Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nhập môn truyền hình truyền hình internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.09 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
Nói đến lịch sử phát triển của truyền hình thì nó khơng đáng kể. Nhưng
nói đến những thành tựu mà truyền hình đã đạt được trong quá trình phát triển
của nó thì có rất nhiều điều đáng để nói. Truyền hình có khả năng đến với tất
cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất, thậm chí dẫn đến tận các tầng lớp
nằm ngoài ảnh hưởng của các phương tiện thơng tin đại chúng khác.
Truyền hình có được khả năng là do những đặc điểm về bản chất vật lý
của nó. Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của truyền hình với
tư cách là phương tiện tạo ra và chuyển tải thơng tin.
Truyền hình có thể tự do tiếp cận từng nhà. Mọi người có thể tiếp cận
sự việc đang diễn ra được trình chiếu trên màn ảnh truyền hình mà khơng phải
ra khỏi nhà mình. Điều này cho phép truyền hình thực hiện những chức năng
chung của tồn thế giới báo chí. Trong q trình phát triển của báo chí truyền
hình, người ta nhận thấy rằng sự tác động của thông tin lên công chúng được
tăng lên hay cũng có thể bị giảm đi do nhân cách tác giả.
Ngày nay, truyền hình đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu
trong đời sống của con người. Chưa bao giờ nhu cầu về thông tin của con
người lại lớn như hiện nay. Ngoài việc phải thơng tin chính xác, đầy đủ cịn
u cầu thơng tin để phải đến nhanh nhất với khán giả. Tuy các đài truyền
hình đã đưa ra những lịch phát sóng cụ thể của mình nhưng cũng khơng thể
khơng có những hạn chế. Đó là người xem khơng thể chủ động được về thời
gian cho mình, hay muốn xem lại những chương trình đã phát sóng cũng
khơng thể xem lại được.
Việc mạng Internet ra đời đã không chỉ giúp cho con người làm việc có
hiệu quả hơn, mà cịn cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ cho công
việc cũng như trong đời sống. Người ta vẫn thường chỉ quen đọc những thông
tin ở trên mạng chứ chưa hề nghĩ đến việc sẽ xem truyền hình ở trên mạng
Internet. Sau những thử nghiệm thất bại về truyền hình trên Internet là một


điều rất bình thường và bất kì ai cũng có thể xem được những chương trình


truyền hình đã phát sóng ở trên mạng. Người xem có thể xem bất cứ chương
trình gì mà mình thích và có thể chủ động về thời gian của bản thân.
Việc xem truyền hình qua Internet đã được nhiều quốc gia thực hiện và
đã được khơng ít người ủng hộ. Ở Việt Nam truyền hình qua Internet cịn là
một loại hình khá mới mẻ nhưng bước đầu thực hiện đã mang đến những
thành công nhất định, được khá nhiềưngời hưởng ứng. Đài truyền hình Việt
Nam là cơ quan đầu tiên của nước ta thực hiện phát sóng những chương trình
truyền hình qua mạng. Sau đó các đài truyền hình địa phương cũng tiến hành
đưa các chương trình của mình lên phát sóng trên mạng Internet. Và hầu như
những đài nào có chương trình truyền hình phát sóng ở trên mạng thì đó đều
là ở những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh, có nhiều nguồn vốn để đầu tư
cho xây dựng và phát triển.
Trong các chương trình như thời sự, thể thao, các chương trình có liên
quan đến kinh tế, giải trí…. được phát sóng trên truyền hình, thì chương trình
thời sự có lẽ là quan trọng nhất và thu hút được khá nhiều người xem.
Chương trình thời sự cung cấp cho người xem những thông tin về nhiều mặt
trong đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hố, thể thao.. ở trong nước
và những tin tức về thời sự quốc tế. Tần số các chương trình thời sự được phát
sóng trên truyền hình ngày càng lớn, nội dung phong phú, tin tức được cập
nhật nhanh chóng, ngắn gọn nhưng chính xác, cung cấp đầy đủ những thông
tin quan trọng cho mọi người. Ngồi những giờ phát sóng chính thức, cịn có
khung giờ để phát lại chương trình thời sự. Nhưng khi chương trình thời sự
được phát sóng tren Internet thì người xem có thể xem chương trình ở bất cứ
đâu hay bất cứ lúc nào mà mình cần, có thể xem đi xem lại nhiều tin tức chứ
không chỉ là xem qua một lần như khi ngồi trước vô tuyến truyền hình. Việc
các địa phương đưa truyền hình lên Internet đã mở rộng phạm vi phát sóng
của mình hơn, vì khơng chỉ có người dân ở địa phương đó mới xem được


chương trình mà tất cả mọi người đều có thể xem những tin tức của địa

phương đó. Qua đó quảng bá được hình ảnh của địa phương mình đến với
mọi người, mọi người có thể qua đó tìm hiểu những thông tin để đầu tư phát
triển hay để phát triển ngành du lịch. Từ đó tăng doanh thu của địa phương
mình.
Truyền hình Internet tuy mới được hình thành nhưng nó đã khẳng định
được vai trị và vị trí của mình qua việc cung cấp thông tin cho mọi người.
Những chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam và các Đài truyền
hình địa phương khi được đưa lên mạng đã tạo cho con người cả “thư viện”
thông tin khổng lồ. Mọi người có thể lựa chọn những thơng tin mà mình quan
tâm để xem, có thể xem cùng một lúc cả chuỗi những chương trình thời sự.
Đó là những thông tin về thời sự trong nước, thời sự quốc tế, về những vấn
đề của từng địa phương như chính trị, đường lối chính sách để thu hút đầu tư
và phát triển, các vấn đề xã hội: lao động, việc làm, giáo dục.. Chưa bao giờ
việc tiếp nhận thông tin được nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay. Chỉ cần
một chiếc máy tính nối mạng có thể xem những chương trình thời sự được
phát sóng trên mạng Internet ở mọi nơi, mọi lúc. Hơn nữa, số người sử dụng
Internet ngày càng tăng lên, chắc chắn họ sẽ không thể không tận dụng sự
phát triển này để đưa vào trong cuộc sống của mình.
Có lẽ, do mới ra đời nên truyền hình trên Internet cũng chưa được
nhiều người biết đến và sử dụng. Việc các đài truyền hình địa phương đưa
chương trình thời sự của mình để phát sóng trên Internet vẫn cịn chưa nhiều,
các đài đã đưa chương trình của mình lên phát sóng trên Internet chủ yếu là ở
một số tỉnh và có nền kinh tế, xã hội phát triển như Đài truyền hình Hà Nội,
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Thái Ngun, Đài
truyền hình Thái Bình… cịn ở những địa phương kém phát triển hơn thì vẫn
chưa có trang web để phát sóng chương trình truyền hình của mình. Truyền
hình Internet là một xu hướng phát triển mới, nó đánh dấu một bước phát


triển cao hơn của truyền hình. Người xem truyền hình khơng chỉ ngồi trước

máy thu hình để xem như trước kia mà có thể ngồi trước máy tính để xem.
Chính vì truyền hình Internet là một xu hướng phát triển mới nên cần
phải có sự đầu tư và sự quan tâm của các cấp, các ngành, của chính quyền địa
phương. Qua đó khơng chỉ cung cấp những thơng tin mà mọi người quan tâm
về địa phương mình mà cịn quảng bá hình ảnh của chính mình đến với mọi
người từ khắp nơi trên đất nước, với bạn bè quốc tế. Trong những năm vừa
qua, việc đưa truyền hình lên mạng Internet đã đạt được những thành công
bước đầu và tiếp tục khẳng định mình trong lĩnh vực truyền thơng. Đặc biệt là
việc phát sóng những chương trình thời sự. Ngồi những chương trình thời sự
của Đài truyền hình Việt Nam, chúng ta cũng cần phải quan tâm tới các
chương trình thời sự của các đài truyền hình địa phương. Cần phải đi sâu vào
nghiên cứu xem cơ cấu tổ chức của chương trình thời sự địa phương đó như
thế nào, nội dung những tin tức trong chương trình đó ra sao. Việc những
chương trình thời sự được đưa lên phát sóng trên mạng Internet đã đạt được
những hiệu quả gì và có tác động đến cuộc sống truyền hình lên mạng
Internet cịn có những bất cập, hạn chế gì. Qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm về quản lý những thông tin được đưa ra ở trên mạng, phát huy những
thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế.
Đứng trên phương diện là một khán giả được xem những chương trình
thời sự qua Internet mọi người sẽ có những nhận xét, đánh giá gì về xu hướng
phát triển mới này. Do truyền hình Internet mới chỉ có ở một số địa phương
nên chỉ có thể tìm hiểu được những chương trình thời sự của đài truyền hình
đó, như Thái Ngun, Thái Bình, Hà Nội. Để từ đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá chung về chương trình thời sự qua mạng Internet ở các đài truyền
hình này.


II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề về truyền hình Internet
Việc phát minh ra Internet là một bước đột phá mới trong lĩnh vực công

nghệ thông tin. Internet giữ vai trò lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất
nước. Internet là công cụ kết nối và hợp tác, một cơng cụ mà bất kì ai, khơng
chỉ là những chun viên máy tính có thể sử dụng. Internet ngày càng trở nên
thông dụng hơn trong đời sống của con người và trở thành một thứ không thể
thiếu trong cuộc sống. Trong những năm 1990 Internet nhanh chóng trở thành
phương tiện truyền thơng quan trọng nhất sau thời kì “làm mưa làm gió” của
truyền hình. Hiện nay, hầu như tất cả những nhật báo, những tạp chí lớn,
những hệ thống mạng truyền hình cũng như các đài truyền hình riêng lẻ đều
có trang web đáng chú ý trên Internet. Một số tờ báo đưa lên trang web gần
như những tin, bài của phiên bản truyền thống, những tờ khác phân tích hoặc
bổ sung thêm.
Nhiều nhà nghiên cứu truyền thông cho rằng Internet là giai đoạn khởi
đầu của phương tiện truyền thông tương lai (Negropone và những nhà nghiên
cứu khác của MDT dự báo). Có lẽ khi đường truyền Internet mở rộng và
người ta có thể truyền hẳn một bộ phim trên mạng thì có nghĩa là một phương
tiện truyền thơng hồn toàn mới sẽ trỗi dậy. Thật sai lầm khi nghĩ rằng
Internet chỉ đơn giản là một phương tiện mới để truyền tải thông tin. Mỗi tổ
chức cung cấp dịch vụ thơng tin có hẳn một tồ soạn, tại đó có ít nhất vài tư
liệu nguyên bản được tạo ra.
Chắc chắn rằng, Internet và những dịch vụ thông tin công cộng rất khác
với những phương tiện thông tin truyền thống. Chúng rất đa dạng và được vận
hành theo nhiều cáchkhác nhau nên hầu như không thể lập sơ đồ về cách thức
tổ chức điển hình. Những sản phẩm của phương tiện truyền thông này bao
gồm vô số tin tức và được coi là nguồn cung cấp thông tin lý tưởng. Hiện nay
khoảng hơn 40% hộ gia đình taị Mỹ có máy vi tính và tỉ lệ phần trăm này vẫn


tăng lên hàng tháng. Các nhà báo không thể trả giá nổi cho việc coi thường
việc cung cấp thông tin qua hệ thống máy tính.
Truyền hình


Internet, thường được nhắc đến với tên gọi Internet

protocol Television, IPTV, IP – based video, ID – based VOD system hay
IPTV Broadcasting là giao thức nhận các tín hiệu truyền hình, hình ảnh và
hoặc các dịch vụ truyền thông đa phương tiện (multimedia) thông qua kết nối
Internet, đặc biệt với kết nối bằng thông rộng. Thường thì một hộp giải mã
(set - topbox) sẽ giúp người sử dụng thực hiện công việc này. Các hộp giải mã
IPTV hiện đại cịn có thể cho phép người sử dụng kết nối với nhiều nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình khác nhau.
Truyền hình Internet đang dần trở thành mẫu số chung quen thuộc của
các hệ thống trong đó truyền hình và /hoặc các tín hiệu hình ảnh được phân
phối tới người đăng ký sử dụng hoặc người xem sử dụng kết nối với băng
thơng rộng.
Ý tưởng truyền hình Internet đã được nhắc tới ngay từ những ngày đầu
tiên của Internet. Tuy nhiên, các thử nghiệm đầu tiên đã không thành công do
thiếu đường truyền băng thông rộng và có tốc độ cao. Nếu chúng ta vẫn kết
nối Internet bằng một modem quay số liệu cành cạch qua đường điện thoại
thay vì ADSL như hơm nay chứ chắc hẳn khơng có chuyện xem phim hay
radio trên web.
Sức hấp dẫn của truyền hình Internet là nó sử dụng cùng một cơng nghệ
với mạng Internet, có nghĩa, đây khơng phải là quan hệ một chiều giữa người
xem với “nhà đài”. Truyền hình Internet cho phép người sử dụng thiết kế lịch
phát sóng riêng của mình. Truyền hình Internet cũng cho các nhà cung cấp
xây dựng các chương trình hướng tới các đối tượng cơng chúng nhỏ hẹp hơn
hoặc “địa phương hố” hơn.
Các nhà cung cấp cũng có thể gửi các chương trình độ phân giải cao
thẳng tới người xem mà khơng cần có đầu thu tín hiệu đặc biệt. Nhưng có lẽ



hấp dẫn nhất, dù có nhiều người cho là khơng quan trọng lắm, chính là truyền
hình trực tiếp. Hiện tại, khi bạn cịn xem truyền hình cáp hoặc vệ tinh hay
Freeview, tín hiệu ln bị chậm hơn thực tế một qng thời gian nhất định.
Cịn với truyền hình Internet, tốc độ là 15mili – giây, tức là bạn gần như được
xem trực tiếp theo đúng nghĩa.
Truyền hình Internet (TPTV) là một cơng nghệ truyền hình tiên tiến
nhất hiện nay, nó thay đổi cách thức xem truyền hình của con người, thay vì
xem truyền hình qua tivi, ngày nay chỉ với màn hình máy tính con người có
thể xem tất cả các kênh truyền hình, và đặc biệt nhất có thể lựa chọn chương
trình mà mình ưa thích.
2.Tìm hiểu qua về một số đài truyền hình
2.1. Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiếp nối truyền thống từ Đài phát thanh Việt Bắc, ngày 02/09/1977,
chương trình phát thanh đầu tiên được phát sóng - Đài phát thanh Bắc Thái
được ra đời với các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng, phát thanh
tiếng Dao, thời sự tổng hợp tiếng Việt và chương trình ca nhạc. Từ thời điểm
ấy, Đài phát thanh Bắc Thái chính thức được cơng nhận là cơ quan báo chí
hoạt động độc lập dưới sự chủ đạo của tỉnh uỷ – HĐND – UBND tỉnh.
Đến năm 1990, Đài đổi tên thành Đài phát thanh – truyền hình Bắc
Thái. Ngày 2/9/1990 Đài chính thức phát sóng chương trình truyền hình đầu
tiên, đánh dấu sự có mặt đầy đủ hai loại hình báo nói, báo hình trên địa bàn
tỉnh. Năm 1997, tỉnh Thái Nguyên được tái lập, từ đó đến nay Đài mang tên
Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đài phát thanh – truyền hình
Thái Ngun đã có bước phát triển tồn diện, thực sự là tiếng nói của Đảng
bộ chính quyền và là diễn đàn của nhân dân. Từng bước đi của mình, Đài luôn
nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ – HĐND –



UBND tỉnh, hai đài quốc gia, của các ban ngành từ trung ương đến địa
phương và sự ủng hộ của khán thính giả các dân tộc. Từ khi tái lập tỉnh đến
nay, Đài đã 2 lần được tỉnh uỷ – UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể
phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình tỉnh Thái Nguyên, trong đó xác
định 4 mục tiêu cơ bản, đó là.
- Xây dựng đội ngũ những người làm công tác phát thanh - truyền hình
- Tăng cường diện phủ sóng
- Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng nội dung
- Tăng cường cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật hiện đại
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh, sự giúp đỡ của hai Đài quốc gia và các bộ,
ngành từ trung ương tới địa phương, phương án tổng thể phát triển sự nghiệp
phát thanh – truyền hình tỉnh Thái Nguyên đang từng bước có hiệu quả.
- Về đội ngũ: Đài phát thanh – truyền hình Thái Ngun hiện có trên
100 cán bộ cơng nhân viên, trong đó có hơn 70 biên chế, còn lại là cán bộ hợp
đồng làm việc tại các phịng chun mơn gồm: văn phịng đài, phịng thư ký
biên tập, phòng thời sự, phòng chuyên đề, phòng văn nghệ – thể thao, phòng
tiếng dân tộc, phòng quảng cáo, phòng sản xuất chương trình, thơng truyền
dẫn phát sóng.
Trong những năm qua, song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ,
ban biên tập Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên đã từng bước nâng
cao chất lượng các chương trình, đổi mới cách đưa tin, biên tập chương trình
với mục đích các tin tức sự kiện được chuyển tải ngay trong ngày đến bạn
nghe đài và xem truyền hình.
Về phát thanh: Từ khi thành lập đến năm 1996, Đài Bắc Thái phát
thanh hàng ngày với thời lượng 4 giờ. Năm 1997, khi tách tỉnh Đài phát 3 giờ
phát thanh hàng ngày. Từ năm 2000 đến nay phát 6 giờ phát thanh hàng ngày
gồm các chương trình thời sự, chương trình tiếng Tày, Nùng, chương trình
tiếng Dao, chương trình văn nghệ ca nhạc ở cả 3 buổi sáng, trưa và tối.



Về truyền hình: Năm 1992, Đài phát một tuần hai chương trình thời sự
tổng hợp, năm 1997 có 4 buổi phát hình trong tuần, và sau đó tăng lên 6 buổi
trong tuần và từ 1/9/2000 đã có chương trình hàng ngày và phát lại vào sáng
hôm sau. Tháng 10/2005, Đài phát thêm chương trình phim truyện vào 18h00
hàng ngày. Từ năm 2006 đến nay, Đài đã có chương trình Truyền hình hàng
ngày phát sóng sáng, trưa, chiều và tối.
Lượng tin bài phát thanh – truyền hình phát hàng năm khoảng 20.000
tin bài, duy trì đều và có chất lượng gần 20 chuyên mục, chuyên đề trên sóng
phát thanh, 30 chuyên mục, chun đề trên sóng truyền hình. Việc cập nhật
thơng tin trong tỉnh, trong nước và quốc tế đã được Ban biên tập đài coi trọng.
Đặc biệt từ ngày 01/09/2008, Trang thông tin điện tử của Đài được ra đời đã
góp phần nâng lên vị thế của Đài trên con đường hội nhập đầy đủ với cả ba
loại hình báo chí: báo nói, báo hình và báo điện tử.
Sự ra đời của Trang thông tin điện tử - đây là một kênh thông tin quan
trọng nâng cao khả năng hoạt động thơng tin, tun truyền phục vụ nhiệm vụ
chính trị của Đài cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Góp
phần quảng bá thơng tin, hình ảnh, đất và người Thái Nguyên đến với cả nước
và thế giới. Thông qua website – Báo điện tử phát thanh – truyền hình Thái
Nguyên, các tin tức trong tỉnh, trong nước và quốc tế đã được cập nhật nhanh
chóng. Cùng với đó, các chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình
tiếng dân tộc của đài được đưa lên giao diện của các báo điện tử đã đến với
công chúng được nhanh hơn, xa hơn, tăng khả năng lưu trữ và phát xa hơn đối
với các chương trình phát óng được Đài sản xuất.
Có thể khẳng định từ ngày phág sóng chương trình phát thanh và
chương trình truyền hình đầu tiên đến nay, nội dung các chương trình phát
thanh, truyền hình Thái Ngun đã có bước tiến dài cả về thời lượng và chất
lượng với nội dung đa dạng, phong phú, hình thức thể hiện ngày càng hấp dẫn
hơn. Điều đó được khẳng định trong suốt chặng đường hơn 31 năm xây dựng,



phát triển và qua các kì liên hoan phát thanh, truyền hình hàng năm do hai đài
quốc gia tổ chức. Chỉ tính 3 năm trở lại đây, Đài đã có 2 tác phẩm đạt giải
vàng, 3 tác phẩm đạt giải bạc và 5 tác phẩm được tặng bằng khen.
Với những thành tích và kết quả đạt được trong chặng đường 1/3 thế kỉ
xây dựng và trưởng thành, Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên đã vinh
dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III, Thủ
tướng chính phủ tặng bằng khen; nhiều Bộ, Ban, Ngành của Trung ương và
tỉnh Thái Nguyên đã tặng nhiều bằng khen các tập thể và cá nhân của Đài.
Phát huy truyền thống, Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên sẽ
tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của phương án tổng thể phát triển sự
nghiệp phát thanh – truyền hình của tỉnh. Nâng cao chất lượng nội dung từ
các bản tin, chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, văn nghệ – thể
thao….. trên cả ba loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo điện tử
nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin giải trí hàng ngày càng cao của công chúng.
Xây dựng đội ngũ những người làm công tác phát thanh – truyền hình có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng và có chuyên
môn giới. Tiếp tục củng cố và phát huy vai trị lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, các
tổ chức đồn thể, xây dựng cơ quan văn hoá phục vụ đắc lực nhiệm vụ trong
giai đoạn mới.
2.1.2. Phòng thời sự
- Thực hiện hồn chỉnh chương trình thời sự và các bản tin thời sự hằng
ngày của cả chương trình phát thanh và truyền hình.
- Thực hiện các chương trình đối thoại, toạ đàm, giao lưu thời sự,
chuyên mục, bình luận thời sự, các chương trình trực tiếp thời sự.
- Phối hợp thực hiện các chương trình chuyên đề, giao lưu, toạ dàm,
truyền hình trực tiếp thuộc các phịng khối nội dung.
- Phối hợp thực hiện và cộng tác với trang thông tin điện tử của Đài


- Cộng tác, cung cấp tác phẩm thời sự với Đài truyền hình Việt Nam và

Đài tiếng nói Việt Nam.
- Quản lý, xác định và hoàn chỉnh các tư liệu gốc để phòng thực hiện.
2.1.3. Khảo sát một số chương trình thời sự
Những chương trình thời sự của Đài được phát trên Internet là những
chương trình đã được phát trên sóng truyền hình, nhằm đáp ứng nhu cầu về
thơng tin của đơng đảo quần chúng. Đó là những thơng tin về tình hình chính
trị trong tỉnh, về tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong tỉnh, vấn đề về
quảng bá hình ảnh của tỉnh để thu hút khách du lịch cũng như thu hút vốn đầu
tư của nước ngồi nhằm phát triển kinh tế, cũng có những tin tức phản áng
những khó khăn của người dân, của doanh nghiệp.
Thơng qua mạng Internet, chương trình truyền hình của tỉnh được đơng
đảo mọi người biết đến, từ đó đánh giá được những mặt lợi thế của tỉnh để thu
hút đầu tư như: Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng,
điều kiện thiên nhiên thuận hồ, giao thơng phát triển… hơn nữa Thái Ngun
lại gần Trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội nên càng thuận lợi hơn
nữa cho việc thu hút đầu tư. Hơn nữa, Thái Ngun cịn có những chính sách
về ưu đãi các nhà đầu tư để phát triển kinh tế trong tỉnh.
Trong chương trình thời sự, những thơng tin về quản lý kinh tế, tình
hình thực hiện cơng tác, nhiệm vụ được thông tin một cách đầy đủ. Ví dụ như
trong chương trình thời sự tổng hợp ngày 23/12/2008 có những thơng tin như:
Tổng kết về việc chống tham nhũng năm 2008, đã biểu dương những tổ chức,
cơ quan có thành tích trong việc thực hiện phịng chống tham nhũng, những
thành tích đã đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện. Đồng thời,
triển khai công tác năm 2009 như: tăng cường công tác quản lý hành chính,
ổn định tình hình chính trị xã hội. Chú trọng công tác quản lý một số ngành
kinh tế của tỉnh như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng, thương mại…;
Sở văn hố, thơng tin, du lịch đã phát triển năm Hội thảo du lịch quốc gia ở


Thái Nguyên. Trong năm 2008, Thái Nguyên đã thu hút được 1,2 triệu lượt

khách du lịch, tăng 52% tổng doanh thu về du lịch tăng cao. Đồng thời đưa ra
phương hướng, nhiệm vụ phát triển bền vững du lịch Thái Nguyên. Trong
năm qua, ngành du lịch Thái Nguyên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham
gia. Khai thác tiềm năng của du lịch lịch sử, phát triển hơn nữa tiềm năng du
lịch Thái Nguyên. Thông tin về rừng nguyên liệu ở Thái Nguyên, rừng
nguyên liệu Vân Đàm ở Thái Nguyên được đầu tư hàng tỷ đồng đang có nguy
cơ sụp đổ. Trong khi đó cơng ty Vân Đàm chủ đầu tư của dự án thì khơng có
khả năng thu mua ngun liệu cho người dân. Sở dĩ có tình trạng này là do:
tình trạng mất trộm rừng, yếu tố nhân hồ, người trồng khơng sống được với
rừng thì người nơng dân sẽ khơng thiết tha gì với rừng. Vì vậy, thu hập của
người dân phải được chi trả xứng đáng. Có như vậy mới củng cố được mối
quan tâm giữa người dân với doanh nghiệp. Chương trình cịn thơng tin tới
mọi người về việc phát triển kinh tế ở các địa phương trong tỉnh, như các
ngành nghề kinh doanh ở nông thôn Đại Từ, xưởng sản xuất cầm chừng, sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được, càng sản xuất càng lỗ, nhiều cơ sở sản xuất
không đáp ứng được yêu cầu về yêu cầu chất lượng sản phẩm nên đã phải giải
thể.
Nói chung, các chương trình thời sự của đài chủ yếu đưa tin về những
vấn đề kinh tế chính trị xã hội trong tỉnh, giới thiệu về địa phương, kêu gọi
đầu tư, phát triển kinh tế, Nêu lên những thành tựu mà địa phương đã đạt
được, đồng thời cũng nêu lên những khó khăn, thiếu sót trong việc thực hiện
những nhiệm vụ ấy, đề ra phương hướng giải quyết, khắc phục những hạn chế
ấy.
Mỗi chương trình thời sự tổng hợp của Đài thường kéo dài khoảng
30phút. Mở đầu là những thông tin về thời sự trong tỉnh, chiếm khoảng 2/3
thời gian phát sóng của chương trình. Tiếp theo đó là những thơng tin về thời
sự trong nước và phần tin quốc tế. Những thông tin này liên tục được cập nhật


trong ngày để cung cấp thông tin đến cho công chúng một cách nhanh nhất và

sớm nhất.
2.2. Đài phát thanh – truyền hình Thái Bình
2.2.1. Giới thiệu qua về đài phát thanh – truyền hình Thái Bình
Cách đây 50 năm, ngày 02/09/1956 Đài phát thanh – truyền hình Thái
Bình (tiền thân là Đài truyền thanh Thái Bình thuộc Ty văn hố Thái Bình)
phát sóng chương trình đầu tiên. Khi mới thành lập Đài chỉ có 8 cán bộ cơng
nhân việ với trang thiết bị gồm 2 máy tăng âm 600w, 10 loa to, 100 loa nhỏ;
diện phủ sóng chỉ ở phạm vi một số xã quanh Thị xã Thái Bình. Trải qua hơn
50 năm với nhiều chặng đường, nhiều mốc son đánh dấu bước phát triển, đến
nay Đài phát thanh – truyền hình Thái Bình đã khẳng định được vị trí là một
kênh thơng tin khơng thể thiếu trong đời sống của Đảng bộ và nhân dân tỉnh
nhà, phát triển ngày càng lớn mạnh, sánh vai với các Đài trong khu vực.
Nhiều tập thể, cá nhân của Đài phát thanh – truyền hình Thái Bình đã được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh uỷ, UBND tỉnh
tặng thưởng nhiều huân huy chương các hạng, cùng nhiều bằng khen, cờ thi
đua xuất sắc. Hiện đã có trên 80 cán bộ cơng nhân viên chức, trong đó có
78% có trình độ đại học và trên đại học.
Vừa xây dựng, vừa phát triển trong chặng đường 1/2 thế kỷ qua, Đài
ptt – truyền hình Thái Bình đã có những bước nhảy vọt cả về nội dung
chương trình và đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại. Quy mô phủ sóng
của Đài từ nhiều năm nay đã đạt 100% về dân số và diện tích trong tỉnh, góp
phần thiết thực, tích cực và hiệu quả trong cơng tác tun truyền đường lối,
nghị quyết của Đảng, Chính sách, pháp luật của nhà nước tới mọi người dân
trong tỉnh.\
Hiện nay, cùng với việc tiếp sóng thường xun các chương trình của
VTV, VOV mỗi ngày, Đài phát thanh – truyền hình Thái Bình sản xuất 04
chương trình phát thanh, phát sóng 120 phút/ngày. Chương trình truyền hình


gồm 03 bản tin thời sự và trên 30 tạp chí, chuyên đề, chuyên mục. Thường

xuyên tổ chức tường thuật trực tiếp các sự kiện lớn, các chương trình văn hoá
văn nghệ đặc biệt của địa phương. Tập trung đổi mới các chương trình, trọng
tâm là các chương trình truyền hình tương tác và trị chơi truyền hình phục vụ
các đối tượng khán giả khác nhau.
Hiện nay, các chương trình của Đài đã được đưa lên Internet để mọi
người có thể tiện theo dõi. Đưa những chương trình của Đài đến với đông đảo
công chúng hơn, tạo cơ hội mới để phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Những
thông tin của Đài cũng như những chương trình, lịch phát sóng được đăng tải
tại địa chỉ: www.thaibinhtv.vn.
2.2.2. Nội dung những chương trình thời sự của Đài
Cũng giống như chương trình thời sự của các địa phương khác. Những
thông tin thời sự của Đài tập trung vào phản ánh những vấn đề chính trị, kinh
tế xã hội, văn hố của tỉnh.
Những thơng tin ấy được cập nhật một cách nhanh chóng, kịp thời,
chính xác để phục vụ nhu cầu về thơng tin của người dân trong tỉnh. Chương
trình thời sự của Đài thường kéo dài khoảng 15 phút.
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên nền nông nghiệp
trong tỉnh được chú trọng phát triển. Tỉnh có nhiều chính sách để hỗ trợ nông
nghiệp phát triển như đưa những giống lúa có năng suất cao vào trong sản
xuất, tiến hành tổ chức nạo vét hệ thống sông, đào, đắp sông, hệ thống thuỷ
lợi để cung cấp đủ nước cho vụ Đơng Xn cũng như thốt nước kịp thời khi
có thiên tai, bão lũ. Đồng thời, đưa ra nhiều thông tin về tình hình sản xuất
nơng nghiệp trong tỉnh.
Trong các chương trình thời sự, việc thực hiện chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng, của nhà nước cũng được phản ánh đầy đủ. Những thông
tin như: Triển khai công tác tư pháp, triển khai toàn diện những nhiệm vụ
trọng tâm của tỉnh, giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách nghiêm túc, đẩy


mạnh công tác tuyên truyền, phản ánh thực tế. Những kỳ họp của Hội đồng

nhân dân tỉnh cũng được thông tin đến người dân một cách đầy đủ. Những
thông tin về công tác thu thuế cũng được phản ánh tới mọi người. Ví dụ như
trong chương trình thời sự ngày 09/01/2009, chương trình đã thơng tin về việc
thực hiện tốt công tác thu thuế ở huyện Lương Hà, việc thu thuế được giao
cho từng cán bộ thu thếu. Chỉ trong mấy ngày đầu thực hiện đã thu được 207
triệu đồng trong tổng số 504 triệu đồng thuế môn bài, mỗi đội thu thuế đều
thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Những thơng tin của Đài mang tính thời sự cao, đáp ứng nhu cầu về
thông tin của mọi người dân trong tỉnh như: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phịng. Đặc biệt là việc đưa những thơng tin về chất lượng sản phẩm
trong dịp tết này để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân, đưa
những thông tin về việc kiểm tra những mặt hàng phục vụ tết như: bánh kẹo,
rượu, bia.
Đồng thời, chương trình thời sự cũng cung cấp những thông tin về việc
phát triển cơng nghiệp trong tỉnh. Tình hình phát triển ra sao? Những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ? Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm ăn phát đạt.
Ví dụ như cơng ty giấy Hoàng Long đã tiến hành đầu tư trang thiết bị, máy
móc, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động,
đảm bảo chất lượng,hạ giá thành sản phẩm. Những sản phẩm của công ty như
giấy ăn, giấy vệ sinh, túi nilon được người tiêu dùng đánh giá cao. Trước kia,
sản phẩm doanh thu đạt 15 tỷ đồng, thu nhập thấp nhất của người lao động
trong công ty là 1,2 triệu đồng/tháng. Hiện nay, công ty vẫn đang tiếp tục đầu
tư để mở rộng thị trường.
Nói tóm lại, chương trình thời sự cũng cung cấp những thông tin vê
việc phát triển công nghiệp trong tỉnh. Tình hình phát triển ra sao? Những
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ? Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm ăn
phát đạt. Ví dụ, như cơng ty giấy Hồng Long đã tiến hành đầu tư trang thiết


bị, máy móc, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất lao

dộng, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Những sản phẩm của công
ty như giấy ăn, giấy vệ sinh, túi nilon được người tiêu dùng đánh giá cao.
Trước kia, sản phẩm của cơng ty cung cấp ra thị trường tiêu thụ ngồi tỉnh chỉ
chiếm 20% nhưng đến nay đã chiếm 60%, doanh thu đạt 15 tỷ đồng, thu nhập
thấp nhất của người lao động trong công ty là 1,2 triệu đồng/tháng. Hiện nay,
công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư mở rộng thị trường.
Nói tóm lại, chương trình thời sự của địa phương nào thì phản ánh
những thơng tin của tỉnh ấy, về mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội trong
tỉnh. Tuy nhiên, viẹc mỗi đài có website riêng và phát sóng trên mạng
Internet tăng tỷ lệ người xem các chương trình của địa phương mình. Đồng
thời, để mọi người đưa ra những quyết định đúng đắn xem có nên đầu tư vào
địa phương đó hay khơng.
3. Ngun nhân tại sao truyền hình Internet lại nhanh chóng được
ứng dụng trong các đài truyền hình địa phương.
Truyền hình Internet ra đời đầu tiên ở các nước có nền kinh tế, khoa
học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển. Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp
thu những thành tựu này và đưa vào ứng dụng. Việc các Đài truyền hình địa
phương đưa những chương trình của mình là Internet đã giúp cho số lượng
khán giả xem truyền hình của địa phương mình tăng lên, giới thiệu đến với
mọi người những thế mạnh của địa phương mình để thu hút vốn đầu tư phát
triển kinh tế cũng như phát triển du lịch, sử dụng lợi thế của địa phương để
phát triển kinh tế.
Truyền hình Internet đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc đưa những chương trình truyền hình lên Internet là hoàn toàn phù hợp
với quy luật khách quan. Ngồi ra, việc xem truyền hình trên Internet cịn
giúp người xem chủ động về thời gian của bản thân, có thể xem bất kì những
thơng tin gì mà mình quan tâm.


Tuy nhiên, việc đưa truyền hình lên Internet cũng gặp khơng ít khó

khăn, bất cập. Khán giả có thể quay lưng lại với truyền hình bất cứ lúc nào
bởi sự tiện ích của Internet. Đã từng có quan niệm: “Truyền hình ra đời sẽ
giết chết báo in, và Internet sẽ giết chết truyền hình”. Thực tế đã cho thấy
rằng, sau bao năm “làm mưa làm gió”, truyền hình khơng thể giết chết được
báo in, nhưng chính nó lại đang bị cơn bão Internet dồn đến bờ vực. Mối đe
doạ với truyền hình cịn lớn hơn cả báo in và radio. Khơng ít chun gia cho
rằng truyền hình mới là “nạn nhân thiệt mạng” đầu tiên trong kỉ nguyên
Internet. Sự sa rời truyền thông truyền thông đang diễn ra nhanh hơn khi ngày
càng nhiều ngày quay sang Internet để tìm kiếm thơng tin cũng như giải trí.
4. Giải pháp, kiến nghị.
Nhìn chung việc đưa truyền hình lên mạng Internet ở nước ta chưa có
nhiều. Những chương trình của các Đài địa phương chủ yếu được phát trên
sóng phát thanh – truyền hình. Đó chủ yếu là những địa phương có nền kinh
tế phát triển. Vì vậy, các địa phương khác cũng cần đầu tư để mở rộng thêm
phạm vi khán giả của mình, nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương
mình để phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch và những nhà đầu tư.
- Các đài phát thanh – truyền hình có thể hướng khán giả vào những
trang web của mình để có được những thơng tin chi tiết hơn.
- Truyền hình đang dần bị Internet đè bẹp. Vì vậy, truyền hình phải thay
đổi cách thức chuyển tải nội dung bằng cách bắt tay với Internet.
- Tuy nhiên, các Đài truyền hình đưa thơng tin lên mạng cần phải quản
lý chặt website của mình, để tránh bị lạm dụng vào mục đích và những
chuyện xung quang vấn đề bản quyền.


III. KẾT LUẬN
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin
nên việc ứng dụng những thành tựu của nó vào trong đời sống là hết sức cần
thiết. Chúng ta cần phải đổi mới để phù hợp với quy luật của lịch sử, để tránh
bị tụt hậu so với những nước khác. Việc những Đài truyền hình địa phương

của nước ta có website riêng để phát sóng những chương trình của mình trên
đó cũng là một điều đáng được quan tâm. Internet đặt ra những cách thức
cạnh tranh song cũng mang đến những cơ hội cho các đài phát thanh – truyền
hình. Các nghiên cứu đã cho thấy có người vừa vào Internet vừa xem ti vi
cùng một lúc. Truyền hình có thể quảng cáo các chương trình của mình với
những tin tức và thơng tin về lịch phát sóng trực tuyến. Một đài truyền hình
địa phương có thể giới thiệu chương trình của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới
vào một đường kết nối Internet.
Việc nghiên cứu, khảo sát các chương trình thời sự của các Đài truyền
hình địa phương trên mạng Internet là một điều cần thiết. Bởi nó có liên quan
đến sự phát triển và quảng bá địa phương đó. Nếu như làm tốt và hướng được
nhiều khán giả vào trang web của mình, có thể nói đó là một bước khởi đầu
thành công. Sự phát triển của địa phương theo cách đưa thông tin lên mạng
Internet đã tạo nên ảnh hưởng lớn của địa phương đó đến các địa phương
khác. Từ đó thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của truyền hình trên mạng
Internet.
Việc đưa truyền hình lên mạng Internet được đông đảo công chúng biết
đến, nên việc xây dựng một chương trình như thế nào cho hợp lý là một điều
hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc tuyển chọin các biên tập viên, phát
thanh viên cho Đài cũng cần chú ý, cho đến việc xắp xếp các thông tin như
thế nào cho phù hợp và độ dài của chương trình đó ra sao. Đây khơng chỉ là
sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình để thu hút khán giả đến với chương
trình của mình, mà cịn là sự giao lưu học hỏi các Đài truyền hình với nhau,


để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình của
mình ngày một tốt hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G.V. Cudơnhetxốp, X.L.Xvich, A.la.lurôpki, 2004, Báo chí truyền hình,
Nxb Thơng Tấn.
2. www.thaibinhtv.vn
3. www.thainguyen,vn
4. www.tgvn.com.vn


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
II. NỘI DUNG.....................................................................................................5

1.Một số vấn đề về truyền hình Internet..................................................5
2. Tìm hiểu qua về một số đài truyền hình..............................................7
2.1. Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên............................7
2.2. Đài phát thanh – truyền hình Thái Bình...............................12
3. Nguyên nhân tại sao truyền hình Internet lại nhanh chóng được ứng
dụng trong các đài truyền hình địa phương......................................16
4. Giải pháp, kiến nghị..........................................................................16
III. KẾT LUẬN..................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................19



×