Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận cao học baomang KHẢO sát GIAO DIỆN TRANG báo điện tử và VAI TRÒ của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.82 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài.............................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................6
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..................................................7
1. Sự ra đời của internet ở Việt Nam......................................................7
2. Sự hình thành và phát triển của báo mạng điện tử..........................7
2.1. Xu hướng phát triển của Báo mạng điện tử.................................7
2.2. Vai trò của Báo mạng điện tử đối với đời sống xã hội..................8
2.3. Ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác. 8
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT GIAO DIỆN HAI TRANG BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ thanhnien.com.vn và dantri.com.vn..........................................9
1. Tìm hiểu chung về hai trang báo mạng điện tử thanhnien.com.vn
và dantri.com.vn.........................................................................................9
1.1. Tìm hiểu chung về dantri.com.vn..................................................9
1.2. Tìm hiểu chung về thanhnien.com.vn...........................................9
2. Trang chủ..............................................................................................9
2.1. Cấu trúc...........................................................................................9
2.2. Phơng chữ và hình ảnh................................................................14


2.3. Không gian....................................................................................15
3. Trang thứ cấp (Trang chuyên đề/chuyên mục)...............................16
4. Trang nội dung...................................................................................17
5. Nhận xét chung..................................................................................17


6. Quảng cáo trên trang báo mạng điện tử..........................................18
7. Khảo sát ý kiến độc giả......................................................................20
8. Những lưu ý khi trình bày giao diện................................................20
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA GIAO DIỆN TRANG BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ.................................................................................................................22
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................24

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin đã, đang và sẽ trở
thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Đáp ứng nhu cầu đó, ngày càng nhiều loại hình báo chí ra đời, đặc biệt
phải kể tới Báo mạng điện tử với khả năng thông tin nhanh chóng và cập
nhật của nó. Báo mạng điện tử phong phú và đa dạng, phục vụ hầu hết
các đối tượng độc giả, từ học sinh sinh viên, thanh thiếu niên, tới những
người lớn tuổi. Nói đến Báo mạng phải kể đến những trang báo có tên
tuổi như dantri.com.vn, thanhnien.com.vn, vnexpress.net, …
Một trang Báo mạng điện tử muốn thu hút được độc giả, ngồi chất
lượng thơng tin được đăng tải hay mức độ cập nhật thơng tin thì phải kể
tới vai trò của giao diện trang báo. Giao diện được trình bày dễ nhìn,
thống, nổi bật, dễ sử dụng sẽ khiến độc giả thoải mái và lựa chọn. Trên
cơ sở đó, là một sinh viên báo chí, em lựa chọn đề tài “Khảo sát giao
diện trang báo điện tử và vai trị của nó”. Đây là một đề tài cơ bản
nhưng em nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm
của tất cả các tòa soạn báo mạng.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Vấn đề giao diện trang Báo mạng điện tử hiện nay đều được các tòa
soạn báo rất quan tâm, chỉnh sửa sao cho phù hợp với độc giả và thu hút
được số đông độc giả ủng hộ. Các trang báo mạng thường xuyên tiếp
nhận ý kiến độc giả góp ý về giao diện báo mình để sửa đổi, thậm chí có
những giải thưởng được đề ra như “Nhận xét giao diện Báo Phụ nữ &
Đời sống “rinh” 30 triệu đồng” (1)… Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng
3


giao diện cũ, các báo mạng cũng thay đổi giao diện nhằm đem lại sự mới
mẻ cho độc giả như ngoisao.net (2),…
Tuy đây là vấn đề được quan tâm, nhưng chưa có nghiên cứu nào đi
sâu về giao diện của báo điện tử và vai trị của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu
đề tài này, em gặp một số khó khăn trong việc tìm tài liệu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là giới trẻ (sinh viên) và người có
tuổi, nhằm giải quyết 2 vấn đề chính mà đề tài đặt ra là:
- Tìm hiểu về loại hình báo mạng, sự ra đời và phát triển.
- Giao diện trang báo mạng và tác động của nó tới độc giả.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài thu hẹp ở hai trang báo điện tử
dantri.com.vn (Báo điện tử của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam)
và thanhnien.com.vn (Báo điện tử của Báo Thanh Niên – Diễn đàn của
Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam).
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: Khảo sát lấy ý
kiến, tổng hợp và phân tích.

4



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Sự ra đời của internet ở Việt Nam
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã mang
lại cho chúng ta một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách
khoa toàn thư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được.
Tại Việt Nam dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp chính thức từ
năm 1997. Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc tồn cầu hóa thơng tin
của Việt Nam ra thế giới.(3).
2. Sự hình thành và phát triển của báo mạng điện tử
2.1. Xu hướng phát triển của Báo mạng điện tử
Theo guồng quay của thời đại, cùng với sự ra đời và phát triển của
internet, một loại hình báo chí mới đã ra đời nhằm đáp ứng xu thế ấy –
Báo mạng điện tử. Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây dựng
dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet (4).
Đây là loại hình báo chí tích hợp được sức mạnh của các loại hình báo
chí truyền thống như báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và những
kho tài liệu khổng lồ trên internet.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí vì thế xu hướng phát triển
của báo mạng điện tử cũng nằm trong xu hướng chung của các loại hình
báo chí khác như tồn cầu hóa thơng tin, xã hội hóa, thương mại hóa,
chun biệt hóa, và sự xuất hiện của các tập đồn báo chí…

5


Ngồi ra báo mạng điện tử cũng có những xu hướng phát triển riêng,
đó là lấy tốc độ cập nhật thơng tin làm trọng tâm, kết hợp nhiều loại hình
trên tờ báo điện tử, phát triển theo mạng xã hội, độc giả là tác giả, nâng

cao khả năng tương tác. (5)
2.2. Vai trò của Báo mạng điện tử đối với đời sống xã hội
Báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn, thu
hút sự quan tâm của độc giả.
Báo mạng điện tử giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc
gia thuận lợi, mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong đời sống xã
hội.
Nhờ có khả năng đa phương tiện và tính tương tác cao, báo mạng điện
tử đã giúp cho nhà báo thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với công chúng. (6)
2.3. Ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác
- Nhanh (phi định kì) và có tính tương tác cao, tính đa phượng tiện
cao.
- Bắt mắt hơn, không hạn chế khuôn khổ.
- Thơng tin tổng hợp, dễ lưu trữ và tìm kiếm.
- Q trình sản xuất đơn giản, nhanh chóng.

6


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT GIAO DIỆN HAI TRANG BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ thanhnien.com.vn và dantri.com.vn
1. Tìm hiểu chung về hai trang báo mạng điện tử thanhnien.com.vn và
dantri.com.vn
1.1.Tìm hiểu chung về dantri.com.vn
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học
Việt Nam, có lượng truy cập khá lớn. Theo kết quả từ trang web
Alexa.com, hiện nay Dân trí là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có
lượng người đọc đơng đảo nhất.
Báo điện tử Dân trí online vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao
diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com.

Năm 2009, báo điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện.(7)
1.2.Tìm hiểu chung về thanhnien.com.vn
Báo Thanh niên là tờ báo trực thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt
Nam. Đây là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất cả nước.
Thanh niên Online là trang báo điện tử của báo giấy Thanh Niên.
2. Trang chủ
2.1.Cấu trúc
Giao diện hai trang báo mạng Dân trí và Thanh niên online về cơ bản
được bố trí khá giống nhau. Tuy nhiên màu sắc, và cách sắp xếp tin bài
của hai trang báo này có sự khác biệt, phục vụ cho đối tượng độc giả của
báo mình.

7


Nhìn chung, giao diện Thanh Niên Online khá gọn chặt, khơng có
nhiều khoảng trống, được chia làm ba cột khá bằng nhau, các bài Text
chiếm hai cột bên trái màn hình. Phần tâm của trang chủ là các chuyên
mục đã hiển thị trên thanh Menu và các bài nổi nật với đầy đủ title, sapo
và dùng đường link tới các bài liên quan. Thanh niên online là tờ báo
điện tử của báo in Thanh Niên, là diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên
Việt Nam. Vì đối tượng chủ yếu của Thanh niên online là những người
trẻ tuổi cho nên phong cách của trang báo này là trẻ trung, màu sáng, phù
hợp với đối tượng là các bạn trẻ. Phía trên cùng của trang báo điện tử là
tên Thanh niên online với màu xanh nổi bật và trẻ trung. Phía bên cạnh là
thanh “QuickMenu” với những Chuyên mục là: Trang chủ, iHay, Tin
nóng, Thể thao, Media, Rao vặt và thanhniennew.com (Đây là chuyên
trang Thanh niên online bằng tiếng Anh). Tiếp dưới là Thanh Menu chính
với đầy đủ các chuyên mục thơng tin được đưa trên Thanh niên online:
Trang chủ, Chính trị - Xã hội, Quốc phòng, Thế giới trẻ. Kinh tế, Thế

giới, Văn nghệ, Giáo dục, Công nghệ, Khoa học, Sức khỏe, Đời sống,
Thư giãn, Chuyên mục khác. Ngoài những chun mục thơng tin cơ bản
như Chính trị - Xã hội, Kinh tế, …, Thanh niên online cịn có các chuyên
mục phù hợp với đối tượng thanh niên: Văn nghệ, Đời sống, Thư giãn…
Các chuyên mục lớn kể trên còn bao gồm nhiều chuyên mục nhỏ, chuyên
sâu vào nhiều lĩnh vực hơn.
Chuyên mục lớn
Chính trị - Xã hội
Kinh tế
Thế giới
Văn nghệ

Chuyên mục con
Phóng sự, Pháp luật (Tin đó đây, Pháp đình)
Chứng khốn, Du lịch, Gương mặt doanh nhân,
Khuyến mãi – Sản phẩm mới
Tư liệu, Quan sát
Quà tặng âm nhạc, Duyên dáng Việt Nam, Văn
học, Điện ảnh, Mỹ thuật, Thời trang, Sân khấu,
Shop văn nghệ, Xem – Nghe – Đọc, Truyền hình,
8


Giáo dục
Công nghệ
Đời sống
Thư giãn
Chuyên mục khác

Camera

Tuyển sinh (Chỉ tiêu các trường ĐH – CĐ), Trắc
nghiệm, Tư vấn du học, Du học
Kinh nghiệm, Sản phẩm mới, Games
Nhịp sống địa phương, Hôn nhân, Tư vấn, Vườn
hồng, Ẩm thực, Làm đẹp, Sinh hoạt cộng đồng
Ảnh vui, Lượm lặt
Tòa soạn – Bạn đọc (Từ thiện, Bài bạn đọc, Tìm
người), Ý kiến, Kiều bào, Nhà đất, Chuyên đề

Giao diện Thanh niên online
Điểm khác biệt của Thanh niên online với hầu hết các trang báo mạng
khác, đó là những thơng tin liên hệ tịa soạn, đặt báo hay chức năng RSS
(cung cấp thông tin)… được đặt ở một dịng riêng biệt phía trên bài viết
nổi bật. Quảng cáo được đặt ở đầu trang, bên cạnh tên báo, ngoài ra
9


được đặt chuyên ở cột thứ ba và xen kẽ, ngăn cách các phần ở tâm trang
báo. Các mục quảng cáo trong Thanh niên online có màu sắc nổi bật, làm
cho trang chủ có màu sắc khơng đơn điệu, tạo cảm giác nóng hơn cho
trang chủ, làm cho trang chủ thêm sinh động.
Nhìn chung, trang chủ của Thanh niên online có màu sắc hài hồ,
thống đãng, bài mới nhất quan trọng nhất được phân cấp theo thứ tự từ
trên xuống dưới, bài quan trọng nhất mới nhất của thanh niên online được
đưa lên trên đầu sau đó là đến các bài được sắp xếp theo thứ tự. Các bài
được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới, trong diện tích bằng nhau.
Như thế khơng tạo được điểm nhấn, khơng đưa được mắt độc giả đến tin
quan trọng nhất. Tuy nhiên, giữa tin quan trọng nhất và các bài đã được
đăng tin thì được phân biệt bằng một mục quảng cáo. Sau tin quan trọng
nhất đó là “Chào buổi sáng, Điểm báo” và tiếp theo là các tin chính trị xã

hội, thế giới trẻ, văn hoá nghệ thuật, giáo dục, khoa học… Cuối trang là
một thanh Menu đầy đủ hơn, với những chun mục nhỏ, và thơng tin tịa
soạn. Thanh Menu cuối trang gồm các chuyên mục: Tin tức
Thanhnienonline, iHay, Tin nóng, Chính trị - Xã hội, Kinh tế, Quốc
phịng, Thế giới trẻ, Tin thế giới, Tin văn nghệ, Giáo dục, Công nghệ,
Khoa học, Sức khỏe, Đời sống, Thư giãn, Kiều bào, Nhà đất, Chứng
khoán, Du lịch, Khuyến mãi – Sản phẩm mới, Tuyển sinh, Tư vấn du học,
Games, Ẩm thực, Làm đẹp, Âm nhạc, Thể thao, Ảnh, Media.

Giao diện của Dân trí:
10


Cũng khá giống với Thanh niên online, trên cùng của giao diện báo
Dân trí là tên báo được in đậm bằng màu xanh lá, cùng với khẩu hiệu của
báo “Diễn đàn Dân trí Việt Nam”. Bên cạnh đó là “QuickMenu” với một
số chuyên mục và trang liên kết: Mua chung, Blog, Du học, Tuyển sinh,
Tuần báo, Mua bán, Giải trí, Nhân ái, Diễn đàn, English (Báo tiếng Anh).
Thanh Menu chính của Dân trí bao gồm khá nhiều chun mục, vì vậy
trong mỗi chuyên mục không chứa chuyên mục con. Các chuyên mục
trên Dân trí bao gồm: Video, Sự kiện, Xã hội, Thế giới, Thể thao, Giáo
dục, Nhân ái, Kinh doanh, Văn hóa, Giải trí, Pháp luật, Nhịp sống trẻ,
Tình u, Sức khỏe, Sức mạnh số, Xe++, Chuyện lạ, Bạn đọc. Tiếp dưới
thanh Menu là “Dịng sự kiện” với những thơng tin quan trọng, được
nhiều người quan tâm. Giao diện của Dân trí nhìn chung cũng được chia
11


là ba cột bằng nhau. Phần đầu trang báo cột thứ nhất là “mảnh đất vàng”
dành cho phần thông tin nổi bật nhất, có đủ ảnh, title và sapo. Bên dưới là

một số bài báo nổi bật tiếp theo với ảnh nhỏ và title. Ở cột thứ hai là dòng
“Tin tức – Sự kiện” với những thông tin mới nhất, vừa được đăng tải lên.
Và cột thứ ba là chuyên dành cho quảng cáo. Từ tâm trang web tới cuối
trang, hai cột phía bên phải đều dành hết cho quảng cáo, và chỉ có cột bên
trái là những chuyên mục đã nêu trên thanh Menu với các bài tiêu biểu,
kèm đường link liên quan. Cuối trang web là thanh Menu giống như
thanh Menu đầu trang, cùng với những thông tin về tịa soạn báo.
Giao diện của Dân trí khá thống đãng, rộng rãi, màu sắc hài hịa, dễ
nhìn và khơng gây rối mắt cho độc giả. Cách trình bày giao diện của Dân
trí ln làm nổi bật được những tin quan trọng trước, và thu hút được tầm
mắt của độc giả về đó. Quảng cáo trên trang báo này tập trung chính ở
cột thứ hai và thứ ba, tuy nhiên vẫn có những quảng cáo nằm xen kẽ,
phân chia các nội dung, khu vực. Quảng cáo có màu sắc khá bắt mắt,
nhiều hình động, và phần lớn “đất” dành cho quảng cáo như vậy đôi khi
khiến cho độc giả quan tâm nhiều đến quảng cáo hơn là các bài Text.
2.2.Phông chữ và hình ảnh
Cả Dân trí và Thanh niên online đều dùng phông chữ nhỏ, thu hút
được mắt người được, phông chữ của bài text cùng phông chữ với title.
Tuy nhiên, phông chữ của title được dùng màu sắc nổi bật hơn (màu
xanh) do được chèn liên kết dẫn tới bài viết đầy đủ. Tuy nhiên phơng
chữ được Dân trí sử dụng có phần rõ ràng, dễ nhìn hơn phơng chữ của
Thanh niên online.
Cách trình bày bài viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến giao diện trang
báo mạng và việc thu hút độc giả để mắt tới. Hầu hết các bài báo của dân
12


trí đều được ngắt dịng hợp lý, mỗi đoạn chỉ có vài câu, xem lẫn với hình
ảnh. Chính vì vậy, người đọc khơng có cảm giác nhàm chán khi nhìn
thấy q nhiều chữ trong bài viết, khơng có tình trạng “xa lánh” bài Text

mà chỉ lướt qua hình ảnh. Tuy nhiên Thanh niên online lại mắc lỗi này
khi trình bày phơng chữ nhỏ hơn của Dân trí, khơng rõ ràng và gây rối
mắt. Mỗi đoạn thường rất dài, ít hình ảnh, không thu hút được độc giả.
Đặc biệt về cỡ chữ của Thanh niên online tuy lớn hơn cỡ chữ của bài
text nhưng vẫn khá nhỏ và không nổi bật.
Về hình ảnh trong trang chủ. Ngay khi truy cập vào Dân trí, người đọc
rất dễ bị thu hút bởi hình ảnh đẹp, kích thước lớn, màu sắc trẻ trung của
bài nổi bật. Các ảnh nhỏ của bài tiêu biểu trong từng chuyên mục cũng
khá cuốn hút do được chọn lọc kỹ lưỡng. Đối với Thanh niên online, ảnh
còn mờ nhạt, chưa nổi bật và chưa thu hút mắt độc giả.
Một điều cần chú ý cho các báo mạng đó là việc rà soát lỗi đánh chữ
cần được thực hiện chi tiết. Nhiều trang báo điện tử vẫn cịn những sai
sót về lỗi chính tả, đánh thiếu chữ… tuy độc giả vẫn có thể hiểu nội
dung những điều này ảnh hưởng đến đánh giá của độc giả về trang báo.
2.3.Không gian
Không gian của Dân trí và Thanh niên online nói chung thống, hài
hịa, màu sắc hợp lý, tạo sự dễ chịu cho người đọc. Các khu vực thông
tin được sắp xếp hợp lí giúp độc giả dễ dàng tìm kiếm thơng tin mà mình
cần. Đây là một thuận lợi đáng kể của hai trang báo mạng này. Hai trang
báo đều có khu vực dành riêng cho bài chủ đạo với ảnh to, title lớn và
sapo, tạo được điểm nhấn và thu hút được mắt độc giả vào bài chủ đạo.
Tuy nhiên, các thiết kế giao diện trên các trang báo vẫn có q nhiều
khơng gian dành cho quảng cáo trực tuyến. Dẫu biết đây là nguồn sống
13


cho các báo mạng nhưng có quá nhiều quảng cáo sẽ đem lại sự bất tiện
nhất định cho người đọc.
3. Trang thứ cấp (Trang chuyên đề/chuyên mục)
Ảnh của trang thứ cấp là ảnh nhỏ, tiết kiệm diện tích trang báo. Ở Dân

trí, title và sapo trong trang thứ cấp được dung chung phông chữ và cỡ
chữ nên chưa làm nổi bật được title. Tuy nhiên, màu chữ của title khác so
với sapo nên phần nào vẫn thu hút được mắt độc giả. Theo khảo sát, hầu
hết độc giả nhìn lướt qua hình và tất cả các title để lựa chọn nội dung đọc
của mình. Tỷ lệ quảng cáo trong trang thứ cấp cũng chiếm nhiều diện tích
như trang chủ, tuy nhiên khơng cịn những quảng cáo có khả năng “lớn
lên” như ở trang chủ.
Trên Thanh niên online còn một hạn chế, đó là nhiều bài cịn chưa có
ảnh, tạo cảm giác quá nhiều chữ gây cho độc giả tư tưởng lười đọc.
Các bài trong trang thứ cấp cũng được phân cấp nội dung theo mức độ
mới và quan trọng. Các tin mới sẽ được đặt lên đầu, và các tin cịn lại ở
phía dưới. Những tin cũ hơn sẽ được chuyển sang trang sau.
Một nhược điểm của trang thứ cấp là chưa có bài chủ đạo với ảnh to,
title lớn và thu hút. Bài chủ đạo chỉ được đặt lên đầu chứ chưa tạo được
điểm nhấn cho độc giả. Dân trí đã bắt đầu thay đổi trang thứ cấp, tạo ảnh
và title to hơn nhưng vẫn chưa thực sự nổi bật. Tuy nhiên, trang thứ cấp
có nhiều khoảng trắng, tạo cảm giác thơng thống, dễ tìm kiếm. Có một
ưu điểm ở trang thứ cấp đó là các thơng tin nổi bật ở tất cả các lĩnh vực
đều được đưa bên cột bên phải trong mục Tiêu điểm (Dân trí), gồm có
ảnh và title, như thế chỉ cần 1 cú click là độc giả có thể chuyền ngay sang
những thơng tin nổi bật của lĩnh vực khác. Đó chính là một cách thông
14


minh để đưa độc giả đến thông tin của một lĩnh vực khác mà chỉ cần mất
một giây, như thế có thể giữ chân được độc giả của chúng ta lâu hơn.
4. Trang nội dung
Ảnh trong trang nội dung của thanhnienonline nhỏ, không tạo được ấn
tượng. Tuy nhiên, title và sapo lại dễ tìm, bởi phơng chữ to, màu sắc
phân biệt với bài text như thế khi độc giả đọc trang nổi dung, thì sapo

và title được chú ý đên đầu tiên. Bài text trong trang nội dung không
quá dài. Tuy nhiên, cách ngắt dịng, ngắt khổ lại khơng ngắn gọn, như
thế tạo cảm giác text nội dung dại, gây cảm giác chán nản. Các đường
link trong trang nội dung là sự liên kết giữa các bài của cùng một nội
dung.
Cột bên trái và cột bên phải cũng giống như trang thứ cấp, tạo điều
kiện thuận lợi cho độc giả nhảy sang trang khác một cách dễ dàng chỉ
cần một cú click.
5. Nhận xét chung
Giao diện là diện tích tiếp xúc của một trang báo trực tuyến với độc
giả trên màn hình máy tính. Nó là bộ mặt, là thương hiệu của một tờ báo
điện tử. Nó định hình và phân biệt tờ báo này với muôn vàn website và
trang báo trực tuyến của thế giới online. Có thể coi giao diện là hình thức
của một trang báo trực tuyến, là tất cả những gì người ta có thể thấy được
khi truy cập vào một trang báo online. Giao diện giúp độc giả nhận diện
nhanh và ghi nhớ truy cập bất cứ khi nào cần tìm kiếm thơng tin hữu ích
cho mình. Thế giới internet vơ cùng rộng lớn và phong phú, nếu các tờ
báo trực tuyến không tạo được đặc trưng và phong cách riêng của mình

15


để người đọc có thể dễ dàng nhận biết và tìm đến, độc giả sẽ quên ngay
tờ báo của bạn ngay sau khi vừa truy cập.
Thanh niên online là tờ báo của Đoàn thanh niên Việt Nam, đã mang
lại được phong cách riêng, tuy nhiên có nhiều nhược điểm, mà chính
những nhược điểm đó lại khơng thu hút được mắt độc giả dừng chân lâu
tại Thanh niên online. Còn Dân trí, bên cạnh nhược điểm lớn nhất là
quảng cáo tràn lan, nhưng cách trình bày giao diện của trang báo này đã
khẳng định được vai trò và ấn tượng của nó với độc giả.

6. Quảng cáo trên trang báo mạng điện tử
Quảng cáo thương hiệu trên môt trang báo uy tín sẽ là cách tiếp cận
khách hàng nhanh nhất và đáng tin cậy nhất. Vì thế nên xuất hiện những
trang báo bị rối mắt bởi những banner, logo tràn ngập. Điều này đã gây ra
nhiều ý kiến trái chiều đối với cả cơ quan chức năng và cả độc giả khi
tiếp nhận.
Theo báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Uỷ ban về Dự án Luật
Quảng cáo đưa ra tại kỳ họp thứ 2, UBTVQH khoá 13 (ngày 26/9) cho
biết, theo điều 26 Dự thảo Luật quy định quảng cáo trên báo điện tử
không vượt quá giới hạn 25% diện tích mỗi trang thể hiện trên khn
hình. (8)
Khảo sát trên hai báo Dân trí và Thanh niên online. Trên Thanh niên
online, lượng quảng cáo chỉ chiếm khoảng 25% không gian trang báo.
Màu sắc của các banner quảng cáo cũng khá mờ nhạt, khơng thu hút.
Chính vì vậy quảng cáo không ảnh hưởng nhiều đến độc giả. Khảo sát
lượng quảng cáo trên Dân trí. Số lượng quảng cáo trên trang báo này

16


chiếm từ 40-50% giao diện. Các quảng cáo có diện tích khá lớn, nhiều
hình động, video với màu sắc rực rỡ.

Quảng cáo gây khó chịu trên Dân trí
Quảng cáo trên Dân trí ngày càng nhiều và tràn lan. Tuy nhiên nếu chỉ
là những banner quảng cáo “tĩnh” thì cũng khơng gây ra bất cứ khó chịu
nào cho độc giả. Vậy nhưng Dân trí cịn được “gửi gắm” một banner
“động” mà hễ độc giả “nhỡ tay” di chuyển con chuột vào đó thì banner
bỗng nhiên mở rộng ra gấp nhiều lần và bắt đầu một chuỗi quảng cáo kéo
dài. Điều này khiến khơng ít độc giả cảm thấy phản cảm và khó chịu.

Tóm lại, quảng cáo trên báo mạng khơng phải là phản cảm. Quảng
cáo là nguồn thu hữu hiệu cho các trang báo mạng, hơn nữa, quảng cáo
trên báo mạng cũng giúp cho độc giả tìm được những dịch vụ cần thiết
một cách tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, các trang báo mạng cần quy
hoạch giao diện một cách cụ thể, bố trí vị trí và diện tích quảng cáo một
cách hợp lí nhất, tránh gây khó chịu và ức chế cho độc giả.

17


7. Khảo sát ý kiến độc giả
Khảo sát một số độc giả thường xuyên đọc báo Dân trí và Thanh niên
online. Hầu hết độc giả đều nhận xét giao diện của hai trang báo này khá
dễ nhìn, dễ tìm kiếm thơng tin. Giao diện hài hịa, bố trí đẹp mắt. Tuy
nhiên, một số độc giả khơng thích những quảng cáo trên hai trang báo
này.
8. Những lưu ý khi trình bày giao diện
Trước hết, một trang báo mạng muốn thu hút độc giả cần có giao diện
(gồm cả màu sắc, phơng chữ, cách sắp xếp …) hợp lý, ưa nhìn và dễ
dàng trong việc tìm đọc thơng tin cần thiết.
Thứ hai, các báo mạng điện tử khi thiết kế, xây dựng giao diện, cần
chú ý đến khả năng tương tác với cơng chúng.
Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác
trên trang chủ như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng; vị trí
mục bình chọn, mục thăm dị ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu
trực tuyến…cần đặt ở vị trí dễ nhìn, diện tích khơng q bé so với trang
chủ của báo. Ngay cả các yếu tố nhỏ như phông chữ, đường link, cỡ chữ,
màu nền…cũng cần được cân nhắc và chú ý, vì nó góp phần khơng nhỏ
trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi. (9)
Lấy ý kiến chuyên môn của anh Nguyễn Hoàng Duy – chuyên thiết kế

các website điện tử. Theo anh Duy, “quan tâm đầu tiên nhất là giao diện
bắt mắt, đẹp, trình bày nhiều hình ảnh. Sau đó là phần tiện dụng (tính
năng của trang web). Nếu giao diện không đẹp, không bắt mắt, sẽ khiến
người ta nhàm chán ngay khi mới vào web đó., mặc dù nó rất phong phú
18


về nội dung. Và đặc biệt, người ta thích nhìn hình ảnh, cho nên một trang
web quá nhiều text và text thì khơng ai muốn xem cả”. Theo ý kiến của
anh Duy, một trang web nếu phối hợp hài hòa ba màu đỏ, xanh và đen sẽ
làm trang web dễ gây chú ý. Một điều trên hết nữa là trang web cần có
tốc độ tải thơng tin nhanh chóng, mượt mà. Một trang báo nếu “load” quá
lâu thì chắc hẳn rất ít độc giả kiên nhẫn để đợi tiếp. Tiếp đến là tính thơng
dụng của trang báo. Một gioa diện muốn được nhiều độc giả ghi nhớ cần
phải phù hợp với mọi trình duyệt web và phù hợp với mọi màn hình phân
giải.
Chính vì vậy, để thiết kế một giao diện chuẩn cho một trang báo là
điều không hề dễ dàng. Hầu hết các báo điện tử đều có một đội ngũ thiết
kế giao diện riêng cho mình. Việc thiết kế giao diện cũng địi hỏi tính
tốn và điều chỉnh cặn kẽ. Nhiều báo điện tử đã tiếp nhận ý kiến từ độc
giả để thay đổi giao diện của mình, và đặt ra những giải thưởng cho ý
kiến hay nhất. Và việc thay đổi giao diện sau một thời gian duy trì sử
dụng cũng đem lại cảm giác mới lạ và thu hút với độc giả.

19


CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA GIAO DIỆN TRANG BÁO MẠNG ĐIỆN
TỬ
Giao diện đối với một tờ báo mạng điện tử là bộ mặt, là hình ảnh đầu

tiên đánh vào sự chú ý của người sử dụng. Nội dung trong trang báo là rất
quan trọng, là yếu tố chủ đạo đánh giá chất lượng của trang báo ấy. Tuy
nhiên giao diện lại là cái đập vào mắt người đọc trước tiên và gây ấn
tượng ban đầu. Giao diện có ấn tượng, có bắt mắt bởi sự hài hịa về hình
ảnh, phơng chữ, màu sắc và cách bố cục thì lượng độc giả của trang báo
ấy mới đông. Và ngược lại, một trang báo mạng với bố cục khơng hài
hịa về màu sắc, hình ảnh và phơng chữ sẽ gây cho người đọc cảm giác
mất hứng thú ngay từ đầu. Các trang báo mạng điện tử hiện nay, ngoài
việc cải tiến, nâng cao chất lượng tin bài cũng đang ngày càng chú trọng
vào khâu đổi mới giao diện để thu hút được lượng cơng chúng. (10)
Ngồi vai trị thu hút độc giả cho trang báo mạng, giao diện còn làm
điểm nhấn, là sự khác biệt giữa các trang web, các báo khác nhau để độc
giả có thể ghi nhớ trang báo ấy và dễ dàng truy cập lần sau. Một vai trò
quan trọng của giao diện, đó là tăng tính tương tác giữa độc giả và tịa
soạn báo mạng. Giao diện trình bày dễ hiểu, có phần bình luận cho độc
giả, hay có những chun mục ý kiến độc giả được trình bày dễ nhìn, dễ
sử dụng thì sẽ có nhiều độc giả bày tỏ và gửi ý kiến hơn. Điều này rất
quan trọng với các báo mạng vì tính tương tác đang là vấn đề quan tâm.
Giao diện trang báo mạng ngồi hai vai trị nổi bật trên, nó cịn là nơi
lưu giữ tất cả những bài báo, thông tin đã được đăng tải. Chính vì vậy,
giao diện được nhiều độc giả coi là “Hịm email về thơng tin” của mình.

20


PHẦN KẾT LUẬN

Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, khảo sát hai báo mạng điện tử Dân
trí và Thanh niên online để thực hiện tiểu luận, mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn trong q trình thực hiện và trình độ hạn chế, nhưng em đã hoàn

thành cơ bản mục tiêu và nhiệm vụ đề ra cho bài tiểu luận. Khảo sát,
đánh giá nội dung và hình thức của trang chủ, chuyên trang, chuyên mục
của các báo và vận dụng những kiến thức được học, kết hợp với những
tài liệu tham khảo, những bài nghiên cứu để hoàn thành tiểu luận này.
Về nhận thức, em đã nhận thức được rõ hơn về vai trị của giao diện
trang báo trong thời kì bùng nổ thơng tin và cạnh tranh báo mạng nói
riêng, cạnh tranh giữa các loại hình báo chí nói chung. Để tờ báo hấp dẫn
được bạn đọc, không những phải có thơng tin hay, chính xác, nóng hổi,
mà hình thức cũng phải trình bày bắt mắt. Hai báo Dân trí và Thanh niên
online tuy còn một số hạn chế nhưng phần nào vẫn thu hút được độc giả
nhờ những ưu điểm trong giao diện.
Do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu
khảo sát nên kết quả của tiểu luận cịn chưa sâu, và khơng thể tránh khỏi
sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của thầy để tiểu
luận của em hồn thiện hơn.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Phụ nữ & Đời sống, “Nhận xét giao diện Báo Phụ nữ & Đời sống
“rinh” 30 triệu đồng”, ngày
truy cập: 6/10/2012.
2. Báo ngoisao.net, “Ngôi Sao ra mắt giao diện mới”, ngày truy cập:
6/10/2012.
3. Baoin29A1, “Sự ra đời và phát triển internet ở Việt Nam”,
/>%83n-internet-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam/, ngày truy cập:
6/10/2012.
4. Thu Hà, “Báo mạng điện tử: Định ngĩa và sự phát triển”,

ngày truy cập: 8/10/2012.
5. Phát thanh – Truyền hình K29B, “Sự ra đời, phát triển và xu hướng của
báo mạng điện tử”, />%B1-ra-d%E1%BB%9Di-phat-tri%E1%BB%83n-va-xu-h
%C6%B0%E1%BB%9Bng-c%E1%BB%A7a-bao-m%E1%BA%A1ngdi%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD/, ngày truy cập: 8/10/2012.
6. Nguyễn Hữu Dương, “Tiểu luận báo mạng điện tử”.

22


7. Vi.wikipedia.org, />%C3%AD_(b%C3%A1o), ngày truy cập: 8/10/2012.
8. Thu Trang, “Quảng cáo trên báo mạng hiện nay”,
ngày truy cập:
20/10/2012.
9. Nguyễn Minh Huế, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác trên báo
mạng điện tử”, />mid=79&mzid=571&ID=1404, ngày truy cập: 20/10/2012.
10. Nguyễn Thị Oanh, “Giao diện của báo mạng điện tử”,
/>%87n-c%E1%BB%A7a-bao-m%E1%BA%A1ng-di%E1%BB%87n-t
%E1%BB%AD/, ngày truy cập: 21/20/2012.

23



×