Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học tập làm văn lớp 6 trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 111 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN NGỌC MAI




VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
VÀO DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHAM NGỮ VĂN


Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VIỆT HÙNG



HÀ NỘI - 2011



3
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
3. Đối tượng nghiên cứu
7
4. Phạm vi nghiên cứu
7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
6. Phương pháp nghiên cứu
8
7. Cấu trúc của luận văn
8
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

9
1.1. Cơ sở lý luận
9
1.1.1.Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội
9
1.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

16
1.1.3.Các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp
20
1.1.4. Giao tiếp và việc dạy - học làm văn để giao tiếp
24
1.2. Cơ sở thực tiễn
30
1.2.1.Tập làm văn và vai trò của môn Tập làm văn trong dạy học Ngữ
văn Trung học cơ sở

30
1.2.2.Đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của học sinh 6 Trung học
cơ sở

31
1.2.3.Đặc điểm của môn Tập làm văn 6
32
1.2.4. Thực trạng dạy học môn Tập làm văn ở trường Trung học cơ sở
hiện nay

33
Chƣơng 2: DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ
SỞ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

36
2.1. Vấn đề dạy học Tập làm văn ở Trung học cơ sở theo quan điểm
giao tiếp

36
2.2. Các dạng bài Tập làm văn lớp 6 Trung học cơ sở và hướng tiếp

cận

39


4
2.2.1.Dạng bài tự sự
39
2.2.2. Dạng bài miêu tả
55
Tiểu kết chương 2
70
Chƣơng 3: THƢ
̣
C NGHIÊ
̣
M SƢ PHA
̣
M
71
3.1. Các yêu cầu cơ bản của thực nghiệm
71
3.1.1.Mục đích thực nghiệm
71
3.1.2.Nhiệm vụ thực nghiệm
71
3.1.3.Đối tượng
72
3.1.4.Nguyên tc tiến hành thực nghiệm
72

3.1.5. Phương pháp thực nghiệm
73
3.1.6.Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
73
3.2.Nội dung thực nghiệm
74
3.2.1.Chuẩn bị thực nghiệm
74
3.2.2.Tiến hành thực nghiệm
74
3.2.3.Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
90
3.3.Kết quả thực nghiệm
92
3.3.1.Đánh giá về hiệu quả giờ học
92
3.3.2. Đánh giá qua bài làm của học sinh
96
Tiểu kết chương 3
101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
102
1. Kết luận
102
2. Khuyến nghị
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
105
P PHỤ LỤC







1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt nói chung và Tập làm văn nói riêng nhằm mục đích cuối
cùng là rèn cho học sinh sử dụng đúng, hay tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp
trong đời sống. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn
ngữ như các lớp từ vựng, các qui tc sử dụng ngôn ngữ vào trong hoạt động giao
tiếp. Chính nhờ những tri thức này mà học sinh mới biết cách sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với nội dung cần trình bày. Có thể nói dạy tiếng Việt là dạy cho học
sinh cách sử dụng phương tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp. Mặt
khác, môn học này còn giúp cho học sinh tiếp nhận và diễn đạt những kiến thức
khoa học trong nhà trường.
Dạy làm văn ở trường trung học hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Có
một thời gian dài người giáo viên dạy làm văn cho học sinh quá thiên về tri
thức lý thuyết một cách máy móc mà quên rằng tất cả những tri thức ấy cần
được vận dụng trong đời sống thực tế. Mặt khác, chương trình cũng không
chú ý đến nhu cầu, thị hiếu của học sinh cho nên đa số nội dung của các bài
làm văn mà giáo viên đưa ra không gn với thực tế đời sống mà chỉ nghiêng
về những tác phẩm văn chương. Người dạy chưa tìm hiểu xem học sinh có
nhu cầu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình không? Chính điều này đã làm
cho học sinh trở nên thụ động, hạn chế khả năng giao tiếp, đồng thời tạo cho
học sinh cảm giác nhàm chán, không thích học làm văn. Từ trước đến nay
người ta bàn rất nhiều về phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn ở phổ thông:
phương pháp giao tiếp, phương pháp vận động, phương pháp tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh… Trong đó người ta đặc biệt nhấn mạnh đến

phương pháp giao tiếp. Trong dạy học nói chung và dạy làm văn nói riêng,
phương pháp giao tiếp ngày càng được thể hiện dưới những hình thức đa dạng
khác nhau. Kết quả của một giờ làm văn không phải chỉ cho học sinh nm
được nội dung bài học theo lý thuyết suông mà còn phải biết ứng dụng vào


2
các hoạt động giao tiếp trong thực tế đời sống. Vì vậy, kể từ khi quan điểm
giao tiếp được đưa vào trong phương pháp dạy học thì kết quả dạy làm văn đã
đạt được những bước tiến đáng kể so với trước đó. Chúng tôi nhận thấy rằng
phương pháp giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học làm
văn. Phương pháp giao tiếp sẽ phát huy được khả năng sử dụng ngôn ngữ cho
học sinh, phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời tạo sự hứng thú cho học sinh
trong các giờ học làm văn. Chúng tôi suy nghĩ rằng đổi mới phương pháp dạy
học làm văn đang là vấn đề cần thiết. Hiện nay, chúng ta đã khẳng định tính
ưu việt của phương pháp giao tiếp trong việc dạy làm văn nhưng việc dạy và
học làm văn ở trường phổ thông vẫn còn hạn chế. Phần lớn giáo viên đều
nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp
nhưng lại không nm được lý thuyết về giao tiếp, chưa tổ chức được những
hình thức giao tiếp, chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng, hiệu quả
của phương pháp này, đặc biệt là trong dạy làm văn. Điều này đã làm hạn chế
rất nhiều đến kết quả dạy và học làm văn.
Trước thực trạng đó, chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết hoạt
động giao tiếp vào dạy học Tập làm văn lớp 6 Trung học cơ sở”. Ở đề tài
này, chúng tôi đề ra những phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao
tiếp nhằm mục đích giúp cho việc dạy và học làm văn ở phổ thông đạt được
chất lượng tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây nhất là từ sau cải cách giáo dục, phương pháp dạy
học chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trong những phương pháp đó thì

phương pháp giao tiếp được các nhà giáo dục hết sức chú ý. Có nhiều bài viết,
bài nghiên cứu về phương pháp này. Trong số các tác
giả nghiên cứu về dạy
làm văn theo quan điểm giao tiếp thì có tác giả quan tâm cụ thể về mặt
phương tiện (phương pháp dạy của giáo viên)
cũng có tác giả quan tâm về mặt


3
mục đích của việc dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp.
Nguyễn Quang Ninh trong sách “Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết
ở tiểu học theo hướng giao tiếp” khi nói về việc dạy làm văn, tác giả đã nêu
lên những nhược điểm của dạy làm văn nói theo định hướng giao tiếp. Ông
cho rằng mục đích của các bài làm văn thường bị giáo viên coi nhẹ, giáo viên
chỉ thiên về đánh giá thành phần nội dung của sự việc. Người giáo viên đã
quên rằng một bài làm văn không phải chỉ để tả, kể mà qua việc tả, kể đó nhằm
hướng đến một mục đích khác. Bên cạnh đó khi ra
đề làm văn cho học sinh
thì dường như các nhân tố giao tiếp bị gạt ra
ngoài sự chú ý của giáo viên.
Chính điều đó đã dẫn đến bài làm văn của học sinh trở nên đơn điệu, nhàm
chán. Tác giả đặc biệt chú ý đến phương tiện của hoạt động giao tiếp là ngôn
bản nói và ngôn bản viết. Đây chính
là phương tiện chủ yếu để thực hiện quá
trình giao tiếp. Ở bài viết này
Nguyễn Quang Ninh cũng đã đưa ra những đặc
điểm của ngôn bản nói và ngôn bản viết. Ngôn bản ở đây là một chuỗi ngôn
ngữ được sp xếp theo các qui tc ngữ pháp, kèm theo ngữ điệu (ngôn bản nói)
nhằm thể hiện nội dung giao tiếp. Từ những đặc điểm trên giúp cho người dạy
tìm ra những phương pháp dạy làm văn phù hợp với quan điểm giao tiếp.

Chúng ta cần ý thức cho học sinh biết rằng mục đích cuối cùng của một bài
làm văn là phải giúp cho học sinh tổ chức được những ngôn bản theo mục đích
giao tiếp đã đề ra.
Trong sách “Những thủ thuật trong dạy học - các chiến lược
nghiên
cứu và lý thuyết về dạy học dành cho các giảng viên Đại học và
Cao đẳng”
Wilbrt J.Mckeachie đã dựa trên quan điểm thực tiễn của
phương pháp dạy
học hiện nay mà cho rằng “Theo chương trình dạy tiếng Pháp phải dựa trên việc
thực hành ngôn ngữ trong và ngoài lớp học tiếng Pháp học sinh phải luôn luôn
được đặt vào tình huống giao tiếp” [24, tr.14]. Ở một đoạn khác, tác giả đặc biệt
nhấn mạnh “cơ bản là phải đặt học sinh trong một tình huống giao tiếp làm sản


4
sinh hoặc thông hiểu lời nói” [24, tr.14]. Điều đó có nghĩa là việc dạy học theo
quan điểm giao tiếp được áp dụng rộng rãi ở tất cả các môn học. Để có thể
hướng quá trình dạy học vào hoạt động giao tiếp thì người giáo viên cần thiết
phải tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào hoạt động
giao tiếp. Tình huống là một điều kiện quan trọng để sản sinh ra hoạt động giao
tiếp, không có tình huống thì học sinh không thể giao tiếp. Đây là nhận định có
ý nghĩa quan trọng để người giáo viên có thể tổ chức quá trình dạy học tiếng
Việt, làm văn đạt hiệu quả cao.
Trần Đình Chung khi bàn về quan điểm dạy học làm văn trong sách
“Mấy
vấn đề về giảng dạy môn phương pháp dạy học Ngữ văn trong
chương
trình Cao đẳng Sư phạm mới” có nói “Với phân môn Tập làm văn, quan
điểm dạy học tích hợp càng thể hiện tính tích cực của nó khi hiện thực hóa

quan điểm thực hành và giao tiếp của phân môn này [7, tr. 15]. Phương pháp
dạy học tích hợp là lấy các dữ liệu từ các nội dung bài học thuộc các phân môn
liên quan. Chính các dữ liệu này sẽ góp phần khơi gợi hứng thú, củng cố các
kiến thức đã học. Từ đây cho thấy quan điểm giao tiếp trong dạy học nói
chung, dạy làm văn nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng đó là thực hành
những văn bản góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Lê A khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói “ Phương pháp giao tiếp là
phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng việt. Phương pháp giao tiếp là
phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các
nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham
gia vào hoạt động giao tiếp” [1, tr. 69-70]. Đặc biệt các tác giả còn nhấn
mạnh “ Phương pháp này có thể được áp dụng khi dạy học từ ngữ, câu, phong
cách và đặc biệt là trong các bài học thuộc phân môn Tiếng việt “ [1, tr. 70].
Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp cho học sinh vận dụng


5
được những lý thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao
tiếp. Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trò rất lớn và đang được
sử dụng rộng rãi trong việc dạy tiếng Việt nói chung và phân môn Làm văn
nói riêng. Khi vận dụng phương pháp này trong dạy làm văn thì người giáo
viên cần chú ý đến hai mặt chủ yếu là phải giúp học sinh vận dụng được các lý
thuyết giao tiếp và ý thức được các nhân tố giao tiếp.
Nguyễn Trí trong sách “Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học” khi bàn về
việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong các giờ học, tác giả đã đưa ra những
cách lập đúng chương trình lời nói. Ở bài viết này, tác giả cũng chú ý đến mục
đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó khi nói về mục đích
của môn Làm văn tác giả cũng nhấn mạnh “Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu
là rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết. Không học tốt Tập làm văn

khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh sẽ bị hạn chế” [23, tr. 8]. Điều đó
có nghĩa là mục đích cuối cùng của môn Làm văn là giúp cho học sinh có thể
sử dụng thành thạo ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp, học làm văn tốt sẽ
giúp cho học sinh có kĩ năng nói và viết thành thạo hơn
Trong sách “Phương pháp dạy học Tiếng việt” khi bàn về lý thuyết giao
tiếp bằng ngôn ngữ, Lê A đã nói “Làm văn chính là làm các loại văn bản để
giao tiếp. Không có nhu cầu giao tiếp thì không ai lại nói và viết thành văn
bản” [1, tr. 193]. Mỗi người đều có những nhu cầu khác nhau. Chính nhu cầu là
động lực giúp cho con người hành động. Cho nên để tạo ra được những văn bản
thì người ta cần phải có nhu cầu giao tiếp. Ở một đoạn khác tác giả càng nhấn
mạnh vai trò của hoạt động giao tiếp “Việc làm văn có quan hệ với một lý
thuyết khác bên cạnh lý thuyết về văn bản. Đó là lý thuyết giao tiếp bằng ngôn
ngữ hay nói gọn hơn là lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ” [1, tr. 193]. Điều đó có
nghĩa là lý thuyết giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc dạy và học
làm văn. Chính nhu cầu giao tiếp là nguyên nhân sản sinh ra văn bản. Từ đó


6
cho thấy để sản sinh ra những văn bản có giá trị giao tiếp thì người dạy và học
phải tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng các lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ.
Năm 2006, trên Tạp chí giáo dục số 138, Phan Thị Thủy trong bài viết
“Dạy làm văn ở Trung học cơ sở theo quan điểm giao tiếp” có nói “Dạy làm
văn theo quan điểm giao tiếp cho học sinh Trung học cơ sở là phát huy vai trò
độc lập, sáng tạo, chủ động suy nghĩ của học sinh trong việc học làm văn. Tính
chủ động, sáng tạo này được thể hiện rõ thông qua dấu ấn chủ quan của các em
trong việc tạo lập văn bản” [21, tr. 27]. Một bài làm văn trở nên sinh động khi
nó bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của học sinh. Muốn đạt được điều
này cần phải phát huy tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Cho nên chúng ta
cần hướng học sinh vào hoạt động giao tiếp. Chính hoạt động giao tiếp là điều
kiện cần thiết để học sinh bộc lộ tư duy sáng tạo của mình. Ở quan điểm này,

tác giả đã đưa ra những đặc điểm cụ thể của một bài làm văn theo quan điểm
giao tiếp. Mục đích này cũng là mục đích cần phải có khi tiến hành các
phương pháp dạy học mới.
Vì các lẽ trên mà có nhiều ý kiến đã đánh giá rất cao về vai trò của phương
pháp giao tiếp trong quá trình dạy học. Ở đây, thêm một lần nữa chúng tôi
khẳng định vai trò của dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp. Có thể nói việc
dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp hiện nay là một phương
pháp đang được
sử dụng rộng rãi trong dạy và học ở các trường phổ
thông.
Nhìn chung, các bài viết trên chỉ dừng lại ở những ý tưởng có tính chất
định hướng, các tác giả thiên về mặt lí luận, thiếu khâu tổ chức thực nghiệm
việc dạy và học làm văn ở trường phổ thông. Dường như chưa có công trình
nào đề cập một cách cụ thể, chi tiết có hệ thống từ khâu lí luận đến thực tiễn.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về hoạt động giao tiếp và thực tiễn dạy học ở
trường phổ thông, kế thừa những vấn đề nghiên cứu của người đi trước, người
viết sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này hơn.


7
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến những đối tượng sau:
- Phương pháp dạy học Tập làm văn khối Trung học cơ sở, cụ thể là lớp
6, nghiên cứu những yếu tố còn tồn đọng gây khó khăn cho việc dạy và học làm
văn. Từ đó đề ra hướng khc phục và những giải pháp để dạy làm văn theo quan
điểm giao tiếp đạt hiệu quả. Ở đây người viết sẽ đi sâu vào những giải pháp gn
liền với hoạt động giao tiếp.
- Những yêu cầu mà người giáo viên cần phải có để có thể dạy làm văn
theo quan điểm giao tiếp đạt hiệu quả như: tri thức về các kiểu bài, phong cách
ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, nm vững phương pháp dạy tiếng Việt, làm văn.

4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau
- Phương pháp dạy làm văn theo quan điểm giao tiếp, người viết chỉ tập
trung vào những phương pháp nhằm tạo ra hoạt động giao tiếp trong quá trình dạy
học.
- Phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 6, bài: “Luyện tập xây dựng
bài tự sự - Kể chuyện đời thƣờng”. Đề tài sẽ thiết kế và thực nghiệm trên bài
giảng theo phương pháp truyền thống và phương pháp vận dụng lý thuyết hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này thể hiện các nhiệm vụ sau
- Nghiên cứu lý thuyết giao tiếp: tập trung các nhân tố chi phối quá trình
giao tiếp bằng ngôn ngữ như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung
giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp. Từ đó giúp giáo viên có cách
ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp, hình thức viết một bài làm văn.
- Nghiên cứu nội dung, kiểu loại văn bản, mục tiêu, phương pháp dạy làm
văn lớp 6.
- Vận dụng thiết kế một số bài Tập làm văn lớp 6 theo quan điểm giao


8
tiếp, thực nghiệm so sánh dạy học theo phương pháp cũ và phương pháp mới.
- Đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy làm văn
theo quan điểm vận dụng lý thuyết giao tiếp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào dạy học Tập làm văn lớp 6 Trung học cơ sở.
Chƣơng 2: Vận dụng thiết kế một số bài Tập làm văn lớp 6 theo lý thuyết
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Chƣơng 3: Thực nghiệm


9
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong đời sống xã
hội

1.1.1.1. Giao tiếp, nhu cầu thiết yếu của con người
Giao tiếp có nghĩa là tiếp xúc, trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng tình
cảm với nhau.
Giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người. Trẻ mới sinh ra bt
đầu được giao tiếp tuy nhiên còn mang tính chất thụ động. Bà mẹ hiểu nhu
cầu ấy là của mình và cả con. Việc giao tiếp biểu hiện qua lời ru, những lời
mng yêu con. Điều đó chứng tỏ bà mẹ đã có ý thức giao tiếp với con
mình dù lúc này trẻ chỉ tiếp nhận hoạt động giao tiếp của người mẹ một
cách thụ động.
Quá trình tuổi thơ, việc giao tiếp của trẻ không ngừng phát triển từ thụ
động chuyển sang chủ động. Nếu mới sinh ra trẻ chỉ có thể im lặng trước
những hành động, lời nói của người mẹ thì giờ đây trẻ đã muốn nghe hát,
nghe kể chuyện, muốn hiểu biết về thế giới: ông bà, con gà, cái bánh… Trẻ
có nhu cầu được nghe, được tìm hiểu về những vật đã gọi tên dù lúc này

trẻ chưa ý thức được một cách đầy đủ về sự vật đang gọi tên. Chẳng hạn
trẻ gọi tên cái bánh thì trẻ chỉ biết đó là thứ có thể ăn được chứ không ý thức
được hết là nó làm từ nguyên liệu gì, cách thức làm ra sao. Mặc dù vậy ta
cũng phải công nhận một điều rằng lúc này hoạt động giao tiếp ở thể chủ
động của trẻ đang dần dần được hình thành. Dù chưa được hình thành một
cách hoàn chỉnh nhất nhưng đây là tiền đề, là cơ sở quan trọng để tiến hành
những hoạt động giao tiếp sau này. Tiếp đó là tư duy của trẻ được tích lũy,
từ tuổi thơ ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành mà ngôn ngữ và tư duy
là hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh, tồn tại


10
với hoàn cảnh sống. Ngôn ngữ là phương tiện dùng để diễn tả những tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Chẳng hạn câu “Tôi rất muốn
cùng bạn đi du lịch khp nơi”. Qua câu nói này thì người nói muốn truyền
đạt đến người nghe hai vấn đề. Thứ nhất nói về ước muốn của bản thân là
được đi du lịch, thứ hai là tác động tình cảm đến người nghe muốn người
nghe chấp nhận là cùng đi du lịch với mình. Qua đây còn thể hiện tình cảm,
cảm xúc của người nói. Như vậy để diễn đạt được nội dung của câu nói trên
thì ta cần phải biết ngôn ngữ tương ứng đồng thời phải có tư duy để có thể
sử dụng vốn ngôn ngữ phù hợp với nội dung diễn đạt để không những
truyền đạt được ước muốn của bản thân mà còn phải tạo được tác dụng
thuyết phục người nghe. Có thể nói ngôn ngữ và tư duy là hai nhân tố quan
trọng để thực hiện quá trình giao tiếp và hai nhân tố này có quan hệ mật
thiết với nhau cùng hỗ trợ cho nhau để thực hiện giao tiếp. Đây cũng là yếu
tố quan trọng để phân biệt con người và loài vật bởi vì giao tiếp của loài vật
là do bản năng chứ không phải là hoạt động có ý thức như con người.
Giao tiếp là phương thức tồn tại phát triển của xã hội. Xã hội là một
tập thể có quan hệ với nhau về nhiều mặt: quan hệ họ hàng, quan hệ đồng
nghiệp, quan hệ thầy trò… Các mối quan hệ này là lí do để con người có

quan hệ giao tiếp với nhau. Giao tiếp trái lại để giữ vững các mối quan hệ
đó. Con người không được giao tiếp với nhau thì không thể có xã hội. Xã
hội là môi trường để con người có thể thực hiện quá trình giao tiếp. Cơ sở
đánh giá một xã hội phát triển là dựa trên cơ sở vật chất, tinh thần ngày
càng thêm đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Sản
phẩm vật chất, tinh thần chính là thành quả sáng tạo của con người. Sự sáng
tạo ấy có được từ tư duy, trình độ sáng tạo. Con người có điều đó là nhờ
giao tiếp, học tập. Những người trong cùng một xã hội muốn trao đổi thông
tin hay bộc lộ cảm xúc cho nhau thì cần phải có giao tiếp. Ngược lại hoàn


11
cảnh xã hội chính là nguyên nhân, động lực để tạo nên hoạt động giao tiếp.
Thông qua hoạt động giao tiếp thì xã hội được tồn tại và ngày càng phát
triển. Người đời trước có thể truyền kinh nghiệm, kiến thức cho người đời
sau thông qua giao tiếp. Mỗi một người là một thành viên của xã hội, xã hội
muốn tồn tại thì mỗi con người cần phải phát triển và sự phát triển này được
thực hiện thông qua quá trình giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp con người
vừa có thể tiếp nhận thông tin từ người khác đồng thời có thể phản hồi những ý
kiến của bản thân. Chính sự phản hồi này là điều kiện để người giao tiếp điều
chỉnh nội dung giao tiếp cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng. Giao tiếp với tự nhiên và
giao tiếp trong xã hội. Giao tiếp với các hiện tượng tự nhiên con người
nhận ra quy luật của nó giúp con người có ứng xử phù hợp để tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn khi thấy trời kéo mây đen thì
con người biết là trời sp mưa. Từ đó họ sẽ có cách xử lí là lấy quần áo vào
để khỏi bị ướt. Ta thấy rằng dù ngày nay khoa học kĩ thuật ngày càng hiện
đại, ngày càng phục vụ đc lực cho cuộc sống của con người nhưng bên
cạnh đó thì yếu tố tự nhiên cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc
sống của chúng ta. Tất cả các hiện tượng tự nhiên đều tồn tại trực tiếp,

thường xuyên trong cuộc sống của con người cho nên để có thể tồn tại thì
con người cần phải thực hiện hoạt động giao tiếp với tự nhiên, đồng thời
hoạt động giao tiếp này sẽ giúp cho con người hình thành ý thức và năng
lực nhằm để cải tạo tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình.
Song song với giao tiếp tự nhiên thì con người luôn giao tiếp với xã
hội. Giao tiếp trong xã hội mang tính chất đa dạng, phong phú, con
người có thể giao tiếp trong mọi hoàn cảnh: trong một gia đình cha mẹ giao
tiếp với con cái về những sinh hoạt hàng ngày, các đồng nghiệp giao tiếp
với nhau về công việc hoặc là độc giả có thể giao tiếp với các vấn đề xã hội


12
qua báo chí, sách vở. Con người còn có khả năng giao tiếp với người xưa.
Qua những tác phẩm của người xưa để lại ta biết được tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của họ và hiện thực xã hội thời đó. Ví dụ như đọc Truyện
Kiều của Nguyễn Du ta biết được những bất công ngang trái đang đè nặng
lên người phụ nữ đồng thời còn thấy được tấm lòng nhân đạo của tác giả.
Không những chỉ giao tiếp với người xưa mà con người còn có thể giao tiếp
với cả thế hệ mai sau như những tác phẩm trong hiện tại bấy giờ có thể
truyền đến cho người đọc ở cả tương lai.
Con người giao tiếp ở mọi nơi, học tập được nhiều điều nhưng quan
trọng nhất là giao tiếp trong trường học, ở đó con người được mở rộng những
hiểu biết mang tính lí luận, khoa học. Ta thấy rằng ngay từ những câu ca
dao, tục ngữ mà ta được học trong nhà trường đã có tác dụng định hướng
cho con người vào hoạt động giao tiếp.
Ví dụ:

Học ăn học nói, học gói học mở.
Chỉ ra việc ta phải học hỏi mọi thứ trong cuộc sống, trong đó có việc
học cách nói năng tức là học cách giao tiếp trong đời sống xã hội. Hay là

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Ngôn ngữ là tài sản chung của mọi người, con người có quyền tự do lựa
chon vốn ngôn ngữ riêng cho bản thân mình. Cho nên khi nói ta phải biết lựa
những lời nói nào cho phù hợp nhất để không những truyền đạt được
thông tin mà còn tác dụng thuyết phục ở người tiếp nhận thông tin. Ở đây
đã chỉ ra cách thức giao tiếp là ta phải biết lựa chọn nội dung giao tiếp cho
phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng để đạt được hiệu quả giao tiếp
cao nhất.


13
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Qua lời nói thì người ta có thể đánh giá về phẩm chất của một con người
cho nên khi nói phải biết lựa chọn lời nói cho phù hợp. Như vậy vai trò của
hoạt động giao tiếp không chỉ truyền đạt thông tin mà qua đó còn đánh giá
được phẩm chất của một con người.
Như vậy, từ lâu con người đã ý thức đúng về vai trò, tác dụng của hoạt
động giao tiếp. Người xưa đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho con
người như: nói cũng phải học, nói đúng còn thể hiện tư cách của một con
người, nói sao cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp. Trong phẩm chất
đạo đức có ngôn ngữ, lời nói. Người xưa chưa đưa ra được những phương
pháp để con người luyện tập, rèn giũa lời nói của mình nhưng rõ ràng giao
tiếp từ lâu đã được ý thức là hết sức quan trọng trong đời sống. Trường
học còn là nơi cung cấp những tri thức, hiểu biết cho con người thông qua
hoạt động giao tiếp. Ở đây diễn ra hoạt động giao tiếp giữa giáo viên và học
sinh, giữa giáo viên với giáo viên và giữa học sinh với nhau. Tất cả những

hoạt động giao tiếp này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng tất cả đều nhằm mục đích là cung cấp, trao đổi thông tin. Cho nên có
thể nói trường học là môi trường giao tiếp quan trọng nhất của con người vì
ở đây con người không chỉ học được những kiến thức mà còn hoàn thiện
được nhân cách của bản thân mình thông qua hoạt động giao tiếp. Tóm lại,
con người có thể giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh vượt cả không
gian và thời gian.



14
1.1.1.2. Hai phương tiện giao tiếp cơ bản của con người
Phạm vi giao tiếp của con người rất rộng, phương tiện giao tiếp cũng
hết sức đa dạng. Theo các nhà kí hiệu học ngôn ngữ thì phương tiện giao
tiếp chia thành hai nhóm đó là ngôn ngữ và các yếu tố không bằng ngôn
ngữ gọi là các yếu tố phi ngôn ngữ.
Yếu tố phi ngôn ngữ, một phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong
giao tiếp: các yếu tố phi ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú gn liền với cuộc
sống của con người chúng ta. Có những ngữ cảnh thuộc giới tự nhiên mang
tính khách quan như mây đen, cơn gió lạnh, sấm chớp… những yếu tố này
không lệ thuộc nhiều vào con người. Có những yếu tố do con người tổ chức
thực hiện: động tác vỗ về, ôm ấp con của bà mẹ, các cử chỉ liếc mt,
khoát tay, gật đầu. Những kí hiệu: đèn đường (đèn đỏ báo hiệu xe phải dừng,
đèn xanh báo hiệu cho xe chạy…), kí hiệu toán học, các hình vẽ trong các
thùng hàng hóa. Tất cả các phương tiện này đều gn bó mật thiết, đều phục
vụ cho lợi ích của con người. Những phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho
hoạt động giao tiếp trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Người giao tiếp không
chỉ nm được nội dung giao tiếp mà còn có thể gợi liên tưởng tăng tính
biểu cảm cho nội dung truyền đạt. Mặc dù vị trí của nó là không nhỏ trong
việc hỗ trợ ngôn ngữ để lột tả nội dung, sc thái. Nhưng đôi lúc các

phương tiện phi ngôn ngữ do con người tạo ra đã gây khó khăn cho người
tiếp nhận bởi vì các yếu tố phi ngôn ngữ có những sc thái biểu cảm khác
nhau, mỗi yếu tố phi ngôn ngữ sẽ mang nhiều nội dung khác nhau chứ
không phải chỉ có một nội dung duy nhất. Ví dụ như hành động gật đầu .
Trong trường hợp có một người khác hỏi “Bạn có đồng ý với ý kiến của tôi
không?” thì hành động gật đầu chứng tỏ mang tính chất khẳng định, là đồng
tình với ý kiến. Trong một trường hợp khác như câu: “Bạn không đồng ý
với ý kiến của tôi, có phải không?” thì lúc này hành động gật đầu mang tính


15
chất phủ định, không đồng tình với ý kiến đó. Từ ví dụ trên ta thấy rằng các
yếu tố phi ngôn ngữ mang những nét nghĩa rất đa dạng, phong phú. Có thể
nói tóm lại khi dùng các yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để diễn đạt nội
dung lời nói thì ta cần đặt chúng vào trong những ngữ cảnh cụ thể thì mới
có thể hiểu nội dung giao tiếp một cách đúng đn nhất.
Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Như đã
nói ở trên thì chúng ta đều biết rằng trong thực tiễn đời sống con người
muốn trao đổi thông tin hay bộc lộ tư tưởng, tình cảm cho nhau thì có thể
dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mt… gọi chung là các yếu tố phi ngôn
ngữ. Tuy nhiên những yếu tố này thường đem lại hiệu quả giao tiếp không
cao hoặc có khi bị hiểu ngược lại ý định của người phát. Chỉ có giao tiếp
bằng ngôn ngữ mới giúp người ta hiểu được nội dung một cách chính xác
và đầy đủ nhất. Vì vậy có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã biết cất tiếng khóc
chào đời, được nghe những vần điệu ca dao, dân ca, những lời ru nồng nàn
yêu thương từ mẹ từ bà. Lớn hơn một chút thì trẻ đã tập nói những tiếng nói
đầu tiên đó là những lời gọi ông, bà, cha, mẹ…Có thể nói ngay từ rất sớm
con người đã có ý thức dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ và tư duy là
hai nhân tố giao tiếp giúp con người ứng xử được với hoàn cảnh. Cho nên

muốn thực hiện hoạt động giao tiếp còn cần phải có tư duy và ngôn ngữ. Có
thể nói không có ngôn ngữ sẽ không có tư duy, ngược lại, nếu không có tư
duy thì ngôn ngữ cũng không thể phát triển. Nhờ có ngôn ngữ mà hoạt động
tư duy mới có thể chuyển hóa những thứ thuộc về tinh thần ra vật chất làm
cho người khác dễ tiếp nhận, ngôn ngữ vừa thực hiện chức năng giao tiếp
vừa thực hiện chức năng tư duy. Hai chức năng này lại có quan hệ mật thiết
với nhau. Điều này giúp cho ngôn ngữ trở thành một phương tiện giao tiếp
có nhiều điểm khác biệt so với các phương tiện giao tiếp khác trong đời


16
sống xã hội. Nói về giao tiếp, người ta cho rằng con người còn có thể giao
tiếp với người xưa và cả thế hệ mai sau. Để có thể thực hiện chức năng này
thì hoạt động giao tiếp cần phải có chức năng lưu trữ và ngôn ngữ chính là
phương tiện để thực hiện chức năng này. Con người giao tiếp với người xưa
hay cả với thế hệ mai sau chủ yếu thông qua sách, báo… được ghi chép
bằng ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì người đi sau không hiểu những
gì mà người đi trước đã làm cũng như người đi trước không thể truyền lại
những kinh nghiệm, những hiểu biết cho người đời sau. Ngôn ngữ chính là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Bất cứ cuộc giao tiếp nào, con người không những phải truyền đạt được
nội dung giao tiếp mà còn phải đạt được cái hay, cái đẹp trong giao tiếp.
Chính sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của ngôn ngữ là điều kiện để hoạt
động giao tiếp đạt tính thẩm mĩ. Trong hoạt động giao tiếp con người phải
lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp với hiệu quả thẩm mĩ. Quá trình tiếp xúc
với môn Tiếng Việt và các môn học khác, con người được trang bị hoàn
chỉnh một hệ thống ngôn ngữ hóa làm phương tiện giao tiếp để giao tiếp,
học tập. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ,
quy tc sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao
tiếp… Và khi tiếp xúc với các môn học khác sẽ làm cho hệ thống ngôn ngữ

thêm phong phú, đa dạng và ngày càng hoàn thiện hơn.

1.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động giao tiếp – giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng,
tình cảm giữa người và người. Khi có ít nhất hai người trò chuyện với
nhau về một điều gì đó thì giữa hai người đó đã diễn ra hoạt động giao tiếp.
Ta thấy rằng điều đầu tiên để cho hoạt động giao tiếp có thể diễn ra là phải
có hai đối tượng. Trong đó, một đóng vai người nói, một đóng vai người


17
nghe, hai vai này có thể luân phiên lẫn nhau để đảm nhận những vai giao
tiếp khác nhau. Bất cứ một cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra trong điều kiện
nhất định, dùng một thứ ngôn ngữ nhất định, hướng đến một đối tượng nhất
định để nhằm đạt được một mục đích nhất định. Ta có thể hình dung quá
trình giao tiếp diễn ra như sau: trước hết là người nói chuẩn bị một nội dung
nào đó nhằm truyền đạt nội dung đó đến người nghe. Nội dung ở đây là sự
phản ánh thế giới khách quan hoặc có thể là tư tưởng, tình cảm nào đó của
con người. Cho nên nội dung giao tiếp ở đây vừa mang tính khách quan
(phản ánh hiện thực) vừa mang tính chủ quan (nhận thức của con người).
Hoạt động giao tiếp này được thực hiện thông qua văn bản. Văn bản ở đây
là một chuỗi ngôn ngữ được sp xếp một cách hoàn chỉnh theo các qui tc
ngữ pháp để truyền đạt một nội dung nào đó trong quá trình giao tiếp. Vì
nội dung giao tiếp là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức của
người nói cho nên nó thuộc lĩnh vực tinh thần. Để người nghe có thể nm
bt được nội dung thuộc lĩnh vực tinh thần đó thì người nói phải chuyển nội
dung ấy sang hệ thống vật chất, hệ thống vật chất ấy chính là ngôn ngữ.
Quá trình giao tiếp lại được tiếp tục bằng việc lĩnh hội các yếu tố ngôn ngữ
do người nói phát ra, để hiểu được nội dung mà người nói truyền đạt thì

người nghe phải lí giải các yếu tố ngôn ngữ này. Kết thúc quá trình này
cũng là kết thúc quá trình giao tiếp. Văn bản trong hoạt động giao tiếp được
tồn tại ở hai dạng là nói và viết.
Văn bản nói: là các yếu tố ngôn ngữ được sp xếp thành một chuỗi tạo
nên lời nói trong giao tiếp. Tiếp nhận văn bản nói là tiếp nhận âm thanh
bằng thính giác. Văn bản nói thường được dùng trong sinh hoạt hằng ngày,
văn bản nói thường có các đặc điểm sau:
Kèm theo ngữ điệu (lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh…) Tùy theo
từng nội dung muốn truyền đạt mà người nói sẽ có sự thay đổi ngữ điệu


18
cho phù hợp. Sự thay đổi ngữ điệu này sẽ có tác động rất lớn đến nội dung mà
người nói muốn truyền đạt đến người nghe. Ngữ điệu làm cho lời nói trở nên
sinh động, hấp dẫn, gợi hình ảnh. Sự biến đổi của ngữ điệu sẽ làm thay đổi cảm
xúc, ý nghĩa của lời nói. Thậm chí có khi sự thay đổi ngữ điệu sẽ làm cho nội
dung giao tiếp mang ý nghĩa trái ngược lại. Cho nên, khi sử dụng ngữ điệu phải
đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, … hỗ trợ để
truyền đạt nội dung. Trong một số trường hợp nhất định chính nhờ những

yếu tố này mà người nghe sẽ hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền
đạt một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Từ ngữ được sử dụng đa dạng, phong phú, có cả khẩu ngữ, tiếng
lóng, tiếng địa phương, thán từ…chêm xen. Về câu thường sử dụng những
câu ngn ngọn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược. Điều này làm cho văn bản nói
được tạo ra một cách liền mạch sẽ giúp người nghe dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
Nhìn chung văn bản nói là văn bản nảy sinh tức thời, không có điều
kiện gọt giũa nên đôi khi có những yếu tố dư thừa cho nên người nói phải
biết lựa chọn những nội dung thông tin cho phù hợp với quá trình giao tiếp.

Văn bản viết: chữ viết được sp xếp một chuỗi thành một bài viết. Đó
là các văn bản hành chính, các bài văn chính luận, các bài báo…Tiếp nhận
văn bản viết là tiếp nhận chữ viết bằng thị giác. Do không có ngữ điệu nên
văn bản viết đòi hỏi phải dùng chính xác các dấu câu, các quy tc chữ viết,
các quy tc ngữ pháp, ít dùng những từ ngữ dung tục, khẩu ngữ. Câu phải
có kết cấu chặt chẽ, được liên kết bằng các phép liên kết câu theo đúng quy
tc ngữ pháp, phong cách nghệ thuật. Nhìn chung văn bản viết thường có
thời gian xem xét, kiểm tra, gọt giũa cho nên ít có sai sót hơn văn bản nói.
Ngoài ra còn có dạng đặc biệt là văn bản viết được thể hiện dưới dạng nói
(đọc một bài phát biểu, một lời kêu gọi trong một hội nghị. Ở đây là văn
bản được xây dựng theo các đặc điểm của văn bản viết nhưng được thể hiện


19
bằng dạng nói nên sẽ kèm theo ngữ điệu) hoặc ngược lại văn bản nói được
thể hiện bằng dạng viết (lời đối thoại của các nhân vật là văn bản nói nhưng
khi được đưa vào trong tác phẩm in trên sách thì trở thành văn bản viết). Từ
đó cho thấy văn bản trong giao tiếp được tồn tại dưới nhiều hình thức khác
nhau. Mỗi hình thức sẽ mang những đặc điểm khác nhau cho nên khi dùng
văn bản ở hình thức nào thì phải nm rõ đặc điểm của hình thức ấy để có sự
lựa chọn phương tiện giao tiếp cho phù hợp.
1.1.2.2. Giao tiếp, một hiện tượng xã hội
Giao tiếp là hoạt động có tính vĩnh viễn vì ở thời đại nào con người
cũng cần phải có giao tiếp. Giao tiếp là phương thức giúp con người tồn tại
và phát triển. Trong tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội thì con người
cần phải giao tiếp với nhau. Còn phương tiện, nội dung thì mang tính lịch
sử, đây là vấn đề có tính triết học. Xã hội càng phát triển thì phương tiện
giao tiếp của con người càng hiện đại. Nếu trước đây người ta chỉ có thể
giao tiếp bằng miệng, bằng sách báo thì ngày nay người ta đã có thể giao
tiếp với nhau qua điện thoại, thư từ, chat… Nội dung giao tiếp vì thế cũng

ngày càng đa dạng. Nếu trước đây người ta chỉ giao tiếp với nhau về những
vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày thì ngày nay người ta đã biết giao tiếp
những vấn đề về thiên nhiên, vũ trụ, những vấn đề mang tầm thế giới…Ta
phải nhận thấy rằng xã hội càng ngày càng phát triển đã cung cấp cho con
người những phương tiện, nội dung giao tiếp ngày càng đa dạng, phong phú
hơn bởi vì mỗi thời đại lịch sử khác nhau thì quan niệm về cái đẹp, cái hay
của con người cũng khác nhau.
Người hiện tại giao tiếp với quá khứ và có tham vọng giao tiếp với cả
hậu thế. Lời nói thông thường có tính chất tức thời “lời nói gió thoảng” bởi
vì lời nói ra không thể lưu giữ lại được, người nghe chỉ có thể tiếp nhận
được ngay lúc đó còn việc có nhớ hay không thì không thể biết trước được.
Nhưng lời văn, lời thơ thì sao? Lời văn, lời thơ có tham vọng là lời của


20
muôn đời. Khi viết ra một tác phẩm thì người viết không những muốn cho
người đương thời tiếp nhận mà còn muốn truyền đạt đến cả người hậu thế.
Bất kì một sáng tác nào thì bao giờ cũng phản ánh hiện thực và bộc lộ tâm
tư, tình cảm của tác giả. Cho nên mỗi sáng tác đều có tham vọng lưu truyền
ở đời. Chẳng hạn dù cách ngày nay đã mấy trăm năm thì Truyện Kiều của
Nguyễn Du vẫn thấm đẫm trong lòng người đọc. Nhc đến văn học là người
ta nhc ngay đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và giá trị nhân đạo, hiện
thực mà tác phẩm để lại cho chúng ta không thể phủ nhận được. Mỗi một
tác phẩm khi được viết ra thì tác giả đều muốn truyền đạt đến người tiếp
nhận một ý nghĩa nào đó. Và ý nghĩa này được người tiếp nhận thông qua
ngôn ngữ.
Giao tiếp được coi là một hiện tượng xã hội, giao tiếp là cách thức,
hoạt động để tiếp nhận các thông tin của đời sống, để trao đổi mọi tư tưởng,
tình cảm giữa người và người trong mọi mặt của đời sống.
1.1.3. Các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập
văn bản và các nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi nhân
tố có một vai trò khác nhau trong việc tạo lập văn bản. Khi dạy làm văn
theo quan điểm giao tiếp ta cần chú ý đến các nhân tố. Có rất nhiều nhân
tố giao tiếp khác nhau nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào các nhân
tố cơ bản sau.
1.1.3.1. Nhân vật giao tiếp
Là những người tham gia trực tiếp vào quá trình giao tiếp. Quá trình
giao tiếp có thể thực hiện bởi hai người hoặc nhiều người nhưng chúng ta
có thể chia làm hai loại nhân vật giao tiếp đó là người phát và người nhận.
Hiệu quả của quá trình giao tiếp được quyết định bởi cả người phát và
người nhận. Khi người phát nói, viết những gì mà người nhận không hiểu
hay không phù hợp với suy nghĩ, thói quen của người nhận thì cuộc giao


21
tiếp sẽ không đạt được hiệu quả. Như vậy để quá trình giao tiếp đạt được
hiệu quả như mong muốn thì người phát phải có sự lựa chọn nội dung giao
tiếp cho phù hợp với lứa tuổi, trình độ, đặc điểm tâm lí của người nhận,
đồng thời người phát phải biết lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp để khơi gợi
hứng thú giao tiếp. Ngược lại khi tiếp nhận nội dung truyền đạt thì người
nhận phải có vốn hiểu biết nhất định về các lĩnh vực liên quan đến nội dung
lĩnh hội, về đối tượng đã truyền đạt (người phát). Sự hiểu biết này cũng
không kém phần quan trọng nó giúp cho người nhận có thể hiểu được nội
dung truyền đạt một cách đúng đn và đầy đủ nhất để có sự hồi đáp phù
hợp với cuộc giao tiếp. Những người tham gia trong cuộc giao tiếp phải có
một trình độ nhất định, nếu trình độ ngang hàng nhau thì càng hiểu được
nội dung giao tiếp của nhau. Từ đó cho chúng ta thấy rằng sự hiểu biết về
đối tượng giao tiếp càng đầy đủ, sâu sc bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp
càng cao bấy nhiêu. Vai vế, địa vị của nhân vật giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất

nhiều đến hoạt động giao tiếp. Những người có vai vế, địa vị xã hội càng
cao thì lời nói càng có giá trị, càng có sức thuyết phục. Cùng một nội dung,
nhưng người này nói lại không có sức thuyết phục hơn người khác. Từ
những đặc điểm trên ta thấy rằng nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng,
đó là nhân tố để lại dấu ấn đậm nét nhất trong việc lựa chọn nội dung và
cách thức trình bày một văn bản. Là một người giáo viên phải nm rõ đặc
điểm học sinh lớp mình để tổ chức ngôn ngữ giảng dạy theo quan điểm giao
tiếp cho phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời phải tạo được vị thế cho
bản thân để tăng sức thuyết phục cho lời nói khi truyền đạt đến học sinh.
1.1.3.2.Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp ở đây là hiện thực được nói đến trong cuộc giao
tiếp. Nội dung là tình cảm, sự hiểu biết của con người được đưa vào nội
dung lời nói của người tham gia giao tiếp. Người ta không thể nói những gì


22
mà người ta không biết. Hiện thực được nói đến sẽ tạo nên chủ đề, đề tài
của cuộc giao tiếp. Nội dung giao tiếp ở đây có thể thuộc về quá khứ, hiện
tại và cả tương lai. Nội dung giao tiếp được tồn tại trong suốt quá trình giao
tiếp, không ai lại nói những điều mà không chứa đựng được nội dung nào.
Điều quan trọng để cuộc giao tiếp có thể diễn ra là cả người phát và người
nhận phải cùng hướng về một nội dung giao tiếp. Không thể người này nói
một nơi người khác lại hiểu một nẻo. Chẳng hạn khi A hỏi B “Sao hôm qua
không đi học ?” B trả lời “Hôm nay trời đẹp quá”. Đó là vi phạm về nguyên
tc của hoạt động giao tiếp. Vì thế, cuộc giao tiếp xem như thất bại. Tóm
lại, để có thể thực hiện hoạt động giao tiếp thì những người tham gia giao
tiếp phải nm rõ về nội dung giao tiếp, cùng hướng về một nội dung giao
tiếp nhất định.
1.1.3.3.Mục đích giao tiếp
B. Tômasepxki đã nói “ Mục đích của giao tiếp thông thường là biểu

đạt. Chỉ cần thỏa mãn sự biểu đạt, con người có thể sử dụng bất cứ
phương tiện, cách thức nào: từ ngữ, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, bàn tay, cái
nhún vai… [18, tr. 135]. Như vậy, có thể nói mục đích cơ bản của cuộc
giao tiếp là nhằm truyền đạt thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc
của mình. Qua đó còn phải tác động đến người tiếp nhận một tình cảm nào
đó. Mục đích giao tiếp là kết quả cuối cùng mà cuộc giao tiếp mong muốn
đạt được. Có thể nói một cuộc giao tiếp được gọi là thành công khi cuộc giao
tiếp đạt được mục đích đã đề ra. Mục đích giao tiếp là động lực giúp con
người hướng đến và thực hiện hoạt động giao tiếp.
1.1.3.4.Phương tiện giao tiếp
Phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ. Điều đầu tiên để cả người
phát và người nhận có thể hiểu thông điệp của nhau là ngôn ngữ dùng trong
giao tiếp phải có tính chất chung đối với cả hai và ngôn ngữ trong văn bản

×