Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích các giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.1 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: 18
Phân tích các giai đoạn vận động tuần hồn của
tư bản cơng nghiệp. Ý nghĩa nghiên cứu

Môn học: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN
Giáo viên: TS.NGUYỄN MINH TUẤN
Tên nhóm: NHĨM 27
Danh sách thành viên:
STT
1
2
3
4
5
6

MSSV
33121021579
33121020479
33121021728
33121021491
33121021587
33121020383

Họ và Tên
Lê Thị Hoàng Dung
Phan Thị Diệu Hịa
Vũ Thị Len
Nguyễn Thị Kim Liên
Nguyễn Ngơ Cẩm Linh
Trần Thanh Quyết



MỤC LỤC

Ngày Sinh
23-11-1979
20-02-1987
10-08-1987
12-01-1987
30-12-1981
28-07-1984


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Trang
I/ Lời nói đầu

2

II/ Nội dung trình bày

3

A. Cơ sở lý luận
1. Tuần hoàn tư bản

3

2. Điều kiện để tư bản tuần hoàn liên tục


3

3. Đặc điểm tuần hoàn của tư bản

3

4. Các giai đoạn tuần hoàn của tư bản

4

B. Cơ sở nghiên cứu
1. Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn của tư bản

8

đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền
kinh tế thi trường định hướng XHCN
III/ Kết luận

12

IV/ Tài liệu tham khảo

13

V/ Nhận xét và đánh giá của giáo viên

14

Nhóm 27


Trang 2


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

I. LỜI NĨI ĐẦU
Để phân tích các giai đoạn vận động tuần hồn của tư bản cơng nghiệp, chúng ta tìm
hiểu q trình lưu thơng của tư bản. Nghiên cứu tuần hồn của tư bản chính là nghiên
cứu lưu thơng của tư bản theo nghĩa rộng. Quá trình vận động của tư bản là q trình
vận động khơng ngừng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại và tư bản ngày càng tăng
lên và thu được giá trị thặng dư.
Q trình vận động tuần hồn của tư bản cơng nghiệp có ý nghĩa rất to lớn đối với
việc quản lý doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Chúng ta đi từ một cơ chế quản lý quan
liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới đó là cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,
chúng ta không tránh khỏi những vướng mắc, những sai phạm. Do đó, chúng ta rất cần
một cơ sở lý luận để định hướng. Sự vận động tuần hoàn của tư bản rất cần thiết, vì vậy
chúng ta phải nghiên cứu phân tích thật kỹ, thật tốt để ứng dụng vào thực trạng của nền
kinh tế chúng ta hiện nay.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày đề tài, nhóm chúng em mặc dù đã cố gắng
song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Chúng em rất mong
được sự nhận xét, đánh giá của Thầy để đề tài chúng em tìm hiểu được hồn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

Nhóm 27

Trang 3


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN


II. NỘI DUNG TRÌNH BÀY
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

TUẦN HỒN TƯ BẢN
Theo quan điểm của Mác – Lênin, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tư bản luôn

luôn vận động và trong q trình vận động, nó lớn lên khơng ngừng. Để đạt được hiệu
quả sản xuất kinh doanh nhà tư bản không được để tư bản nhàn rỗi, mà phải sử dụng
triệt để dưới nhiều hình thức, chức năng khác nhau. Tư bản phải được tuần hoàn và chu
chuyển liên tục, hợp lý để kết quả sản xuất kinh doanh thu được lượng tư bản lớn hơn
lượng đầu tư ban đầu.
“Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt
mang lấy 3 hình thái là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, để rồi quay
trở lại hình thái ban đầu, với giá trị được bảo tồn và tăng lên.”

2.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TƯ BẢN TUẦN HỒN LIÊN TỤC
Tuần hồn của tư bản chỉ diễn ra trôi chảy và liên tục nếu thỏa mãn được hai điều

kiện:
 Một là, các giai đoạn vận động tuần hoàn phải được diễn ra liên tục, không bị
gián đoạn
 Hai là, tại cùng một thời điểm tư bản phải đồng thời tồn tại ở cả ba hình thái và
được chuyển hóa đều đặn

3.


ĐẶC ĐIỂM TUẦN HỒN CỦA TƯ BẢN
Qua q trình tuần hồn, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến

hố hình thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Trong các giai đoạn đó, có hai
giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất.
Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản cơng
nghiệp:


Giai đoạn 1: Tư bản tiền tệ



Giai đoạn 2: Tư bản sản xuất



Giai đoạn 3: Tư bản hàng hóa.

Nhóm 27

Trang 4


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản
cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Tái sản xuất của mọi doanh
nghiệp tư bản chủ nghĩa trong cùng một lúc đều gồm có:



Tư bản tiền tệ chi ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động



Tư bản sản xuất dưới hình thái tư liệu sản xuất và sức lao động đang hoạt động



Tư bản hàng hóa sắp đưa ra bán.

Đồng thời, trong lúc một bộ phận của tư bản là tư bản tiền tệ đang biến thành tư bản
sản xuất, thì một bộ phận khác là tư bản sản xuất đang biến thành tư bản hàng hóa và
bộ phận thứ ba là tư bản hàng hóa đang biến thành tư bản tiền tệ. Mỗi bộ phận ấy đều
lần lượt mang lấy và trút bỏ một trong ba hình thái đó.
Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái
của một tư bản cơng nghiệp biểu hiện trong q trình vận động của nó. Song cũng
trong q trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện
tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đồn khác nhau trong giai
cấp tư bản: chủ cơng nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng... chia nhau giá trị thặng dư.

4.

CÁC GIAI ĐOẠN TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN
a.

Giai đoạn 1: Giai đoạn lưu thông

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái là tư bản tiền tệ, nhà tư bản xuất hiện trên
thị trường với tư cách người mua, thực hiện hành vi T–H tức là biến tiền tệ thành hàng

hố. Cịn đối với người bán thì đó là biến hàng thành tiền, T–H ở đây chỉ là hành vi lưu
thơng hàng hố thơng thường, tiền tệ được sử dụng làm phương tiện mua như mọi số
tiền khác trong lưu thông. Tiền tuy làm phương tiện mua nhưng phải mua được hàng
hóa sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư. Hành vi
T–H không chỉ đơn thuần biểu thị việc chuyển hóa một món tiền thành hàng hóa, mà
nó đã bước vào giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản, nếu nhìn vào nội dung vật
chất của việc mua bán nào đó, thì sẽ thấy tính chất tư bản chủ nghĩa của nó.
Hàng hóa mua bán là những loại hàng hoá nhất định, nó là những nhân tố của sản
xuất, việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động không những phải phù hợp với loại sản
phẩm cần chế tạo, mà phải tỉ lệ thích hợp với nhau về sớ lượng. Tỉ lệ đó nhằm bảo đảm
Nhóm 27

Trang 5


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường và nhất là để sử dụng triệt để toàn
bộ thời gian lao động của công nhân. Nếu thiếu tư liệu sản xuất thì công nhân không đủ
việc làm, quyền sử dụng lao động thặng dư sẽ trở thành vơ ích đối với nhà tư bản.
Ngược lại, nếu thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất cũng không được tận dụng hết để
tạo ra sản phẩm dẫn đến tồn đọng tư liệu sản xuất. Do đó, lòng thèm khát lao động tạo
ra giá trị thặng dư của nhà tư bản cũng khơng được thỏa mãn.
Q trình mua bán đó thể hiện như sau:
SLĐ
T–H
TLSXs
Rõ ràng, trong quá trình này hành vi T–SLĐ (việc mua sức lao động) là yếu tố đặc
trưng khiến tiền xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là tư bản. Hành vi T–TLSX chỉ cần
thiết để sức lao động đã mua có thể hoạt động được, song T- Slđ được coi là nét đặc
trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải do tính chất tiền tệ của

mối quan hệ đó. Tiền đã xuất hiện rất sớm để mua cái được gọi là sự phục vụ, nhưng
tiền lúc ấy vẫn không biến thành tư bản tiền tệ. Nét đặc trưng không phải ở chỗ người
ta có thể mua sức lao động bằng tiền, mà sức lao đợng biến thành hàng hóa. Nhà tư bản
có tiền, cơng nhân có sức lao động, hai bên mua bán với nhau. Đây là một việc mua
bán, một quan hệ hàng hóa – tiền tệ, những người mua là nhà tư bản – kẻ chiếm hữu tư
liệu sản xuất và người bán là người lao động làm thuê bị tách rời hoàn toàn với tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt trở thành tài sản của người không lao động. Vậy mối quan
hệ tư bản chủ nghĩa không phải do bản chất của tiền tệ gây nên mà là do q trình tách
rời đó gây nên, chính sự tờn tại của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới làm cho chức năng
của tiền tệ là công cụ của lưu thông hàng hóa nói chung biến thành chức năng của tư
bản. Do đó, trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động đã hoàn toàn tách rời nhau, quan
hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người làm thuê đã có rồi, thì tiền của nhà tư bản ứng ra
để thực hiện hành vi :
SLĐ
T–H
TLSX

Nhóm 27

Trang 6


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái
các yếu tố sản xuất TBCN: tư liệu sản xuất và sức lao động, tức là hình thái tư bản sản
xuất. Như vậy, kết quả của giai đoạn I là tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
b.

Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất


Sau khi mua được hàng hoá ( tư liệu sản xuất và sức lao động) thì tư bản đã trút bỏ
hình thức tiền tệ mà mang hình thức hiện vật. Với hình thái hiện vật đó, nó khơng thể
tiếp tục lưu thơng được. Nhà tư bản khơng thể đem bán cơng nhân như hàng hố được,
vì công nhân chỉ bán sức lao động trong một thời gian, chứ không phải là nô lệ của
nhà tư bản. Tư liệu sản xuất và sức lao động phải được đem ra tiêu dùng cho sản xuất.
Nhà tư bản bắt công nhân làm thuê phải vận dụng tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản
phẩm. Kết quả là nhà tư bản có được một số hàng hố mới mà giá trị của chúng lớn
hơn giá trị của những nhân tố đã dùng để sản xuất ra số hàng hoá đó. Do đó tiếp theo
giai đoạn thứ I (mua sức lao động và tư liệu sản xuất) tất yếu dẫn đến giai đoạn thứ hai
– giai đoạn sử dụng các hàng hóa đã mua, tức sản xuất. Quá trình sản xuất này được
coi như một giai đoạn vận động của tư bản và có thể biểu diễn như sau:
SLĐ
T–H

…….SX…….H’
TLSX

Quá trình sản xuất ở đây diễn ra cũng giống như quá trình sản xuất của mọi hình
thái xã hội khác, là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Phương
thức kết hợp đặc thù này không chỉ là kết quả, mà còn là yêu cầu của sự vận động tư
bản, quá trình sản xuất vì vậy trở thành một chức năng của tư bản, trở thành quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong khi thực hiện chức năng của mình, tư bản sản xuất
tiêu dùng các thành phần của nó để biến thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn
hơn. Kết quả là một hàng hóa mới được tạo ra khác cả về giá trị sử dụng và lượng giá
trị so với các hàng hóa cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hóa mới này là hàng hóa mang
giá trị thặng dư, đã trở thành H’, có giá trị bằng giá trị của tư bản sản xuất hao phí ra
nó cộng với giá trị thặng dư (m) do tư bản sản xuất ấy đẻ ra. Nhờ vậy kết quả của giai
đoạn thứ II là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hóa
Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết
định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.


Nhóm 27

Trang 7


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
c. Giai đoạn 3: Giai đoạn lưu thông
Sản xuất hàng hóa, tư bản chưa thể ngừng vận động, nhà tư bản đang tờn tại dưới
hình thức hàng hóa, trong đó chứa đựng khơng chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà cịn
có giá trị thặng dư, hay chức năng chuyển hóa tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ và
trở lại dạng ban đầu.
Quá trình này có thể biểu hiện bằng công thức H’-T. Không khác gì hàng hóa thông
thường, hàng hóa tư bản đưa ra lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của
hàng hóa là bán để lấy tiền. Nhưng nó là tư bản hàng hóa ngay sau khi quá trình sản
xuất, nó đã là hàng hóa, có giá trị bằng giá trị tư bản ứng trước và giá trị thặng dư.
Nhờ vậy, tiến hành trao đổi theo đúng quy luật giá trị của nó thu về được T’, nghĩa là
thu về được số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu. Chức năng của H’ không
chỉ là chức năng của mọi sản phẩm hàng hóa, mà quan trọng hơn còn là chức năng
thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này,
tư bản hàng hóa đã biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục đích của tư bản được thực
hiện. Tư bản trở lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn trước.
Như vậy quá trình vận động của tư bản trong cả ba giai đoạn theo công thức:
SLĐ
T–H

…….SX…….H’ – T’
TLSX

Trong công thức này, chuỗi biến hóa hình thái có quan hệ với nhau, qui định lẫn

nhau; có bao nhiêu biến hóa hình thái là có bấy nhiêu thời kỳ hay giai đoạn của quá
trình vận động từ tư bản. Trong giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông
và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất. Sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn
lần lượt mang ba hình thái rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo
tồn mà còn tăng lên, gọi là sự tuần hoàn của tư bản: từ hình thái tiền tệ ban đầu của
vịng tuần hồn rồi quay về dưới hình thái tiền tệ cuối cùng của vịng tuần hồn; q
trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường chừng nào các giai đoạn
khác nhau của nó không ngừng chuyển tiếp. Mặt khác, bản thân sự tuần hoàn của tư
bản lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi một giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian
nhất định. Do đó, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận đợng đứt quảng khơng

Nhóm 27

Trang 8


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
ngừng. Chính trong sự vận động mâu thuẫn đó mà tư bản bảo tồn, chuyển hóa giá trị
và không ngừng lớn lên.

B. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1.

Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn của tư bản đối với việc
quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho

nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN.
Trước năm 1986 quan hệ ngoại giao của nước ta với các nước trên thế giới rất mờ
nhạt, chủ yếu quan hệ với một số nước anh em như: Liên Xô (cũ), Trung Quốc,
Bungari... với mục đích tiếp tục nhận viện trợ . Nền kinh tế trong nước còn đang yếu,
các doanh nghiệp sản xuất theo lệnh từ cấp trên đưa xuống và cũng chính Nhà nước
tìm cách tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp bên cạnh đó lạm phát ln là mức phi
mã.
Từ 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang thời kì mới, mơi trường hoạt
động của doanh nghiệp có sự biến đổi sâu sắc, nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh
tế khép kín trước đây chuyển dần sang nền kinh tế mở, các doanh nghiệp nhà nước
được tiếp cận với thị trường mới, kĩ thuật mới, cách quản lý mới nhưng đồng thời
cũng đứng trước các thử thách khắc nghiệt của sự xâm nhập cạnh tranh quyết liệt của
các hàng ngoại trong cơ chế thị trường. Vai trị trách nhiệm, đường lối quản lý của
doanh nghiệp có sự đổi mới sâu sắc, tư tuởng thiếu đồng bộ của chính sách, luật lệ
quản lý đã từng bước được khắc phục. Trong điều kiện đó hệ thống doanh nghiệp của
nước ta bước đầu được sắp xếp lại, số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm nhưng
những doanh nghiệp đang hoạt động vẫn chiếm giữ những ngành then chốt, nhiều
doanh nghiệp dã phát huy được vai trò định hướng trung tâm liên kết các thành phần
kinh tế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những mặt yếu kém:
 Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mơ nhỏ.
 Trình độ cơng nghệ kĩ thuật q lạc hậu, mức độ hồn chỉnh đồng bộ thấp dẫn
đến hao phí vật chất lớn, chất lượng sản phẩm kém, sản xuất không năng suất
nên khơng có khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh thấp.
Nhóm 27

Trang 9


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

 Sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước tuy lớn nhưng chưa
tương xứng với sự đàu tư của nhà nước cho doanh nghiệp.
 Hệ thống quản lý các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém
 Đội ngũ cán bộ, cơng nhân lành nghề trình độ chun mơn thấp, chưa được đào
tạo căn bản hệ thống.
Do đó nghiên cứu lý thuyết thuần hồn của tư bản rất có ý nghĩa đối với việc quản
lý các doanh nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Thứ nhất: xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hiện nay nước ta đang tồn tại song song 5 phần kinh tế. Cùng với sự xuất hiện của
những doanh nghiệp mới thành lập đã có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn khơng có hiệu
quả dẫn đến phá sản. Ngay từ khi có quyết định bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nhà
quản trị phải trả lời được 3 câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất cái gì?, sản xuất như thế
nào?, sản xuất cho ai?, chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác
nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được tiến hành bình
thường và liên tục hay nói cách khác doanh nghiệp góp phần thực hiện q trình tuần
hồn tư bản.
Để trả lời được câu hỏi doanh nghiệp sản xuất cái gì?, doanh nghiệp cần phân tích
nhu cầu của thị trường xem thị trường đang thiếu cái gì mà nhu cầu về mặt hàng ngày
đang tăng và nó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp trong khả năng
vốn hiện có. Sau đó nhà quản trị sẽ bỏ vốn để mua tư liệu sản xuất như nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, thiết bị sản xuất, nhiên liệu, nhà xưởng, kho tàng và
mua sức lao động (trả lương cho công nhân). Đây là giai đoạn vốn của doanh nghiệp
từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hiện vật. Ở giai đoạn này nhà quản trị phải
cân đối vốn để mua tư liệu sản xuất và trả lương cho công nhân theo tỉ lệ thích hợp.
Nếu thiếu một trong hai nhân tố đó thì q trình sản xuất sẽ bị gián đoạn làm ảnh
hưởng tới sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Dựa vào phân tích tốc độ chu
chuyển của vốn các doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn
phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách hình thành các quỹ như quỹ
đầu tư và phát triển, quỹ khấu hao, quỹ phúc lợi. Sau một thời gian sản xuất những
quỹ này được đưa ra sử dụng mở rộng sản xuất (theo chiều rộng) hoặc cải tiến máy

móc, nhập thêm dây chuyền hiện đại để tăng năng suất lao động (mở rộng theo chiều
sâu).
Thứ hai: tiết kiệm được tư bản ứng trước.

Nhóm 27

Trang 10


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Sau một thời gian dài hoạt động máy móc sẽ bị hao mòn dần do chuyển một phần
giá trị vào sản phẩm. Ngồi việc cải tiến máy móc, nhập thêm những dây chuyền sản
xuất tiên tiến, hiện đại, các doanh nghiệp phải dựa vào kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh mà dự tính trước những cơng việc bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu tài sản cố
định sau những khoảng thời gian hoạt động nhất định, cũng như việc sửa chữa hư
hỏng thơng thường và bất thường có thể xảy ra.
Ngồi ra, để tránh hao mịn vơ ích, nhất là hao mịn vơ hình doanh nghiệp phải ra
sức tiết kiệm các chi phí bảo quản và sửa chữa bằng cách nâng cao ý thức người lao
động đối với việc sử dụng máy móc, tăng cường sử dụng hết cơng suất máy thiết kế
để thu hồi vốn nhanh và thu nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất.
Thứ ba: đưa ra các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn.
Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới, các doanh nghiệp
phải ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thơng vì nó là thành phần tạo
nên thời gian chu chuyển của vốn. Các doanh nghiệp ở nước ta trong cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước thường đưa ra những giải pháp sau đây để rút ngắn thời
gian sản xuất.
+ Áp dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động. Bên cạnh việc
nhập khẩu một số dây chuyền nước ngồi có cơng nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp
không nên bỏ qua những dây chuyền sản xuất có khả năng sử dụng bằng cách bán lại

cho những doanh nghiệp cần nó.
+ Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết. Việt Nam là một trong những nước
nghèo nhất trên thế giới do đó liên doanh liên kết là con đường ngắn nhất để bắt kịp
với sự tiến bộ của xã hội.
+ Cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý lao động. Hiện nay, một số doanh nghiệp nhà
nước có cơ cấu tổ chức quản lý cồng kềnh dẫn đến giải quyết công việc bị chồng chéo
lên nhau, vi phạm quyền hạn và trách nhiệm của người này với người khác. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần phải giảm lực lượng lao động gián tiếp khơng có năng lực để bộ
máy được gọn nhẹ, linh hoạt, tuân thủ chế độ một thủ trưởng. Mặt khác lực lượng lao
động trực tiếp là người sản xuất ra sản phẩm nên phải bố trí ca kíp làm việc hợp lý cho
mọi người để có thời gian nghỉ ngơi. Thực hiện chế độ làm việc 40 giờ một tuần đồng
thời trả lương xứng đáng cho người lao động đã bỏ sức ra, khuyến khích người lao
động làm việc có năng suất, hiệu quả bằng những phần thưởng vật chất và tinh thần.
Một số giải pháp rút ngắn thời gian lưu thơng:

Nhóm 27

Trang 11


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

+ Nhu cầu của con người thường xuyên biến đổi, khi một nhu cầu này được thoả
mãn nhu cầu khác lại xuất hiện, q trình này khơng ngừng diễn ra. Để thoả mãn nhu
cầu của người tiêu dùng đồng nghĩa bán được sản phẩm và thu hồi vốn nhanh, các
doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường xem sản
phẩm nào đang có nhu cầu trên thị trường để tăng sản lượng sản xuất. Ngược lại, nếu
một số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra đang bão hồ và có xu hướng giảm dần
thì doanh nghiệp nên chuyển hướng sản xuất kinh doanh sản phẩm khác.
+ Cải tiến mặt hàng sao cho chủng loại hàng hố của doanh nghiệp ln phong phú,

đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi. Sản xuất đa dạng hố sản
phẩm khơng những thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng mà còn tận dụng
được những tư liệu sản xuất chưa dùng đến và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
+ Áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt và đặc biệt phải xây dựng các kênh
phân phối. Xác định đâu là loại thị trường chính, thị trường mục tiêu từ đó phân khúc
thị trường nhằm mở rộng thị phần.
Thứ tư: hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh diễn ra hết sức khốc liệt, nó tạo ra nhiều cơ
hội làm ăn mới nhưng cũng chứa đầy những thách thức và đe doạ. Nắm bắt được quy
luật tuần hoàn vốn của doanh nghiệp, các nhà quản trị tận dụng cơ hội để đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh.

III. KẾT LUẬN
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và
quá trình lưu thơng, giữa q trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị
thặng dư. Vì vậy nghiên cứu lý thuyết tuần hồn của tư bản chính là nghiên cứu q
trình lưu thơng để xác định rõ hơn vị trí của lưu thơng và hiểu biết đầy đủ sự vận động
của tư bản cùng với những biểu hiện của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa trong qúa
trình vận động đó.
Nhóm 27

Trang 12


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Nước ta sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã thu được
nhiều kết quả to lớn đáng khả quan bộ mặt đất nước đã và đang thay đổi một cách
nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong một vài
năm trở lại đây kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường kinh tế hết sức sôi động và

cạnh tranh gay gắt do đó để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Các doanh nghiệp
cần kết hợp phân tích lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản với điều kiện hiện
có của doanh nghiệp.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu học tập môn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin,

học phần II nâng cao( dùng cho hệ đại học văn bằng 2 và hệ hoàn chỉnh đại học),
NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, trang 85 – 97
 Kinh tế chính trị: NXB Giáo dục - 1998, trang 102

Nhóm 27

Trang 13


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
 Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương

chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ mơn khoa học Mác – Lê nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
năm 2005
 Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh

Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ

Chí Minh, năm 2007
 Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa)

 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An

Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008

V. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Nhóm 27

Trang 14


NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………...
.......................................................................................


Nhóm 27

Trang 15



×