tin chiếm phần lớn nội dung của các báo điện tử cho nên
sự cạnh tranh giữa các báo này trước hết và chủ yếu là cạnh tranh về việc đưa
tin nhanh và chất lượng thông tin.
Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các
báo điện tử. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này.
Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy
một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ
mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.

Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn
có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để
độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra.
Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thông tin
sớm nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực,
các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng
bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này
đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh.
Thông tin báo điện tử phải nhanh, yếu tố cạnh tranh hàng đầu đối với
tất cả các nhà báo trên thế giới bây giờ vẫn là thời gian phải nhanh nhất. Dung
lượng thông tin phải phong phú, nhiều chiều, thông tin ở nhiều góc cạnh,
nhiều góc độ.
Nhiều khi người làm báo điện tử phải đứng trước một bài toán. Giữa
hai giá trị, một là tốc độ hai là độ chính xác, tốt hơn hết là đảm bảo được cả
hai cái đó. Nhiều toà soạn nổi tiếng trên thế giới là đã có những tình huống
cần phải hi sinh cái tốc độ đi để có thêm thời gian kiểm chứng đưa thông tin
của mình cho chính xác.
Cùng với việc cạnh tranh để đưa tin nhanh, các báo còn cạnh tranh về
chiều sâu của thông tin. Sau khi cạnh tranh để đưa lên mạng nhanh nhất thông
tin ban đầu rồi, các báo tiếp tục cạnh tranh trong việc khai thác các góc cạnh, đi
vào chiều sâu, bản chất của sự kiện. Cũng như các phương tiện truyền thông
khác, các báo điện tử cũng có thể triển khai các bài phỏng vấn các nhân vật liên
quan, viết chân dung nhân vật, viết phóng sự về vấn đề mà sự kiện đặt ra, viết
bình luận phân tích ý nghĩa của sự kiện và bày tỏ thái độ đối với sự kiện.
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
Chất lượng thông tin làm sao sinh động và hấp dẫn nhưng cái sinh động
và hấp dẫn ấy phải dựa trên cơ sở là nội dung thông tin đề cập đến vấn đề sát
sườn của mỗi con người, mỗi thành viên trong xã hội và của toàn xã hội. Cách
thể hiện làm sao gần gũi, đi sâu vào lòng người, làm sao để người ta cảm

nhận thấy hết được cái nội dung. Nói thì đơn giản nhưng làm thì không dễ và
chỉ có mỗi một chìa khoá duy nhất để giải quyết được vấn đề này là phải có
tính sáng tạo, nghiêm túc cộng với tinh thần sáng tạo.
Và "Quản lý đầu vào là quan trọng nhất. Phải xem lực lượng, người
làm tờ báo đó là ai? Cơ quan chủ quản đó là cơ quan nào? Và cả cái quy trình
để xuất bản cái tờ báo đó nó có bảo đảm không? Quy trình xuất bản phải chặt
chẽ và con người là phải chuẩn, con người phải chuyên nghiệp và phải đáng
tin cậy".
3.2 Sử dụng những thông tin “nóng” nhưng chưa rõ ràng hay
những tin không tiết lộ tên.
Tin tức trên báo mạng đòi hỏi tính cập nhật và nhanh nhẹn. Vì vậy nó
đòi hỏi bạn phải có sự cân nhắc kĩ càng việc cho đăng tin luôn hay chờ để lấy
thêm thông tin và xác nhận thông tin. Đôi khi, thông tin bạn nhận được là
những thông tin trái chiều với các báo khác thì bạn cần phải kiểm tra lại độ tin
tưởng và chính xác của nguồn tin. Sau khi kiểm tra thì hãy quyết định việc
đăng tin hay không.
Việc sử dụng những nguồn tin không tiết lộ tên rất nguy hiểm vì ba lý
do. Đầu tiên, những thông tin như vậy rất thiếu tin tưởng và khiến cho phóng
viên và tờ báo nghi ngại.
Thứ hai, nguồn tin có thể là nói dối. Anh ta hoặc cô ta có thể định làm
mất thể diện ai đó hoặc có thể tung một tin lửng lơ để kiểm tra phản ứng cộng
đồng về một kết quả hoặc sự kiện nào đó. Những nhà ngoại giao khôn khéo
và các chính khách luôn biết cách lợi dụng những phóng viên để nắm bắt
nhiệt độ của quan điểm cộng đồng. Nếu cộng đồng phản ứng tiêu cực, nguồn
tin sẽ không tiến hành với bất cứ kế hoạch nào họ rò rỉ cho báo chí. Trong
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
những trường hợp như vậy, báo chí đã bị lợi dụng – và nó đã làm suy giảm
niềm tin.
Lý do thứ ba là một khi bạn đã hứa ẩn danh một nguồn tin, bạn khó có

thể đổi ý mà không bị kiện ra tòa vì vi phạm thỏa thuận. Đó là lý do tại sao
các tờ báo như The Miami Herald có chính sách rằng chỉ một biên tập viên
cấp cao mới có quyền đem tờ báo ra để bảo đảm bí mật nguồn tin.
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
PHẦN KẾT LUẬN
Quy trình khai thác và xử lý thông tin là vô cùng quan trọng đối với
hoạt động báo chí và đặc biệt là báo mạng điện tử. Nó quyết định vị thế và độ
tin cậy của một tờ báo. Điều đó đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo
phải có những kĩ năng nghề nghiệp tốt để thẩm định nguồn thông tin cũng
như tạo dựng hình ảnh trong lòng người đọc.
Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.



Nhập môn báo mạng Nguyễn Thị Thanh Vân
- K27
Môc lôc
Trang

×