Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
3. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
II. Giải quyết vấn đề
1. Cở sở lí luận .......................................................................................
2. Thực trạng vấn đề ...............................................................................
3. Các biện pháp tiến hành......................................................................
4. Hiệu quả SKKN................................................................................
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận..............................................................................................20
2. Kiến nghị............................................................................................2
IV. Tài liệu tham khảo


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Tiếng Việt là môn học có vai trị đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là
phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác, là một
công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp các em tự tin
và chủ động hoà nhập vơi các hoạt động trong trường học.
Chương trình Tiếng Việt lơp 4 gồm nhiều phân môn, mỗi phân môn có
một nhiệm vụ riêng. Phân môn Luyện từ và câu cung cấp toàn bộ kiến thức về
quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, câu - đơn vị nhỏ nhất để
thể hiện chức năng giao tiếp. Dạy từ và câu là một yếu tố quan trọng để phát
triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất đạo đức tớt đẹp của người học sinh. Vì


vậy ngay từ ngày đầu đến trường, học sinh đã được làm quen vơi từ và câu qua
việc học âm, vần, tiếng, từ ở lơp 1; các mô hình câu đơn giản, các biện pháp
nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa ở lơp 2, 3; các từ loại cơ bản hoặc
nghĩa của từ, cấu trúc câu,… ở lơp 4, 5. Học từ và câu giúp học sinh tiểu học có
hiểu biết về quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.
Học sinh muốn nói và viết thành câu trươc hết phải nắm vững cấu tạo của
từ (đơn vị nhỏ của câu). Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lơp 4,
tôi thấy việc giảng dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết vận dụng vốn từ
vào thực hành giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, học sinh ḿn viết
câu đúng ngữ pháp, câu có hình ảnh, có cảm xúc phải hiểu rõ từ, phân biệt được
từ. Trong phân môn Luyện từ và câu lơp 4, từ được chia làm hai loại: từ đơn và
từ phưc. Từ phức gồm hai loại là “Từ ghép” và “Từ láy”. Dạy học sinh nắm
vững khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy, phân biệt được những từ này và vận
dụng được chúng vào hoạt động giao tiếp là một vấn đề vơ cùng khó khăn.
Trong phạm vi đề tài này, tơi ḿn trình bày “Một số biện pháp hướng
dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy” mà tôi đã tiến hành trong
năm học vừa qua.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy việc nghiên cứu nắm vững mục tiêu của
môn học, mục tiêu cần đạt trong từng tiết dạy, từng bài dạy và vận dụng linh
hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sẽ đạt được hiệu quả thiết
thực. Đó là:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân mơn Lụn từ và câu.
- Kích thích học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, hoạt động nhiều hơn
bằng chính năng lực của mình.
2/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy


- Giúp học sinh yêu thích học Tiếng Việt, hứng thú vơi phân mơn Lụn
từ và câu, phát triển ngơn ngữ trí ṭ của trẻ em.
Đề tài này nhằm giúp giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả
nhất, phù hợp vơi khả năng nhận thức của học sinh, tạo hứng thú học tập cho
học sinh; phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót mà học sinh mắc phải
trong quá trình tiếp thu kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy đồng thời mở rộng
kiến thức về Tiếng Việt cho chính bản thân giáo viên, đề x́t một sớ biện pháp
khắc phục hạn chế trong việc dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu quá trình dạy học Tiếng Việt (phân môn Luyện từ và câu) lơp 4 ở
trường Tiểu học và những lỗi học sinh thường mắc trong quá trình học tập.
- Học sinh lơp 4 của trường Tiểu học.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu tài liệu:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt 4
- Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học
- Một số tài liệu bồi dưỡng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
4.2 Lựa chọn phương pháp.
Kết hợp sử dụng các phương pháp:
+ Trực quan
+ Đàm thoại, gợi mở
+ Giao tiếp: thảo luận nhóm, trị chơi, phân vai.
4.3 Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4
- Giáo án điện tử, máy projector,...
4.4 Thực nghiệm
+ Soạn giáo án 3 tiết:
- Tiết 1: Từ đơn và từ phức (tuần 3)
- Tiết 2: Từ ghép và từ láy (tuần 4)
- Tiết 3: Luyện tập về từ ghép và từ láy (tuần 4)

+ Tổ chức dạy: lơp 4 trường Tiểu học
+ Tổ chức kiểm tra.

3/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Từ và câu có vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thớng ngơn ngữ. Từ là
đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức
năng giao tiếp. Vai trị của từ và câu trong hệ thớng ngôn ngữ quyết định tầm
quan trọng của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học.
Từ năm 2005 - 2006, học sinh lơp 4 đã được học theo chương trình sách
giáo khoa mơi. Phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp trươc kia đã được tích hợp thành
phân mơn Lụn từ và câu. Cơ sở của việc sát nhập này xuất phát từ mối quan
hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong giao tiếp đồng thời coi trọng yêu cầu thực hành
của mơn học. Chính vì vậy, học sinh được làm quen vơi từ và câu ngay từ lơp 1
và được học vơi tư cách là một phân môn độc lập của môn Tiếng Việt từ lơp 2
đến lơp 5.
Mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ ở mỗi khối lơp có sự phân cấp rõ
rệt. Nó như một vịng xốy trơn ớc, càng lên lơp cao nội dung càng được mở
rộng, khái quát và nâng cao hơn.
Ở lơp Hai, mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ là:
- Học sinh học khoảng 300 đến 350 từ mơi (kể cả thành ngữ và tục ngữ) thuộc
các chủ điểm trong sách giáo khoa như Học sinh, Bạn bè, Muông thu,...
- Nhận biết ý nghĩa chung của từng lơp từ: chỉ người, vật và sự vật nói chung
(danh từ); chỉ hoạt động, trạng thái (động từ); chỉ đặc điểm, tính chất (tính từ).
Tuy nhiên chưa yêu cầu học sinh biết các khái niệm danh từ, động từ và tính từ.

- Nhận biết tên riêng và biết viết hoa tên riêng.
- Làm quen vơi cách giải nghĩa từ thông thường: giải nghĩa bằng cách định
nghĩa, bằng cách mô tả trực tiếp (thông qua hình ảnh hoặc lời tả), bằng cách tìm
từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,...
Sang lơp Ba, nội dung luyện từ tiếp tục những nội dung đã học ở lơp Hai
nhưng được nâng cao hơn:
- Học sinh học khoảng 400 đến 450 từ mơi (kể cả thành ngữ và tục ngữ) thuộc
các chủ điểm trong sách giáo khoa như Măng non, Mái ấm, Ngôi nhà chung,...
- Nhận biết nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ gắn vơi các chủ điểm và dê
hiểu hơn đối vơi học sinh.
- Nhận biết nghĩa của một số biện pháp tu từ phổ biến: so sánh, nhân hóa.
- Nhận biết sâu hơn ý nghĩa chung của từng lơp từ đã học ở lơp Hai.
- Tiếp tục làm quen vơi các cách giải nghĩa từ thông thường: giải nghĩa bằng
cách định nghĩa, bằng cách mô tả trực tiếp (thơng qua hình ảnh hoặc lời tả),
bằng cách tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,...
4/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Bươc sang lơp Bốn, các nội dung về luyện từ ở lơp Hai, Ba vẫn tiếp tục
được rèn luyện nhưng nội dung đã được khái quát hơn. Sách giáo khoa Tiếng
Việt Bốn đã có những bài lí thút riêng để cung cấp kiến thức mơi cho học sinh
về tiếng , từ và câu,…. Bố cục của mỗi bài được sắp xếp rất hợp lí gồm ba phần:
nhận xét, ghi nhơ và luyện tập. Các khái niệm từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy,
danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, câu khiến, câu hỏi,…đã
được sử dụng. Khi đã có các định nghĩa cụ thể về tiếng, từ, câu,… như vậy thì
việc phân biệt đúng cấu tạo của từ, phân biệt đúng từ loại, các kiểu câu,… đòi
hỏi học sinh phải có sự tư duy khái quát hơn nhiều so vơi các lơp dươi. Chính vì
vậy người giáo viên cần có những biện pháp thích hợp để giúp các em khắc

phục những khó khăn trong việc học Luyện từ và câu nói chung và phân biệt Từ
đơn, từ ghép, từ láy nói riêng.
2. Thực trạng vấn đề
2.1 Thuận lợi
+ Giáo viên:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng phương
pháp dạy học mơi trong giảng dạy. Các phương tiện dạy học hiện đại được
hương dẫn sử dụng kĩ lưỡng. Thư viện nhà trường có đầy đủ sách giáo khoa, tài
liệu để giáo viên nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có nghiệp vụ sư phạm
vững vàng, đoàn kết.
Cấu trúc các bài học trong phân môn Luyện từ và câu lơp 4 được thể hiện
từng phần cụ thể, vơi hai loại bài học có định hương rõ ràng đó là:
+ Bài dạy lí thuyết gồm ba phần: Nhận xét, ghi nhơ, luyện tập. Nhận xét là
phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra
kiến thức lí thuyết. Ghi nhơ là phần chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức
được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. Luyện tập là phần bài tập nhằm củng cố
và vận dụng kiến thức đã học.
+ Bài hương dẫn thực hành: được thể hiện ở các bài học mở rộng và hệ thống
hóa vốn từ
Chính vì vậy đã giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình truyền thụ kiến
thức cho học sinh.
+ Học sinh:
- Học sinh đã được học Luyện từ và câu từ các lơp dươi nên các em biết cách
lĩnh hội kiến thức và luyện tập thực hành dươi sự hương dẫn của giáo viên;
nhiều học sinh ham học hỏi, có tư duy sáng tạo.
- Sự quan tâm sát sao của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học phân mơn Lun từ và câu nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
5/21



Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

- Học sinh toàn trường đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học nội dung
mơi, buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các
em có khả năng giải quyết thành thạo các bài tập thực hành và vận dụng linh
hoạt vào các bài tập có tính chất phân hóa.
2.2 Khó khăn
a. Giáo viên:
Do sớ học sinh của trường khá đông, thiếu phòng học, học sinh phải nghỉ học
lân phiên nên việc dự giờ thăm lơp, học hỏi chun mơn của đồng nghiệp cịn
hạn chế. Trong tiết dạy, hoạt động của cơ - trị đơi lúc thiếu nhịp nhàng.
b. Học sinh:
Mơn Tiếng Việt là một mơn tích hợp nhiều kiến thức tiếng Việt, mặc dù các
em chưa cần hiểu sâu vấn đề nhưng các em cần phải nắm vững những kiến thức
cơ bản theo Chuẩn kiến thức kĩ năng.
Khái niệm cấu tạo từ hay từ đơn, từ ghép, từ láy là một khái niệm mơi đối vơi
học sinh lơp 4 vì ở lơp 1, 2, 3 học sinh chỉ học về âm, tiếng, từ.
Số lượng kiến thức dành cho dạng bài về từ đơn, từ ghép, từ láy là khơng
nhiều. Trong chương trình hiện hành, nội dung được tích hợp nên kiến thức về
từ đơn, từ phưc được học trong 2 tiết, thêm 1 tiết tìm hiểu về từ ghép tổng hợp
và từ ghép phân loại. Chính vì thế, Trong quá trình giảng dạy phần từ đơn, từ
ghép, từ láy tơi thấy học sinh cịn mắc phải những lỗi sau:
- Kĩ năng nhận diện từ, phân cách các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch như
một từ ghép lại xác định thành 2 từ đơn hoặc từ đơn lại xác định thành từ ghép.
- Nhầm lẫn từ ghép thành từ láy khi cả hai tiếng có bộ phận âm đầu giớng nhau
như các từ: bãi bờ, sổ sách, đi đứng,…
- Chưa nhận dạng được một số từ láy, đặc biệt là các từ láy khuyết phụ âm đầu
như: ầm ĩ, ồn ào, …
- Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp, từ đã
cho có tiếng gớc là một động từ hay một tính từ.

- Một sớ học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, khả năng giao tiếp của các em
còn hạn chế nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức mơi; một số phụ
huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình.
- Khả năng ghi nhơ của học sinh chưa tốt vì sau khi học riêng khái niệm ở từng
bài cụ thể thì các em vận dụng giải quyết bài tập khá tốt nhưng một thời gian
quay lại ôn tập thì học sinh lúng túng, nhầm lẫn giữa từ láy – từ ghép, một từ
ghép vơi hai từ đơn,…
6/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Từ những thuận lợi và khó trên, tôi cũng mạnh dạn nêu ra một số biện pháp
dạy học sau để các các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý.
3. Các biện pháp đã tiến hành
3.1 Nghiên cứu nôi dung, chương trình
3.1.1 Nôi dung:
Như ta đã biết, từ có thể phân loại theo nhiều cách: phân loại dựa vào ý
nghĩa khái quát và hoạt động ngữ pháp, ta có các lơp từ theo từ loại; phân loại
dựa vào nghĩa, ta có các lơp từ theo chủ đề, tiểu chủ đề; phân loại theo các lơp
nghĩa, ta có các lơp từ như đồng nghĩa, trái nghĩa,…; phân loại theo nguồn gốc,
ta có từ thuần Việt, từ Hán Việt; phân loại theo phạm vi sử dụng, ta được từ địa
phương, từ toàn dân. Từ ghép và từ láy, từ đơn và từ phưc là kết quả phân loại từ
theo cấu tạo.
- Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy lại toàn bộ
hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc (hình vị gốc là hình vị mang
nghĩa từ vựng). Ví dụ: xanh  xanh xanh, may  may mắn, rối  bối rối,…
- Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ
mơi bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị lại vơi nhau. Ví dụ: hoa + hồng 
hoa hồng, đất + nươc  đất nươc,…

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, thuật ngữ hình vị được sử dụng vơi ý
nghĩa là tiếng có nghĩa và cho rằng: “Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng
gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa
và dùng để tạo nên câu”. Từ phức được phân loại thành hai kiểu: từ ghép và từ
láy. Để phân loại các kiểu từ phức, Sách giáo khoa nhấn mạnh vào cách thức cấu
tạo chứ không miêu tả kết quả phân loại: “Có hai cách chính để tạo từ phức là:
1. Ghép những tiếng có nghĩa lại vơi nhau. Đó là các từ ghép. M: tình
thương, thương mến,…..
2. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)
giống nhau. Đó là các từ láy. M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn”
Cách trình bày như trên mang tính hành dụng, phù hợp hơn vơi yêu cầu
rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh vì đã chỉ dẫn cách thức tạo từ
cho những tiếng có săn, học sinh dê dàng tạo ra những từ ghép, từ láy.
3.1.2 Chương trình, sách giáo khoa
Trong chương trình sách giáo khoa lơp 4, nội dung dạy học về từ được tiến hành
trong 3 tiết và cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của từ.
- Từ đơn và từ phức (Tuần 3: tiết 1 )
- Từ ghép và từ láy (Tuần 4: 2 tiết )
+ Tiết 1: Cung cấp khái niệm về từ ghép, từ láy
7/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

+ Tiết 2: Luyện tập củng cố và mở rộng kiến thức về từ ghép, từ láy
Nội dung kiến thức về từ ghép, từ láy không sa vào dạy lí thuyết, nó được
tổng hợp lại sau khi học sinh làm các bài tập.
Các dạng bài tập đưa ra như sau:
+ Nhận diện, phân tích cấu tạo của tiếng, từ
+ Phân loại từ theo cấu tạo

+ Tìm từ theo kiểu cấu tạo
+ Luyện sử dụng từ
3.2 Biện pháp chung
Để hương dẫn học sinh lơp 4 phân biệt nhanh, có hiệu quả về Từ ghép và
từ láy, người giáo viên cần phải thực hiện các bươc sau:
- Bươc 1: Chuẩn bị
- Bươc 2: Xác định nội dung và phương pháp phù hợp để hương dẫn học
sinh lĩnh hội kiến thức
a. Bươc 1: Chuân bị
+ Đối vơi giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa; xác định đúng kiểu bài
Cung cấp kiến thức mơi hay kiểu bài Luyện tập và mở rộng vốn từ.
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, kiến thức trọng tâm cần đạt theo Chuẩn kiến
thức kĩ năng.
- Dựa vào sách giáo viên, lập kế hoạch giảng dạy; lựa chọn phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học phù hợp.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho từng nội dung khai thác, phù hợp vơi khả năng
tiếp thu của các đối tượng học sinh.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để xử lí kịp
thời.
- Chuẩn bị tốt đồ dùng cho tiết dạy: bảng phụ, bút, máy chiếu,…
+ Đối vơi học sinh
- Học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, giáo viên dù
chuẩn bị chu đáo bao nhiêu nhưng không được sự ủng hộ của học sinh thì tiết
học đó không thể nào đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc nhắc nhở học sinh chuẩn bị
bài ở nhà là rất cần thiết. Qua việc chuẩn bị bài, các em xác định nhiệm vụ của
mình trong quá trình học. Các em sẽ tự tin, mạnh dạn hơn khi nêu ý kiến trươc
tập thể. Những nội dung còn vương mắc, băn khoăn, các em sẽ tự mình tháo gỡ
hoặc nhờ cô và các bạn giải quyết.
b. Bươc 2: Xác định nôi dung kiến thức và phương pháp phù hợp hương

dân học sinh lĩnh hôi kiến thức
8/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

* Hương dân phân tích ngữ liệu: Để hương dẫn phân tích ngữ liệu, giáo viên
áp dụng các biện pháp sau:
+ Giúp học sinh năm vưng yêu câu của bài tâp
- Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giải thích rõ lại yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm mẫu một phần của bài tập để cả lơp nắm được yêu
cầu của bài tập đó.
+ Tổ chưc cho học sinh thưc hiện bài tâp
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để thực hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trao đổi vơi học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý cho
nhau, tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập.
- Tổng kết ý kiến học sinh; ghi bảng nếu cần thiết.
* Hương dân luyện tập, thực hành
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập qua việc đọc, gạch chân các từ
ngữ trọng tâm.
- Hương dẫn chữa một phần bài tập để làm mẫu.
- Hương dẫn học sinh làm bài tập vào vở (hoặc bảng nhóm, nháp,…); làm cá
nhân hoặc làm theo nhóm.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra nội dung cần thiết.
3.3 Biện pháp cụ thê
Nội dung kiến thức về Từ ghép và từ láy được dạy trong 2 tiết của tuần
học thứ tư trong chương trình luyện từ và câu lơp 4. Tiết thứ nhất giúp học sinh
nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: ghép những tiếng có

nghĩa vơi nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần hoặc cả âm hay
vần giống nhau (từ láy). Qua luyện tập thực hành của tiết thứ hai, học sinh bươc
đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại); nắm
được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần). Tuy nhiên để
học sinh xác định được Từ ghép và từ láy thì các em phải vững kiến thức về từ
phức Tiếng Việt qua bài Từ đơn và từ phưc. Xác định được yêu cầu cần đạt đó,
tôi đã hương dẫn học sinh như sau:
a. Dạy bài Từ đơn và từ phưc (trang 27 – 28):
* Phân nhận xét:
+ Giáo viên ghi bảng câu văn:
Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiêu / năm / liên /,
Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.

9/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

+ Giáo viên hỏi: Môi từ trong câu văn đươc phân cách băng môt gạch chéo, câu
văn trên có bao nhiêu từ?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh chia các từ trên thành hai loại:
- Từ chỉ gôm môt tiếng (từ đơn). M: nhờ
- Từ gôm nhiêu tiếng (từ phưc). M: giup đỡ
+ Học sinh đã xác định được các từ đơn và các từ phức, giáo viên đặt câu hỏi
định hương:
- Tiếng dùng để làm gì?
- Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phưc?
- Từ dùng để làm gì?
 - Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay
nhiều tiếng gọi là từ phức.

- Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
+ Khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên là các em đã nắm được khái niệm và
cấu tạo về từ đơn và từ phức. Để học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, tôi yêu cầu
học sinh đọc lại nội dung ghi nhơ trong sách giáo khoa và nêu một sớ ví dụ về từ
đơn và từ phức sau đó làm các bài tập trong phần luyện tập để củng cố.
* Phân luyện tập:
Bài tập 1 (trang 28)
Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong
hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phưc trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha /của / mình /
Rất cơng bằng, rất thơng minh
Vừa độ lượng lại đa tình đa mang.
Vơi bài tập này, tơi yêu cầu học sinh dùng gạch chéo phân cách các từ
trong hai câu thơ ći đoạn vào SGK, sau đó ghi lại các từ đơn và từ phức trong
đoạn thơ vào vở.
Bài 2:
Các từ đơn trong đoạn thơ là: chỉ, cịn, cho, tơi, của, mình, rất, vừa, lại.
Các từ đơn trong đoạn thơ là: truyện cổ, thiết tha, nhận mặt, ông cha, công
bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Sau khi chữa bài, tôi yêu cầu học sinh nhắc lại Từ đơn là gi? Từ phưc là
gì? và đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Hình thức này giúp học sinh vừa tự
đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức mơi của bản thân vừa giúp bạn cùng phát
hiện lỗi và sửa sai.
Bài tập 2 (trang 28)
10/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy


Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:
- 3 từ đơn
- 3 từ phức
Ở bài này, nhiệm vụ của học sinh là tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn,
3 từ phức. Đây là lần đầu tiên học sinh lơp 4 sử dụng Từ điển Tiếng Việt để làm
bài nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Vì thế tơi tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm đơi để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc làm quen vơi Từ điển và
củng cố kiến thức đã học.
Bài tập 3 (trang 28)
Đặt câu với môt từ đơn hoặc với môt từ phưc vừa tìm ở bài tập 2.
M: (Đặt câu vơi từ đồn kết)
- Đồn kết là truyền thơng quý báu của nhân dân ta.
Bài tập này yêu cầu cao hơn so vơi bài tập 1 và bài tập 2, học sinh phải sử
dụng từ đơn hoặc từ phức vừa tìm được ở bài tập 2 để đặt câu. Phần lơn học sinh
đều đặt được câu vơi từ đã chọn tuy nhiên câu văn các em đặt chưa có hình ảnh
thiếu sáng tạo, một vài học sinh còn mắc lỗi viết câu như chữ cái đầu câu không
viết hoa, cuối câu không ghi dấu câu,…
- Sau khi học sinh làm xong bài, tôi gọi những học sinh khác nhận xét bài
của bạn. Được cô giáo mời phát biểu, các em rất hứng thú và tích cực tham gia
chữa bài giúp bạn. Một số học sinh đã viết được câu văn hay, có hình ảnh.
Ví dụ: Đặt câu vơi từ đo
Bạn Minh Lâm viết: Cây phượng nở hoa đo rực.
Bạn Yến Linh lại viết: Hè về, những chùm phượng vĩ khoe sắc đo vơi nắng vàng
rực rỡ.
b. Dạy bài Từ ghép và từ láy (trang 39):
Trên cơ sở học sinh đã nắm được khái niệm về Từ đơn và từ phưc thì việc
tìm hiểu về cấu tạo của Từ ghép và từ láy khá thuận lợi. Tôi đã tiến hành hương
dẫn học sinh như sau:
+ Hương dân phân tích ngữ liệu (phân nhận xét – SGK trang 38 - 39)
Cấu tạo của những từ phưc đươc in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Tôi nghe truyện cổ thâm thi
Lời ơng cha dạy cũng vì đời sau.
Lâm Thị Mỹ Dạ

Thuyền ta châm châm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng vơi gió ngân se se
Họa tiếng lịng ta vơi tiếng chim.
Hoàng Trung Thơng
11/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Gơi y
- Từ phưc nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
- Từ phưc nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
Ở phần này, tôi hương dẫn học sinh như sau:
Bước 1: Giúp học sinh năm vưng yêu câu của bài tâp (Đọc ngư liệu)
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập và gợi ý. Cả lơp đọc thầm.
- Gọi học sinh đọc toàn bộ các từ phức in đậm trong bài.
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn yêu cầu của bài tập: Xác định
xem từ phưc nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? Từ phưc nào do những
tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
Bước 2: Tổ chưc cho học sinh thưc hiện bài tâp (Phân tích ngư liệu)
- Sau khi học sinh đã nắm được yêu cầu, tôi dành 2 phút cho các em trao đổi
theo cặp để thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên mời một sớ nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh và kết luận:

+ Các từ phức truyện cổ, ông cha, lặng im do các tiếng có nghĩa tạo thành
(truyện + cổ = truyện cổ, ông + cha = ông cha, lặng + im = lặng im). Các từ này
là từ ghép.
+ Từ phức thâm thi do các tiếng có âm đầu có âm đầu th lặp lại nhau tạo thành;
cheo leo do các tiếng có vần eo lặp lại nhau tạo thành; châm châm, se se lặp lại
cả âm đầu và vần. Đây là các từ láy.
Bươc 3: Tổ chưc thảo luân rút ra nội dung cân ghi nhớ (Tổng hợp nội dung
lí thuyết và các quy tăc sử dụng từ, câu – Phân ghi nhớ trang 39 )
Trong quá trình làm bài tập, qua phần chốt kiến thức của giáo viên, học
sinh đã tìm ra các đặc điểm có tính quy luật của hiện tượng được khảo sát. Tôi
đặt câu hỏi dẫn dắt, gợi ý để các em tự phát hiện tri thức trong nội dung bài học:
- Qua phần nhận xét, con hiểu thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy?
- Giáo viên mời vài học sinh trả lời theo cách hiểu của các con, sau đó kết luận:
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại vơi nhau gọi là từ ghép.
+ Những từ do phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và
vần) giống nhau gọi là từ láy.
(Giáo viên cũng lưu ý học sinh: Trong từ láy, thường có môt tiếng có nghĩa và
môt tiếng láy lại: ví dụ tiếng châm có nghĩa, tiếng châm láy lại  châm châm.
Nhưng cũng có trường hơp cả hai tiếng nghĩa không rõ ràng ví dụ từ cheo leo)
Ở bươc dạy này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo gợi mở, phối hợp

12/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

nhịp nhàng vơi học sinh giúp các em hiểu được nội dung bài. Các em ghi nhơ
trên cơ sở hiểu biết chắc chắn chứ khơng phải ghi nhơ bắng việc học thuộc lịng.
+ Hương dân luyện tập, thực hành (Phân luyện tập – trang 39)
Bài Từ ghép và từ láy là loại bài cung cấp kiến thức mơi – Bài lí thuyết

nhưng giáo viên cũng khơng nên đi sâu vào giảng giải lí thuyết mà coi trọng
thực hành. Phần luyện tập là trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp học sinh củng
cố và vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào bài tập cụ thể.
Ví dụ 1: Bài tập 1 (trang 39)
Hãy xếp những từ phưc đươc in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai
loại: từ ghép và từ láy. Biết răng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên
sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, śt mấy tháng mùa xn, cả một vùng bờ
bãi sông Hồng lại nô nưc làm lê, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo Hoàng Lê

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lơn lên, cưng cáp,
dẻo dai, vưng chăc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Thép Mới

Đây là loại bài tập nhận diện, giúp học sinh nhận ra hiện tượng về từ và câu
cần nghiên cứu, mức độ yêu cầu thấp. Những hiện tượng này được nêu săn trong
các ngữ liệu.
Để hương dẫn học sinh giải quyết bài tập này, tôi cho học sinh đọc kĩ yêu cầu
và nội dung bài tập; nhấn mạnh nhiệm vụ cần làm bằng cách hỏi lại học sinh yêu
cầu và cho gạch chân dươi các từ ngữ cần thiết: xếp những từ phưc đươc in
nghiêng thành hai loại: từ ghép và từ láy (lưu y tiếng in đậm là tiếng có nghĩa)
- Yêu cầu một học sinh đọc lại các từ in nghiêng trong bài, HS khác theo dõi.
- Tôi đặt câu hỏi gợi ý, hương dẫn học sinh xác định mẫu hai từ phức in
nghiêng: ghi nhớ và nô nưc vào hai cột từ ghép và từ láy để các em nắm được
cách trình bày bài. Khi học sinh hiểu được nhiệm vụ phải làm, các em làm bài
vào vở. Trong khi học sinh làm bài, tôi bao quát lơp, hương dẫn thêm một sớ em
cịn lúng túng và tổ chức chữa bài cho học sinh.
Vì đã hiểu được bài ngay từ phần nhận xét nên các em làm bài khá tốt:
xác định đúng từ ghép và từ láy; trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn cịn

một sớ HS xác định bờ bãi và dẻo dai là hai từ láy. Các em cho rằng hai tiếng bờ
và bãi lặp lại âm đầu b; hai tiếng dẻo và dai lặp lại âm đầu d. Vơi lỗi sai này, tôi
đã hương dẫn các em phân tích để thấy được rõ được cả hai tiếng trong mỗi từ
đều có nghĩa cịn âm đầu lặp lại chỉ là ngẫu nhiên. Chẳng hạn: dẻo là dê ́n
cong, dai là khả năng chịu lực, khó bị làm đứt rời ra từng mảnh. Hai tiếng này
bổ sung nghĩa cho nhau tạo thành nghĩa chung dẻo dai tức là có khả năng hoạt
13/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

động trong thời gian dài. (học sinh có thể xác định nghĩa của hai từ bờ bãi và
dẻo dai dựa vào Từ điển Tiếng Việt)
Giáo viên cũng nhấn mạnh ngay cho các em thấy: Trong từ ghép, các
tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa còn trong từ láy, các tiếng có quan hệ về
âm thanh (sư lặp lại âm đâu, vân hoặc cả âm và vân). Nếu các tiếng trong từ
có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thi ta xếp vào nhóm từ
ghép. Ví dụ: tươi tốt, đi đưng, mặt mũi, bãi bờ, dẻo dai, buôn bán, nhỏ nhẹ,…
Trong một tiết học, giáo viên dù có bao quát tốt đến mấy cũng không thể
chữa bài triệt để cho từng học sinh. Vì vậy, sau khi chữa chung, giáo viên cho
học sinh đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau. Việc làm này phát huy tính tích cực của
học sinh trong giờ học. Các em được làm việc theo cặp sẽ tự đánh giá bài làm
của bạn, giúp bạn sửa lại bài sai (nếu có); các em giúp bạn sửa bài thì sẽ hiểu bài
hơn.
- Để khắc sâu hơn kiến thức về Từ ghép và từ láy, tôi tổ chức cho học sinh tìm
từ phức và xác định xem đó là từ ghép hay từ láy. Vơi hình thức này, tôi thấy các
em rất hứng thú, tham gia tích cực, giờ học sơi nổi; đồng thời tơi đã phát hiện sự
sáng tạo của từng học sinh cũng như một sớ lỗi mà các em mắc phải trong q
trình tiếp thu bài.
Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 40)

Tìm từ ghép, từ láy chưa từng tiếng sau đây:
a) Ngay
b) Thẳng
c) Thật
Đây là bài tập vận dụng tạo điều kiện cho học sinh sử dụng những đơn vị
từ ngữ, ngữ pháp đã học vào hoạt động giao tiếp của mình. Bài tập này nâng cao
hơn so vơi loại bài tập nhận diện từ nên tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm để các em hỗ trợ nhau làm bài. Thơng qua hoạt động nhóm, các em được
trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến đưa ra đáp án thống nhất của tập thể.
Sau khi học sinh thảo luận xong, tơi u cầu đại diện các nhóm trình bày
bài của mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung bài cho nhóm bạn. Giáo viên đặt bài
của mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung bài cho nhóm bạn. Giáo viên đặt một
vài câu kiểm tra quá trình nhận thức của HS.
Các bài tập về Từ ghép và từ láy được sắp xếp rất hợp lí, phù hợp vơi khả
năng nhận thức của học sinh. Sang tiết thứ hai dạy về Từ ghép và từ láy, học
sinh được phân biệt rõ hơn về từ ghép có nghĩa tổng hợp (bao quát chung) và từ
ghép có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ
nhất).
Ví dụ 3: Bài tập 2 (trang 44)

14/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Viết các từ ghép (đươc in đậm) trong những câu dưới đây vào ô thích hơp
trong bảng phân loại từ ghép:
a) Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh
khơng ngơt, tiếng cịi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và
tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.

Theo Tơ Ngọc Hiến

b) Dươi ơ cửa máy bay hiện ra đồng ruộng, làng xóm, núi non. Những gò
đống, bãi bờ vơi những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hinh dạng
gợi những bức tranh giàu màu săc.
Theo Trân Lê Văn

Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ ghép có nghĩa phân loại

M: ruộng đồng
M: đường ray

Trên cơ sở học sinh đã hiểu được thế nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ
ghép có nghĩa phân loại, tôi cho các em vận dụng vào làm bài tập.
- Tôi mời hai học sinh nối nhau đọc nội dung của bài tập và cả phần mẫu.
- Đặt câu hỏi hương dẫn học sinh xác định yêu cầu: Bài tập 2 yêu cầu các con
làm gì?
- Gọi 1 học sinh đọc tồn bộ các từ ghép in đậm có trong bài, sau đó tơi đặt câu
hỏi hương dẫn học sinh mẫu:
+ Ruông đông có nghĩa là gì?
+ Đường ray là loại đường như thế nào?
- Sau khi gọi 2, 3 học sinh nêu cách hiểu của mình, tơi nhấn mạnh để học sinh
hiểu mẫu: ruông đông không chỉ riêng ruông hay đông cụ thể mà mang nghĩa
chung của ruông và đông. Ruông đông là khoảng đất rộng để cấy cày, trồng trọt
nên được xếp vào nhóm từ ghép có nghĩa tổng hợp. Đường ray là loại đường
làm bằng sắt, dùng cho tàu hỏa đi, nghĩa thuộc phạm vi nhỏ hơn nghĩa của tiếng
đường nên xếp vào từ ghép có nghĩa phân loại.
- Hương dẫn mẫu xong, tôi yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở và chữa bài.
Trong q trình chữa bài, tơi đặt một sớ câu hỏi yêu cầu học sinh nêu cách làm:

+ Tại sao con xếp xe đạp vào nhóm từ ghép có nghĩa phân loại?
+ Con hiểu gò đớng nghĩa là gì?... để kiểm tra cách hiểu của học sinh
đồng thời rèn sự mạnh dạn, tự tin của cá nhân khi trình bày ý kiến trươc tập thể.
Qua đó, giáo viên rèn cách diên đạt lời nói, phát triển khả năng giao tiếp cho học
sinh.
Ví dụ 4: Bài tập 3 (trang 44)
Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hơp:
15/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt
lươt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He
hé mắt nhìn: khơng có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mơi mở bừng những con mắt lá
và quả nhiên khơng có gì lạ thật.
Theo Trân Hồi Dương

a) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở vần.
c) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở cả âm đầu và vần.
Ở bài 2 (trang 44), học sinh được củng cố và mở rộng kiến thức về từ
ghép thì bài tập này các em được rèn kĩ năng xác định từ láy và phân loại từ láy
trong đoạn văn.
Yêu cầu của bài tập là Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích
hơp. Vơi yêu cầu này học sinh phải tiến hành hai hoạt động:
- Hoạt động 1: Xác định được các từ láy có trong đoạn văn.
- Hoạt động 2: Xếp các từ láy tìm được vào các nhóm thích hợp.
Sau khi nhấn mạnh cho học sinh yêu cầu của bài tập, tôi cho các em gạch

bằng bút chì vào SGK dươi các từ láy sau đó xếp các từ láy vừa tìm được vào
vở. Mời 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
Tơi tổ chức chữa bài cho học sinh. Khi chữa bài, tôi phát hiện ra cịn có học sinh
cho rằng lạ lắm là từ láy âm đầu l. Đây là lỗi mắc không phổ biến nhưng giáo
viên phải làm sáng tỏ cho học sinh hiểu: lạ lắm là hai từ đơn đều có nghĩa rõ
ràng lạ (khơng bình thường, khác thường), lắm (mức độ được đánh giá là cao).
Chúng khơng có sự phới hợp vơi nhau về mặt âm thanh, giống nhau ở âm đầu l
chỉ là ngẫu nhiên.
Qua lỗi sai của học sinh, giáo viên cần chú ý rút kinh nghiệm rằng: để đạt
được hiệu quả cao khi dạy về từ ghép và từ láy thì ngay từ bài dạy về từ đơn, từ
phức giáo viên phải hương dẫn thật kĩ và sâu tính chặt chẽ của từ về mặt cấu tạo
và nghĩa. Cuối cùng, tôi cho học sinh đối chiếu bài đúng trên bảng tự chữa bài
vào vở.
Nội dung kiến thức về từ ghép và từ láy rất rộng, thời gian của tiết học chỉ đủ
để giúp các em hoàn thành nội dung bài học trong sách giao khoa. Vì vậy, vào
tiết hương dẫn học, tôi giao thêm một vài bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao
giúp các em củng cố và nâng cao thêm kiến thức về từ.
Ví dụ 5: Khoanh tròn chữ cái trước câu có bô phận in đậm là môt từ phưc.
a. Đừng mua bún bà ấy, bún chả ngon đâu.
b. Hằng thích ăn bún chả, chứ khơng thích ăn phở.
16/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

c. Lan thích ăn cánh gà nương.
d. Chị Hòa đứng sau cánh gà xem diên kịch .
e. Tay người có ngón ngắn ngón dài.
g) Những vùng đất hoang đang chờ tay người đến khai phá.
Đây là bài tập có tính chất phân hóa nên một sớ học sinh cịn lúng túng khi

làm bài tập. Để giúp học sinh xác định tổ hợp hai tiếng in đậm trong mỗi câu là
một từ phức hay hai từ đơn, giáo viên cần lưu ý học sinh dựa vào tính chặt chẽ
của từ về mặt cấu tạo và nghĩa. Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng
lẻo, dê tách rời, ta dùng thao tác chêm, xen. Khi chêm, xen một tiếng khác từ
bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn khơng thay đổi thì tổ hợp ấy là
hai từ đơn. Cánh gà là hai từ đơn khi nói về một bộ phận của con gà nên nó có
thể thêm của để thành cánh của gà. Khi là một từ phức, cánh gà chỉ hai bên màn
sân khấu, lúc này nó có kết cấu chặt chẽ về nghĩa, khơng thể thêm yếu tố nào
vào giữa cánh và gà. Vơi cách hương dẫn như vậy, học sinh sẽ xác định được từ
bun chả trong câu b, từ cánh gà trong câu d và từ tay người trong câu g là từ
phức.
Ví dụ 6: Gạch dưới từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại trong môi dãy từ
sau:
a. rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc
b. đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn, rổ rá
c. lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo
Đây là loại bài tập phân loại từ, bài tập này giúp học sinh phân biệt đúng
từ láy, từ ghép trong mỗi dãy từ dựa vào cấu tạo của từ. Vơi những học sinh nắm
vững cấu tạo của từ và có vốn từ phong phú thì làm bài rất nhanh còn một số
học sinh làm bài còn chậm. Giáo viên hương dẫn học sinh tiến hành từng bươc:
- Xác định cấu tạo của từng từ trong dãy từ (là từ ghép hay từ láy)
- Chọn các từ có cùng cấu tạo
- Gạch dươi từ không cùng cấu tạo vơi các từ còn lại
Vơi cách gợi ý như vậy, học sinh sẽ làm bài thuận lợi hơn. Khi chữa bài,
tôi yêu cầu học sinh trình bày cách làm bằng một vài câu hỏi: Tại sao con gạch
dươi từ rơm rạ? Tại sao con cho rằng từ đưng đắn không cùng cấu tạo vơi các từ
còn lại?... Trường hợp học sinh làm sai tôi yêu cầu con đọc lại bài làm, xác định
rõ hai tiếng trong từ mình chọn có quan hệ về nghĩa hay quan hệ về âm thanh, có
khác cấu tạo vơi những từ còn lại không? và làm lại bài. Việc nhầm lẫn này cho
thấy cách hiểu nghĩa của từ của học sinh còn hạn chế. Giáo viên cần có biện

17/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

pháp động viên, giúp đỡ các em học tập tích cực trong các bài học Mở rông vốn
từ.
Ví dụ 7: Dùng môt từ láy thay cho bô phận đươc gạch dưới để các câu văn sau
trở nên sinh đông hơn. Chép lại các câu văn khi đã thay từ:
a. Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh.
……………………………………………………………………………………
b. Mưa kéo dài suốt ngày đêm, mưa làm tối mặt mũi.
……………………………………………………………………………………
Đây là bài tập tích cực hóa vốn từ. Dạng bài tập này để luyện kĩ năng sử
dụng từ đồng thời cũng là để đo năng lực, khả năng sử dụng từ của học sinh. Bài
tập yêu cầu học sinh tự tìm trong vốn từ của mình những từ láy để thay bộ phận
gạch dươi làm cho các câu văn sau trở nên sinh động. Tính thú vị của bài tập
giúp học sinh sử dụng phong phú hơn vốn từ của mình trong học tập và giao
tiếp. Một số em làm bài tập rất tốt.
Học sinh Anh Thư viết:
a. Gió thôi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay vun vút.
b. Mưa xối xả suốt ngày đêm, mưa tối tăm mặt mũi.
Học sinh Nguyên Tôn Yến Linh viết:
a. Gió thôi vù vù, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay vun vút.
b. Mưa rả rích suốt ngày đêm, mưa tối tăm mặt mũi.
Ví dụ 8: Viết 3 – 4 câu giới thiệu vê môt người bạn thân của em trong đó sư
dụng môt số từ ghép và từ láy. Gạch môt gạch dưới từ ghép, 2 gạch dưới từ láy
trong đoạn văn em đã viết.
Sau khi học sinh hiểu rõ về từ đơn, từ ghép, từ láy, các em vận dụng tốt
nội dung học vào thực hành và viết được một số đoạn văn có nội dung phong

phú, câu văn có hình ảnh giàu cảm xúc khi giơi thiệu về bạn mình.
Bài của em Hoàng Mai viết: Em và Công thân nhau từ hôi lớp Bốn. Bạn
có thân hình cân đối, nước da ngăm ngăm đen. Công luôn vui vẻ, hòa nhã với
mọi người nên đươc các bạn trong lớp rất quý mến.
Quế Chi viết: Thủy Tiên là cô bạn thân nhất của tôi. Bạn là người nết na,
dịu dàng. Thủy Tiên học giỏi, viết đẹp và rất chăm chỉ. Tôi luôn hãnh diện vì
đươc làm bạn với Thủy Tiên.
Em Phương Anh lại viết: Người bạn thân thiết nhất của em là Thư. Bạn
ấy có làn da trắng hông và khuôn mặt xinh xắn. Thư học môn Tiếng Việt giỏi
lắm và đá cầu rất cừ.
4. Hiệu quả SKKN

18/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện để hương dẫn học sinh phân
biệt từ đơn, từ ghép, từ láy. Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học này trong năm
học 2015 - 2016 cho học sinh lơp 4 mà tôi chủ nhiệm. Nhờ vậy, học sinh trong
lơp tiếp thu bài có hệ thống, những sai sót nhầm lẫn trong tiết học đã được khắc
phục. Các em cảm thấy hứng thú học tập và tiếp thu bài có hiệu quả.
Sau khi áp dụng các biện pháp dạy học trên, tôi đã thu được một số kết
quả đáng phấn khởi:
- Hầu hết các em trong lơp đều hứng thú vơi giờ học, hăng hái phát biểu
xây dựng bài.
- Các em có thói quen trình bày rõ ràng, sạch đẹp; diên đạt lời nói mạch
lạc.
- Một số em vận dụng tốt, linh hoạt các từ láy và từ ghép vào việc viết
đoạn văn, bài văn.

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và TT22/2016/TT-BGDĐT quy định
không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Do vậy, trong bài khảo sát học
sinh, tôi không dùng điểm số để đánh giá các em mà chỉ chấm để xem mức độ
học sinh lơp mình hoàn thành ở mức nào để có biện pháp điều chỉnh, đổi mơi
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Qua chấm bài, tôi thấy cả hai năm
học đều không có học sinh chưa hoàn thành bài, kết quả cụ thể được thể hiện rõ
trong bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm dươi đây:

Thứ
tự
1.

2.

Nôi dung

Kết quả trươc khi
thực nghiệm
(Năm học 2015 – 2016)
Bài Từ ghép và từ - Hoàn thành : 31/56 HS
láy (trang 38 - Tiếng chiếm 53,4%
Việt 4, tập I)
- Hồn thành tớt: 25/56 HS
chiếm 44,6%
Bài kiểm tra 20 - Hoàn thành: 28/56 HS
phút.
chiếm 50%
- Hồn thành tớt: 28/56 HS
chiếm 50%


Kết quả sau khi
thực nghiệm
(Năm học 2016 – 2017)
- Hoàn thành: 23/53 HS
chiếm 43,4%
- Hồn thành tớt: 30/53 HS
chiếm 56,6%
- Hồn thành: 21/53 HS
chiếm 39,6%
- Hồn thành tớt: 32/53 HS
chiếm 60,4%

Nơi dung bài kiêm tra khảo sát: (xem phụ lục)
Họ và tên: …………………………………… Lơp: 4…
19/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
Kiểm tra: Luyện từ và câu (20 phút)
Bài 1: Gạch dươi các từ láy có trong câu sau và xếp chúng vào 3 nhóm thích
hợp:
Đêm vê khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao
lên đớp sương tom tóp, luc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn
xao quanh mạn thuyên.
a) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở âm đầu: ……………………………………..
b) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở vần: …………………………………………
c) Từ láy có hai tiếng giớng nhau ở cả âm đầu và vần: …………………………..
Bài 2: Dùng gạch chéo tách hai câu sau thành các từ và xếp các từ vào bảng

phân loại:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới…. Những hạt mưa bé nho, mêm mại,
rơi mà như nhảy nhót.
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
………………………….
………………………….
………………………….
………………………….

………………………….
………………………….
………………………….
………………………….

………………………….
………………………….
………………………….
………………………….

III. KẾT LUÂNVÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy, khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh
trong lơp đã nắm bắt kiến thức về Luyện từ và câu khá nhanh, vận dụng vào làm
bài tập vững vàng. Các con nắm được khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy; nhận
biết cấu tạo của từ; biết đặt câu và viết đoạn văn có hình ảnh, giàu cảm xúc. Hơn
thế nữa là các con hứng thú vơi giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài và yêu
thích môn học. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong các giờ học nói chung và giờ

Luyện từ và câu nói riêng, người giáo viên cần phải:
- Bám sát chương trình, Chuẩn kiến thức kĩ năng và nội dung kiến thức cần
truyền đạt tơi học sinh.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài trong sách giáo khoa, soạn bài trươc khi lên lơp,
kết hợp tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng dạy học cần thiết: Bảng nhóm, phiếu học tập,
nam châm, máy chiếu (nếu sử dụng giáo án điện tử),…
- Đặt mục đích, yêu cầu cho từng đối tượng học sinh phải đạt được trong mỗi
tiết dạy.
20/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

- Nhận thức rõ khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh để áp dụng biện
pháp giảng dạy thích hợp.
- Lường trươc những tình huống học sinh có thể mắc phải trong quá trình tiếp
thu kiến thức để giải quyết kịp thời.
- Khuyến khích, động viên kịp thời những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất,
đặc biệt là các em học sinh còn hạn chế trong việc tiếp thu bài.
- Kết hợp các phương pháp dạy học và đa dạng hóa các hình thức tổ chức để
không khí học tập sôi nổi lôi cuốn sự tập trung chú ý của học sinh. Người giáo
viên phải là người biết khơi gợi, khuyến khích các em phát huy khả năng tư duy
của mình.
- Đặc biệt chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vì nó
vừa kích thích học sinh hứng thú học tập vừa tạo điều kiện để các em tự đánh
giá bản thân và đánh giá bạn mình.
2. Kiến nghị:
2.1 Đối vơi nhà trường:
- Duy trì tớt cơng tác đổi mơi phương pháp dạy học trong nhà trường.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện dạy học và tài liệu
chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy.
2.2 Đối vơi phụ huynh học sinh:
Phụ huynh học sinh cần kết hợp chặt chẽ vơi giáo viên trong quá trình giáo
dục, thường xuyên thông tin trao đổi về tình hình học tập của con; thường
xuyên đôn đốc, nhắc nhở con ý thức tự giác, tự lực trong học tập.
3. Đối vơi giáo viên:
- Cần có sự say mê, tâm huyết vơi nghề, luôn thể hiện tình thương và trách
nhiệm vơi học sinh.
- Nắm chắc chương trình, hệ thớng kiến thức Tiếng Việt trong toàn cấp học;
nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, mức độ cần đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng;
soạn bài có lường trươc các tình h́ng học sinh có thể mắc lỗi hoặc thể hiện sự
sáng tạo của học sinh.
- Nắm vững phương pháp cần sử dụng trong từng tiết dạy nói chung trong dạy
học Luyện từ và câu nói riêng; vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy
học.
- Cần tạo ra khơng khí học tập sôi nổi, thoải mái tránh gây áp lực, cẳng thẳng
cho học sinh. Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, phát huy khả
năng và sở trường của các em. Biết trân trọng sự tiến bộ của mỗi học sinh dù

21/21


Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy

nhỏ nhất. Đặc biệt tạo cơ hội để các em bộc lộ khả năng cá nhân, trình bày ý
kiến trươc tập thể và học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập.
Để thực hiện đề tài: ''Một số biện pháp hương dẫn học sinh lơp 4 phân biệt từ
đơn, từ ghép, từ láy”, tôi đã tham khảo một số tài liệu dạy học của môn Tiếng
Việt cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp. Trong quá trình thực

hiện đề tài, mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý từ các cấp lãnh đạo, Ban giám
hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để tôi tích lũy thêm kinh nghiệm trong
quá trình giảng dạy.
Tôi chân thành cảm ơn tập thể giáo viên trong trường và các em học sinh lơp
4 đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Hà Nôi, ngày 12 tháng 4 năm 2017

22/21


PHỤ LỤC
(Môt số bài làm của học sinh)


Bài làm của học sinh Dương Quốc Bảo



×