Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.02 MB, 31 trang )

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

------------

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG VÀ
CHỮA LỖI CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1

Lĩnh vực : Tiếng Việt
Cấp học

: Tiểu học

Năm học 2016 - 2017
0/16


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập tài liệu:................................................................2
3.2. Phương pháp điều tra:............................................................................2
3.3. Phương pháp dạy thực nghiệm:..............................................................2


3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:.............................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 1.....................................................................................3
1. Mục tiêu dạy học.......................................................................................3
2. Phân bố chương trình của phân mơn Chính tả..........................................4
3. Các u cầu dạy học..................................................................................4
4. Các phương pháp dạy học chủ yếu............................................................5
5. Quy trình và các bước lên lớp thường dùng đã được quy định lâu nay
.......................................................................................................................5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG VÀ CHỮA LỖI
CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1.....................................6
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG VÀ CHỮA LỖI
CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1.....................................8
1. Cung cấp và củng cố quy luật chính tả cho học sinh................................8
2. Giúp học sinh tri giác chữ viết bằng thị giác.............................................9
3. Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự chữa lỗi chính tả............10
4. Thay đổi quy trình lên lớp của một bài chính tả......................................10
5. Thay đổi bài tập.......................................................................................12
6. Giáo viên cần rèn cho mình có giọng đọc diễn cảm, phát âm chuẩn............12
7. Hướng dẫn học sinh sửa chữa thông qua các mơn học khác...................13
8. Khuyến khích học sinh đọc sách báo, truyện, làm giàu vốn từ...............13
IV. DẠY THỰC NGHIỆM................................................................................13
1. Mục đích dạy thực nghiệm......................................................................13
2. Địa bàn và đối tượng dạy thực nghiệm...................................................13
3. Quy trình dạy thực nghiệm......................................................................14
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................15
1. Kết luận:..................................................................................................15
2. Bài học kinh nghiệm:..............................................................................15
3. Kiến nghị:................................................................................................16

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Vị trí của mơn Tiếng Việt ở trường tiểu học:
Trong q trình Tiếng Việt Tiểu học, phân mơn Chính tả chiếm một vị trí
rất quan trọng, nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, kiến thức văn hóa, giáo dục
cái hay, cái đẹp, ngồi ra nó cịn là cơ sở của các mơn học khác. Phân mơn
Chính tả được dạy liên tục trong trường Tiểu học từ lớp 1 tới lớp 5 với các loại
bài chính tả như: Tập chép, Nghe - viết, Nhớ - viết.
Chính vì chính tả là một phần rất quan trọng của môn Tiếng Việt nên giáo
viên và học sinh đã dành nhiều thời gian để dạy và học phân môn này. Song
trong thực tế giảng dạy tôi thấy hiện tượng học sinh mắc lỗi chính tả là rất nhiều,
thực trạng đó xảy ra ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là học sinh lớp 1. Mặc dù
trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã rất cố gắng nhưng kết quả vẫn chưa
cao, phần lớn giáo viên cịn dạy một cách máy móc, dập khn theo sách giáo
khoa, nguyên nhân nữa là do trình độ của giáo viên cịn hạn chế, năng lực có
hạn. Hơn nữa, đặc điểm trí nhớ của học sinh lớp 1 là chưa bền vững, hay quên.
Do vậy mà tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và
chữa lỗi chính tả phụ âm đầu cho học sinh lớp 1" để làm đề tài nghiên cứu của
mình. Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà tôi đã
áp dụng vào trong quá trình giảng dạy của mình với mong muốn được đóng góp
một vài ý kiến nhỏ vào việc tìm hiểu thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh
tiểu học, cụ thể là học sinh khối lớp 1 trường tôi. Để từ đó tìm ra các biện pháp
sửa lỗi chính tả cho học sinh theo tiêu chuẩn chính tả hiện hành.

1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học
Trong qua trình dự giờ thăm lớp của các đồng chí trong cùng tổ khối
chun mơn thì tơi thấy sau mỗi tiết dạy có nhận xét rút kinh nghiệm nhưng về
quy trình lên lớp của mỗi dạng bài chính tả chưa được thống nhất, còn nhiều ý
kiến khác nhau.
Ngay trong một lớp đối tượng học sinh cũng khác nhau, cho nên trong
quá trình dạy học tôi tự rút ra một số kinh nghiệm dạy học cho bản thân mình
mà trong bài viết này tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học
sinh của mình viết đúng và khắc phục một số lỗi chính tả cho học sinh để các
đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi
được đầy đủ hơn.
1.3. Xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho bản thân

1/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

Là một giáo viên tiểu học, tơi tự thấy mình cũng cần phải có năng lực, cần
phải thường xuyên trau dồi kiến thức tự học, nâng cao để hòa nhập với cộng
đồng. Thông qua bài viết này tôi muốn bước đầu tự mình nghiên cứu, phát hiện,
giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế giảng dạy. Chính vì các lý do nêu trên
mà tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu thuộc phân mơn Chính tả lớp 1 trong chương trình
tiểu học.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 1 (học sinh đại trà).
- Kiểu bài nghiên cứu là kiểu bài chính tả (Tập chép).
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp thu thập tài liệu:
- Đọc sách báo, thu thập tài liệu qua sách báo.
- Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học, tạp chí giáo dục
tiểu học.
- Sách giáo khoa, sách bài tập của học sinh và sách giáo viên, sách tham khảo.
3.2. Phương pháp điều tra:
Điều tra thực trạng ở trường học ở khối lớp mình và qua dự giờ, tọa đàm,
trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy nhiều lúc giáo viên còn lúng túng chưa phân
biệt được thế nào là đúng, đồng thời còn do cách phát âm chưa chuẩn.
Qua trò chuyện trực tiếp gây hứng thú học tập mơn Chính tả cho học sinh,
kịp thời động viên học sinh khi có tiến độ dù chỉ là một chút ít.
Kiểm tra vở viết của học sinh để khảo sát trình độ học sinh.
Kiểm tra chất lượng học sinh bằng viết, bằng phiếu bài tập.
3.3. Phương pháp dạy thực nghiệm:
Dạy thử nghiệm 1 bài chính tả (Tập chép).
Tập chép bài "Cái Bống" (Giáo án kèm theo sau).
3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Thông qua nội dung các bài tập, thông qua phiếu học tập của học sinh để
rút ra phương pháp rèn luyện cho học sinh.

2/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 1
1. Mục tiêu dạy học

Chính tả cịn có thể hiểu là lối viết hợp với chuẩn bị. Đó là hệ thống
những quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngơn ngữ hay chính là
những chuẩn mực của ngơn ngữ được hình thành, thừa nhận trong ngơn ngữ
tồn dân. Mục đích của nó là làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng
chữ viết đảm bảo cho người đọc, người viết hiểu một cách thống nhất những
điều được viết ra. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự
quy định gần như bắt buộc. Nó khơng cho phép vận dụng một cách linh hoạt, có
tính chất sáng tạo cá nhân, chính tả có thống nhất thì mới giúp cho việc giao tiếp
bằng chữ viết không bị trở ngại, cách biệt giữa mọi người, giữa các vùng, giữa
các thế hệ đời trước với đời sau. Chính tả thống nhất là một trong những biểu
hiện của trình độ văn hóa phát triển của cả một dân tộc.
Chữ viết của Tiếng Việt mang tính chất ghi âm cho nên mỗi âm tiết, mỗi
từ có một cách viết nhất định. Vì vậy chuẩn chính tả có tính chất gần như bắt
buộc một cách tuyệt đối, nó mang tính ổn định cao, ít thay đổi trong thời gian
dài nên dễ tạo thành thói quen trong lối viết của người sử dụng. Đồng thời
những yếu tố chuẩn khơng cịn phù hợp sẽ dần dần được thay thế bằng những
chuẩn chính tả mới.
Vì vậy, phân mơn Chính tả trong nhà trường cần phải cung cấp cho học
sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng kỹ xảo chính tả hay
hình thành cho học sinh năng lực và thói quan viết đúng chính tả. Do đó viết
đúng chính tả là một trong những u cầu cần thiết đối với học sinh khi học
Tiếng Việt. Những cách viết không đúng so với chuẩn mực được coi là mắc lỗi
chính tả.
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết
đúng chính tả việc nắm nghĩa của từ cũng rất quan trọng, hiểu nghĩa của từ cũng
là một trong những cơ sở giúp người đọc viết đúng chính tả. Chính vì thế mà
trong q trình dạy học người giáo viên khơng chỉ cung cấp cho học sinh kiến
thức chính tả mà còn phải giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ đang viết.
Đồng thời chữ viết của giáo viên phải mẫu mực. Đặc biệt là phải phát âm chuẩn
các từ thường hay lẫn theo tính chất của từng địa phương, từng vùng.

Phân mơn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh nắm được quy tắc
chính tả trong hệ thống chữ viết. Nắm được đặc điểm chính tả phương ngữ để

3/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách viết địa phương. Từ đó hình
thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
Phân mơn Chính tả cũng như các phân mơn khác trong Tiếng Việt có tính
chất nổi bật đặc trưng là tính chất thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kỹ
xảo, thói quen chính tả cho học sinh thơng qua q trình thực hành, luyện tập,
luyện tập thực hành để ghi nhớ các từ viết đúng. Vì vậy dạy chính tả là phải dựa
trên cơ sở quy tắc chính tả và lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải.
Nhiệm vụ của dạy chính tả ở tiểu học là dạy cho học sinh nắm chắc, nắm
vững các quy tắc chính tả và hình thành cho các em kỹ năng, kỹ xảo chính tả.
Giúp học sinh hình thành năng lực thói quen thành thạo, thuần thục chữ viết
Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả hiện tại, từ đó hình thành kỹ xảo chính tả,
giúp cho học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hóa mà khơng cần phải
nhớ tới các quy tắc chính tả. Để đạt được điều này, dạy học chính tả ở trường
tiểu học có thể tiến hành theo hai cách. Chính tả có ý thức và chính tả khơng có
ý thức. Chủ trương dạy chính tả khơng cần đến mối quan hệ giữa các âm và chữ
viết, những cơ sở từ vựng... mà chỉ đơn thuần viết đúng tùy từng trường hợp,
từng từ cụ thể. Cách dạy này tốn nhiều sức, không phát triển được khả năng tư
duy của học sinh, chỉ củng cố trí nhớ một cách máy móc ở một mức độ nhất
định. Cách dạy chính tả bằng phương pháp có ý thức, có tính tự giác, cần phải
có chủ trương bắt đầu nhận thức các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả.
Việc hình thành kỹ xảo chính tả theo con đường này sẽ tiết kiệm thời gian, công

sức và hiệu quả sẽ cao hơn.
2. Phân bố chương trình của phân mơn Chính tả
- Phân mơn Chính tả của lớp 1 mỗi tuần các em được học hai tiết chính tả
với hai hình thức chính tả cơ bản là: Chính tả (tập chép), chính tả (nghe - viết).
- Hiện nay phân mơn Chính tả khơng có sách giáo khoa riêng mà được bố
trí cùng với phân môn khác trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Cụ thể là phân mơn
Chính tả của lớp 1 được bố trí theo chủ điểm - Tuần. Cấu trúc của bài chính tả
trong sách giáo khoa nhìn chung gồm các phần:
* Bài viết: Quy định khối lượng bài học sinh phải viết trong giờ chính tả.
* Luyện tập: Gồm một số bài tập chính tả cụ thể để học sinh luyện tập
thêm nhằm khắc sâu kiến thức chính tả cho học sinh.
Đối với phân mơn chính tả ở lớp 1, sách giáo khoa bố trí xen kẽ cứ ba tiết
chính tả (tập chép) xen kẽ với một tiết chính tả (nghe - viết). Nhưng theo Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các mơn học ở Tiểu học thì trong năm học chỉ có
3 tiết Chính tả (nghe -viết).
3. Các yêu cầu dạy học
4/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

* Yêu cầu về kiến thức:
- Viết đúng chính tả một đoạn hoặc bài viết từ 30 - 35 chữ.
- Nhớ quy tắc chính tả (g/gh; ng/ngh; c/k/q).
- Phân biệt các lỗi chính tả dễ mắc (l/n; tr/ch; r/d/gi; v/d; s/x).
- Nhận biết tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi).
- Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Vận dụng các quy tắc chính tả (g/gh; ng/ngh; c/k/q) khi viết chính tả.

- Có ý thức phân biệt khi phát âm các phụ âm đầu vần dễ lẫn ở địa
phương để tránh lỗi phát âm.
- Viết đúng và thành thạo các chữ thường; Bước đầu biết viết chữ hoa.
- Biết ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi).
- Biết trình bày bài chính tả ngắn (bài thơ, văn xi).
4. Các phương pháp dạy học chủ yếu
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp kiểm tra khảo sát.
- Phương pháp phân nhóm.
- Phương pháp tự kiểm tra.
- Phương pháp động viên khen thưởng.
Cấu kết hợp các phương pháp trên để rèn cho học sinh, ngồi ra cịn có
thể kết hợp phương pháp làm mẫu, phương pháp nêu gương để giúp học sinh
nhanh tiến bộ.
5. Quy trình và các bước lên lớp thường dùng đã được quy định
lâu nay
* Bước 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi học sinh lên bảng viết từ mà học sinh hay sai ở bài trước.
* Bước 2: Bài mới
- Giới thiệu bài.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết. Giáo viên đặt câu hỏi,
hướng dẫn học sinh trả lời.
- Gọi học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp viết bảng con (hoặc viết nháp)
các tiếng, từ có vấn đề chính tả.
- Học sinh nhận xét - Giáo viên chữa - Kết luận.

5/16



Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

- Giáo viên cho học sinh nhìn bảng chép (đối với dạng bài Tập chép) hoặc
đọc bài cho học sinh viết (đọc với tốc độ vừa phải) (đối với dạng bài nghe –
viết).
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên thu vở, nhận xét một số bài, số bài còn lại cho đổi bài kiểm
tra.
- Nhận xét tuyên dương.
* Bước 3: Luyện tập
- Học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, gọi một vài học sinh lên
chữa.
- Nhận xét - Chữa bài tập.
* Bước 4: Củng cố - dặn dò: Nhắc nhở chung.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG VÀ CHỮA LỖI
CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1
1. Qua dự giờ thăm lớp của một số giáo viên trong cùng khối, qua nghiên cứu
sách giáo khoa Tiếng Việt và kết quả học tập của học sinh, ta có thể nhận thấy
tình trạng ít hiệu quả trong dạy học chính tả hiện nay, cụ thể là kết quả học tập
của học sinh mắc rất nhiều lỗi chính tả. Tình trạng này có nguyên nhân cả ở nội
dung và phương pháp dạy học của phân môn này.
Qua dự giờ tôi thấy nhiều giáo viên rất tận tình giảng dạy, giảng bài rất kỹ cho
học sinh cách viết từng chữ... nhưng cuối cùng vẫn có nhiều học sinh viết sai và
sai cả những từ mà giáo viên vừa phân tích, hướng dẫn xong.
Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do phát âm sai, đọc như thế nào viết như thế đó,
chưa phân biệt rõ cách đọc nhất là l và n thường hay lẫn lộn. Mặt khác do tính
hiếu động của học sinh tiểu học nên các em thường hay cẩu thả nghĩ như thế nào
viết như thế đấy.

Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến cái sai đó là do chương trình sách giáo khoa chưa
tập trung vào từng vùng, từng miền còn dàn trải chung chung. Như ở một số vùng
thuộc các huyện ở miền Bắc, học sinh thường hay mắc nhất là lỗi l/n. Nhưng trong
chương trình cả một học kỳ II việc dạy cho học sinh phân biệt l/n chỉ có 2 tiết là
phần bài tập luyện cho học sinh lỗi này: Bài "Tặng cháu: (SGK – trang 51), bài
"Lũy tre" (SGK - trang 123). Chính vì vậy mà việc dạy chính tả chưa đạt chất
lượng cao.
Ngồi ra cịn do đội ngũ giáo viên không đồng đều về mặt phương pháp giảng
dạy nên kết quả còn hạn chế.
2. Qua trao đổi trị chuyện trực tiếp với học sinh, tơi được biết có em thì rất thích
học phân mơn chính tả vì viết đẹp và viết đúng, nhưng cũng có em tỏ ra rất sợ
6/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

phân môn này do chưa biết phân biệt trong phát âm dẫn đến viết sai chính tả rất
nhiều. Từ kết quả trên tôi đưa ra một đề xuất là: Dạy thử nghiệm bài chính tả
(Tập chép) ở lớp mình phụ trách.
Dạy bài chính tả (Tập chép) bài: "Cái Bống".
Để xem cách làm của mình có hiệu quả khơng? Có phát huy được tính tích cực
hay khơng?
3. Qua q trình thực tế giảng dạy ở lớp mình tơi thấy tình trạng học sinh mắc
lỗi chính tả chủ yếu ở các lỗi l/n, s/x, tr/ch, d/gi/r, g/gh, ng/ngh; k/c/q, ... và sai
các từ, tiếng cần viết hoa. Tôi tiến hành khảo sát và thống kê lỗi chính tả trong
94 bài kiểm tra của 47 học sinh lớp 1A6 thì trung bình mỗi bài sai ít nhất là 1
lỗi, có bài mắc nhiều lỗi nhất là 12 lỗi. Cụ thể là:
- Là s viết thành x:
16 lỗi

VD: sông - xông
- Là x viết thành s:
20 lỗi
VD: xanh - sanh
- Là l viết thành n:
30 lỗi
VD: láy - náy
- Là n viết thành l:
16 lỗi
VD: núi - lúi
- Là tr viết thành ch:
14 lỗi
VD: trú - chú
- Là ch viết thành tr:
12 lỗi
VD: chung quanh - trung quanh
- Là d viết thành r:
22 lỗi
VD: con dơi - con rơi
- Là gi viết thành d:
16 lỗi
VD: giữa - dữa
- Là r viết thành gi:
4 lỗi
VD: ra vào - gia vào
- Là r viết thành d:
10 lỗi
VD: rì rào - dì dào
- Là g viết thành gh:
3 lỗi

VD: gội đầu - ghội đầu
- Là gh viết thành g:
7 lỗi
VD: ghé vai - gé vai
- Là ng viết thành ngh: 3 lỗi
VD: ngõ nhỏ - nghõ nhỏ
- Là ngh viết thành ng: 6 lỗi
VD: nghỉ hè - ngỉ hè
- Là c viết thành k:
4 lỗi
VD: con cáo - con káo
- Là k viết thành c:
10 lỗi
VD: gõ kẻng - gõ cẻng
- Là q viết thành c:
8 lỗi
VD: Tổ quốc - Tổ cuốc.
Ngồi ra cịn có các lỗi sai về vần, dấu thanh và các lỗi viết hoa.
Trong 94 bài đó thì có 12 bài là khơng mắc lỗi nào. Như vậy tỷ lệ bài viết đúng
chính tả là rất thấp.
4. Nguyên nhân dẫn đến việc sai lỗi chính tả
- Học sinh chưa thấy rõ được tầm quan trọng của viết đúng chính tả.
- Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 - trí nhớ chưa bền vững nên dễ bị quên đi
các lỗi chính tả dễ nhầm lẫn.
- Do hạn chế vốn từ, không phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của từ.

7/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu

cho học sinh lớp 1

- Học sinh hiện nay phải học nhiều môn nên thời gian dành cho mơn chính tả
chưa nhiều.
- Giáo viên chú trọng vào việc nâng cao chất lượng các môn học khác mà lơ là
việc rèn chữ viết cho học sinh.
- Kiến thức, nhận thức của các em về quy tắc chính tả, mẹo chính tả chưa được
chắc chắn nên hay viết sai.
- Học sinh mải chơi, chưa tự giác học bài, viết bài chỉ lấy lệ, đối phó.
- Giáo viên và học sinh phát âm còn ngọng, lẫn dẫn đến viết sai chính tả.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, với tình trạng học sinh mắc lỗi chính nhiều
như hiện nay là hết sức đáng lo ngại. Việc tìm ra các giải pháp phù hợp để góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy là vấn đề hết sức cấp bách đối với những
người làm công tác giáo dục.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG VÀ CHỮA LỖI
CHÍNH TẢ PHỤ ÂM ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy chính tả.
Tơi nhận thấy rằng thực tế chưa đáp ứng được đủ với các u cầu dạy chính tả ở
tiểu học. Vì vậy, để khắc phục được những nhược điểm và phát huy những ưu
điểm cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Việc tìm ra những biện pháp phù hợp
cũng là vấn đề hết sức cấp bách đối với những người làm công tác giáo dục. Để
khắc phục được những tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả, tơi mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp sau:
1. Cung cấp và củng cố quy luật chính tả cho học sinh
- Giúp cho học sinh nắm vững các quy luật chính tả.
- Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo viên
cần tập trung vào hoạt động cho học sinh phát hiện tiếng, từ hay nhầm lẫn
(tiếng, từ có vấn đề chính tả) và cần hướng dẫn học sinh nắm được cách viết
đúng qua việc so sánh các phụ âm, vần theo cặp, phân tích vần tiếng. Như vậy
giúp học sinh được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được kỹ năng các quy luật

chính tả, mẹo luật chính tả. Ngoài ra giáo viên giúp học sinh hiểu thêm nghĩa
của các từ hay mắc để từ đó hạn chế được các lỗi sai.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả (nghe viết) có từ viết bằng phụ âm đầu k/q/c.
- Học sinh tự tìm ra những từ có âm đầu k/q/c từ các ví dụ cụ thể học sinh
so sánh rút ra kết luận chính tả, hình thành quy tắc phân biệt chính tả.
+ Chữ cái c: Ln đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm a, ă, â,
o, ô, ơ, u, ư.
+ Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm e, ê, i.

8/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

+ Chữ cái qu (q và u kết hợp thành qu) luôn đứng trước hầu hết các
nguyên âm (trừ o, u, ư).
- Một trường hợp học sinh hay mắc lỗi nữa mà trong sách giáo khoa chưa
đề cập đến đó là khi nào viết là "Cuốc" và khi nào viết là "Quốc".
Đối với trường hợp này thì tơi cho học sinh áp dụng một cách máy móc,
đó là dựa vào nghĩa của từ.
Ví dụ: Chỉ tên dụng cụ trong nơng nghiệp thì viết là "cuốc", cịn để chỉ đất
nước - Tổ quốc thì viết là "quốc".
Từ đó học sinh sẽ phân biệt được "Lá Quốc kỳ” với “cái cuốc".
Quốc kỳ - ghi bằng "quốc".
Cái cuốc - ghi bằng "cuốc".
- Ngoài ra cũng cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.
Ví dụ: khi nào viết "lặng", khi nào viết "nặng" (khi nào viết "truyện", khi
nào viết "chuyện").
- Lặng: Chỉ trạng thái yên tĩnh, yên lặng, lặng ngắt khơng có tiếng động.

- Nặng: Chỉ mức độ nặng nhẹ, cân nặng.
- Viết "truyện" khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in.
Ví dụ: Truyện ngắn, truyện cười, quyển truyện.
- Viết "chuyện" khi muốn chỉ một sự việc được kể lại.
Ví dụ: Câu chuyện, chuyện cũ, kể chuyện hay chỉ cơng việc
(Ví dụ: chưa làm nên chuyện).
2. Giúp học sinh tri giác chữ viết bằng thị giác
Để hạn chế việc mẵc lỗi chính tả cho học sinh thì giáo viên phải giúp học
sinh ghi nhớ chữ viết gắn liền với việc nắm được nghĩa của từ. Muốn đạt được
điều đó, giáo viên cần cung cấp nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh cụ thể, ngữ
cảnh đó có ý nghĩa đặc biệt, làm điểm tựa cho trí nhớ của học sinh. Đặc biệt với
học sinh lớp 1, tư duy của học sinh là trực quan cụ thể nên muốn học sinh nắm
vững nghĩa của từ giáo viên nên kết hợp giảng giải với minh họa trực quan
(tranh ảnh, vật thật).
VD: Xách cặp - cặp sách.
- Xách cặp: (giáo viên vừa nói vừa làm động tác) cầm, nhấc chiếc cặp lên
mang đi bằng một tay để buông thẳng.
- Cặp sách: (giáo viên đưa vật thật) Vật dùng để đựng đồ dùng học tập.
+ Phân biệt:
S/x: viết s hoặc x khơng có quy luật. Vì vậy cách sửa và rèn luyện trí nhớ
bằng đọc nhiều, viết nhiều (để quen với hình thức chữ viết của các từ có s hoặc
x).
9/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

Trong một tiết chính tả cần tổ chức cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần
đối với các từ cần ghi nhớ.

Ví dụ: + Lần 1: Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt để hiểu được nội
dung bài và tìm những từ láy nhầm lẫn (có vấn đề chính tả), giúp học sinh hiểu
nghĩa của từ cần ghi nhớ.
+ Lần 2: Yêu cầu học sinh viết các từ cần ghi nhớ ra bảng con
(hoặc ra giấy) rồi đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
+ Lần 3: Yêu cầu học sinh tìm thêm những từ chứa phụ âm, vần
dễ lẫn có vấn đề chính tả.
Vậy trong một tiết chính tả (chưa kể kiểm tra bài cũ), học sinh đã được
mắt nhìn, tay viết các chữ có vấn đề chính tả rất nhiều lần, từ đó sẽ hạn chế được
các lỗi sai ở học sinh.
3. Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự chữa lỗi chính tả
Giáo viên phải giúp đỡ cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi sai và tự
sửa, qua nhiều lần khác nhau.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
- Cần chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai từ đó học sinh có ý thức
được các lỗi mà mình mắc phải bằng cách viết lại các lỗi sai đó ra lề vở hoặc
một quyển vở sửa lỗi, nếu lần sau gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng
hơn trong khi viết. Do đó dần hình thành ở học sinh năng lực tự kiểm tra soát lỗi
và có ý thức tự sửa lỗi chính tả.
- Có thể cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác nhau.
Ví dụ: Chép một câu hoặc đoạn bài viết có viết sai chính tả yêu cầu học
sinh viết lại cho đúng chính tả (Bài "Bàn tay mẹ")
"Đi nàm về, mẹ nại đi chợ, lấu cơm. Mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu
tã nót đầy".
Từ những cách trên giúp học sinh dần dần quen với cách phát hiện ra lỗi
và tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, nhớ được các từ viết sai để
tránh không mắc lại nữa.
4. Thay đổi quy trình lên lớp của một bài chính tả
Quy trình lên lớp của một bài chính tả đã được quy định từ lâu nay nhưng
trong thực tế giảng dạy tôi thấy chưa phù hợp và tôi muốn thay đổi lại một chút

quy trình lên lớp như sau:
* Hoạt động 1: Giáo viên đọc mẫu bài viết, đọc rõ ràng, phát âm chuẩn
các tiếng có phụ âm và vần dễ lẫn để ngay từ đầu học sinh có thể phát hiện được
ngay các từ có vấn đề chính tả.
* Hoạt động 2: Cả lớp đọc thầm bằng mắt.
10/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

Giáo viên đưa ra nội dung câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung đoạn viết.
Ví dụ: Khi học sinh viết bài chính tả học sinh hay sai lỗi tr/ch; l/n; d/gi/r
(bài chính tả (nghe – viết): Kể cho bé nghe)
Giáo viên hỏi: Trong bài nói đến những con vật nào?
Cái gì ăn no quay trịn?
* Hoạt động 3: Giáo viên giúp học sinh nhớ các từ có vấn đề chính tả:
- Học sinh phát hiện từ hay viết nhầm.
- Giáo viên giảng nghĩa từ khó dễ nhầm VD: chăng dây có nghĩa là
kéo dài ra.
- Đưa ra cặp từ so sánh để học sinh nắm được khi nào viết "chăng" và khi
nào viết "trăng".
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại những từ hay sai vào bảng con.
- Gắn 2 bảng của học sinh viết có vấn đề chính tả lên bảng.
- Học sinh nhận xét bạn viết đúng chưa? (sai như thế nào? – nếu có trường
hợp viết sai)
- Giáo viên giảng vì sao viết "chăng dây điện" mà không viết là "trăng dây
điện" (đưa ra cặp từ giải nghĩa).
- Học sinh giải thích vì sao viết "chăng dây" mà không viết "chăng giây".

VD: Viết chăng (phải chăng, chăng dây, chăng chối, chăng đèn), trăng:
(mặt trăng, vầng trăng, ông trăng).
- Viết dây (dây phơi, sợi dây, dây chuyền, dây dưa) còn viết giây (giây
phút, giây bẩn).
* Hoạt động 4: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở, đọc với tốc độ
vừa phải
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu.
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện.
Hay chăng dây điện
Là con nhện con.
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa.
* Hoạt động 5: Đọc lại bài cho học sinh soát lỗi và tự sửa lỗi. Giáo viên
thu để nhận xét một số bài viết, số bài còn lại cho học sinh đổi bài soát lỗi và sửa
lỗi cho bạn bằng bút chì ra lề vở.

11/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

Như vậy học sinh được tự phát hiện ra lỗi và biết cách chữa thì sẽ hiểu bài
sâu hơn.
* Hoạt động 6: Học sinh làm bài tập theo phiếu bài tập.
Ví dụ:
Bài 1: Điền vào chỗ trống: tr hay ch
Buổi ...... ưa hè, ..... ời nắng ..... ang .... ang

Bài 2: Điền vào chỗ trống d, r hay gi?
….. a vào
….. a đình
cặp …..a
con ….. án
hồ ….. án
bánh ….. án
Mỗi bài, gọi 2 học sinh lên bảng làm - giáo viên chữa bài.
Nhận xét tuyên dương.
5. Thay đổi bài tập
Tùy từng bài viết mà giáo viên đưa ra nội dung bài tập cho phù hợp, nếu
các bài tập trong sách mà khơng phù hợp thì giáo viên có thể sử dụng phiếu bài
tập để cho học sinh luyện tập.
Với mỗi bài chính tả sử dụng các kiểu bài tập khác nhau.
Ví dụ:
- Điền âm, điền vần, điền dấu thanh.
- Tìm các từ có tiếng chứa phụ âm hoặc vần, tiếng có vấn đề liên quan
chính tả.
- Nối từ với hình vẽ (giúp học sinh hiểu nghĩa từ).
- Tập ghi các dấu câu, viết hoa danh từ riêng.
- Tìm các từ viết sai rồi sửa lại cho đúng.
- Khoanh tròn dấu câu.
- Chọn vần, tiếng đúng để tạo từ.
6. Giáo viên cần rèn cho mình có giọng đọc diễn cảm, phát âm chuẩn
Học sinh tiểu học với lứa tuổi nhỏ nên các em rất trung thành với cơ giáo
mình, cơ giáo là "chuẩn mực" để học sinh bắt chước và làm theo. Hiện nay rất
nhiều người đọc lẫn lộn l/n, tr/ch, ... Chính vì thế mà giáo viên trước hết phải
phát âm chuẩn.
Trong quá trình giảng dạy phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm,
hình thành cho học sinh tư duy cụ thể về từ, tiếng, về cách viết, dạy cho học sinh

nghe đúng, nói đúng, phát âm đúng. Vì có đọc đúng thì mới dẫn đến viết đúng.
Hình thành cho học sinh các kỹ năng, quy tắc chính tả, mẹo luật chính tả. Điều
quan trọng là phải biết áp dụng các mẹo luật đó vào bài viết của mình.
Ví dụ:
Làm nên - viết n - nên
Lên núi - viết l - lên
12/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

Ngọn lửa - viết l - lửa
Một nửa - viết n - nửa
Hướng dẫn học sinh cách phân biệt được lên với nên và lửa với nửa,
bằng nét nghĩa của từ thông qua từ cụ thể. Biết chúng thường đi kèm với tiếng
nào để tạo từ mới? Cách viết có gì khác nhau?
7. Hướng dẫn học sinh sửa chữa thơng qua các môn học khác
- Thông qua phân môn tập đọc, kể chuyện giúp cho học sinh hiểu được
nghĩa của từ một cách chính xác.
Ví dụ:
Lắm - nắm
Lắm: đẹp lắm, nhiều lắm.
Nắm: nắm tay, nắm cơm.
Đối với phân môn tập đọc giúp cho học sinh hiểu về câu, đếm số câu từ
đó biết chấm câu, sau dấu chấm biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các
danh từ riêng, viết hoa chữ cái đầu dòng thơ, tránh viết hoa bừa bãi.
Qua mơn tập đọc rèn phát âm chính xác, sửa ngọng để tránh lỗi sai chính
tả phát âm.
8. Khuyến khích học sinh đọc sách báo, truyện, làm giàu vốn từ

Giáo viên giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn nhiều
hình, nhiều vẻ trong các bài văn, bài thơ ở trong sách, trong báo. Giúp học sinh
thấy được việc đọc sách báo là việc làm rất cần thiết, nó khơng những giúp cho
ta trau dồi ngơn ngữ, cách đọc lưu lốt, nắm bắt được các thông tin trong cuộc
sống, hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày mà còn cung cấp cho ta những từ mới,
giúp chúng ta đọc chuẩn, viết chuẩn chính tả và cịn nhớ được những tiếng, từ
khó mà ta hay viết sai để khi viết thì viết cho đúng chính tả. Chính từ đó mà dần
dần hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen viết chính tả chuẩn mực.
Trong các giờ luyện tập giáo viên cho học sinh thi tìm thêm những từ có
phụ âm, vần hay nhầm lẫn về chính tả để củng cố, làm phong phú vốn từ.
IV. DẠY THỰC NGHIỆM
1. Mục đích dạy thực nghiệm
Qua khảo sát ở trên, tôi thấy kết quả là học sinh mắc rất nhiều lỗi chính tả.
Tơi đã nghiên cứu, tìm ra các kỹ năng khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1.
Tơi áp dụng các kỹ năng đó vào việc dạy thực nghiệm để xem xét các biện pháp
mà tôi đưa ra có tính khả thi khơng.
2. Địa bàn và đối tượng dạy thực nghiệm
- Học sinh lớp 1 của một trường Tiểu học.
- Đặc điểm học sinh: Lớp học sinh đại trà.
13/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

3. Quy trình dạy thực nghiệm
3.1. Bài dạy thực nghiệm:
Tập chép: Cái Bống (Tiếng Việt lớp 1 tập II).
Tôi chọn dạy thực nghiệm bài này vì học sinh ở lớp tơi có nhiều em phát
âm cịn chưa chuẩn. Vì thế khi viết các em dễ nhầm lẫn l/n; s/x, r/d/gi, tr/ch. Một

số học sinh còn hiếu động nên các em còn cẩu thả nghĩ như thế nào viết như thế
ấy - hay qn nên dễ mắc lỗi chính tả.
Tơi đã thực nghiệm dạy bài này ở lớp tôi phụ trách vì nhược điểm của lớp
tơi là chữ chưa đẹp, đọc còn ngọng, viết còn sai nhiều do phụ huynh của lớp tơi
có tới 80% mải làm ăn kinh tế, giao phó hồn tồn con cái mình cho ơng bà hoặc
cơ dì, chú bác trơng nom hộ nên ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của
các em.
3.2. Thiết kế bài dạy:
+ 2 giáo án (Phụ lục 1).
+ 1 đề kiểm tra 15 phút.
1. Gạch dưới các tiếng viết sai và viết lại cho đúng:
gi nhớ -> ………………….
ghánh gạo -> ……………………..
ghỗ lim -> ………………….
bánh ghai -> ……………………..
2. Điền âm cho thích hợp vào chỗ trống:
a) s hay x?
cặp ......ách, ......ách túi.
b) ch hay tr?
nước ......ong, cái ......ong ......óng.
c) n hay l?
im ......ặng, gánh ......ặng, ....ặng ...... ề, ....ặng ......ẽ.
Qua thống kê bài kiểm tra của HS, tôi đã thu được kết quả sau:
Bài 1: 47/47 HS làm bài đúng.
Bài 2:
a) 45/47 HS làm bài đúng.
b) 47/47 HS làm bài đúng.
c) 43/47 HS làm bài đúng.
Và sau một thời gian nghiên cứu bổ sung cho phương pháp dạy học mới,
tôi thấy chữ viết của học sinh có phần tiến bộ hơn hẳn so với trước lại khắc phục

được tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả (Phụ lục 2). Các biện pháp này được tổ
khối tôi áp dụng và cũng thu được kết quả đáng mừng. Điều đó chứng tỏ các
biện pháp trên đã có hiệu quả.
14/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Học sinh viết đẹp, viết đúng là biểu hiện hoàn thiện và góp phần làm
trong sáng Tiếng Việt.Vì vậy để sửa lỗi cho học sinh được tốt thì trước tiên
người giáo viên phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.
Từ đó thấy được việc chữa lỗi cho học sinh là một yêu cầu tất yếu.
Muốn học sinh viết đúng thì giáo viên phải phát âm đúng, viết chuẩn chính tả
trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy. Đồng thời người giáo viên phải có
lịng tâm huyết với nghề nghiệp, điều đó sẽ chi phối đến lịng nhiệt tình, tính
kiên trì của các em. Từ đó rèn cho các em thói quen, hứng thú trong việc sửa lỗi
chính tả mà học sinh mắc phải.
Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch rèn chữ cụ thể cho học
sinh, thường xuyên theo dõi phát hiện các hiện tượng mắc lỗi chính tả của học
sinh để đề ra biện pháp sửa lỗi, uốn nắn kịp thời. Giáo viên phải thường xuyên
chú ý bồi dưỡng vốn chính tả văn hóa cho bản thân, lập sổ tay chính tả cho học
sinh. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, động viên các em có tiến bộ trong q
trình học tập.
Trong q trình giảng dạy giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số quy
tắc chính tả chuẩn mực phù hợp, cần đưa ra một số phụ âm, các cặp vần dễ lẫn
trong khi viết để học sinh so sánh, phân biệt, làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ của
học sinh. Trong q trình dạy chính tả cần chú ý đến các nguyên tắc chính tả.

Dạy chính tả cần dựa trên các quy tắc chính tả và chú ý sửa các lỗi mắc chứ
khơng sửa lỗi chung chung, lỗi chính tả mà học sinh mắc nhiều thì phải đầu tư
nhiều thời gian, cơng sức để luyện tập nhiều, lỗi nào mắc ít ta có thể luyện tập ít
hoặc thay thế bằng hình thức bài tập khác, lỗi khác. Có như vậy thì giờ học mới
thực sự nhẹ nhàng và có kết quả. Bên cạnh đó giáo viên phải học hỏi kinh
nghiệm, biện pháp bồi dưỡng của các bạn đồng nghiệp để bổ sung cho vốn kinh
nghiệm của bản thân.
Qua nghiên cứu áp dụng các kỹ năng đó vào q trình giảng dạy của
mình, tơi thấy bước đầu thu được kết quả đáng mừng, học sinh khơng chỉ viết
đúng mà cịn viết đẹp, hiểu được nội dung bài viết. Qua đó hình thành ở học sinh
những phẩm chất đạo đức, đức tính kiên trì và cịn tạo cho học sinh niềm vui
hứng thú trong học tập, tính chăm chỉ viết bài. Qua đây tơi thấy rằng việc sửa lỗi
chính tả cho học sinh cũng khơng phải là việc làm khó mà chỉ cần ta yêu mến trẻ
tận tình trong giảng dạy thì chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ rất nhanh. Một điều
nữa là phải biết phát huy tính tính cực, chủ động sáng tạo ở mỗi học sinh, biết
động viên khích lệ kịp thời, luôn tạo cho giờ học thoải mái, gây hứng thú học
tập. Qua việc nghiên cứu này tôi muốn tự mình bước đầu phát hiện và giải quyết
các vấn đề đặt ra trong thực tế giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy chính tả
cho học sinh.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Ln tâm huyết, hết lịng với nghề.
- Thường xuyên học hỏi nâng cao kiến thức tay nghề, chú ý rèn chữ và
sửa lỗi cho bản thân.
15/16


Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng và chữa lỗi chính tả phụ âm đầu
cho học sinh lớp 1

- Thường xuyên theo dõi, điều tra và khắc phục tình trạng mắc lỗi chính tả

của học sinh, đề xuất biện pháp phù hợp.
- Trong giảng dạy giáo viên cần lựa chọn các bài chính tả phù hợp với
phương ngữ địa phương để rèn luyện.
- Cần đưa thêm các dạng bài tập chính tả để rèn thói quen viết đúng chính
tả cho học sinh.
- Cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và khả năng của từng
học sinh lớp mình để cân đối lượng kiến thức và kiểu bài chính tả phù hợp, sau
mỗi tiết dạy cần cung cấp hệ thống bài tập phù hợp nhằm mục đích giúp học
sinh ghi nhớ.
3. Kiến nghị:
* Về phía nhà trường:
- Cần tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khóa dưới những hình
thức khác nhau để rèn cho học sinh kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Đèn điện đủ sáng cho học sinh viết bài trong những ngày đông rét, tối trời.
* Về nội dung sách giáo khoa:
- Cần dựa vào nội dung chương trình hệ thống tri thức chính tả Tiếng Việt.
- Cần có giải pháp chính tả khu vực và chính tả "bất quy tắc".
- Lựa chọn các bài tập chính tả phù hợp và có sự thống nhất chính tả.
- Nên phân bố chương trình chính tả 2 tiết/tuần xen kẽ 1 tiết tập chép, 1
tiết nghe - viết (đối với học sinh lớp 1).
Trên đây là một số vấn đề mà trong quá trình nghiên cứu, làm bài tập tôi
đã mạnh dạn đưa ra. Song đó cũng chưa phải là tối ưu, bởi vì trong q trình
nghiên cứu tơi cũng gặp phải những khó khăn riêng như: Đây là lần đầu tiên tôi
tiến hành nghiên cứu vấn đề này nên còn lúng túng, đối tượng học sinh của tôi
không đồng đều. Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi muốn đưa ra các ý
kiến của mình, mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài nghiên cứu
của tôi được đầy đủ, phong phú hơn và giúp cho việc sửa lỗi chính tả cho học
sinh của tơi trong những năm tới đây được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017


16/16


PHỤ LỤC 1


Thứ bảy ngày 11 tháng 3 năm 2017
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MƠN: CHÍNH TẢ – TUẦN: 26
BÀI: CÁI BỐNG
I. Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 – 15
phút.
- Điền đúng vần anh, ach; chữ ng, ngh vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 (SGK).
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, bảng phụ.
2. HS: Vở chính tả, SGK, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
TG

Nội dung dạy học

2’
1’

I. ÔĐTC:
II. KTBC:


1’
20’

III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cái Bống
2. Hướng dẫn tập chép:

Hoạt động của GV

Hoạt động của
HS
- HS hát

- Cho HS hát 1 bài.
- Gọi HS lên bảng làm lại BT2
phần a của tiết trước.
- NX và đánh giá chung giờ - HS làm bài.
KTBC.

* GV giới thiệu và ghi bảng.
- 2 HS đọc.
* Hoạt động 1: GV đọc bài viết - nghe
(đọc to, rõ ràng, phát âm chuẩn)
* Hoạt động 2: HS đọc thầm –
tìm hiểu nội dung bài viết:
? Bống đã làm gì giúp mẹ nấu - HS trả lời.
cơm?
? Mẹ Bống đi chợ trên con
đường như thế nào?
* Hoạt động 3: Giúp HS ghi

nhớ các từ có vấn đề chính tả
- u cầu HS tìm những tiếng dễ


2’

Nghỉ giải lao

viết sai: khéo sảy, khéo sàng,
nấu cơm, đường trơn, mưa rịng.
+ Sàng và sảy: Động tác làm cho
thóc, gạo sạch bụi, rác bằng
dụng cụ là cái sàng (đồ đan bằng
tre, hình trịn, có lỗ nhỏ và
thường dùng để làm sạch thóc,
trấu, tấm)
+ Đường trơn: Đường bị ướt
nước mưa, dễ ngã.
+ Mưa ròng: mưa nhiều, kéo dài.
- Đưa ra những cặp từ so sánh:
+ Sàng (cái sàng, sàng sảy),
không viết là xàng (xàng xê).
+ Sảy (sảy thóc, nổi sảy (rôm),
không viết là xảy (việc xảy ra).
+ Chợ (đi chợ, chợ quê, chợ
búa), không viết là trợ (trợ lý, hỗ
trợ).
+ Rịng (mưa rịng rã), khơng
viết là dịng (dịng sơng, dịng
kẻ).

? Tại sao tiếng gánh lại viết g,
không viết là gh?
- Yêu cầu HS viết lại các tiếng
dễ viết sai vừa tìm vào bảng con.
- Gắn 2 bài để lớp NX, sửa chữa
(nếu có)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS
cách trình bày bài thơ (thể thơ
lục bát) và yêu cầu HS viết vở.
- GV theo dõi, uốn nắn tư thế
ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở.
* Hoạt động 5: Đọc lại bài cho
HS soát lỗi và tự chữa lỗi
- GV đọc, yêu cầu HS soát lỗi.
(Lưu ý gạch chân dưới chữ viết
sai và chữa ra lề vở)
- GV chữa 1 số vở. Nhận xét.
- Cho HS hát một bài.

- HS viết bảng.

- HS viết vở.

- HS soát lỗi

- HS hát


10’


3’

3. Làm bài tập chính tả:
Bài 2: Điền vần anh, ach?

* Hoạt động 6: Cho HS làm bài
tập vào SGK
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh:
? Bức tranh vẽ gì?
- Yêu cầu HS làm vào SGK.
- Gọi HS chữa bài.
- HS khác nhận xét.
Bài 3: Điền ng hay ngh? - GV nhận xét.
(Làm vào SGK).
- Gọi HS nêu yêu cầu.

IV. Củng cố - Dặn dò:

- 1 HS.
- Quan sát tranh
và trả lời câu
hỏi.
- HS làm bài.
- 1 – 2 HS.
- 1 – 2 HS.
- 1 HS nêu yêu
cầu.
- HS làm bài.
- 1 – 2 HS.

- 1 - 2 HS

- Cho HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt bài làm
đúng
? Khi nào điền ngh?
- 1 -2 HSTL
=> GV chốt: ngh đi với các âm
e, ê, i; còn các trường hợp còn
lại ghép với ng.
- Khen những HS viết đẹp, nhắc
những HS viết chưa đẹp về
luyện viết thêm.
- Dặn HS về luyện viết những
chữ viết sai.
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc
viết chính tả.

IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................



Thứ bảy ngày 15 tháng 4 năm 2017
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MƠN: CHÍNH TẢ – TUẦN: 31
BÀI: KỂ CHO BÉ NGHE
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác 8 dịng đầu bài thơ Kể cho bé nghe trong khoảng 10 - 15 phút.
- Điền đúng vần ươc, ươt; vần ng, ngh vào chỗ trống.
Bài tập 2, 3 (SGK).
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, bảng phụ.
2. HS: Vở chính tả, SGK, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
2’
1’

2’
20’

2’
10’

Nội dung dạy học
I. ÔĐTC:
II. KTBC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS hát 1 bài.
- HS hát

- Gọi HS lên bảng làm lại BT2, - HS làm bài.
3 của tiết trước,
- NX và đánh giá chung giờ
KTBC.

III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Kể cho bé GV giới thiệu và ghi bảng.
nghe
2. Hướng dẫn tập chép:
- Gọi HS đọc 8 dòng đầu bài
thơ: ” Kể cho bé nghe”.
- Yêu cầu HS nêu tiếng khó, đọc
và phân tích: chó vện, chăng,
cối xay,...
- u cầu HS viết bảng con.
- Hướng dẫn HS cách trình bày
và yêu cầu HS viết vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc, yêu cầu HS soát lỗi.
- GV chữa 1 số vở. Nhận xét.
Nghỉ giải lao
- Cho HS hát một bài.
3. Làm bài tập chính tả:

- 2 HS đọc.
- HS đọc.
- HS nêu.

- HS viết bảng.
- HS viết vở.


- HS soát lỗi
- HS hát


TG

3’

Nội dung dạy học
Bài 2: Điền vần ươc, ươt?

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát điền vần - HS nêu yêu cầu.
vào chỗ trống.
- HS điền vần.
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK. - HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- 1 HS.
- HS khác nhận xét
- 1 – 2 HS
- GV nhận xét, chốt bài làm
đúng.
- Yêu cầu HS tự đối chiếu, chữa
bài.
? Như thế nào gọi là tóc mượt?
Bài 3: Điền ng hay ngh? - Gọi HS nêu yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.

(Làm vào SGK).
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- 1 – 2 HS.
- HS khác nhận xét
- 1 – 2 HS
- GV nhận xét, chốt bài làm
đúng.
- Yêu cầu HS đổi sách, chữa bài
cho bạn.
? Khi nào điền ngh?
=> GV chốt: ngh đi với các âm
e, ê, i; còn các trường hợp còn
lại ghép với ng.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Khen những HS viết đẹp, nhắc
những HS viết chưa đẹp về
luyện viết thêm.
- Dặn HS về luyện viết những
chữ viết sai.
IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................



PHỤ LỤC 2


×