Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 luyện tập thành phần câu trong giờ Tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.49 KB, 69 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
___________________

TRẦN THỊ THIÊN KIM
LÊ THỊ NGỌC SANG
LÊ KIM THỦY

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4
LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN CÂU
TRONG GIỜ TẬP LÀM VĂN

Ngành đào tạo: Sư phạm Giáo dục Tiểu học
Trình độ đào tạo: Đại học

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỒNG THÁP, NĂM 2011


2

MỤC LỤC
Trang
Mục lục............................................................................................................................

1

Danh mục các cụm từ viết tắt..........................................................................................



3

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................

4

1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................

4

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................................

5

3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................

7

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................................

7

5. Giả thiết khoa học.......................................................................................................

7

6. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................

7


7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................

7

8. Cấu trúc của khóa luận................................................................................................

8

NỘI DUNG.....................................................................................................................

9

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn............................................................................

9

1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................

9

1.1.1. Khái niệm về câu trong tiếng Việt........................................................................

9

1.1.2. Đặc điểm chung của câu.......................................................................................

11

1.1.3. Thành phần câu.....................................................................................................


13

1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4 với việc dạy học thành phần câu........................

23

1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................

24

1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học thành phần câu ở Tiểu học.......

24

1.2.2. Thực tế dạy và học thành phần câu ở Tiểu học hiện nay ....................................

26

1.3. Tiểu kết chương 1....................................................................................................

32

Chương 2: Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 luyện tập thành phần
câu trong giờ Tập làm văn.............................................................................................

34

2.1. Phân môn Tập làm văn với việc dạy học thành phần câu.......................................


34

2.2. Các bài Tập làm văn ở lớp 4 có thể luyện tập thành phần câu................................

38

2.3. Đặc điểm, cấu trúc kiểu bài luyện tập và trả bài văn miêu tả ở lớp 4.....................

44


3

2.3.1. Kiểu bài luyện tập về văn miêu tả........................................................................

44

2.3.2. Kiểu bài trả bài văn miêu tả..................................................................................

45

2.4. Biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập về TPC ở kiểu bài
luyện tập, trả bài văn miêu tả..........................................................................................

46

2.4.1. Biện pháp xây dựng bài tập lồng ghép kiến thức về TPC giúp HS
luyện tập thêm vấn đề TPC trong giờ luyện tập, trả bài văn miêu tả.............................

47


2.4.2. Biện pháp hướng dẫn HS sửa lỗi sai về TPC trong giờ trả bài văn miêu tả........

50

2.5. Tiểu kết chương 2....................................................................................................

56

Chương 3: Thử nghiệm sư phạm.................................................................................

57

3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm..........................................................

57

3.1.1. Mục đích thử nghiệm............................................................................................

57

3.1.2. Nội dung thử nghiệm............................................................................................

57

3.1.3. Phương pháp thử nghiệm......................................................................................

57

3.1.4. Tổ chức thử nghiệm..............................................................................................


57

3.1.5. Tiến hành thử nghiệm...........................................................................................

58

3.2. Đánh giá kết quả thử nghiệm...................................................................................

61

3.2.1. Đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh về thành phần câu ở lớp 4......

61

3.2.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các giờ TLV.....................................

63

3.2.3. Đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học..................

63

3.2.4. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong tiến trình bài dạy......................................

64

3.3. Tiểu kết chương 3....................................................................................................

65


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................

69

PHỤ LỤC


4

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TH

Tiểu học

HSTH

Học sinh Tiểu học


GVTH

Giáo viên Tiểu Học

TPC

Thành phần câu

TV

Tiếng Việt

LT&C

Luyện từ và câu

TLV

Tập làm văn

SGK

Sách giáo khoa

NXB

Nhà xuất bản

CN


Chủ ngữ

VN

Vị ngữ


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng nhất của chương trình Tiểu học. Với
mục tiêu: Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; cụ thể là bốn kĩ
năng đọc, viết, nghe, nói. Trong đó yêu cầu đọc hiểu và viết một văn bản hoàn chỉnh được coi
trọng. Nhưng để viết được một văn bản hồn chỉnh địi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết nhất định
về thành phần câu. Nó được hiểu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu. Đó là những bộ
phận được xây dựng dựa trên những mối quan hệ về ý nghĩa và về ngữ pháp trong một ngơn ngữ
nhất định.
1.2. Nhìn từ thực tế, kĩ năng viết một văn bản hoàn chỉnh của học sinh Tiểu học (đặc biệt là
học sinh lớp 4) còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do cấu trúc chương trình Tiếng
Việt, đặc biệt là nội dung và thời lượng dành cho việc dạy học về thành phần câu trong phân môn
Luyện từ và câu. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với những câu văn tương đối ngắn
gọn, dễ hiểu. Đến lớp 2 và lớp 3, học sinh bắt đầu sử dụng vốn từ để tạo nên những câu văn, đoạn
văn hoàn chỉnh. Mãi cho đến tuần 13 của lớp 4 trở về sau học sinh mới được làm quen với các
kiểu câu, cấu tạo câu. Với thời lượng hạn chế như thế, đa số học sinh chỉ có kĩ năng nhận diện
các kiểu câu, phân tích cấu tạo câu một cách đơn giản (tách câu thành các bộ phận chính như Chủ
ngữ - Vị ngữ) còn khi yêu cầu học sinh nhận diện cấu tạo của từng bộ phận thì học sinh rất lúng
túng và đặc biệt học sinh mắc nhiều lỗi ngữ pháp khi viết câu.
1.3. Việc dạy câu Tiếng Việt là rất quan trọng. Đặc biệt là thành phần câu. Chúng ta có thể

vận dụng nhiều cách khác nhau để rèn luyện thành phần câu cho HS, trong đó giờ Tập làm văn sẽ
là môi trường thuận lợi để giáo viên hướng dẫn học sinh tập thực hành về thành phần câu. Tập
làm văn là phân mơn mang tính chất thực hành, tổng hợp, sáng tạo. Phân môn này kế thừa toàn
bộ hệ thống kiến thức và kĩ năng tiếng Việt do các phân môn khác của môn Tiếng Việt cung cấp
và rèn luyện (như Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện). Phân môn này giúp
học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực hành nói, viết. Sản phẩm của học sinh là những
bài văn nói, viết mang tính sáng tạo (mang những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi em).
Song song với việc học sinh làm quen với các thành phần câu qua phân môn Luyện từ và câu và
tiếp xúc với nó ở phân mơn Tập làm văn lớp 4 có nhiều nội dung nói viết, học sinh có thể vận
dụng các thành phần câu để nói hoặc viết bài văn ngắn gợi cảm, sinh động.


6
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp
hướng dẫn học sinh lớp 4 luyện tập thành phần câu trong giờ Tập làm văn”.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề dạy học về câu cũng như dạy TLV đã được các tác giả quan tâm nghiên
cứu ở nhiều phương diện khác nhau.
Vấn đề câu Tiếng Việt đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như: Diệp Quang
Ban, Đỗ Thị Kim Liên, Lê Biên, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Thiều, Đinh Văn Đức, Bùi Minh
Toán, Nguyễn Thị Lương…
- Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến bài viết của tác giả Đỗ Thị Kim Liên (1999)
với giáo trình “Ngữ Pháp Tiếng Việt” [19]. Giáo trình này đã cung cấp những tri thức về
ngữ pháp một các khái quát nhất và những kiến giải khác nhau về từ, cụm từ, câu (cuối
mỗi phần đều có bài tập vận dụng). Trên cơ sở đó tác giả đã chọn ra cách kiến giải hợp lí,
nhất quán, phù hợp với thực tế giảng dạy ở phổ thông. Đến năm 2002, vấn đề về ngữ
pháp được tác giả này củng cố thêm trong cuốn “Bài tập ngữ pháp Tiếng Việt” [20], giáo
trình đưa bài các bài tập cụ thể dựa trên hệ thống lí thuyết về các đơn vị ngữ pháp Tiếng
Việt. Trong đó có các bài tập như phân biệt thành phần phụ của cụm từ và thành phần phụ

của câu, bài tập lịch sử nghiên cứu TPC trong tiếng Việt, bài tập phân biệt trạng ngữ chỉ
vị trí với bổ ngữ chỉ vị trí,….
- Trong giáo trình “Ngữ pháp Tiếng Việt” [4], tác giả Diệp Quang Ban (2000) đã
đề cập một cách khá cụ thể về từ loại, cụm từ, các thành tố nghĩa trong câu. Đặc biệt, tác
giả đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của câu. Trong đó, tài liệu có đề cập đến vấn
đề về câu và việc nghiên cứu câu trong Tiếng Việt.
- Năm 1975 Nguyễn Tài Cẩn đã tập hợp một số bài giảng về ngữ pháp Tiếng Việt
hiện đại và được trình bài cụ thể trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” [9]. Trong giáo
trình này, tác giả đã trình bày về ba vấn đề: vấn đề đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt,
vấn đề về từ ghép và vấn đề đoản ngữ. Đặc biệt vấn đề về câu cũng được Nguyễn Tài Cẩn
đề cập đến trong phần thứ tư của tài liệu này.
- Tác giả Bùi Minh Toán cũng đã đề cập đến vấn đề “Ngữ pháp tiếng Việt”[39]
vào năm 2007. Cấu trúc của giáo trình này đi theo trình tự các đơn vị ngữ pháp từ thấp
đến cao: từ, cụm từ, câu. Đặc biệt do vấn đề về câu phong phú và phức tạp nên tác giả đã


7

dành cả ba chương (chương 4, chương 5, chương 6) cho vấn đề này. Điểm thuận lợi của
giáo trình là ở đầu mỗi chương đều có nêu những kiến thức cần có khi tiếp cận nội dung
từng chương, cịn cuối mỗi chương đều có phần tóm tắt nội dung cơ bản của từng chương
sau đó cung cấp những câu hỏi và bài tập thực hành.
* Vấn đề dạy câu và dạy học TLV ở TH cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu như: Nguyễn Trí (1998), Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao
Đức Tiến (1999), Nguyễn Văn Bản (chủ biên), Lê Thanh Diện (2004), Nguyễn Quý
Thành, Chu Thị Thủy An (2007)…
- Tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến vấn đề “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn
miêu tả ở trường Tiểu học” [40]. Tài liệu này tác giả đã hướng dẫn học sinh tích lũy vốn
từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. Đây là những
vấn đề mang tính chất lí luận. Tác giả cũng đã trình bày khá rõ nội dung về văn miêu tả,

bao gồm miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường, các kiểu bài miêu tả học ở
bậc Tiểu học, phương pháp làm bài văn miêu tả.
- Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” [1], tập 1, các tác giả Lê A,
Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1999) đã trình bày các
vấn đề chung về đối tượng, nhiệm vụ, cơ sở khoa học, các nguyên tắc và các phương pháp
dạy học Tập làm văn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến vấn đề TPC và việc Luyện tập
TPC trong giờ TLV.
- Tác giả Nguyễn Văn Bản (chủ biên) (2004) đã viết “Bài giảng phương pháp dạy
học Tiếng Việt” [6]. Trong bài giảng này, tác giả đã cung cấp các phương pháp chung dạy
dạng bài lí thuyết và thực hành về luyện từ và câu, giúp sinh viên có được định hướng ban
đầu cho việc xây dựng các phương pháp cụ thể để dạy kiểu bài Luyện tập TPC trong giờ TLV.
- Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản tài liệu bồi duỡng giáo viên cốt cán
cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt lớp 4 [44]– tài liệu này nêu lên những thông tin cơ
bản về các phân môn của tiếng Việt như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu… và các
hoạt động của học viên. Với phân môn TLV, các tác giả đã nêu lên những điểm cần lưu ý
về nội dung dạy học, các phương pháp dạy học chủ yếu, quy trình dạy học và họat động
của học viên.


8

- Năm 2007, tác giả Nguyễn Quý Thành trong cuốn “Câu Tiếng Việt và việc luyện
câu cho học sinh Tiểu học” [30] đã khái quát về câu Tiếng Việt, thành phần câu trong
Tiếng Việt và phương pháp luyện câu cho học sinh Tiểu học.
- Các tác giả Chu Thị Thủy An (chủ biên), Chu Thị Hà Thanh (2007) trong cuốn
“Dạy học luyện từ và câu ở Tiểu học” [3] cũng đã xây dựng những phương pháp chung
cho việc luyện từ và câu, trong đó có nội dung luyện câu.
- Ngồi ra, trong cuốn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học” [25] của
Lê Phương Nga (2007) đã đưa ra các mạch kiến thức, kĩ năng nhằm bồi dưỡng Tiếng Việt
cho HSTH trong đó có các mạch như: Đơn vị từ, câu, kĩ năng xác định đơn vị từ, câu,

phân cắt ranh giới từ và tách đoạn thành câu và TPC (cấu tạo câu), kĩ năng nhận diện
TPC, viết câu đúng thành phần.
Nhìn chung, các tác giả đã quan tâm tới vấn đề câu cũng như vấn đề dạy tập làm
văn ở nhiều phương diện khác nhau. Nhiều tài liệu có ý nghĩa quan trọng gợi ý cho chúng
tơi trong q trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến
vấn đề về việc luyện tập TPC trong giờ TLV cho học sinh tiểu học một cách có hệ thống
để có thể áp dụng vào q trình dạy học Tập làm văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số biện pháp hướng dẫn HS vận dụng, thực hành về thành phần câu
trong giờ Tập làm văn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học về thành phần câu, phát triển
tốt hơn các kĩ năng nói và viết các bài văn ở lớp 4.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thành phần câu trong giờ Tập làm văn.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp hướng dẫn HS luyện tập thành phần câu
trong giờ TLV.
5. Giả thiết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp thích hợp trong việc hướng dẫn HS lớp 4 luyệp
tập về thành phần câu thơng qua giờ Tập làm văn thì có thể giúp HS củng cố và vận dụng
tốt thành phần câu, phát triển tốt hơn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.


9

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập về thành phần câu trong giờ
Tập làm văn.
- Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất.

7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm thu thập, xử lý các vấn đề lý luận về
thành phần câu, vấn đề dạy học thành phần câu ở lớp 4, đặc điểm tâm lý của HS lớp 4 với
việc tiếp nhận và vận dụng thành phần câu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra, thống kê: điều tra, thống kê lỗi TPC của HS lớp 4 qua
khảo sát các bài tập làm văn của các em đã làm. Trên cơ sở nghiên cứu đó, chúng tơi phát
hiện ra những lỗi sai của HS trong cách sử dụng TPC.
+ Phương pháp quan sát: dự giờ lớp nghiên cứu nhằm quan sát cách thức tổ chức
và phương pháp dạy học của GV trong tiết làm văn.
+ Phương pháp thực nghiệm: để kiểm chứng kết quả thử nghiệm.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục đề tài tham khảo và phục lục, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp hướng dẫn HS lớp 4 luyện tập thành phần câu trong
giờ Tập làm văn
Chương 3. Thử nghiệm và kết quả thử nghiệm sư phạm


10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về câu trong tiếng Việt
Từ trước đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có trên 300 định nghĩa về câu
(theo A.Akhmanơva – Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học).

Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote đã cho rằng: “Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa
độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó có ý nghĩa độc lập” [28, tr.498]. Học phái
ngữ pháp Alecxanđri (Thế kỉ III – II trước CN) nêu: “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu
thị một tư tưởng trọn vẹn” [28, tr.498].
Còn L.C. Thompson đưa ra định nghĩa câu về phương tiện hình thức mà bỏ qua
mặt nội dung: “Ở trong tiếng Việt, các câu được tách ra khỏi nhau bởi những ngữ điệu
kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghỉ, kết thúc bằng một ngữ điệu kết thúc và
đứng sau một sự yên lặng hay tiếp một đoạn khác cũng như vậy là một câu. Sự độc lập
của những yếu tố như vậy, được phù hiệu hóa trong chữ viết bởi cách dùng một chữ hoa
ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ở cuối câu)” [43,
tr.85].
Định nghĩa này gần gũi với định nghĩa của F.F. Fortunatov (thuộc trường phái hình
thức ngữ pháp): “Câu là một tổ hợp từ với ngữ điệu kết thúc” [19, tr.101].
Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám, đã có những quan niệm về câu tiếng
Việt trên cơ sở ngữ pháp học tiếng Pháp, như Trần Trọng Kim cho rằng: “Câu lập thành
do một mệnh đề có nghĩa lớn hẳn hoặc hai hay nhiều mệnh đề” [16, tr.27]. Định nghĩa
này có điểm chưa rõ đó là mệnh đề là gì? thì tác giả khơng giải thích mà chỉ nêu các bộ
phận tạo thành mệnh đề.
Sau Cách mạng, vấn đề câu đã được chú trọng hơn. Tuy vậy, việc định nghĩa cũng
có những điểm cần phải xét lại.
Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Lân: “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý
dứt khốt về động tác, tình hình hoặc tính chất của sự vật gọi là câu” [17, tr.19]. Định
nghĩa này là một bước phát triển so với thời kì trước nhưng vẫn có một số đặc điểm chưa


11

thỏa đáng như: câu có nhất định nhiều từ khơng, nhiều từ là bao nhiêu? Thế nào là một ý
hoàn chỉnh. Khi nói về nguyện vọng, thái độ hồi nghi, sự bỏ lửng (nghĩa là chưa biểu thị
một ý nghĩa dứt khốt về động tác, tình hình, tính chất) thì có phải là câu khơng?

Tác giả Nguyễn Kim Thản khơng đưa ra một định nghĩa trực tiếp mà chọn định
nghĩa về câu của V.V. Vinogradov: “Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hồn
thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng
để cấu tạo, biểu thị tư tưởng. Trong câu khơng phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà
có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực” [28, tr.144]. Định nghĩa này đã đi vào
đúng bản chất của câu, đó là xem xét mặt nội dung của câu, mối liên hệ của câu với hiện
thực nhưng lại bỏ qua mặt hình thức của câu.
Lấy mục đích giao tiếp làm cơ sở, Trương Văn Chình cũng chọn định nghĩa về câu
do A.Meillet nêu lên như sau: “Câu là một tổ hợp tiếng dùng để diễn tả một sự tình hay
nhiều sự tình có liên hệ với nhau; tổ hợp ấy tự nó tương đối đầy đủ ý nghĩa và không phụ
thuộc về ngữ pháp vào một tổ hợp nào khác” [10, tr.476]. Định nghĩa này đã chú trọng
đến mặt sự tình, tức nội dung do câu biểu thị, nhưng lại chưa đề cập đến mặt cấu tạo ngữ
pháp của câu.
Tiếp thu và kế thừa ý kiến của những người đi trước Diệp Quang Ban đã đưa ra
định nghĩa về câu: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên
trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay
thái dộ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kem theo thái độ, sự đánh giá của người
nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị
thống báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ ” [4, tr.107].
Định nghĩa về câu trên đây giúp đáp ứng đầy đủ cả hay mặt nội dung và hình thức
cấu tạo nên câu tuy vậy cị rườm rà, chưa đáp ứng tính ngắn gọn, súc tích của định nghĩa.
Do đó, PTS. Đỗ Thị Kim Liên đưa ra định nghĩa về câu như sau: “Câu là đơn vị dùng từ
đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thơng
báo hay thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ điệu kết
thúc” [19, tr.101].


12

Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể khái qt rằng: Câu khơng phải là đơn vị

có sẵn như từ mà là đơn vị do người nói dùng từ cấu tạo nên trong q trình suy nghĩ và
thơng báo.
1.1.2. Đặc điểm chung của câu
Khi nói đến đặc điểm chung của câu thì các nhà nghiên cứu thường nói tới ba đặc
điểm cơ bản của câu về chức năng, hình thức và nội dung.
1.1.2.1. Về chức năng
a. Câu là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có chức năng giao tiếp
Bắt đầu ở bậc câu, ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp của mình.
- Câu mang nội dung thơng tin về hiện thực khách quan.
- Câu thể hiện trạng thái tình cảm, cảm xúc, ước nguyện,… chủ quan của người sử
dụng ngôn ngữ.
- Câu là phương tiện tác động làm thay đổi ở người nghe về nhận thức, tình cảm và
hành động.
Ví dụ: Lan nói với bạn:
- Trời lại mưa rồi mày ạ.
Câu nói của Lan mang thơng tin về một hiện tượng thời tiết; đồng thời, có thể hàm
chứa thông tin về tâm trạng không vui của Lan trước hiện tượng thời tiết này. (Chẳng hạn,
Lan đang chuẩn bị đi đâu đấy).
b. Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng biểu thị phán đốn
Chức năng này thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Phán đốn là một
hình thức của tư duy, phản ánh hiện thực khách quan. Các phán đoán của tư duy điều
được biểu thị bằng câu. Các phán đốn có thể chia làm hai loại: phán đoán đơn và phán
đoán phức.
- Phán đốn đơn là phán đốn có sự liên hệ giữa một khái niệm về đối tượng phản
ánh, làm thành chủ từ logic và một khái niệm về thuộc tính của đối tượng, làm thành vị từ
logic của phán đoán, biểu thị nhận thức của con người về đối tượng được nêu ở chủ từ
logic. Phán đoán đơn thường được thể hiện bằng câu đơn hai thành phần chính: chủ ngữ vị ngữ.


13


- Phán đoán phức được tạo bởi sự liên kết của các phán đoán đơn. Một phán đoán
phức được thể hiện bằng một câu ghép hoặc câu đơn một chủ ngữ với nhiều vị ngữ.
Nhưng không phải tất cả các câu điều biểu thị phán đốn. Có những câu khơng
biểu thị phán đốn. Chẳng hạn:
+ Những câu gọi đáp
Ví dụ:
Lá ơi!
(TV4, t.2, tr.98)
+ Câu cảm
Ví dụ:
Ơi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
(TV4, t.2, tr.127)
+ Câu khiến
Ví dụ:
Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!
(TV4, t.2, tr.88)
1.1.2.2. Về hình thức
Câu có hình thức ngữ âm và hình thức cấu tạo ngữ pháp (cấu trúc cú pháp)
a. Hình thức ngữ âm
Câu là một đoạn lời nói mà khi phát âm biểu hiện thành một chuỗi âm tiết, có ngữ
điệu kết thúc bằng cách nâng cao hoặc hạ giọng và một quãng ngừng tạo ranh giới giữa
hai câu.
Trong nhiều ngôn ngữ, trên chữ viết, câu bắt đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc
bằng một dấu chấm câu.
Ví dụ:
Mặt trời lên cao dần.
(TV4, t.2, tr.76)
b. Hình thức ngữ pháp
Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập: câu này khơng làm thành phần ngữ pháp của câu kia.

Ví dụ:


14

1. Bưởi này ngon.
Đơn vị Bưởi này ngon là câu có cấu tạo ngữ pháp.
2. Tơi nghĩ bưởi này ngon.
Đơn vị bưởi này ngon ở ví dụ 2 chỉ là cụm từ nằm trong câu.
1.1.2.3. Về nội dung
Câu thường có hai thành phần nghĩa:
- Nghĩa miêu tả, phản ánh hiện thực, thể hiện mối quan hệ giữa câu với đối tượng
được nói tới.
- Nghĩa tình thái, phản ánh trạng thái tình cảm, cảm xúc, thái độ, ước nguyện,…
của người nói trong mối quan hệ với điều được nói tới trong câu hoặc với người nghe.
Ví dụ:
Dạo này bà khỏe khơng ạ ?
Ở ví dụ này nội dung được miêu tả: sức khỏe của bà; nội dung tình thái: hành vi tại
lời trực tiếp là hỏi và thái độ kính trọng của người viết đối với người đọc trong quan hệ
giữa bề dưới – bề trên.
1.1.3. Thành phần câu
1.1.3.1. Khái niệm
Thành phần câu được hiểu là những thành tố tham gia cấu tạo nên câu. Đó là
những bộ phận được xây dựng dựa trên những mối quan hệ về ý nghĩa và về ngữ pháp
trong một ngơn ngữ nhất định.
Ví dụ:
Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loại cây đã khốt màu áo mới
thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.
Câu trên có những bộ phận cấu tạo giữ chức vụ cú pháp nhất định. Bộ phận “cây
sấu mới chuyển mình thay lá” là bộ phận ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề,

được gọi là bộ phận chính (thành phần chính). Bộ phận cịn lại (nối kết với bộ chính bằng
quan hệ từ “thì”) mang ý nghĩa bổ sung cho câu về thời gian diễn ra sự tình được nói ở bộ
phận chính, gọi là bộ phận phụ (thành phần phụ).
1.1.3.2. Các thành phần câu trong Tiếng Việt


15

Các nhà nghiên cứu thường phân loại các thành phần câu thành hai loại: thành
phần chính và thành phần phụ.
a. Thành phần chính
Thành phần chính là thành phần ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề của
câu, còn gọi là nịng cốt câu.
Câu bình thường có đầy đủ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:
Sầu riêng

là loại trái quý của miền Nam.

C

V
(TV 4, t.2, tr.34)

Một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ không bị bao hàm trong cấu trúc lớn hơn thì tạo nên
nịng cốt đơn của câu.
Ví dụ:
Từ ngày cịn ít tuổi, tơi

đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh


C

V

cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
(TV 4, t.2, tr.135)
Hai hay nhiều kết cấu chủ ngữ - vị ngữ không bao hàm lẫn nhau, kết hợp lại theo
một quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định thì tạo nên nịng cốt ghép của câu. Những
kết cấu chủ ngữ - vị ngữ hoặc tương đương trong nịng cốt ghép được gọi là vế câu.
Ví dụ:
Tơi

đến gần, chị Nhà Trọ

C1

V1

C2

vẫn khóc.
V2
(TV4, t.1, tr.23)

Ví dụ trên có nòng cốt ghép, bao gồm hai vế câu liên kết với nhau theo quan hệ cú
pháp và ngữ nghĩa nhất định.
a1. Chủ ngữ
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, nêu ra cái đề tài mà câu nói
đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận các đặc trưng (tính chất, trạng thái, tư thế, q

trình, hành động) và quan hệ sẽ dược nói đến trong vị ngữ.


16

- Đặc điểm của chủ ngữ
+ Về chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa, chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất nêu đối
tượng được nói tới trong câu, biểu thị đối tượng nhận thức trong nội dung mệnh đề của câu.
+ Về quan hệ cú pháp, chủ ngữ có quan hệ với vị ngữ tạo nên cấu trúc cú pháp cơ
bản biểu thị nội dung mệnh đề.
Chủ ngữ thường có vị trí ở đầu câu hoặc đầu vế câu ghép, trước vị ngữ. Giữ chủ
ngữ và vị ngữ không có dấu câu.
- Biểu hiện của chủ ngữ
Chủ ngữ có thể biểu hiện phong phú về từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số
từ,…) và về cấu trúc (từ, cụm từ hay kết cấu chủ vị).
+ Danh từ, cụm danh từ
Ví dụ:
Em chơi trị ú tim với cái chết thật ghê rợn.
(TV4, t.2, tr.81)
Núp trong cuốn lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần.
(TV4, t.2, tr.31)
+ Động từ, cụm động từ
Ví dụ:
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
(TV4, t.1, tr.155)
Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một
người yêu nước.
(TV3, t.2, tr.94)
+ Tính từ, cụm tính từ
Ví dụ:

Lạc quan là liều thuốc bổ.
(TV4, t.2, tr.145)
+ Đại từ
Ví dụ:
Đó là con người thuần hậu, hiền hịa, mang tính nhân bản sâu sắc.


17

(TV4, t.2, tr.17)
+ Số từ
Ví dụ:
Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phăn vân.
(TV 4, t.2, tr.37)
+ Kết hợp phụ từ có + danh từ/ đại từ phiếm chỉ
Ví dụ:
Có những người du lịch khơng thích ở trong khách sạn bình thường.
(TV 4, t.2, tr.109)
+ Kết hợp từ phủ định + danh từ/ đại từ phiếm chỉ
Ví dụ:
Ngài hỏi cịn ai để chết thóc giống khơng. Khơng ai trả lời.
(TV4, t.1, tr 47)
+ Kết hợp giới từ + từ (giới ngữ)
Ví dụ:
Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bơng phượng.
(TV4, t.2, tr.43)
+ Cụm đẳng lập
Ví dụ:
Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên cuả Đội ta.
(TV4, t.2, tr. 69)

+ Cụm chủ vị
Ví dụ:
Cả vịm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngơi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía
trước..
(TV4, t.2, tr 95)
a2. Vị ngữ
Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai trong câu, nói về đối tượng được nêu ở chủ ngữ.
- Đặc điểm của vị ngữ


18

+ Về chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa, vị ngữ là thành phần chính thứ hai, nói về
chủ ngữ; biểu thị thuộc tính vị từ logic (hành động, trạng thái, q trình, đặc điểm, tính
chất,…) của đối tượng nhận thức chủ từ logic trong nội dung mệnh đề của câu.
+ Về quan hệ cú pháp, vị ngữ có quan hệ chặt chẽ với chủ ngữ để biểu thị nội dung
mệnh đề.
Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.
- Biểu hiện của vị ngữ
Vị ngữ được biểu hiện phong phú về từ loại và cấu trúc.
+ Động từ, cụm động từ
Ví dụ:
Nhà vua đồng ý. Thế là chú hề đến gặp cơ chủ nhỏ của mình.
(TV4, t.1, tr.164)
+ Tính từ, cụm tính từ
Ví dụ:
Trời mùa thu mát mẻ.
(TV4, t.1, 112)
+ Đại từ
Ví dụ:

Con mèo của tơi là thế đấy.
(TV4, t.2, tr.113)
+ Số từ
Ví dụ:
Trung Quốc có đường biên giới chung với nhiều nước nhất – 13 nước. Biên
giới của nước này dài 23840 kí-lơ-mét.
(TV4, t.2, tr.116 )
+ Cụm đẳng lập
Ví dụ:
Đơi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
(TV2, t.1, tr.68)
+ Cụm chủ vị
Ví dụ:


19

Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long.
(TV4, t.2, tr.21)
+ Kết hợp hệ từ là + từ, cụm từ
Ví dụ:
Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là nhân dân đã biết trồng lúa.
(TV4, t.2, tr.20)
+ Kết cấu (là) + quan hệ từ + từ, cụm từ (là + giới từ)
Ví dụ:
Trái đất này là của chúng mình.
(TV5, t.1, tr.41)
b. Thành phần phụ
Trong câu ngồi thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ cị có các thành phần phụ.
Sở dĩ gọi thành phần phụ của câu, bởi vì:

+ Về mặt ngữ pháp
Thành phần phụ của câu có tính chất độc lập. Nó không phụ thuộc về ngữ pháp
vào một thành tố nào của bộ phận nồng cốt. Thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho
cả câu, chúng có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc nghĩa của câu.
Ví dụ:
Xưa nay, cua vốn sợ ếch.
Trong ví dụ trên có thể lược bỏ bộ phận “xưa nay” biểu thị thời gian, chỉ còn lại
nồng cốt “cua vốn sợ ếch”
+ Về mặt ý nghĩa
Bộ phận phụ thường biểu thị ý nghĩa về thời gian, khơng gian, mục đích, ngun
nhân, cách thức, tình thái, quan hệ,… nhằm bổ sung ý nghĩa cho cả câu.
Có thể chia thành phần phụ của câu ra nhiều loại tùy theo quan hệ ý nghĩa của nó
với nồng cốt câu. Thơng thường , có các thàn h phần phụ của câu sau: trạng ngữ, đề ngữ,
tình thái ngữ, giải thíc ngữ, liên ngữ.
b1. Trạng ngữ


20

Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, thường đứng đầu câu. Trạng ngữ biểu thị ý
nghĩa về thời gian, khơng gian, ngun nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, phương
diện, trạng thái, điều kiện, sự so sánh,… của sự tình được nói đến trong câu.
Biểu hiện của trạng ngữ:
 Trạng ngữ chỉ thời gian

chỉ thời gian mà hành động xảy ra

Ví dụ:
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
(TV4, t.2, tr.126)

 Trạng ngữ chỉ nơi chốn

chỉ địa điểm mà hành động xảy ra. Trạng ngữ chỉ nới

chốn có quan hệ từ: ở, giữa, trên, dưới, tại, trong, ngoài,… đứng trước danh từ hoặc cụm
danh từ.
Ví dụ:
Trong vườn, mn loài hoa đua nở.
(TV4, t.2, tr.126)
 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

thường nêu nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp

làm nảy sinh điều được nói đến ở nồng cốt câu chính. Trạng từ chỉ nơi chốn thường mở
đầu bằng các quan hệ từ như: do, bởi, tại, nhờ, vì.
Ví dụ:
Vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
(TV4, t.2, tr.141)
 Trạng ngữ chỉ mục đích

chỉ mục đích mà hành động hướng đến. Trạng từ

chỉ mục đích thường có các quan hệ từ: để, để cho, vì đứng trước.
Ví dụ:
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ơn-cơp-xki đọc khơng biết bao nhiêu là sách.
(TV4, t.1, tr.125)
 Trạng ngữ chỉ phương tiện cách thức

thường nêu phương tiện mà chủ thể sử


dụng.
Ví dụ:
Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài
đầy đủ.


21

(TV4, t.2, tr.160)
 Trạng ngữ chỉ phương diện

thường nêu lên một phương tiện mà kết cấu C

– V chính có quan hệ.
Ví dụ:
Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi nhiều thiếu nhi Việt Nam.
(TV3, t.2, tr.98)
 Trạng ngữ chỉ điều kiện

nêu lên điều kiện hay giả thiết đề nồng cốt chính

tồn tại, thường mở đầu bằng các quan hệ từ như: nếu, hễ, giá mà, giá như,…
Ví dụ:
Nếu chẳng mai ơng mất thì ai sẽ là người thay ông.
(TV4, t.1, tr.37)
 Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ

nêu lên ý nghĩa của sự vật hay hiện tượng ở

thành phần phụ tương phản hay chịu thua kém só với ý nghĩa ở nồng cột chính. Loại này

thường mở đầu bằng một số quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, dù cho, dẫu cho… nhưng…
Ví dụ:
Tuy mang màu da vàng, trắng, đen, nâu khác nhau nhưng tất cả đều gắn
bó với nhau như anh em một nhà.
(TV4, t.2, tr.73)
b2. Đề ngữ
Đề ngữ là thành phần phụ của câu thường đứng trước nịng cốt câu chính để nêu
lên một sự vật, sự việc, tình thái,… với mục đích nhấn mạnh như một chủ đề.
- Về quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa, đề ngữ có thể nhấn mạnh một yếu tố nào đó
của sự tình được đề cập ở nịng cốt câu.
+ Đề ngữ nhấn mạnh đối tượng được nêu ở chủ ngữ.
+ Đề ngữ nhấn mạnh hành động, trạng thái, tính chất,… được nêu ở yếu tố chính
của vị ngữ.
+ Đề ngữ nhấn mạnh đối tượng được nêu ở sau yếu tố chính của vị ngữ.
- Về vị trí, đề ngữ thường đứng trước nòng cốt câu, ngăn cách với nòng cốt câu
bằng dấu phẩy hay hư từ thì.
Ví dụ:


22

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích.
(TV2, t.1, tr.96)
b3. Giải thích ngữ
Giải thích ngữ là thành phần phụ của câu, được chen vào giữa nòng cốt câu C – V
để làm sáng tỏ thêm phương diện nào đó có liên quan gián tiếp đến cả câu: chú thích, xuất
xứ, làm rõ thái độ, …
Ví dụ:
Một lần,bác sĩ Ly - một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ
quán trọ.

(TV4, t.2, tr.66)
- Về vị trí, giải thích ngữ có thể đứng sau chủ ngữ hoặc cuối câu. Cũng có trường
hợp đứng giữa chủ ngữ với trạng ngữ đầu câu.
- Khi giải thích cho một bộ phận nào đó trong câu, giải nghĩa ln đứng kế sau yếu
tố được chú thích.
Ví dụ:
Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B trường Tiểu học Cù Chính
Lan, thị xã Hịa Bình.
(TV4, t.1, tr.25)
- Trên chữ viết, ranh giới giữa giải ngữ với các bộ phận khác được biểu hiện bằng
dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc đơn. Cịn trong lời nói giải ngữ
thường được hạ giọng.
b4. Hô ngữ
- Hô ngữ là bộ phận phụ biểu thị sự gọi đáp
Ví dụ:
Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như hai giọt nước cơ mà?
(TV4, t.1, tr.14)
- Trên chữ viết, hô ngữ có thể được kết thúc bằng dấu chấm, tạo thành câu đơn đặc biệt.
Ví dụ:
Mẹ ơi ! Người ta ai cũng có một nghề.
(TV4, t.1, tr.85)


23

b5. Tình thái ngữ
- Tình thái ngữ là bộ phận phụ biểu thị trạng thái tình cảm. cảm xúc chủ quan hoặc
hành vi ngơn ngữ của người nói.
+ Biểu thị trạng thái tình cảm, cảm xúc của người nói
Ví dụ:

Ủa, chị cũng ở đó sao?
(TV4, t.1, tr.60)
Lưu ý: Trên chữ viết, sau bộ phận cảm thán có dấu chấm than thì đó là câu đơn đặc biệt.
Ví dụ:
Chao ơi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát co người đau khổ kia thành xấu xí
biết nhường nào!
(TV4, t.1, tr.30)
+ Biểu thị hành vi hỏi
Ví dụ:
Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ
cơng chúa nhỉ ?
(TV4, t.1, tr.168)
+ Biểu thị hành vi khiến
Ví dụ:
Thơi, ngài không cần xuất vé nữa.
(TV4, t.2, 15)
- Về vị trí, có thể thấy tình thái ngữ ở các vị trí đầu câu, cuối câu; trước nịng cốt,
sau chủ ngữ.
b6. Liên ngữ
- Liên ngữ là bộ phận phụ có chức năng liên kết câu với câu phía trước.
Ví dụ:
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy
mỏng.
(TV4, t.1, tr.135)
- Về vị trí, liên ngữ thường đứng đầu câu và cũng có thể đứng sau chủ ngữ.


24

1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4 với việc dạy học thành phần câu

Đặc điểm tâm sinh lý của HSTH nói chung và HS lớp 4 nói riêng thể hiện trên một
số mặt như sau:
* Đặc điểm về tư duy: tư duy hay nhận thức cảm tính đều là một quá trình tâm lý,
nhưng quá trình tư duy phản ánh dấu hiệu, mối quan hệ bản chất bên trong của các sự vật
khách quan.
Tư duy của HSTH chuyển dần từ tính trực quan cụ thể sang tính trừu tượng khái
quát. Tuy nhiên, ở HS lớp 4, các em đã thoát khỏi ảnh hưởng chủ quan của dấu hiệu trực
tiếp, hoàn toàn dựa vào những tri thức và những khái niệm đã được hình thành. HS đã
bước đầu biết phân tích, phát hiện, tư duy và tưởng tượng. Các em có thể nhận biết được
dấu hiệu bên trong bên cạnh những dấu hiệu bên ngoài của sự vật và hiện tượng, có thể
tiếp cận những khái niện đơn giản và nhìn ra được mối quan hệ giữa các khái niệm. Trong
q trình học tập, HS thường có những thao tác tư duy như phân tích hay tính tốn, từ đó
thao tác về khơng gian và thời gian đã dần dần được hình thành và phát triển. Sự kết hợp
các thao tác tư duy là cơ sở của việc hình thành khái niệm. Đây là cơ sở để HS chiếm lĩnh
những nội dung kiến thức mới trong quá trình học tập.
* Đặc điểm về chú ý: sự chú ý của HSTH thường khơng có chủ định, khả năng chú
ý và điều chỉnh chú ý còn bị hạn chế. Tuy nhiên, ở HS lớp 4, sự chú ý có chủ định được
tăng dần, có khả năng phát triển ở một số phẩm chất khác về mặt số lượng cũng như về sự
phân bố chú ý. Sự chú ý thiếu bền vững của HSTH là do q trình ức chế cịn yếu. Nhưng
ở lớp 4, các em đã có thể duy trì chú ý gần như là suốt buổi học nếu GV biết luân phiên
thay đổi các hoạt động cho HS, tránh sự ức chế nhàm chán.
Khả năng phát triển chú ý có chủ định, bền vững, tập trung đối với HSTH trong
quá trình học tập là rất cao. Bản thân quá trình học tập địi hỏi HS phải rèn luyện chú ý có
chủ định. Sự chú ý có chủ định sẽ được phát triển cùng với sự phát triển động cơ mang
tính xã hội mà cụ thể mà cụ thể đối với HSTH là động cơ học tập. Mặt khác, đó là sự
trưởng thành về ý thức, trách nhiệm đối với kết quả học tập của mình. Vì vậy, GV cần có
kỹ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của HS một cách thuần thục và phù hợp.
* Đặc điểm về trí nhớ: sự ghi nhớ có chủ định và khơng có chủ định của HSTH
đều đang phát triển. Sự phát triển trí nhớ của HSTH có sự biến đổi vế chất. Đó là sự hình



25

thành và phát triển của ghi nhớ có chủ định phát triển ở mức cao. Với HSTH, ghi nhớ có
chủ định và khơng có chủ định vẫn tồn tại song song chuyển hóa và bổ sung cho nhau
trong q trình học tập. Bên cạnh, ngôn ngữ của HSTH những năm cuối cấp càng phát
triển manh hơn. Vì vậy, ngơn ngữ đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển trí
nhớ có chủ định. Nhớ có ngơn ngữ mà HS có thể diễn đạt tri thức đã biết bằng lời nói,
chữ viết. Điều này khơng những quan trọng trong việc phát triển trí nhớ mà cịn thúc đẩy
sự phát triển của trí tưởng tượng, tư duy của HS sau này.
Việc dạy về thành phần câu trong phân môn tập làm văn lớp 4 là vô cùng cần thiết.
Nội dung này giúp HS thấy được vai trò, tác dụng của các thành phần trong câu, rèn luyện
tư duy lôgic cho HS và bước đầu tạo ra những kĩ năng diễn đạt tốt hơn, lôgic, mạch lạc
hơn trong câu văn cũng như trong khi nói và viết. Hơn thế, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu
về tâm lí HS lớp 4 từ những đặc điểm về tư duy, chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ,…chúng tôi
thấy rằng, việc đưa ra những biện pháp hướng dẫn HS luyện tập về TPC, vận dụng các
TPC đó trong giờ TLV là việc làm có cơ sở khoa học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học thành phần câu ở Tiểu học
Để tìm hiểu tình hình nhận thức về thành phần câu ở GV tiểu học, chúng tôi đã xây
dựng phiếu điều tra 55 GV ở Tỉnh Đồng Tháp. Sau khi xử lí số liệu, chúng tơi thu được
kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức của GVTH về thành phần câu
TT
Nội dung trả lời
Trả lời đúng
1 Thành phần câu là những thành tố cấu tạo nên câu
54.55%
Thành phần gồm có hai loại: thành phần chính (nịng
2

58.18%
cốt) và thành phần phụ
Mục đích của việc dạy học thành phần câu cho
3

HSTH là giúp cho HS nắm được những thành tố
tham gia cấu tạo nên câu với chức năng cú pháp nhất

50.91%

Trả lời sai
45.45%
41.82%

49.09%

định
Như vậy, không phải tất cả GV đều nhận thức đúng, đầy đủ và chính xác các kiến
thức về thành phần câu, từ kết quả xử lí số liệu trên cho ta thấy:


×