download by :
download by :
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................2
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................3
1. Lý luận về con người:.........................................................................3
2. Bản chất, quan niệm Triết học Mác về lao động bị tha hóa............7
3. Nguyên nhân của lao động bị tha hóa và con đường giải phóng lao
động khỏi tha hóa theo quan niệm TH Mác:...........................................9
4. Hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng con người:.....................13
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG GIỮA HỌC SINH, SINH VIÊN
HIỆN NAY..................................................................................................16
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, KHẮC PHỤC...............................................18
1. Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị và pháp
luật cho sinh viên đại học ở Việt Nam....................................................18
2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội......................18
3. Đối với bản thân học sinh, sinh viên...................................................19
C. KẾT LUẬN..............................................................................................20
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................21
1
download by :
A.MỞ ĐẦU
Con người là đối tượng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác
nhau như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, y học, triết học,..
Trong triết học, con người là một đề tài lớn, nghiên cứu về con người có vai trị
rất to lớn đối với sự phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của
mọi thời đại bao gồm cả phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu.
Trong các hệ thống tư tưởng đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lênin
được nghiên cứu và trình bày một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa
học nhất.
Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn lực để phát
triển kinh tế - xã hội, nhân tố con người (nguồn nhân lực) ln giữ một vai trị
vơ cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Bàn về vấn đề con người, triết học
Mác chỉ ra rằng, nhờ lao động, con người trở nên “văn minh” hơn với nghĩa là
có điều kiện để bộc lộ năng lực đặc thù của mình. Tuy nhiên, xã hội tư bản chủ
nghĩa đã làm cho lao động bị tha hóa. Để khắc phục tình trạng ấy, Các Mác nêu
lên quan niệm giải phóng người lao động khỏi sự tha hóa, đưa con người đi lên
một xã hội mà ở đó sự tự do và phát triển toàn diện của mỗi người là điều kiện
cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi người.1
Để hoàn thành bài tiểu luận này nhóm 8 chúng em xin chân thành cảm
ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy TS. Nguyễn Thanh Hải.
1
Ngô Thị Huyền, Chung Thị Vân Anh (2016), “Vấn đề tha hóa và giải phóng lao động khỏi sự tha hóa
trong Triết học Mác”, “Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai”, số 03, tr.80
2
download by :
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý luận về con người:
1.1. Khái niệm chung về con người:
Trong xã hội, khơng ai có thể nhầm lẫn con người và con vật, thế nhưng
khơng vì thế mà câu hỏi “Con người là gì?” bị trở thành đơn giản, vì câu hỏi
chỉ chân thực khi con người có khả năng tách ra khỏi bản thân mình để tự nhận
thức với tư cách là hệ thống quá trình vận động, sinh thành. Từ thời cổ đại đến
nay, vấn đề con người ln giữ một vị trí quan trọng trong các học thuyết triết
học. Các nhà triết học đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau về con người
nhưng nhìn chung, các quan điểm triết học nói trên đều xem xét con người một
cách trừu tượng, do đó, đã đi đến những cách lý giải cực đoan phiến diện.
Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế và đồng
thời phát triển những quan niệm hạn chế về con người đã có trong các học
thuyết trước đây để đi đến những quan niệm về con người hiện thực, con người
hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Ta nhận thấy, con người vừa là
một thực thể tự nhiên, vừa là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao
nhất của tự nhiên.
1.2. Bản chất của con người:
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với
mặt xã hội:
a) Về phương diện thực thể sinh học:
Con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên, là một
động vật xã hội: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra,
cũng đã quyết định việc con người hồn tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn
có của con vật”. Khơng chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là
một bộ phận của giới tự nhiên: “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người.
Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế có nghĩa là giới tự nhiên là thân
thể của con người, mà với nó, con người phải ở lại trong quá trình thường
xuyên giao tiếp để tồn tại. Đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền
với giới tự nhiên”.
3
download by :
Con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy
luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các q trình sinh học của giới
tự nhiên. Vì vậy, con người cũng có những đặc điểm sinh học và chịu sự chi
phối bởi những quy luật sinh học, thể hiện qua những nhu cầu, hành vi có tính
bản năng như: sinh đẻ con cái, ăn uống, đấu tranh sinh tồn …
b) Về mặt xã hội:
Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Nhờ có lao
động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội,
thành chủ thể có lý tính, có “bản năng xã hội”. Khác với con vật, con người chỉ
có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Hoạt động xã hội quan trọng
nhất của con người là lao động sản xuất: “Người là giống động vật duy nhất có
thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”. Theo Mác,
mặt xã hội của con người có điểm nổi bật hơn hẳn và phân biệt với động vật là
con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Quá trình lao động sản
xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình.
Lao động là yếu tố hình thành bản chất xã hội và nhân cách ở con người. Con
người khác con vật ở lao động sản xuất. Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn
vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống bằng
lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các sản phẩm để thỏa
mãn nhu cầu. Lao động đã góp phần cải tạo con người về mặt sinh học, đưa
con người trở thành thực thể xã hội, trở thành con người đúng nghĩa.
Tính xã hội của con người cịn thể hiện ở quan hệ giao tiếp và đời sống
cộng đồng, ở văn hóa và đạo đức, có tư duy và ngôn ngữ. Hoạt động và giao
tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp
xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển.
Vì vậy, nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người luôn bị tác
động, điều chỉnh bởi các quan hệ xã hội. Lao động là điều kiện tiên quyết,
cần thiết để quyết định sự hình thành và phát triển của con người về cả
phương diện sinh học lẫn xã hội. Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người
hợp thành một thể thống nhất có quan hệ khăng khít khơng thể tách rời
nhau, trong đó, mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người,
mặt xã hội giữ vai trò quyết định bản chất của con người. Tóm lại, con
người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt
4
download by :
sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, mặt xã hội là yếu
tố quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật.
1.2.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình.
Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài
vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất. Chỉ riêng sự
khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến ta không thể chuyển – nếu
không kèm theo những điều kiện tương ứng – các quy luật của xã hội loài vật
sang xã hội loài người.
Các nhà tư tưởng trước Mác cũng đã có ý kiến khác nhau về sự khác biệt giữa
con người và động vật khác với tư cách là những dấu hiệu về nội hàm của khái
niệm con người. Chẳng hạn Aristoteles đã cho rằng con người là một động vật
chính trị. Nhưng quan niệm của triết học Mác về sự khác biệt đó dựa trên nền
tảng sản xuất vật chất. Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình,
tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển. Đây là
điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con
người với các động vật khác. Quan niệm này được Ăngghen làm sáng tỏ trong
tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành
người.”
1.2.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con
người.
Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con
người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài. Qua
hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng
thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong quá trình cải biến đó, con người
cũng làm ra lịch sử của mình. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.
Con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định,
trong những điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã
hội khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển ý thức. Trên thực tế, con
người lại là những con người ở những thời đại khác nhau, nên trong họ, cái tự
nhiên tồn tại trong sự tác động của xã hội, phát triển lâu dài của giới tự nhiên,
vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác cho rằng tiền đề của lý luận tư duy
biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang
hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở
thành những con người đang tồn tại. Nhưng khác với con vật, con người khơng
thụ động để lịch sử làm mình thay đổi bởi con người là chủ thể của lịch sử.
5
download by :
1.2.4. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch
sử
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác
định. Đó là tồn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh
thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người và xã hội. Con
người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát triển phải phụ thuộc
vào giới tự nhiên, phải thu nhận và sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải
biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của chính mình. Mặt khác, con người
cũng là một bộ phận của tự nhiên, phải tuân theo các quy luật của tự nhiên,
tn theo các q trình tự nhiên.
Con người sẽ khơng tồn tại được nếu khơng có thế giới tự nhiên và lịch sử xã
hội. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của
giới hữu sinh. Nhưng quan trọng hơn cả, con người luôn là chủ thể của lịch sử xã hội. C. Mác khẳng định rằng: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng
con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết
ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hồn cảnh và bản thân nhà
giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Thơng qua q trình cải biến tự nhiên
trong các hoạt động thực tiễn, con người thúc đẩy sự vận động phát triển của
lịch sử xã hội, làm phong phú thêm thế giới tự nhiên và tái tạo lại một tự nhiên
thứ hai theo mục đích của mình. Khi cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra
lịch sử của mình, tức là con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của
con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống và xã hội. Từ những hoạt
động vật chất và tinh thần, con người thúc đẩy xã hội vận động từ thấp đến cao,
phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Sự tồn tại của tồn bộ
lịch sử xã hội lồi người sẽ khơng xuất hiện nếu khơng có hoạt động của con
người tạo ra quy luật xã hội.
1.2.5 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học.
Với triết học Mác – Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một
cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật. Theo C. Mác, con người là
một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã
hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và văn
hóa.
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất
định, con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. ‘’ Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội’’. Con
người vượt lên thế giới loài vật trên ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.
6
download by :
Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức
là bị quy định giữa mối quan hệ giữa người với người. Các quan hệ xã hội có
nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh
thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên… Tất cả đều góp
phần hình thành bản chất của con người. Khi các quan hệ xã hội thay đổi thì
sớm hoặc muộn, ít hoặc nhiều, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Con
người hòa nhập vào cộng đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiện bản sắc
cá nhân.
Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ
được bản chất thật sự của mình và cũng trong quan hệ xã hội đó thì bản chất
người của con người mới được phát triển.
Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trị chi phối và quyết
định các phương diện khác của đời sống con người khơng cịn thuần túy là một
động vật mà là một động vật xã hội. Con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính
xã hội. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại,
phát triển và chi phối.
Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại.
Cả ba mối quan hệ này đều mang tính xã hội, trong đó, quan hệ giữa
người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Trong tác phẩm “Luận cương về Feuerbach” C. Mác đã nêu lên
luận đề nổi tiếng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Điều này khẳng
định, khơng có con người trừu tượng, thốt ly mọi điều kiện, hồn cảnh
lịch sử xã hội mà luôn sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định,
một thời đại nhất định, đồng thời cũng khẳng định bản chất của con người
của Mác không phủ nhận mặt tự nhiên của con người mà muốn nhấn
mạnh sự khác biệt của con người và loài vật. Quan niệm đó giúp chúng ta
nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái
sinh học ở con người.
2. Bản chất, quan niệm Triết học Mác về lao động bị tha hóa:
Con người xuất hiện và tồn tại từ khoảng 3-4 triệu năm trước, từ lồi
vượn cổ chỉ hái nhặt để sống sót, con người đã được tiến hóa thành lồi động
vật bậc cao có ý thức và biết lao động. Sự phát triển của nền văn minh nhân
loại liên tiếp đạt đỉnh cao, của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều đã thay đổi
bộ mặt của ý thức con người, từ một xã hội cộng sản nguyên thủy lao động
mang tính tự do và tự nguyện, mọi người đều bình đẳng thì lịch sử đã thay đổi,
7
download by :
nó bước sang một thời kì khác tại thời điểm chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
hình thành, hay nói chính xác “Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là
lao động của con người bị tha hóa”.
Theo quan niệm của C. Mác, lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn
các quan hệ của người lao động. Nếu trước kia, trong lao động, người lao động
sử dụng tư liệu sản xuất thì giờ đây, họ phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất, là
“tư liệu sản xuất sử dụng con người”2. Bản chất của hiện tượng tha hóa lao
động là thuộc tính vốn có phải tồn tại của nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu
tư liệu sản xuất, được đẩy lên cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thực chất của lao động bị tha hóa là tư liệu sản xuất từ phục vụ con người đã
biến thành thứ đối lập, nơ dịch, thống trị con người. Sự tha hóa không bao giờ
xảy ra riêng lẻ mà được tạo nên, tồn tại cùng với nhiều mặt trái khác trong đời
sống xã hội, cả về chính trị, tinh thần, văn hóa…
Tính thuần túy của xã hội loài người đã bị thay đổi, quan hệ giữa người
với người khơng cịn thuận theo tự nhiên mà dần trở thành sự ràng buộc để con
người có thể tồn tại. Những kẻ thơng minh và có tiếng nói sẽ chiếm đoạt, thống
lĩnh, khơng giống tộc trưởng thống lĩnh về mặt đạo đức mà chúng thống lĩnh về
tư liệu sản xuất, đại bộ phận nhân dân lao động còn lại trở thành tay sai của
chúng. Chế độ tư hữu đã đẩy tình trạng tha hóa lao động lên cao nhất trong xã
hội tư bản chủ nghĩa, phân hóa xã hội hiện ra rất rõ rệt giữa tư sản và vơ sản.
Vấn đề gây nên chính là việc chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất khiến đại đa
số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản, chiếm hữu tồn
bộ các tư liệu sản xuất của xã hội. Để tồn tại, những người vơ sản buộc phải
hoạt động theo những gì tư sản muốn, cách điều khiển như một con rối của giai
cấp tư sản đã khiến cho người vô sản dần khơng cịn là chính mình. Khi lao
động cịn là sự sáng tạo, là cái phụ thuộc vào con người, họ dùng ý thức để tự
quản lí đời sống thì nó là tính vốn có của lao động nhưng khi hoạt động này
khơng cịn mang lại mục đích đúng nghĩa, điều kiện xã hội buộc họ phải làm
việc, lao động chỉ còn là cách để đảm bảo sự sống còn của thể xác, sự mất đi
khả năng kiểm soát, chi phối điều kiện kinh tế- xã hội và chính trị của đời sống
khiến lao động đối với họ như bản năng của một con vật, thậm chí, ăn uống và
sinh con mới được xem là hoạt động con người thì q trình tha hóa đã xảy ra.
Lao động bị tha hóa làm cho sản phẩm do người lao động tạo ra trở
thành cái xa lạ, đối lập, chi phối cuộc sống của họ. Chính sự tha hóa lao động
này đã ngày càng bào mịn, bó buộc con người. Và bản thân hoạt động lao
động đã khơng cịn biểu hiện bản chất sáng tạo của con người, không mang lại
hạnh phúc cho người lao động nữa đã trở thành lao động cưỡng bức, lao động
phủ định bản chất con người. và lao động bị tha hóa làm cho con người tha hóa
khỏi con người. Thế nhưng mặc cho sự tha hóa ấy, con người vẫn chấp nhận
tiếp tục trơi theo dịng tha hóa, họ trở nên q quặt, khuyết thiếu, khơng thể
2
C.Mác và Ph. Ăngghen (1995) Toàn tập, t.23, tr.451 Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8
download by :
phát huy toàn bộ khả năng, sức mạnh bản chất người. Và tất yếu một đều đó là
con người chưa từng phủ nhận, đấu tranh tẩy chay sự tha hóa mà xem nó như
một điều tất yếu hiện diện trong đời sống, họ chấp nhận để chính những tư liệu
sản xuất thống lĩnh mình. Cách con người lệ thuộc vào tư liệu sản xuất mình
tạo ra đã buộc họ phải làm việc cho chủ sở hữu để có thêm tư liệu sản xuất.
Mỗi ngày đều có lượng lớn sản phẩm xa lạ ra đời phục vụ nhiều mục đích khác
nhau, nó giúp con người làm việc và sinh hoạt dễ dàng hơn, vì thế con người
khơng thể chối bỏ nó mà bị trói buộc phải rút sức để lao động. Sự phát triển
vượt trội của xã hội loài người khiến con người quên đi bản chất thật sự của lao
động, quan hệ giữa người với người khơng cịn quan hệ đạo đức, thực tế cho
thấy, quan hệ này thể hiện thông qua số vật phẩm con người tạo ra và tiền công
họ nhận lại, đúng hơn là quan hệ giữa người với người thay thế bằng quan hệ
giữa người với vật.
Trong thời kì thịnh vượng, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tồn cầu hố
diễn ra trên tồn thế giới, máy móc, thiết bị hiện đại thay thế sức lao động con
người. Con người từ phụ thuộc vào chủ sở hữu chuyển sang phụ thuộc vào cả
máy móc khi họ chỉ là một bộ phận của nó. Sự tha hóa lao động thể hiện tập
trung và rõ nét ở từng mảng xã hội, sự phân cực giàu- nghèo tăng rộng khoảng
cách tỉ lệ thuận với sự phát triển của cách mạng khoa học, của cơng nghệ hiện
đại và tồn cầu hóa.
Những biểu hiện nói trên của lao động bị tha hóa được C. Mác phân tích
từ những sự kiện kinh tế cụ thể, từ trong đời sống, trong quan hệ xã hội hiện
thực của con người, từ hoạt động lao động sản xuất của con người. Đây chính
là quan niệm duy vật về lịch sử xã hội, là cách đặt vấn đề mới của C. Mác về
các hiện tượng xã hội và khắc phục các mâu thuẫn trong xã hội ấy, trong đó có
tình trạng lao động bị tha hóa.
Bởi vậy muốn đưa con người về lao động thuần túy theo thực tế là bất
khả thi, xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa sẽ tẩy chay hơn nửa số người
trên thế giới vì sự lệ thuộc vào tư liệu sản xuất của họ đã ăn sâu trong ý thức.
Tuy vậy, khắc phục hậu quả của sự tha hóa lại là quá trình lâu dài con người
đã, đang và sẽ làm được, khắc phục cần mang tính tồn diện, giải phóng con
người, giải phóng lao động, làm cho sự tha hóa trở nên có ích, khơng tồn tại
hậu quả, đây sẽ là nghĩa vụ cao quý và cần thiết của chúng ta - loài người.
3. Nguyên nhân của lao động bị tha hóa và con đường giải phóng lao
động khỏi tha hóa theo quan niệm TH Mác:
3.1. Về nguyên nhân của lao động bị tha hóa theo quan niệm TH Mác:
Theo Các Mác thực chất lao động bị tha hóa là q trình lao động và sản
phẩm lao động do con người làm ra, sự thay đổi về mục đích đối với sản phẩm
lao động. Từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã bị biến
thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. Người lao động chỉ
9
download by :
làm theo hành động với tư cách là thực hiện các chức năng sinh học con người
như ăn, ngủ, nghỉ.... Còn khi lao động, tức là thực hiện chức năng cao quý của
con người thì họ chỉ được xem như là con vật phục vụ cho lợi ích của giai cấp
cầm quyền.3
Nếu các đại biểu trước Mác cho rằng, sự xuất hiện của chế độ tư hữu là
do bản tính tham lam, ích kỷ cá nhân của con người thì riêng Các Mác lại coi
chế độ tư hữu được sinh ra do lao động bị tha hóa và khi chế độ tư hữu được
xuất hiện đã làm lao động bị tha hóa. Dưới những hình thức và ý nghĩa mới, sự
tha hóa trở nên đỉnh điểm trong chủ nghĩa tư bản. Mác bắt đầu xây dựng lý
luận của mình bằng cách sử dụng khái niệm tha hóa, cắt nghĩa tình trạng tha
hóa của con người và vạch ra con đường khắc phục sự tha hóa. Nhưng khác với
Feuerbach, Mác tìm nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất con người từ
“lao động bị tha hóa”. Lao động bị tha hóa là nội dung chính yếu, là ngun
nhân, là thực chất của sự tha hóa con người. Điều đó biểu hiện:
+ Do lao động không phải tự nguyện mà là bắt buộc, đó là lao động
cưỡng bức, khơng phải là sự thỏa mãn nhu cầu lao động mà chỉ là một phương
tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác. Con người lao động bị tha hóa đã đánh
mất chính mình trong lao động, lao động bị cưỡng bức, bị ép buộc bởi điều
kiện xã hội. Con người lao động không làm nên sự sáng tạo cho riêng mình,
khơng phát triển phẩm chất, trí óc mà chỉ là để đảm bảo sự tồn tại thể xác của
họ dưới một chế độ xã hội nhất định, họ trở nên thụ động trước thế giới khách
quan, do chính những tiện ích xã hội con người sáng tạo nên chiều hư con
người. Họ chỉ tồn tại để thực hiện lợi ích cho xã hội, con người bị đánh mất
quyền lợi thiêng liêng về sáng tạo, cải biến xã hội lẫn bên trong họ và bên
ngoài thực tiễn khách quan. Sản phẩm do lao động của người lao động tạo ra
trở thành cái đối lập, chi phối cuộc sống của con người. Do đó, trong lao động
của con người khơng tự khẳng định mình mà lại phủ định mình.
+ Thực tiễn lịch sử, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
với chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất đã tập trung cơ bản tư liệu sản xuất
của xã hội vào tay một số nhà tư sản, một số tập đoàn tư bản làm tuyệt đại đa
số người lao động trở thành vô sản, ngay cả sức lao động, cái năng lực bản chất
của con người cũng đã thuộc về người khác. Nhu cầu sinh tồn buộc người vô
sản bán sức lao động cho các nhà tư bản ấy, sản phẩm họ làm ra theo duy chí
chủ quan người chủ ấy, vì thế sẽ trở nên xa lạ với chính mình. Và chủ sở hữu
3
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr. 458
10
download by :
dùng để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu và các tư liệu
sản xuất, sản phẩm lao động. Quan hệ giữa con người với sản phẩm lao động bị
đảo ngược thông qua sản phẩm lao động của họ làm ra, khơng cịn phụ thuộc
vào ý chí của họ nữa, họ dường như trở thành một công cụ lao động để đem lại
lợi nhuận cho lợi ích giai cấp.
+ “Lao động tha hóa” làm cho con người tha hóa khỏi con người, mỗi cá
thể trở thành xa lạ với cá thể khác, trong đời sống tính lồi và đời sống cá nhân
xa lạ với nhau. Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao
động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Triết học Mác đã chỉ ra những
dấu hiệu đặc trưng của sự tha hóa từ các phương diện: sự tha hóa của điều kiện
lao động và kết quả của sự lao động, sự tha hóa của thiết chế chính trị - xã hội
và tư tưởng.
+ Chế độ tư hữu từ chỗ là kết quả của sự tha hóa của lao động lại trở
thành nguyên nhân cho sự tồn tại và phát triển của lao động bị tha hóa. Lao
động bị tha hóa chỉ có thể tồn tại và phát triển trong chế độ sở hữu tư nhân mà
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là hình thức cao nhất. Nhu cầu sinh tồn
cá nhân, thậm chí là liên quan đến cuộc sống, gia đình, người thân đã buộc
những người lao động vô sản ấy trở thành kẻ bán sức lao động cho các nhà tư
bản trong chế độ tư bản. Tóm lại, sự ra đời của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa
với chế độ tư bản về chế độ sản xuất đã tập trung những tư liệu sản xuất cơ bản
của chủ nghĩa xã hội vào tay một số nhà tư bản, một số tập đoàn tư bản, buộc
những con người khơng có tư liệu sản xuất tự nguyện một cách cưỡng bức đến
với các nhà tư sản và họ làm thêm cho nhà tư bản. Đó là sự cưỡng bức lao động
về thể xác và mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh
dịch hạch.
+ Trong nền sản xuất tư bản, lao động còn tha hóa cịn thể hiện ở nhiều
phương diện liên quan đến đời sống xã hội, một bóng tối bao trùm lên tương lai
của các thành phần lao động bị tha hóa. Và từ đó, q trình người bóc lột người
theo phương thức tư bản chủ nghĩa đã diễn ra, đẩy tình trạng lao động bị tha
hóa lên đến đỉnh điểm. Khơng những thế, q trình người bóc lột người, q
trình lao động bị tha hóa đã diễn ra. Phân cơng lao động có tính chất đối kháng
trong chủ nghĩa tư bản, làm cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều kiện
lao động và trở nên những con người bị phát triển phiến diện. Sự phát triển của
xã hội đã khiến con người khơng tự kiểm sốt được hoạt động của chính mình.
Vì vậy con đường tìm lại ánh sáng cho những người bị tha hóa, tước đoạt lợi
ích cá nhân – tập thể là một quá trình lâu dài, liên tục, hết sức phức tạp về vấn
đề giải phóng lao động, giải phóng con người.
3.2.
Con đường giải phóng lao động khỏi sự tha hóa theo triết học
Mác:
11
download by :
C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra mọi
nỗi khổ đau của con người, làm cho con người bị tha hóa, bị nơ lệ là chế độ sở
hữu tư nhân. Theo các ông, “chế độ tư hữu và lao động bị tha hóa là cái làm
cho suy nghĩ của con người trở nên “ngu xuẩn và phiến diện”, làm “thơ lỗ hóa”
mọi nhu cầu của con người, biến mọi cảm giác vô cùng đa dạng, phong phú của
con người thành “cảm giác chiếm hữu”. Và trên lập trường duy vật triệt để C.
Mác cho rằng, khơng thể thực hiện được một sự giải phóng thật sự nào nếu
khơng thực hiện sự giải phóng ấy trong hiện thực. Sự giải phóng là một sự kiện
lịch sử chứ không phải là một sự kiện tư tưởng. Bởi vậy, để giải phóng con
người, giải phóng giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, phải xóa bỏ chế độ
sở hữu tư nhân và xác lập chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất trên phạm vi
tồn xã hội. “Cho nên xóa bỏ chế độ tư hữu có nghĩa là giải phóng hồn tồn
tất cả những cảm giác và thuộc tính của con người”.
Ngồi ra “xã hội khơng thể nào giải phóng cho mình được, nếu khơng
giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”4. Theo quan điểm triết học Mác việc
giải phóng những con người cụ thể là để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc và tiến tới giải phóng tồn thể nhân loại. Việc giải phóng con người
được quan niệm một cách tồn diện, đầy đủ ở tất cả nội dung và phương diện
của con người. Sự giải phóng xuất phát ở các chủ thể với các cấp độ khác nhau
để phù hợp với tính chất của lao động tha hóa của từng chủ thể. Mục tiêu cuối
cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin là phải giải phóng
con người trên tất cả các nội dung và các phương diện như: lao động, chính trị,
kinh tế, xã hội, năng lực, con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân
tộc, con người thực tiễn thời đại…5
Lấy hiện thực lịch sử làm điểm xuất phát để lý giải tình trạng lao động
bị tha hóa, C. Mác đã hướng hoạt động xã hội của con người vào cuộc đấu
tranh với hiện thực xã hội bất cơng vơ nhân tính. Muốn giải phóng lao động
khỏi sự tha hóa, trả lại cho con người bản chất “người” của mình, phải xóa bỏ
cơ sở tồn tại của nó, đó là chế độ tư hữu, trực tiếp là chế độ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa. Giải phóng con người khỏi sự tha hóa trong lao động là cơ sở để
giải phóng con người khỏi sự tha hóa nói chung. Muốn đạt được điều đó, chỉ có
nhận thức thơi thì chưa đủ, mà cần phải có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện
thực, nghĩa là, phải có cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần
chúng nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản chân
chính. Đây là cuộc cách mạng khác về chất so với các cuộc cách mạng trước
đó, bởi nó đưa đến việc thủ tiêu trước hết chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa, xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản, xác lập sự thống trị của giai cấp
vơ sản.
Q trình xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và do đó xóa bỏ chế độ áp
bức bóc lột lao động nói chung để thiết lập nên một xã hội công bằng, tốt đẹp là
4
5
C. Mác và Ph. Angghen: Tồn tập, Sđd, t.20, tr.406
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr.462
12
download by :
cả giai đoạn lâu dài, hết sức phức tạp. Nó khơng chỉ cần có sự phát triển cao
của lực lượng sản xuất mà cần phải phối hợp chặt chẽ, giác ngộ và trưởng
thành hơn trong con người cá nhân của họ. Sau khi đứng lên đấu tranh xóa bỏ
chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản đã đem lại lợi ích nhiều hơn cho người
lao động. Người lao động bắt đầu xây dựng lại một xã hội mới, thời đại mới mà
ở đó khơng cịn những sự tha hóa, bất cơng, bóc lột. Chỉ có sự tự do và phát
triển một cách toàn diện trên mọi mặt về quyền lợi của mọi người. Tuy nhiên
việc xây dựng còn rất khó khăn, phức tạp có những thách thức, thuận lợi nhất
định bởi yếu tố chủ quan nhận thức con người và yếu tố khách quan của thực
tiễn thời đại.
Cho nên tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác Lê Nin
hoàn toàn khác với các tư tưởng giải phóng con người trong các học thuyết của
các nhà triết học khác đã và đang tồn tại trong lịch sử nhân loại. Trong lập
trường tôn giáo của các trường phái tơn giáo trên thế giới đều có nhận định về
con đường giải phóng cho riêng mình. Họ cho rằng cõi thực tại chỉ là tạm bợ,
chỉ khi con người được giải phóng khỏi cõi thực lên cõi niết bàn, rời khỏi bể
khổ cuộc đời hoặc lên thiên đường, tại đó con người mới tìm thấy được sự giải
phóng cho chính mình. Do đó khơng có sự giải thốt nào tuyệt đối hơn, cao cả
hơn là ở chỗ con người về với đúng bản thân của con người – là sự tự giải thốt
của tư tưởng, ý chí con người về với trật tự quy luật cơ bản nhất của họ. Từ đó
giúp con người tìm thấy bản thân chính mình, nhận thức được bản chất cuộc
sống và sự tồn tại của họ trong vấn đề giải phóng con người lao động.6
Như vậy, đúc kết lại chính chế độ tư hữu là kết quả của lao động
bị tha hóa, nhưng đến lượt nó lại là nguyên nhân đưa đến sự tha hóa trong
lao động. Muốn giải phóng lao động khỏi sự tha hóa phải xóa bỏ chế độ tư
hữu, khơng phải tư hữu nói chung mà chỉ là chế độ tư hữu tiêu cực trên cơ
sở làm cho lao động bị tha hóa. Sự nghiệp đó là trách nhiệm lớn lao của
giai cấp vô sản, giai cấp cầm quyền phải thực sự quan tâm, chăm lo cho
đời sống xã hội, rộng hơn là từ nhân dân lao động nói chung và phải thực
hiện bằng những hành động cách mạng trong hiện thực để chúng ta hướng
đến một xã hội phát triển tồn diện khơng cịn sự tha hóa con người.
4. Hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng con người:
4.1. Hiện tượng tha hóa:
Nhân loại, trên đường tìm về bản chất đích thực của mình, khơng tránh
khỏi phải trải qua một giai đoạn bị tha hố. Đó là một giai đoạn lịch sử trong
tiến trình nhân loại chuyển từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự
do”. Theo C. Mác, tha hóa là khái niệm nói lên q trình mà trong đó những
sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã
hội...) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người trong
6
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.469
13
download by :
những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập với con
người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế
là sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biến
thành khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại
thống trị con người (tha hóa tơn giáo). Tha hóa còn chỉ những hiện tượng,
những quan hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng,
trở thành cái thống trị con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha
hóa là q trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của
mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một q trình
xã hội, trong đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến
thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người. Hay nói một cách
khác, thực chất hiện tượng tha hóa con người chính là lao động của con người
bị tha hóa.
Chi tiết hơn, tha hóa là quá trình con người đã trở thành khơng phải
chính mình. Tha hóa là một hiện tượng xã hội. Nói cách khác, nội dung của
phạm trù tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, những hiện tượng, những
q trình có liên quan đến con người và xã hội loài người. Tha hóa với tư cách
là quan hệ xã hội là “quan hệ kép”. Một mặt, đó là quan hệ của người lao động
với chính lao động của anh ta và mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với
sản phẩm lao động của anh ta. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao
động bị tha hóa trong quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là
quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ
sở hữu của con người không phải công nhân với người cơng nhân và với lao
động với tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư
nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao
gồm hai quan hệ: quan hệ của cơng nhân với lao động, với sản phẩm lao động
của mình và với người không phải công nhân, và quan hệ của người không phải
công nhân với người công nhân và với sản phẩm lao động của người công
nhân”.
Khi lao động bị tha hóa con người trở nên què quặt, phiến diện, thiếu
khuyết trên nhiều phương diện khác nhau. Sự tha hóa nói trên tất yếu làm cho
con người phát triển khơng thể tồn diện, khơng thể đầy đủ, và khơng thể phát
huy được sức mạnh bản chất người.7
7
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.460
14
download by :
4.2. Vấn đề giải phóng con người:
Giải phóng con người được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội
dung lý luận và trên nhiều phương diện khác nhau.
Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng
con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu.
Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao
động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý
nghĩa then chốt.
Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để con người là xóa bỏ giai cấp,
xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sức sản xuất phát triển ở
trình độ rất cao. Đó là q trình lịch sử lâu dài.
“Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con
người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”8, “là sự xóa bỏ
một cách tích cực mọi sự tha hóa”9. Tư tưởng đó thể hiện chính xác thực chất
của sự giải phóng con người, thể hiện lập trường duy vật biện chứng, khách
quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và đời sống của con
người và phương thức giải phóng con người.
Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự
do của tất cả mọi người:10
+ Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với giai
cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội. Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi người tất yếu là điều kiện cho sự phát
triển tự do của mọi người.11
+ Sự phát triển tự do của mỗi người chỉ có thể đạt được khi con người
thốt khỏi sự tha hóa, thốt khỏi sự nơ dịch do chế độ tư hữu các tư liệu sản
xuất bị thủ tiêu triệt để, khi sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn, giữa lao
động trí óc và lao động chân tay khơng cịn, khi con người khơng cịn bị trói
buộc bởi sự phân công lao động xã hội. 12
8
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.557.
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.168.
10
C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.628.
11
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.463, 464
12
(2021), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tr.464
9
15
download by :
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG GIỮA HỌC SINH, SINH VIÊN
HIỆN NAY
Xã hội ngày càng phát triển hiện đại, cuộc sống con người ngày càng
được nâng cao. Vì thế, chính sự phát triển của xã hội dườnng như đã dần tha
hóa con người. Điển hình là một bộ phận thế hệ trẻ đang bị tha hóa theo hướng
tiêu cực. Và thế hệ trẻ nói chung cũng như học sinh, sinh viên hiện đang dần bị
tha hóa.
Thứ nhất, với sự tác động của mơi trường mang tên “Mạng xã hội”, nó
đã dần khiến một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên tha hóa về lối sống của mình,
khiến lối sống của học sinh, sinh viên ngày càng tiêu cực hóa. Đầu tiên, đó là
sự tha hóa về lối sống thụ động, thu mình. Xã hội hiện nay đang ngày càng
phát triển, cùng với đó là những sự ra rời của các thiết bị điện tử hiện đại, thơng
minh. Và trước tình hình dịch bệnh hiện nay, tình trạng cách ly, làm việc tại
nhà đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng những thiết bị điện tử lên cao nhất. Do đó,
nhịp sống của xã hội ngày nay cũng như học sinh, sinh viên nói riêng chủ yếu
xoay quanh “mạng xã hội”. Việc dành thời gian quá nhiều vào mạng xã hội làm
cho lối sống của mọi người hoàn toàn phụ thuộc vào “nó”. Dần dần trở nên thụ
động, thu mình và sống một cách khép kín, tách biệt với thế giới bên ngồi.
Khơng chỉ ảnh hưởng từ mạng xã hội, việc dẫn đến những học sinh, sinh viên
còn bắt nguồn từ nhiều mặt khách quan khác. Sự chèn ép của gia đình, bạn bè,
cũng như xã hội làm cho một số người cảm thấy sợ hãi khi đứng trước đám
đông, họ luôn giấu mình trong một thế giới tiêu cực do bản thân tạo nên. Và ta
có thể thấy, lối sống thụ động khá phổ biến ở thế hệ học sinh, sinh viên hiện
nay. Phần lớn ai cũng có tâm lí là “Khi nào nhắc đến tên mình thì mình mới
phải làm”, thế nên, chẳng mấy ai có tâm thái chủ động trước mọi vấn đề cả.
Nhìn chung thì hầu như đa phần thế hệ học sinh, sinh viên ln mang trong
mình trạng thái của một “gã lười”, việc “lười” đó dường như đã trở thành ‘thói
quen’ trong lối sống của mọi người. Nhìn vào thực trạng xã hội ta có thể thấy,
đa phần những học sinh, sinh viên đều dành khoảng 80% thời gian của bản
thân vào những thiết bị điện tử. Bỏ qua những thời gian sinh hoạt thường ngày,
họ cứ mãi mê “giết” thời gian của mình vào những điều vơ ích. Suy cho cùng,
sự tha hóa về lối sống này tự nằm trong bản thân của mỗi người, tự khiến lối
sống của mình trở nên ngày càng tiêu cực. Và chính sự tha hóa này ở mỗi
người sẽ kiềm hãm quá trình phát triển của bản thân, cũng như sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của xã hội...
Thứ hai, một trong những vấn đề nổi bật của thế hệ trẻ nói chung cũng
như thế hệ học sinh, sinh viên nói riêng chính là sự tha hóa ý thức. Vì những
yếu tố chủ quan cũng như khách quan nào đó, thế hệ trẻ Việt Nam cũng như
thế hệ học sinh, sinh viên đang dần bị tha hóa về ý thức, về phẩm chất vốn có
của con người. Và việc vô ý thức của học sinh, sinh viên được biểu hiện qua rất
nhiều trường hợp. Xét về mặt khách quan, sự tác động từ gia đình, bạn bè, xã
16
download by :
hội góp phần ảnh hưởng xấu đến ý thức của học sinh, sinh viên. Ví như câu tục
ngữ xưa “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Thật như vậy, nếu như những cá
nhân nào đó được tiếp xúc với mơi trường vơ ý thức, thì theo bản năng người
đó sẽ xin ra một thói quen sống một cách vơ ý thức. Xét về mặt chủ quan, thì ta
có thể thấy, sẽ có những trường hợp tự cá nhân học sinh, sinh viên tha hóa về ý
thức. Những biểu hiện về vấn đề sợ tha hóa về ý thức của học sinh, sinh viên
như: Sự thiếu ý thức, kém văn mình trên nền tản mạng xã hội, hay là sự vơ ý
thức trong việc bảo vệ mơi trường nói chung, và cả việc thiếu ý thức trong khi
sử dụng phương tiện giao thông v.v...
Không chỉ vậy, một bộ bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay có những
biểu hiện của sự tha hóa về đạo đức. Ta có thể thấy, truyền thống của nhân dân
Việt Nam là kính lão đắc thọ, kính trên nhường dưới, hiếu thảo với bật trên, tôn
sư trọng đạo v.v… Ấy vậy mà, một số thành phần cá nhân học sinh, sinh viên
hiện nay lại dẫn lãng quên đi những nét đẹp truyền thống quý báu đó. Đâu đó
vẫn cịn tình trạng một số cá nhân vẫn cịn bất hiếu, vơ lễ với cha mẹ. Cha mẹ
là người đã nuôi ta khôn lớn, từ những ngày chỉ biết khóc địi sữa, đến những
ngày khơn lớn tự do chạy nhảy, ba mẹ luôn là người dỗi theo và nâng đỡ cho
những bước chân ta đi. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn có những tình trạng vơ lễ, bất
hiếu với chính máu mũ ruột thịt của mình. Ví dụ như một vụ án năm 2014, vụ
án nam sinh rủ bạn “sát hạt” chính mẹ ruột của mình để lấy tiền chơi game. (Cụ
thể, Báo Tuổi Trẻ đăng tin như sau: TTO - Ngày 20-1, Phòng Cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh Hà Giang) thực hiện lệnh bắt khẩn
cấp hai học sinh và 2 thanh niên trú tại TP Hà Giang, nghi can vụ trọng án
giết mẹ. Theo đó, Nơng Văn Cơng (17 tuổi), Giàng Chẩn Quân (18 tuổi) đều là
học sinh lớp 9 trường THCS Ngọc Hà, Lù Đức Vinh (17 tuổi, trú phường Ngọc
Hà) bị bắt về hành vi giết người, cướp tài sản và Nguyễn Văn Hoàng (17 tuổi,
tên thường gọi là Cò bay, trú phường Quang Trung) bi bắt về hành vi không tố
giác tội phạm. Nạn nhân là bà Lưu Thị Linh (46 tuổi, trú bản Tùy, xã Ngọc
Đường, TP Hà Giang) là mẹ đẻ của Công. Bước đầu các nghi can khai nhận
biết chỗ bà Linh giấu tiền nên Công bàn với Quân và Vinh giết mẹ để lấy tiền
chơi game. Khoảng 20g đêm 16-1, cả ba dùng khăn ướt bịt mồm, mũi bà Linh
đến tắt thở rồi lục soát tài sản lấy được 2,8 triệu đồng và 1 sợi dây chuyền
bằng bạc. Sau đó, báo cho Hoàng biết và thản nhiên cùng nhau đi chơi
game)13. Lòng tham cùng với những thú vui ảo mộng đã tha hóa đi đạo đức của
con người. Là thế hệ học sinh, sinh viên, có nghĩa chúng ta chúng là mầm non
của đất nước, là những hạt giống hy vọng mà đất nước ta gieo trồng. Thế
nhưng, chỉ vì những ham muốn nhỏ nhoi ích kỉ mà mỗi cá nhân chấp nhận để
phần người trong ta biến mất. Đạo đức là giá trị tuyệt vời mà con người ta
mang trong mình. Vậy vì điều gì mà phải để phần đạo đức đó bị tha hóa đi,
biến thành những thứ đáng sợ thế kia...
13
Huy Toán (2014), “Giết mẹ để lấy tiền chơi game”, “Báo Tuổi trẻ”, [ />
17
download by :
Nhìn chung, sự ảnh hưởng của hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng
con người là điều khơng thể phủ nhận. Nhưng khơng vì thế mà con người trở
nên thụ động, ỷ lại mà cần phải tìm cho mình những phương pháp khắc phục,
đưa ra những giải pháp để hồn thiện bản thân mình, bên cạnh đó cũng khơng
thể thiếu vắng được sự đồng hành, động viên đến từ gia đình và sự tăng cường
giáo dục tư tưởng chính trị đến từ nhà trường đối với các học sinh, sinh viên.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, KHẮC PHỤC
1.
Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị và
pháp luật cho sinh viên đại học ở Việt Nam
Tiếp tục giáo dục cho sinh viên thấy được bản chất cách mạng, khoa
học của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trang bị cho sinh viên
thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn; giúp sinh viên nhận
thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để tạo niềm tin khoa học trong
hành động của sinh viên. Từ đó giáo dục cho sinh viên hiểu rõ và có nhận thức
cũng như hành động đúng đắn về các chủ trương, đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước14. Bản thân mỗi sinh viên sẽ tự ý thức
được hành động của mình để trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã
hội. Luôn sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Để sinh viên
thấy được thái độ và trách nhiệm của mình trước vận mệnh của đất nước, dân
tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức cho thế hệ sinh
viên Việt Nam tiếp tục học tập, rèn luyện và phấn đấu. Giáo dục pháp luật giúp
sinh viên định hướng hành vi con người trong xây dựng lối sống cho sinh viên.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Gia đình được ví như tế bào của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã
hội, nơi ươm mầm và nuôi dưỡng nên những phẩm chất nhân cách trong mỗi
con người của xã hội. “Môi trường gia đình tạo ra nguồn gốc nhân cách của
đứa trẻ, nếu môi trường đó không ổn định, nhiễu loạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến
sự hình thành nhân cách trẻ”15. Bởi gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình
yêu không bao giờ kết thúc. Là điểm tựa vững chắc nhất, là bến đỗ bình yên
nhất đối với mỗi con người. Gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó
khăn trong cuộc sống, là nơi tạo ra niềm tin và hy vọng để vượt qua những thử
thách. Xã hội càng phát triển thì có rất nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng
không có mối quan hệ nào bằng tình cảm gia đình bởi lẽ gia đình giúp con
người gắn kết với nhau, giúp xã hội phát triển càng phát triển hơn. Từ đó giúp
học sinh, sinh viên hiểu được giá trị của gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm
hồn con người. Tạo thêm cho học sinh, sinh viên những nghị lực để có thể tự
14
Phạm Thị Lan (2020), “Nâng cao hiệu quả cho sinh viên đại học ở Việt Nam hiện nay”, “Tạp chí
Khoa học và cơng nghệ”, số 48
15
Lê Thi (1997), “Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người”, Nxb. Phụ nữ, tr.16
18
download by :
tin hơn khi bước vào cuộc sống đầy gian nan và thử thách sẽ vững bước vượt
qua. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Kết hợp và phát huy đầy
đủ vai trò của xã hội, gia đình và nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn
thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu
lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe,
lao động giỏi, sống có văn hóa”16. Bởi lẽ đó sẽ tạo nên động lực tinh thần vững
chắc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc cùng với ý chí quyết tâm
không chịu khuất phục, kiên cường với tình yêu Tổ quốc… Từ đó hình thành
cho sinh viên ý thức tự mình vươn lên để làm chủ cuộc sống, góp phần xây
dựng và giữ gìn lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là một việc làm cần thiết và
quan trọng. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức không phải từ trên trời sa xuống mà nó
là kết quả trực tiếp của hoạt động giáo dục và sự rèn luyện của mỗi bản thân
con người. Với kinh nghiệm sống còn non trẻ, cùng với đó là sự bồng bột thì
học sinh, sinh viên dễ bị cám dỗ trước các giá trị về vật chất mà có khi quên đi
giá trị làm người, tự đánh mất lương tâm và danh dự của mình…Để điều chỉnh
tốt các mối quan hệ trong xã hội, học sinh, sinh viên cần tự ý thức được những
gì mình đang làm, hiểu được phẩm chất của con người là quan trọng nhất, tránh
để bị tha hóa. Để làm tốt được những điều này cần có sự thống nhất giữa gia
đình, nhà trường và xã hội cần xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống mới cho
các tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phải bắt đầu xây dựng
lối sống mới từ gia đình, đến trường học tạo ra không gian văn hóa lành mạnh.
Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục cùng một mục tiêu, mục đích,
cùng một hướng để thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh, sinh viên. Nếu
tách rời sẽ dẫn đến sự dao động, hoang mang trong việc tiếp nhận các giá trị tốt
đẹp về phẩm chất nhân cách để thế hệ học sinh, sinh viên trở thành những công
dân có ích cho đất nước.
3. Đối với bản thân học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên hãy chủ động xây dựng cho mình một lối sống tốt
đẹp, trở thành thành một con người hoàn thiện có đủ tài và đức. Như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là một người vô dụng, có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trước hết, mỗi học sinh, sinh
viên cần phải tự hình thành cho mình nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện, có
ý thức học hỏi, cầu tiến, vươn lên tự khẳng định mình. Đồng thời cần tự ý thức,
tự xây dựng lí tưởng sống, hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ.
Bản thân mỗi người phải vượt qua những cám dỗ lôi kéo và tiêu cực xã hội,
loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, thực dụng. Bên cạnh đó,
16
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011,
tr.100, 77.
19
download by :
mỗi cá nhân phải tích cực có những hành động thiết thực tham gia các hoạt
động do nhà trường, các tổ chức đoàn thể tổ chức phát động. Mỗi cá nhân thay
đổi một chút thì sẽ tạo ra thay đổi lớn, đẩy lùi được sự tha hóa về đạo đức, lối
sống của học sinh, sinh viên. Góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển
vững mạnh hơn.
C. KẾT LUẬN
Từ những nội dung đã nêu ở trên, nhìn chung, con người cũng chỉ là một
thực thể sinh học cá nhân cùng tồn tại, cùng sinh hoạt trở thành một tập thể
trong xã hội. Chúng ta không thể chối bỏ được các chiều hướng phát triển của
lồi người, nhưng để có thể giữ vững cho sự tồn tại ấy ta cần phải thay đổi để
phù hợp với những nhu cầu, những yếu tố nhất định trong chính xã hội mình
tạo ra. “Sự tha hóa” và “Giải phóng con người” cũng chính là một trong những
vấn đề cần chúng ta tiếp tục đi sâu tìm hiểu, khám phá và giải đáp những góc
khuất bí ẩn chưa có câu trả lời. Chúng ta không nên chỉ dừng lại ở những chủ
nghĩa Mác mà còn cần tiếp tục đào sâu, nghiên cứu và phát triển với tư duy xa
hơn để tiếp nối tinh hoa mà chủ nghĩa Mác mang lại. Như là việc đặt ra thêm
các giải pháp để khắc phục “tha hóa”, hay là việc “giải phóng” đang xảy ra ở
con người quá mức. Tóm lại, cuộc sống vốn dĩ là sự vận động phát triển không
ngừng của con người, khi hoạt động sản xuất đi lên sẽ kéo theo xã hội loài
người phát triển theo xu hướng tích cực, và ngược lại, khi một xã hội cứ “giậm
chân” tại chỗ, không phát triển, khơng cập nhật và thích nghi với xu hướng mới
thì sẽ dẫn đến hệ lụy con người trong xã hội đó sẽ bị giam cầm và dần “tha
hóa” trong chính mơi trường ấy. Con người cần phải “giải phóng” chính mình
thơng qua q trình chuyển hóa của vật chất bằng chính sức lao động tạo ra để
xã hội khơng bị trì tệ, cả bản thân con người cũng khơng phải chịu sự đào thải
của xã hội theo thời gian.
20
download by :
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.1. (n.d.).
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4. (n.d.).
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42. (n.d.).
4. C. Mác và Ph.Ăngghen tồn tập, Sđd, t.3. (1995). Nxb. Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội tồn quốc
lần thứ XI. (trang 77,100). Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội.
6. Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (2021). Nxb. Chính trị Quốc
gia Sự Thật.
7. Lan, P. T. (2020). Nâng cao hiệu quả cho sinh viên đại học ở
Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 48.
8. Ngô Thị Huyền, C. T. (2016). Vấn đề tha hóa và giải phóng
lao động khỏi sự tha hóa. Tạp chí khoa học - Đại học Đồng Nai, 80.
9. Thi, L. (1997). Vai trị gia đình trong việc xây dựng nhân cách
con người. Nxb. Phụ nữ.
Trẻ.
10. Toán, H. (2014). Giết mẹ để lấy tiền chơi game. Báo Tuổi
21
download by :