Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.24 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIM

Một số biện pháp giúp nâng cao
chất lợng viết văn cho HC SINH lớp 3

Mụn: Ting Vit
Cp hc: Tiu học

NĂM HỌC: 2016 – 2017


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lợng viết văn cho
HS lớp 3

MC LC

PHN I: T VN .....................................................1
PHN II: NỘI DUNG.......................................................2
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ................................................4
C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.................................4
I. TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG CỦA LỚP, PHỐI HỢP VỚI PHỤ
HUYNH HỌC SINH.........................................................4
II. NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN VÀ
CÁC TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY ĐỂ NẮM VỮNG MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN KHI DẠY TỪNG KIỂU BÀI TẬP LÀM
VĂN.............................................................................5


1. Sách giáo khoa:...............................................................................................5
2. Sách giáo viên:...............................................................................................5
3. Các tài liệu khác:............................................................................................5
III. SỬ DỤNG MẠNG Ý NGHĨA KHI DẠY TẬP LÀM VĂN "KỂ HAY NÓI,
VIẾT VỀ MỘT CHỦ ĐỀ":.................................................................................6
IV. BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC..........................................................................9
1. Luyện kỹ năng sử dụng dấu câu cho HS:........................................................9
2. Cung cấp các kiến thức văn học:...................................................................12
3. Dạy các biện pháp nghệ thuật:........................................................................17
4. Đưa nghệ thuật vào bài văn:............................................................................20
5. Đưa cảm xúc vào bài văn:...............................................................................21
6. Dạy viết bài văn:..............................................................................................22
V. GIÚP HỌC SINH VIẾT NHỮNG BÀI VĂN KHÔNG GIỐNG NHAU.......25
VI. SỬ DỤNG LỜI KHEN MỘT CÁCH HỢP LÝ ĐỂ ĐỘNG VIÊN, KHÍCH
LỆ HS..................................................................................................................28
D. KẾT QUẢ................................................................28
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................29
1. Kết luận:..........................................................................................................29
2. Kiến nghị:........................................................................................................29
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lợng viết văn cho
HS lớp 3

DANH MC CC CH VIT TT
Tp lm văn:
TLV
Học sinh:
HS

Giáo viên:
GV
Sách giáo khoa: SGK
Đồ dùng dạy học:ĐDDH
Tiếng Việt 3:
TV3


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phân môn Tập làm văn trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt lớp 3
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó trang bị cho học sinh một số hiểu biết
và kỹ năng phục vụ đời sống hàng ngày như điền vào các giấy tờ in sẵn, viết
thư, làm đơn, tổ chức họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của
tổ, ghi chép sổ tay…Đồng thời củng cố lại các dạng bài đã học ở lớp 2 nhưng ở
mức độ cao hơn. Học chương trình Tập làm văn lớp 3, các em không chỉ được
rèn luyện các kỹ năng nghe - kể - nói - viết mà cịn có thêm hiểu biết về gia
đình, hàng xóm, nhà trưịng; về quê hương đất nước; về các hoạt động xã hội.
Qua đó, các em sẽ nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh và rút ra
được bài học bổ ích cho bản thân. Hơn nữa, phân môn Tập làm văn là mơn học
rất coi trọng tính sáng tạo nên ngồi việc vận dụng những kiến thức đã học địi
hỏi các em phải biết đào sâu suy nghĩ để làm bài. Chính vì vậy, nếu học tốt mơn
học này, các em sẽ được phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng và khả
năng vận dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách có thứ
tự, có hệ thống. Ngồi ra, phân mơn Tập làm văn cịn tạo điều kiện cho học sinh
có thêm nhiều khả năng về giao tiếp xã hội, trau dồi cho các em thái độ ứng xử
có văn hố, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và bồi dưỡng những tình cảm
lành mạnh tốt đẹp cho các em thông qua các bài Tập làm văn.
Nhận thức rõ được mục tiêu quan trọng của phân môn Tập làm văn lớp 3

nên bản thân tôi rất chú trọng đến việc giảng dạy môn học này. Tuy nhiên trong
q trình giảng dạy phân mơn Tập làm văn, tơi cịn gặp nhiều khó khăn. Bởi
trong thực tế hiện nay, trong các cấp học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng,
phần lớn HS viết văn rất khô khan, nhất là HS lớp 3. Qua những lần kiểm tra
đầu năm, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ cố gắng đạt nội dung,
câu văn chỉ mang tính chất thơng báo chứ chưa có chất văn, chưa có cảm xúc.
Vì vậy, một câu hỏi luôn đặt ra đối với tôi là: Làm thế nào để nâng cao
khả năng viết văn cho học sinh?
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp
nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh lớp 3”.

1/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3

PHẦN II: NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Cấu trúc của sách:
Cũng như Sách giáo khoa (SGK)Tiếng Việt 2, SGK Tiếng Việt 3 được xây
dựng theo trục bài là chủ điểm và kỹ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung
cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho tuần, từng đơn vị học.
Tiếng Việt 3 gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong hai
tuần (riêng chủ điểm Ngôi nhà chung học trong ba tuần), cụ thể như sau:
a. Tập một: gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm có tên gọi như sau:
- Măng non (Thiếu nhi) (Tuần 1,2).
- Mái ấm (Gia đình) (Tuần 3, 4).
- Tới trường (Trường học) (Tuần 5, 6).
- Cộng đồng (Sống với những người xung quanh ta) (Tuần 7, 8).

- Quê hương (Tuần 10,11).
- Bắc - Trung - Nam (Các vùng, miền trên đất nước ta) (Tuần 12, 13)
- Anh em một nhà (Các dân tộc anh em trên đất nước ta) (Tuần 14, 15).
- Thành thị và nông thôn (Sinh hoạt ở đô thị, nông thôn, công nhân, nông dân)
(Tuần 16, 17).
- Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kỳ ; Tuần 18 - ôn tập cuối học kỳ.
b. Tập hai: gồm 8 đơn vị học, với các chủ điểm có tên gọi như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc (gương chiến đấu xưa nay, bộ đội, công an, dân quân tự
vệ) (Tuần 19, 20).
- Sáng tạo (Hoạt động khoa học, trí thức) (Tuần 21, 22).
- Nghệ thuật (Tuần 23, 24).
- Lễ hội (tuần 25, 26).
- Thể thao (Tuần 28,29).
- Ngôi nhà chung (Các nước, một số vấn đề tồn cầu - hịa bình, hữu nghị hợp tác bảo vệ môi trường...) (Tuần 30, 31, 32).
- Bầu trời và mặt đất( Các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ, con người với
thiên nhiên, vũ trụ,..) (Tuần 33, 34).
- Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kỳ II; Tuần 35 - ôn tập cuối học kỳ II.
2. Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn:
a. Số bài và thời lượng dạy: HS được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học.
b. Nội dung:
- Các nghi thức lời nói tối thiểu.
2/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày.
- Nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: Kể một số sự việc đơn giản ; tả sơ
lược về người, vật xung quanh theo gợi ý: bằng tranh, bằng câu hỏi,...
c. Hình thức rèn luyện: Ngồi hai hình thức rèn luyện chính là nói và viết.
Ngồi ra, cịn có hình thức nghe - kể chuyện - trả lời câu hỏi theo nội dung câu

chuyện.
II. MỤC TIÊU MƠN TIẾNG VIỆT.
1. Kỹ năng:
- Hình thành và phát triển bốn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết
để học tiếp ở các bậc học cao hơn và để giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi.
- Góp phần rèn luyện các thao tác tư duy( phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ
thống,..) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức.
2. Kiến thức:
- Các hiểu biết sơ giản về hệ thống Tiếng Việt và tri thức sử dụng Tiếng Việt
trong giao tiếp.
- Các hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học
của Việt Nam và nước ngồi.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình u Tiếng Việt, góp phần hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
III. YÊU CẦU VỀ DẠY TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 3.
1. Rèn luyện cho HS các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học tập
và giao tiếp.
2. Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc;
bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Đọc tài liệu bồi dưỡng GV dạy học các môn học lớp 3, PHDH các môn học lớp
3, Sách giáo viên Tiếng Việt 3, 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học,
Giáo trình dạy đọc ở Tiểu học, Hỏi - Đáp về dạy học Tiếng Việt 3,..tìm tài liệu
trên mạng Internet vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lý thuyết, phân
loại, thống kê rồi hệ thống hóa sắp xếp tài liệu sưu tầm một cách khoa học.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Thực trạng việc học tập phân môn Tập đọc của HS trong những năm qua.
3/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
3. Phương pháp phân loại, thống kê:
Để đánh giá phân loại trình độ của HS.
4. Phương pháp phỏng vấn, quan sát:
Phỏng vấn và quan sát HS môn Tập làm văn.
5. Phương pháp thực nghiệm.

B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trong thực tế, việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học hiện nay
còn rất nhiều vấn đề bất cập. Với người dạy, đây là một phân mơn khó, địi hỏi
HS phải tổng hợp được kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường
xảy ra: Hoặc hướng dẫn chung chung để HS tự mày mò; hoặc dùng “văn mẫu”,
HS cứ việc sao chép. Cả hai cách trên đều khiến cho HS không biết làm văn,
ngại học văn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, một phần là do trình độ
nhận thức, năng lực sư phạm của GV, cũng có thể chính ngay trong GV cũng
thiếu tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế. Một ngun nhân nữa đó là
bệnh thành tích trong giáo dục. Vấn đề này cho thấy nhiều GV chưa đánh giá
đúng mức vị trí của mơn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học và đặc biệt là
phân mơn TLV. Phải hiểu rất rõ rằng phân môn TLV là môn thực hành tổng hợp,
là kết quả của các môn học; đồng thời cũng là môn tạo tiền đề cho các môn học
khác. Bởi lẽ, bất cứ môn học nào cũng cần biết quan sát, nhận xét, diễn đạt rõ
ràng, mạch lạc, sáng sủa.
Về phía HS, kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn rất nhiều
hạn chế. Với HS lớp 3, các em lúng túng từ cách dùng từ đặt câu, khả năng diễn
đạt khi nói và viết, sử dụng dấu câu khi viết câu văn, đoạn văn,.....
Những hạn chế trên là do những hạn chế của GV trong giảng dạy. Vai trò

quyết định chất lượng dạy và học chính là GV. Hiện nay, nhiều GV vẫn cịn
thiếu hụt các kỹ năng, vì vậy khơng làm chủ được các nội dung dạy học TLV. Vì
thế, dưới đây tơi xin đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục thực trạng trên để
giúp nâng cao năng lực viết văn cho HS lớp 3.
C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG CỦA LỚP, PHỐI HỢP VỚI PHỤ
HUYNH HỌC SINH.
Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên mà tơi làm là khảo sát chất lượng học sinh
để tìm hiểu trình độ và khả năng viết văn của từng em và kết quả đạt được.
4/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
Từ việc khảo sát chất lượng bài viết của học sinh trong lớp, ngay trong
buổi họp phụ huynh đầu năm, ngoài việc báo cáo kết quả học tập chung, tôi đã
báo cáo kết quả cụ thể về khả năng viết văn của các em. Từ đó, đề nghị phụ
huynh cùng kết hợp để theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các em trong học tập nói
chung và phân mơn Tập làm văn nói riêng.
II. NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN VÀ CÁC TÀI
LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY ĐỂ NẮM VỮNG MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU CƠ BẢN KHI DẠY TỪNG KIỂU BÀI TẬP LÀM VĂN.
1. Sách giáo khoa:
Sách giáo khoa là phương tiện chính giúp GV giảng dạy và học sinh học
tập. Dựa vào định huớng của SGK, GV tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động học
tập. Qua đó, mỗi HS tự bộc lộ mình trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
- Nghiên cứu kỹ SGK Tiếng Việt 3, tôi nhận thấy: Phân môn Tập làm
văn gồm nhiều kiểu bài. Mỗi kiểu bài có những mục đích, yêu cầu khác nhau.
Các nội dung bài học được cụ thể hố, hiện thực hố trong sách giáo khoa
dưới hình thức các bài tập thực hành đa dạng, phong phú, bố trí xen kẽ và gắn
kết với nhau vừa làm nổi bật chủ điểm bài học, vừa luyện tập nói, viết hình

thành kỹ năng làm văn cho HS. Nhìn chung, các nội dung kiến thức trong mỗi
bài tập làm văn được sắp xếp hợp lý, phù hợp với nhận thức của HS.
2. Sách giáo viên:
Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 cũng là tài liệu
hướng dẫn giúp GV định hướng được quy trình dạy học và mục đích yêu cầu
của các bài học cụ thể nhằm thực hiện phương pháp dạy học mới đảm bảo cho
HS đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong từng giai đoạn. Các bài soạn trong
sách giáo viên được coi là phương án cho GV tham khảo, giúp GV thiết kế được
một bài dạy phù hợp với trình độ của HS lớp mình. Chính vì vậy, để chuẩn bị tốt
cho giờ dạy, tôi thường dành thời gian nghiên cứu thật kỹ phần gợi ý các bước
lên lớp trong sách giáo viên. Từ đó, xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy
hợp lý và hiệu quả.
3. Các tài liệu khác:
Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tạp chí Giáo dục, chuyên san của ngành là
những tài liệu bổ ích, giúp GV nắm bắt kịp thời những thông tin cập nhật về giáo
dục. Quan trọng hơn nữa là các tài liệu đó cịn giúp GV nắm vững phương pháp
giảng dạy các bộ mơn, trau dồi thêm trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích luỹ kiến
thức cho mình, học hỏi được kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Từ đó, có
những bài giảng sâu sắc tạo nên thành công cho giờ dạy. Hiểu rõ điều đó nên tơi
thường xun tham khảo các tài liệu - tạp chí - chuyên san của ngành như: Tạp
5/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
chí Thế giới trong ta, Dạy và học ngày nay, Chuyên đề Giáo dục Tiểu học,...và
còn nhiều các tài liệu hướng dẫn giảng dạy khác. Nhờ vậy, bản thân tôi đã chắc
các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để áp dụng vào giảng dạy.
Như vậy, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu phục vụ
cho giảng dạy là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng đối với mỗi GV.
Tuy nhiên, phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo với thực tế HS lớp

mình; khơng dập khn, máy móc.

III. SỬ DỤNG MẠNG Ý NGHĨA KHI DẠY TẬP LÀM VĂN "KỂ HAY
NÓI, VIẾT VỀ MỘT CHỦ ĐỀ":
Kể hay nói hoặc viết về một chủ đề nào đó là dạng đề chiếm số lượng lớn
và có tầm quan trọng trong tồn bộ q trình học tập làm văn ở lớp 3. Qua các
câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, tôi nhận thấy dạng đề này hầu như là sự kết hợp của
nhiều thể loại: Miêu tả, tường thuật, thuyết minh và phát biểu cảm nghĩ. Khi dạy
dạng đề này, giáo viên nên sử dụng mạng ý nghĩa để giúp học sinh tìm kiếm,
phát triển và diễn đạt ý tưởng.
Sử dụng mạng ý nghĩa là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy
nghĩ, diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học tập làm văn. Phương
pháp này hướng đến việc cá thể hóa, tối đa hoạt động nói và viết của học sinh
sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa bảo đảm được những chuẩn mực cơ
bản của một thể loại văn bản, vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em học
sinh trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết có trước của các em, cũng
như những ý tưởng và ngôn từ trong các bài đọc theo chủ đề mà các em đã học
được trong sách giáo khoa.
Tiến trình thực hiện phương pháp sử dụng mạng ý nghĩa trải qua 6 hoạt
động liên hoàn sau đây:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh định hình cụ thể đối tượng nói hay viết
trong trí nhớ đồng thời viết đối tượng ấy vào khung chủ đề. Trong trường hợp
dùng vật thật, hay tranh ảnh thì khung chủ đề cũng chính là chúng. Khung chủ
đề có thể là do giáo viên hay học sinh tự tạo với một ơ trịn hay ơ vng, trong
đó ghi tên chủ đề.
Để thực hiện hoạt động này, tôi đã tiến hành một trong những cách sau đây:
- Tạo tình huống khơi gợi học sinh nghĩ đến chủ đề hay đề tài.
- Kể một câu chuyện nhỏ kết hợp đặt câu hỏi hướng học sinh đến đề tài.
- Dùng tranh, ảnh hoặc vật thật hướng học sinh đến đề tài.

- Sử dụng một đoạn văn mẫu lấy từ các bài tập đọc đã học để gợi học sinh
nghĩ đến đề tài.
6/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
* Hoạt động 2: Tìm ý.
Để thực hiện tốt hoạt động này, tôi hướng dẫn học sinh tập trung động não
nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bấy kỳ những từ
ngữ liên quan đến đối tượng ấy. Tôi đã sử dụng một trong những cách sau:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát
triển ý.
- Đưa ra một khung mạng trong đó có sẵn vài ý, phần cịn lại để học sinh
suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành mạng.
* Hoạt động 3: Lập dàn ý.
Tôi hướng dẫn học sinh sắp xếp ý đã có trong mạng theo trình tự sau:
- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được.
- Gọi học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình.
* Hoạt động 4: Diễn đạt các ý thành bài.
Tôi hướng dẫn học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài dưới
dạng nói hay viết.
- Nếu là bài tập viết: Tơi hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ xoay quanh
mạng thành ít nhất một câu.
- Nếu là bài tập nói: Tơi hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình
diễn đạt thành câu, thành bài theo nhóm đơi.
* Hoạt động 5: Trao đổi, sửa chữa và nhận xét.
- Nếu là bài viết: Tôi tổ chức cho học sinh đọc, sửa chữa bản nháp của mình.
- Nếu là bài nói: Tơi cho một số học sinh thể hiện trước lớp rồi tổ chức
nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội dung và
thể loại của đề bài.

* Hoạt động 6: Học sinh viết bài hồn chỉnh vào vở.
Ví dụ: Bài "Kể lại buổi đầu em đi học" (Tuần 6 - TV3 - tập 1)
Đây là bày tập làm văn yêu cầu học sinh kể về một chủ đề rất gần gũi,
quen thuộc với các em. Song, để kể được lại là một công việc hết sức khó khăn
đối với học sinh bởi vì: Những ký ức về ngày đầu tiên đi học của các em đã bị
mờ dần theo thời gian. Chính vì vậy, để giúp các em có thể nhớ và kể lại được
một cách hồn nhiên về buổi đầu đi học của mình, đồng thời viết thành một bài
văn ngắn tơi đã sử dụng mạng ý nghĩa. Tôi tiến hành như sau:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- Để giúp học sinh tìm hiểu rõ đề bài, tơi đưa ra một số câu hỏi nhỏ:
+ Bài tập làm văn hơm nay thuộc kiểu bài gì?
+ Đề bài u cầu các con kể về điều gì?
+ Buổi đầu các con đi học là ngày nào?
7/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt lại và ghi vào khung chủ đề:
Buổi đầu đi học.
- Tiếp đó, tơi u cầu học sinh thảo luận nhóm 4 để hồn thành 1 bài tập
trên phiếu nhằm khơi gợi cho học sinh tập trung nghĩ đến "buổi đầu đi học". Nội
dung bài tập như sau:
Bµi tập: Đọc bài tập đọc "Nhớ lại buổi đầu đi học" và hoàn
thành bảng sau:
iu lm cho tỏc gi nh lại ngày đầu ...............................................................
tiên đi học là:
...............................................................
Cảm giác của tác giả trong ngày đầu ...............................................................
tiên đi học là:
...............................................................

Những từ ngữ chỉ tâm trạng của các ...............................................................
bạn học sinh mới là:
...............................................................
* Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh tìm ý.
- Tôi đa ra một khung mạng trong đó có sẵn vài ý (khung
mạng này đợc viết ra 1 bảng phụ).
Con đ
ờng

Buổi đầu đi
học

Cô giáo
Rụt rè

* Hot ng 3: Hng dn hc sinh sắp xếp các ý đã có trong mạng.
- Khi học sinh đã viết hết các ý trong mạng về buổi đầu đi học, tôi yêu cầu
học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được sao cho hợp lý và hình thành mạng ý
nghĩa ra nháp.
- Gọi 1 số học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình ở bảng lớp
1. Ngày cuối thu
5. Rụt rè
2. Mẹ em
6. Cô giáo
Buổi
đầu
đi
học
3. Con đường quen thuộc
7. Mạnh dạn

4. Trường học
8. Học sinh lớp
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh diễn đạt ý trong mạng ý nghĩa thành
bài nói.
- Trên cơ sở học sinh đã hoàn thành mạng ý nghĩa, tơi u cầu học sinh
nhìn mạng ý nghĩa của mình diễn đạt thành câu, thành bài nói.
- Ở phần này, tơi u cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi: Từng bạn kể
cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
* Hoạt động 5: Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh diễn đạt ngắn gọn, chú ý chấm câu rõ ràng.
8/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Sau khi học sinh viết xong, tôi mời một số học sinh đọc bài viết trước lớp.
+ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bằng cách sử dụng mạng ý nghĩa, tơi đã giúp học sinh của mình đạt được
yêu cầu của bài tập làm văn: 100% học sinh biết viết đoạn văn kể về buổi đầu đi
học một cách hồn nhiên, chân thật và hoàn thành bài ngay tại lớp.
IV. BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC.
1. Luyện kỹ năng sử dụng dấu câu cho HS:
Học sinh lớp 3 được học cách sử dụng dấu câu trong phân môn Luyện từ và
câu. Tuy nhiên, nội dung học về dấu câu thường được lồng ghép với các nội dung
khác trong giờ học Luyện từ và câu. Chính vì vậy, các em ít được luyện tập sử dụng
các dấu câu nên phần lớn HS viết câu văn dài dịng, ý khơng rõ ràng mạch lạc.
Nhận thức rõ điều đó, nên trong q trình dạy học, tôi luôn chú ý rèn cho HS kỹ
năng sử dụng dấu câu thành thạo, đặc biệt là hai loại dấu câu thường dùng: Dấu
chấm và dấu phẩy. Từ đó, tạo điều kiện cho các em được làm văn tốt hơn.
1.1. Để luyện cách sử dụng dấu phẩy:

- Trước hết, tôi giúp HS hiểu rõ dấu phẩy được dùng trong các trường hợp:
+ Ngăn cách bộ phận chỉ thời gian với bộ phận cịn lại trong câu.
Ví dụ: Hơm qua, tôi nghỉ học.
+ Ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với bộ phận cịn lại trong câu.
Ví dụ: Trên cành cây, chim hót líu lo.
+ Ngăn cách bộ phận chỉ mục đích với bộ phận cịn lại trong câu.
Ví dụ: Muốn cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
+ Ngăn cách bộ phận chỉ nguyên nhân với bộ phận cịn lại trong câu:
Ví dụ: Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xôphi đã về ngay.
+ Ngăn cách trạng ngữ chỉ phương tiện với bộ phận đứng sau trong câu
(điều này GV hiểu):
Ví dụ: Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen- li đã hoàn thành bài thể dục.
+ Ngăn cách các bộ phận đồng chức (điều này GV hiểu):
Ví dụ: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều
là một tác phẩm nghệ thuật.
Phần kiến thức nêu trên, tôi cung cấp cho HS trong các giờ học Luyện từ
và câu thơng qua các ví dụ cụ thể về các kiểu câu.
Ví dụ khi dạy bài về dấu phẩy ở tuần 22:
Bài tập 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a. Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.
9/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
b. Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c. Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d. Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Hoạt động chủ yếu:
- Bước 1: Giúp HS nắm đề:
+ Cho HS đọc yêu cầu và các câu văn của bài tập.

+ Nhấn, gạch chân “đặt dấu phẩy”.
- Bước 2: Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân, chữa và chốt bài đúng.
a. Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
b. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt dầu xanh tốt.
c. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
- Bước 3: Giúp HS hiểu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu văn:
+ Mời 1 HS đọc các câu văn (đọc ngắt hơi sau dấu phẩy).
+ Mời 1 HS nhận xét, so sánh 2 bạn đọc (đọc để nắm đề - chưa có dấu
phẩy và đọc khi đã chữa bài xong - đọc ngắt hơi sau dấu phẩy) (Cách đọc sau
hay hơn).
+ Mời HS giải thích vì sao hay hơn để rút ra tác dụng của dấu phẩy.
- Bước 4: Giúp HS nắm cách sử dụng dấu phẩy.
+ Các bộ phận câu: “Ở nhà”,“Trong lớp”, “Hai bên bờ sông”, “Trên
cánh rừng mới trồng” trong mỗi câu văn là những bộ phận chỉ gì?
+ Chốt cách dùng dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để ngăn cách bộ phận
chỉ thời gian với bộ phận còn lại trong câu.
Song song với việc làm này, tôi tăng cường cho HS luyện tập các dạng bài
tập về sử dụng dấu phẩy trong các giờ Hướng dẫn học. Đó là các dạng bài cơ
bản sau đây:
a. Dạng bài tập: Điền dấu phẩy vào câu văn:
Ví dụ: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau:
- Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ.
- Trời xanh ngắt trên cao xanh như dịng sơng trong trơi lặng lẽ giữa
những ngọn cây hè phố.
- Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.
b. Dạng bài tập: Điền dấu phẩy vào đoạn văn:
Ví dụ: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
“ Bấy giờ ở Lam Sơn có ơng Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những
năm đầu nghĩa quân còn yếu thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt quyết

bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
10/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
c. Dạng bài tập: Sửa dấu phẩy dùng sai:
Ví dụ: Trong đoạn văn sau có một số dấu phẩy đặt sai. Em hãy sửa lại cho
đúng và viết lại đoạn văn này:
“Gần trưa, mây mù tan. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra
rõ rệt. Trước bản rặng đào, đã trút hết lá. Trên những cành đào khẳng khiu, đã
lấm tấm những lộc non và lơ thơ, những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa”.
d. Dạng bài tập: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ thời
gian (mục đích, địa điểm, nguyên nhân,...) với bộ phận còn lại trong câu.
Thông qua việc các việc làm trên, HS lớp tôi đã nắm vững cách dùng dấu
phẩy và bước đầu biết áp dụng vào viết câu văn ngắn gọn, rõ ý.
1.2. Để luyện cách sử dụng dấu chấm:
- Ngoài việc giúp HS hiểu rõ tác dụng của dấu chấm và cách sử dụng dấu
chấm, tôi đặc biệt coi trọng việc thực hành - luyện tập sử dụng dấu chấm cho
HS. Chính vì vậy, tơi đã soạn ra một số dạng bài tập tiêu biểu để giúp HS rèn kỹ
năng sử dụng chấm câu. Sau đây, là những dạng bài tập tôi đã cho HS lớp tôi
làm thêm vào các giờ hướng dẫn học.
a. Dạng bài tập: Điền dấu chấm vào đoạn văn.
Ví dụ: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
“Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ
cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm”.
b. Dạng bài tập: Sửa dấu chấm dùng sai.
Ví dụ: Đoạn văn sau có dấu chấm nào dùng sai? Em hãy sửa lại cho đúng
và viết lại đoạn văn:
“Trong bài địa lý tuần này. Chúng em đã biết. vị trí của các đại dương trên
trái đất. Qua quan sát quả địa cầu, chúng em biết Việt Nam giáp với biển Đơng

thuộc Thái Bình Dương”.
c. Dạng bài tập: Tập viết lại đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm.
VÝ dơ: Em hÃy viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) kĨ
vỊ mĐ em.
1.3. Để luyện kỹ năng sử dụng kết hợp cả hai dấu câu:
Bên cạnh việc cho HS làm những bài tập luyện kỹ năng dùng từng dấu
câu trên, tơi cịn cho HS luyện những bài tập phối hợp rèn cách sử dụng cả hai
dấu câu đó.
a. Dạng bài tập: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn.
Ví dụ: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống cho phù hợp rồi viết
lại đoạn văn và nhớ viết hoa đúng quy định:
11/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
“Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân  trời vừa rạng sáng  Quốc
Toản mình mặc áo bào đỏ  vai mang cung tên  lưng đeo thanh gươm báu 
ngồi trên một con ngựa trắng phau  theo sau Quốc Toản là người tướng già và
sáu trăm dũng sĩ nón nhọn  giáo dài  đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng
chiêng trống rập rình ”.
b. Dạng bài tập: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm và dấu phẩy.
Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về quê hương của em.
Nhờ được luyện tập thường xuyên các dạng bài tập về dấu câu, HS lớp tôi
đã biết sử dụng tương đối thành thạo các dấu câu và viết được những đoạn văn
ngắn, diễn đạt ý rõ ràng mạch lạc, bài văn của các em có nhiều tiến bộ hơn so
với đầu năm.

2. Cung cấp các kiến thức văn học:
2.1. Cung cấp vốn từ qua phân môn Tập đọc và các môn học khác:
a. Với phân môn Tập đọc:

Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có
một vị trí và ý nghĩa quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể
dhiễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em
là rất hạn hẹp. Đơn cử một vài ví dụ: Khi tìm các từ khó trong bài tập đọc để
giải nghĩa, nhiều em cịn tìm được những từ được ghép từ một tiếng của từ này
với một tiếng của từ ghép khác.
Ví dụ: "Lúa xanh rập rờn" có em chọn từ "xanh rập", "lá quắt lại rủ
xuống", có em lại chọn từ "lại rủ".
Điều này đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức về từ lơ mơ như
vậy thì làm sao có thể viết văn hay được. Bằng mọi cách, tôi phải bổ sung vào vốn
từ bé nhỏ của các em một phần trong cái vô vàn phong phú của Tiếng Việt.
Một trong những công cụ quan trọng nhất để cung cấp vốn từ cho học sinh là
môn tập đọc. Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ mà các em chưa
hiểu nhưng cuối cùng tôi chỉ chốt lại một số từ yêu cầu các em phải ghi vào sổ từ,
tập đặt câu với từ đó để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là của mình.
Ví dụ ở bài: "Cuộc chạy đua trong rừng", tôi yêu cầu các em sau giờ học
phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ, trong đó có:
- Nguyệt Quế: Cây lá mềm có răng như dát vàng, người xưa dùng lá nguyệt
quế kết lại để tặng người chiến thắng.
- Đối thủ: Người (hoặc đội) tranh thắng thua với người (đội) khác.
- Vận động viên: Người thi đấu thể thao.
- Chủ quan: Tự tin quá mức, không lường trước khó khăn.
12/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
Tập đặt câu với các từ:
- Đối thủ: Trong trận đấu vật chiều hôm qua, đối thủ của anh trai em là một
người rất khỏe.
- Vận động viên: Chị gái của em là một vận động viên điền kinh.

- Chủ quan: Quắm đen thua ông Cản Ngũ do quá chủ quan.
Tương tự như vậy, qua môn tập đọc, các em sẽ tích lũy được một "vốn
liếng" từ không hề nhỏ.
Hơn nữa, tôi đặc biệt chú trọng đến các từ có sức gợi cảm cao. Cuối mỗi
tiết học, yêu cầu các em nêu câu văn hay mà các em u thích nhất với những
câu có sự đặc sắc trong nghệ thuật từ thì tơi u cầu các em chỉ rõ những từ hay.
Ví dụ: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dịng sơng trong trơi lặng lẽ giữa
những ngọn cây hè phố (sách Tiếng Việt 3 - tập 1).
Với những từ mang tính chất nghệ thuật cao như vậy, tôi cũng yêu cầu các
em chép vào sổ từ, tập đặt câu để biến chúng thực sự là của mình. Mà những từ
gợi cảm như vậy thì có rất nhiều, rất nhiều trong các bài tập đọc. Nó sẽ có tác
dụng vơ cùng thiết thực trong việc viết văn của các em.
b. Với các môn học khác: Các môn học khác cũng là nguồn cung cấp vốn sống
như vốn từ khá phong phú. Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp những kiến thức
về cuộc sống xung quanh các em, giúp các em tìm hiểu về những hiện tượng
thiên nhiên như nắng, gió, mây, mưa,.... những con suối, dịng sơng,.... những
cánh rừng, những ngọn núi,...những con vật, đồ vật thân thiết, gần gũi với các
em; những bức vẽ về đề tài thiên nhiên, sinh hoạt của con người,... cũng như
giúp HS rèn luyện kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú, sự cảm nhận
tinh tế về màu sắc.
c. Từ vốn sống thực tế: Cuộc sống xung quanh các em thật phong phú, dạy các
em hãy hịa mình với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá,... mỗi khi có dịp cho đến những
lời hát ru, những câu thành ngữ, tục ngữ, những lời ăn tiếng nói trong giao tiếp
hàng ngày,...
Như vậy có thể thấy việc bồi dưỡng và tích lũy kiến thức là một quá trình
lâu dài. GV cần phối hợp với gia đình các em định hướng cho các em, tạo cho
các em có cơ hội được hịa nhập với thế giới thiên nhiên và những mối quan hệ
xung quanh các em. Mỗi ngày một ít, mỗi lúc một ít, mỗi nơi một ít sẽ làm giàu
thêm vốn sống, vốn liếng văn học cho các em.
d. Rèn cho HS thói quen đọc sách: Động viên, khích lệ HS chăm đọc sách và

định hướng cho các em đọc có chọn lọc. Hiểu được nội dung của bài thơ, bài
văn mình đọc, biết ghi chép những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc, biết lắng
13/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
nghe và chắt lọc những ý của thầy cơ. Từ đó, giúp các em biết vận dụng kiến
thức để bổ sung thêm cho vốn kiến thức của mình.
2.2. Bài tập làm giàu vốn từ.
Song song với việc tích lũy vốn từ qua mơn tập đọc, tơi thường xuyên cho
các em củng cố về từ ngữ qua các dạng bài luyện tập từ dễ đến khó nhằm làm
giàu vốn từ cho các em.
a. Điền từ để có câu văn giàu hình ảnh
- Cánh đồng lúa quê em (thật đẹp). Những ruộng lúa (xanh tươi) trông
như một (tấm thảm khổng lổ).
- Vườn hoa nhà em (rực rỡ) đủ màu sắc.
- Những giọt sương như những (hạt ngọc) đang (lấp lánh) dưới ánh sáng
mặt trời.
- Bầu trời xanh (thăm thẳm). Mây trắng (bồng bềnh) trôi.
- Luống cúc bừng lên khoe sắc (vàng rực rỡ).
- Hoa hồng đẹp (lộng lẫy), cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung).
- Nắng ban mai (hồng tươi) nhuốm chan hòa trên từng sắc lá.
- Cây nấm thấp (lè tè).
- Gió thổi (rì rào) trong đám lá.
- Những tia nắng vàng (nhảy nhót) trên vịm cây.
- Trăng dát trên mặt hồ những gợn vàng (lóng lánh).
Việc học sinh chọn từ điền là thoải mái, khơng gị ép, ép đặt. Nhưng sau
khi các em chọn, điền và đọc câu văn của mình lên thì tơi cho các em bình luận
và nhận xét xem câu nào hay hơn cả. Các em yếu kém có thể học hỏi được nhiều
từ, câu của các bạn khá, giỏi. Bài tập dạng này có thể có rất nhiều nhưng tơi chỉ

đơn cử ra đây một số ví dụ như vậy. Ta có thể chọn để đưa ra các câu văn thành
công trong việc dùng từ hay rồi cho các em chọn điền. Nếu có những câu khó,
học sinh khơng làm tốt thì giáo viên có thể gợi ý cho các em.
b. Tìm từ theo các yêu cầu, đặt câu văn gợi tả, gợi cảm.
Một dạng bài khó hơn, nâng cao hơn, đó là tơi cho các em tập tìm từ theo
một u cầu cho trước rồi đặt câu với từ đó.
Ví dụ một số bài tập như sau:
- Tìm các từ chỉ mức độ của màu (xanh, đỏ, vàng, trắng, tím...) rồi đặt câu
với các từ vừa tìm đựơc.
Với các bài tập này tôi gợi ý, hướng dẫn các em làm như sau:
Ví dụ: Tìm các từ chỉ mức độ của màu đỏ rồi đặt câu với các từ đó:
Tơi cho các em nêu lên các vật mang màu đỏ rồi nhận xét từ nào sẽ gợi tả
màu sắc đó.
14/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Hoa hồng: Đỏ thẫm.
- Hoa dâm bụt: Đỏ tươi.
- Bếp than: Đỏ rực.
- Quả hồng chín: Đỏ mọng.
- Vườn cam chín: Đỏ ối.
- Chiếc áo đỏ: Đỏ rực rỡ.
- Lá cờ tổ quốc: Đỏ thắm.
- Đôi má em bé: Đỏ hồng.
Từ ngữ và nghĩa của từ đã nắm được, các em sẽ đặt câu để nắm vững và
hiểu sâu. Điều cơ bản ở đây là các em sẽ đặt câu thế nào cho hay. Giáo viên phải
tạo được một khơng khí thi đua, tạo được sự sôi nổi, thảo luận để tạo ra cách
diễn đạt những câu văn hay nhất.
2.3. Dạy viết câu.

a. Dạy viết câu đơn giản:
Việc tiếp theo của cung cấp vốn từ là ta phải dạy học sinh viết câu. Bởi vì
nếu như khơng có kiến thức đúng đắn về câu sẽ tạo ra những bài văn với một
loạt những lỗi: câu q cụt, câu rườm rà, lủng củng... Cịn có thể có những bài
văn khơng có một dấu chấm, dấu phẩy nào. Chính bởi xác định được tầm quan
trọng của việc dạy viết câu, tôi đã hết sức lưu ý và làm tốt khâu này, học sinh lớp
3 mới làm quen với một số kiến thức về câu qua một số mẫu câu ở tiết Luyện từ
và câu.
Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ dưới mặt đất. Để viết được những
câu văn mang tính nghệ thuật thì trong kết cấu, trước tiên học sinh cần nắm
được câu trong thể dạng đơn giản nhất. Khi dạy câu cho học sinh, ta cần dạy tốt
các tiết luyện từ và câu về các kiểu câu theo mẫu.
Trong chương trình xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được,
tôi chốt lại và củng cố thật nhiều, buộc học sinh phải hiểu:
- Câu phải diễn đạt đủ ý.
- Câu phải có đủ hai vế.
Ví dụ: + Vế 1 trả lời cho câu hỏi: "Ai, cái gì, con gì?".
+ Vế 2 trả lời cho câu hỏi: "Làm gì, như thế nào?".
Khơng chỉ nắm vững về lý thuyết, tôi thường cho học sinh luyện tập viết
câu, xác định câu. Công việc này được tiến hành song song với việc luyện từ sử dụng các từ ngữ tích lũy - đặt câu - xác định câu.
Ví dụ:
1. Đặt câu với từ: rực rỡ, nồng nàn.
2. Đánh dấu x trước dòng đã thành câu:
15/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
-  Có bộ lơng mượt như tơ.
-  Trên biển, từng đồn thuyền nối đi nhau ra khơi.
-  Bước đi lẫm chẫm.

-  Chích bông chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt.
Cứ bằng cách như vậy, luyện tập thật nhiều lần sẽ giúp học sinh có một
kiến thức vững chắc về câu.
b. Dạy viết một vài dạng câu có kết cấu phức tạp:
Nếu như một bài văn chỉ được viết bằng một loại câu thì sẽ gây ra sự đơn
điệu. Bởi vậy, ta cần trang bị những kiến thức nâng cao về câu cho những "mầm
non văn học". Tuy nhiên, ta khơng bắt học sinh tiếp thu những gì q phức tạp
không phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Đối với học sinh lớp 3, một số dạng câu
có thể dạy học sinh là:
- Câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi: "Ở đâu?".
- Câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi: "Khi nào?".
- Câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi: "Bằng gì?"
Điều ta cần lưu ý là không nên đưa ra lý thuyết và thuật ngữ, ta chỉ cần
giúp học sinh biết cách viết để cho bài văn có một sự phong phú hơn mà thôi.
Với các bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ở đâu?" hoặc "Khi nào?" "Bằng gì?".
- Đầu tiên, tơi cho các em tiếp xúc với loại câu này, tập tìm bộ phận câu
hỏi trả lời câu hỏi "Ở đâu?", "Khi nào?", "Bằng gì?"
+ Trên vịm cây, chim hót líu lo.
+ Sáng sớm, những chú hải âu đã chao lượn sát mặt biển.
+ Bằng sự lao động sáng tác của mình, ông Lương Đình Của đã lai tạo ra
nhiều giống lúa mới.
- Tôi yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi để tìm ra bộ phận câu trả lời câu hỏi
"Ở đâu?", "Khi nào?", "Bằng gì?".
- Tơi có thể cho học sinh so sánh hai câu để phát hiện ra câu nào hay hơn,
rõ nghĩa hơn:
+ Chim hót líu lo.
+ Trên vịm cây, chim hót líu lo.
- Tương tự như đối với câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi "Khi nào?". Từ
đó, tơi đưa ra kết luận đối với những câu có các bộ phận câu trả lời câu hỏi "Khi
nào?", "Ở đâu?", "Bằng gì?", ý nghĩa diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn. Từ đó, học

sinh sẽ có ý thức viết câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ở đâu?", "Khi nào?",
"Bằng gì?" trong các bài văn của mình.
Để viết được câu văn, bài văn hay hơn nữa, ta tiếp tục dạy các biện pháp
nghệ thuật.
16/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
3. Dạy các biện pháp nghệ thuật:
Muốn bài văn hay thì một điều khơng thể thiếu được là nghệ thuật. Học
sinh lớp 3 có rất ít kiến thức về lĩnh vực này. Nếu chúng ta không dạy thì các em
làm sao nắm được. Nghệ thuật trong viết văn thì có rất nhiều các biện pháp.
Nhưng theo tôi đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp
nhất là so sánh và nhân hóa. Việc trước tiên là ta phải giúp em hiểu được các
biện pháp này, ta không nên dùng lời giảng giải mà phải cho các em cả một
"kho" ví dụ. Chúng ta chỉ cần lưu tâm giới thiệu với các em mà thôi. Vấn đề
quan trọng là chúng ta giới thiệu như thế nào. Sau đây, tơi xin trình bày cách làm
của mình.
3.1. Biện pháp so sánh:
Trong các câu văn hay mà các em tìm được từ các bài tập, có rất nhiều
câu sử dụng biện pháp so sánh, ví dụ như:
- Bơng hướng dương như những vầng mặt trời vãi tung tóe những tia nắng
vàng rực rỡ.
- Mặt trời chênh chếch rọi xuống biển ức triệu giọt sương thành những hạt
ngọc lấp lánh, lung linh.
- Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi
cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
- Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
Với những câu văn này, tôi sẽ giới thiệu để các em nắm được biện pháp so
sánh bằng cách làm như sau:

Ví dụ với câu: "Bơng hướng dương như những vầng mặt trời vãi tung tóe
những tia nắng vàng rực rỡ". Tơi phân tích: Đây là một câu sử dụng biện pháp
so sánh, tác giả lấy hình ảnh mặt trời để tả bông hướng dương.
Để học sinh thấy đựơc sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi lấy
một câu văn khác để tả bông hướng dương: "Bơng hướng dương rất to, màu
vàng, có nhiều cánh nhỏ" và yêu cầu học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ
nhiên là câu thứ nhất, 100% học sinh được hỏi đều trả lời như vậy. "Hay hơn vì
sao?", các em trả lời câu hỏi đó của tơi: "Vì được sử dụng biện pháp nghệ thuật
so sánh". Muốn các em nắm vững hơn về cách so sánh, tôi lại đưa ra một câu
văn nữa: "Bông hướng dương giống như cái đĩa màu vàng" và yêu cầu học sinh
nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định câu thứ ba không hay
bằng, tôi đặt câu hỏi: "Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu
thứ nhất lại hay hơn?" và giải thích: "Ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh mặt
trời đang tỏa nắng, một hình ảnh rất đẹp, rất sinh động và độc đáo để so sánh. Vì
vậy, đã làm cho bơng hướng dương đẹp hẳn lên. Cịn ở câu thứ ba, cái đĩa cũng
17/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
là một vật tuy có điểm giống (tròn, to, màu vàng) nhưng lại rất đơn điệu. Rõ
ràng nó xấu hơn bơng hoa, vì vậy nó đã làm cho bông hoa giảm đi rất nhiều vẻ
đẹp và giá trị. Câu văn khô khan và kém hay hẳn đi".
Từ đấy, học sinh bắt đầu hình thành một hiểu biết. Khi so sánh, muốn làm
đẹp một sự vật thì phải so sánh nó với một sự vật khác đẹp hơn và ngược lại.
Việc lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều ví dụ sẽ góp phần khắc sâu ở học sinh
những hiểu biết về biện pháp so sánh. Hơn nữa, mỗi ví dụ mang mỗi hình, mỗi
vẻ lại càng giúp các em hiểu biết một cách phong phú và sinh động, khơng giới
hạn, gị bó ở một cách thứ nào.
Song song với việc học là việc luyện tập. Vì nếu khơng được luyện tập
thường xun thì các kiến thức đó cũng dần mai một. Sau đây là một số dạng bài

luyện tập mà tôi đã sử dụng:
a. Điền tiếp các hình ảnh so sánh vào các câu sau:
- Nổi lên trên mặt biển là một bãi cát giống hình một (giọt nước).
- Những tàu lá chuối trông giống như (chiếc quạt khổng lồ).
- Cánh đồng lúa rộng mênh mông trông như một (tấm thảm).
- Mào chú gà y như một (bơng hoa) đỏ chon chót.
Dạng bài này tuy khơng khó khăn nhưng dĩ nhiên khơng phải học sinh
nào cũng làm được và làm tốt. Tuy nhiên, qua việc tìm tòi, học hỏi và thảo luận,
kỹ năng so sánh của các em cũng được nâng cao nhiều.
b. Tập so sánh:
Nâng cao hơn, tơi u cầu các em tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt câu.
Tôi đưa ra những sự vật ví dụ như:
- Hoa thược dược (hoa cẩm chướng, hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa xoan)
như....
- Con đường (bãi cỏ, đồng lúa chín) như.....
- Tàu dừa (vầng trăng tròn, khuyết, mặt hồ) như.....
* Loại bài tập này khó hơn, nó địi hỏi học sinh cả trí tưởng tượng phong phú
lẫn kỹ năng diễn đạt mới có thể cho ra những câu văn hay. Bởi vậy, tôi thường đưa
ra những câu mẫu sau khi học sinh đã trình bày hết ý kiến mà vẫn chưa có được
những câu văn có thể tích lũy để làm tư liệu.
Ví dụ:
- Bãi cỏ như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn.
- Đồng lúa chín y như một biển vàng.
- Mặt hồ phẳng lặng y như một tấm gương vĩ đại in sắc trời, mây.
- Cây phượng nở hoa đỏ rực như một mâm xôi gấc khổng lồ.
18/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
Cứ với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong

phú, khả năng diễn đại một câu văn cũng ngày càng một cao. Trong các bài viết,
đưa biện pháp mô tả để so sánh là một việc làm dễ dàng đối với học sinh.
3.2. Biện pháp nhân hóa:
Đối với học sinh lớp 3, giáo viên chưa cần nói thế nào là biện pháp nghệ thuật
nhân hóa, chỉ cần giới thiệu cho học sinh thơng qua những ví dụ cụ thể như sau:
Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật:
- Anh chào mào đỏm dáng.
- Phong lan yểu điệu.
- Những bé gà ngơ ngác.
- Sóng biển đùa giỡn bên mạn thuyền.
- Ơng mặt trời vươn mình tỉnh giấc.
- Quyển vở sung sướng, hãnh diện khoe điểm mười đỏ chói.
.v.v...
Song song với việc giới thiệu, tơi thường xun đọc cho các em nghe các
câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa như: Dế mèn phiêu lưu ký, Võ
sĩ bọ ngựa, Hai con ngỗng... của nhà văn Tơ Hồi.
Nhắc cho học sinh liên tưởng đến các truyện cổ tích có con vật đáng u
thơng minh, tinh nghịch. Đó là những mẫu mực cho học sinh học tập để nắm
vững được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Khi các em được một sự hiểu biết rõ ràng, ta cần thiết cho các em được
luyện tập ngay một số dạng bài luyện tập.
1. Nêu tâm trạng của các lồi hoa vào mùa xn.
2. Tưởng tượng ra cuộc trị chuyện của bầy chim, những chú chó, mèo...
3. Chị mái mơ thật giống một người mẹ hiền. Em hãy tưởng tượng những
cử chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó.
Dựa vào những câu chuyện đã được nghe, những bộ phim hoạt hình đã được
xem thì những bài tập trên khơng khó lắm đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên
cần lưu ý tới chủ đề viết. Tôi đã gợi ý học sinh làm như sau:
1. Bác mặt trời dịu hiền tỏa ánh nắng ban mai hồng tươi.
- Chị gió tinh nghịch nơ giỡn cùng đám lá.

- Mèo mướp lười biếng nằm sưởi nắng ở dưới sân.
- Cô gà mái đảm đang dẫn đàn gà con đi chơi.
- Chị chim sâu chăm chỉ lách chách chuyền cành.
2. Huệ thật dịu dàng trong chiếc áo trắng ngần, tinh khiết.
- Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng.
19/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi dự hội xn. Nó khơng cịn bộ quần áo
nào lành lặn cả.
3. Thấy chim sâu suốt ngày nghiêng ghé tìm tịi bắt sâu, chim gáy bèn nói:
- Sao cậu dại dột vậy, ngồi đồng đầy rẫy thóc vàng. Tội gì cậu cứ phải
tìm mãi mấy con sâu chết tiệt ấy?
- Nhưng mà mình khơng bắt thì lũ sâu độc ác ấy sẽ phá hoạt hết những
luống rau xanh tốt này.
- Vẽ chuyện! Cậu có trồng chúng đâu, cậu có ăn được chúng đâu.
- Nhưng mà chúng mình phải biết bảo vệ lẫn nhau chứ! Mình rất thích
cơng việc này. Mình đã đem niềm vui đến cho các bạn rau, cho bà con nông dân.
4. Hễ kiếm được miếng mồi nào, chị mái mơ cũng lục cục gọi bầy con
đến và nhường cho chúng.
- Chị dang đôi cánh ấm áp ủ bầy con nhỏ rồi dịu dàng hát cho chúng nghe.
- Chị gà mái rất giàu kinh nghiệm, chị chẳng bao giờ dẫn lũ con đến gần
rãnh nước.
- Từ ngày nuôi lũ con, bộ lông chị gà cứ xơ xác hẳn đi.
* Bằng cách luyện tập thì việc nắm và tận dụng biện pháp nhân hóa vào
bài văn sẽ khơng có gì khó khăn với học sinh. Câu trả lời, chúng ta thấy rõ hơn
khi đọc bài viết của các em ở phần sau.
Trên đây là các bước "dạo đầu" giúp học sinh có một vốn văn học nhất
định phục vụ cho việc viết bài. Học sinh sử dụng các "viên gạch" đó xây nên các

"ngơi nhà" như thế nào mới là quan trọng.
4. Đưa nghệ thuật vào bài văn:
Nói đến nghệ thuật, ta đã có cảm giác nó cao siêu và xa vời với học sinh
tiểu học. Nhưng cái "nghệ thuật" ở các em nó chỉ đơn giản là việc chọn lọc từ
ngữ, hình ảnh và sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa,... Bởi vậy, nó cũng
rất gần gũi và quen thuộc với các em vì các em đã có được cả một q trình học
tập và luyện tập. Trong quá trình diễn đạt các nội dung, ta chỉ cần lưu ý học sinh
là các em sẽ cố gắng để diễn đạt tốt. Có thể gợi ý cho học sinh bằng các câu hỏi:
- Ta có thể tả màu của hoa hồng nhung bằng từ nào? (đỏ thẫm, đỏ thắm).
- Gốc hồng làm nhiệm vụ rất quan trọng, nó hút chất dinh dưỡng ni cây.
Tuy nhiên nó sần sùi, màu nâu và khơ cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh
hay nhân hóa để làm nổi bật nét đẹp trong cái hình thức xấu xí của nó được
khơng? (Gốc cây như một người mẹ giản dị trong bộ áo màu nâu xám, nhường
sắc xanh tươi cho lá, cho hoa).
- Những chiếc gai có thể nhân hóa được khơng? (Nhân hóa như những
chú lính).
20/30


Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
- Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? (Vầng trăng khổng lồ, tấm
lụa màu xanh).
Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy, học sinh sẽ nêu ra các ý kiến của mình.
Sau khi nghe phần trình bày của một số học sinh, giáo viên sẽ rút ra một số từ
ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài của mình.
5. Đưa cảm xúc vào bài văn:
Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của học sinh. Muốn có bài tốt, các
em cịn cần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống,
các tri thức văn hóa chung thơng qua các mơn học, đặc biệt phải có sự kiên trì
luyện tập các kỹ năng làm bài văn.

- Một bài văn hay thì khơng thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm
xúc này không chỉ phải tập trung ở phần kết luận. Nó phải được thấm đẫm trong
từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trừu
tượng. Bởi vậy, ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung. Ta cần "bắt"
học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét, cảm xúc của mình trước một vật, một
sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê, kể lể. Nó thấm đẫm các suy
nghĩ, cảm xúc của người viết.
Bài văn nào cũng là sự thể hiện các trạng thái tình cảm của HS. Chỉ có
những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài
văn đáng yêu và đạt kết quả cao. Vì thế, tơi đã cho HS tự bồi dưỡng tình cảm,
cảm xúc, dạy các em biết yêu quý thiết tha bố mẹ, anh chị em, con đường đi học,
con gà nuôi trong sân, con lợn nuôi trong chuồng,... dạy tôn trọng từng quyển
sách, cái bút,... những đồ vật gần gũi hàng ngày, dạy các em có tinh thần hào
hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật, những người gặp khó khăn thơng qua các giờ học
đạo đức, các giờ hoạt động tập thể,... Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch
ngầm làm cho bài văn của các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
Những bài văn bị chê khô như ngói, khơng truyền cảm là vì người làm bài thiếu
cái mạch ngầm đã nói trên.
Tơi cịn cho HS biết quan sát ghi nhớ cảnh vật, con người xung quanh, tổ
chức cho HS tham gia các hoạt động như đi thăm danh lam thắng cảnh, đi thăm
những bà mẹ anh hùng, trò chuyện với các chiến sĩ quân dội... Những hoạt động
ấy có tác dụng nhiều mặt. Riêng với việc học tập làm văn, nó cung cấp cho HS
những hiểu biết các chi tiết sống động... để có thể làm được bài văn tường thuật
cuộc tham quan, kể lại chuyện người tốt, viết về những cảnh đẹp đất nước.
Nhiều học sinh khi làm bài TLV cảm thấy khó, thấy bí, thấy khơng hiểu
viết gì. Ngun nhân quan trọng vì các em thiếu vốn sống, thiếu hiểu biết những
gì liên quan đến bài làm. Khơng có ngun liệu làm sao có sản phẩm? Chưa đi
21/30



Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng viết văn cho HS lớp 3
thăm một cảnh đẹp nào bao giờ thì làm sao có thể làm được bài tường thuật cuộc
đi thăm đó được chân thực mà hay.
Vốn hiểu biết về đời sống của HS được hình thành từ hai nguồn: Từ hoạt
động hằng ngày và qua sách báo, truyền hình, truyền thanh. Đó là vốn sống trực
tiếp và vốn sống gián tiếp. Khi đề cập đến quan hệ giữa Tập làm văn với tập đọc
và kể chuyện, có tác dụng cung cấp vốn sống gián tiếp cho các em của các bài
tập đọc, các câu chuyện kể, tác dụng của các phương tiện thông tin đại chúng
đang phát triển nhanh và mạnh như báo chí, phát thanh, truyền hình và gần đây
là mạng internet. Nhờ các phương tiện trên, vốn sống gián tiếp của học sinh
được mở rộng ra thế giới, trở lại với những thế kỷ xa xưa. Sống ở Hải Phòng, Đà
Nẵng, Đồng Nai, Nam Định... các em có thể biết sinh hoạt và cảnh vật các vùng,
các tỉnh khác trong nước, của Pari, những cánh đồng Úc, những đàn voi Châu
Phi,... qua màn hình tivi. Bây giờ vốn sống gián tiếp của trẻ em thành phố, thị
xã, thị trấn, của các gia đình có máy thu hình... tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên,
một bộ phận khơng nhỏ học sinh chưa có điều kiện vật chất để mở rộng vốn
sống thì hiểu biết của các em cịn nghèo, cịn khó khăn. Dạy tập làm văn, tơi
khơng bỏ qua điều này.
Dù vốn sống gián tiếp có tăng bao nhiêu song vốn sống trực tiếp vẫn cần
và rất quý đối với việc học. Có trải qua, kinh qua mới hiểu, mới biết, mới cảm
nhận, mới nhận một cách sâu sắc. Chính sự hiểu biết và rung động mạnh mẽ ấy
sẽ tạo ra mạch ngầm của bài văn như đã nói. Ảnh hưởng tích cực cả các hoạt
động ngoại khóa, các hoạt động xã hội, của sinh hoạt đội thiếu niên, sao nhi
đồng, của các hoạt động văn thể... đối với viêc học tập làm văn là rất cần thiết.
Nhược điểm lớn hiện nay là nhiều giáo viên, nhiều trường tiểu học chưa
chú trọng đẩy các hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa bổ trợ cho việc học
tập làm văn. HS bị bó hẹp trong bốn bức tường của lớp học và gia đình. Đây là
nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học TLV. Cịn với tơi, tơi đã
ln quan tâm động viên các em tham gia vào các hoạt động trên. Từ đó, các em
đã biết vận dụng những hiểu biết từ thực tế qua những hoạt động đó để giúp các

em có được những bài văn thấm đẫm cảm xúc.
6. Dạy viết bài văn:
6.1. Giúp học sinh quan sát, nhận xét:
Trong thực tế giảng dạy, nhiều học sinh khi làm bài tập làm văn cảm thấy
khó, thấy bí, khơng biết nói gì, viết gì. Nhiều khi các em chỉ biết trả lời rất đơn
giản theo các câu hỏi gợi ý có sẵn trong bài. Cịn đối với những bài khơng có gợi
ý thì các em thường khơng biết nói gì nếu khơng có gợi ý dẫn dắt của giáo viên.
22/30


×