Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu sưu tầm một bản án của tòa án xác định giao dịch dân sự vô hiệu và nêu quan điểm của cá nhân về hậu quả pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.43 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................................1
I. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu....................................................................1
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự..............................................................................1
1.2. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự dân sự vô
hiệu..............................................................................................................................1
II. Sư tầm một bản án của tòa án xác định giao dịch dân sự vô hiệu và nêu quan
điểm của cá nhân về hậu quả pháp lý của giao dịch này được giải quyết trong
bản án............................................................................................................................1
2.1. Bản án của tòa án xác định giao dịch dân sự vô hiệu...........................................1
2.2. Nêu quan điểm của cá nhân về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
được giải quyết trong bản án......................................................................................1
KẾT LUẬN......................................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................1

0

download by :


MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn
các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự
càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch
dân sự vơ hiều và giải quyết hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề
phức tạp, gây ra nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vơ
hiệu có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay. Vì vậy, em xin


chọn và phân tích đề 1: Phân tích hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Sưu
tầm một bản án của tịa án xác định giao dịch dân sự vơ hiệu và nêu quan điểm của cá
nhân về hậu quả pháp lý của giao dịch này được giải quyết trong bản án. Để có thêm
sự hiểu biết rõ và sâu sắc hơn về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu. Từ đó có
hướng giải quyết đúng đắn trong từng trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Lượng kiến
thức của em còn nhiều hạn chế, trong quá trình làm khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót em rất mong được sự góp ý từ thầy (cơ) để bài em được hoàn thiện hơn, em xin chân
thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của giao dịch dân sự
Khái niệm: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (điều 116 BLDS năm 2015)
Ý nghĩa:
-

Giao dịch ln thể hiện ý chí của người tham gia.
Là căn cứ hình thành pháp luật dân sự.
Là căn cứ để chủ thể xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.
Là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể.

1.1.2. Phân loại giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự bao gồm: Hợp đồng dân sự; hành vi pháp lý đơn phương; giao dịch
dân sự có điều kiện.
Hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của hai hay nhiều biên tham gia làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng giao dịch dân sự là loại giao
dịch phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. “thỏa thuận” vừa là nguyên tắc vừa là đặc
trưng của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạncủa quan hệ hợp
đồng – từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự.

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên
nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn
1

download by :


phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình thức phải phù hợp với các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy
bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi giao dịch đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc
hủy bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát
sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ
là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có điều kiện xảy ra thì giao
dịch bị hủy bỏ.
1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Được quy định tại điều 117 BLDS năm 2015 là:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái với đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.
1.2. Giao dịch dân sự vơ hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự dân sự vô
hiệu.
1.2.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu.
Theo điều 122 BLDS năm 2015 “Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện
được quy định tại điều 117 của bộ luật này thì vơ hiệu, trừ trường hợp bộ luật này có
quy định khác”

Chỉ những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên
và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch dân sự hợp pháp phải tuân thủ ba
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ
thêm điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong
các điều kiện kiện có hiệu lực của giao dịch dan sự sẽ bị vô hiệu. Những quy định về sự
vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương
xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm
an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.
1.2.2. Các loại giao dịch dân sự vô hiệu
Theo cách phân loại truyền thống thì chia thành hai nhóm chính: vơ hiệu tuyệt đối
(hay cịn gọi là vơ hiệu đương nhiên) và vơ hiệu tương đối (hay cịn gọi là vơ hiệu bị
tuyên).
Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức của xã hội.(điều
123).
2

download by :


Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch
(điều 129)
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (điều 124)
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện. (điều 125).
Giao dịch dân sự vô dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (điều 126)
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (điều 127)
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình (điều 127)
1.2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định trong điều 131 BLDS năm
2015:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn
trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp khơng hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả laijhoa lợi, lợi
tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự liên quan đến quyền nhân thân do
bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Các căn cứ xác định giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ điều 122
đến điều 129 và giao dịch dân sự từng phần được quy định tại điều 130 BLDS năm
2015.
Khi một giao dịch bị tuyên bố là vơ hiệu, thì giao dịch này khơng thể làm phát sinh
hiệu lực. Về khoa học pháp lý, giao dịch vô hiệu được xác định hoặc là vô hiệu tương
đối hoặc là vô hiệu tuyệt đối và đều là vô hiệu từ thời điểm xác lập, đều là giao dịch vơ
hiệu tồn bộ. Với lập luận này, những giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dich vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội theo quy định tại điều 123
BLDS. Giao dịch vô hiệu do giả tạo theo quy định tại điều 124 BLDS cũng là giao dịch
vô hiệu tuyệt đối. Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối do giao dịch do vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch giả tạo đương nhiên bị coi là vơ hiệu tồn bộ
và vơ hiệu từ thời điểm xác lập. Giao dịch vô hiệu tương đối là những giao dịch do
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
(điều 129); giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (điều 126); giao dịch dân sự do bị
3

download by :



lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (điều 127); giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không
nhận thức và làm chủ hành vi của mình (điều 129). Tính chất của giao dịch dân sự vô
hiệu tương đối là phải có u cầu của đương sự thì tồn án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu.
Tuy nhiên cần xác định giao dịch khơng tn thủ quy định về hình thức theo quy
định tại điều 129 BLDS quy định: “giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu
lực về hình thức thì vơ hiệu”. Nếu xét về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch, giao
dịch vi phạm về hình thức luật định cũng là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối, Chỉ trừ
những trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 1 và 2 điều 129 như đã phân tích tại
phần trên.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại điều 131 BLDS năm
2015 gồm các nội dung sau:
- Về thời điểm vô hiệu của giao dịch: giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch dân sự
được xác lập (khoản 1). Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của các bên phát sinh từ chính
giao dịch vơ hiệu, chứ không phải phát sinh từ giao dịch. Khi giao dịch dân sự vơ hiệu
thì quyền và nghĩa vụ của các bên không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu hợp
đồng chỉ mới xác lập mà chưa thực hiện thì các bên khơng được phép thực hiện, cịn
trường hợp đang thực hiện thì khơng tiếp tục thực hiện nữa, nếu hợp đồng đã thực hiện
thì các bên xử lý tài sản.
- Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp
khơng hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Về nguyên tắc, đối
tượng của giao dịch dịch là vật, thì khi giao dịch vơ hiệu bên nhận vật có nghĩa vụ hồn
trả lại vật (hồn ngun) mà mình đã nhận cho bên có quyền. Trường hợp khơng thể
hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn tả. Giá của hiện vật được xác
định vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Hoàn trả tiền trong trường hợp này tương tự bồi
thường thiệt hại về tài sản (vật là đối tượng của giao dịch khơng cịn). Về ngun tắc,

người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên
hoặc lỗi của hai bên.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả hoa lợi, lợi tức đó.
Điều này có nghĩa là việc hồn trả hay khơng hồn trả hoa lợi, lợi tức phụ thuộc vào sự
ngay tình hay khơng ngay tình của bên nhận tài sản như các quy định về hồn trả tài sản
do chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật.Giao dịch có các đối tượng là động sản pháp
luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu, mà bên thuê, bên mượn, bên mua tài
sản này từ bên cho thuê, cho mượn, bên bán,..., sau đó giao dịch bị tun vơ hiệu, thì
bên mua, bên th, bên mượn động sản khơng có nghĩa vụ trả lại hoa lợi, lợi tức thu
được do khai thác tài sản đó.
- Bên có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Khi buộc một bên bồi thường thì chúng
ta phải xác định đủ hai yếu tố: một là yếu tố có lỗi, hai là thực tế phải tồn tại thiệt hại.
Bên có lỗi trong quan hệ giao dịch như lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, người khác tham gia
giao dịch, khi giao dịch bị tuyên vô hiệu, bên bị tham gia giao dịch trái ý chí tự nguyện

4

download by :


bị thiệt hại, thì bên có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép phải bồi thường. Khi giao dịch
dân sự vơ hiệu, nếu các bên có u cầu giải quyết bồi thường thì Tịa án có trách nhiệm
xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt
hại xảy ra, khơng có thiệt hại thì khơng có trách nhiệm bồi thường.Việc xác định giá của
tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong đó,
có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai
bên làm cho giao dịch dân sự vơ hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy
được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.
- Theo quy định tại khoản 5 điều 131 BLDS thì việc giải quyết hậu quả của giao dịch

dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền của người biểu diễn được pháp luật bảo hộ,
nhưng một người lừa dối, dọa nạt để người biểu diễn tham gia giao dịch biểu diễn, giao
dịch bị tuyên là vơ hiệu, thì quyền nhân thân của người biểu diễn bị xâm phạm được bồi
thường theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
II. Sư tầm một bản án của tòa án xác định giao dịch dân sự vô hiệu và nêu quan
điểm của cá nhân về hậu quả pháp lý của giao dịch này được giải quyết trong bản
án.
2.1. Bản án của tịa án xác định giao dịch dân sự vơ hiệu
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BẢN ÁN 10/2018/DS-PT NGÀY 03/07/2018 VỀ TRANH CHẤP YÊU CẦU TUYÊN
BỐ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU VÀ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CỦA GIAO
DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
Ngày 03 tháng 7năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (số 11 Tơn
Đức Thắng, thành phố Huế) mở phiên tịa xét xử phúc thẩm công Khi vụ án dân sự thụ
lý số: 19/2017/TLPT-D ngày 05/12/2017 về Tranh chấp yêu cầu tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Do bản án dân sự sơ
thẩm số 36/2017/DSST ngày 23/10/2017 của Tòa án nhân thành phố Huế bị kháng cáo
và kháng nghị. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 02/2018/QĐ-PT ngày
05 tháng 3 năm 2018, quyết định hoản phiên tịa, thơng báo về việc mở lại phiên tịa và
thơng báo về việc mở lại phiên tịa lần 2 giữa các đương sự:
1. Nguyên đơn:Bà Hồ Thị Th
Nơi ĐKNKTT: đường Ph, phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trú tại: đường Ph, phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt
2. Bị đơn: Ơng Nguyễn Thượng Ph và à Phạm Thị Thu H
Nơi ĐKNKTT: đường Q, phường N, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trú tại: đường
Ph, phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt
5

download by :



3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Ông Trần Kim T
Trú tại: đường Ph, phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế; Có mặt
- Ơng Nguyễn Duy Kh và bà Dương Thị Tr;
Trú tại: khu vực 5, phường T, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tòa án đã tống đạt
hợp lệ nhưng họ đều vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo bản án sơ thẩm và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thì nội dung vụ án được
tóm tắt như sau:
Nguyên đơn bà Hồ Thị Th trình bày:
Vào ngày 03/9/2005, bà Hồ Thị Th và chồng là ơng Trần Kim T có đặt cọc cho ông
Nguyễn Duy Kh và bà Dương Thị Tr và đến ngày 15/8/2006, sau khi trả hết tiền thì lập
Giấy thỏa thuận mua bán để mua toàn bộ thửa đất diện tích 36,5m2 thuộc tờ bản đồ số
14, thửa số 114 (sau này là thửa 291), tại đường Ph, phường V, thành phố H của vợ
chồng ông Kh, bà Tr. Thửa đất nàyliền kề với thửa số 115, trong đó có 16,5m2 nằm
trong diện quy hoạch mở đường Ph. Vợ chồng ông Kh và vợ chồng bà Th không thực
hiện công chứng hợp đồng mà chỉ thỏa thuận mua bán với nhau bằng giấy viết tay.
Ngày 29/11/2005, bà Th và ông T tiếp tục mua của các bà Nguyễn Thị Th và bà Nguyễn
Thị B 01 thửa đất với diện tích 65m2 thuộc tờ bản đồ số 14, thửa số 115, tọa lạc tại
đường Ph, phường V, thành phố H. Sau khi nhận chuyển nhượng thửa đất trên, vợ
chồng bà Th chuyển nhượng cho vợ chồng ông Huỳnh Quang Ph và bà Trương Thị Th
25m2 cũng vào ngày 29/11/2005.
Ngày 15/3/2006, vợ chồng bà Th được Ủy ban nhân dân thành phố Huế cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất nói trên có diện tích 65m2.
Trước đó, ngày 25/01/2006, vợ chồng bà Th nhận số tiền cọc 160.000.000 đồng của vợ
chồng ông Nguyễn Thượng Ph và bà Phạm Thị Thu H để bán một lô đất và ngôi nhà
cấp 4 gồm 40m2 của thửa 115 và 20m2của thửa 114 do vợ chồng bà mua của ông
Nguyễn Duy Kh và bà Dương Thị Tr (16,5m2 nằm trong diện quy hoạch mở đường

Đường Ph nên ông Ph, bà H khơng mua). Tổng diện tích vợ chồng bà Th bán cho vợ
chồng ông Phong là 60m2 gồm 2 thửa đất tại đường Ph, thành phố H với giá
8.000.000đồng/m2, thành tiền là 480.000.000đồng, có lưu chủ 6.000.000đồng nên cịn
lại là 474.000.000đồng. Trên diện tích đất vợ chồng bà Th bán cho ông Ph, bà H có 01
ngôi nhà cấp 4 do vợ chồng bà Th xây. Đến ngày 25/8/2006, hai bên lậpGiấy thỏa thuận
mua bán nhà, đất, vợ chồng ông Ph, bà H giao tiếp cho vợ chồng bà Th
140.000.000đồng. Tổng cộng 02 đợt là 300.000.000đồng. Số tiền còn lại
174.000.000đồng, hai bên thỏa thuận khi nào bên bán hoàn thành thủ tục tách, hợp thửa
và công chứng hợp đồng bên mua sẽ thanh toán hết.
6

download by :


Sau khi 2 bên ký giấy thỏa thuận mua bán thì vợ chồng Bà đã giao đất và nhà cho ông
Ph, bà H sử dụng. Vợ chồng Bà đã tiến hành làm thủ tục tách thửa và hợp thửa cho 02
thửa đất tại 107 và đường Ph, thành phố H theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, khi vợ
chồng Bà tìm hiểu mới biết được là thửa đất tọa lạc tại số 107 Đường Ph không thể tách
thửa để hợp với thửa đất tại 107/1 vì chưa đủ diện tích theo quy định của pháp luật và
chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể tách thửa và gộp thửa được.
Sau nhiều lần vợ chồng Bà yêu cầu vợ chồng ơng Ph, bà H trả số tiền cịn lại, nhưng vợ
chồng ông Ph lấy lý do chưa làm được giấy tờ, nên không trả mà yêu cầu vợ chồng Bà
phải thực hiện thỏa thuận mà 02 bên đã cam kết. Sau nhiều lần thương lượng, đưa ra
nhiều phương án để giải quyết, vợ chồng ông Ph, bà H cũng không thống nhất và không
chịu trả tiền cho Bà. Vợ chồng Bà nhận thấy việc không làm được giấy tờ là do khách
quan, chứ không phải lừa dối vợ chồng ơng Phong vì khơng đúng quy định của pháp
luật.Vì vậy, Bà yêu cầu Tòa án hủy Giấy đặt cọc mua bán đất ngày 25/01/2006 và Giấy
thỏa thuận mua bán nhà, đất ngày 25/8/2006 vì giao dịch này vơ hiệu do vi phạm điều
cấm của pháp luật. Vợ chồng Bà thống nhất trả lại tiền chuyển nhượng đất đã nhận,
đồng thời thanh toán giá trị tài sản mà vợ chồng ông Phong đã xây dựng trên đất theo

giá trị mà Hội đồng định giá đã định giá.
Bị đơn – ông Nguyễn Thượng Ph, bà Phạm Thị Thu H trình bày:
Vào ngày 25/01/2006 vợ chồng Ơng, Bà đồng ý mua lơ đất gồm 02 thửa tại số nhà 107
và 107/1 và Đường Ph, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế (trước 25m2 sau 40m2 tổng
diện tích là 60m2 với giá 8.000.000đồng/m2). Vợ chồng Ông, Bà đã đặt cọc số tiền là
160.000.000 đồng, tại thời điểm đó 01m2 có thẻ đỏ chỉ có 6.000.000 đồng. Nhưng do
cần đất để ở và mặt tiền để kinh doanh nên Ơng, Bà khơng tính tốn chỉ với điều kiện là
có giấy tờ hợp pháp mang tên mình nên vợ chồng Ơng, Bà mới đồng ý mua với giá
8.000.000đồng/m2, với tổng số tiền là480.000.000 đồng, lưu chủ 6.000.000đồng, số tiền
cịn lại là 474.000.000đồng.
Lúc đầu vợ chồng Ơng, Bà có ý định là ra cơng chứng sang tên của mình rồi mới nhận
đất để làm nhà, nhưng do bà H có thai ngồi dự định và ở nhà thuê chật chội quá nên vợ
chồng Ông, Bà đành phải giao thêm số tiền là 140.000.000đồng để nhận đất làm nhà và
sinh con. Vì giấy tờ chưa xong và bà Th hứa chắc chắn sẽ sang tên, nhập thửa trong
vòng vài tháng và để lại cho vợ chồng Ông, Bà 174.000.000đồng gọi là niềm tin để lúc
làm xong giấy tờ sẽ lấy hết. Vợ chồng Ơng, Bà lúc đó q cần nhà để ở và buôn bán nên
mặc dù giấy tờ còn mang tên vợ chồng bà Th, nhưng vẫn nhận đất làm nhà và tin lời bà
Th hứa sẽ sang tên nhập thửa cho vợ chồng Ông, Bà để nhận số tiền cịn lại. Từ khi vợ
chồng Ơng, Bà làm nhà đến nay khơng có ai tranh chấp gì, vợ chồng Ông, Bà cũng đã ở
ổn định và hiện khơng có chỗ ở nào khác. Nên, Vợ chồng Ơng, Bà khơng đồng ý hủy
hợp đồng, đề nghị Tịa án xem xét cho vợ chồng Ông, Bà tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Đối với số tiền174.000.000 đồng còn lại theo thỏa thuận, do bà Th không làm giấy tờ
tách, nhập thửa được thì vợ chồng Ơng, Bà sẽ tự làm giấy tờ.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày:
- Ơng Trần Kim T thống nhất như ý kiến của bà Th và khơng bổ sung gì thêm.
7

download by :



- Ông Trần Kim Kh và bà Dương Thị Tr: Tòa án đã triệu tập nhiều lần đến tham gia tố
tụng nhưng ơng Kh, bà Tr đều cố tình vắng mặt nên khơng có lời khai.
Tại bản án số 36/2017/D - T ngày 23/10/2017, Tòa án nhân dân thành phố Huế đã quyết
định:
Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015. Áp dụng Điều 121,
Điều 122, Điều 127, Điều 128, Điều 134, Điều 137, Điều 450 và Điều 689 Bộ luật dân
sự năm 2005; Điều 106 Luật Đất đai 2003; Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Quyết định số 32/2014/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí,
lệ phí Tồ án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc
Hội; điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; tuyên xử:
[1] Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Tuyên bố hợp đồng đặt cọc ngày
25/01/2006 và hợp đồngchuyển nhượng nhà, đất lập ngày 25/8/2006 giữa ông, bàTrần
Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H vơ hiệu tồn bộ.
[2] Buộc ơng Nguyễn Thượng Ph và bà Phạm Thị Thu H phải thanh tốn cho ơng Trần
Kim T, Hồ Thị Th số tiền 197.000.000 đồng (trong đó tiền nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất chưa thanh toán 174.000.000 đồng và 23.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt
hại).
[3] Giao cho ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H sở hữu, sử dụng ngôi nhà và
tạm giao 40m2 quyền sử dụng đất tại thửa đất sổ 115, tờ bản đồ số 14 tọa lạc tại 107/1
Đường Ph, phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế (được Ủy ban nhân dân thành
phố Huế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 909313 ngày 15/3/2006).
Ngồi ra, bản án sơ thẩm cịn tun về án phí, chi phí giám định, quyền yêu cầu thi hành
án, lãi suất chậm trảvà quyền kháng cáocho các đương sự theo luật định.
Ngày 06/11/2017, bà Hồ Thị Th có đơn kháng cáo và ngày 07/11/2017 kháng cáo bổ
sung toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả lại nhà, đất đang tranh chấp và
nguyên đơn sẽ trả lại tiềnđã nhận chuyển nhượng và thanh toán lại giá trị tài sản trên đất
cho bị đơn.
Ngày 02/11/2017, bị đơn Ông Nguyễn Thượng Ph kháng cáo một phần bản án sơ thẩm

với nội dung khơng chấp nhận việc Tịa án tun xác định mức lỗi của vợ chồng ơng là
50% mà lỗi hồn tồn do phí ngun đơn; ngồi ra đề nghị cơng nhận cho vợ chồng ông
Ph, bà H được sở hữu 20m2 đất tranh chấp.
Tại Quyết định kháng nghị số 385/QĐKNPT-VKS-DS ngày 07/11/2017, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã kháng nghị đối với bản án sơ thẩm số
36/2017/D T ngày 23/10/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Huế với nội dung đề nghị
Tòa án cấp phúc thẩm xét xử theo hướng hủy Bản án sơ thẩm nêu trên do vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nội dung, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân
thành phố Huế xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
8

download by :


Trước khi mở phiên tòa, tại buổi làm việc vào ngày 19 tháng 6 năm 2018 vợ chồng ông
Trần Kim T bà Hồ Thị Th và vợ chồng ông Nguyễn Thượng Ph, bà Phạm Thị Thu H đã
thỏa thuận như sau: Ông Nguyễn Thượng Ph và bà Phạm Thị Thu H có nghĩa vụ trả cho
bà Hồ Thị Th và ông Trần Kim T tổng số tiền: 185.000.000 đồng. Ngoài ra khơng có ý
kiến gì thêm.
Tại phiên tịa, các bên đương sự; đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnhcó ý kiến:
Ý kiến của vợ chồng ông T, bà Th: Việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng đặt cọc
ngày 25/01/2006 và hợp đồngchuyển nhượng nhà, đất lập ngày 25/8/2006 giữa vợ
chồng chúng tôi với ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H vơ hiệu tồn bộ thì
chúng tơi đồng ý. Phía vợ chồng ơng Nguyễn Thượng Phvà bà Phạm Thị Thu H có
nghĩa vụ trả cho chúng tơi số tiền: 185.000.000 đồng, trong đó tiền cịn thiếu là
174.000.000 đồng và tiền bồi thường thiệt hại do có lỗi là 11.000.000 đồng.Vợ chồng
chúng tơi thỏa thuận cung cấp các giấy tờ tài liệu liên quan đến hai thửa đất cho vợ
chồng ông Ph bà H và cùng phối hợp để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật.
Ý kiến của vợ chồng ông Ph ,bà H: Vợ chồng chúng tơi hồn tồn nhất trí như ý kiến

của vợ chồng anh T, chị Th đã trình bày. Chúng tơi có nghĩa vụ trả lại cho vợ chồng anh
T, chị Th số tiền 185.000.000 đồng trong đó tiền cịn thiếu là 174.000.000 đồng và tiền
bồi thường thiệt hại do có lỗi là 11.000.000 đồng. Vợ chồng chúng tôi tự nguyện làm
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất khi có quy định
mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh như sau:
Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng: Từ khi thụ lý vụ án cho đến trước khi nghị
án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và các bên đương sự đều tuân theo
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nên khơng có kiến nghị gì cần khắc phục.
Về nội dung vụ án: Tai phiên tịa hơm nay các bên đương sự đều thống nhất thỏa thuận
các hợp đồng đặt cọc ngày 25/01/2006 và hợp đồngchuyển nhượng nhà, đất lập ngày
25/8/2006 giữa ông, bàTrần Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm
Thị Thu Hlà vơ hiệu tồn bộ.Ơng Nguyễn Thượng Phvà bà Phạm Thị Thu H có nghĩa
vụ trả cho bà Hồ Thị Th và ông Trần Kim T tổng số tiền: 185.000.000 đồng trong đó
tiền cịn thiếu là 174.000.000 đồng và tiền bồi thường thiệt hại do có lỗi là 11.000.000
đồng. Vợ chồng ông Ph, bà H tự nguyện làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với hai thửa đất khi có quy địnhmới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vợ chồng ơng T, bà Th thỏa thuận cung cấp các giấy tờ tài liệu liên quan đến hai thửa
đất cho vợ chồng ông Ph, bà H và cùng phối hợp để làm thủ tục xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do đó, để tơn trọng sự tự định đoạt
của các bên đương sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử sửa bản án sơ
thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự và rút toàn bộ nội dung kháng
nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế và căn cứ vào khoản 3 Điều 284 và
khoản 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự để đề nghịHội đồng xét xử đình chỉ xét xử
phúc thẩm đối với tồn bộ nơi dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Huế.

9

download by :



NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đãđược thẩm tra tại phiên tồ, lời
trình bày của các đương sự, kết quả tranh luận tại phiên toà, ý kiến của đại diện Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về Tố tụng: Đối với người có quyền lợi và nghĩa liên quan là ông Trần Kim Kh và
bà Dương Thị Tr, Tòa án đã triệu tập hợp lệ hai lần đến tham gia phiên tịa nhưng họ
đều vắng mặt khơng có lý do, căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự,
Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt ông Kh, bà Tr.
[2] Xét tại phiên tịa hơm nay các bên đương sự đều thay đổi nội dung kháng cáo và
thống nhất ý kiến như văn bản làm việc vào ngày 19 tháng 6 năm 2018. Đồng thời, các
bên thỏa thuận việc hợp đồng đặt cọc ngày 25/01/2006 và hợp đồngchuyển nhượng nhà,
đất lập ngày 25/8/2006 giữa ông, bàTrần Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà Nguyễn Thượng
Ph, Phạm Thị Thu H vơ hiệu tồn bộ; ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H sở
hữu, sử dụng ngơi nhà đang ở và diện tích 60m2 đất bao gồm: 2 thửa đất tại 107 và
107/1 Đường Ph,phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vợ chồng ơng Ph, bà H
tự nguyện thanh tốn cho vợ chồng ôngT, bà Th số tiền 185.000.000 đồng (Trong đó
tiền nhận chuyển nhượng đất cịn thiếu là 174.000.000 đồng và tiền bồi thường về lỗi
phải chịu là 11.000.000 đồng). Ông Ph bà H thỏa thuận tự làm thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi có quy định mới của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.Vợ chồng ơng T bà Th thỏa thuận cung cấp các giấy tờ tài liệu
liên quan đến hai thửa đất cho vợ chồng ông Ph bà H và cùng phối hợp để làm thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do đó, Hội
đồng xét xử xét việc tự thỏa thuận của các đương sự là hoàn tồn tự nguyện và khơng
trái pháp luật và đạo đức xã hội nên Hội đồng xét xử xét cần chấp nhận để sửa bản án sơ
thẩm và công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự theo quy định của pháp luật.
Xét kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế thấy rằng:
Tại phiên tịa hơm nay Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh rút toàn bộ nội dung kháng
nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế. Hội đồng xét xử xét việc rút toàn bộ

nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát thành phố Huế của Đại diện Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh tại phiên tịa là có căn cứ và đúng pháp luật. Do đó, Hội đồng xét xử căn cứ vào
khoản 3 Điều 284 và khoản 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự để đình chỉ xét xử phúc
thẩm đối với tồn bộ nơi dung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế.
[3] Về án phí dân sư sơ thẩm: Do sửa bản án sơ thẩm và các bên đương sự khơng thỏa
thuận về án phí nên cần buộc vợ chồng ông Nguyễn Thượng Ph, bà Phạm Thị Thu H
phải chịu như sau: 185.000.000 đồng x 5% = 9.250.000 đồng và án phí khơng có giá
ngạch về yêu cầu của nguyên đơn được Tòa chấp nhận là 200.000 đồng . Tổng số tiền
án phí vợ chồng ông Nguyễn Thượng Phvà bà Phạm Thị Thu H phải chịu là 9.450.000
đồng.
- Hoàn trả cho bà Hồ Thị Th số tiền 200.000 đồng và số tiền 7.500.000 đồng theo các
biên lai thu tiền số 7493 và số 7494 ngày 16/10/2014 của Chi cục Thi hành án thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
10

download by :


[4] Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Hồ Thị Th; ơng Nguyễn Thượng Phkhơng phải
chịu.
Hồn trả cho bà Hồ Thị Th 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (Biên
lai thu tiền số 3264 ngày 13/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tạm giữ số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà ơng Nguyễn Thượng
Phđã nộp để đảm bảo việc thi hành án số tiền án phí dân sự sơ thẩm cịn phải chịu (Biên
lai thu tiền số 3262 ngày 13/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế).
Về tiền lệ phí định giá: 4.000.000 đồng bà Th đã nộp đủ nay ông Nguyễn Thượng Ph và
bà Phạm Thị Thu H phải hoàntrả cho bà Hồ Thị Th số tiền 2.000.000 đồng.Vì các lẽ
trên;

QUYẾT ĐỊNH
Căn cứvào khoản 2 Điều 148; Điều 227, khoản 3 Điều 284, khoản 2 Điều 289, khoản1,
khoản 2 Điều 300, khoản 2 Điều 308; Điều 309, khoản 6 Điều 313Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015;
Áp dụng Điều 121, Điều 122, Điều 127, Điều 128, Điều 137, Điều 450 và Điều 689 Bộ
luật dân sự năm 2005; Điều 106 Luật Đất đai 2003; khoản 2 Điều 27 Pháp lệnh án phí,
lệ phí Tồ án số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc
Hội; điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Khoản 2 Điều 29 Nghị quyết
326/2016/UBNVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; sửa bản án sơ
thẩm;
Tuyên xử:
[1] Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với tồn bộ nôi dung kháng nghị của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
[2] Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Tuyên bố hợp đồng đặt cọc ngày
25/01/2006 và hợp đồngchuyển nhượng nhà, đất lập ngày 25/8/2006 giữa ông, bàTrần
Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H vô hiệu tồn bộ.
[3]Cơng nhận sự thỏa thuận của ơng, bàTrần Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà Nguyễn
Thượng Ph, Phạm Thị Thu H:
Ông Nguyễn Thượng Ph,bà Phạm Thị Thu H phải thanh tốn cho ơng Trần Kim T, bà
Hồ Thị Th số tiền 185.000.000 đồng.(Một trăm tám mươi lăm triệu đồng chẳn)
[4] Ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H sở hữu, sử dụng ngôi nhà hiện ông bà
đang ở và được tạm giao diện tích 60m2 đất bao gồm: 2 thửa đất tại 107 và 107/1
Đường Ph,phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế.

11

download by :



Ông Ph, bà H thỏa thuận tự làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất khi có quy định mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vợ
chồng ơng T, bà Th thỏa thuận cung cấp các giấy tờ tài liệu liên quan đến hai thửa đất
cho vợ chồng ông Ph, bà H và cùng phối hợp để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
[5] Về án phí dân sư sơ thẩm: Vợ chồng ông Nguyễn Thượng Phbà Phạm Thị Thu H
phải chịu 9.450.000 đồng.
- Hoàn trả cho bà Hồ Thị Th số tiền 200.000 đồng và số tiền 7.500.000 đồng theo các
biên lai thu tiền số 7493 và số 7494 ngày 16/10/2014 của Chi cục Thi hành án dân sự
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
[6] Về án phí dân sự phúc thẩm: Bà Hồ Thị Th; ông Nguyễn Thượng Phkhơng phải
chịu.
Hồn trả cho bà Hồ Thị Th 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp (Biên
lai thu tiền số 3264 ngày 13/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tạm giữ số tiền 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà ơng Nguyễn Thượng
Phđã nộp để đảm bảo việc thi hành án số tiền án phí dân sự sơ thẩm còn phải chịu (Biên
lai thu tiền số 3262 ngày 13/11/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế).
[7] Về tiền lệ phí định giá: 4.000.000 đồng bà Hồ Thị Th đã nộp đủ nay ông Nguyễn
Thượng Phvà bà Phạm Thị Thu H phải hoàn trả cho bà Hồ Thị Th số tiền 2.000.000
đồng.
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản
tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong tất cả các khoản
tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải
thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự;
được bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân dự năm 2014, thì người
được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án,
quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo

quy định tại các Điều 6,7 và 9 Luật thi hành án dân sự và Điều 7a, 7b Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014; thời hiệu thi hành án được thực
hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
2.2. Nêu quan điểm của cá nhân về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
được giải quyết trong bản án.
Hậu quả pháp lý: hợp đồng đặt cọc ngày 25/01/2006 và hợp đồngchuyển
nhượng nhà, đất lập ngày 25/8/2006giữa ông, bàTrần Kim T, Hồ Thị Th và ông, bà
12

download by :


Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H vơ hiệu tồn bộ; ông, bà NguyễnThượng
Ph, Phạm Thị Thu H sở hữu,sử dụng ngơi nhà đang ở và diện tích 60m2đất bao gồm: 2
thửa đất tại107 và 107/1 Đường Ph,phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vợ
chồng ông Ph, bà H tự nguyện thanh tốn cho vợ chồng ơngT,bà Th số tiền 185.000.000
đồng (Trong đó tiền nhận chuyển nhượng đất còn thiếu là 174.000.000 đồng và tiền bồi
thường về lỗi phải chịu là 11.000.000 đồng). Ông Ph bà H thỏa thuận tự làm thủ tục xin
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi có quy định mới của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Vợ chồng ông T bà Th thỏa thuận cung cấp các giấy
tờ tài liệu liên quan đến hai thửa đất cho vợ chồng ông Ph bà H và cùng phối hợp để làm
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, tại buổi làm việc vào ngày 19 tháng 6 năm
2018 vợ chồng ông Trần Kim T bà Hồ Thị Th và vợ chồng ông Nguyễn Thượng Ph,bà
Phạm Thị Thu Hđã thỏa thuận như sau: Ông Nguyễn Thượng Ph và bà Phạm Thị Thu
H có nghĩa vụ trả cho bà Hồ Thị Th và ông Trần Kim T tổng số tiền:
185.000.000 đồng.( 174.000.000 đồng tiền còn thiếu và 11.000 đồng tiền bồi thường)
Ngồi ra khơng có ý kiến gì thêm.
Tịa án đã áp dụng điều 121,122,127,128,137, điều 450 và điều 689 Bộ luật dân

sự năm 2005; điều 103 luật đất đai năm 2003 để tuyên hợp đồng giao dịch dân sự giữa
Ông bà Th và Ông bà Ph là vơ hiệu tồn bộ.
Ơng bà Th và ông bà Ph có đủ năng lực hành vi đủ năng lực pháp luật phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập. Hai bên tham gia vào giao dịch này là hoàn toàn tự
nguyện, hai bên đã tự thỏa thuận với nhau để giao dịch mua bán nhà, đất. Do Giao dịch
vi phạm điều cấm của pháp luật nên tịa án đã tun hợp đồng giao dịch đó vơ hiệu.
Thửa đất tọa lạc tại số 107 Đường Ph không thể tách thửa để hợp với thửa đất tại số
107/1 vì chưa đủ diện tích theo quy định của pháp luật và chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên không thể tách thửa và gộp thửa được. Việc không làm được
giấy tờ là do yếu tố khách quan, không phải do vợ chồng ông T, bà Th lừa dối vợ chồng
ông Ph mà không đúng quy định của pháp luật nên mới không thể tách thửa được.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Tuyên bố hợp đồngđặt cọc ngày
25/01/2006 vàhợp đồngchuyển nhượng nhà, đất lập ngày 25/8/2006giữa ông, bàTrần
Kim T, Hồ Thị Thvà ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H vơ hiệutồn bộ
Cơng nhận sự thỏa thuận của ông, bàTrần Kim T, Hồ Thị Th và ơng, bà
Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu H:
ƠngNguyễn Thượng Ph,bà Phạm Thị Thu H phải thanh toán cho ông Trần Kim
T, bà Hồ Thị Thsố tiền 185.000.000 đồng.(Một trăm tám mươi lăm triệuđồng chẳn)
Ông, bà Nguyễn Thượng Ph, Phạm Thị Thu Hsở hữu,sử dụng ngôi nhàhiện ông
bà đang ở và được tạm giaodiện tích 60m2đất bao gồm: 2 thửađất tại107 và 107/1
Đường Ph,phường V, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế.Ông Ph, bà H thỏa thuận tự
làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi có
quy định mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Vợ chồng ơng T,bà Ththỏa thuận
cung cấp các giấy tờ tài liệu liên quan đến hai thửa đất cho vợ chồng ông Ph, bà Hvà
13

download by :


cùng phối hợp để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định

của pháp luật
Như vậy, hợp đồng giao dịch đó vơ hiệu tồn bộ không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Ông
Nguyễn Thượng Phong và Bà Phạm Thị Thu H phải thanh tốn cho Ơng Trần Kim T và
Bà Hồ Thị Th số tiền 185.000.000 đồng. Ông bà Nguyễn thượng Ph, Phạm thị Thu H có
quyền sở hữu, sử dụng ngôi nhá hiện tại đang ở và được tạm giao diện tích 60 m2 đất.
Tịa đi đến phán quyết như vậy là theo đúng trình tự thủ tục pháp luật, thỏa mãm
được ý chí, nguyện vọng của hai bên. Tóm lại, Tịa giải quyết hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vơ hiệu tồn bộ như vậy là phù hợp, đúng đắn, giải quyết được vấn đề mà
hai bên đặt ra.
KẾT LUẬN
Thật vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, giao dịch dân sự có vai trò rất quan
trọng trong đời sống mỗi người. Hiểu và nắm rõ về giao dịch dân sự và hậu quả của
giao dịch dân sự vô hiệu sẽ giúp chúng ta tránh được những nhầm lẫn thiệt thịi khơng
mong muốn, đồng thời sẽ thúc đẩy quá trình giao dịch ngày càng phát triển. Đồng thời,
bản thân mỗi người cũng cần ý thức được vai trị của mình trong xã hội, khơng ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức để có thêm những hiểu biết sâu rộng về hậu quả của giao
dịch dân sự vơ hiệu. Từ đó, sẽ giúp cho xã hội thêm văn minh, giàu đẹp hơn, trách được
những sai sót khơng cần thiết khi thực hiện giao dịch dân sự. Điều này, vừa có lợi cho
bản thân những người giao dịch mà cịn có ích cho xã hội, tạo điều kiện tốt hơn cho
nước ta đang trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

14

download by :


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. CAND,

Hà Nội, 2018.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS. TS. Trần Thị Huệ, "Bình luận khoa học Bộ luật dân
sự năm 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Nxb. CAND, Hà Nội,
2017.
3. Bộ luật Dân sự năm 2015.
4.
/>5. />6. />
15

download by :



×