Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

phân tích các xu hướng vận động và phát triển của báo phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.19 KB, 27 trang )

PHẦN A- MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Nền báo chí Việt Nam đang phát triển nhanh hịa nhịp với sự phát triển kinh
tế. Trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã có nhiều thay đổi để đuổi
kịp với sự thay đổi của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo chí như: báo in, báo
truyền hình, báo mạng,…báo phát thanh đang được cơng chúng ưa chuộng. Tuy
nhiên trong xu thế cạnh tranh giữa các loại hình báo chí với nhau, phát thanh cũng
đang phải tìm lối đi cho mình.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng
cao. Phát thanh cũng nằm trong xu thế phát triển chung của hệ thống các phương
tiện truyền thông đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Với
thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ số đang thâm nhập vào các lĩnh vực của
đời sống và có sức thu hút lớn bởi ưu thế về tính chính xác cao và chất lượng tuyệt
hảo. Theo PGS, TS. Đức Dũng thì “trong cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện
thông tin đại chúng hiện nay, ai nắm vững thông tin mới nhất và truyền tải thơng
tin một cách nhanh nhất thì người đó sẽ chiến thắng”. Báo phát thanh chiếm ưu thế
trong cách đưa tin nhanh, kịp thời.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của phát thanh hiện đại đó là: khả năng
thơng tin thời sự nhanh nhạy; Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi; Gần gũi công chúng, hiệu
quả tác động cao…Phát thanh hiện nay còn tồn tại một số hạn chế, nhược điểm
như: Thiếu hấp dẫn do khơng thể hiện bằng hình ảnh; Khó khăn trong việc lưu giữ
tư liệu; Thơng tin theo trật tự thời gian…
Nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục hạn chế của báo phát thanh, cùng
với sự cạnh tranh của các loại hình báo chí khác. Việc phân tích các xu hướng vận
1


động, phát triển của báo phát thanh đang là vấn đề cấp thiết. Nghiên cứu vấn đề đó
sẽ góp phần hiểu rõ hơn về đặc điểm, thực trạng của báo phát thanh hiện nay, nhằm
có những giải pháp đúng hướng, phù hợp với hoàn cảnh và những điều kiện cụ thể
của Việt Nam. Việc nghiên cứu này đang là một yêu cầu bức xúc đặt ra không chỉ


cho thực tiễn mà cịn cho cả cơng tác lý luận báo chí, truyền thơng nói chung và lý
luận chun ngành báo phát thanh ở Việt Nam. Từ đó, định hướng và có những
tiêu chuẩn cho các nhà báo phát thanh cần những phẩm chất và kỹ năng gì để hội
nhập và bắt nhịp với phát thanh hiện đại trong tương lai.
Chính vì lẽ đó, tiểu luận này đề cập đến vấn đề về phân tích các xu hướng
vận động và phát triển của báo phát thanh. Cũng như những phẩm chất, kỹ năng
một nhà báo phát thanh cần có. Tiểu luận cịn rất nhiều hạn chế, mong sự đóng góp
của các thầy cơ giáo để đề tài được hồn chỉnh hơn.
2. Tình hình nghiên cứu.
Có ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Nếu được đề cập thì chủ yếu là các
bài báo được giới thiệu trên các tạp chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam hay các tạp
chí chuyên ngành báo chí,…Hoặc có được đề cập trong các bài nghiên cứu về báo
phát thanh nhưng chỉ nằm trong một mục nhỏ và rất mờ nhạt. Thực tế là chưa tồn
tại một đề tàu nghiên cứu nào nói về Phân tích xu hướng vận động và phát triển
của báo phát thanh. Trong các xu hướng đó, nhà báo phát thanh phải chuẩn bị
những kỹ năng, phẩm chất gì?.
Trong đó, đáng chú ý nhất là:
Báo Phát thanh, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, Đài Tiếng nói Việt Nam, in
năm 2002. Trong đó, có mục đề cập đến sự hình thành và phát triển của báo phát
thanh và mục viết cho phát thanh.
2


Lý luận Báo Phát thanh, tác giả PGS.TS Đức Dũng, NXB Văn hóa- Thơng
tin in năm 2003. Trong đó chương 5 viết về Kỹ năng nhà báo phát thanh.
Nghề báo nói, tác giả Nguyễn Đình Lương, NXB Văn hóa- Thơng tin, Trung
tâm đào tạo Phát thanh- Truyền hình Việt Nam, in năm 1993. Trong đó, có phần:
Nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề nghiệp của nhà báo phát thanh.
Ngồi ra cịn có một số bài báo viết về vấn đề này in trên các trang mạng
điện tử như: vietnamjournalism.com, nghebao.com,…

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1.

Mục đích.

Lãm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phân tích xu hướng vận động,
phát triển của báo phát thanh, những kỹ năng và phẩm chất nhà báo phát thanh cần
có. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các ưu thế và khắc phục những
hạn chế của báo phát thanh.
3.2.

Nhiệm vụ

Làm rõ một số khái niệm liên quan đến bài tiểu luận; Nêu ra những yếu tố
tác động đến xu hướng vận động, phát triển của báo phát thanh; Nêu được các xu
hướng vận động và phát triển của báo phát thanh sau đó phân tích; Đề xuất một số
giải pháp để phát huy những ư thế và khắc phục các hạn chế của báo phát thanh;
Cuối cùng là các phẩm chất, kỹ năng nhà báo phát thanh cần phải có.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng là phân tích các xu hướng vận động, phát triển của báo phát
thanh. Trong các xu hướng đó, nhà báo phát thanh phải chuẩn bị những kỹ năng,
phẩm chất gì?
3


Phạm vi nghiên cứu: đó là các bài báo viết về xu hướng phát triển của báo
chí nói chung, dựa vào các bài nghiên cứu thính giả, đặc trưng của và phương pháp
viết cho phát thanh. Do khả năng lưu trữ cũng như số lượng tài liệu còn hạn chế
nên trong mỗi xu hướng tác giả chỉ lấy ví dụ nổi bật nhất trên các trang điện tử
như: vovnews.vn, ngehbao.vn,…

5. Phương pháp nghiên cứu.
So sánh, phân tích, đánh giá, lập bảng số liệu để làm nổi bật các xu hướng
vận động, phát triển của báo phát thanh hiện nay.

PHẦN B- NỘI DUNG
4


I-

Cơ sở lý luận chung.

1. Các khái niệm.
1.1.

Xu hướng là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam, năm 1992 – trang
1135): “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về
những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một
thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một
chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời
gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam chịu ảnh hưởng ít
nhiều từ các xu hướng trong làng báo chí quốc tế.
Một vài xu hướng nổi bật của báo chí Việt Nam nói chung đó là: Xu hướng
thương mại hóa; Xu hướng hình thành tập đồn báo chí; Xã hội hóa báo chí,…
1.2.


Vận động là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ, trang 1046: “Vận động là sự
chuyển động, cử động”.
Quan niệm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động: Vận động theo
nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung. Anghen viết: "Vận động hiểu theo
nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một
thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
5


1.3.

Phát triển là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều
hướng tăng lên”.
Theo Từ điển Triết học: “Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao
mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Phát triển là một
quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trrong cái thấp đã
chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn tới cái cao, còn cái cao
là cái thấp đã phát triển”.
2. Phát thanh trong bối cảnh hiện nay.
Phát thanh là loại hình truyền thơng hiện đại và có sức ảnh hưởng lớn tới dư
luận xã hội, có được một lượng thính giả rộng rãi. Sự phát triển của công nghệ- kỹ
thuật đã đưa phát thanh vào xu hướng cạnh tranh mới buộc phải thay đổi.
Phát thanh ở Việt Nam chính thức ra đời năm 1945, đã gắn với từng bước
thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều biến động khốc liệt và
hào hùng của lịch sử. Trong q trình đó cho tới nay, phát thanh đã khẳng định

được chỗ đứng của mình trong lịng cơng chúng với nhiều thành tích nổi bật.
Mặc dù chịu sức ép của cạnh tranh nhưng phát thanh vẫn được các nhà
nghiên cứu dự đoán về một tương lai sáng sủa, bởi những ưu thế mà phát thanh
đang có. Đó là thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời. Thông tin nhanh là một yêu
cầu sống còn đối với một đài phát thanh hiện đại. So với các loại hình báo chí,
truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết là khả năng
cung cấp cho bạn nghe đài những thơng tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thơng
tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra mà chưa có ai biết. Về ưu thế này,
hiện nay chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh
6


mà thôi. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền và
phương tiện cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp nên sự tiện lợi của chiếc radio vẫn có
những ưu thế do ln đồng hành cùng với mỗi cá nhân trong mọi địa hình, mọi
hồn cảnh.
Ưu thế vượt trội nữa của phát thanh đó là sống động, riêng tư, thân mật.
Thơng tin được truyền đến thính giả thơng qua giọng đọc. Giọng nói tự nó đã có
sức thuyết phục bởi tính chất sơi động và có thể tạo ra hấp dẫn bằng chính những
tiết tấu, ngữ điệu…lơi kéo thính giả đến chương trình.
Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi cũng khiến cho phát thanh được ưa chuộng nhiều
hơn. Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là cơng chúng đã có thể hưởng thụ các
chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nếu đọc báo in, bạn cần phải
có ánh sáng, xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có một chiếc tivi, có
máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện
này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện khơng gian tương đối ổn
định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn
thế rất nhiều. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng
rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc , kể cả
lái xe ô tô hay đi bộ tập thể dục trong cơng viên…

Ngồi ra, Phát thanh hiện đại cịn có hàng loạt những ưu thế như: đối tượng
thính giả rộng rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh khơng gian tồn bộ
thời gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thơng điệp len lỏi khắp nơi và có
khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện;
sự thuyết phục, lơi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởng
tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản, dễ
phổ biến…
7


Tuy nhiên, những nhược điểm của phát thanh cũng tồn tại nhiều lo lắng
trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Đó là báo phát thanh thiếu hấp dẫn do
khơng thể hiện bằng hình ảnh, mà chỉ kích thích trí tưởng tượng là chủ yếu. Thông
tin tuân theo sự tuyến tính nên chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ.
Ngồi ra, khó khăn cho việc lưu giữ chương trình cũng như tìm tài liệu. Đây
là điểm yếu cơ bản của phát thanh. So với các loại hình khác như báo in và báo
mạng điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử
dụng những thơng tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì cơng chúng
phát thanh khó lịng làm được như vậy.
Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp cụ thể để hạn chế những nhược
điểm đó. Việc đầu tiên và cần thiết là phải phân tích các xu thế vận động phát triển
của báo phát thanh, đây là cơ sở lý luận quan trọng cho phát thanh hiện đại phát
triển.
3. Những yếu tố tác động đến xu hướng vận động, phát triển của báo phát
thanh.
Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển của cơng nghệ, kỹ thuật.
Chính sự phát triển này đã đưa phát thanh vào sự cạnh tranh với các loại hình báo
chí khác như: báo truyền hình, báo mạng điện tử. Các loại hình báo chí ấy vừa có
sự kết hợp hình ảnh, âm thanh sống động, tính tương tác cao,…sự ưa chuộng của
công chúng, nhất là giới trẻ.

Vì vậy, địi hỏi phát thanh phải có một lối đi mới vừa ứng dụng được thành
tựu của công nghệ, kỹ thuật hiện đại, vừa phù hợp với thị hiếu cơng chúng, phù
hợp với tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.

8


Yếu tố thứ hai đó là cơ chế thị trường, giao lưu, hội nhập quốc tế. Điều đó
địi hỏi phát thanh có những cách đưa tin, kiểu bài, phong cách viết phù hợp với
hoàn cảnh xã hội.
Yếu tố cuối cùng đó là thị hiếu của thính giả. Thính giả ngày càng thơng
minh và có u cầu cao khi nghe các tác phẩm phát thanh. Họ không chấp nhận
những tác phẩm phát thanh kém chất lượng và khơng hấp dẫn. Vì vậy, vừa không
ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới đang là mục tiêu đặt ra. Yếu tố này rất quan
trọng. Vì thành cơng của một tác phẩm phát thanh chính là sự công nhận của công
chúng. Tác phẩm phát thanh sẽ chết nếu như thính giả quay lưng lại với nó. Việc
điều tra thị hiếu, tâm lý tiếp nhận của thính giả là quan trọng để cho ra những xu
hướng vận động và phát triển của báo phát thanh nói chung.
II-

Các xu hướng vận động phát triển của báo phát thanh.

1. Xây dựng các chương trình phát thanh mở.
1.1.

Phát thanh trực tiếp.

1.1.1. Khái niệm.
Cho đến nay, khái niệm Phát thanh trực tiếp (PTTT) vẫn chưa được hiểu một
cách thống nhất. Có quan niệm cho rằng: “PTTT là đọc trực tiếp trước máy”.

Nghĩa là các tin, bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm trước,
một phần sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thẳng.
Một ý kiến khác cho rằng: “PTTT thực chất là những chương trình tường
thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường”. Trong tồn bộ
chương trình, khơng có thơng tin nào được ghi âm trước mà tất cả đều là phát sóng
trực tiếp.
9


Theo tác giả Nguyễn Lương Phán, (trong cuốn Báo phát thanh, trang 380):
“đọc thẳng trước máy vẫn chưa phải là phát thanh trực tiếp, bởi nguồn tin từ nơi
xảy ra sự kiện còn phải được sản xuất rồi vận chuyển từ thực địa về phịng thu, có
khi cịn phải nằm chờ rồi mới được lên sóng”. Ơng cho rằng: “PTTT có thể được
hiểu là cơng nghệ sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với
quá trình phát sóng nhằm chuyển đến cho người nghe những thơng tin đồng thời
với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản
xuất chương trình”.
Như vậy, PTTT được hiểu như sau:
• Cơng nghệ sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời
với q trình phát sóng.
• Người nghe có thể tham gia vào quá trình sản xuất chương trình phát
thanh.
1.1.2. Biểu hiện.
Với thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật như hiện nay, PTTT thực sự là một thế
mạnh tuyệt vời cho phát thanh. Trước đây, với kỹ thuật thu thanh băng từ, sẽ rất
khó thực hiện được cơng nghệ PTTT. Hiện nay, thiết bị số cho phép tính thời gian
đến % giây, cắt nối lời được đúng những điểm gẫy nhỏ nhất đến mức tạo cho người
nghe không cẩm thấy bị nối âm trong quá trình biên tập.
PTTT phát huy ưu thế của chương trình mở, thính giả có thể tham gia trực
tiếp vào chương trình. Sự tham gia của thính giả tạo nên một diễn đàn trên sóng

phát thanh, khiến phát thanh gần gũi hơn với công chúng. Tuy nhiên, để thực hiện
được điểu này thì ê kíp làm việc phải cố gắng cao độ, phối hợp nhuần nhuyễn với
nhau nhờ sự trợ giuos của các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
10


PTTT cịn đưa đến cho làn sóng phát thanh sự sinh động bằng những thông
tin mới mẻ và sự gần gũi với đời sống của con người. Những giọng nói trực tiếp
của nhân chứng làm cho chương trình trở nên sống động hơn, khách quan và chân
thực hơn.
Phương thức sản xuất các chương trình PTTT địi hỏi phải hình thành một
nhóm sản xuất chương trình chun nghiệp. Mỗi thành viên trong nhóm sản xuất
chương trình PTTT chịu trách nhiệm ở một khâu cụ thể. Sự phối hợp của các thành
viên trong nhóm sẽ quyết định sự thành bài của chương trình. Mỗi thành viên là
một mắt xích quan trọng, có thể hình dung qua sơ đồ sau:
Dẫn chương
trình

Phóng viên hiện
trường

Kỹ thuật viên
Đạo diễn

Biên tập viênTrợ lý chương
trình
Trong chương trình PTTT, sự xuất hiện của những người trực tiếp sản xuất
chương trình có thể tạo được những hiệu ứng giao cảm đặc biệt. q trình truyền
đạt thơng tin ưu tiên cho lối văn nói giàu tính đối thoại và dùng nhiều khẩu ngữ tạo
sự thân mật, gần gũi và sự kiện như diễn ra trước mắt.


11


Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, phương thức sản xuất các
chương trình PTTT chính là giải pháp tối ưu cho phát thanh hiện đại không chỉ ở
Việt Nam mà cịn trên thế giới. Đài Tiếng nói Việt Nam đã có những bước đi phù
hợp bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào Đài, chương trình PTTT Thời
sự và Âm nhạc chính thức ra đời, đánh dấu bước phát triển của Tiếng nói Việt Nam
trong phương thức thực hiện PTTT. Từ những chương trình thử nghiệm này, Đài đã
phát triển ra nhiều chương trình khác nhau như: chương trình Thời sự tổng hợp,
các Bản tin trên hệ I, Hệ II và sóng FM, chương trình Thời sự kinh tế,…
Tại các đài địa phương, một số đài địa phương ở nước ta sản xuất được các
chương trình PTTT như: các Đài PT&TH Hà Nội, Hải Phịng, Hà Tây, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Điện Biên Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú n, Đồng
Nai, Bình Dương,…
Có thể lấy ví dụ về một kênh phát thanh rất thành công hiện nay là Kênh
VOV Giao thông phát trên sóng FM 91Mhz của Đài TNVN. Ngay từ khi ra đời,
VOV Giao thông lập tức đã trở thành bạn đồng hành thân thiết, là nơi giao lưu,
tương tác, trao đổi tình cảm của hàng trăm nghìn người lái xe ơ tô - nhất là ở các
thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy chương trình
phát thanh hiện đại này vừa là phát thanh trực tiếp, vừa là phát thanh tương tác,
phát thanh thực tế và được phát đồng thời trên cả sóng FM và trong chương trình
của Hệ phát thanh có hình của Đài TNVN trên mạng interrnet.
1.2.

Phát thanh tương tác.

1.2.1. Khái niệm.
Tương tác là hoạt động tiếp nhận thơng tin và có phản hồi trở lại.


12


Phát thanh tương tác là dạng phát thanh cho phép người nghe các chương
trình. Thính giả trực tiếp tham gia vào chương trình đang phát sóng, trực tiếp kết
nối thơng qua điện thoại hoặc phương tiện nào đó, mang tính chất tức thời.
Ví dụ: Trong một chương trình tọa đàm trực tiếp về vấn đề Cải cách giáo
dục, khi các chuyên gia đang trả lời câu hỏi, có một bạn thính giả gọi điện vào để
nêu câu hỏi thắc mắc, đó là tương tác.
1.2.2. Biểu hiện.
Hiện nay có rất nhiều chương trình tương tác, nhất là những chương trình
tọa đàm, diễn đàn,…ví dụ như: Cửa sổ tình u, diễn đàn các vấn đề xã hội,…và
một kênh mang tính tương tác cao nhất đó là kênh VOV Giao thơng.
VOV giao thơng được là kênh phát thanh được Đài Tiếng nói Việt Nam đầu
tư hệ thống công nghệ phát thanh hiện đại nhất hiện nay, gồm 1 máy phát sóng FM
tại Hà Nội có bán kính phủ sóng 200 km, 2 máy phát sóng FM tại TpHCM có bán
kính phủ sóng trên 300 km.
Hệ thống camera không dây để quan sát giao thông gồm: 67 camera tại Hà Nội,
200 camera tại TpHCM.
Tại mỗi thành phố đều có một trung tâm xử lý thông tin hiện đại gồm 1 studio trực
tiếp và 2 studio tĩnh.
Thời điểm hiện tại, số lượng khoảng 3000 cuộc gọi trong các khung giờ cao
điểm mỗi ngày (1600 ở Hà Nội; 1400 ở TpHCM) ngoài ra là trên 10.000 tin nhắn
và khoảng 15000 phút điện thoại yêu cầu âm nhạc mỗi ngày đã thể hiện rõ mức độ
quan tâm của thính giả. (Theo Phạm Trung Tuyến- Thư ký biên tập VOV Giao
thông, đăng trên tuanvietnam.net ngày 18.02.2010).

13



Truyền thơng muốn có kết quả trước hết phải thu hút được sự chú ý của
người nghe, phải làm cho đối tượng hiểu được ý nghĩa của những thông điệp phát
ra. Kỹ năng truyền thông không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tạo sự tương tác để
nhằm tới những hành động của thính giả trong thực tiễ. Nó tạo ra dư luận và cải
biến dư luận bằng phương thức tác động vào tâm lý, tình cảm chứ khơng thuần túy
tác động vào lý trí.
Có thể hình dung q trình phản hồi qua sơ đồ sau:
Nguồn

Thơng điệp

Kênh sóng

Tiếp nhận

Phản hồi

Tuy nhiên, để làm được điều này cũng cần một ê kíp làm việc chun nghiệp
như PTTT, vì tương tác là đặc trưng cơ bản của PTTT. Cần có sự phối hợp giữa các
thành viên trong nhóm.
1.3.

Phát thanh thực tế.

1.3.1. Khái niệm.
Phát thanh thực tế là những chương trình phát thanh ít phụ thuộc vào kịch
bản viết sẵn, sự sắp đặt và diễn xuất được hạn chế tối đa, trong khi những cảm
tưởng tâm sự của người tham gia chương trình được khắc họa rõ nét. Chương trình
này nêu cao tính thật của sự việc, con người thật, cảm xúc thật, ấn tượng thật.

1.3.2. Biểu hiện.
Hiện nay, các chương trình phát thanh thực tế cịn rất ít. Điển hình chỉ có
khoảng 2 chương trình được xây dựng chuyên biệt và nhận được sự đón tiếp nồng
14


nhiệt của cơng chúng đó là: Chương trình phát thanh thực tế Sát cánh cùng gia
đình Việt được phát sóng vào lúc 7 giờ 30 thứ năm hàng tuần, phát lại 22 giờ 30
thứ hai tuần sau, trên kênh Thông tin thương mại và giải trí FM 99,9 Mhz đài tiếng
nói nhân dân TP.HCM. Và chương trình Nâng đỡ ước mơ của VOH.
Những chương trình phát thanh thực tế thường là những chương trình viết
dưới dạng ký sự, phóng sự về con người, hiện tượng xã hội,…
Chương trình mở phát thanh thực tế cung cấp cho thính giả những góc nhìn
chân thực nhất về cuộc sống, có tính thời sự vầ sống động nhất.
Cũng giống như Phát thanh trực tiếp và Phát thanh tương tác, Phát thanh
thực tế cũng đòi hỏi một ê kíp làm việc chuyên nghiệp và phương tiện kỹ thuật tốt
để truyền thông tin. Và ở cả 3 loại hình này địi hỏi các nhà báo phát thanh phải
nhanh nhạy và biết làm chủ thông tin.
Đây là mục tiêu mà Phát thanh hiện đại tương lai hướng tới, không chỉ cung
cấp những thông tin khô khan, được cắt gọn quá trau chuốt mà đưa đến cho thính
giả những thông tin tự nhiên, mới mẻ nhất dù không được trau chuốt nhưng vẫn
được đón nhận vì sự mới mẻ và chân thật của nó.
2. Xu hướng Phi đại chúng.
2.1.

Khái niệm.

Phi đại chúng là xu hướng chia nhỏ đối tượng để phục vụ, căn cứ vào nhu
cầu, độ tuổi, xu hướng, thói quen, sở thích của đối tượng mà xây dựng chương
trình cho phù hợp, đúng lúc, đúng thời điểm.

2.2.

Biểu hiện.

Khơng có một đài phát thanh nào mà lại không nhằm vào một đối tượng
nhất định. Đối tượng là một cộng đồng người nghe với một giới hạn nào đó. Cộng
15


đồng người nghe có thể là một tầng lớp hay nhiều tầng lớp xã hội có trình độ và
nhu cầu chung về nghe chương trình phát thanh dành cho họ.
Để phát thanh đạt được hiệu quả cao người làm báo phát thanh ln ln
phải nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng người nghe một cách sâu sắc. Người sản xuất
chương trình phát thanh phải hiểu tất cả những chi tiết xung quanh thính giả để
chương trình hướng tới. Vì cơng chúng quyết định sự thành bại của tác phẩm.
Ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã chú trọng xu hướng phi đại chúng bằng cách
phân chia rõ ràng đối tượng, lĩnh vực thơng tin.
Ví dụ: hệ VOV1: hệ thời sự chính trị tổng hợp.
Hệ VOV2: hệ văn hóa đời sống khoa giáo.
Hệ VOV3: hệ âm nhạc thơng tin giải trí.
Hệ VOV4: Hệ phát thanh dân tộc.
Hệ VOV5: hệ phát thanh đối ngoại.
Ngoài ra trong mỗi lĩnh vực thơng tin, có rất nhiều chương trình phân theo
lứa tuổi, ngành nghề,…
Ví dụ: chương trình: Nhịp sống trẻ (từ 8h30 đến 8h45, thứ 7 trên VOV1) dành cho
giới trẻ.
Chương trình: Diễn đàn kinh tế (9h15 đến 10h, chủ nhật trên VOV1) dành cho
những người muốn tìm hiểu, quan tâm về lĩnh vực kinh tế.
Chương trình: dân ca trên VOV3 dành cho những người già và những người yêu
thích âm nhạc dân tộc.

3. Xu hướng hội tụ.
3.1.

Khái niệm.
16


Là sự tập trung tất cả những phương tiện kỹ thuật ưu việt nhất để phục vụ
cho phát thanh phát triển.
Ví dụ: hội tụ 3 màn hình: màn hình máy tính, màn hình điện thoại và màn hình tivi.
3.2.

Biểu hiện.

Biểu hiện đầu tiên của xu hướng hội tụ đó là việc đưa phát thanh lên
internet. Thính giả khơng phải lo lắng khi để mất cơ hội khơng nghe được chương
trình mình u thích nữa. Chỉ cần truy cập mạng có thể nghe lại được bất cứ
chương trình nào, hơn nữa nó cịn mang tính chất lưu giữ. Điều này hạn chế được
những nhược điểm của phát thanh đã nếu ra ở trên.
Đây là xu hướng đang được hiện thực hóa mạnh mẽ trên thế giới, như một
hệ quả của sự phát triển của ngành CNTT-TT. Khi các vấn đề về hạ tầng, kĩ thuật,
mạng lưới trở nên gần gũi và thân thiện, người dùng dễ dàng đạt được các tiện ích
mà không cần phải quá đầu tư về tài chính, tri thức, thời gian... Sự hội tụ này tạo ra
khả năng phát triển cho nhiều đối tượng, nhiều nhà đầu tư, cũng như các loại hình
cùng kiếm lợi, cùng dựa vào nhau để phát triển.
Hệ Phát thanh có hình (VOVTV) của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phát
sóng được gần 1 năm. Đó là sự kết hợp tất cả 4 loại hình truyền thơng là phát
thanh, báo điện tử, báo in và Hệ Phát thanh có hình, thì VOV có thể được coi như
một Tập đồn truyền thơng mạnh nhất tại Việt Nam. Hệ Phát thanh có hình có
được lợi thế là sinh ra từ phát thanh và có thể dựa vào nguồn tin và đội ngũ phóng

viên mạnh của VOV.
4. Phát thanh kỹ thuật số.
Cũng như truyền hình, phát thanh cũng đang từng bước chuyển đổi hình thức
phát sóng từ dạng Analog sang hình thức kỹ thuật số.
17


Phát thanh hiện đại sẽ ứng dụng kỹ thuật số vào tất cả các khâu, các công
đoạn,từ việc trang bị các phương tiện tác nghiệp cho phóng viên, đến việc xử lý,
dựng tác phẩm hồn chỉnh để phát sóng…
Khi nguồn thu thập thông tin tốt sẽ, khả năng xử lý thơng tin, khả năng truyền
thơng tin tốt thì chắc chắn sẽ có những chương trình phát thanh tốt. Hiện nay, phát
thanh kỹ thuật số ra đời đang mở ra cho phát thanh một tương lai mới: đó là chất
lượng âm thanh tốt như CD, khơng có nhiêu, giao thoa hay bị cản trở bởi bất cứ
yếu tố nào.
Các đài phát thanh kỹ thuật số cịn sử dụng cơng nghệ như: hệ thống phát
thanh cá nhân, sẽ mang đến cho người nghe khả năng chọn lọc các chương trình
mà họ muốn đó là sự kết hợp giữa kỹ thuật số và kỹ thuật trên internet.
5. Thay đổi cách thức truyền thông tin.
5.1.

Thơng tin nhanh và chính xác.

Nhanh chính là lợi thế của phát thanh. Thơng tin trên phát thanh có thể chảy
liên tục trong suốt thời gian phát sóng. Thơng tin được cung cấp liên tục và đưa ra
cho công chúng mọi lúc, mọi nơi, Từ việc cung cấp cho công chúng những những
thơng tin ngắn gọn ban đầu đó là tin tức, hay đưa ra những lời bình luận, đánh giá
ban đầu. Phát thanh cịn có thể cung cấp thơng tin bên ngồi thơng qua trật tự tuyến
tính về thời gian, theo tiến trình phát triển của sự kiện.
Trong xã hội phát triển và “khát” thông tin như hiện nay, thì việc thơng tin

nhanh và chính xác là một ưu thế vượt trội hơn hẳn.
Thơng tin nhanh cần phải chính xác bởi đó là yếu tố làm nên hình ảnh đẹp
của phát thanh, tạo nên niềm tin của công chúng. Thơng tin chính xác là đáp ứng
nhu cầu thơng tin sự thật của công chúng, là sự tôn trọng của phóng viên đối với
cơng chúng của mình.
18


5.2.

Viết ngắn, nói ngắn, nói rõ.

Thơng tin trên phát thanh là thông tin chỉ trôi qua một lần, không thể đọc lại
như trên báo in. Cộng với việc theo dõi bằng thính giác có giới hạn về số lượng câu
từ và tốc độ âm thanh. Do vậy một người làm phát thanh chuyên nghiệp phải nắm
rõ được đặc điểm này để có thể tạo ra một chương trình phát thanh hấp dẫn.
Ngôn ngữ chuẩn cho phát thanh là ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngơn ngữ
nói và ngơn ngữ viết.
Các tin phát thanh hiện đại chỉ dài khoảng 1 phút, phóng sự từ 4 đến 5 phút,
phỏng vấn từ 3 đến 4 phút…là hợp lý.
5.3.

Khai thác, sử dụng triệt để đặc điểm của phát thanh.

5.3.1. Tiếng động hiện trường.
Tiếng động hiện trường làm cho tác phẩm phát thanh trở nên sống động hơn,
chân thực hơn.
5.3.2. Âm nhạc.
Âm nhạc được sử dụng trong phát thanh nhằm tạo tính linh hoạt, mềm mại
cho thông tin, giúp thông tin đến với công chusng dễ dàng hơn. Theo nhà nghiên

cứu của Úc, âm nhạc sử dụng trong phát thanh từ 35- 45% là phù hợp nhất.
5.4.

Kết hợp giữa thông tin thời sự và giải trí.

Sự kết hợp ấy làm cho thơng tin khơng bị khô cứng, dễ tiếp nhận và không
quá nặng nề.
III.

Phát huy ưu thế, khắc phục hạn chế của báo phát thanh trong
bối cảnh hiện nay

Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thơng đại chúng hiện nay,
muốn có chỗ đứng của mình, phát thanh cần phải phát huy tối đa những ưu thế của
19


mình để vượt lên trong việc cung cấp thơng tin nhanh, chính xác với một phưong
thức sinh động, gần gũi với công chúng.
Về nội dung: Những người làm phát thanh cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa
vào nội dung các chương trình phát thanh; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức
và cách thể hiện các chương trình theo hướng mới mẻ, hấp dẫn, thân mật, gần gũi
và bổ ích; bám sát thị hiếu, các mối quan tâm của người dân; giúp cho thính giả
ln được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn nhất...
Một chương trình phát thanh hiện đại cần phải có nội dung mới, sự kiện nóng
hổi, tức thì, kết hợp hài hịa giữa thơng tin và yếu tố giải trí, đồng thời có định
hướng dư luận và định hướng thẩm mỹ; được phát sóng trong chương trình và
khung giờ phù hợp với đối tượng công chúng; phương thức truyền tin nhanh gọn
(như phát thanh trực tiếp); ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, diễn đạt phổ thông; giọng
đọc phù hợp với chương trình và thính giả; khai thác, sử dụng tốt các yếu tố bổ trợ

cho giọng nói (âm nhạc, tiếng động) một cách hiệu quả.
Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện, các đài địa phương nếu có điều
kiện về kỹ thuật và tài chính, có thể đề nghị mở thêm một kênh “phát thanh có
hình” nhằm hạn chế tối đa nhược điểm cơ bản nhất của phát thanh là “chỉ có âm
thanh để diễn đạt”.
Mỗi đài phát thanh nên xây dựng một website trên mạng để hỗ trợ cho các
chương trình phát thanh. Website cũng là một thư viện online, giúp công chúng
phát thanh tra cứu tư liệu khi cần thiết.
Về phương diện kỹ thuật, các đài phát thanh trung ương và địa phương nên
đổi mới, hiện đại hóa kỹ thuật nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình xử lý,
biên tập thơng tin, giúp thơng tin nhanh chóng được đến với cơng chúng.

20


Việc đưa ứng dụng kĩ thuật số vào các khâu (trang bị phương tiện tác nghiệp
cho phóng viên, xử lí, dựng các tác phẩm hồn chỉnh, truyền phát sóng…) sẽ giúp
cho đài phát thanh mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng âm thanh và giúp
cho quá trình truyền tin khơng bị gián đoạn.
Về nhân lực: cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung nguồn nhân lực làm phát
thanh, vì đây chính là yếu tố quyết định giúp cho các chương trình phát thanh trở
nên hấp dẫn, lơi cuốn hơn. Các đài phát thanh nên có chính sách “cầu hiền” để thu
hút được nhiều tài năng nhằm sáng tạo được nhiều hơn những chương trình mới
mẻ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại.
Về phương thức thông tin, trước hết cần tăng cường số lượng và thời lượng
các chương trình phát thanh trực tiếp, coi đó là vũ khí cạnh tranh của báo phát
thanh. Đồng thời, cần chú trọng các chương trình “phát thanh mở”, phát thanh thực
tế, phát thanh tương tác để tăng cường vai trò và sự tham gia trực tiếp của cơng
chúng thính giả vào chương trình.
Trong một chương trình phát thanh theo phương thức hiện đại, thính giả có thể

tham gia trực tiếp vào nội dung chương trình (thể hiện qua các vai trị: người cung
cấp thơng tin, người tham gia, người đưa câu hỏi, người kể chuyện…). Lợi ích mà
chương trình phát thanh hiện đại mang lại là thông tin chân thực, khách quan từ
cơng chúng; nguồn tin đa dạng; chương trình phong phú, có yếu tố bất ngờ; có khả
năng thu hút đơng đảo thính giả, đặc biệt những người quan tâm và mong muốn
được tham gia vào chương trình.
Theo tác giả Phương Quang ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sóc Trăng),
từ ngày 10-4-2007, tại Đài này đã thực hiện phương thức “phát thanh có hình” trên
cơ sở những kinh nghiệm của quá trình làm phát thanh trực tiếp từ nhiều năm
trước. Đến tháng 10-2008, Đài Sóc Trăng đã thực hiện được hơn 50 chương trình
phát thanh có hình và khẳng định đó là một trong những “lợi thế” của Đài Đài Phát
21


thanh và Truyền hình địa phương. Có thể coi những kết quả treenb đây của Đài Sóc
Trăng là một bằng chứng cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ của phát thanh
trong bối cảnh của đời sống báo chí, truyền thông hiện đại.
Tất nhiên để thực hiện được các chương trình phát thanh mở, phát thanh tương
tác, phát thanh thực tế và nhất là phát thanh có hình, địi hỏi khơng chỉ về thiết bị
kỹ thuật hiện đại mà cịn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của những người làm
chương trình và tính chun nghiệp của ekip thực hiện.
IV. Trong các xu hướng ấy, nhà báo phát thanh phải chuẩn bị những phẩm
chất, kỹ năng sau:
1. Nghệ thuật giao tiếp qua radio.
1.1.

Nói với một người.

Radio là phương tiện giao tiếp cá nhân. Thính giả mặc dù có trăm nghìn
người nhưng là sự kết hợp của từng cá nhân. Đài phát thanh là một phương tiện

truyền thông đại chúng, thông qua đó một người có thể nói với nhiều người, người
dânx chương trình tạo cảm giác giao tiếp với một người. Vì đặc tính của phát thanh
là giọng nói, trực tiếp.
Tác phẩm phát thanh nên sử dụng ngôn ngữ trực tiếp như đời sống hàng
ngày với những từ thường gặp để tạo ra những câu đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Điều
đó sẽ đem lại hiệu quả thơng tin cao.
1.2.

Thân ái, nhiệt tình, hứng khởi.

Điều này là rất quan trọng vì phải coi thính giả như một người bạn, tạo cảm
giác thân mật, ấm cúng. Vì trách nhiệm trước tiên của người nói là truyền tải ý
kiến, thơng tin và nhiều hình ảnh tới những người nghe. Sự thân ái, nhiệt tình là
một yếu tố để đạt được hiệu quả truyền thơng bằng lời nói.
22


Phát thanh có thể dẫn dắt, lơi cuốn người gnhe và tạo nên những cuộc đối
thoại lành mạnh, thẳng thắn, bổ ích với thính giả. Những người thực hiện chương
trình nói chuyện với thính giả, thu hút sự chú ý của họ và cố gắng thuyết phục họ
rằng điều mình đang nói là đáng để họ lắng nghe.
2. Kỹ năng đọc và nói trên radio.
Giọng nói trước tiên phải rõ ràng, nghe được. Chất giọng phải rõ ràng,
khơng chói tai và khơng có giọng mũi. Giọng đọc phải có phong cách riêng. Tốc
độ nói vừa phải, khơng chậm q, khơng nhanh quá và phải có độ nhấn nhá nhất
định.
3. Biết phát hiện cái mới
Với vôn tri thức sâu sắc và đa dạng, với trình độ nghề nghiệp cao và vốn
sống phong phú, nhà báo phát thanh còn phải biết phát hiện những cái mới. Trong
vô vàn sự kiện, sự vật ngoài xã hội, nhà báo phải biết phát hiện cái khơng bình

thường trong những cái bình thường.
Đó là bước đầu tiên để tìm ra chủ đề, đề tài sáng tạo.
4. Phản ứng nhanh nhạy, thơng minh, bình tĩnh, kỹ năng xử lý tình
huống.
Trong xu hướng vận động và phát triển có xu hướng trực tiếp, thực tế và
tương tác. Các xu hướng ấy chủ yếu và quan trọng nhất trong tương lai của phát
thanh. Vì vậy để làm tốt những chương trình phát thanh mở ấy, địi hỏi nhà báo
phát thanh phải nhanh nhạy, biết cách xử lý những tình huống bất ngờ.
Những kỹ năng ấy không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có được thơng qua
q trình học tập, rèn luyện và không ngừng phấn đấu.
5. Điều tra thu thập tư liệu.
23


Kỹ năng này đào tạo cho nhà báo phát thanh cách tổng hợp kiến thức, lưu
giữu cho mình những kiến thức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Có cái nhìn
khách quan đối với một hiện tượng.

24


C- KẾT LUẬN
Trong tương lai, các xu hướng phát triển trên sẽ đưa phát thanh lên một tầm
cao mới, mang lại hiệu quả thông tin bất ngờ cho công chúng.
Nếu các xu hướng ấy kết hợp với kỹ năng, phẩm chất của nhà báo phát
thanh sẽ tạo nền tảng vững chắc và khó cạnh tranh nổi của báo phát thanh.
Tuy nhiên, để những xu hướng vận động và phát triển của báo phát thanh
trên đi đúng quỹ đạo, cần nhà báo phải không ngừng học tập và rèn luyện mới đáp
ững được các yêu cầu.
Trong tương lai gần, cùng với các xu hướng ấy, báo phát thanh sẽ phát triển

và có một tương lai khởi sắc.

25


×