Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phóng sự báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.07 KB, 23 trang )

Câu1: Đọc và phản biện phần phóng sự trong cuốn
Tác phẩm báo chí tập II hay Phóng sự báo chí năm
2003. Em thu lượm được gì từ giáo trình, học trên lớp
về phóng sự? Có ý nghĩa gì khơng? Vì sao? Góp ý cho
khoa và cho trường.

1. Phản biện giáo trình tác phẩm báo chí tập 2, phần phóng sự
Trước hết về đặc điểm của thể loại: Để giúp cho sinh viên hiểu rõ về
đặc điểm của thể loại một mặt phải có cơ sở lý luận, một mặt phải lấy những
ví dụ thật cụ thể, sinh động mới phát huy hiệu quả những kiến thức lý
thuyết. Nhưng qua tìm hiểu em nhận thấy những ví dụ trong tài liệu phần lớn
chỉ nêu ra, chưa chỉ ra cụ thể. Điển hình như khi bàn về kết cấu của tác phẩm
phóng sự, sách đã chỉ ra rất nhiều kiểu kết cấu và có lấy các ví dụ về các
kiểu kết cấu ấy như: Kết cấu theo kiểu cốt truyện: “Ông già ôm 7kg đơn từ”
(Xuân Ba, Tiền Phong, năm 1993), hay Kết cấu theo kiểu chương hồi:
“Đường sơn quán” (Huy Đức, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1990).
Sách chỉ nêu ra như vậy mà chưa chỉ ra và phân tích cụ thể tác phẩm đó kết
cấu theo kiểu chương hồi như thế nào? Thể hiện ở câu chữ ra sao? Năm xuất
hiện tờ báo đó cũng đã cũ, sinh viên khó tìm đọc lại
Trong phần ngơn ngữ, bút pháp của tác phẩm phóng sự (mục c) có
phần bị trùng lặp với phần cái tôi – tác giả xuất hiện trong tác phẩm phóng
sự (mục d) trong phần 2. Đặc điểm cơ bản, chương 2. Vì khi nói đến cái tơi
– tác giả trong phóng sự chủ yếu thơng qua ngơn ngữ của tác giả, cũng là
ngơn ngữ của phóng sự.

1


Đối với phần: Kỹ năng làm phóng sự, theo em phần phân chia các
khâu cơng việc chính trong q trình đi viết phóng sự nên rút ngắn một số
khâu sau:


Nên bỏ khâu xác định chủ đề cho tác phẩm, vì phần này nằm trong lý
luận chung khi bàn về chủ đề của tác phẩm báo chí. Khi đi vào những thể
loại cụ thể chỉ nên bàn đến đề tài cụ thể cho thể loại đó. Chính đề tài quyết
định sự thành công của tác phẩm.
Sau khi xác định được đề tài, tác giả cần lên kế hoạch cho quá trình
tâm nhập thực tế, thu thập thông tin. Ở khâu này giáo trình đã bỏ qua, theo
em đây là khâu rất quan trọng trong quá trình tác nghiệp.
Chuyển phần kết cấu bài phóng sự và văn trong phóng sự đưa vào
phần đặc điểm của thể loại sẽ phù hợp hơn.
Phần kỹ năng làm phóng sự, giáo trình lại trình bày phần thu thập
thông tin quá ngắn gọn, chủ yếu là lý thuyết. Theo em đây là phần dạy kỷ
năng, cần phân tích kỹ, sâu, nêu nhiều ví dụ minh họa hơn. Nếu có thể, nên
đưa những bài điều tra có nhiều góc độ, nhiều khía cạnh đã được các thầy cơ
chọn lọc, chỉ ra những kinh nghiệm đi thực tế, khả năng xử lý tình huống
của các nhà báo.
2. Những thu lượm từ giáo trình và trên lớp học
Trong hệ thống báo chí, phóng sự ra đời muộn hơn các thể loại khác
nhưng ngay khi vừa xuất hiện nó được đánh giá là thể loại “Vua” của báo
chí.
Sau khi học tiếp thu kiến thức trên lớp và đọc, suy luận trong cuốn
giáo trình Tác phẩm báo chí – Tập 2, phần Phóng sự em đã thu lượm cho

2


mình được một kiến thức nền về thể loại phóng sự và tiếp thu nhiều kinh
nghiệm trong quá trình làm phóng sự của thầy, cơ và bạn bè trong lớp.
Về lịch sử hình thành, quan niệm về thể loại Phóng sự
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, phóng sự bắt đầu manh
nha từ những tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như “Hồng Lê

nhất thống chí” của Ngơ Gia Văn Phái, hoặc “phóng sự xuất hiện cùng với
các thể loại báo chí khác”.
Nhưng theo nghiên cứu gần đây của Khoa Báo chí - Học viện Báo chí
và Tun truyền thì phóng sự xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 của
thế kỷ XIX, mặc dù báo chí Việt Nam có từ năm 1865.
Cũng như sự phát triển trên thế giới, ở Việt Nam thể loại phóng sự
phát triển có sự đóng góp rất lớn của các nhà văn. Đến nay, trải qua nhiều
giai đoạn phát triển, thể loại phóng sự ln tìm tịi, đổi mới cho phù hợp với
tình hình cụ thể của đất nước. Ngày nay, phóng sự đã thể hiện rõ vai trị của
mình, ln có vị trí trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo, được cơng
chúng bạn đọc u thích. Nhiều nhà báo đã thành danh trên thể loại này như:
Thép Mới, Hữu Thọ, Đỗ Quảng, Huỳnh Dũng Nhân, Xuân Ba, Đỗ Dỗn
Hồng…Nhiều tờ báo được dư luận chú ý đến vì có chun mục phóng sự
hoặc các bài phóng sự chất lượng cao như : Lao động, Tuổi trẻ, Tiền phong,
Thanh niên….
Như vậy, mới chỉ khoảng hơn 70 năm có mặt ở Việt Nam nhưng thể
loại phóng sự đã có những bước tiến dài về mặt thể loại. Phóng sự ngày càng
đi vào những vấn đề thời sự cập nhật, nóng bỏng, cuộc sống được thể hiện
một cách sinh động, nhiều chiều, đầy ắp thông tin, ngày càng đáp ứng tốt
nhu cầu nhận thức của công chúng xã hội.

3


Vì sự phát triển nhanh chóng cả về nội dung và hình thức nên hiện
nay có rất nhiều quan niệm khác nhau khi đưa ra khái niệm về thể loại này.
Ở Việt Nam, quan niệm về phóng sự có những sự khác biệt. Vũ Trọng
Phụng cho rằng: “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở mà nhà báo đã
từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng sự trong buồng” nhà
báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt. Tơi hết

sức tránh cái kiểu viết phóng sự như vậy”. Theo ơng, phóng sự chính là hơi
thở của cuộc sống. Muốn có phóng sự thì người phóng viên phải đi tìm tịi,
hố thân vào hiện thực để cảm nhận, nắm bắt cuộc sống và mô tả lại để công
chúng cũng như đang được chứng kiến sự kiện từ đầu đến cuối. Ông cùng
một số nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Đình Lạp, Ngơ Tất Tố.. rất coi
trọng “cái đích” mà bài phóng sự hướng tới.
Trong giáo trình “Tác phẩm báo chí” Tập 2 (Nhà xuất bản chính trị năm 2006) nêu lên mấy tiêu chí để nhận biết thể loại phóng sự như sau:
Thứ nhất, đối tượng phản ánh của phóng sự là những sự kiện, vấn đề
thời sự được công chúng quan tâm; đó có thể là những góc phố, làng quê
đang vận động, phát triển với những nét đặc thù riêng; đó có là con người
với những số phận tính cách tiêu biểu, nổi bật hoặc là những biến cố lịch sử
của một vùng đất, một dân tộc.
Thứ hai, không khuôn mẫu như tin, như tường thuật; không hỏi đáp
như phỏng vấn…mơ thức của phóng sự đa dạng, linh hoạt tuỳ thuộc vào đặc
điểm, tính chất của đối tượng phản ánh và phong cách sáng tạo của người
viết.
Thứ ba, ngơn ngữ, bút pháp trong thể loại phóng sự cũng linh hoạt và
đa dạng, uyển chuyển, có thể dồn dập những thông tin sự kiện với những
chuỗi chi tiết và số liệu hay đi sâu lột tả nội tâm, bộc lộ cảm xúc và ấn
tượng…
4


Tóm lại, phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể
và sinh động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội, theo một q
trình phát sinh, phát triển, thơng qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh hoạt:
miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.
Về đặc điểm của thể loại phóng sự
Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật, có ý nghĩa xã hội
Phóng sự khơng chỉ phản ánh việc thật đơn thuần như các thể loại báo

chí khác, mà cịn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người, tập thể
người có tính chất điển hình trong những bối cảnh điển hình hoặc khắc họa
những biến cố lịch sử một cách sống động.
Cũng là phản ánh sự thật nhưng phóng sự khơng chỉ dừng lại ở việc
thơng báo hình thù của sự kiện thơng qua các con số, dữ liệu để cơng chúng
báo chí biết, mà cịn làm rõ những tình tiết bản chất bên trong của sự kiện,
giúp công chúng không chỉ biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà cịn hiểu
tại sao nó xảy ra như vậy. Để làm rõ sự thật, phóng sự đã khắc họa những
con người – nhân chứng của một thời điểm hoặc một giai đoạn lịch sử nhất
định; Nhân chứng như một “chìa khóa thơng tin” làm sáng tỏ sự thật, một
chân lý – điều mà nhiều thể loại báo chí khác khơng làm được.
Khi phóng sự chọn “con người” làm đối tượng phản ánh chính thì việc
chỉ là bằng chứng để làm rõ những thăng trầm, những biến cố trong số phận
con người. Mỗi bước chân dung cụ thể có thể nói lên mảng hiện thực nào đó
của cuộc sống; Hoặc minh chứng cho truyền thống lịch sử, một phong tục
tập quán, một nếp nghĩ, nếp làm ăn của một địa phương, một tộc người hoặc
một khuynh hướng xã hội nào đó. Chân dung con người có thể là tích cực
hay tiêu cực, hạnh phúc hay bất hạnh, đáng biểu dương hay phê phán…

5


Phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động biện chứng:
Phát sinh – Phát triển; Nguyên nhân – Kết quả; Lượng – Chất.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi sự vật, hiện tượng đều có cuộc sống
riêng, vận động theo một quy luật thống nhất và đối tranh giữa các mặt đối
lập, khơng phải thể loại báo chí nào cũng có khả năng phản ánh đầy đủ q
trình vận động ấy. Riêng thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp, ngăn ô các
dữ liệu, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang chất, vận
động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong khoảng thời gian có thể là

khoảng khắc, có thể tính bằng ngày giờ, có thể là vơ tận, vào trong một
chỉnh thể trọn vẹn của một bài phóng sự hoặc một chùm phóng sự kế tiếp
nhau.
Sắp xếp lại sự bộn bề của cuộc sống theo một trật tự, một lôgic nhất
định, phóng sự giúp cơng chúng báo chí hiểu được hiện thực nhanh nhất; sự
biến đổi của thiên nhiên, của con người, của quốc gia, dân tộc, của các châu
lục trên thế giới. Q trình vận động biện chứng đó đều có ngun nhân và
kết quả, có xung đột và hịa bình trong những mối quan hệ xã hội, có riêng
trong chung và có chung trong mỗi cái riêng rẽ, được thể hiện trong phóng
sự cụ thể là cả một cuộc đấu tranh gay gắt để tồn tại và phát triển, nhằm xây
dựng cuộc sống ngày càng tiến tới: Chân – Thiện – Mỹ.
Đây cũng là đặc điểm thể hiện năng khiếu, tài năng của người viết –
tái tạo cuộc sống thế nào cho sinh động, thu hút lòng người; miêu tả thế nào
cho chân thật, cho hùng hồn để người đọc có thể hình dung sự kiện phản
ánh, góc đời được đề cập tươi nguyên như nó tồn tại, nhưng lại hay hơn, hấp
dẫn hơn, vì đã được cơ đặc, được dồn nén, thậm chí được nâng cấp nhằm tạo
ra những giá trị thông tin, giá trị nhận thức, tư tưởng. Nhờ thế, bức tranh
cuộc sống trong phóng sự là bức tranh thật nhưng hay hơn, hấp dẫn hơn,
sinh động hơn nhờ tài năng của người viết.
6


Phóng sự sử dụng kết cấu, ngơn ngữ và bút pháp linh hoạt
Phóng sự khơng chỉ phản ánh việc thật đơn thuần như các thể loại báo
chí khác, mà cịn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người, tập thể
người có tính chất điển hình trong những bối cảnh điển hình hoặc khắc họa
những biến cố lịch sử một cách sống động.
Cũng là phản ánh sự thật nhưng phóng sự khơng chỉ dừng lại ở việc
thơng báo hình thù của sự kiện thơng qua các con số, dữ liệu để cơng chúng
báo chí biết, mà cịn làm rõ những tình tiết bản chất bên trong của sự kiện,

giúp cơng chúng khơng chỉ biết nó xảy ra, xảy ra như thế nào mà cịn hiểu
tại sao nó xảy ra như vậy.
Phóng sự chọn “con người” làm đối tượng phản ánh chính. Phóng sự
phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận động và phát triển. Trong
cuộc sống hàng ngày, mỗi sự vật, hiện tượng đều vận động theo một quy
luật. Khơng phải thể loại báo chí nào cũng có khả năng phản ánh đầy đủ q
trình vận động ấy. Phóng sự có khả năng sắp xếp, chuyển tải thông tin theo
nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong khoảng thời gian có thể là khoảnh
khắc, có thể là một khoảng thời gian dài với nhiều mức độ khác nhau.
Phóng sự sắp xếp lại sự bộn bề của cuộc sống theo một trật tự, một
lôgic nhất định, công chúng hiểu được hiện thực nhanh nhất, đầy đủ nhất.
Đây cũng là đặc điểm thể hiện năng khiếu, tài năng của người viết – tái tạo
cuộc sống sinh động, thu hút lịng người; miêu tả chân thật giúp người đọc
hình dung được sự kiện một cách toàn diện nhất, sâu sắc nhất. Thậm chí
phóng sự nhằm tạo ra những giá trị thông tin, giá trị nhận thức, tư tưởng cho
bạn đọc. Nhờ thế, bức tranh cuộc sống trong phóng sự là bức tranh thật
nhưng và dẫn hơn, sinh động hơn các thể loại báo chí khác dưới ngịi bút của
nhà báo.
Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp linh hoạt
7


- Phóng sự thường được thể hiện rất linh hoạt, tùy vào đối tượng phản
ánh và ý đồ của tác giả. Đó là sự pha trộn giữa những mơ hình cấu kết kinh
điển với sự sáng tạo độc đáo của từ việc lựa chọn chi tiết tới việc sắp xếp các
dấu mốc thời gian, nhân chứng... trong một chỉnh thể. Nhiều phóng sự được
hình thành theo những kết cấu rất đa dạng: Đan xen, đẳng lập, bậc thang...
Còn kết cấu chương hồi thường sử dụng cho những sự kiện lớn hoặc
vấn đề có tầm vóc lớn cả bề rộng lẫn chiều sâu mà dung lượng một bài
phóng sự khơng thể đăng tải hết.

- Ngơn ngữ là chất keo dính, là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ
đề của tác phẩm phóng sự. Để lựa chọn, sử dụng ngơn ngữ cho đúng và hay
trong tác phẩm phóng sự, nhà báo phải hiểu biết sâu sắc tính chất, quy mơ
của đối tượng phản ánh; trình độ và tâm lý, nhu cầu của đối tượng tiếp nhận
thông tin và kênh truyền thông chuyển tải bài phóng sự đó. Ngơn ngữ trong
phóng sự có một số đặc tính cơ bản sau:
Tính chính xác và hàm xúc: Tính chính xác trong ngơn ngữ phóng sự
thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ phải biểu đạt đúng bản chất sự vật, hiện tượng
trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thể nhằm tạo ra văn
bản sinh động, dễ hiểu. Hơn nữa, ngơn ngữ phóng sự phải hàm súc vì diện
tích trên báo in có hạn, cho nên cần phải dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị
biểu đạt cao nhất.
Tính biểu cảm: Trong phóng sự, ngơn ngữ cịn có thể biểu đạt chân
thực những trạng thái tình cảm của đối tượng được miêu tả và của chính tác
giả, có thể tác động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thơng
tin, khiến cho đối tượng tiếp nhận thơng tin có thể đồng cảm và chia sẻ. Như
vậy, người tiếp nhận thông tin khơng chỉ nhận thơng tin mà cịn như được
chứng kiến, tham gia vào sự kiện với tư cách như người trong cuộc. Điều đó

8


có nghĩa là ngơn ngữ đã thực hiện tốt chức năng tác động vào nhận thức, tâm
lý người đọc.
- Bút pháp trong thể loại phóng sự thường sử dụng kết hợp hài hòa
miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.
Bút pháp thuật (kể): Sử dụng bút pháp thuật trong phóng sự giúp độc
giả hình dung ra q trình vận động của sự kiện, hiện tượng. Tuy nhiên để sử
dụng bút pháp thuật trong phóng sự có hay hay khơng, có đạt tới trình độ
nghệ thuật hay khơng, điều trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn câu

chuyện để thuật, kể có ý nghĩa hay khơng. Mặt khác, phải kể một cách hợp
lý, có tính lơgic trong câu chuyện, có nghĩa là phải lựa chọn kỹ càng, sắp đặt
hợp lý các chi tiết, tình tiết, bối cảnh, hồn cảnh, nhân vật…sao cho chúng
phát huy hiệu quả cao nhất ở chỗ đứng của mình trong tác phẩm. Hơn nữa,
cách kể theo cách riêng của tác giả, khơng đi vào vết mịn của người khác.
Bút pháp nghị luận: Trong phóng sự, bút pháp nghị luận được sử dụng
rất hạn chế và khắt khe nhưng qua đó nó thể hiện được góc nhìn, quan điểm
chính trị và thái độ của tác giả trước hiện thực. Sử dụng bút pháp nghị luận
là nhà báo đã ý thức được trách nhiệm cơng dân của mình trước luật pháp và
dư luận xã hội.
Về kỹ năng làm phóng sự
Để viết một bài phóng sự, người viết phải trải qua nhiều giai đoạn,
nhiều khâu quan trọng – lúc âm thầm lặng lẽ, khi xông xáo, lăn lộn, thậm chí
phải va chạm, đụng độ, phải đương đầu với những thách thức, khủng
hoảng…Mỗi tình huống lại có những quy trình khác nhau. Tuy nhiên, ta có
thể lên một khâu cơng việc chính sau:


Xác định chủ đề



Chọn đề tài
9




Thu thập tư liệu




Xây dựng kết cấu



Thể hiện tác phẩm



Biên tập và theo dõi bài phóng sự sau khi phát hành

1 - Xác định chủ đề bài phóng sự: Chủ đề bài phóng sự chính là vấn
đề có ý nghĩa phổ biến trong từng thời điểm cụ thể cần đề cập đến để tác
động vào nhận thức, tình cảm và hành động của từng đối tượng nhất định
trong xã hội.
Muốn có chủ đề cho bài phóng sự, nhà báo cần phải nghiên cứu thực
tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xác định những vấn đề công chúng quan
tâm, những mối quan hệ chính của nó để thể hiện được ý nghĩa xã hội của
hiện thực đang nghiên cứu.
Chủ đề một bài phóng sự có khi nằm lộ diện trước các sự kiện, hiện
tượng, vấn đề của xã hội, nhưng có khi nó khơng đồng nhất với thực tế được
lựa chọn mà có thể biểu hiện đằng sau những sự kiện được thơng báo, có thể
là một câu hỏi cần trả lời hoặc một vấn đề cấp thiết, mẫu thuẫn cần giải
quyết.
Chủ đề chính là ý đồ, ý định, ý tưởng của tác giả muốn phát biểu
trước công chúng thông qua những sự kiện và chi tiết trong tác phẩm. Như
vậy, chủ đề phóng sự có sức tác động rộng hay hẹp, gần hay xa, lớn hay nhỏ
là tùy vào năng lực tác động của sự kiện thông tin, của các chi tiết được lựa
chọn, được liên kết trong tác phẩm và mối quan hệ của nó với các vấn đề

của cuộc sống đã và đang diễn ra.

10


Một chủ đề được coi là trúng và hay là sự kết hợp đúng đắn những
vấn đề nóng hổi, bức xúc, gần gũi, được nhân dân quan tâm, đang diễn ra
trong cuộc sống hàng ngày với nhiệm vụ giao cho cơ quan báo chí.
Chủ đề phóng sự được xác định từ 2 hướng cơ bản:
Chủ đề ấn định trước: Do lãnh đạo cơ quan báo chí gợi ý trong cuộc
giao ban hàng ngày, hàng tuần dựa trên cơ sở là mục đích, nhiệm vụ và kế
hoạch tuyên truyền của tờ báo trong mỗi thời điểm.
Chủ đề ngẫu nhiên: Do phóng viên đi cơ sở khám phá được những
vấn đề nóng hổi, độc đáo, đôi khi mới chỉ manh nha xuất hiện nhưng lại thể
hiện được tính phổ biến, được xã hội quan tâm. Đây là nguồn chính để tạo
cho tờ báo sự phong phú, lôi cuốn bạn đọc.
Như vậy, việc xác định chủ đề bài phóng sự là sản phẩm tư duy sáng
tạo của nhà báo và trí tuệ tập thể tịa soạn cơ quan báo chí. Xác định chủ đề
là bước đi đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo bài phóng sự và
nó quyết định giá trị của bài phóng sự.
2 – Xác định đề tài cho bài phóng sự
Khi đã xác định được chủ đề, vấn đề còn lại là phải phát hiện được
một đề tài có khả năng bộc lộ, thể hiện được chủ đề ấy. Đề tài trong tác
phẩm phóng sự là phạm vi hiện thực cụ thể được nhà báo nhận thức, lựa
chọn và phản ánh.
Như vậy, có bao nhiên hiện thực cuộc sống thì có bấy nhiêu đề tài.
Bản thân đề tài mang tính khách quan nhưng khi nhà báo lựa chọn đề tài để
thể hiện chủ đề hoặc cần đạt tới một mục đích tư tưởng nào đó thì đề tài ấy
lại mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà báo.
Tuy nhiên không phải sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào cũng làm được

phóng sự mà nó phải phù hợp những tiêu chí sau:

11


Mới mẻ, mang tính thời sự nóng hổi, điển hình, mang tính phổ biến
hoặc có ý nghĩa khái qt; Chứa đựng kịch tính...
Để xác định được đề tài đúng và trúng trước hết nhà báo cần phân tích
kỹ hồn cảnh, bối cảnh xảy ra sự kiện, có nghĩa là đặt cái riêng vừa phát
hiện vào cái chung diện mạo toàn xã hội hoặc của một địa phương để xem
xét tính đơn lẻ hay tính phổ biến, đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của sự
kiện đó có nổi cộm, bất bình thường trong thời điểm ấy khơng.
Hơn nữa, cần lướt qua hàng loạt các sự kiện, vấn đề tương tự để đánh
giá sự liên kết có ý nghĩa khái quát những mâu thuẫn nội tại của hiện thực
khách quan đã và đang tác động tích cực và tiêu cực vào đời sống xã hội.
3 – Khai thác và xử lý tư liệu
Khi đã xác định được đề tài cho bài phóng sự muốn có bài phóng sự
hay, có chất lượng và hiệu quả cao, nhà báo cần thu thập tư liệu dồi dào,
sống động, xác thực xung quanh đề tài.
Việc thu thập tư liệu cần thực hiện các khâu sau:
Thu thập những văn bản, giấy tờ có liên quan, những bài báo, những
đánh giá về sự kiện, hiện tượng, vấn đề đó được lưu giữ lại. Cần đọc, và
trích ra những nguồn tư liệu cần dùng trong bài viết. Đó là nguồn tư liệu tĩnh
mà nhà báo cần nắm được trước khi xâm nhập vào thực tế thực hiện đề tài.
Mặt khác, cần tiến hành phỏng vấn các nhân chứng có liên quan,
những nhân vật mà mình định viết, những ý kiến của các nhà chức năng
trong sự kiện, vấn đề hiện tượng mà mình đang tiến hành khai thác. Cộng
với việc quan sát hoàn cảnh, quan sát hiện trường, bối cảnh không gian và
thời gian, quan sát tâm lý nhân vật của mình.
Sau thu thập tư liệu cần sắp xếp thông tin thành một hệ thống nhất

định cho phù hợp với một ý tưởng cấu trúc của bài phóng sự, giúp cho người
viết phóng sự nhìn sự kiện, vấn đề rõ hơn, tránh được sự trùng lặp, lộn xộn
12


khơng cần thiết. Tính quy cũ và chặt chẽ, khoa học của hệ thống tư liệu sẽ
quyết định sự thành cơng của bài phóng sự và thể hiện tinh thần làm việc
nghiêm túc, có ý thức kỷ luật, có phương pháp khoa học của người phóng
viên.
4 – Kết cấu của bài phóng sự
Các tác phẩm phóng sự khơng chỉ khác nhau về chất liệu hiện thực mà
còn khác nhau về cách bố trí, trình bày các chất liệu hiện thực đó trong tác
phẩm. Cách bố trí, sắp xếp đó gọi là xây dựng kết cấu cho bài viết. Và như
vậy kết cấu của bài phóng sự có thể do đối tượng phản ánh chi phối hoặc do
ý kiến chủ quan của nhà báo.
Có một số dạng kết cấu phóng sự được các nhà báo ưa dùng hiện nay
và trong thực tế, các dạng kết cấu này cũng phát huy được hiệu quả nhất
định. Đó là:
Kết cấu đẳng lập: Gồm đầu đề, sapo, các tiểu đề
Kết cấu đan xen: Gồm đầu đề, nếu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc
vấn đề.
Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính(một chiều): Trình bày sự việc
có đầu có đi, từ q khứ, hiện tại đến tương lai hoặc quá trình vận động
một chiều từ lượng biến thành chất, từ xấu thành tốt, từ nghèo thành giàu.
Kết cấu theo phương pháp quy nạp: Đưa các chứng cứ rồi rút ra kết
luận vấn đề.
Kết cấu theo phương pháp diễn dịch: Đưa ra một luận đề hoặc lời
khẳng định rồi lấy chứng cứ để chứng mình cho luận đề hoặc lời khẳng định
đó là đúng hoặc sai.
5 – Thể hiện tác phẩm phóng sự

- Tít bài: Có vai trị thu hút sự chú ý của độc giả, giúp họ lựa chọn và
phân biệt được tầm quan trọng, ý nghĩa thời sự của thông tin trên cùng một
13


trang báo. Chính vì vậy, bài phóng sự thành cơng trước tiên phải có một đầu
đề hàm chứa trong nó ý nghĩa sâu xa về nội dung, cuốn hút về hình thức câu
chữ. Một đầu đề phóng sự hay có thể thỏa mãn những yêu cầu sau:
Chứa đựng một ý tưởng độc đáo
Lột tả được cốt lõi thơng tin
Gợi hình, gợi ảnh thu hút sự chú ý của bạn đọc
- Sapo: Đầu đề hay sẽ có tác dụng lơi kéo được độc giả dừng lại với
bài phóng sự. Sapo tạo cảm giác hứng thú cho người đọc. Chính vì vậy, giới
thiệu vấn đề cần ngắn gọn, súc tích, độc đáo, dí dỏm, tập trung trả lời cho
các câu hỏi: Ai? Cái gì? Xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Có ý nghĩa gì đối
với xã hội?
Có hai cách vào đề: Trực tiếp và gián tiếp
Đối với phương pháp trực tiếp có thể mơ tả hình ảnh khơng gian bao
chứa sự kiện hoặc dùng lời của nhân chứng để xác định chủ đề và nêu đặc
điểm, tính cách độc đáo của nhân vật chính.
Đối với phương pháp vào đề gián tiếp thường dùng lời nhân chứng
hoặc tác giả nói về một điều khơng mấy liên quan đến sự việc chính nhưng
lại có tác dụng dẫn dắt câu chuyện.
- Nội dung bài viết: Đây là phần trình bày tồn bộ q trình vận động
của hiện thực khách quan mà bài phóng sự đề cập tới, cho nên dung lượng
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tác phẩm. Có nhà báo chỉ viết lại bản kế hoạch
của mình trên cơ sở những dự liệu, thu thập được, song song đó là cảm xúc
của mình về sự kiện sau khi thơng tin thơ được xử lý. Đó là cách làm việc
khoa học, có kế hoạch và rà soát được nhiều lỗi trong bài, sau khi xem lại
bài viết nhà báo sẽ biết được thiếu chi tiết nào, thừa chi tiết nào...

Có một cách giải quyết vấn đề của các nhà báo nữa là vạch các ý cần
triển khai sau đó hồn thành tác phẩm.
14


Tuy nhiên, dù cách nào đi nữa phóng viên cũng cần sử dụng hệ thống
các chi tiết sau trong phần nội dung:
Chi tiết tả cảnh
Chi tiết hoàn cảnh xảy ra sự kiện
Chi tiết kể
Chi tiết lấp đầy
Phần kết
Được coi là phần quan trọng của tác phẩm. Ở phần này, tác giả phải
làm nổi bật tính tư tưởng cũng như ý nghĩa và hiệu quả xã hội của vấn đề mà
bài phóng sự đề cập.
Có hai dạng kết thúc vấn đề: Kết mở và kết đóng
Kết mở: Thường là bài phóng sự ở dạng nêu vấn đề mà không đánh
giá hoặc tổng kết. Mọi câu trả lời chỉ có thể có sau khi bài phóng sự đã được
phổ biến trong cộng đồng xã hội.
Kết đóng: Thường được dùng cho các dạng sự việc đã được giải quyết
một cách trọn vẹn, hoặc kết thúc có kết quả cụ thể.
6 - Biên tập bài phóng sự sau khi viết xong và theo dõi phản hồi
Biên tập bản thảo là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tạo tác
phẩm, gồm các bước sau:
- Đọc lại tồn bộ bài phóng sự để kiểm tra từng chi tiết của nội dung
- Rút gọn bài phóng sự rồi sau đó mới gửi cho tịa soạn hay người
biên tập viên của tòa soạn.
- Sau khi bài báo đăng, việc theo dõi phản ứng của dư luận xã hội là
việc làm cần thiết để biết được năng lực tác động, hiệu ứng xã hội của tác
phẩm.

Những thu lượm trên lớp học
15


Trong khoảng thời gian học mơn phóng sự trên lớp em đã thu lượm
cho mình được kiến thức về mn học do cơ giáo truyền đạt, và qua tìm hiểu
giáo trình, tư liệu khác về mơn phóng sự
Thu lượm lớn nhất mà em học hỏi được là qua những bài phân tích
các tác phẩm phóng sự trên lớp, qua trao đổi với cô giáo, bạn bè trong lớp
em đã rút ra được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm trong quá trình tác
nghiệp đi làm phóng sự. Chính qua những bài phân tích đó mà em khắc phục
được những hạn chế trong bài viết của các tác giả, học được cái hay trong
mỗi tác phẩm báo chí.
Qua phân tích tác phẩm bài tập của các bạn trong lớp, trao đổi với bạn
bè và thầy cơ, rút ra nhiều điều bổ ích về những kỹ năng viết phóng sự, xác
định đề tài, khai thác đề tài...
Thu lượm những kiến thức trong sách vở, sự truyền đạt của giáo viên
và bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tác nghiệp của mỗi sinh viên sau
khi ra trường.
Được trang bị kiến thức nền, từ đó nhận thức một cách đúng đắn thể
loại, cách thức triển khai, thể hiện bài phóng sự.
Học hỏi được kinh nghiệp thực tế của giáo viên, các bạn trong lớp học
mà rút ra những bài học cho mình sau này.
Góp ý cho khoa, cho trường
Trước hết cần đổi mới nhiều hình thức giảng dạy trên lớp, ngoại khóa,
đi thực tế cho sinh viên.
Cần mời những nhà báo chuyên viết phóng sự đến nói chuyện với sinh
viên để bài giảng thêm thú vị và tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm học tập.
Nâng thời gian thực hành nhiều hơn cho sinh viên.


16


Tổ chức nhiều đợt đi thực tế tại các tòa soạn báo đối với sinh viên
năm thứ nhất, thứ hai. Qua đó giúp sinh viên hiểu rõ hơn cơng việc của một
nhà báo là làm những gì, hoạt động báo chí vận hành như thế nào, giúp sinh
viên đặt mối quan hệ với các tòa soạn để cộng tác, học nghề...

Câu 2. Thực hiện một tác phẩm phóng sự. Thuận
lợi và khó khăn trong q trình viết bài? So sánh sự
khác nhau giữa lao động phóng sự với các thể loại lao
động báo chí khác?

Lão thợ mộc “đa tình”
“Cõi sống là những kiếp người mà thời gian bện chúng ta lại. Sợi dây
thừng cứ nối dài tưởng chừng như vô tận, có thể là những mùa hoa êm ru
sắc lá, có thể là nắng, là mưa, là ngọt nhạt của mn lồi hoa trái. Tất cả
dường như kết nối lại mà cất lên bản trường ca cõi lịng.” – Đó là lời tựa
trong tuyển tập truyện ngắn và tạp văn dày hơn nghìn trang của Vũ Quốc
Hiên (bút danh Vũ Thi) – lão thợ mộc ở làng Yên Phụ - Hà Nội.
Ngơi làng n Phụ nằm nép mình bên hồ Tây thơ mộng như một ốc
đảo, lánh xa tiếng còi xe, sự nhộn nhịp của phố phường. Nơi đây chỉ có gió,
tiếng sóng vỗ bờ và tiếng nhạc du dương phát ra từ một căn gác nhỏ.
Tơi dị la mãi, từ tận ngoài phố đến giữa làng…chẳng ai biết “nghệ
nhân Hiên” đóng thùng loa (Theo như dân chơi loa Hà Nội nói) ở đâu cả,
người ta chỉ biết trong ngơi làng này có lão thợ mộc tên Hiên. Tơi tìm đến
nhà lão thợ mộc ấy, căn nhà bện chặt lấy gốc cây đa, cửa cổng luồn qua gốc

17



cây đó. Đang đứng ngắm nghía cái cổng, chợt giai điệu của những bản nhạc
Trịnh phảng phất bên tai “Con tinh u thương vơ tình chợt gọi, lại thấy
trong ta hiện bóng con người…”

Xộc xệch với đời
Ngơi nhà có hai tầng, tầng dưới để trống và dường như bị che khuất
hoàn toàn bởi gốc cây đa, cho nên gác hai của lão ở như một cái lồng chim
treo lũng lẳng trên ngọn cây. Vừa bước tới cầu thang, một bàn tay gầy, trai
sạn đón lấy tay tơi. Lão già hơn tôi tưởng rất nhiều, chàng trai lãng tử một
thời của đất Hà Thành giờ đã là ông cụ tuổi lục tuần, mái tóc điểm hoa râm.
Khn mặt hiền từ và đôi mắt như ẩn sau bao điều chất chứa.
Bốn mươi năm về trước, Vũ Quốc Hiên nổi tiếng đào hoa: Thơ, văn,
nhạc, hoạ cái gì cũng hay. Là “học trị” của Trần Dần, Phùng Quán, Lê
Kha... ở trong trại “cải tạo tư tưởng”. Dở dang giấc mộng văn chương vì
những tư tưởng “ngông” không hợp thời, sau thời gian “chuyên tu” ông trở
về với nghề thợ mộc như duyên trời đã định. Mới đầu tiếp xúc ai cũng nghĩ
ông nghèo khó lắm, khổ sở lắm nên mới sống thế này. Ông có một người vợ
thanh lịch là người tràng an chính gốc, những đứa con học giỏi, giàu có…có
hai ba khu nhà năm, bảy tầng ở trên phố. Thế mà ông không ở với con, chỉ
thích ở các căn gác nhỏ này, sống lối sống “xộc xệch với đời”.
Thân ơi! Gió thoảng đà rồi/ Có cịn chỉ một nụ cười xơ va/ Niềm tin
như núi…khóc và/ Mặc cho dịng chảy nhạt nhồ…hư khơng
(Ngẫm 3 – Vũ Thi). Đọc những câu thơ này nhiều người nghĩ tới những ẩn
sĩ, phong thái nho nhã…Nhưng không. Vũ Thi chỉ là một lão thợ mộc với
quần áo lấm lem, khuy trên cài cúc dưới, mái tóc ngắn củn và đơi mắt u sầu.
Bởi thế ông phần trần với tôi ngay: “nghệ nhân, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ..
quách gì mình, cứ gọi là Hiên thợ mộc thì ai cũng biết. Ngày xưa các cụ thân
18



sinh đều là những nhà Pháp học, có lẽ vì thế mình ảnh hưởng chút văn học
lãng mạn nên suốt ngày cứ “mây, gió, trăng, hoa, tuyết núi sơng”. Giờ đây
thỉnh thoảng ngứa nghề mình cũng thường hay suy tư nhất là những đêm
trăng thanh, gió mát hay những hơm ở nhà có một mình lại ngẫu hứng làm
mấy câu thơ hay viết một truyện ngắn ngẫm nghĩ lại một ngày làm việc, đọc
lại thấy hay hay.”
Căn gác ông ở như hai thế giới riêng biệt, chỉ cách nhau một cánh cửa.
Bên kia cánh cửa là xưởng mộc với gỗ lạt, máy móc, mùn cưa, bụi bẩn
khơng khác nào một kho chứa hàng. Một bên là căn phòng với những bức
hoạ, những chiếc loa và những cuốn sách được ông bày trí ngăn nắp một
chút. Xem chừng lão này cịn nặng nợ với văn chương nhạc hoạ lắm. Dẫn tôi
vào phịng trương bày, ơng giới thiệu những bức tranh sơn mài của mình
“đấy tranh tơi đấy, tồn là phong cảnh thơi. Nhìn buồn lắm phải khơng?
Nhưng thực ra khơng phải vậy đâu? Đời Hiên này có gì đâu phải buồn, phải
khổ. Xem tranh phải tuỳ tâm trạng, cậu đang vui, đang muốn trải lịng mình
thì những bức tranh này của tơi khơng phải là cõi tiên, cõi mộng ư! Cịn nếu
buồn thì nhìn nó chắc như một bến cơ liêu…ơng lại cười. Rồi ơng nói cho
tơi một triết lý sống ông đã đọc được và thực hiện nó từ mấy chục năm nay.
Ơng kể: “Ngày xưa có một nhà bác học lên chùa muốn xin được
nương nhờ của phật. Trụ trì ngơi chùa nhìn ơng một lúc, sau đó pha một ấm
trà rót mời vị bác học này. Tay sư rót mà mắt cứ nhìn vào một cõi hư khơng,
cho đến khi nước tràn ly nhà bác học nhắc thì sư mới ngừng tay. Vị trụ trì
quay lại nói với nhà bác học một câu: Lòng con cũng như chén nước này, đã
tràn đầy rồi thì khơng thể rót thêm một triết lý nào nữa.” Điều này lý giải tại
sao bác thích ngồi nói chuyện với mọi người, cũng như bác đang ngồi nói
chuyện với cháu là đã xả đi một chút chất chứa trong lịng. Tâm hồn mình
cũng như một cái kho, chứa mãi phải đầy. Nếu chúng ta cứ chứa những hận
19



thù, những tính tốn thiệt hơn trong tâm hồn thì đến một ngày nào đó ta sẽ
cảm thấy cuộc sống quanh ta là địa ngục. Sống là phải biết cho đi để nhận
vào cháu ạ!
Âm nhạc làm mát tâm hồn
Chẳng những thích thơ, văn, hội hoạ…Lão cịn khá ham hiểu âm
nhạc. Lão kể: “Ngày xưa mình nghiên cứu kỹ về âm nhạc lắm nhưng cũng
chỉ để thoả niềm đam mê nghe nhạc thơi chứ chẳng sáng tác, viết lách gì và
chính say mê nó mà dẫn mình đến với nghề đóng thùng loa này.”
Ơng nhớ lại: “Ngày xưa nhà mình nghèo nên phải đi đóng thùng loa,
bởi âm nhạc mà khơng có loa phát thì nghe mất hứng, có bản nhạc hay là
mọi người đều nghe, đều cảm nhận nó hay chứ một mình nghe cái đài con
hát ri rí thì hay cái nổi gì.”

Rời cái điều cày, rời thơ, Vũ Thi lại tay cưa, tay thước điêu luyện

20


Để có được ngày hơm nay có thể chơi, kiếm tiền từ nó thì hơn mười
năm trước đây ơng phải lao đao vì nó, lao tâm khổ tứ vì nó. “Ngày trước cứ
hễ nghe ai mách ở đâu có bộ loa tốt, hay củ loa tốt là kiểu gì mình cũng xoay
được tiền mua bằng được nó về. Nhưng cứ nghe một thời gian lại chán bởi
tồn dính phải hàng giả. Tiếng âm thanh phát ra không được chuẩn, vậy là
phải bán, lỗ có khi cho khơng cũng phải bán. Bởi để thì chật nhà mà nghe thì
làm hỏng âm nhạc mất.” Cứ thế ông mua, mua..bán, bán.
Không thể cứ mãi xin tiền vợ, ông đi làm thêm rồi kiếm tiền mua củ
loa về học tự đóng lấy thùng. Lần mị mãi ơng cũng đóng được thùng loa
cho mình. Ơng nhớ lại: “Tự tay mình chế thùng loa, đến lúc nghe nhạc nó
sướng tai lắm. Tự mình thiết kế ma trận, tự mình điều chỉnh âm thanh, hỏng

lại sửa đến khi nào cái tai nghe ưng thì mới thơi.
Tiếng làng đồn xa, thời gian sau căn gác nhỏ của ông liên tục đón
những vị khách chút mang duyên nợ với âm nhạc đến đạt ông làm thùng loa.
“khách đến đây đặt làm thùng, giàu sang cũng có, bần hàn cũng có nhưng tất
cả đều có chung một điểm là say mê âm nhạc.
Để làm được một đôi loa thùng ưng ý cho khách ơng phải mất 20
ngày, trong đó cơng đoạn quan trọng nhất là đánh giá củ loa. Thường thì
những người chơi loa hay mua các củ cũ ở nước ngồi, sau đó đưa về cho
ơng đóng thùng. Việc đánh giá củ loa sẽ định dạng được kích thước thùng,
cách bày trí ma trận trong thùng loa…làm sao âm thanh phát ra ở đủ các thể
loại nhạc đều phải trong như tiếng suối chảy vậy...

21


Ông nói giảng giải nhiều về kỹ thuật làm loa. Trở về bàn uống nước,
ơm cái điếu cày, mắt nhìn xa xăm, ơng như nói với tơi, như nói với chính
mình: âm nhạc cũng là cuộc sống, có thăng, trầm, có vui tươi, có sầu thẳm.
Nhưng dù thế nào, âm nhạc, cuộc sống cũng cần có một tấm lịng như Trịnh
Công Sơn từng viết. Và âm nhạc sẽ làm mát những tâm hồn bộn bề nhất./.
Những thuận lợi, khó khăn trong q trình viết bài phóng sự.
- Thuận lợi: Nhân vật cởi mở, trải lòng. Câu chuyện về nhân vật có
những chi tiết hay.
- Khó khăn: Nhân vật khơng q nổi bật. Lúc đầu mới tiếp xúc, có
cảm giác khó gần, khó hiểu, khó nói chuyện.
- Giải pháp: Sử dụng những thông tin hiểu biết về tập truyện - thơ của
nhân vật để bắt đầu câu chuyện. Và mọi khó khăn dần qua.
So sánh sự khác nhau giữa lao động phóng sự với các thể loại lao
động báo chí khác
Điểm tương đồng:

- Lao động phóng sự hay lao động ở bất kỳ thể loại nào của báo chí
trước hết cần ở khả năng nhìn nhận vấn đề, phản ánh hiện thực cuộc sống
khách quan sinh động
22


- Bất kỳ thể loại nào cũng phải trải qua các giai đoạn: Xác định đề tài,
lên kế hoạch cho đề tài, thu thập tư liệu, xử lý tư liệu và trình bày tác phẩm.
Điểm khác biệt:
- Lao động phóng sự địi hỏi cái tơi – tác giả rất lớn. Cái tơi thể hiện ở
chính kiến, ngơn ngữ của tác giả đối với sự kiện đó. Ở các thể loại như phản
ánh, ghi nhanh, tường thuật…cái tôi chủ yếu thể hiện qua những lời bình
nhưng ít khi thể hiện.
- Lao động phóng sự địi hỏi khả năng tồn diện của phóng viên. Bởi
đơn giản, nó là tổng hợp của nhiều hình thức lao động trong một tác phẩm.
Có kể, có thuật, có bình và đan xen nhiều kết cấu, nhiều biện pháp tu từ…
- Chính những đặc điểm này mà khi ta đọc lên một tác phẩm báo chí
ta biết ngay đó là phóng sự (cả phóng sự điều tra) thơng qua những tính năng
tổng hợp đó trong tác phẩm.

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×